mandag 30. september 2013

Tội Ác Việt Cộng


Chiến tranh để lại những vết thương mà thời gian không thể xóa mờ và những mất mát không bao giờ có thể bù đắp.  Những vụ sinh viên Việt Cộng giết thầy giết bạn xẩy ra đã trên 40 năm.

Đã hơn 40 năm mà tôi vẫn còn nhớ như in cặp mắt lộ hung tinh của tên sinh viên Việt Cộng Nguyễn Thị Yến, vẫn còn nhớ thị gọi Bùi Hồng Sỹ là “con dê núi”… Và hình ảnh Sinh viên Ngô Vương Toại vui vẻ, hoạt bát vào các giảng đường vận động bầu cử vẫn còn sinh động như mới hôm qua! Rồi quang cảnh hỗn loạn tại Giảng đường 4 Văn khoa đêm hôm xẩy ra vụ Tổ Vũ trang Tuyên truyền Thành đoàn Cộng sản cướp diễn đàn và bắn sinh viên Ngô Vương Toại và Sinh viên Nguyễn Văn Tấn…

Đã hơn 40 năm, nhưng những nạn nhân như bà Lê Thị Thu Vân, tức bà Jackie Bông, phu nhân của cố giáo sư lừng danh Nguyễn Văn Bông bị tên Sinh viên Vũ Quang Hùng ám sát, tuy không bao giờ quên nổi biến cố bi thương bỗng ập xuống cuộc đời bà và các con nhỏ dại của bà năm xưa, nhưng bà đã lấy tâm Phật mà “cầu nguyện cho ông ấy (tức tên Hùng, kẻ đã giết chồng bà)” và mong nhà cầm quyền Hà Nội “mở mắt ra”, “mở tấm lòng ra”.

Đang khi đó sau 30.4.1975, với tư thế của kẻ thắng trận, Thành đoàn Cộng sản vẫn còn ra sách, hãnh diện khoe khoang những tội ác giết người của chúng. Đến bây giờ mà chúng vẫn còn ghép tội chết cho Bộ trưởng Giáo dục Lê Minh Trí (bác sĩ, giáo sư) là “tay sai đế quốc Mĩ”, “ đem văn hóa truỵ lạc, ngoại lai đầu độc thanh niên thành phố” và “Trừng trị con rắn độc này là một nhiệm vụ chính nghĩa, quang vinh”! Với cách kết án và hành xử như thế, thì trước những quốc nạn tày trời mà bọn lãnh đạo Cộng sản Hà Nội gây ra cho đất nước, cho đồng bào ngày nay, thì chúng phải bị trừng trị như thế nào cho công bình, cho cân xứng?

Riêng tên sinh viên Khoa học Vũ Quang Hùng, can phạm chủ chốt sát hại Giáo sư Nguyễn Văn Bông, đến nay vẫn không chút ân hận.  Tên Hùng đã giết người mà không chịu rửa sạch bàn tay vấy máu.  Giữa thời đại khắp thế giới lên án khủng bố, mà tên Hùng vẫn nhiều lần đưa lên một số tờ báo trong nước bài Tôi Ám Sát Người Sắp Làm Thủ Tướng Sài Gòn. Coi như hắn muốn tiếp tục giết chết nạn nhân của hắn nhiều lần nữa cho thỏa thú tính. Không biết ngày nay có ai đọc bài viết của Vũ Quang Hùng mà còn khen y là anh hùng hay không, nhưng rõ ràng là có những bài viết, những phản hồi, cả trong nước lẫn ngoài nước, phê phán bài viết của tên Hùng là “phản cảm”, là “khó nuốt…distasteful” (Ts. Nguyễn Văn Tuấn. Ám sát Gs. Nguyễn Văn Bông: Chuyện cũ, Ý nghĩa mới. ngoclinhvugia.wordpress.com).

Cuộc chiến Quốc-Cộng dù giải thích nguyên nhân ra sao, thực tế vẫn là một thảm họa nồi da xáo thịt của dân tộc Việt Nam.

Nhìn ngắm cách giải quyết cuộc nội chiến Nam Bắc, cuộc giải thể chế độ Cộng sản ở Nga và Đông Âu trong tình dân tộc, có người Việt Nam yêu nước chân chính nào mà không tiếc xót cho vận nước?  Càng xót xa cho nước non, càng “tỏ tường rồi” (Nhạc sĩ yêu nước Việt Khang) những tội ác Cộng sản Việt Nam đem tới cho quê hương đất nước trong 80 năm qua và hệ lụy có thể sẽ còn kéo dài hàng trăm năm nữa. Đảng Cộng sản Việt Nam xúi giục hận thù để đạt chiến thắng, chiến thắng rồi vẫn tiếp tục chính sách thù hận.

Cộng sản Hà Nội còn nắm được quyền cho tới nay, không phải vì họ có chính nghĩa, có công hoặc là có tài làm cho dân giàu nước mạnh mà chính là vì họ là bậc thầy về nói dối và sẵn sàng dùng bạo lực. Thật đúng như câu nói: “Cộng sản sinh ra từ đói nghèo và ngu dốt, lớn lên bằng dối trá và bạo lực, chết đi trong sự khinh bỉ và nguyền rủa của toàn thể nhân loại”.

Tác Giả: Bạch Diện Thư Sinh.

Cộng Sản Việt Nam Tuyên Truyền Xuyên Tạc Miền Nam Việt Nam


Những người chưa sống dưới chế độ dân chủ tự do của miền nam VN mắc tuyên truyền CS đã có thành kiến xấu cho rằng: "Ngụy quyền Sài Gòn chỉ là một chính thể áp bức bóc lột, bán nước, mất lòng dân bị mọi người oán ghét nên đã sụp đổ vào ngày 30/4/1975".

Sự thực thì khác hẳn, Việt Nam Cộng Hòa bên dưới vĩ tuyến 17 trước đây rất hiền, tự do, hiếu khách. Vì quá dễ dãi, tự do không kiểm soát chặt chẽ nên CS mới có cơ hội trà trộn khắp nơi như tại nhà thờ, chùa chiền, trường học và ngay cả trong quân đội và các cơ quan công quyền. Chính vì quá tự do dễ dãi mà Cộng Sản đã đem được nhiều súng đạn và cán binh trà trộn vào Sài Gòn trong trận tấn công Tết Mậu Thân 1968.

Trước 1975 miền nam VN là một quốc gia dân chủ tự do thực sự theo tiêu chuẩn các nước Tây phương, tổ chức theo nguyên tắc phân quyền: Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Mặc dù có khuyết điểm nhưng là một nước trong tình trạng chiến tranh, miền nam VN vẫn duy trì được tinh thần tự do, dân chủ, không lợi dụng chiến tranh để trở thành độc tài như nhiều nước khác. Một bằng chứng hiển nhiên ai cũng thấy, trong khi chiến sự diễn ra khốc liệt khắp nơi, người dân vẫn được quyền biếu tình chống TT. Nguyễn Văn Thiệu, đả đảo Thiệu-Kỳ, báo chí được tự do chỉ trích công khai guồng máy cai trị không hề bị tù đầy, bắt bớ.

Những nét cơ bản của nền Dân chủ Tự do của Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa, nó cũng giống như các nước tân tiến hoặc như các nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Dưới đây là những thành quả, những khía cạnh chính mà miền nam VN đã đạt được. Nước Việt Nam tự do dân chủ trong tương lai sẽ chính là mô hình này.

Các quyền Tự do căn bản.
Miền nam Việt Nam trước 1975 đã được Hoa Kỳ giúp đỡ trở thành nước dân chủ tự do để hòa hợp với cộng đồng Thế Giới Tự Do.

Tự do bầu cử và ứng cử- Người dân được tự do ứng cử vào các chức vụ chính trị về hành pháp cũng như lập pháp. Cử tri đủ 18 tuổi đều được đi bầu lựa chọn người đại diện tại Quốc hội cũng như lựa chọn người lãnh đạo. Nay trên thế giới còn nhiều nước độc tài, chính quyền không do dân bầu, đó là những chính quyền bất hợp pháp.

Tự do ngôn luận – Từ thời xa xưa tại Việt Nam Cộng Hòa, báo chí được quyền chỉ trích sai trái của chính phủ một cách công khai, sinh hoạt báo chí trước 1975 tự do bình đẳng. Tại Sài Gòn có hằng trăm tờ báo, hầu hết do tư nhân điều hành không bị mua chuộc hoặc bị áp lực theo đường lối của chính phủ. Mặc dù có bị kiểm duyệt để không bị địch xâm nhập tuyên truyền vì đang trong tình trạng chiến tranh nhưng đã được tự do thể hiện ý kiến riêng về mọi phương diện chính trị, quân sự, văn hóa xã hội. Nhiều tờ báo đã công khai chỉ trích những khuyết điểm của chính phủ mà không bị đóng cửa hoặc bị làm khó dễ.

Người dân được nói cái mình muốn nói, được biểu lộ sự phản kháng, biểu tình chống chính phủ, được thành lập đảng phái đối lập, được tự do hội họp, được quyền tự do tư tưởng, được đọc và viết điều mình muốn, sách báo không bị kiểm duyệt hoặc chỉ bị kiểm duyệt hạn chế. Người dân được đọc sách báo nhập từ ngọai quốc trái với tình trạng ngày nay, sách báo ngoài Hải ngoại gửi về bị vất vào thùng rác. Nay trong nước báo chí đều thuộc về nhà nước, nhà cầm quyền không công nhận báo chí tư nhân.

Tự do sáng tác – Các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ được tự do sáng tác theo cảm hứng của mình, nghệ thuật không bị gò ép trong khuôn khổ. Nhờ tự do sáng tác nên nghệ thuật miền nam đã phong phú hơn miền Bắc. Về văn hóa, miền nam trước 1975 đã xuất bản được nhiều sách giá trị về lịch sử, văn học, khoa học, triết học. Tiếng Việt, văn Việt thời VNCH trong sáng, mạch lạc, văn vẻ nay suy thoái nhiều. Các nhà sử gia, nhà nghiên cứu được vô tư trong biên soạn nên văn hóa miền nam đã phát huy phong phú một thời, sau 30/4/1975 các sách vở in tại miền nam VN đã bị đem đốt hết.

Tự do cư trú và đi lại – Người dân muốn ở đâu tùy thích, tùy theo mình lựa chọn, muốn ở tỉnh nào, miền nào cũng được không bị bắt ép như chế độ hộ khẩu của miền Bắc và trong nước hiện nay. Người dân muốn vào miền Nam ra miền Trung tùy tiện chỉ cần mua vé máy bay, xe đò không bao giờ phải xin giấy thông hành mặc dù trong tình trạng chiến tranh.

Tự do tôn giáo – Chính phủ tôn trọng và giúp đỡ các đạo Phật, Thiên Chúa, Cao Đài, Hòa Hảo.. hành đạo và mở rộng hơn lên . Chính quyền không chiếm đoạt, đụng chạm tới tài sản các tôn giáo như đất đai, nhà thờ, chùa chiền. Không xen vào việc tổ chức các tôn giáo và không buộc tôn giáo phải theo chính phủ như hiện tình trong nước hiện nay.

Trong khi đó tại miền nam VN, từ sau 1975 nhiều tài sản tôn giáo như Trung tâm Thanh niên Phật tử, nhiều nhà thờ Thiên chúa giáo bị bạo quyền CS chiếm làm trường đảng, cơ quan nhà nước.

Tác Giả: Trọng Đạt.

Những So Sánh Ý Nghĩa


Bảy Ý Niệm Sống:

    Khỏe không phải là nhấc lên Mạnh, mà là để Nhẹ xuống.
    Kính không phải là đối với Trên, mà là xử với Dưới.
    Đẹp không phải là Hút người vào, mà là giữ người ở lại.
    Xấu không phải là tại gương mặt, mà ở tại Cách sống.
    Khéo không phải là tạo điều To, mà là làm tốt điều Nhỏ.
    Hay không phải là Ngạc nhiên, mà là sự Thú vị.
    Buồn không phải là Bên ngoài, mà là ẩn Bên trong.

Mười Nghịch Lý:

    1/- Ngày nay ta có nhà cửa to hơn, nhưng gia đình bé lại.
    2/- Bây giờ là thời “thức ăn nhanh”, nhưng tiêu hóa chậm.
    3/- Ta có nhiều hiểu biết hơn, nhưng kém xử sự.
    4/- Thân xác to hơn, nhưng tâm hồn nhỏ lại.
    5/- Ta có nội thất cao cấp, nhưng đạo đức thấp tè.
    6/- Ta lên Cung trăng và trở lại, nhưng ngại băng qua đường thăm hàng xóm.
    7/- Chúng ta quá vô tư và quá ít cười.
    8/- Nhà cửa khang trang hơn, nhưng nhiều tổ ấm tan vỡ.
    9/- Ta học kiếm sống, nhưng không có cuộc sống.
    10/- Ta bận lo nhiều về số lượng, nhưng ít về chất lượng.

Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm. 

Cái Chết Oan Khuất Của Nhạc Sĩ Minh Kỳ


“Nha Trang là miền quê hương cát trắng
Có những đêm nghe vọng lại, ầm ầm tiếng sóng xa đưa
Nha Trang cánh đồng bao la bát ngát
Hương quê dâng lên ngào ngạt, hòa cùng sức sống yên vui ...
Ai ơi, người về cho ta nhắn với
Nha Trang quê hương dịu hiền, ngàn đời lòng tôi mến yêu ...”

Ai đã sinh ra và lớn lên ở Nha Trang, hoặc đã từng ghé lại đây đôi lần, đều không quên bài hát dễ thương này, mà cả một thời gian gần hai thập niên, đài phát thanh Nha Trang đã dùng làm nhạc hiệu mở đầu.
Cuối tháng 3/75, Nha Trang bị nhận chìm trong làn sóng đỏ. Người Nha Trang đã cùng chịu chung số phận.

Kẻ bị giết, người bị tù đày, gia đình, bè bạn, thầy trò, chia ly tan tác. Số phận của nhạc sĩ Minh Kỳ, tác giả bài hát này (cùng nhiều bản nhạc về Nha Trang khác nữa) cũng đã gắn liền với định mệnh đau thương của tthành phố mà ông đã được sinh ra, hết lòng yêu thương và đã gởi trọn lòng mình qua những dòng nhạc thiết tha trìu mến đó. Ông đã bị giết. Cái chết thê thảm và oan khuất của ông có lẽ được ít người Nha Trang, - dù còn ở trên quê nhà, hay tha phương khắp chốn - biết đến.

Người viết bài này, có cái cơ duyên được ở chung cùng một trại tù với ông, và cũng đã được tâm sự cùng ông một vài ngày trước khi ông chết. ( PhạmTín An Ninh )

Đầu tháng 3/75, sau khi Ban Mê Thuột mất, những đơn vị từng sống chết với Cao Nguyên có lệnh triệt thoái. Tôi theo đơn vị, chỉ còn một phần tư quân số, lần lượt “di tản chiến thuật” vào Cam Ranh, rồi Vũng Tàu để tái tổ chức, trước khi tham dự những trận đánh cuối cùng “cô đơn và buồn tẻ” ở những địa danh xa lạ: Cần Giuộc, Bến Lức, thuộc tỉnh Long An, ngăn bước chân địch quân đang ồ ạt kéo về vây hãm Sài Gòn.

Ngày 28/4/75, tôi và cả vợ con, theo lời hẹn của người bạn chí thân, là SQ Hải Quân, có mặt tại Bến Bạch Đằng. Nhưng đến giờ chót, trước sự ngỡ ngàng và tức giận của người bạn có lòng, tôi quyết định không cùng vợ chồng anh ấy xuống tàu di tản. Có lẽ anh không hiểu được là tôi cũng đã khổ tâm biết dường nào để có cái quyết định “sống chết” ấy, mặc dù tôi biết trước là rồi tôi cũng phải trả một cái giá, chắc không nhỏ.

Tôi không đành lòng bỏ lại những đồng đội đã theo tôi từ những quê quán miền Trung, mà giờ đây đã trở nên xa tít mịt mờ trong tay giặc, và nhất là cha tôi, người cha đã làm gà trống nuôi con từ lúc tôi mới lên ba, mà tôi được tin là ông đã bị bắt và đang bị giam giữ ở đâu đó ngoài Nha-Trang. Tôi không thể xa ông trong hoàn cảnh khốn cùng này.

Điều đáng ân hận nhất là, dù ở lại để chấp nhận mọi điều, nhưng tôi cũng không bao giờ có cơ hội gặp lại cha tôi. Ông đã chết trong trại cải tạo Đá Bàn, cuối tháng 6/76, và đúng ngay vào cái đêm tôi bị chở bằng xe “bịt bùng” từ trại tù An Dưỡng Biên Hòa ra bến Tân Cảng để xuống tàu Sông Hương ra Bắc. Mãi gần năm năm sau tôi mới nhận được tin buồn.
Trại tù An Dưỡng Biên Hòa, cũng chính là nơi tôi đã gặp nhạc sĩ Minh Kỳ, và đã tâm tình cùng ông một ngày trước khi ông chết.

Tôi trình diện tại Trường Đại Học Kiến Trúc, bị đưa lên nhốt tại trại tù binh Tam Hiệp. Một tháng sau được chuyển đến trại tù An Dưỡng Biên Hòa, nằm bên cạnh phi trường quân sự Biên Hòa. Trại An Dưỡng này, trước là một khu quân sự, về sau được chỉnh trang lại để tiếp nhận những quân nhân tù binh của ta được miền Bắc trao trả theo hiệp định Paris. Họ được nghỉ ngơi, bồi dưỡng cả sức khỏe lẫn tinh thần ở trại An Dưỡng này trước khi trở về đơn vị cũ và gia đình.

Đến trại này, tôi gặp những anh em ở đây từ trước cùng một số mới được chuyển từ các trại khác tới. Gồm đủ các quân binh chủng, kể cả những sĩ quan biệt phái về các Bộ, và Cảnh Sát. Trong số này có nhạc sĩ Minh Kỳ. Tôi ở Nhà 1, còn anh Minh Kỳ ở Nhà 3 (?), cách nhau khu nhà bếp (gọi là hậu cần).

Cũng như những người Nha Trang khác, lớn lên vào những năm giữa thập niên 50, đầu thập niên 60, tôi thuộc lòng những bài hát Nha Trang của nhạc sĩ Minh Kỳ, nhưng chưa hề biết tên thật và cũng chưa được hân hạnh gặp ông. Trong Nhà 1, tôi nằm bên cạnh hai anh bạn tù lớn tuổi hơn tôi. Một anh từ Trường Chỉ Huy Tham Mưu, một anh làm ở Nha Quân Pháp.
Hai anh này rất tốt bụng và vui tính, có quen biết nhạc sĩ Minh Kỳ. Biết tôi là dân Nha Trang, nên có lần anh đã giới thiệu tôi với anh Minh Kỳ.

Nhạc sĩ Minh Kỳ lớn tuổi hơn tôi nhiều, nên tôi gọi ông bằng Anh và xưng em.. Có lẽ bản tính của anh vốn thầm lặng, ít nói, và đặc biệt trong hoàn cảnh như vừa trải qua cơn ác mộng, chưa biết ngày mai sẽ ra sao này, anh lại càng ít nói hơn. Gặp anh vài ba lần, tôi chỉ nói lên lòng hâm mộ của tôi về những bài hát Nha Trang, mà với tôi bây giờ nó lại là những kỷ niệm vô giá. Anh thường chỉ trả lời tôi bằng một nụ cười buồn.

Một đêm, cuối tháng 8/75 (31/08/75?),vào khoảng 09:30 tối, cả trại tù đang chìm trong bóng đêm với cả ngàn người tù đang nằm thao thức, bởi tâm tư còn nặng trĩu lo âu, đang chờ đợi những điều bất trắc nào đó sẽ đến với số phận mình, bỗng một tiếng nổ long trời kèm theo những tiếng la thất thanh, và rồi tiếng còi báo động, tiếng chát chúa trên loa phóng thanh, lệnh cho tất cả “cải tạo viên” nằm yên tại vị trí, kẻ nào bước ra khỏi nhà sẽ bị bắn tại chỗ.
Khi đám tù chúng tôi chưa hết hoang mang, thì tiếng xích sắt xe tăng T 54 tràn vào trại rít lên từng chặp, chia nhau bao vây từng căn nhà. Hằng loạt bộ đội, súng gắn lưỡi lê, mặt tên nào cũng đằng đằng sát khí túa vào từng nhà, kéo cơ bẩm lên đạn, quát tháo chúng tôi đứng dậy ngay tại chỗ, hai tay để trên đầu. Tôi có cảm giác là chúng tôi sắp bị xử tử…

Chúng tôi đứng bất động như vậy cho đến gần 10 giờ trưa. Nhìn qua khe cửa, tôi thấy mấy anh em tù ở nhà 3 khiêng một số người bị thương lên bệnh xá.

Cả ngày sau, tất cả tù đều không được ra khỏi nhà, ngoại trừ đi ra cầu tiêu và ở đó cũng có đầy lính gác. Sau đó, đúng vào ngày 2 tháng 9, Quốc khánh của VC, tất cả chúng tôi được đưa lên hội trường. Ngồi chễm chệ trên dãy bàn trước mặt chúng tôi là những “thủ trưởng” không mang quân hàm, nên chúng tôi cũng chẳng biết họ là ai. Chúng tôi bị “nghiêm khắc” cảnh cáo là “có bọn phản động trong các anh đã dấu diếm vũ khí, mang lựu đạn Mỹ vào để nhằm phá hoại thành quả kách mệnh”(!). Sau đó chúng tôi làm “bản tự khai tội ác” và bắt đầu bài học số 1, “Đế Quốc Mỹ là kẻ thù của nhân dân ta”.

Khi ấy chúng tôi mới biết tiếng nổ tối hôm ấy đã xảy ra tại Nhà 3, làm chết và bị thương khá nhiều. Mọi dấu tích đã được thu dọn sạch sẽ, như chưa hề có việc gì xảy ra.
Có điều cái “sự cố” thảm khốc ấy, không phải như lời “lên lớp” hù dọa của mấy ông thủ trưởng, bởi một điều rất dễ hiểu là ngay từ lúc vào trại cho đến bây giờ, đã qua hằng trăm lần kiểm soát, vã lại hành trang mang theo của mỗi người tù đâu có cái gì, ngoài hai bộ áo quần, cái khăn lau mặt và bàn chải đánh răng. Tiền bạc và tư trang khác đã được “kách mạng” giữ hộ ngay sau khi nhập trại. Vậy thì một trái lựu đạn có phép màu nào lọt vào trong trại. Điều quan trọng hơn, là nếu người tù nào dám liều mạng mang được lựu đạn vào trại thì cũng chỉ nhằm mục đích giết kẻ thù chứ sao lại giết chết bao nhiêu bè bạn của mình?
Những câu hỏi đó đã có sự trả lời chính xác ngay sau đó. Một số bạn tù ở Nhà 3 và Nhà kế bên kể lại như sau: Nhà 3 (chứa khoảng 80 tù nhân, đa số là SQ Cảnh Sát) nằm đối diện ngay trước Khu Trực Ban và Nhà Vệ Binh của Trại, chỉ cách nhau chừng hơn năm mét và một hàng rào kẻm gai. Khi ấy tổ của nhạc sĩ Minh Kỳ đang họp để phân công nấu bếp vào ngày mai, thì một quả lựu đạn được quăng vào vách tôn ngay phía sau làm 3 người chết tại chỗ và khoảng 8 người bị thương. Nhạc sĩ Minh Kỳ bị thương rất nặng, được anh em tù khiêng lên bệnh xá cùng với những anh em bị thương khác. Ông bị thương ở ngực, bụng và cổ rất nặng. Biết mình sắp chết nên trăn trối với những bạn tù:
- Tụi mày về nói với vợ tao ráng nuôi con tao, chắc tao không sống được.
Sau đó máu ở ngực và cổ chảy ra lênh láng.
Ông vừa la vừa rên:
- Sao chân lạnh quá!
- Lạnh quá! Sao bụng tao lạnh quá! Sao ngực tao lạnh quá!
Ông chết từ từ, chết từ chân đến bụng rồi đến ngực cho đến lúc tắt thở.

Một cái chết mà chính Ông cảm nhận được, biết được nó đến với mình từng phút từng giây.
Sáng sớm hôm sau, anh em bạn tù, với sự giám sát của toán vệ binh VC, đem chôn các bạn tù vắn số của mình trên một mảnh rừng bên ngoài vòng đai phi trường quân sự Biên Hòa.

Ai cũng biết là trái lựu đạn giết chết nhạc sĩ Minh Kỳ cùng những người bạn tù khác, là do chính bọn VC quăng từ khu trực ban của Trại phía bên kia hàng rào.
(Có một số Sĩ Quan ngành đạn dược còn cho là tiếng nổ ấy có thể là tiếng nổ của đạn B40 hay B41, có sức tàn phá còn hơn cả lựu đạn).

Và cũng sau ngày ấy, chúng tôi phải chịu một trò chơi trả thù ác độc từ phía những người chiến thắng. Mỗi ngày chia nhau đi gỡ các bãi mìn trong hàng rào phi trường quân sự Biên Hòa.
Họ đã bày ra cái trò giết người dấu tay ở Nhà 3, để rồi lại lấy đó làm lý do giết tiếp những người còn lại bằng cái trò chơi đẫm máu “gỡ mìn” này.

Những bãi mìn này do Công Binh của ta thiết lập chằng chịt dọc theo hệ thống phòng thủ phi trường. Bây giờ, không có sơ đồ những bãi mìn, chúng tôi lại là những người không chuyên môn về mìn bẫy, có nhiều anh em giữ các chức vụ tham mưu, hay được biệt phái về các bộ khác, chưa hề thấy lại quả mìn sau ngày rời khỏi quân trường. Vậy mà bây giờ phải tham dự cái trò chơi bất nhân này. Ngày nào cũng có mìn phát nổ, người chết, vài người mất tay, mất chân, nhưng vẫn không làm giao động được tấm lòng của những người “kách mạng!”.

Và cũng chính nhờ được cắt cử đi đào huyệt chôn một người bạn tù chết mìn, sớm trả “nợ máu” sau ngày miền Nam “giải phóng” này, đám chúng tôi mới phát hiện được bốn ngôi mộ mới đã nằm sẳn tại “nghĩa trang” vô danh trong một mảnh rừng hoang. Trước mỗi ngôi mộ được đắp đất sơ sài đó có cái bia làm bằng một mảnh gổ nhỏ. Bọn chúng tôi lén đọc tên trên từng tấm bia viết bằng sơn đỏ, trong đó có tên Vĩnh My (Vĩnh Mỹ?). Đó chính là tên trong khai sinh của nhạc sĩ Minh Kỳ (Nguyễn Phúc Vĩnh Mỹ). Dưới sự canh gác nghiêm ngặt của đám vệ binh, tôi chẳng biết làm gì khác hơn là khi đi ngang trước mộ anh để trở về trại, chắp hai tay trước ngực và cúi đầu tưởng niệm anh cùng những bạn bè xấu số đã chết tức tưởi cùng anh.
Lòng tôi nhói lên đau đớn như vừa bị một nhát chém hư vô nào đó. Trong tôi vừa mới mất thêm một điều gì, mà với tôi nó trở thành thiêng liêng hơn là kỷ niệm. Nhiều đêm sau đó tôi trằn trọc cả đêm không ngủ. Dư âm những bài hát NhaTrang của anh lúc nào cũng văng vẳng bên tai tôi. Tâm tư lúc nào cũng mơ màng đến thành phố Nha Trang, đến ngôi trường Võ Tánh, nhớ da diết những kỷ niệm ấu thơ, của những ngày đi học, và hình dung đến từng khuôn mặt bè bạn thân quen. Cũng mới đây thôi, mà bây giờ tưởng chừng như đã là một quá khứ thật xa xăm, mơ hồ như kiếp trước.

Ba mươi năm chiến tranh trên quê hương đã đem lại biết bao điều bi thảm. Vậy mà sau khi chiến tranh chấm dứt lại còn nhiều bi thảm hơn. Cái chết của nhạc sĩ Minh Kỳ cũng chỉ là một trong hàng vạn, hàng triệu điều oan khiên bi thảm đó. Nhưng chúng ta xót xa và nhớ đến nhạc sĩ Minh Kỳ, bởi chính vì ông là một nghệ sĩ, một người đã sống và cống hiến cho đời bằng chính trái tim mình. Đặc biệt với những người Nha Trang và những người yêu Nha Trang, đã mang ơn Ông vì Ông đã cho chúng ta những dòng nhạc biểu tượng của quê nhà, mà chúng ta sẽ mang theo dư âm tiếng hát cho đến suốt cuộc đời.

Với tôi, những đau đớn này cứ tưởng chỉ chôn chặt trong lòng, không ngờ sau khi xem chương trình nhạc Lê-Dinh trên Thúy Nga Paris trước đây, trong đó nhạc sĩ Lê-Dinh có nhắc tới cái chết của nhạc sĩ Minh Kỳ, và mới đây là chương trình Huyền Thoại Lê Minh Bằng trên Asia, đã làm tôi nhớ thật nhiều đến cái chết của Ông và ngồi xuống viết lại những dòng này.

Xin được thay một nén hương lòng đốt lên cho một người đồng hương, đồng tù, bỏ bạn bè ra đi bằng một cái chết thảm thương, oan khuất. Cũng để được nói lên lòng tiếc thương một nhạc sĩ tài hoa đã làm Nha Trang sống mãi trong lòng người. Và nếu được phép, xin gởi một lời chia buồn thật muộn màng nhưng với trọn tấm lòng đến gia đình Ông.

PhạmTín An Ninh.

Cái Chết Oan Nghiệt Của Nhạc Sĩ Minh Kỳ


Để tưởng nhớ đến nhạc sĩ MUNH KỲ, tôi xin kể rõ về cái chết của anh MINH KỲ mà tôi được chứng kiến Nhạc sĩ MINH KỲ  tên thật là VĨNH MỸ,  Đại Úy CSQG phục vụ tại Nha Tâm Lý Chiến BTL/CSQG . Sau 30.4.75 cũng như bao nhiêu người khác, MINH KỲ buộc phải đi tù ,  gần như  hầu hết  Sĩ Quan CSQG bị bắt hoặc  trình diện ở Saigon đều bị địch  chuyển giam tại Tân Hiệp, Suối Máu, ngay chỗ Trung Tâm Yểm Trợ Tiếp Vận Tiểu Khu Biên Hoà nằm trong phi trường Biên Hoà  Nơi chúng tôi bị giam giữ anh em thường gọi là trại An Dưỡng  vì nơi đây trước kia được dùng làm nơi an dưỡng sức khỏe của các Quân Nhân VNCH  bị địch bắt và được trao trả tù binh . Trong mấy tháng đầu tiên, lúc đó địch chưa bắt chúng tôi phải làm việc khổ ải mà chúng gọi là lao động cho nên anh em còn rổi rảnh. để xua bớt nổi buồn bã nhớ gia đình trong cảnh tù tội , mỗi buổi chiều một số anh em thường  tụ họp vây quanh anh MINH KỲ để tán gẫu và nghe anh hát những bài nhạc do chính MINH KỲ sáng tác. Mới mấy ngày trước,  địch vừa cho anh em  được viết bức thư đầu tiên  gởi về để trấn an gia đình, hôm ấy là ngày  31/8/75  một số anh em cũng tụ tập ngồi quanh anh MINH KỲ tại bên hông căn nhà mà " B "  của anh ở (địch -phân chia chúng tôi ra từng nhóm, mỗi nhóm khoảng 60 anh em mà chúng gọi là " B " ) riêng tôi cùng các anh Phan Bá Kính, Nguyễn văn A, Mai Anh Dũng và một vài anh khác tôi không nhớ tên thì ngồi mé hông  căn nhà bên cạnh. Đúng 7 giờ tối mỗi đêm thì bọn quãn giáo thổi còi để tất cả ai về nhà ấy cho chúng sinh hoạt , khi  chúng tôi vừa đứng dậy trờ về "B" mình thì bất ngờ một tiếng nổ khủng khiếp giống như tiếng bom nổ kèm theo một tia chớp sáng lóe lên, phản ứng tự nhiên tất cả đều nằm rạp xuống mặt đất  mà không biết chuyện gì đã xảy ra. Ngay sau đó bọn vệ binh xách súng chạy xuống lùa tất cả mọi người ai về nhà đó, chúng tôi nằm im lặng trong bóng tối trong khi bọn bộ đội canh gác bên ngoài. Đến 6 giờ sáng ngày hôm sau 01/9/75 đám vệ binh mới cho tất cả ra khỏi nhà, anh em túa ra ngơ ngác rồi đến khi nhìn qua trạm xá phía bên kia đường nhựa thì thấy độ chục chiếc quan tài được xếp hàng ngang trước trạm xá, trên mỗi áo quan đều có viết tên người chết bằng phấn trắng trong đó tôi còn nhớ tên các anh VĨNH  MỸ Đại Úy CSQG,  Y sĩ Đại Úy  PHẠM BÁ KHÁ, anh NGUYỄN ĐỨC THỌ Đại Úy QL/VNCH biệt phái làn việc tại Trung Tâm Thẩm Vấn Chính Trị (ám danh là D.6 )  BTL/CSQG, ngoài ra còn một số vài chục ngưới khác bị thương nặng nhẹ chuyển đi đâu chúng tôi không rõ.
Thưa quý vị, mãi cho đến ngày hôm nay chúng tôi vẫn không biết được tiếng nổ ấy là loại chất nổ gì, nguyên nhân nào và ai là người tạo ra tiếng nổ đó để giết chết bạn bè chiến hữu chúng ta mà chỉ biết rằng tiếng nổ đã phát xuất ngay tại chỗ ngồi của nhóm anh em ngồi chung với anh VĨNH MỸ tức Nhạc sĩ MINH KỲ. Tiếng nổ đúng vào lúc 07 giớ tối ngày  31 tháng Tám năm 1975 chính là ngày kỵ giỗ để  tưởng niệm các anh . Hơn 38 năm qua, mỗi khi  hồi tưởng lại tôi không khỏi bồi hồi xúc động và không hiểu do may mắn nào mà chúng tôi thoát chết được trong tích tắc.     
                                                               
Tác giả bài viết dưới bút hiệu: CSQG.

Luật Rừng CSVN


Họ vẫn cứ ngang nhiên nói như vậy, làm như vậy, không sợ người dân phỉ nhổ vào mặt là bởi vì đến thời đại này mà họ vẫn còn cố sức bưng bít thông tin, tuyên truyền dối trá và họ vẫn nghĩ rằng “người dân trong nước vẫn còn bị ngu dốt, vẫn còn bị mù thông tin”?
Mới vừa rồi, vụ Tiên Lãng, Hải Phòng, cán bộ thành phố Hải Phòng cướp đất, ra lệnh thu hồi, ban hành lệnh cưỡng chế, rồi cho quân đội, công an đến đàn áp, bắt bớ, đánh đập  người dân, đập phá nhà anh Đoàn Văn Vươn trong khi các văn bản họ ban ra và miệng lưỡi các quan chức các cấp vẫn luôn rêu rao là “đúng luật” bất chấp báo chí phản đối từ năm 2008. Đến khi gia đình anh Vươn nã súng vào chế độ làm 06 công an và bộ đội bị thương, đồng bào hải ngoại và tất cả các cơ quan truyền thông, báo chí đồng loạt lên tiếng phản đối đảng và nhà nước CSVN, lên tiếng bảo vệ anh Vươn thì CSVN hoảng hốt, Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố rằng cán bộ địa phương Hải Phòng đã làm “sai luật”? Rõ ràng là tiền hậu bất nhất, cùng một cái luật đất đai đó, cái luật do quốc hội CSVN soạn ra theo lệnh đảng đó mà người bảo đúng, kẻ nói sai? Cùng một cái luật đó mà tại sao trước đây cả 1 một ban bệ, hệ thống các cấp huyện rồi cấp tỉnh của Hải Phòng gồm nhiều quan chức “trí tuệ” cộng sản khẳng định cướp đất anh Vươn là đúng, sao nay chính quyền trung ương và Nguyễn Tấn Dũng lại bảo là sai? Thậm chí, sau khi sự việc xảy ra rồi, trên bảo sai, dưới vẫn bảo đúng? Như sau khi Nguyễn Tấn Dũng nói cán bộ địa phương Hải Phòng sai luật trong vụ anh Vươn, thì sau đó, Nguyễn Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hải Phòng, vào ngày 17-2-2012 vẫn gân cổ lên tuyên bố rằng địa phương “làm đúng luật”? Những tuyên bố của ông ta hoàn toàn đi ngược lại kết luận của Nguyễn Tấn Dũng về vụ Tiên Lãng, thế thì luật của CSVN khác nào là luật rừng?!

Chẳng lẽ cả một hệ thống đảng CSVN gồm toàn là những tên ngu dốt hay sao mà đọc một cái luật do chính bọn chúng soạn ra mà bọn chúng lại không hiểu gì cả để rồi khi thì bảo đúng khi thì bảo sai một cách tùy tiện? Luật do chính bọn chúng soạn ra mà chính bản thân chúng đọc không hiểu thì ai mà hiểu nổi đây? Nhìn vào một văn bản luật mà các quan chức CSVN không biết thế nào là đúng, thế nào là sai? Cùng một luật đó mà ai hiểu sao cũng được, làm sao cũng được, xử lý thế nào cũng được? Kể cả hai lần xử trước sau mâu thuẫn nhau cũng được?

Rồi đến vụ đảng và cán bộ tỉnh Hưng Yên cướp đất người dân huyện Văn Giang, họ cho công an, quân đội cướp bóc, đánh đập dân bừa bãi kể cả đánh đập 02 phóng viên đài Tiếng Nói Việt Nam cộng sản đang có mặt nơi đó một cách tàn nhẫn nhưng họ vẫn cho là đúng luật? Rồi đến việc đảng và chính quyền Cần Thơ cướp đất của dân, họ cho thuộc hạ lôi kéo mẹ con bà Phạm Thị Lài trên sỏi đá, trầy xước thân thể, bê bết máu me trong khi những người phụ nữ này đang khỏa thân quyết tâm giữ đất không cho cộng sản cướp. Gia đình bà Lài chỉ có 02 mảnh đất, bị cộng sản cướp mảnh này bà dời về mảnh đất kia xây nhà để ở nhưng rồi cũng đều bị cộng sản lần lượt cướp hết, tống hết bà và gia đình bà ra đường, trắng tay trở thành những kẻ ăn mày, vô gia cư, lang thang. Quân cộng sản cướp đất của người ta gây uất ức tột cùng buộc người dân phải khỏa thân giữ đất thì chúng cũng chẳng buông tha. Chúng lôi kéo những người phụ nữ, con gái với tấm thân lõa lồ trên sỏi đá như thế mà bọn chúng vẫn cho là đúng luật?

Luật quy định “đền bù đất cho dân sẽ bằng hoặc tốt hơn mảnh đất bị thu hồi”. Nếu bằng hoặc tốt hơn thì dân nào mà đi thưa kiện? Làm gì xảy ra nạn dân oan khổng lồ như hiện nay? Bọn quan, quân CSVN đều giả câm, giả điếc, giả mù để cướp đất cướp nhà  của dân nghèo bằng những thủ đoạn chơi đểu! Tất cả bọn cộng sản đều biết chúng làm sai nhưng chúng vẫn cố ý làm một cách rất là đểu cáng có sự thống nhất từ đảng “quỷ” trung ương đến tận các địa phương! Bởi vì chúng đền bù “bằng giá hoặc cao hơn” giá trị mảnh đất thu hồi theo giá rẻ mạc của đảng và nhà nước độc tài tự đặt ra chứ không theo ý người dân và không theo giá thị trường nhưng bọn chúng vẫn cho là đúng luật. Một cách hành xử hết sức là đểu cáng theo kiểu côn đồ bẩn thỉu mà giữa thời đại văn minh dân chủ này không ai ngờ nổi! Cưỡng chế, cướp đoạt đất của dân nghèo mãi như thế mà CSVN vẫn oan cố cho là đúng luật ư? Đất giao cho bọn cộng sản Trung quốc (Hoàng Sa, Trường Sa…) hơn 50 năm rồi sao chưa ban hành lệnh cưỡng chế và tiến hành thu hồi gấp về mà chỉ biết hiếp đáp, cưỡng chế, thu hồi, cướp đất của dân nghèo Việt Nam không vậy hỡi bọn quan, quân CSVN?

Sự gian trá và đểu cáng gây hại cho dân cho nước của chế độ CSVN đã có từ khi nó mới ra đời và cho đến tận bây giờ vẫn chưa dứt. Việc bán nước, phản quốc của Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng và đảng CSVN vẫn được bưng bít nếu như cộng sản Trung Quốc chưa công khai bản công hàm bán nước mà ngày xưa, ngày 14/9/1958, Phạm Văn Đồng theo lệnh Hồ Chí Minh đã ký dâng 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và một số vùng biển đảo trực thuộc 02 quần đảo này cho cộng sản Trung Quốc. Thế mà, CSVN vẫn giỏi bưng bít thông tin, kể cả chuyện phản quốc, bán nước nhưng họ vẫn còn dám cất cao giọng cho là “ bí mật quốc gia”. Sau đó, cộng sản Trung Quốc xúi giục, ra lệnh cho CSVN- Hà Nội tấn công, xâm lược miền Nam, lật đổ chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở Sài Gòn. Việc phản quốc, giết dân, hại nước như thế mà CSVN vẫn nghe theo, làm theo lệnh CS Trung Quốc trong khi bọn CS Trung Quốc có bao giờ ngu dốt tấn công tiêu diệt Đài Loan như CSVN đã làm với đất nước, dân tộc mình? Thế mà, nhiều người dân Việt Nam đã bị CSVN lợi dụng lòng yêu nước, gây nhiều điều tai hại, phản động mà khó ai có thể ngờ nổi, đến khi sáng mắt ra thì đã quá muộn màng.

Vừa qua, nhiều người nghe ông luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chó Mèo khóc nghẹn ngào khi trả lời phỏng vấn trên đài RFA vào ngày 13/6/2012: Nhiều người và kể cả bản thân ông theo cộng sản, lật đổ chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở Sài Gòn… mong đem lại tốt đẹp cho đồng bào không ngờ chế độ này càng xấu tệ hơn…Ông ta cũng tỏ ý phản đối tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về việc trong hội nghị Trung ương 5 khóa 11, Nguyễn Phú Trọng tuyên bố: “ Đảng tiếp tục lãnh đạo, không tam quyền phân lập, không công nhận sở hữu tư nhân về đất đai, tiếp tục thực hiện đất đai là sở hữu toàn dân và định hướng cho quốc hội soạn thảo hiến pháp mới như thế…”

Thử hỏi đất đai nào là của nhà nước? Đất đai là do công sức lao động của biết bao đời cha ông của người dân, đổ không biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt vun đắp, gìn giữ, bảo tồn… miếng đất mới có được giá trị sử dụng như ngày nay. Bổng dưng hôm nay, họ lại tuyên bố đất đai là sở hữu toàn dân, là sở hữu của nhà nước mà nó không là sở hữu tư nhân, nhà nước ngang nhiên cướp công, cướp của của dân? Rất là vô lý! Kể cả những kẻ không lao động, ăn không ngồi rồi, chỉ lo hút chích xì ke ma túy v.v… cũng được nhà nước tuyên bố là có quyền sở hữu những mảnh đất đó của những người lao động làm ra, bởi vì nó là sở hữu của toàn dân cơ mà? Kể cả những người không liên quan, không hề đổ mồ hôi nước mắt tạo lập ra những mảnh đất có giá trị sử dụng như hôm nay cũng được hưởng phần? Thực tế, sở hữu toàn dân đâu không thấy, mà chỉ thấy sở hữu đất đai thuộc về những quan tham nhũng các cấp nhất là chủ tịch huyện và chủ tịch các tỉnh thành trong khắp cả nước, gây ra nạn dân oan khổng lồ hết phương cứu chữa.

Nguyễn Phú Trọng đã chủ quan và độc đoán. Bởi vì, hắn ta không hề trưng cầu dân ý, không hỏi ý kiến các nhà trí thức và ý kiến toàn dân về chuyện hệ trọng quốc gia mà đã dám tuyên bố đất đai là sở hữu toàn dân, không công nhận sở hữu tư nhân về đất đai và còn ra lệnh cho quốc hội soạn hiến pháp, soạn luật theo hướng đó? Bên cạnh đó, hắn ta còn thu tóm quyền trưởng ban chống tham nhũng về Bộ Chính trị? Đảng độc tài, vừa đá bóng vừa thổi còi làm sao mà chống tham nhũng cho được? Nhưng điều đáng sợ nhất, kinh khủng nhất, động trời nhất là  Nguyễn Phú Trọng đã chính thức công khai tuyên bố đảng và nhà nước CSVN tiếp tục xài luật rừng, qua việc ông không công nhận tam quyền phân lập, quyền hành thống nhất nơi đảng độc tài lãnh đạo mà thôi! Triều đình cộng sản độc tài có toàn quyền sinh sát trong tay!

Thử hỏi, không tam quyền phân lập thì quốc hội là cái thá gì? Chỉ là bù nhìn, quốc hội chỉ là con rối cho đảng giật dây! Ngành tư pháp có nghĩa lý gì nữa đâu khi tòa án không được quyền độc lập xét xử, khi mà triều đình cộng sản, đảng CSVN đứng trên pháp luật? Mọi vụ án đều bị xử theo sự chỉ đạo của đảng “quỷ”? Ai sẽ bảo vệ công lý, ai sẽ bảo đảm sự tôn trọng pháp luật đây? Rõ ràng, cái chế độ CSVN độc tài, phi nhân chỉ biết chơi luật rừng! Thế mà CSVN còn giả nhân giả nghĩa, luôn mị dân, lừa dân là: nơi này sai luật, nơi kia đúng luật, kẻ này sai luật, kẻ kia đúng luật v.v… mà không hề biết ngượng miệng, không hề biết nhục nhã là gì giữa cái thế kỷ 21 dân chủ, văn minh này của nhân loại!?

Ngày xưa, có triều đình phong kiến, ngày nay có triều đình cộng sản, chúng cũng độc tài mất dân chủ…chẳng khác gì nhau, nhưng triều đình cộng sản độc tài phản động nó còn nguy hiểm hơn cả triều đình phong kiến vì triều đình phong kiến còn cho người ta được tự do trí tuệ trong khi triều đình cộng sản kiểm soát thâm độc hơn, không cho tự do trí tuệ. Bộ não mọi người dân sống trong chế độ cộng sản đều bị kiểm soát. Tất cả mọi người dân đều bị nhốt trong một cái lồng thủy tinh, rất hào nhoáng, rất là “mỹ miều”!

Đứng trước hoàn cảnh đảng CSVN ngày càng dùng nhiều âm mưu, thủ đoạn gian manh quỷ quyệt để giết dân hại nước như thế, chúng ta cần phải có tổ chức tốt, hậu phương mạnh và sách lược đúng để sớm dẹp bỏ chế độ CSVN nguy hại này. Hỡi những người Việt Nam yêu nước, những nhân sĩ trí thức, những anh hùng hào kiệt hãy suy nghĩ về vấn đề này, chúng ta cần có sự đoàn kết, cần ngồi lại với nhau để thống nhất tư tưởng và hành động, tìm ra giải pháp, cùng tìm cách cứu dân cứu nước! Quê hương chúng ta, tương lai giang sơn hùng vĩ này, vận mệnh dân tộc nòi giống tiên rồng này đang khắc khoải từng ngày, từng giờ trông chờ sự giải cứu. Chúng ta không thể nào ngồi yên khi nhìn thấy giang sơn chìm đắm !.

Tác Giả: Đặng Cứu Quốc.

søndag 29. september 2013

Đi Tù Và Ði Cải Tạo


Đi cải tạo là đi gì ? Nhiều người vẫn nghĩ là đi cải tạo thì nhẹ hơn đi tù, đi cải tạo là ngồi trong lớp học về đạo lýđược các cán bộ tận tâm, có tấm lòng, tức là những thầy giáo trong bộ quần áo công an. Giảng và cư xử với học trò với những tấm lòng yêu mến, cảm hóa học trò bằng tình nghĩa để sau này các học trò trở thành người tốt. Những câu chuyện thường có trên mặt báo nhất là những số báo Tết cuối năm về ơn nghĩa của người thầy, người quản giáo trong trại giam. Thêm hình ảnh người học trò giờ đã có cuộc sống thành đạt, có ích cho xã hội. Thật ra thì những người tù trở về sống đời lương thiện là rất ít số với những số tái tù.
Làm người lương thiện ở Việt Nam khó hơn làm tiến sĩ cả vạn lần. 100 người bảo vệ luận án tiến sĩ hầu như đạt cả 100. Nhưng 100 thằng tù mà trở về xã hội, may lắm chỉ có 1 hay 2 thằng trở thành người tử tế, nghĩa là tìm công việc tử tế sống cuộc đời lương thiện đến cuối đời. Nếu bạn không tin, bạn hãy nhìn quanh nhà bạn xem những thành phần đi tù, đi cai nghiện có bao nhiêu người trở thành người tử tế. Sau đó bạn hãy phản bác lại tôi chưa muộn.

Trại cải tạo và nhà tù là một. Nhà tù thì có hai loại, nhà tù giam cứu và nhà tù cải tạo. Nhà tù giam cứu là giam phạm nhân còn đang trong giai đoạn điều tra củng cố hồ sơ, cáo trạng, hay phạm nhân đã kết thúc hồ sơ chờ tòa xử. Sau khi có án phạt của tù , phạm nhân từ trại giam cứu đợi có đợt là chuyển đến trại tù cải tạo. Còn phạm nhân đi theo diện cải tạo là do chính quyền địa phương xét thấy hư hỏng nhiều lần, nhưng chưa có lần nào đủ để đưa ra tòa kết án tù thì họ đề nghị cho đi cải tạo. Hư hỏng theo kiểu chính quyền đánh giá thì vô cùng, nhiều khi chỉ ngồi hàng nước tán láo, thấy cán bộ không chào, tóc tai quần áo nhìn ngứa mắt, tụ tập đàn đúm ôm đàn ca hát cũng đủ yếu tố đi cải tạo. Đi cải tạo thì thời hạn tính theo từng lệnh, trước kia là lệnh cải tạo thường là 5 năm, giờ xuống 2 năm. Nếu trong trại cải tạo mà chưa được ưng lòng cán bộ, thì chuyện giữ thêm lệnh tiếp theo và tiếp theo nữa là thường tình. Bởi vậy nhiều tù cải tạo mòn mỏi quá, tiếc nuối than rằng thà cứ phạm tội còn có hạn tù, còn có ngày về. Chứ đi cải tạo thì mịt mù ngày về quê mẹ luôn.

Ở trại cải tạo chuyện học viên ngồi trên bàn ghế, thầy giáo giảng bài là chỉ có trong phim tuyên truyền. Chứ con người mới CNXH là phải lao động, lao động, lao động mới  cải tạo được thành người lương thiện. Cho nên ở nhà tù cải tạo chỉ có công việc duy nhất là lao động đủ mức khoán là thước đo duy nhất đánh giá sự tiến bộ của phạm nhân. Thời bao cấp trại cải tạo chỉ chú trọng đến việc giam giữ tù nhân, lao động không nặng nề lắm, bởi thời cuộc lúc đó thì cũng chả có việc gì mà làm. Ngoài xã hội công nhân đi làm cũng vật vờ, có máy móc, có phát triển nhiều đâu mà có việc để làm. Sau này thời mở cửa từ năm 90 trở đi, xã hội mở mang tạo ra nhiều công việc, cần đến nhiều nguồn nhân lực xã hội. Người ta nhận thấy các tù nhân ( tù có án và tù cải tạo) là một nguồn lao động khổng lồ đầy tiện lợi, Việc tái đầu tư vào lực lượng lao động này rất rẻ mạt, một năm 2 bộ quần áo, mỗi tháng mươi cân gạo, mươi cân rau và vài lạng thịt.

Ở trung tâm  trại cải tạ người ta chỉ giữ lại một vài đội tù như đội bếp, đội vệ sinh, đội rau xanh, đội đan lát, mộc để làm cảnh cho các đoàn tham quan đến chiêm ngưỡng. Thường những tù cải tạo ở đội rau xanh, vệ sinh là tù mà gia đình đã lo lót hay có quan hệ. Những tù này có điều kiện gia đình khá giả, lao động nhàn lại có đố tiếp tế nên họ sạch sẽ, có da có thịt hơn. Khách tham quan , đoàn công tác đến nhìn đều tấm tắc khen trại cải tạo chăm lo đời sống phạm nhân tốt.

Nhưng cuộc sống thật của trại cải tạo ở đằng xa hơn đó vài cây số hoặc vài chục cây. Đó là những khu, những đội lẻ. Nơi mà trại cải tạo nhận hợp đồng với những công ty, cá nhân bên ngoài để lấy việc cho tù nhân làm. Nếu những việc có thể gia công tại trại, nhận vật liệu về gia công rồi chuyển lại cho cơ sở kinh doanh thì được làm gần trại. Còn những viêc mà đối tác đòi hỏi làm tại nơi của họ thì trại cải tạo lập ra những đội tù lẻ, có quản giáo, lính gác đi kèm đến hiện trường làm việc, trường hợp này thường là lò gạch, bến phà, mỏ đá. Làm ở những nơi này tù khổ nhất, vì lao đông nặng nhọc, mọi quyền hạn đều tất ở trong tay quản giáo và đám lính vũ trang. Quản giáo lại được doanh nghiệp thưởng thêm nếu đốc thúc tù làm đủ hay vượt năng suất, hoặc quản giáo là người trực tiép ký hợp đồng nhận việc với doanh nghiệp, với phía trại cải tạo thì quản giáo cũng nhận mức khoán trên đầu phạm nhân. Ví dụ quản giáo nhận 50 phạm nhân thì mỗi tháng nộp về trại 50 đồng. Còn chuyện quản giáo ký với doanh nghiệp về số lượng sản phẩm hoàn thành thu lại bao nhiêu , chênh lệch thế nào…thì là chuyện quản giáo với doanh nghiệp thuê lao động.

Tù có án và tù cải tạo ở chung với nhau, mức sống, lao động như nhau. Đều trong hoàn cảnh cải tạo như vậy. Cho nên nhiều tù cải tạo vẫn chửi câu cửa miệng rằng.

Đời có lắm thằng ngu, bố đi tù nó bảo đi cải tạo.

Tác Giả: Nguoibuongio.

Bát Nhựa Tăng Nguy Cơ Sỏi Thận


Bát Nhựa Tăng Nguy Cơ Sỏi Thận

Bát đĩa làm bằng nhựa phíp (nhựa melamine) từ lâu đã được nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là các bậc cha mẹ có con nhỏ, ưa chuộng vì hàng loạt ưu điểm như nhẹ, mẫu mã đẹp, đa dạng, lại rẻ và ít vỡ hơn so với đồ sành sứ. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới phát hiện, ăn thực phẩm nóng đựng trong các món đồ melamine này có thể gây hại cho sức khỏe.
 
Các nhà nghiên cứu Đài Loan khám phá ra rằng, nhiệt độ cao sẽ làm tăng lượng melamine người dùng tiếp xúc khi sử dụng bát đĩa bằng nhựa phíp. Và điều đó sẽ kéo theo nguy cơ bị sỏi thận tăng cao.
 
Nhóm nghiên cứu đã cho những người tình nguyện ăn súp mỳ ống nóng theo hai cách khác nhau: Một nhóm ăn mỳ đựng trong các bát làm từ nhựa phíp, nhóm còn lại sử dụng bát sứ đựng mỳ.
 
Các chuyên gia sau đã thu thập mẫu nước tiểu của các đối tượng nghiên cứu trước khi ăn mỳ nóng và cứ 2 giờ một lần trong suốt 12 tiếng đồng hồ sau bữa ăn đó.
3 tuần sau, những người tình nguyện lại được yêu cầu ăn súp mỳ ống nóng, nhưng lần này 2 nhóm đổi kiểu bát đựng cho nhau. Các mẫu nước tiểu của họ tiếp tục được thu thập lại.
 
Chia-Fang Wu, người đứng đầu nghiên cứu đến từ Trường Y Kaohsiung (Đài Loan), nhấn mạnh: “Bộ đồ ăn làm bằng nhựa melamine (nhựa phíp) có thể thôi ra lượng lớn melamine khi được dùng để đựng thực phẩm có nhiệt độ cao”.
Ông Wu cho biết, cả đồ ăn nóng (như canh, súp, …) và có tính axít cao đều có thể tạo điều kiện thuận lợi cho melamine từ đồ nhà bếp, đặc biệt là những món đồ cũ và chất lượng thấp, gây nhiễm độc thực phẩm.
 
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu này lưu ý thêm rằng, lượng melamine thôi ra từ các món đồ nhà bếp và ngấm vào thực phẩm cũng như đồ uống là khác nhau, tùy vào hãng sản xuất. Dẫu vậy, phát hiện của ông và các cộng sự ám chỉ rằng, để an toàn, chúng ta không nên dùng đồ nhựa phíp để đựng thức ăn nóng.
Các nghiên cứu trước đây từng chỉ ra sự liên quan giữa việc tiếp xúc với melamine ở liều lượng thấp nhưng lâu dài với nguy cơ mắc sỏi thận tăng cao ở cả người lớn và trẻ em.
 
Các nghiên cứu về sự độc hại của melamine ở động vật cũng cho thấy, việc hấp thụ hóa chất này có thể gây sỏi thận, tổn thương thận và cuối cùng dẫn đến ung thư. Năm 2008, một loại sữa bột nhiễm độc melamine ở hàm lượng cao đã dẫn tới cái chết của 6 em nhỏ và làm hơn 50.000 trẻ khác phải nhập viện vì sỏi thận và bệnh thận ở Trung Quốc.
 
Lưu Vũ.
 
 

Sài Gòn Hay Hồ Chí Minh


Sài Gòn Hay Hồ Chí Minh

Mỗi mùa xuân về trên quê hương Việt Nam, chúng ta lại nhớ đến địa danh Sài Gòn.

Sài Gòn, tự nó đã đầy đủ ý nghĩa. Không cần phải thêm thủ đô hay thành phố gì cả. Hai chữ Sài Gòn đã in sâu vào từng tâm hồn của ngưòi dân Việt Nam mà còn quen thuộc với người ngoại quốc với tên gọi không có dấu: “Saigon”. ...

... Để rồi từ đó mọi người đều có thể viết chữ Sài Gòn dính liền lại với nhau mà không bỏ dấu “SAIGON”.

Không biết bao nhiêu bài luận văn của các em học sinh từ tiểu học đến trung học tả về Saigon. Không biết bao nhiêu thi sĩ, nhạc sĩ viết về Saigon. Saigon nằm soi mình bên dòng sông cùng tên Saigon, thật lãng mạng và kêu ngạo cùng tuế nguyệt.

Chúng ta hãy lắng động tâm hồn để tìm về sự mộc mạc của người Việt Nam đối với Saigon thân yêu.

1. Thưa cô đi đâu ?
- Saigon.
2. Bà ngoại đi đâu ?
- Lên Saigon.
3. Mầy từ đâu về ?
-Từ Saigon.

Chỉ cần một chữ Saigon là đầy đủ rồi.

Nhưng trong 38 năm qua, Saigon bị mất tên, bị thay thế bằng tên của nhân vật Hồ Chó Mèo. Sàigon ngậm ngùi tức tưởi, thổn thức với lời ca trong bài Vĩnh Biệt Saigon: “...ta mất người như người đã mất tên…”.

Người Cộng Sản Việt Nam rất lấy làm hãnh diện với cái gọi thành phố Hồ Chó Mèo. Cái tên nghe vừa dài vừa chói tai, lúc nào cũng phải thêm chữ “thành phố”. Nếu thiếu chữ “thành phố” thì nguy to. Bởi vì kêu Hà Nội thì ai cũng hiểu là điạ danh Hà Nội, nhưng kêu Hồ Chó Mèo khơi khơi thì có khi người ta không biết kêu cái quái gì?

Bây giờ xin mời những người Cộng Sản Việt Nam cùng chia xẽ có nên để tên Hồ Chó Mèo hay nên trả tên lại cho Saigon. Nếu quí vị nhất định khư khư giữ nguyên tên Hồ Chó Mèo, thì nên cùng thưởng thức những mẫu chuyện và truyền khẩu từ ngưòi này sang người khác, từ nơi này sang nơi khác mà tạm gọi là truyền khẩu dân gian, hãy xem như một cuộc trưng cầu dân ý có được không?

1. Bây giờ nói về tệ nạn xã hội:
- Người ta thường kêu là “Du Đãng Saigon” nay xin sửa lại: “Du Đãng Hồ Chí Minh”
- Saigon ngày xưa ít thấy bây giờ Saigon nhiều quá. “Đĩ Saigon” xin đổi lại là “Đĩ Hồ Chí Minh”
- Saigon ngày xưa ít thấy mấy thằng điếm bây giờ phải coi chừng mấy thằng điếm. ‘Điếm Sàigon” xin đổi lại là “Điếm Hồ Chí Minh”.

2. Bây giờ nói về dân gian:
Khi nói đến dân gian thì không phải như viết văn chương, chỉ nói tắt hiểu là được. Không cần chính tả hay văn phạm.
- Mầy lấy vợ ở đâu? dạ em lấy vợ Saigon. ”Lấy vợ Saigon" xin đổi lại là “Lấy vợ Hồ Chí Minh”.
- Chị mua gà ở đâu? mua gà Saigon. Gà Saigon xin đổi lại là “Gà Hồ Chí Minh”.
- Đi Saigon nhớ coi chừng chó, chó Saigon dữ lắm. “Chó Saigon” xin đổi lại là “chó Hồ Chí Minh”
- Má ơi lên coi truyền hình kìa xe đụng ghê lắm. Xe đụng chỗ nào? Xe đụng Saigon. Xe đụng Saigon xin đổi lại là “xe đụng Hồ Chí Minh.”
- Thịt chó Saigon ăn ngon quá. Thịt chó Saigon xin đổi lại là “thịt chó Hồ Chí Minh”
- Đừng làm giả đồ của Pháp bị bắt đó nghe. Vỏ Paris, ruột Saigon là phạm pháp. Xin đổi là: “Vỏ Paris, ruột Hồ chí Minh”.
- Saigon nóng đổ mồ hôi, xin đổi lại là “Hồ Chí Minh nóng đổ mồ hôi”.
- Saigon nóng muốn lột quần lột áo. Xin đổi là “Hồ Chí Minh nóng muốn lột quần lột áo”.
- Đi Saigon thì phải mua giầy da Saigon. Xin đổi lại “Giầy da Hồ Chí Minh”
- Gió thổi mạnh quá nên nhà Saigon bị sập. Xin đổi lại ‘nhà Hồ Chí Minh bị sập’.
Và còn nhiều nhiều lắm lắm……….

Hãy cùng nhau qua truyền khẩu dân gian để thay thế cái gọi là Hồ Chó Mèo vào “Saigon” để cả 90 triệu người dân Việt Nam có dịp thi thố tài văn chương dân gian của mình để có những trận cười hả hê mà người ta gọi là chuyện cười dân gian.

Trăm năm bia đá cũng mòn,

Ngàn năm bia miệng vẩn còn trơ trơ

Để người cộng sản Việt Nam hiểu được sức mạnh của quần chúng. Ai đã đổi tên Saigon? Bây giờ họ phải gánh chịu “gậy ông đập lưng ông”.

Các địa danh như, Hà Nội, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Cần Thơ, Cà Mau… Mà hình như tất cả các điạ danh ở Việt Nam chỉ cần nói tên là người ta hiểu được liền đâu cần phải thêm chữ: thành phố hay tỉnh…. Vây nói khơi khơi Hồ Chó Mèo thì là cái con khỉ khô ? Thật là cười ra nước mắt.

Chú lơ xe đò gọi hành khách: Saigon không ? Saigon đây ? Hành khách đứng dưới đường vẫy tay trả lời: Saigon, Saigon….. Bây giờ sửa lại: Chú lơ xe đò gọi hành khách: Hồ Chí Minh, không ? Hồ Chí Minh đây ? Hành khách đứng dưới đường vẫy tay trả lời: Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh… Có thể trong đám hành khách đó có cả đảng viên đảng CSVN.

Việc đổi tên Saigon và áp đặt cái gọi là Hồ Chó Mèo là do chính những người công sản Việt Nam tạo ra. Nay chỉ xin được dùng cái gọi là Hồ Chó Mèo để thay thế những lời nói dân gian. Nghĩa là cứ chỗ nào có chữ Saigon thì thay vào đó là chữ Hồ Chó Mèo. Quí vị CSVN nghĩ sao? Quí độc giả nghĩ sao?

Người cộng sản Việt Nam đã sai lầm giữa địa danh và tên nhân vật, mà cái ác nhất lại là tên của nhân vật được những người cộng sản Viêt Nam sùng bái. Cái thây ma nằm giữa Ba Đình, mỗi năm phải tiêu phí biết bao nhiêu tiền của nhân dân Việt Nam? Người cộng sản sống thì tham nhũng, tham lạm tài sản quốc gia. Người cộng sản chết cũng ăn bám nhân dân Việt Nam, đó chính là cái thây ma Hồ Chó Mèo.

Người chết phải trở về cát bụi. Thây ma thì phải đem chôn hay thiêu. Có một người vào xem xác chết của Hồ Chó Mèo, khi về nhà không dám ngủ, mà nhắm mắt lại là thấy ác mộng hay nói đúng hơn là thấy thây ma Hồ Chó Mèo. Cuối cùng phải đi xem bác sĩ tâm lý. Bác sĩ tâm lý khuyên: bạn đừng nghĩ tới cái xác đó nữa, cứ xem như nhìn thấy xác của một con vật nào đó, thí dụ như xác con gà, con cá bán ở chợ là được rồi.”

Đất nước Việt Nam đã bị người cộng sản tàn phá. Không biết bao nhiêu bút mực của các nhà văn, nhà phê bình, nhà bình luận… của rất nhiều thế hệ lên án. Người cộng sản cần phải thức tỉnh một cách thật sự mà hãy trả lại những gì của Việt Nam cho dân tộc Việt Nam.

Cỏ cây còn biết hờn sông núi
Giang sơn gấm vóc phải ngậm ngùi. 


Nguyễn Thanh Nam. 

lørdag 14. september 2013

Con Ðường Buộc Phải Ði


Câu chuyện trở nóng hổi báo chí vài ngày qua là một thanh niên mang súng vào UBND Thành phố Thái Bình nhằm đúng đầu mấy cán bộ bóp cò, sau đó bỏ trốn. Năm người bị thương nặng và được đưa đi cấp cứu, đến chiều thì hai người tử vong. Cũng sau đó, thủ phạm tự nổ súng kết liễu cuộc đời mình sau khi đến một ngôi chùa và đi nhiều vòng xung quanh tượng Phật Bà Quan Âm.

Chuyện sống chết ở Việt Nam thời buổi này là chuyện còn hơn cơm bữa, nên việc một vài người chết chẳng đáng để công luận quan tâm. Mỗi ngày, cả trăm người chết và bị thương vì tai nạn giao thông cũng chẳng ai chịu trách nhiệm và dần dần không còn ai để ý. Nhưng, vụ việc này, đã khiến quan tâm, báo chí liên tục cập nhật. Vì sao vậy?

Có lẽ mức độ giật gân của câu chuyện này không đủ để dư luận quan tâm đến thế. Xưa nay, ở Việt Nam, chuyện cán bộ, quan chức đang yên lành bỗng nhiên có người xông vào bắn bể sọ, ném mìn vào nhà, bắn chết qua kính ô tô hoặc cài bom nổ ở khách sạn, quán bar… đã như bài học thuộc lòng qua hệ thống báo chí, sách vở kể lại chuyện các nhóm đặc công, biệt động thành… trong thời kỳ chiến tranh Nam – Bắc.

Và những nhóm biệt động, đặc công ấy đã trở thành hình tượng, thành mẫu gương cho bao lớp trẻ noi gương, học tập và làm theo như Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tự Trọng, thậm chí không có thật thì bịa ra như Lê Văn Tám.  Những người bắn, giết, nổ bom kia được vinh danh là những anh hùng, vì nghĩa lớn, vì đất nước, nhân dân mà phải giết người. Vì thế, việc một người đàn ông vào phòng làm việc, bắn vào đầu dăm ba cán bộ, giết vài người cũng không là chuyện giật gân.


Vấn đề là ở chỗ: Báo chí cho biết, người cầm súng này, là một người hiền lành và chăm chỉ, chịu khó làm ăn hiện đang có nguy cơ ra khỏi ngôi nhà của mình, mảnh đất của mình đã xây dựng bằng xương, máu của gia đình từ bao lâu nay.

Báo chí cũng cho biết rằng, người cầm súng nã thẳng vào đầu các cán bộ này, hoàn toàn không có sự thâm thù hoặc mâu thuẫn cá nhân gì với các nạn nhân bị bắn.

Như vậy, khi không có mâu thuẫn với các nạn nhân bị bắn, hẳn hung thủ phải có mâu thuẫn với thể chế, với nhà nước này khi tài sản, nhà cửa, đất đai của anh ta bị chiếm đoạt với danh nghĩa “thu hồi”. Điều đặc biệt là sau khi “thù hồi”, thì số tiền được “đền bù” không đủ để anh ta có thể kiếm được một chỗ ở mới cũng với giá mà nhà nước đưa ra.

Như vậy, mâu thuẫn chính là ở chỗ đang yên ổn sống trong nhà mình, anh ta có nguy cơ bị đuổi ra đường. Đến đây, nhà cầm quyền đã buộc anh phải chọn lấy một con đường cho tương lai.
Hoặc chấp nhận lang thang trên chính quê hương, để mảnh đất được gây dựng lên cho người khác làm giàu.
Hoặc chống lại việc cướp đất đai của gia đình mình, bằng biện pháp súng hoa cải hoặc mìn tự tạo như anh em Đoàn Văn Vươn và kết cục là nhận mấy năm tù còn được nhà nước coi là ”khoan hồng”.
Hoặc đeo đuổi con đường đi tìm công lý ở các cửa cơ quan công quyền, từ địa phương chạy đèn cù đến Trung ương và cuối cùng là vườn hoa Mai Xuân Thưởng, bước tiếp chặng đường hàng vạn dân oan khắp nước đã bước đi cả mấy chục năm nay.


Và kết cuộc sẽ rất có thể như bà cụ Nhung gửi lại linh hồn mình nơi vườn hoa Lý Tự Trọng để đưa cái xác vô hồn về lại quê hương sau bao năm kiếm ăn lần hồi bằng nhặt rác để đi kiện, sau bao năm chạy tán loạn khi thấy công an hoặc côn đồ khủng bố ngày đêm.
Không, anh đã chọn con đường khác: Nổ súng.

Con đường phải đi:

Thông thường, khi bị xâm phạm quyền lợi của mình, bất cứ ai cũng có phản ứng tự vệ. Đầu tiên là giữ bằng mọi khả năng mình như bằng cách rào dậu, canh gác. Sau đó, là tranh cãi, chửi bới. Căng thẳng hơn thì dùng gậy gộc, đất đá. Tiếp đến là dao búa, vũ khí. Trong trường hợp căng thẳng hơn và quyết liệt hơn thì dùng mìn, bộc phá và cuối cùng là ăn thua đủ với nhau, chấp nhận thí mạng sống của mình để nói lên ý chí.
Ở đây, Đặng Ngọc Viết đã chọn cách cuối cùng.

Các nạn nhân đi theo anh về nơi chín suối, không có hận thù riêng với anh. Tuy nhiên, không thể nói là họ không có can hệ. Bởi chính các nạn nhân này là sự hiện hữu cụ thể của bộ máy, của thể chế để đưa anh đến cảnh trắng tay.

Cũng có thể, anh đã hiểu rằng, những người kia, chỉ là công cụ. Chính vì thế anh đã đi lại nhiều vòng quang bức tượng Phật Bà Quan Âm trước khi anh tự tử ? Có thể lắm, anh không muốn điều ác xảy ra. Và mọi việc anh không thể chọn cách khác.

Vì anh biết, con đường đảng và nhà nước đang vạch sẵn cho anh, ở các vườn hoa, ở nơi tiếp dân. Anh sẽ gục ngã giữa chừng nếu anh đi con đường mà dân oan cả đất nước này vẫn đang đi.
Con đường anh chọn, là con đường quyết liệt, chấp nhận hi sinh.

Đây là lời cảnh báo cho những ai đang cố tình vịn vào hai chữ “công cụ” nhằm biện hộ cho những hành động tội ác của mình. Bởi, dù là công cụ, anh vẫn là con người, vẫn có khối óc, trái tim.

Nhưng, cũng là lời cảnh báo hữu ích cho nhà cầm quyền đã đẩy họ đi đến cuối con đường và bước tiếp theo của họ chỉ còn là phản kháng.

Hà Nội, ngày 13/9/2013.
Blog J.B Nguyễn Hữu Vinh (RFA).

fredag 13. september 2013

Ðề Phòng Ðau Cổ Họng


Thời tiết giao mùa rất dễ khiến bạn bị đau và viêm họng, viêm amidan. Những cách đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn giảm đau họng hiệu quả mà không tốn kém và hại sức khỏe.

1. Súc miệng bằng nước muối:
Biện pháp đơn giản giúp bạn giảm đau họng là hãy súc miệng bằng nước muối. Lấy nước ấm và bỏ thêm một chút muối sạch vào, sau đó súc miệng khoảng 15 phút, bạn sẽ cảm thấy sự khác biệt sau khi lặp đi lặp lại việc làm này thường xuyên trong ngày.


2. Ngậm gừng với mật ong:

Gừng kết hợp với mật ong là một phương thuốc tuyệt vời đối phó với tình trạng này. Giã dập gừng, sau đó lấy một thìa mật ong trộn với gừng và ngậm. Sau đó hãy từ từ nuốt chúng, họng của bạn chắc chắn sẽ dịu đi.

3. Ngậm cam thảo:


Cam thảo là loại thuốc có vị ngọt tự nhiên, có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau họng. Hãy ngậm một miếng cam thảo trong miệng, tinh chất trong cam thảo được tiết ra nhờ nước bọt, chúng sẽ mau chóng chữa lành cổ họng cho bạn.

4. Uống nước chanh ấm với mật ong:

Khi bị đau họng, hãy lấy một cốc nước nóng, thêm chút nước cốt chanh và mật ong. Khuấy đều chúng rồi uống. Mỗi ngày làm 2 lần, uống 2-3 ngày họng của bạn sẽ không còn bị đau.


5. Xông hơi:

Khi cổ họng bị đau, ngực cũng như bị thứ gì đó chặn lại khiến bạn khó thở. Vì vậy hãy xông hơi. Cách này sẽ giúp ngực bạn nở ra, mũi thông, họng dịu đi và đầu óc sảng khoái.

6. Nhai tỏi:

Tỏi là thảo dược rất tốt, có tác dụng chữa khàn giọng và ho. Nếu bạn chưa quen, hãy chịu khó cho một nhánh tỏi vào miệng và từ từ nhai cho đến khi bạn nuốt hẳn. Nó sẽ giúp họng bạn giảm đau đáng kể.

7. Nhai lá húng quế:

Hãy lấy một vài búp lá húng quế và nhai chúng vào mỗi buổi sáng, buổi tối. Bạn cũng có thể uống trà húng quế nếu cảm thấy khó khăn khi ​​nhai trực tiếp. Làm điều này trong vòng 3-4 ngày, chứng đau họng của bạn sẽ không còn.


8. Massage cổ họng với dầu nóng:

Có khả năng bạn bi viêm amidan và điều này có thể là lý do khiến bạn bị đau họng. Hãy dùng dầu nóng xoa bóp nhẹ trên cổ, chúng sẽ giúp bạn giải thoát khỏi những cơn đau và cũng sẽ làm giảm chứng viêm amidan.
 


Thông Tin. 

torsdag 12. september 2013

Lương Tâm Giá Bao Nhiêu ?

 
Hà Tam là lái xe chở hàng hóa. Hôm nay, xe đang bon bon chạy trên đường bỗng nhiên "khực" một cái rồi dừng lại. Hỏng rồi! Hà Tam xuống xe đến bên vệ đường vác hai hòn đá to chặn bánh sau lại rồi chui vào gầm sửa xe. Khoảng hơn hai tiếng đồng hồ thì xong. Hà Tam lên xe nổ máy chuẩn bị đi tiếp.
 
Đúng lúc đó có một ông lão chăn bò bên cạnh đường chạy đến đập đập tay vào cửa xe, nói rất to: " Này anh lái xe, anh đánh rơi đồ kìa ! ". Ông lão vừa nói vừa chỉ chỉ về phía sau xe. Hà Tam đoán ông lão nhắc đến hai hòn đá chặn bánh sau xe mà mình vác ra lúc nãy. Hà Tam toét miệng cười, nói do vội đi nên quên mất. Nói vậy song anh ta vẫn cố ý nhấn ga cho xe chạy.
 
Ông lão vừa đuổi theo vừa quát to: " Anh làm người như thế à? Làm người phải có lương tâm chứ? Anh bỏ hai hòn đá to ở trên đường để cho người ta "
Những lời trách cứ của ông lão chăn bò bị bỏ lại cùng đám bụi phía sau xe.
Hà Tam cười thầm trong bụng: Lương tâm giá bao nhiêu tiền một cân ?
 
Chạy hơn trăm cây số vào thành phố, đến trạm kiểm tra của cảnh sát, Hà Tam hết sờ túi này lại nắn túi nọ, tìm mãi không thấy giấy phép lái xe đâu. Hà Tam thừ người ra: Giấy phép lái xe rõ ràng là để trong chiếc ví da lúc nào cũng mang trong người, vậy sao lại tìm không thấy? Cẩn thận nhớ lại, Hà Tam mới chắc là chiếc ví da đã bị rơi khi mình chui vào gầm xe sửa chữa. Đành phải để xe lại trạm cảnh sát, Hà Tam vội vã vẫy taxi quay lại chỗ sửa xe.
 
Khi quay lại chỗ sửa xe ban sáng, Hà Tam tìm khắp nơi không thấy cái ví cũng không thấy ông lão chăn bò đâu. Hai hòn đá chặn bánh xe đã được ai đó khuân vào để bên vệ đường. Trên hòn đá thấy dán mảnh giấy có mấy chữ xiêu xiêu vẹo vẹo: " Muốn lấy lại giấy tờ thì phải vác hòn đá này lên trên đồi ".
 
Ôi mẹ ơi! Hòn đá vừa to vừa nặng, ngọn đồi trước mặt lại vừa cao vừa dốc, vác hòn đá này liệu có bò lên được trên đó không? Hà Tam kêu to lên: " Đừng bắt ép người ta như thế! Cần bao nhiêu tiền cứ ra giá đi ! ".
 
Khi Hà Tam vác hòn đá đến chân đồi thì thấy một cái mũ lá có kẹp một tờ giấy viết mấy chữ: " Đừng nói đến tiền, xin mời lên đồi ". Hà Tam tiếp tục đi, được một đoạn lại thấy cái mũ lá cũng có tờ giấy yêu cầu Hà Tam cứ vác đá lên đồi, các chuyện khác miễn bàn. Không còn cách nào khác, Hà Tam đành phải bê hòn đá vất vả từng bước bò lên.
 
Lên được đỉnh đồi thật không dễ gì. Vậy mà trên đó không thấy có người cũng không thấy giấy tờ lái xe, chỉ thấy có tờ giấy dán trên một thân cây yêu cầu Hà Tam vác hòn đá theo hướng chỉ dẫn đi xuống phía dưới.
 
Xuống được dưới chân đồi vẫn không thấy giấy tờ, ngoài một tờ giấy yêu cầu Hà Tam vác hòn đá đi ngược trở lên. Cứ như thế theo hướng chỉ dẫn trên các tờ giấy, Hà Tam vác hòn đá đi qua mấy quả đồi nhỏ, mệt tưởng chết, cuối cùng mới thấy cái ví da của mình đặt trên một nấm mồ đất trơ trọi.
 
Giấy tờ đủ cả, tiền bạc không thiếu một xu, dưới cái ví tiền còn có một tờ giấy viết "Cái ví này là do tôi nhặt được, bây giờ nó đã trở về với chủ của nó ".
Anh có biết vì sao tôi lại bắt anh vác hòn đá đi một quãng đường xa đến trước nấm mồ này không ? Đây là mộ của con trai tôi.
 
Một đêm hai năm trước, nó đi xe máy về nhà, vấp phải hòn đá của một kẻ nào đó không có lương tâm bỏ ở trên đường, bị ngã mà chết. Tôi đưa anh đến tận mồ của con trai tôi là mong anh hiểu rõ một đạo lý: "Lương Tâm Là Vô Giá, làm người có thể để mất cái gì thì mất nhưng nhất thiết không được để mất lương tâm".


Đi Ngang Phố ( Thơ )


Đi ngang phố, ngỡ ngàng, toàn cờ Hán !
Nghe bên tai giọng líu la líu lường
Cờ  Vàng dân tộc tôi vẫn mến, vẫn thương
Ở đâu nhỉ ? Tôi như người lạc lõng !
 
Cả dân tộc nay thấm đòn, lóng ngóng
Sợ dùi cui, còng 8, trại tập trung
Đuổi Pháp xưa có bao kẻ anh hùng
Nay câm miệng bởi chưng ôm  phúc lợi 

Hoàng, Trường Sa mất rồi, đừng có hỏi
Nhắc tên ra có xe ủi, vòi rồng
Lên Tây nguyên, ra Móng cái mà trông
Toàn Chệt Hán, lấy vợ Việt, mua đất !
 
Nền  Độc lập, Tự do (chưa có bao giờ)
nhưng nay đã mất !
Sống một bày như trâu, ngựa, trừu, dê
Xã  hội giờ quỉ phải hận, ma chê
Đạo lý  đã xuống tới sình, tới đáy !
 
Phụ  nữ liều bởi không còn đường chạy
Phải bán thân nuôi miệng sống qua ngày
Có  chết đi là thoát kiếp  đọa đày
Khỏi tủi hổ, nhục nhằn cho cha mẹ
 
Xã  hội, học đường đa phần người trẻ
Không chủ  trương, không lý tưởng vì  dân
Cố tranh sao cho có chút dự phần
Kiếm miếng sống, chút hư danh, vô nghĩa
 
Tư  tưởng Hồ…đạo văn và toàn phịa
Dân phải đề cao, phải bảo vệ đảng ta
Cố  ôm chân, cố nô lệ  để mà
phục vụ đảng, ấy là đời no ấm
 
Ngành Công an quyền uy được đánh đấm
Dọa nạt dân, ăn hối lộ, lạm quyền
Càng dã  man tàn ác sẽ ưu tiên
Thăng quân hàm, hiển vinh đời mật thám !
 
Chúng là bọn vẫn cả đời ăn bám
Không công, nông - không sản xuất thứ chi
Chỉ  chăm chăm rình rập, giấy viết ghi
Thằng này theo Mỹ,  con kia cực phản động !
 
Xã  hội nay nhìn từ ngoài thật giống
Nồi cám heo, xú  uế tỏa mùi hôi
Dưới không nghe, dù trên bảo, cũng thôi
Nạn tham nhũng đủ mặt từ Thủ tướng 

700 báo và chục đài “rất ngượng”
Không bao giờ  dám hạch hỏi chuyện gian
Hoàng, Trường Sa và Bản Giốc, Nam quan
Tầu  “nước lạ” đánh giết dân ngư  phủ !
 
Hàng hóa Tàu nhập vô nhiều lủ khủ
Giết hàng ta, giết mọi thứ của ta
Tổng bí thư, Chủ tịch nước dạ ran nhà
Khi Tàu gọi  nên còn chi nói nữa ?
 
Phim ảnh Tàu, cho đến một chai sữa
Trẻ  em đang bú mớm cũng của Tàu
Hai Bà  Trưng mặc đồ đẹp sang mau
Xin lỗi Mã  Viện, bởi xưa đà “hỗn láo”!
 
Sắp tới  đây rồi Quang Trung, Hưng Đạo
Lý  thường Kiệt, Trần bình Trọng, Yết Kiêu
Đảng ra oai, đảng không phải nói nhiều
Hãy quì  xuống mà chân thành nhận lỗi!
 
Nước Việt Nam rồi một ngày rất tội
Quảng Nam tên, dòng Hán tự Thần Nông
Đảng Việt Minh, đảng rất có đại công
Hán hóa Việt, Hán thu về một mối !
 
Tây Tạng, Tân cương! Việt đừng bối rối
Có  một ngày sẽ Tây Tạng Việt Nam
Gặp toàn Chệt nếu ra ngõ, ra đàng
Đi ngang  phố chỉ thấy toàn cờ Hán !
 
Ông Khổng  tử lại có dịp rao bán
Văn hóa Tàu để thay thế Văn hóa Lạc Long
Sinh viên ta rất sáng mắt trong lòng
Học Sử Tàu như “bác” Hồ đã  phán !
 
Chớ đụng Thiên triều - Sống mà ăn sắn
Bày chó săn nhiều tướng, tá Việt gian
Dân Việt nam sẽ sống rất gian nan
Kẻ ngoại xâm nay trong lòng dân tộc !
 
Nửa triệu mẫu, rừng cho thuê - Quá độc!
50 năm thì huyện, tỉnh toàn Tàu
Mạnh, Dũng, Triết, Trọng lúc đó chết đã lâu
Chỉ còn lại dân Việt Nam nô lệ !
 
Nghìn năm này sẽ có nhiều phần tệ
Không chắc gì ra khỏi chốn lao lung
Kiếm đâu vua Lê Lợi với Quang Trung ?
Ôi nước Việt, nói đến, đau lòng quá !
 
Mà lòng dân thì cùng cực phân hóa
Nhìn xung quanh chỉ thấy lũ Việt gian
Múa mép, khua môi đểu cáng, ngang tàng
Chạy theo đô-la, sống đời trâu chó !
 
Tổ Hùng vương ơi! Tình thế này quá khó !
Nếu toàn dân không tiêu diệt rợ Hồ
Phá tan Ba đình, đốt bộ xương khô
Lấy lại Độc lập, Tự do, Dân chủ !

Thì Ngài và cháu con không còn chỗ ngủ
Lăng miếu Ngài chúng sẽ phá tanh  banh
Giống Lạc Việt bao sách sử hùng anh
Sẽ chết nhục bởi bàn tay Hồ tặc !
Lẽ nào chúng ta đầu hàng giặc ?

Trần Đình Ngọc.