Theo ngữ nghĩa học thì “tham nhũng” hay “tham ô” là hành vi “của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân”. Theo tờ Vietnam Investment Review số 699 ngày 7/3/2005 viết thì tham nhũng tại Việt Nam đã gây “thiệt hại cho nguồn ngân sách chính phủ… ước lượng 30% của đầu tư hạ tầng”
Theo cách xếp hạng Nhận thức về Tham
nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế Transparency International, công bố
năm 2010 và 2011 thì Việt Nam được 2.7 điểm trên 10 điểm với những nước
có điểm số dưới 5 bị coi là có tình trạng tham nhũng cao. Việt Nam, vì
vậy tình trạng tham nhũng được xem là đại quốc nạn.
Một cuộc khảo sát trên phạm vi 95 quốc
gia trên thế giới của Tổ chức Minh bạch Quốc tế về nạn tham nhũng năm
2013 cho biết 30% dân Việt Nam đã phải đút lót cho các nhân viên công
quyền như là một hình thức bôi trơn để dễ bề giải quyết được công việc,
và hầu hết mọi người dân Việt Nam được khảo sát đều có chung một nhận
định rằng các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm chống tham nhũng là
không có hiệu quả.
Lý do rất đơn gian và dễ hiểu là vì anh phó thường
dân thì không thể tham nhũng được, anh nông dân, anh ngư dân, anh thợ
cạo, người nhặt rác cũng không thể nào tham nhũng được, mà chỉ có giới
quan phương, có quyền lực trong tay mới tham nhũng được. Người có quyền
hành nhỏ thì tham nhũng nhỏ, kẻ có quyền hành lớn thì tham nhũng lớn,
lãnh đao địa phương thì tham nhũng theo tầm cỡ địa phương, lãnh đạo nhà
nước thì tham nhũng theo tầm cỡ quốc gia. Như vậy chống tham nhũng là tự
các quan chức, các lãnh đạo chống lại chính mình, tất nhiên là điều đó
là không không bao giờ xảy ra, bởi cũng tựa như một con chó dại, nó chỉ
cắn người, hoặc cắn những con chó khác chứ không bao giờ cắn lại chính
nó.
Vì vậy, để lấp liếm về tệ nạn tham nhũng
cứ ngày một tăng thêm như một bệnh dịch, hầu xoa dịu sự phẫn nộ của nhân
dân, trong dịp tiếp xúc với cử tri Hà Nội vào sáng ngày 7 tháng 12 vừa
qua, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu một cách hết sức cuồng
ngôn, loạn ngữ rằng: “Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ.
Bước chân sang nước Phật đã phải hối lộ. Cho nên chúng ta phải xem xét,
bình tĩnh, tỉnh táo sáng suốt…”
Hẳn nhiều người từng đọc Tây Du Ký của
Ngô Thừa Ân đều khó có thể quên được chi tiết A nan và Ca Diếp đòi Đường
tăng phải dâng bát vàng mới truyền kinh thư. Đây chính là chi tiết mà
Nguyễn Phú Trọng đã đề cập đến để lấp liếm cho hành động tham nhũng của
chính bản thân mình cũng như tệ nạn tham nhũng đang trở thành quốc nạn,
mà những kẻ gây ra cái quốc nạn đó chính là những đồng chí, đồng đảng
của Trọng. Điều đó, cho thấy rằng cái đầu của Tổng Trọng không hơn gì
cái đầu tôm khi hiểu rằng A nan và Ca Diếp đòi ăn hối lộ. Thực ra, làm
gì có chuyện vòi vĩnh của đút lót ở cửa Phật. Trong mười đại đệ tử của
Phật, Ca Diếp đứng hạng ba, A Nan đứng thứ mười, đều đắc quả A-la-hán,
dứt bỏ hết các”Lậu Hoặc” – nhứt thiết lậu tận, tức là sự giải thoát tinh
thần, theo lời dạy của Đức Phật, được thành tựu bằng việc đoạn trừ các
“lậu hoặc” tức là các “ô nhiễm trong tâm”. Thực vậy, bậc A-la-hán thường
là các bậc “lậu tận” không còn vướng lụy vì chút của cải vụn vặt của
thế gian. Chiếc bình bát bằng vàng nguyên là của vua Đường tặng cho
Đường tăng. Vì thế, trong tình huống này, nó còn tượng trưng cho của cải
và danh vọng ở thế gian. Để lãnh kinh báu của Phật, dâng nạp bình bát
là ngụ ý rằng muốn thọ lãnh đạo giải thoát của Phật, con người phải xuất
gia, lìa bỏ danh vọng và của cải thế tục, tức là phải giác ngộ hoàn
toàn. Hành động của Đường tăng ở đây là ẩn dụ, có tính cách biểu tượng
của sự “Lậu Tận”, của sự giác ngộ hoàn toàn, chứ không hề hàm nghĩa đút
lót hay ăn hội lộ, như quốc nạn ở nước ta hiện nay đâu.
Cũng nên chú ý đến lời nói của A nan và
Ca diếp: “Hai vị tôn giả cười nói: Hà Hà! Tay trắng trao kinh truyền
đời, người sau đến chết đói mất.” Theo truyền thống đạo học thì đạo pháp
không thể truyền thụ dễ dàng: “Đạo pháp bất khinh truyền” mà! Cho nên
kẻ học đạo, muốn thọ pháp, phải đánh đổi đến cả thân xác của mình, chứ
không phải chỉ là cái bình bát vàng thôi đâu – VÔ NGÃ mà! Dâng bát vàng
chính là mang ý nghĩa đánh đổi. Nếu dễ dàng truyền đạo pháp cho người
không xứng đáng, không muốn đánh đổi, chẳng những kẻ ấy không thể hoằng
dương được chánh pháp mà còn khiến cho dòng đạo pháp suy tàn, bế tắc.
Như thế, đời sau sẽ không còn hưởng được pháp thực nữa, nghĩa là tâm
linh con người sẽ “đói”.
Vậy, việc đánh đổi chiếc bình bát bằng
vàng để thỉnh nhận được “hữu tự kinh” mang ý nghĩa cao cả của sự đắc đạo
khi và chỉ khi đã giác ngộ hoàn toàn, đã diệt sạch tâm sở THAM, SI và
TÀ KIẾN – tức là đạt đến LẬU TẬN.
Thiên hạ đã ban cho Tổng bí thư Nguyễn
Phú Trọng cái hỗn danh TRỌNG LÚ, quả không sai. Chỉ tủi hổ cho dân tộc,
cho đất nước Việt Nam nghìn năm văn hiến lại đặt dưới sự trị vì của một
con người với cái đầu tôm như Trọng Lú thì trách sao mà nước chả nghèo
dân chả khổ?
Nguyễn Thu Trâm.
Ingen kommentarer:
Legg inn en kommentar