1. Người ta không tin, người ta biết trước, nhưng đồng thời người ta cũng cần phải thốt ra một lời gì đó, cho đỡ ức!
2. Nhiều năm trước, mình
có một người bạn, anh ta chỉ hơn mình chừng bốn tuổi. Sinh quán ở Trung
Ðông, từng du học và tốt nghiệp đại học ở Pháp, rồi sau định cư, lập
nghiệp ở Hoa Kỳ.
Ðúng hơn, anh ta là chủ của mình, khi
mình còn phụ trách điều hành phòng thiết kế trong công xưởng in vải của
anh ở Garden Grove, California.
Thuở đó, văn phòng của anh là căn cuối
cùng của tầng hai, cùng một dãy với mình. Nên mỗi khi muốn vào đó, anh
phải đi ngang cửa sổ văn phòng của mình trước. Vì vậy anh luôn thấy mình
ngồi dính chặt nơi bàn làm việc. Cho đến một hôm anh gọi mình sang,
trách cứ:
- Mình mướn cậu vào đây làm việc, không
phải lúc nào cũng thấy cậu ngồi dí mắt vào “computer.” Một trong những
việc quan trọng, cậu cần thường xuyên sang trò chuyện với mình, nói cho
mình biết chúng ta cần phải làm gì hay hơn, mới hơn.
Chưa hết, một lần trong buổi họp với
những “manager” và “supervisor” của công ty trên dưới mười hai người,
anh bất giác đập mạnh tay xuống bàn, nói:
- Tôi mời quý vị vào đây họp, đâu phải
tôi nói điều gì thì quý vị cũng “ok!” Tôi cần nghe quý vị “defense,”
(nguyên văn) thậm chí nói tôi “sai. Chúng ta thật sự có “vấn đề, bởi
không thể tin có sự hoàn hảo đến như vậy!!!”
Tất nhiên đây không phải là chuẩn mực cho
nhân cách lãnh đạo. Nhưng nó khiến chúng ta suy nghĩ, rồi soi chiếu vào
thực trạng của đất nước hiện nay. Ðể thấy tỷ lệ đồng thuận “sửa đổi”
hiến pháp, mà sửa ở đây là “củng cố” cho nó vững chắc hơn. ét bề mặt có
vẻ khiến chúng ta cảm thấy ức ách, nhưng nói theo tinh thần của tác giả Nguyễn Hưng Quốc, nó đang thách thức không chỉ giới trí thức Việt Nam, mà hết thẩy nhân dân.
Cái nút vừa bấm, nó có đủ làm nhiệm vụ kích hoạt nhân dân hành động?
3. Làm sao có thể tin cái hệ thống nút bấm thật được chế tạo bởi một tập đoàn giả hiệu. 99.6% càng tạo thêm tỷ lệ ngược niềm tin của người dân trong nước.
Người ta bỏ đảng bằng cách nại cớ vắng họp thường xuyên.
nên người ta xóa bỏ hiến pháp đâu cần đợi đại biểu quốc hội nhấn nút
“yes/no.” Người ta ức vì hy vọng có một quốc hội sáng suốt. Nhưng tỷ lệ
99.6% là một minh chứng bi-hài-kịch!
Và tỷ lệ 99.6% thành viên quốc hội “gật”
biết đâu chẳng giúp cho mình thấy rõ đó là dấu hiệu “giẫy chết” của một
nhóm người thiểu số trong tổng số 90 triệu đồng bào Việt Nam, vẫn cố bám
víu vào một cái nút bấm, nhưng kỳ thật chỉ là hành vi nhấn nút “tự sát
tập thể” của một thể chế chỉ còn trông đợi vào bạo lực hiến pháp để cai trị đất nước và nhân dân.
Uyên Nguyên.
Ingen kommentarer:
Legg inn en kommentar