lørdag 27. august 2011

Xé Nước Tầu Làm Năm Mảnh



Xé Nước Tầu Làm Năm Mảnh.

Thưa quý vị, hơn hai chục năm trước, chúng ta đã bị bất ngờ khi Liên bang Xô viết sụp đổ. Năm nay, chúng ta lại bị bất ngờ khi Trung Đông có biến. Căn cứ trên những phân tách và trao đổi từ buối sáng cho đến trưa nay của quý vị học giả về những chuyện gì đang xảy ra tại Trung Quốc, có lẽ ta cần tự hỏi: Liệu mình có bị bất ngờ lẫn nữa không nếu như Trung Quốc bị khủng hoảng?
Nôm na là chuyện gì sẽ xảy nếu có "thay đổi chế độ tại Trung Quốc"?
Cử tọa thảo luận và định nghĩa về kịch bản rợn người này. Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể mất quyền, Quân đội có khi đứng lên gồm thâu thiên hạ về một mối. Nhưng, biết đâu, đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn tồn tại mà thành nhiều mảnh, mỗi mảnh hùng cứ một phương với tài nguyên nhân lực và kinh tế của mình?
Trong ngần ấy hoàn cảnh bất ngờ đó, Hoa Kỳ phải tính sao? Khi ấy, những câu hỏi đáp mới mở ra nhiều kích thước mới về Hoa Kỳ.
Vì có người phát biểu như sau.
Thưa quý vị, chúng ta cũng có hệ thống học bổng để giúp tuổi trẻ Trung Quốc học hỏi về thế giới bên ngoài và có cái nhìn thông thoáng hơn về nhiều khía cạnh. Nhưng dường như chúng ta tại lười biếng phó thác việc đề cử và tuyển chọn cho chính quyền Trung Quốc. Cho nên những sinh viên được đón nhận không nhất thiết là thành phần dân sự của xã hội ở bên ngoài hệ thống chính trị hay quan hệ thân tộc của họ. Bây giờ, thế hệ trẻ ấy đã trưởng thành và bắt đầu có vị trí trong xã hội Trung Quốc. Liệu họ đã có thể đảm đương trách nhiệm và là thế hệ sẽ thay thế sau này chăng? Có cách gì liên lạc với họ không?
Cuộc thảo luận hào hứng xoay về một vấn đề xa vời mà bỗng trở thành cấp bách: nếu Quân đội Trung Quốc đứng lên thay thế vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản, chuyện gì sẽ xảy ra?
***
Từ nhiều năm nay, Hoa Kỳ đã theo đuổi chánh sách kết ước – engagement – là chủ động hợp tác để giúp Trung Quốc chuyển hoá sang chế độ dân chủ nhờ bành trướng vai trò của xã hội dân sự, phát huy nền móng pháp quyền và tạo dựng sự tin cậy trong xã hội. Hình như là những nỗ lực ấy không đem lại kết quả, có thể vì mình chỉ chú ý đến bộ máy đảng và nhà nước mà có người cho là sẽ khó tồn tại sau đợt chuyển quyền vào năm tới.
Như vậy, khi hữu sự, Hoa Kỳ sẽ nói chuyện với ai?
Ta có biết những thành phần này là ai không, và đã liên lạc với họ chưa? Hay là sẽ như tại Ai Cập, để chính quyền Ai Cập quyết định lấy? Cũng thế, cho đến nay, chúng ta chỉ tập trung chú ý vào vùng duyên hải trong khi đa số diện tích còn lại là nơi sinh sống của các sắc tộc thiểu số, thí dụ như Tân Cương hay Tây Tạng.
Nếu chúng ta lại sai lầm trong chánh sách kết ước của mình và bị bất ngờ thì sẽ làm gì khi hệ thống chính trị của Trung Quốc bị tan rã?
***
Trong phần thảo luận, có nhiều người nêu ý kiến là Trung Quốc sẽ không chuyển hoá sang chế độ dân chủ. Nếu có đột biến rất nhanh thì đấy là do Quân đội. Từ hàng tướng lãnh sẽ có người bước ra lãnh đạo.
Rút kinh nghiệm từ Bắc Phi, chúng ta có thể nêu câu hỏi, lãnh đạo quân đội ấy gồm có những ai? Trong nhiều năm qua, chúng ta cố gắng đối thoại về quân sự và xây dựng quan hệ với các tướng lãnh Trung Quốc qua nhiều lần gặp gỡ trao đổi. Chúng ta có điện thoại riêng hay điện thư của các tướng lãnh ấy không, để nếu cần thì còn liên lạc và hỏi han?
Một giả thuyết thứ hai, Trung Quốc có thể rơi vào hấp lực cũ của lịch sử, là tan thành hai mảnh kinh tế tại hai khu vực Nam Bắc. Thậm chí ba mảnh nếu kể cả các tỉnh miền Tây. Có khi còn nhiều hơn nữa.
Có người nêu ngược vấn đề: thật ra, đảng Cộng sản Trung Quốc đã thành công khi nuôi dưỡng nỗi sợ động loạn trong tâm tư người dân và tiêu diệt mọi giải pháp thay thế. Vì vậy khi đảng bị khủng hoảng, chưa chắc là các địa phương đã có người đứng lên giành lấy quyền bính.
Nhưng, đã nói về chuyện bất lường thì cũng cần nhìn lại Trung Quốc.
Trung Quốc không có một khối nhất thống như bên ngoài lầm tưởng, Và "phép vua thua lệ làng", "quan trên ở xa bản nha thì gần", "Hoàng đế thiết triều ở Bắc Kinh, nhưng Bắc Kinh lại ở rất xa", là những quy luật thực tế của xã hội và chính trị Trung Quốc. Biết đâu chừng, nhiều thế lực của đảng ở tại các địa phương sẽ trở lại trò cát cứ đã từng thấy trong lịch sử xứ này?
***
Câu chuyện trên không là một giai thoại.
Năm 2000, Chính quyền Bill Clinton đã tháo gỡ một rào cản là quy chế "tối huệ quốc" – quan hệ ngoại thương bình thường và vĩnh viễn PNTR – cho Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Mục tiêu là kết ước và hội nhập để giúp Trung Quốc chuyển hóa một cách hòa bình sang chế độ dân chủ chính trị nhờ tự do kinh tế. Nhưng Quốc hội Hoa Kỳ khi ấy cũng đã thủ thế và ban hành đạo luật thành lập một cơ quan có nhiệm vụ duyệt xét sự chuyển hoá này.
Xin sơ lược về Hội đồng Duyệt xét Quan hệ Mỹ-Hoa về Kinh tế và An ninh (United States-China Economic and Security Review Commission, viết tắt là USCC). Hội đồng có nhiệm vụ nghiên cứu và phúc trình lên Chủ tịch Thượng viện và Hạ viện về tình hình kinh tế và an ninh lẫn các đòn phép của Trung Quốc để thẩm định xem những gì có thể đe doạ quyền lợi và an ninh của Hoa Kỳ. Do lãnh đạo của hai đảng tại hai viện, Hội đồng quy tụ nhiều chuyên gia về Trung Quốc của Hoa Kỳ và mời các học giả hoặc giới hữu trách Mỹ về kinh tế, tài chánh, ngoại giao, an ninh, v.v, điều trần về rất nhiều khía cạnh của Trung Quốc.
Hàng năm, Hội đồng vẫn đúc kết các nhận định và kết luận để trình bày lên Quốc hội những đề nghị cụ thể trong đối sách với Trung Quốc. Việc điều trần, thảo luận và báo cáo đều được công khai hoá. Việc các cơ quan hữu trách tiến hành những quyết định như thế nào thì có lẽ thuộc vào một diện khác!
Hôm 25 Tháng Hai, Hội đồng thảo luận về cả trăm khía cạnh khác nhau về tình trạng nội loạn và nguy cơ khủng hoảng của Trung Quốc. Và cho rằng Hoa Kỳ không nên lại bị bất ngờ nữa.
Một điều bất ngờ là giới hữu trách trong Hội đồng đã thảo luận về sự sụp đổ của Trung Quốc! Của đảng Cộng sản hay hệ thống chính trị? Của nền kinh tế nhiều phần sẽ bị suy trầm và từ đó gây ra động loạn, v.v....
Xuyên qua đó, những người lãng mạn đã có thể tưởng tượng đến một kịch bản, hay một âm mưu của Hoa Kỳ, nhằm xé Trung Quốc làm năm mảnh! Chuyện ấy có đúng hay không thì chúng ta chưa thể biết mà chỉ có thể bình cho vui. Duy có một điều đáng chú ý là người Mỹ đã bàn đến chuyện "khi nước Tầu có loạn". Mà lại còn mời những người am hiểu đến bàn công khai nữa.
Nếu nhớ đến chữ "lộng giả thành chân", ta có thể kết luận: "nghi quá!...”

Nguyễn Xuân Nghĩa.

KHÁNH THÀNH NHÀ VIỆT NAM




KHÁNH THÀNH NHÀ VIỆT NAM TẠI NAUY.

Dưới bầu trời trong vắt lác đác điểm mưa thu, căn Nhà Việt Nam như nghiêng mình đón ánh nắng chiều rực rỡ cuối ngày. Hôm nay, thứ sáu ngày 26 tháng 8 năm 2011 vào lúc 5 giờ chiều Cộng đồng Việt Nam tỵ nạn hân hoan chào đón ông Fabian Stang, Đô trưởng thành phố Oslo cắt băng khánh thành Nhà Việt Nam, tọa lạc tại trung tâm Oslo (Møllergata, 46, Oslo 1) với tràn pháo tay ròn rã vui mừng của mọi người. Trong khi trước đó đội Lân Hội Người Việt Tỵ Nạn cùng hợp tác với đội Lân Hoàng Kim Đường đem hết tài nghệ biểu diễn trước công chúng.

Bé Lan Anh, 12 tuổi, với cây phong cầm qua nhạc bản "Det blåser fra øst" cũng là lúc để khách và chủ vào trong yên vị; kế đó, bé Đoàn Nhu, 11 tuổi với dương cầm qua nhạc bản "Marsz Turecki". Anh Nguyễn Đức Hóa, Hội trưởng Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Oslo & Vùng Đông ngỏ lời chào quan khách, anh Hóa nhấn mạnh: "Chúng tôi, ngày hôm nay rất hãnh diện tiếp đón ông Đô trưởng Oslo tại căn nhà này". Anh Hội trưởng qua đó cũng nói về sinh hoạt của tập thể người Việt tỵ nạn từ những thập niên về trước, thời mà ông cựu Hội trưởng Phí Ngọc Hải đã đặt nấc thang đầu tiên với danh xưng "Hội Thân Hữu Người Việt Tự Do tại Na Uy" mãi cho đến nay trải qua bao thăng trầm để chúng ta có một căn nhà chung khá khang trang và bề thế với danh xưng "Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Na Uy" (Det vietnamesiske flyktningeforbund i Norge/DVFF) với sự kết hợp chặt chẽ của các Chi hội địa phương trực thuộc như: Oslo, Lørenskog, Tønsberg, Trondheim, Stavanger.

Nhân đây anh Hội trưởng cũng cho biết, tính đến đầu năm 2010 con số người Việt sinh sống tại Na Uy đã lên đến 20.700 người và phần đông quần tụ tại Oslo. Kế đó anh Nguyễn Đức Hóa thông tin về một số sinh hoạt của Hội. Nhà Việt Nam cũng rất quan tâm đến giới trẻ, mong muốn làm sao Nhà Việt Nam là nơi gặp gỡ của thanh thiếu niên. Anh Hóa cũng cho biết Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài có ghi nhận số tiền quỹ Xây Dựng Tượng Đài Tỵ Nạn của đồng hương đóng góp tính đến nay đã lên đến 1 triệu 6 trăm 30 chục ngàn kroner (một tràn pháo tay vui mừng nổi lên từ phía cử tọa); và nhân mùa bầu cử tháng 9-2011, một Ủy ban có tên VINOVALG (Vietnamesere i Norge til valg) do Hội Người Việt Tỵ Nạn thành lập đã hoạt động từ tháng 4 năm nay, mục đích vận động đồng hương đi bầu đông đảo trong mùa bầu cử này, VINOVALG sẽ có chương trình vận động và hướng dẫn đồng hương đi bầu vào ngày 4 tháng 9 tới đây, cũng tại Nhà Việt Nam.

Nói về sinh hoạt của Nhà Việt Nam trong tương lai gần, anh Nguyễn Đức Hóa giới thiệu các dự kiến sẽ thực hiện như: mở lớp dạy tiếng Việt cho trẻ em Việt và cho người Na Uy muốn học tiếng Việt (điều khích lệ đã có một thanh niên Na Uy ghi danh ngay tại chỗ); lớp dạy kèm Toán Lý Hóa đủ trình độ; lớp tiếng Na Uy cho người bắt đầu học lại; lớp nhạc dương cầm, vỹ cầm, tây ban cầm; lớp học vi tính cho người lớn tuổi; lớp võ gia truyền Bình Định v.v... Ngoài ra trong dịp này bích chương quảng cáo "Lớp Việt ngữ Nhà Việt Nam" sẽ khai giảng vào ngày 17-9-2011 cũng được phổ biến đến đồng hương.

Để kết thúc phần trình bày, anh Hội trưởng không quên giới thiệu và cám ơn anh Nguyễn Minh Tuấn, một người đầy nhiệt huyết đã tận tình đứng ra đảm trách hết mọi công việc, xem như một "Daglig leder" của Nhà Việt Nam. Đồng thời anh Hội trưởng cũng chân thành cám ơn hết tất cả mọi người đã tận tình giúp đỡ cả tài lực lẫn vật lực để căn Nhà Việt Nam tương đối khang trang như chúng ta đã thấy.

Với tài ăn nói duyên dáng của người dẫn chương trình, Huỳnh Phương giới thiệu ông Đô trưởng Fabian Stang lên máy vi âm trước tràn pháo tay nhiệt liệt. Trước hết ông Đô trưởng bày tỏ sự vui mừng được tới dự buổi lễ khánh thành Nhà Việt Nam hôm nay. Ông nói: "Tôi biết rất rõ về người Việt Nam ở tại Na Uy này. Quý vị luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, mà đoàn kết một cách rất là chặt chẽ. Nói về tầng lớp trẻ, thì các bạn trẻ Việt Nam học hành rất giỏi và thành đạt....". Ông Fabian Stang cũng quan tâm đến Nhà Việt Nam, khi mà căn nhà nằm ở ngay trung tâm thành phố thì chắc chắn chi phí sẽ rất cao và cần nhờ đến sự giúp đỡ của cơ quan tài trợ. Cuối cùng ông Đô trưởng nhấn mạnh, muốn tránh thảm họa kinh hoàng của 22 tháng 7 vừa qua thì tất cả chúng ta phải có sự hợp quần và đoàn kết, nhất là nên lưu tâm đến sự phát triển của các Hội đoàn... Dứt lời, ông Đô trưởng được Nhà Việt Nam trao tặng hoa và phù hiệu cờ Việt Nam-Na Uy làm kỷ niệm.

Một lần nữa ông Đô trưởng cũng được hân hạnh mời cắt bánh khánh thành Nhà Việt Nam. Sau đó, khách chủ cùng dùng trà bánh. Một bản độc tấu tây ban cầm được trổi lên bởi người bạn trẻ Joachim-Ivo Di-Mattia Martinsen. Hai bé Thúy Vi và Tường Vi với 2 chiếc áo dài màu cánh sen tha thướt thay đổi không khí qua vũ điệu "múa quạt" làm cho quan khách chú tâm theo dõi. Rồi hai bé Nghi và Sofie với điệu vũ POP sôi động duyên dáng trước sàn nhảy.

Cuối cùng ông Uahid Alai, trách nhiệm khu phố (Styre formann) được Ban Tổ chức giới thiệu trước cử tọa.

Sau khi ông Fabian Stang ra về, bà con đồng hương vẫn còn nấn ná để hàn huyên tâm sự, và cũng để thưởng thức một chương trình ca nhạc "cây nhà lá vườn" thật vui nhộn cho đến gần nửa đêm.

Buổi lễ khánh thành Nhà Việt Nam với sự hiện diện đông đảo của đại diện tôn giáo, tổ chức, hội đoàn, cùng đồng hương phần đông là cư dân ở Oslo, và một số đến từ các vùng phụ cận và các thị trấn xa như: Tønsberg, Drammen, Heggedal, Brumunddal, Hamar, Kongsvinger v.v... qui tụ gần 200 người, và những người chậm chân đã không còn ghế ngồi, một số người tham dự ngoài dự trù và cũng là niềm khích lệ vô cùng lớn đối với Ban Tổ chức. Sự kiện này đã nói lên được ý chí hợp quần của Cộng đồng Việt, chứng tỏ sức mạnh tổng hợp đến từ Cộng đồng Việt, khiến những kẻ còn đứng bên kia lằn ranh phải ngại ngần cúi mặt.

Phạm Sĩ Việt.

Ðừng Mắc Mưu Bọn Việt Cộng Nằm Vùng



Ðừng Mắc Mưu Bọn Việt Cộng Nằm Vùng.

Cuộc chiến Việt Nam mặc dầu đã được kết thúc trên ba chục năm nay, nhưng nhiều người vẫn còn tự hỏi: “Quân đội của chúng ta hùng mạnh như vậy, tinh thần chiến đấu của quân đội chúng ta anh dũng như vậy, nhiều quân nhân còn xâm chữ “Sát Cộng” vào cánh tay, còn đồng bào ta thì sợ Việt Cộng như cùi, như hủi, bọn chúng tới đâu là đồng bào ta bỏ chạy tới đó, vậy mà tại sao chúng ta lại thua Cộng Sản?”

Đành rằng nguyên nhân gần và trực tiếp là vì chúng ta bị đồng minh (tức Hoa Kỳ) bỏ rơi, nhưng còn nguyên nhân sâu xa là gì? Đã có rất nhiều chính trị gia, chiến lược gia, sử gia (Việt Nam cũng như ngoại quốc) đã phân tích và đưa ra rất nhiều lý do - chủ quan cũng có, khách quan cũng có - nhưng chưa thấy tác giả nào nói tới hai lý do Đạo Đức và Luật Pháp.

Vì đạo đức, nên chúng ta đã không thể hành động như Cộng Sản, là: “thà giết lầm còn hơn tha lầm”. Bắt được những tên Cộng Sản hay những tên Việt Gian "Ăn Cơm Quốc Gia Thờ Ma Cộng Sản", chúng ta vẫn đối xử với chúng một cách nhân đạo.

Hẳn chúng ta còn nhớ, vào khoảng năm 1955-1956, một phong trào có tên là "Phong Trào Hòa Bình" đã được các tên như: Phạm Huy Thông, Lưu Văn Lang, Trần Kim Quan v.v…thành lập. Đây là một phong trào Thiên Cộng, hoạt động với mục đích hỗ trợ cho Việt Cộng nổi dậy. Nhưng khi bị phá vỡ (và bị bắt), thì chính phủ Ngô Đình Diệm cũng chỉ tống xuất một vài tên chủ mưu qua cầu Hiền Lương (ra Bắc) mà thôi.

Đến đầu năm 1965, cũng có một phong trào khác mang tên tương tự là “Phong Trào Tranh Đấu Bảo Vệ Hòa Bình" do những tên Việt Gian "Ăn Cơm Quốc Gia Thờ Ma Cộng Sản" thành lập. Như Thượng Tọa Thích Quảng Liên; Bác Sĩ Thú Y Phạm Văn Huyến; Nhà Báo Phi Bằng tức Cao Minh Chiếm; Giáo Sư Tôn Thất Dương Kỵ; Bác Sĩ Lê Khắc Quyến.. v..v… Gần 30 thành viên của phong trào này đã bị bắt giữ, trong đó có Cao Minh Chiếm, Tôn Thất Dương Kỵ và Phạm Văn Huyến. Tướng Nguyễn Chánh Thi đã đề nghị thả dù bọn này ra bắc vĩ tuyến 17 tức bên kia cầu Hiền Lương cho Việt Cộng. Nhưng Thủ Tướng Phan Huy Quát vì lý do nhân đạo, sợ làm như vậy bọn chúng có thể gẫy chân, què tay vì bọn chúng đâu biết nhẩy dù, nên đã lấy cớ rằng nếu làm như vậy thì quốc tế sẽ chỉ trích, và chỉ đồng ý giải giao bọn chúng cho Việt Cộng bằng đường bộ qua cầu Hiền Lương.

Vì luật pháp, chúng ta cũng không thể cho chúng "mò tôm" (như bọn Cộng Sản đã làm đối với những Người Quốc Gia) mà chúng ta phải đưa chúng ra tòa để xét xử theo luật pháp. Nhiều khi chúng ta còn rất nhẹ tay với chúng. Dù có tội, thì cũng chỉ giam giữ ít lâu rồi lại thả ra. Trường hợp tử hình, thật là hiếm. Không những thế, nhiều khi còn để tình cảm lấn áp. Do đó, có những trường hợp kẻ bị bắt có thế lực hoặc có liên hệ với các ông lớn trong chính quyền VNCH được can thiệp và cho tại ngoại ngay từ lúc mới bị bắt, hoặc được cho biết trước để chạy trốn hay phi tang chứng cớ. Trường hợp điển hình là trường hợp của Trần Đình Ngọc, giáo sư trường Đại Học Khoa Học Saigon; vì có hoạt động cho Việt Cộng nên bị bắt. Ông Nguyễn Chung Tú, Khoa Trưởng Trường Đại Học Khoa Học Saigon đã lấy tư cách và uy tín của mình để bảo lãnh cho ông Ngọc. Vì thế, ông Ngọc không những đã được tại ngoại mà cũng chẳng phải ra toà lãnh một án nào cả.

Trong Tết Mậu Thân 1968, đã không thiếu gì những tên Việt Cộng giết người một cách dã man, giết người một cách vô tội vạ, giết người hàng loạt, vậy mà đâu có ai đưa bọn chúng ra tòa? Còn chúng ta, nếu vì quá tức giận trước những hành động độc ác, dã man của bọn chúng, rồi tự ý giết một tên Việt Cộng nào đó, thì dù cho ta có đầy đủ lý do chính đáng đến đâu đi nữa, cũng vẫn bị kết tội là dã man, là vô nhân đạo! Nếu không bị đưa ra tòa, thì cũng bị nhiều người phê bình và thế giới nguyền rủa. Đó là trường hợp của Tướng Nguyễn Ngọc Loan, đã xử tử tên Việt Cộng Nguyễn Văn Lém (tự Bẩy Lớp), kẻ đã sát hại cả gia đình một vị Sĩ Quan Cảnh Sát vào Tết Mậu Thân 1968.

Ngày nay, ở hải ngoại cũng vậy. Những Người Chống Cộng luôn luôn bị một số người thích vịn vào lý do Đạo Đức, Văn Hóa (để) chỉ trích. Nếu chống cộng hăng say quá thì bị họ chỉ trích là quá khích. Nếu dùng từ ngữ mạnh mẽ quá, hay bình dân quá, thì sẽ bị họ phê bình/chỉ trích là ấu trĩ, là thiếu văn hóa, là phản tuyên truyền. Có khi còn bị họ nhục mạ là hạ cấp, là vô học này nọ.

Bọn Việt Cộng ăn gian nói dối cả trăm ngàn lần, nhưng dân chúng sống trong nước đâu ai dám nói gì!

Trái lại, ở hải ngoại, nếu có ai vì chống cộng mà nói sai một chút, nói quá lời một chút (mà đâu có phải nói họ, chỉ là nói bọn Việt Cộng hoặc bọn Việt Gian Cộng Sản) là sẽ bị họ chỉ trích/phê bình liền. Thậm chí sẽ còn bị họ mạ lỵ.

Bọn người này, không biết họ thuộc loại nào?

Có thể là bọn Việt Cộng nằm vùng, có thể là bọn Việt Gian Cộng Sản, cũng có thể chỉ vì cảm tình cá nhân. Nhưng nếu ta nói ra, chỉ mặt, thì họ lại la làng là bị chụp mũ này, mũ nọ. Có điều chắc chắn, là ta không bao giờ thấy họ viết một bài nào chống cộng, hoặc nếu có thì cũng chỉ hời hợt, vô thưởng, vô phạt để chứng tỏ ta đây cũng là "Người Chống Cộng"...

Còn khi viết những bài viết để chỉ trích những Người Chống Cộng thì họ phê bình/chỉ trích tới nơi, tới chốn!

Gọi ngụy quyền Cộng Sản Việt Nam là Chính Quyền Việt Nam mà bị chỉ trích thì đã đành. Nhưng viết hai chữ Cộng Sản là CS hay Việt Cộng là VC mà cũng bị chỉ trích, hoặc khi ta gọi bọn bưng bô cho Việt Cộng (làm lợi cho Việt Cộng) là Việt Gian Cộng Sản mà cũng bị chỉ trích, thì thật là hết chỗ nói!

Trong khi đó, bọn Việt Cộng đang tung ra hải ngoại không biết là bao nhiêu là cán bộ đội lốt ca sĩ; "du sinh"; thầy tu; bất đồng chính kiến ..v.v…thì chẳng thấy những người này nói tới.

Chính vì vậy, mà ngày nay, "văn hóa phẩm" của Việt Cộng tha hồ bày bán trên thị trường hải ngoại, và bọn Việt Gian/bọn tay sai Cộng Sản tha hồ tung hoành để tổ chức đại nhạc hội gây qũy từ thiện, nhiều khi bọn chúng còn dám tổ chức triển lãm, hội thảo nữa, mà cũng chẳng mấy ai dám nói tới, nên càng khiến cho bọn chúng thêm lộng hành.

Trường hợp Cô Tím và "Căn Nhà May Mắn" là một thí dụ điển hình.

Cô được Hội Người Việt tại San Fernando Valley, California tổ chức buổi "Văn Nghệ Gây Quỹ" cho cô vào ngày 25 tháng 10 năm 2008. Cô Tím không những không chào cờ Việt Nam Cộng Hòa đã đành, cô còn ra lệnh cho ông Chủ Tịch Richard Mười Trương và những người trong ban tổ chức phải dẹp bỏ Cờ Càng Ba Sọc Đỏ đi, thì cô mới chịu "đăng đàn" nói chuyện. Vậy mà ông Chủ Tịch Mười Trương và những thành viên trong ban tổ chức cũng răm rắp nghe theo (?). Thà cứ như chùa Pháp Vân ở Canada trong buổi gây qũy cho cô Tím, chẳng cờ quạt gì cả còn hơn. Đằng này, ông Chủ Tịch Mười Trương cũng chào cờ Quốc Gia, cũng hát quốc ca VNCH, cũng mặc niệm, nhưng khi nhân vật chính là cô Tím, lên diễn đàn nói chuyện, thì ông lại nghe lệnh cô Tím để dẹp Cờ Vàng đi. Hành động này không khác gì mượn danh từ thiện để hạ nhục Cờ Quốc Gia VNCH! Ấy vậy mà vẫn còn có kẻ bênh vực cho cô Tím, vẫn đòi hỏi phải có bằng cớ rõ ràng, mới có thể kết tội cô là người của Việt Cộng. Chắc bọn Việt Gian Cộng Sản muốn chúng ta phải trưng ra thẻ đảng viên của cô, hay ít nhất cũng phải có giấy công tác của cô do Việt Cộng cấp (?).

Và gần đây, ngày 7/5/09, Tiêu Dao Bảo Cự, một tên bất đồng chính kiến cuội, đã được bọn Việt Cộng cho sang Hoa Kỳ và đã tới trường Đại Học Berkeley, thuyết trình về nhà thơ Hữu Loan, với bài thơ Đồi Tím Hoa Sim, nhưng chẳng thấy y nói gì tới bài thơ Đồi Tím Hoa Xim, mà chỉ thấy y khuyến dụ sinh viên về nước giúp ngụy quyền Cộng Sản Việt Nam.

Ngày nay, bọn Việt Cộng đã biết rằng cái "chính nghĩa" của chúng (do sự tuyên truyền và bịp bợm mà có) không còn có thể che dấu ai được nữa, nhất là với đồng bào hải ngoại. Do đó, chúng đã tìm mọi cách để xâm nhập vào cộng đồng Người Việt Hải Ngoại, để tìm cách chia rẽ và phá hoại sự đoàn kết của chúng ta.

Chúng như con bạch tuộc!

Nếu con bạch tuộc có nhiều chân, thì bọn Việt Cộng lại có nhiều tiền. Bọn chúng sẵn sàng tung tiền ra để mua chuộc những thành phần lưu mamh, ham danh, hám lợi. Những thành phần ngu dốt, mê muội, tưởng chế độ Cộng Sản đã thay đổi, tưởng chúng thật sự muốn "hòa hợp - hoà giải" với Người Quốc Gia để xây dựng đất nước. Do đó, chúng ta thấy ở bất cứ nơi nào, hội đoàn nào, diễn đàn nào, cũng có đầy dẫy nhưng kẻ luôn luôn tìm cách phá thối, lũng loạn, để gây chia rẽ.

Tóm lại, đã gọi là chống cộng thì phải chống cộng tới nơi, tới chốn. Bởi vì bọn Việt Cộng là một bọn cướp vô học. Mà không những vô học, bọn chúng còn dã man, còn tàn bạo như dã thú. Chống chúng, ta không thể dùng những lý lẽ của Khổng Tử, những lời dạy của Đức Phật hay của Đức Giê-Su, mà ta phải dùng lời lẽ của những bà mẹ nông dân Việt Nam, hay ít nhất cũng phải là những lời lẽ của những người bình dân đang bị VC cướp của, cướp nhà hiện nay. Những ai không chống cộng hay không dám chống cộng vì còn muốn về Việt Nam làm ăn với Việt Cộng hay về Việt Nam để ăn chơi du hí, thì xin hãy im mồm lại, để người khác chống cộng. Đừng giở trò Đạo Đức Giả, đừng làm "Quân Tử Tàu", mà chỉ trích người khác.

Thật buồn, khi thấy trên các báo chí cũng như trên các diễn đàn, những bài chống cộng thì ít mà những bài chống nhau thì nhiều! Chúng ta phải coi chừng, đừng mắc mưu bọn Việt Cộng nằm vùng hoặc bọn Việt Gian Cộng Sản, rồi quên đâm thẳng mũi dùi vào bọn Việt Cộng, mà lại quay mũi dùi đâm vào anh em. Nếu không, chúng ta sẽ còn thua Việt Cộng dài dài.

Cổ nhân đã dạy :
"Đi với Bụt, mặc áo Cà Sa,
Đi với Ma, mặc Áo Giấy."

Lê Duy San.

Những Tiếng Gõ Cửa Vào Ban Ðêm



Những Tiếng Gõ Cửa Vào Ban Ðêm.

Kỷ niệm sớm nhất tôi còn giữ được trong ký ức về những tiếng gõ cửa ban đêm như thế là vào cuối năm 1963, lúc chế độ ông Ngô Đình Diệm vừa sụp đổ. Cuộc sống ở quê tôi, tận đáy cùng của huyện Đại Lộc thuộc tỉnh Quảng Nam, trước và sau cuộc đảo chính, thay đổi hẳn. Trước, tuy nghèo, nhưng khá êm đềm. Buổi tối, bọn trẻ con chúng tôi vẫn có thể tụ tập chơi trò trốn kiếm, chạy rong hết khu vườn này sang khu vườn khác. Sau, hình như không lâu lắm, một đêm tự dưng nghe tiếng chó sủa rộ lên khắp xóm.

Cả nhà tôi thức dậy. Ba mẹ tôi, vốn đã có nhiều kinh nghiệm từ thời kháng chiến, hình như hiểu ngay chuyện gì đang xảy ra, không giấu được sự căng thẳng. Mẹ tôi ra hiệu, ba tôi lẳng lặng mở cửa sau, chui ra đám ruộng sau vườn. Mẹ tôi dặn nhỏ bọn chúng tôi: “Ba đi làm, tối nay không về nhà!” Mấy anh em đồng loạt gật đầu dù chẳng hiểu chuyện gì cả. Lát sau, có tiếng gõ cửa. Mẹ tôi ra mở. Có tiếng đàn ông quát tháo: “Anh Bảy có ở nhà không?” Mẹ tôi líu ríu: “Tối nay anh ấy trực ở bệnh viện”. Lại vẫn giọng người đàn ông ấy: “Nhớ bảo anh ấy là bọn chúng tôi về thăm đấy nhé!” Rồi thôi. Họ quay lưng đi. Đó là lần đầu tiên “quân giải phóng” về “thăm” làng tôi kể từ sau Hiệp định Geneva.

Dù không hề đi lính hay làm việc gì cho chính quyền, ba tôi vẫn sợ hãi những người “giải phóng quân” ấy đến độ suốt đêm nằm ngoài bờ ruộng; đến tận sáng trắng, biết chung quanh đã yên vắng hẳn, mới dám lần vào nhà. Những tối hôm sau, ba tôi ở lại hẳn trong bệnh viện trên quận. Ở nhà, chúng tôi lại giật mình từng đêm khi nghe tiếng chó sủa và những tiếng gõ cửa. Rồi giọng thăm hỏi dần dần biến thành giọng hăm he. Cuối cùng, ba mẹ tôi quyết định dọn cả nhà ra Đà Nẵng. Bỏ lại quê ngôi nhà gạch mới vừa xây xong.

Suốt thời chiến tranh sau đó, tôi không còn bị ám ảnh bởi tiếng gõ cửa vào ban đêm nữa nhưng lại bị ám ảnh về những tiếng pháo kích. Nhiều lúc, đang ngủ say, ba mẹ tôi lôi cả bọn dậy, gần như ném vào chiếc hầm lộ thiên làm bằng bao cát bên hè nhà. Nằm ở đó, cả gia đình run lập cập nghe tiếng pháo kích chát chúa hay giòn tan đâu đó. Năm phút. Mười phút. Đến lúc không khí có vẻ vắng lặng hẳn, ba mẹ tôi mới cho con cái vào nhà và leo lên giường ngủ tiếp để sáng hôm sau, dậy thật sớm, chạy đi thăm dò xem có ai bị trúng đạn hay không.

Cảm giác hãi hùng vì những tiếng gõ cửa ban đêm ấy lại sống dậy vài năm sau 1975. Bản thân tôi, thành thực mà nói, chẳng có gì lo sợ. Dạo ấy, ở Sài Gòn, tôi tiếp tục đi học, và sau, đi dạy. Nhưng trong nhà tôi ở bao giờ cũng có một số anh em bà con trốn nghĩa vụ quân sự đến ngủ nhờ. Từ ngoài Trung vào hoặc từ tỉnh lên, ban ngày họ đi lang thang đâu đó ngoài phố; tối mới rón rén về nhà. Không những với họ, mà còn cả với tôi nữa, không có gì kinh khiếp cho bằng những tiếng gõ cửa sau 12 giờ đêm. Chắc chắn đó là tiếng gõ cửa của công an khu vực đến kiểm tra hộ khẩu. Có lần, bí quá, một thằng em tôi chui ngay xuống gầm giường cô em họ trốn. Cô em tôi, rất nhanh trí, tung mềm, nằm giang chân ra, vờ như ngủ say. Khi công an khu vực mở cửa, thấy một phụ nữ đang ngủ say trong cái tư thế hớ hênh như thế, có lẽ ngại, vội vã quay ra. Em tôi thoát.

Những kinh nghiệm như thế, những người cùng tuổi tôi hay hơn, có lẽ ít nhiều đều trải qua.

Gần đây, đọc báo mạng trong nước, tôi lại thấy xảy ra cái cảnh công an đến gõ cửa nhà dân chúng vào buổi tối như thế. Lần này, những người bị gõ cửa đều là những người tương đối có tiếng tăm. Lý do công an đến gõ cửa nhà là vì họ tham gia vào các cuộc biểu tình chống các hành động xâm lấn ngang ngược của Trung Quốc. Cho đến bây giờ, dường như chưa ai bị bắt sau những lần gõ cửa như thế. Nhưng tương lai thế nào, ai biết được?

Riêng tôi, đọc những chuyện như vậy, những kỷ niệm cũ tự dưng sống dậy. Lại thấy gai gai rờn rợn trong người. Té ra, mấy chục năm rồi, mình vẫn không quên được.

Nguyễn Hưng Quốc.

Sài Gòn Mãi Mãi Là Sài Gòn



Sài Gòn Mãi Mãi Là Sài Gòn.

Sài Gòn, tự nó đã đầy đủ ý nghĩa. Không cần phải thêm thủ đô hay thành phố gì cả. Hai chữ Sài Gòn đã in sâu vào từng tâm hồn của ngưòi dân Việt Nam mà còn quen thuộc với người ngoại quốc với tên gọi không có dấu: “Saigon”.

Để rồi từ đó mọi người đều có thể viết chữ Sài Gòn dính liền lại với nhau mà không bỏ dấu “SAIGON”.

Không biết bao nhiêu bài luận văn của các em học sinh từ tiểu học đến trung học tả về Saigon. Không biết bao nhiêu thi sĩ, nhạc sĩ viết về Saigon. Saigon nằm soi mình bên dòng sông cùng tên Saigon, thật lãng mạng và kêu ngạo cùng tuế nguyệt.

Chúng ta hãy lắng động tâm hồn để tìm về sự mộc mạc của người Việt Nam đối với Saigon thân yêu.

1. Thưa cô đi đâu?

- Saigon.

2. Bà ngoại đi đâu?

- Lên Saigon.

3. Mầy từ đâu về?

-Từ Saigon.

Chỉ cần một chữ Saigon là đầy đủ rồi.

Nhưng hơn 36 năm qua, Saigon bị mất tên, bị thay thế bằng tên của quái vật Hồ Chí Minh. Sàigon ngậm ngùi tức tưởi, thổn thức với lời ca trong bài Vĩnh Biệt Saigon: “...ta mất người như người đã mất tên ”.

Người Cộng Sản Việt Nam rất lấy làm hãnh diện với cái gọi thành phố Hồ Chí Minh. Cái tên nghe vừa dài vừa chói tai, lúc nào cũng phải thêm chữ “thành phố”. Nếu thiếu chữ “thành phố” thì nguy to. Bởi vì kêu Hà Nội thì ai cũng hiểu là điạ danh Hà Nội, nhưng kêu Hồ Chí Minh khơi khơi thì có khi người ta không biết kêu cái quái gì?

Bây giờ xin mời những người Cộng Sản Việt Nam cùng chia xẽ có nên để tên Hồ Chí Minh hay nên trả tên lại cho Saigon. Nếu quí vị nhất định khư khư giữ nguyên tên Hồ Chí Minh, thì nên cùng thưởng thức những mẫu chuyện và truyền khẩu từ ngưòi này sang người khác, từ nơi này sang nơi khác mà tạm gọi là truyền khẩu dân gian, hãy xem như một cuộc trưng cầu dân ý có được không?

1. Bây giờ nói về tệ nạn xã hội:

- Người ta thường kêu là “Du Đãng Saigon” nay xin sửa lại: “Du Đãng Hồ Chí Minh”

- Saigon ngày xưa ít thấy bây giờ Saigon nhiều quá. “Đĩ Saigon” xin đổi lại là “Đĩ Hồ Chí Minh”

- Saigon ngày xưa ít thấy mấy thằng điếm bây giờ phải coi chừng mấy thằng điếm. “Điếm Sàigon” xin đổi lại là “Điếm Hồ Chí Minh”.

2. Bây giờ nói về dân gian:

Khi nói đến dân gian thì không phải như viết văn chương, chỉ nói tắt hiểu là được. Không cần chính tả hay văn phạm.

- Mầy lấy vợ ở đâu? dạ em lấy vợ Saigon. ”Lấy vợ Saigon" xin đổi lại là “Lấy vợ Hồ Chí Minh”.

- Chị mua gà ở đâu? mua gà Saigon. Gà Saigon xin đổi lại là “Gà Hồ Chí Minh”.

- Đi Saigon nhớ coi chừng chó, chó Saigon dữ lắm. “Chó Saigon” xin đổi lại là “chó Hồ Chí Minh”

- Má ơi lên coi truyền hình kìa xe đụng ghê lắm. Xe đụng chỗ nào? Xe đụng Saigon. Xe đụng Saigon xin đổi lại là “xe đụng Hồ Chí Minh.”

- Thịt chó Saigon ăn ngon quá. Thịt chó Saigon xin đổi lại là “thịt chó Hồ Chí Minh”

- Đừng làm giả đồ của Pháp bị bắt đó nghe. Vỏ Paris, ruột Saigon là
phạm pháp. Xin đổi là: “Vỏ Paris, ruột Hồ chí Minh”.

- Saigon nóng đổ mồ hôi, xin đổi lại là “Hồ Chí Minh nóng đổ mồ hôi”.

- Saigon nóng muốn lột quần lột áo. Xin đổi là “Hồ Chí Minh nóng muốn lột quần lột áo”.

- Đi Saigon thì phải mua giầy da Saigon. Xin đổi lại “Giầy da Hồ Chí Minh”

- Gió thổi mạnh quá nên nhà Saigon bị sập. Xin đổi lại ‘nhà Hồ Chí Minh bị sập’.

Và còn nhiều nhiều lắm lắm.

Hãy cùng nhau qua truyền khẩu dân gian để thay thế cái gọi là Hồ Chí Minh vào “Saigon” để cả 82 triệu người dân Việt Nam có dịp thi thố tài văn chương dân gian của mình để có những trận cười hả hê mà người ta gọi là chuyện cười dân gian.

Trăm năm bia đá cũng mòn,
Ngàn năm bia miệng vẩn còn trơ trơ.

Để người cộng sản Việt Nam hiểu được sức mạnh của quần chúng. Ai đã đổi tên Saigon? Bây giờ họ phải gánh chịu “gậy ông đập lưng ông”.

Các địa danh như, Hà Nội, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Cần Thơ, Cà Mau. Mà hình như tất cả các điạ danh ở Việt Nam chỉ cần nói tên là người ta hiểu được liền đâu cần phải thêm chữ: thành phố hay tỉnh. Vây nói khơi khơi Hồ Chí Minh thì là cái con khỉ khô gì? Thật là cười ra nước mắt.

Chú lơ xe đò gọi hành khách: Saigon không? Saigon đây? Hành khách đứng dưới đường vẫy tay trả lời: Saigon, Saigon. Bây giờ sửa lại: Chú lơ xe đò gọi hành khách: Hồ Chí Minh, không? Hồ Chí Minh đây? Hành khách đứng dưới đường vẫy tay trả lời: Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. Có thể trong đám hành khách đó có cả đảng viên đảng CSVN.

Việc đổi tên Saigon và áp đặt cái gọi là Hồ Chí Minh là do chính những người công sản Việt Nam tạo ra. Nay chỉ xin được dùng cái gọi là Hồ Chí Minh để thay thế những lời nói dân gian. Nghĩa là cứ chỗ nào có chữ Saigon thì thay vào đó là chữ Hồ Chí Minh. Quí vị CSVN nghĩ sao?
Quí độc giả nghĩ sao?

Người cộng sản Việt Nam đã sai lầm giữa địa danh và tên nhân vật, mà cái ác nhất lại là tên của nhân vật được những người cộng sản Viêt Nam sùng bái. Cái thây ma nằm giữa Ba Đình, mỗi năm phải tiêu phí biết bao nhiêu tiền của nhân dân Việt Nam? Người cộng sản sống thì tham nhũng, tham lạm tài sản quốc gia. Người cộng sản chết cũng ăn bám nhân dân Việt Nam, đó chính là cái thây ma Hồ Chí Minh.

Người chết phải trở về cát bụi. Thây ma thì phải đem chôn hay thiêu.
Có một người vào xem xác chết của Hồ Chí Minh, khi về nhà không dám ngủ, mà nhắm mắt lại là thấy ác mộng hay nói đúng hơn là thấy thây ma Hồ Chí Minh. Cuối cùng phải đi xem bác sĩ tâm lý. Bác sĩ tâm lý khuyên: bạn đừng nghĩ tới cái xác đó nữa, cứ xem như nhìn thấy xác của một con vật nào đó, thí dụ như xác con gà, con cá bán ở chợ là được
rồi.”

Đất nước Việt Nam đã bị người cộng sản tàn phá. Không biết bao nhiêu bút mực của các nhà văn, nhà phê bình, nhà bình luận… của rất nhiều
thế hệ lên án. Người cộng sản cần phải thức tỉnh một cách thật sự mà hãy trả lại những gì của Việt Nam cho dân tộc Việt Nam.

Cỏ cây còn biết hờn sông núi.
Giang sơn gấm vóc phải ngậm ngùi.

Saigon phải được trân trọng trả lại tên cho Saigon. Saigon mãi mãi là Saigon.

Kim Thục.

søndag 21. august 2011

“GIẢI PHÓNG”: Nỗi Kinh Hoàng .........



“GIẢI PHÓNG”: Nỗi Kinh Hoàng Của Người Việt Nam.

Ngày nay hầu như nhân loại trên khắp hoàn cầu đều lấy năm Chúa Kitô giáng sinh làm mốc định thời gian, chúng ta đang ở vào năm 2010, tức là 2010 năm kể từ ngày Chúa giáng thế. Nhiều sự kiện khoa học hay lịch sử cũng được xác định dựa trên mốc thời gian này cho dù những dữ kiện đó hoàn toàn không liên quan gì đến niềm tin tôn giáo hay tín ngưỡng. Chẵng hạn nhà toán học Pythagore sinh năm 580 và mất năm 500 trước Công Nguyên trước Công Nguyên…, Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng xảy ra năm 42 sau Công Nguyên. Các văn bản bằng tiếng Anh thì dùng BC (before Christ) hoặc AD (Anno domini) để chỉ những sự kiện xảy ra trước hoặc sau Thiên Chúa giáng thế.

Riêng người Việt nam chúng ta trong Nam ngoài Bắc từ sau 30 tháng tư năm 1975 lại có một mốc định thời gian mới: “hồi trước giải phóng” hay “hồi sau giải phóng”, tất nhiên người Việt mình nghe mãi rồi quen tai và không thấy gì phản cảm khi dùng hoặc nghe cụm từ này… Nhưng khi tôi vô tình dùng nó lúc nói chuyện với một đồng nghiệp người nước ngoài rằng “…after the liberation of the south…” thì ông ta sửng sốt hỏi ngay rằng “… liberation from what?…” – Giải phóng khỏi cái gì? Thì tôi mới hốt hoảng với cách dùng cụm từ này để định mốc thời gian của người Việt bởi đối với hầu hết người Việt, nhất là người miền Nam hoặc đối với cả đồng bào miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 nữa, thì “giải phóng” là một nỗi ám ảnh trong cả đời người.

Còn nhớ ngày 30 Tư năm 1975, lúc đó chúng tôi còn là sinh viên của đại học sư phạm Vinh đã hồ hởi, phấn khởi hò reo meeting nhiều đêm ngày để mừng Miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Chúng tôi tin rằng từ đây đồng bào Miền Nam ruột thịt của chúng tôi sẽ không còn đói rách lầm than và không còn sống trong cảnh “ngụy kềm, Mỹ hãm” nữa. Họ đã được đảng và Bác cùng nhân dân Miền Bắc chúng tôi giải phóng. Và những tháng tiếp theo đó chúng tôi được tận mắt nhìn thấy hàng đàn hàng lủ bọn ngụy quyền ác ôn bị sự trừng phạt của chính quyền cách mạng, của nhân dân miền Bắc và của chính chúng tôi… Số là mỗi tuần một lần. chúng tôi được chính quyền và ban giám hiệu nhà trường thông báo vào những ngày giờ có những ô tô của cục quân pháp chuyển tù cải tạo là những sỹ quan, ngụy quyền ác ôn của chính quyền Mỹ Thiệu đi ngang qua địa phương để đến các trại cải tạo ở mạn ngược. Cùng với đồng bào địa phương, mỗi sinh viên chúng tôi phải chuẩn bị đầy đủ cơ số đá trứng nhặt từ đường ray xe lửa để khi đoàn xe tù đi ngang qua là hô hào toàn dân trút những trận mưa đá lên đầu những tên ngụy quyền ác ôn này, bởi chúng có quá nhiều nợ máu với nhân dân, với đất nước. Và sau mỗi lần trừng trị bọn ngụy quyền ác ôn đó, chúng tôi đều có hội họp, báo công và được tuyên dương khen thửơng, được kết nạp vào đoàn, được vinh dự đứng vào hang ngũ của đảng vì đã đả thương được bao nhiêu sỹ quan ngụy quyền đó. Tất nhiên là cũng có nhiều buổi họp báo công, chúng tôi cũng bị phê bình kiểm điểm vì đã không có trường hợp thương vong nào được ghi nhận trong những vụ “tập kích” đó.

Kết thúc 4 năm đại học với vô số những cuộc tập kích để ném đá vào những xe chuyển tù, rồi chúng tôi cũng tốt nghiệp đại học, rồi được đảng và nhà nước chi viện vào miền Nam để mang ánh sáng văn hóa vào cho đồng bào miền Nam ruột thịt bao năm qua sống trong u tối lầm than vì cứ liên miên bị Ngụy kềm, Mỹ hãm chứ đâu có được học hành gì.

Chúng tôi thực sự choáng ngợp khi xe qua khỏi vùng chiến sự Quảng Trị, đến Huế, đến Đà Nẵng rồi Nha Trang, Sài Gòn rồi về Miền Tây, đến thị trấn Cao Lãnh, đâu đâu cũng lầu đài phố xá chứ có tường đất mái tranh như ở thành phố Vinh chúng tôi đâu!
Nhận xong nhiệm sở từ ty giáo dục Đồng Tháp, chúng tôi được đưa về công tác tại trường trung học sư phạm Đồng Tháp ngay tại trung tâm của thị trấn Cao Lãnh, và tại đây, trong suốt nhiều năm liền chúng tôi được bố trí ở tại khách sạn Thiên Lợi mà chính quyền cách mạng đã tịch biên từ tên tư sản Thiên Lợi… Chúng tôi đi từ choáng ngợp này đến choáng ngợp khác, bởi đây là lần đầu tiên chúng tôi biết được thế nào là “Khách Sạn”, biết được thế nào là lavabo là hố xí tự hoại, bởi cả thành phố Vinh, cả tỉnh Nghệ An chúng tôi hay thậm chí cả miền Bắc XHCN lúc bấy giờ chỉ sử dụng hố xí lộ thiên, để còn dùng nguồn “phân Bắc” này để canh tác, để tăng gia sản xuất theo sáng kiến kinh nghiệm cấp nhà nước của đại tướng Nguyễn Chí Thanh mà được bác Hồ khen thưởng và có thơ ca ngợi rằng:
“Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh
Anh về phân Bắc, phân xanh đầy nhà”
Thậm chí ở xã Hưng Lĩnh, Hưng Nguyên quê tôi lúc bấy giờ còn có cả những vụ án các tập đoàn viên, các hợp tác xã viên can tội trộm cắp phân bắc từ các hố xí của láng giềng để nộp cho hợp tác xã… Tôi thấm thía hơn với những câu thơ ca ngợi miền Bắc đi lên XHCN của Tố Hữu mà ngoài sinh viên học sinh chúng tôi ra thì hầu như cả nhân dân miền Bắc lúc bấy giờ ai cũng thuộc nằm lòng:
“Dọn tí phân rơi nhặt từng ngọn lá
Mỗi hòn than mẩu thóc cân ngô
Hai tay ta gom góp dựng cơ đồ”

Tôi bắt đầu nghi ngờ với cụm từ “giải phóng miền nam” Rồi những trận đổi tiền để đánh tư sản, rồi nhiều nhà cửa của đồng bào bị tịch biên, rồi hàng triệu đồng bào bắt đầu bỏ nước ra đi, nhiều giáo sinh của trường chúng tôi cũng vắng dần theo làn sóng đi tìm tự do đó… tôi bắt đầu hiểu đích thực ý nghĩa của cụm từ “giải phóng niền nam” và bắt đầu cảm thấy xấu hổ cho bao nhiêu năm sống trong niềm ảo vọng mù quáng của bản thân… mà dù ở chừng mực nào cũng được xem là thành phần trí thức trong xã hội.

Dần dần tôi hiểu sâu hơn cái sự mỉa mai chua chát của hai từ “GIẢI PHÓNG” đang được dùng trong kho tàng tiếng Việt của nước nhà “Giải phóng miền nam” thực sự có mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc vô biên và cả sự thịnh vượng nữa với gia sản có thể đột ngột tăng lên cả 16 tấn vàng ròng… những tất nhiên chỉ cho một thiểu số trong xã hội, chỉ chừng 16 người trong tổng số non 50 triệu dân lúc bấy giờ thôi. Còn lại thì “giải phóng” đồng nghĩa với cảnh côi cút vì “sinh Bắc tử Nam” mất con, mất chồng, mất cha, mất anh mất em bởi họ đã vào chiến trường và không bao giờ trở về nữa.
Giải phóng cũng có nghĩa là tù đày, là cải tạo nơi rừng thiêng nước độc, là mất vợ mất con, mất nhà cửa ruộng vườn, mất bao nhiêu người thân trên biển cả và mất hết tự do dân chủ nhân quyền và mất luôn cả tổ quốc! Rồi “giải phóng mặt bằng” cũng chỉ mang nguồn lợi khổng lồ cho một nhúm quan lại mới từ trung ương đến địa phương, nhưng lại là nỗi ám ảnh nỗi hãi hùng của muôn dân, bởi sau “giải phóng mặt bằng” là hàng trăm đồng bào lại phải vô tù ra khám với tội “chống người thi hành công vụ”, bởi sau giải phóng mặt bằng là cái chết của thiếu niên Lê Xuân Dũng và Lê Hữu Nam, là thương tật của nông dân Lê Thị Thanh. Giải phóng mặt bằng có nghĩa là căn nhà mình đang ở, miếng vườn mình đang trồng rau từ đời ông đời cha, hàng chục hàng trăm năm nay, bỗng nhiên bị chính quyền đuổi đi cướp lấy, trả cho mình một đồng bạc để đem giao cho một ông nhà giàu xa lạ với cái giá một trăm ngàn đồng. Nông dân, công nhân theo Bác theo Đảng năm sáu mươi năm xương máu đã được trả công như thế. Số phận của họ cũng đau thương, cay đắng có kém gì các thân nhân "ngụy quân, ngụy quyền" đâu! Với dân chúng cả hai miền Nam Bắc, Giải phóng rốt cuộc là cướp bóc, chiếm đoạt, bóc lột, hà hiếp. Là bắt bớ, tù đày. Là lừa dối, bịp bợm, phản bội!

Chẳng biết người dân Việt nam còn dùng đến bao giờ cái cụm từ “trước ngày giải phóng” hay “ sau ngày giải phóng” để định mốc thời gian. Riêng tôi, tôi cảm thấy quá căm thù cái lũ người đã bịa ra từ “giải phóng” và “giải phóng mặt bằng” để dân tôi phải khổ lụy đến dường này.

Tiến Sĩ Lê Hiển Dương.

Bọn Trung Cộng Sát Biên Giới Phía Bắc



Bọn Trung Cộng Sát Biên Giới Phía Bắc.

Theo bản tin của đài BBC hiện nay, Trung Cộng đã điều động một số lượng lớn quân đội dọc theo biên giới Việt Trung. Bên cạnh đó là những căng thẳng trên biển Đông hai hôm nay khi Trung Cộng đưa tàu thăm dò dầu khí vào khu vực chủ quyền của Việt Nam chuẩn bị cho việc đưa dàn khoang dầu khổng lồ vào khai thác! Trước tình hình như thế, bà Nguyễn Phương Nga có lên tiếng phản đối nhưng xem ra không có hiệu quả.

Như vậy vấn đề căng thẳng biển Đông đã được Trung Cộng đẩy lên một cấp độ nguy hiểm hơn nữa. Những động thái này tuy có thể chúng ta chưa biết, nhưng truyền thông thế giới vẫn thấy và tỏ vẻ quan ngại cho hành động tập trung quân đội tại biên giới trên bộ. Tuy nhiên trên trang web chính thức của bộ quốc phòng Trung Cộng: www.mod.com.cn chỉ huy quân sự của Quảng Châu nói vẫn thường xuyên tập trận tại biên giới Việt Trung chứ không vì lý do tranh chấp Hoàng Sa, và Trường Sa.

Trước sự hiếu chiến của Trung Cộng, và những động thái ngang nghiên cùng những hành động tập trung quân đội dọc biên giới, đã khiến tình hình đã trở nên đáng lo ngại một cuộc chiến tranh sẽ nổ ra bất cứ lúc nào với Việt Nam. Thế nhưng điều kỳ lạ là những hợp đồng kinh tế về năng lượng như nhà máy điện Trà Vinh, Cà Mau vẫn cho Trung Cộng thắng thầu, kéo theo sau những hợp đồng đó là hàng nghìn công nhân họ lũ lượt sang Việt Nam làm việc và một số lớn là không có tay nghề! Dù dư luận lên tiếng gay gắt, nhưng những quan chức địa phương ở Cà Mau lại lên tiếng bênh vực.

Khi viết bài này, mình thấy chán nãn cho đất nước, nhà nước và nhân dân không cùng một tiếng nói, trong lúc dầu sôi lửa bỏng như thế, nhà cầm quyền cho bắt bớ những người yêu nước một cách phi pháp, đàn áp lòng yêu nước nhưng lại phản ứng yếu ớt với những hành động xâm lược liên tục của Trung Cộng. Chiến tranh thì treo lơ lững trên đầu tổ quốc, còn công nhân nhân Tàu thì lũ lượt kéo sang khắp nới trên đất nước! Chưa có con số thống kê chính xác là bao nhiêu công nhân Tàu trên đất nước, nhưng thử nghĩ xem, nếu có chiến tranh mỗi tỉnh có vài nghìn thằng Tàu cầm mã tấu đi chém giết cướp hiếp đốt tất cả trên đường đi thì có trở tay kịp không ?

Giặc trên đầu, giặc trong nhà, giặc ngoài biển mà nhà cầm quyền thì đi bắt nóng bắt nguội người yêu nước, đi đàn áp người yêu nước thì không mất nước mới là lạ. Một nhà cầm quyền điên loạn khi mới đây cho tên tướng Bùi Phan Kỳ của quân đội nhân dân viết bài nói rằng quân đội phải biết quay súng bắn vào ai khi có diễn biến ? Hãy mở mắt ra để hiểu, diển biến hiện nay là Trung Cộng đang tập trung một số lớn quân đội dọc biên giới phía Bắc, trong các nhà máy chúng trúng thầu và ngoài Hoàng Sa Trường Sa kia. Là nhà quân sự mà sao không lo biên cương tổ quốc lại đi lo chuyện "quần" chúng thế? Có những tên tướng hèn thế này, không mất nước mới lạ.

Lê Nguyên.

Hãy Tôn Trọng Cờ Quốc Gia



Hãy Tôn Trọng Cờ Quốc Gia - Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ.

Kể từ lúc giặc chiếm xong miền Nam, chúng ta tạm thời xem như mất tất cả, nhất là đối với những ai đã bỏ nước ra đi vì không chấp nhận chế độ cộng sản. Giờ nầy, đối với Người Việt Hải Ngoại, chúng ta chỉ còn một bảo vật duy nhất là Quốc Kỳ Vàng Ba Sọc Đỏ. Đừng quên rằng trải qua hàng chục năm, kể từ ngày đặt chân đến vùng trời tự do, người tỵ nạn đã tốn bao mồ hôi công sức để làm sống lại Tinh Thần Tự Do, biểu tượng qua lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Vậy bây giờ, bất cứ giá nào những người gốc Việt phải biết tôn trọng và bảo vệ lá cờ của chúng ta.

Thật vậy, cờ Vàng Ba Sọc Đỏ chính là biểu tượng linh thiêng và duy nhất của nước Việt Nam Tự Do mà trong quá khứ đã có hàng triệu người nằm xuống để bảo vệ. Giờ đây cờ Quốc Gia Vàng Ba Sọc Đỏ đang phất phới trên các vùng đất, ở những nơi có người Việt tỵ nạn, là một thành công lớn trước âm mưu của cộng sản nhằm triệt hạ lá cờ chính nghĩa của chúng ta. (xin bấm vào hình để xem tiếp) Đó là do Hồn Thiệng Sông Núi cũng như Vong Linh của những người nằm xuống đã phù hộ chúng ta trong công cuộc tranh đấu chống bạo quyền cộng sản Hà Nội. Vậy tất cả chúng ta phải có bổn phận và trách nhiệm bảo vệ và phải thận trọng xử dụng cờ Quốc Gia khi hữu sự. Chúng ta không thể vô ý thức để bất cứ ai lợi dụng biểu tượng Quốc Gia một cách bừa bãi để mưu đồ lợi ích riêng tư.

Xin ghi nhận vấn đề phủ cờ, trước đây là một trong những nghi lễ ‘Tổ Quốc Ghi Ơn’ đối với những người đã nằm xuống để bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ cũng như tính mạng và tài sản của người dân. Tất cả các hình thức phủ cờ đều phải tuân theo quy định của Chính Phủ hoặc của Bộ Tổng Tham Mưu. Ngày nay ở nước ngoài - và đến giờ nầy - vẫn chưa có một tổ chức nào đủ khả năng và quyền lực để ban hành một vài quy chế tạm thời nhằm tiếp tục tổ chức tang lễ ‘Tổ Quốc Ghi Ơn’ các Quân Cán Chính đã một thời cầm súng bảo vệ màu Cờ Tổ Quốc, cũng như những người tranh đấu trong các cộng đồng, đang từ từ nằm xuống tại đất khách quê người vì lý tưởng, vì đại cuộc.

Chúng ta cần phải trận trọng khi xử dụng biểu tượng quốc gia trong các tổ chức, cơ sở cá nhân, đoàn thể cũng như trong các địa hạt tôn giáo:

- Đừng để một số người lợi dụng cờ Quốc Gia xin tiền rút ruột đồng bào tỵ nạn cũng như những tổ chức việt cộng trá hình, chúng thường đánh lừa người yêu nước có tinh thần Quốc Gia và nhất là trong các tổ chức tôn giáo cũng như từ thiện.

- Không thể mặc cho cá nhân, gia đình, phe nhóm lợi dụng biểu tượng thiêng liêng để phủ lên những thây ma mà truớc đây – cũng như tại hải ngoại bây giờ - đã làm tay sai cho giặc, đâm vào lưng chiến sĩ VNCH hoặc đi đêm, nhận tiền của địch để phá hoại các đoàn thể cũng như cá nhân chống cộng chân chính.

- Đừng làm tủi hổ hàng triệu vong linh của những người đã nằm xuống khi chúng ta vô tình hay cố ý tránh né để cho một số người lợi dụng màu cờ trong mưu đồ cá nhân gia đình cũng như bạn bè thân thuộc. Nhất là việc phủ cờ cho những thây ma mà sinh thời đã đào ngũ, ra đến hải ngoại thì chống lại cộng đồng, bắt tay cộng sản, quay về hợp tác buôn bán làm ăn và bưng bô cho cộng sản Hà Nội.

- Đừng quên rằng hàng triệu người đã hy sinh từ các cuộc chiến, trong những trại tù cộng sản hay vùi thân dưới lòng đại dương để bảo vệ cờ Quốc Gia Vàng Ba Sọc Đỏ thì ngày nay chúng ta cần biết phải làm gì. Đó là một bổn phận !

Đinh Lâm Thanh.



søndag 7. august 2011

Trinity Hồng Thuận Phạm Ðảng Viên Việt Tân






Trinity Hồng Thuận Phạm Ðảng Viên Việt Tân.

Đảng Việt Tân tổ chức lễ ra mắt nhà văn Trần Khải Thanh Thủy tại Westminster Rose Center ngày 2 tháng 7 năm 2011, và cô Trinity Hồng Thuận Phạm làm người điều hợp chương trình, sự kiện này khiến ông Ngô Kỷ đặt vấn đề sau đây. Độc giả có thể xem đầy đủ, chi tiết cuộc nói chuyện trên mạng phobolsatv.com

Cô Hồng Thuận là đảng viên của đảng Việt Tân nên cô làm công tác điều hợp chương trình cho buổi ra mắt nhà văn Trần Khải Thanh Thủy là một chuyện bình thường, không có gì phải thắc mắc. Tuy nhiên tôi muốn nêu vấn đề ra trước cộng đồng là vì bản thân cô Hồng Thuận lại đóng hai vai trò, vừa hoạt động cho Việt Tân mà vừa làm việc dưới trướng Cộng Sản Việt Nam. Bằng chứng là năm 2010, cô Hồng Thuận đã về Việt Nam mặc chiếc áo đen có hình bản đồ Việt Nam giống như một nữ cán binh đứng trên sân khấu nói chuyện, mà trên đầu thì treo cái khẩu hiệu “Cộng Sản Việt Nam Quang Vinh Muôn Năm” và lá cờ máu búa liềm cộng sản, còn bên tay phải của cô là bức tượng Hồ Chí Minh màu trắng. Chẳng những vậy mà theo bằng chứng cho thấy là cô Hồng Thuận phụ tay giúp trang trí, treo khẩu hiệu và cờ cộng sản trên sân khấu nữa. Như vậy chứng tỏ là cô Hồng Thuận tự nguyện và ý thức làm những việc này chứ không ai bắt buộc và cũng không phải hội trường có sẵn các khẩu hiệu, cờ cộng sản hay tương Hồ Chí Minh, mà chính tay cô Hồng Thuận cố tình trang trí như vậy thôi. Thử hỏi nếu muốn nói chuyện với các chị em phụ nữ, mà họ là người dân bình thường thì cần gì phải trang trí các hình tượng, cờ xí cộng sản. Các hành động này chứng tỏ cô Hồng Thuận làm việc theo chỉ đạo của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, và tôi không biết chắc phải chăng cũng là đường lối và cách thức làm việc của đảng Việt Tân chủ trương hay không.

Sự kiện này, các hình ảnh này khiến tôi vô cùng thắc mắc và đặt vấn đề về cái tư cách và vị thế chính trị của cô Hồng Thuận. Tại sao lại hoạt động trong sự sắp xếp của Việt cộng rồi cũng vừa lại hoạt động trong sự sắp xếp của Việt Tân? Như vậy có phải cô Hồng Thuận là “nhị trùng” hoặc “khai mang”? Giữa Việt cộng và Việt Tân có liên hệ gì nhau không ?

Xin Quý Vị bấm vào Link dưới xem Video Phobolsatv.com phỏng vấn Ngô Kỷ về vấn đề cô Hồng Thuận đảng viên Việt Tân liên hệ với cộng sản Việt Nam:

http://www.youtube.com/user/PhoBolsaTV#p/u/0/Yk3VRnrqaR4

Mời bấm vào các Link dưới đây xem cuộc phỏng vấn của Vô Kỷ:

http://www.youtube.com/user/PhoBolsaTV#p/u/2/92bsGI0d4wI
Phần 1 dài 20:57

http://www.youtube.com/user/PhoBolsaTV#p/u/1/aVZvux_6RDE
Phần 2 dài 22:05

http://www.youtube.com/user/PhoBolsaTV#p/u/0/PQZ8K57JNBI
Phần 3 dài 11:03

Mọi sự phản biện, chỉ trích, phê bình, phản đối, lên án tôi, xin Quý Vị liên lạc về ngokyusa@yahoo.com . Tôi xin hứa là tôi luôn tôn trọng Quý Vị, và sẵn sàng đối chất, tranh luận với bất cứ ai hay tổ chức “đứng đắn” nào, bất cứ nơi đâu hay bằng bất cứ phương tiện nào.

Trân trọng.

Ngô Kỷ.

"Vạn Lý Trường Thành"




"Vạn Lý Trường Thành Đà Lạt"

Liệu có phải đây là "hội chứng" do xem qúa nhiều phim ảnh Trung Quốc, nên người ta "a dua" một cách mù quáng không ?. Nhưng những nhà quản lý văn hóa du lịch ở Đà Lạt, chả lẽ cũng lại ngây thơ đến nỗi cũng "nhiễm bệnh" như thế?

Một người bạn của tôi khi đến Khu du lịch Đồi Mộng Mơ (Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng) đã vội vàng gọi điện thông báo cho tôi một tin thật sửng sốt: Trong khu du lịch Đồi Mộng Mơ người ta xây hẳn một đoạn Vạn Lý Trường Thành dài mấy trăm mét làm "điểm nhấn"(?). Có cả một đội quân tượng về lính của Tần Thủy Hoàng ở đó nữa.

Nghe xong, tôi thấy bàng hoàng, bán tín bán nghi và quyết trực tiếp đến "hiện trường" để xác minh sự thật.

Đến khu du lịch Đồi Mộng Mơ nổi tiếng của Đà Lạt, tôi thật sự bất ngờ với khung cảnh và những gì người ta xây dựng nơi đây. Điều đầu tiền đập vào mắt khiến tôi bắt đầu tin lời anh bạn thông báo: Tấm bảng ngay cổng vào liệt kê các hạng mục tham quan trong khu du lịch, trong đó dòng thứ ba từ trên xuống ghi rõ ràng: "Vạn Lý Trường Thành".

Đi sâu vào phía sau khu du lịch, tham quan qua một vài hạng mục đại loại như cây Vĩnh hằng, nhà cổ, bàn xoay, vườn thú lạ thì đến một lối đi được xây dựng chắc chắn bằng bậc tam cấp, hai bên được xây thành cao theo đúng "bản sao" Vạn Lý Trường Thành.

Tường thành này là công trình xây dựng đồ sộ nhất. Nhìn sơ cũng có thể thấy ý đồ của những nhà quản lý khu du lịch là muốn xây dựng "tường thành" này làm "điểm nhấn" cho toàn bộ khu du lịch.

"Vạn Lý Trường Thành Đà Lạt" được xây dựng khá dài, khoảng 300 m, uốn lượn, vắt vẻo từ ngọn đồi bên này, sang đến ngọn đồi bên kia của toàn khu. Ở hai đầu "trường thành" cũng được xây dựng cổng thành hẳn hoi, có hình vuông, mỗi bề khoảng 3 m, cao hơn tường thành. Bên trên cổng thành còn có hai tượng lính kiểu cổ xưa của Trung Quốc đứng canh thành với giáo mác trong tay.

Đi từ phía thành bên trái khu du lịch xuống dưới hẻm núi, nơi có lối dẫn tới làng văn hóa dân tộc, nơi trưng bày các lọai công cụ, đồ gốm, rượu cần, nhạc cụ của người dân tộc ở vùng cao nguyên xung quanh đỉnh Langbiang, thì tấm bảng ghi "làng văn hóa dân tộc" lại được gắn trên cổng của "Vạn Lý Trường Thành".

Bất ngờ hơn, bởi nơi một cái cổng cạnh đó nữa, người ta khắc dòng chữ nổi tiếng khắp thế giới: "Bất đáo Trường Thành phi hảo hán". Đây đích thị là ý muốn "dựng" Vạn Lý Trường Thành giữa cao nguyên Đà Lạt chứ không phải là nhầm lẫn nữa.

Hay đó chính là 1 công trình văn hóa du lịch, một sáng kiến mang tâm lý "vong bản" đáng xấu hổ.
Cách cái cổng có dòng chữ "Bất đáo..." ấy vài bước chân, giữa một đám cỏ bên cạnh Trường Thành là một nhóm quân tượng được dựng nên, với hình hài, áo mão, vũ khí trong tay. Đặc biệt là "cái thần" trên khuôn mặt của những quân tượng này như đang trong tư thế sẵn sàng chiến đấu để "giữ" thành vậy.

Dẫn đầu đội quân ấy có hẳn một tay tướng chỉ huy đàng hoàng. Tất cả có bề ngoài như đội quân của Tần Thủy Hoàng từng được dựng trong phim ảnh Trung Quốc. Điều đáng nói là tất cả "Trường Thành, "toán lính" này nằm sát bên 1 nhà trưng bày và 1 sân khấu biểu diễn cồng chiêng. Nơi mà khu du lịch vẫn thường tổ chức cho du khách khi có yêu cầu.

Khi bếp lửa bập bùng với tiềng cồng chiêng của núi rừng vang lên ở đây, thì những "tượng lính" nằm bên cạnh có thể "canh giữ" cho cuộc vui ấy?

Thật là lạ 1 công trình văn hóa nằm trong 1 khu du lịch nổi tiếng, được xây dựng đã nhiều năm, được các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng phê duyệt hẳn hoi, lại "ngoại lai" đến mức đáng kinh ngạc như thế?

Hội chứng bắt chước hay tâm lý "vong bản"?

Ai cũng biết, 1 công trình văn hóa du lịch cho cộng đồng, điều trên hết nó phải mang tính giáo dục thẩm mỹ, giáo dục về cội nguồn lịch sử, văn hóa dân tộc cho bất cứ ai đến thăm, vui chơi, nhất là với thế hệ con cháu chúng ta.

Cái điều quá đỗi đơn giản ấy lại được những người "giàu trí tuệ" dựng lên đây một công trình "Trường Thành" hoàn toàn của Trung Quốc. Thử hỏi những ai là "tác giả" của công trình ngoại lai này, và muốn giáo dục điều gì cho mọi người?

Liệu có phải đây là "hội chứng" do xem qua nhiều phim ảnh Trung Quốc, nên người ta "a dua" một cách mù quáng không? Hội chứng a dua kiểu ấy chỉ có thể chấp nhận được nếu đó là trẻ con. Hay như các chị em phụ nữ ta thường "hâm mộ" các tài tử điển trai trêm phim ảnh xứ Hàn.

Nhưng những nhà quản lý văn hóa du lịch ở Đà Lạt, chả lẽ cũng lại ngây thơ đến nỗi cũng "nhiễm bệnh" như thế?

Thật đau lòng và xấu hổ. Đứng xem đoạn "Vạn Lý Trường Thành Đà Lạt" 1 lúc, tôi đã chứng kiến hàng trăm người, từ già trẻ, lớn bé thi nhau đứng ở mọi góc độ của "trường thành" này để chụp hình lưu niệm.

Có người còn cho trẻ con khoác lên mình những bộ đồng phục, mũ mão của "Hoàng Châu Cách Cách" ngay tại quầy phục vụ của khu du lịch bên cạnh, để đứng lên "cổng thành" chụp hình lưu niệm nữa. Thật tội nghiệp cho khách du lịch.

Họ chỉ biết những đọan tường thành, cổng thành, quân tượng, những bộ đồng phục đỏ đỏ, vàng vàng ấy "đẹp" thì chụp thôi. Họ đâu có tội gì? Tội là của những người đã "dựng" lên cái công trình "ngoại lai" này, trong khi thành, lũy của bao nhiều triều đại kiêu hùng của ông cha ta thì họ không xây nổi một mét.

Hay đó chính là 1 công trình văn hóa du lịch, một sáng kiến mang tâm lý "vong bản" đáng xấu hổ?

Nguyễn Hữu Quý.

Coi Vậy Mà Không Phải Vậy !




Coi Vậy Mà Không Phải Vậy !

Ngày 27 tháng 7, đài RFI vừa loan tin: “Nhân ngày kỷ niệm thương binh liệt sĩ ở Việt Nam, một số nhân sĩ, trí thức ở Thành Hồ cùng với câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình đã tổ chức buổi lễ tưởng niệm tất cả những người đã ngã xuống trong các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới và hải đảo. Ðó là những người đã hy sinh ở Hoàng Sa, Trường Sa, cũng như trong hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và phía Tây Nam.”

Báo chí ở hải ngoại, trong tinh thần “phấn khởi” cũng đã cho rằng: “Lần đầu tiên, Sài Gòn có một lễ tưởng niệm các chiến sĩ VNCH tử trận trong khi giữ đảo Hoàng Sa vào năm 1974, chống cự quân Trung Quốc lên chiếm đảo. Và cũng lần đầu tiên, bà quả phụ Ngụy Văn Thà, vị hạm trưởng chiếc Nhật Tảo đã tử tiết theo tàu chiến này, được mời tới dự lễ vinh danh người chồng quá cố của bà.”

Chúng tôi, những người đã bỏ nước ra đi, sau bao năm bị cộng sản hành hạ, chửi bới, và vùi dập hình ảnh người lính VNCH, cũng phấn khởi khi đọc các bản tin trên báo chí, tưởng như bây giờ cộng sản đã đổi hướng, biết đến lẽ phải, biết trân trọng những anh hùng liệt sĩ đã chết cho đất nước dù đó là người lính miền Nam hay miền Bắc. Trong thời gian trước tháng 4 năm 1975, trước sự xâm lăng của Trung Cộng và vì sự khiếp nhược của vai vế “bề tôi,” của Hà Nội, đã cho rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của đàn anh Trung Cộng còn hơn là của Việt Nam Cộng Hòa, dù Việt Nam Cộng Hòa cũng là đất nước Việt Nam. Bây giờ ngay tại Hà Nội, thật bất ngờ khi nghe tin CSVN cho phép ông Nguyễn Ðình Ðầu, một nhà sử học, 91 tuổi, đứng ra tổ chức một buổi lễ tưởng niệm “đồng bào, chiến sĩ” hy sinh để bảo vệ đất và biển mà trong đó “bao gồm cả các chiến sĩ VNCH đã bỏ mình chống lại Trung Cộng xâm lăng quần đảo Hoàng Sa vào ngày 18 tháng 1, 1974,” khiến tôi phải quan tâm theo dõi, tưởng tượng hình ảnh những người lính Hải Quân VNCH ngày nào trên bàn thờ hương khói, mà lòng xúc động khôn cùng.

Cũng chính vì nỗi xúc động này, tôi đã đi tìm trên những trang “lưới,” để hy vọng tận mắt thấy những hình ảnh của anh em tôi, thấy bà quả phụ Ngụy Văn Thà được vinh danh, dù là với một bó hoa nhỏ tri ân, nhưng tất cả những gì tôi thấy được ở đây, đọc được ở đây làm cho tôi mang cái cảm giác bị lừa, cũng như giới truyền thông thế giới bị lừa bởi cái tiểu xảo của cộng sản và cách loan tin vội vã gần như hoàn toàn sai sự thật của nhiều ký giả.

Khoảng 50 người có mặt tham dự “buổi lễ tưởng niệm” trong một cái phòng nhỏ ở số 43 đường Nguyễn Thông Saigon có sự hiện diện của giới “nhân sĩ, trí thức” như các ông Nguyễn Ðình Ðầu, GS Tương Lai, ông Lê Hiếu Ðằng, Ðỗ Trung Quân và ông Huỳnh Tấn Mẫm.

Chúng ta thấy gì trên sân khấu và trên bàn thờ ? Thay vì bài vị và hình ảnh các tử sĩ của cả hai bên như ý nghĩa tưởng niệm, thì chúng ta chỉ thấy một bàn thờ Hồ Chí Minh và ngọn cờ máu. Bên phải bàn thờ hình “Tội Ðồ Dân Tộc” có mấy hàng chữ lớn: “Kỷ Niệm 64 Năm Ngày Thương Binh Liệt Sĩ Việt Nam 27 tháng 7, 2011,” bên trái hình “Tội Ðồ Dân Tộc” có câu: “Tưởng Niệm Ðồng Bào Chiến Sĩ Hy Sinh Bảo Vệ Biên Cương Hải Ðảo.” Lá cờ lớn sau ảnh Hồ Chí Minh màu đỏ, bàn thờ phủ khăn màu đỏ, bục thuyết trình phủ khăn đỏ, cả hai cây đèn cầy không thắp (!)và hai chục hoa “glaieul” cũng màu đỏ luôn. Không thấy có câu nào là “vinh danh tử sĩ VNCH,” cũng không có câu nào là “Hoàng Sa ngày 8 tháng 4, 1974” hay “buổi lễ tưởng niệm chung cho các chiến sĩ hai miền Nam Bắc.” Diễn thuyết xong, (cho ăn kẹo cũng không có ông trí thức XHCN nào dám lên tiếng ca tụng “công khai” các chiến sĩ VNCH), cuối cùng thì bà con lên thắp nhang khấn vái trước bàn thờ tên Cáo Hồ, mà không phải là ai khác!

Bà quả phụ Ngụy Văn Thà mặc áo bà ba ngồi ở hàng ghế thứ hai, “bị” mời lên thắp nhang trên bàn thờ “Cáo Hồ” vì không có bàn thờ nào dành cho anh hùng Ngụy Văn Thà, chồng của bà. Ðể kết thúc buổi lễ, người ta bắt bà cầm một tấm bảng có mấy chữ viết tay nguệch ngoạc “Phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc vi phạm biển đất thuộc chủ quyền Việt Nam” để chụp ảnh đưa lên “net.”

Ðó là những gì thuộc buổi lễ mà người ta ca tụng là “công khai,” “đặc biệt,” “hiếm có.” Ðừng hy vọng gì ở cộng sản một sự thay đổi biết điều hay tử tế, và giới nhân sĩ, trí thức Việt Nam trong câu chuyện này, dám nói dám làm vì thật sự họ chưa hết sợ đâu! Tôi không thấy phấn khởi chút nào trước sự việc trên mà cảm thấy mình bị lừa bịp! Xin ơn trên ban cho anh em tôi chút sáng suốt cuối đời!

Nếu bạn đọc muốn thăm hỏi bà quả phụ Ngụy Văn Thà xin liên lạc:
Bà Huỳnh Thị Sinh
151/10 Ðường Nguyễn Kim
Phường 7- Quận 10 - Sàigòn
Số phone mới: 848-3857-2760.

Huy Phương.

Cán Bộ CSVN Ðội Lốt Sư Tăng



Cán Bộ CSVN Ðội Lốt Sư Tăng.

Các Chùa VN ở Hải Ngoại sau khi "thu tiền" của những tín đồ Hải Ngoại quốc gia Tỵ Nạn CS để xây cất những ngôi Chùa đồ sộ, bèn thỉnh các sư "quốc doanh" từ trong nước ra hải ngoại để "tiếp thu".
Đó là một hành vi "phản bội" và "lường gạt" các tín đồ. Quý đồng hương, chính quý vị đã chi tiền, quý vị còn chờ gì nữa mà không đứng lên hỏi tội bọn "lưu manh ăn cướp" trọc đầu nầy ?

TU VIỆN KIM SƠN BẢO LÃNH SƯ QUỐC DOANH ĐẾN MỸ ĐỂ LÀM GÌ ?

Đại Đức THÍCH QUẢNG BẢO, tăng sư quốc doanh do CSVN gửi vào Hoa Kỳ ẩn trú trong vùng Little Saigon, California từ mấy năm nay.

THÍCH QUẢNG BẢO, tên thật là NGUYỄN VĂN CANH, sinh năm 1976 tại miền Trung Việt Nam, tốt nghiệp “Học viện Phật Giáo VN tại Thành Hồ” (là một lò đào tạo tăng sư quốc doanh do CSVN thành lập từ 1983).

http://www.daophatngaynay.com/tacgia/thichquangbao.htm

Thích Quảng Bảo đã công khai viết bài trên trang web “Đạo Phật Ngày Nay” để giới thiệu và xin hỗ trợ cho “Học viện Phật Giáo Quốc Doanh tại Thành Hồ ”.
http://www.daophatngaynay.com/viet/pgvn/vande/010-hocvienPGVNtaiHCM.htm

Thích Quảng Bảo được tu viện KIM SƠN (miền Bắc Cali) bảo lãnh từ VN sang Hoa Kỳ mấy năm nay cùng với một số sư tăng quốc doanh khác. Mặc dầu do tu viện KIM SƠN bảo lãnh nhưng Thích Quảng Bảo không sống trong tu viện KIM SƠN, mà lâu nay sống bí ẩn trong nhà một phật tử tại Fountain Valley, gần Little Saigon, miền Nam Cali. Thích Quảng Bảo cũng ghi danh theo học tại CSU Long Beach từ nhiều năm nay.

Đối với trường hợp nhập cảnh Hoa Kỳ theo diện tôn giáo (R-1 Religious Worker Visa), luật di trú Hoa Kỳ đòi hỏi cơ sở tôn giáo bảo lãnh phải cung cấp nơi cư trú và trả lương (phải có W2s) cho người được bảo lãnh, và người được bảo lãnh theo diện này sau khi đến Mỹ chỉ được phép làm việc cho cơ sở tôn giáo bảo lãnh mình.

Trường hợp Thích Quảng Bảo được tu viện KIM SƠN bảo lãnh nhưng không cư trú tại tu viện KIM SƠN ở miền Bắc Cali, không làm việc cho tu viện KIM SƠN, mà lại dọn về sống với phật tử ở miền Nam Cali và theo học ở CSU Long Beach, là một bằng chứng cụ thể cho thấy tu viện KIM SƠN và Thích Quảng Bảo đã vi phạm các điều kiện quy định bởi luật di trú Hoa Kỳ đối với trường hợp nhập cảnh theo diện tôn giáo. Ngoài ra, sự kiện này cũng cho thấy tu viện KIM SƠN bảo lãnh sư tăng từ VN rõ ràng không phải vì nhu cầu cần thêm tăng sĩ cho tu viện.

Sau khi tin tức này được loan tải trên internet vài tuần qua và sự kiện cũng đã được báo cáo với cơ quan di trú Hoa Kỳ để điều tra, Thích Quảng Bảo đã rời khỏi nhà của phật tử ở Fountain Valley, trở về tu viện KIM SƠN ở miền Bắc Cali.

CSVN đang ồ ạt gửi cán bộ đội lốt tăng sĩ Phật giáo vào Hoa Kỳ trong kế hoạch khống chế Phật Giáo tại đây. Thành phần này đang núp sau lưng và giật dây các sư hổ mang gây chia rẽ và lũng đoạn Phật Giáo ở hải ngoại. Xin cảnh giác để nhận diện những sư tăng quốc doanh này, hầu hết đều vào Hoa Kỳ theo diện tôn giáo dưới sự bảo lãnh của các chùa và tu viện Phật giáo.

Nếu thấy có sự khả nghi về hành tung của những cán bộ CS đội lốt sư tăng nói trên, xin báo cáo ngay với U.S. Immigration and Custom Enforcement: 1-866-347-2423

CSVN chớ có Coi Thường Luật Pháp.

Cao Bá Tuấn.

Ðường Lưỡi Lò Trung Cộng




Thêm Một Cuốn Sách Việt Cộng
Tuyên Truyền Ðường Lưỡi Bò Của Trung Cộng.

1. Theo thông tin phản ánh trên mạng, cuốn sách dạy tiếng Trung với tựa đề "Luyện kỹ năng đọc hiểu Tiếng Hoa" do Ngọc Huyên biên soạn, được Nhà xuất bản Thanh niên ấn hành, ở trang 274 có in hình bản đồ Trung Quốc với đường lưỡi bò liếm gần hết cả biển Đông.
Được biết, một cuốn sách muốn ra đời phải qua nhiều khâu kiểm duyệt. Chả nhẽ từ tác giả, người cấp phép cho đến nhà xuất bản lại “sơ suất” đến thế ư ? Biển của ta, đảo của ta mà ta lại không được quyền lên tiếng khi ngoại bang lấn chiếm, trong khi đó báo chí sách vở của ta lại mặc nhiên công nhận cái "chủ quyền" ăn cướp ấy của họ.
2. Trên Youtube đang lưu hành clip người Trung Quốc dạy cho trẻ tiểu học về Hoàng Sa, Trường Sa (http://www.youtube.com/watch?v=lmpagVeus0A&feature=player_embedded).
Người ta đã nhồi sọ cho thế hệ trẻ về hai quần đảo không thuộc chủ quyền của họ, một sự tính toán lâu dài, thâm độc. Thế mà sách vở của ta, từ mẫu giáo cho đến lớp 12, kể cả sách đại lí, lịch sử, tịnh không có một bài học nào về hai quần đảo này của ông cha. Sao lại dạy “Đất quý, đất yêu” (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 84) của nước Ê-ti-ô-pi-a tận đẩu tận đâu bên châu Phi chứ không phải là Hoàng Sa hay Trường Sa mà ông cha đã đổ máu xương gìn giữ?

Cách đây chưa lâu, lấy cớ là vấn đề nhạy cảm, người ta “stop” những bản tin hoặc bài viết về chủ quyền của đất nước đối với Hoàng Sa trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Than ôi! Của ta đường đường chính chính mà ta không được lên tiếng bảo vệ, không truyền dạy cho con trẻ thì làm sao nuôi dưỡng, làm sao khơi dậy ở các thế hệ tương lai lòng yêu nước thương nòi?

3. Trả lời báo chí bên lề phiên họp khai mạc Quốc hội khóa XIII sáng 21-7, ông Nguyễn Mạnh Cầm, nguyên Phó Thủ tướng đề xuất phải đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào chương trình dạy học phổ thông cho học sinh. Không biết ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo có nắm được thông tin này không? Nếu có thì Bộ và các nhà soạn sách hãy đưa bài học Hoàng Sa, Trường Sa vào cái dự án khổng lồ 70 ngàn tỉ kia. Trước mắt, trong năm học tới có thể thực hiện nội dung này bằng một bài học ngoại khóa bắt buộc cho học sinh các cấp. Giảm tải những kiến thức chưa thiết thực với cuộc sống hiện tại của các em chứ không thể giảm tải những bài học dạy cho các em biết thế nào là chủ quyền đất nước, là lòng yêu nước thực sự.

4. Chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước chỉ có thể được bảo toàn bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, chứ không một ai, một cá nhân nào có thể lo nổi. Đảng và Nhà nước có trách nhiệm nhưng không thể chỉ có Đảng và Nhà nước lo. Nói như vậy là xóa bỏ trách nhiệm công dân, tạo nên khoảng cách xa vời giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước; vô hình trung phá vỡ sức mạnh dân tộc, xói mòn lòng yêu nước.

Hãy để cho nguồn sức mạnh ấy được phát huy, được lan tỏa từ mỗi con người, mỗi góc phố, mỗi xóm làng trên khắp đất nước Việt Nam thân yêu. Có như thế, chúng ta mới bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ đất nước và chủ quyền dân tộc.

N.D.Xuân.

Sông Bến Hải



Sông Bến Hải.

Sông Bến Hải còn có tên là Rào Thanh bắt nguồn từ vùng núi Động Chân, tỉnh Quảng Trị, thuộc dãy Trường Sơn, cao hơn mặt biển 500m, chẩy theo hướng từ tây nam sang đông bắc, đổ ra biển ở Cửa Tùng, thuộc quận Vĩnh Linh, Quảng Trị. Sông dài chừng 100km, nơi rộng nhất khoảng 200m, hai đầu sông rất hẹp, ở thượng nguồn nơi có nhà thờ Phước Sơn, sông chỉ rộng 20m, ở Cửa Tùng lòng sông rộng 30 m. Sông Bến Hải cũng còn được gọi là sông Bến Hói, theo tiếng địa phương hói có nghĩa là dòng sông nhỏ, từ Bến Hói đọc trại ra là Bến Hải.

Từ đầu nguồn sông Bến Hải chẩy được 80 km thì gặp sông Sa Lung từ phía tây bắc đổ vào, hai sông hợp lưu chẩy tiếp ra biển, qua làng Minh Lương ở bờ bắc nên có tên là sông Minh Lương. Do phải kiêng húy tên vua Minh Mạng, nên cả tên làng và tên sông đều đổi thành Hiền Lương, cây cầu gần ngã ba sông cũng mang tên là Hiền Lương.

Cầu Hiền Lương nối liền quốc lộ số 1 bắc qua sông Bến Hải, nơi sông rộng hơn 150m, lui một ít về phía nam vĩ tuyến 17, thuộc quản hạt quận Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Tính đến nay đã có nhiều lần cấu trúc chiếc cầu bắc qua sông Bến Hải thay đổi, nhưng cây cầu lịch sử vẫn là cây cầu từ 1952 đên 1967. Cầu bắt đầu xây dựng bằng gỗ thô sơ năm 1922 dành cho người đi bộ, thay đổi nhiều lần đến khi xây lại năm 2003 tất cả là 8lần.

Cây cầu đó do người Pháp xây dựng năm 1952 bằng bê tông cốt sắt dài 178 m, rộng 4 m, hai bên có thành chắn cao 1,2 m, trọng tải tối đa 18 tấn, gồm 7 nhịp, mặt cầu lát bằng 894 tấm ván gỗ thông, chia ra miền bắc một nửa, miền nam một nửa, mỗi bên 89m. Ở giữa cầu ngăn ra bằng hai vạch song song, trừ cảnh sát hai bên có thể đi qua hết chiều dài của cầu, người khác chỉ được đứng trong phạm vi giới hạn nam bắc của mình. Cây cầu này tồn tại 15 năm từ 1952 cho đến 1967 khi máy bay Mỹ phá sập.

Mỗi đầu cầu có một đồn cảnh sát 16 người (phía bắc gọi là đồn công an) thường xuyên cử hai nhân viên tuần tiễu an ninh trên cầu. Nghe nói ở Cửa Tùng cũng có một đồn cảnh sát ở bờ bắc thuộc xã Vinh Quang và một đồn ở phía nam thuộc xã Cát Sơn. Sau năm 1965khi chiến tranh leo thang thì hệ thống đồn bót dọc hai bên sông Bến Hải đều ngưng hoạt động.

Phục vụ tại sư đoàn 1 bộ binh từ 1963 đến 1965, tôi đã nhiều lần ra thăm cầu Hiền Lương, mổi lần đối với tôi là một kỷ niệm khó quên. Vì là trong vùng 5 cây số phi quân sự, nên mỗi lần đến cầu đều phải mặc thường phục, nếu đi quân xa thì phải mang số ẩn tế, có khi vội thì lấy bùn bôi lấp đi bảng số quân xa.

Lần đầu tiên vào cuối năm 1963, lúc mới đến đơn vị mới là đã muốn đi thăm Bến Hải. Từ Huế theo quốc lộ số 1, qua Quảng Trị rồi Đông Hà, khi vào tới địa hạt Vĩnh Linh là đã thấy lòng nao nao vì nhớ nhà sau 9 năm xa miền Bắc. Dòng sông chẩy chậm, trên cầu gió nhẹ, đứng ở bên này vạch trắng mà nhớ lại những xót xa lúc xuống tầu há mồm rời miền Bắc.

Lần khác theo đoàn sinh viên Sài Gòn ra thăm Huế đi cùng với tướng Nguyễn Chánh Thi. Khi đoàn người tới chân cầu thì hai nhân viên công an miền Bắc sang bên này quan sát, quả nhiên không bao lâu sau thì có tin cộng sản phản đối sự hiện diện của tướng Thi ở vùng phi quân sự. Mấy ông Ấn Độ, Ba Lan, Gia Nã Đại trong Ủy hội Quốc tế Đình chiến từ đâu bỗng thấy kéo đến, bên ta trả lời là tướng Thi ngoài chức vụ tư lệnh sư đoàn có là đại biểu chính phủ tại khu 11 chiến thuật, một trách vụ hành chính. Thế là xong một hiệp, mà không biết trong vòng 21 năm đã có bao nhiêu vụ khiếu nại qua hai bên cầu.

Khoảng giữa tháng 9-1964 vài đồng nghiệp và tôi rủ nhau ra thăm Bến Hải. Hôm ấy tướng Lâm Văn Phát kéo quân vào Saigon áp lực đảo chính, ở ngoài giới tuyến nghe rõ nhạc hành quân trên đài phát thanh Saigon cùng với tin tức và kêu gọi của hai phe, đảo chính và phản đảo chính. Ở trên cầu Hiền Lương hai anh công an miền Bắc đến chào hỏi “đồng bào”, rồi tỏ ý chê bai, nói với chúng tôi là mấy anh tướng miền Nam thích đánh nhau tranh dành quyền hành, anh bạn Lý Hồng Sen nhanh trí đáp lại:

Bên tôi dân chủ như vậy đó, ai làm việc không được thì bắt xuống, bây giờ để chứng tỏ dân chủ, ở giữa cầu này, tôi hô đả đảo Nguyễn Khánh, đồng chí phải hô đả đảo Hồ Chí Minh.

Nói xong anh giơ tay hô lớn đả đảo Nguyễn Khánh, rồi đòi anh công an trả nợ phần của anh đối với Hồ Chí Minh. Dĩ nhiên anh công an bị ngọng, trách ngược lại người “đồng bào” kỳ cục. Chúng tôi bồi thêm, cật vấn anh ta tại sao chân cầu phía bắc lại có cái cổng lớn trên ghi bốn chữ “Nam Bắc Một Nhà”, giữa nhà sao lại xây cổng?

Khi Không quân Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu oanh tạc bắc vĩ tuyến 17, nhiệm vụ của quân y sư đoàn là bay trên trực thăng phía nam sông Bến Hải để yểm trợ cứu cấp trường hợp phi công bị trúng thương. Tôi nhớ hình như hồi đó quân đội Việt Nam sử dụng trực thăng loại Huey, chở được tám người, hai cáng thương, thường bay hai chiếc để hỗ trợ lẫn nhau. Trường hợp may mắn, chúng tôi đã có hy vọng tiếp cứu đuợc phi công Phạm Phú Quốc, nếu máy bay trúng đạn của anh còn bay được sâu về phía nam. Cuối cùng chúng tôi chẳng cứu được ai mà trớ trêu hơn nữa, chính chúng tôi phải lo cho mình, số là hôm ấy một trong hai chiếc trực thăng hỏng máy, phải đáp xuống đất, tất cả dụng cụ trang bị quân sự và y khoa phải tháo gỡ cùng với phi hành đoàn đưa sang chiếc thứ hai bay về sân bay thành nội Huế.

Ngày 19-3-1965 tôi cũng muốn ra chứng kiến cảnh trục xuất giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, bác sĩ thú y Phạm Văn Huyến và ký giả Cao Minh Chiếm qua cầu Hiền Lương, nhưng vì bận công tác khác nên không thể ra coi được.

Năm 1967 cầu bị phi cơ Mỹ đánh sập, đến 1972 khi đem quân chiếm miền Nam, công binh cộng sản bắc cầu phao qua sông Bến Hải lùi 20 m về phía thượng lưu cầu cũ. Năm 2003 công việc phục chế cầu Hiền Lương phỏng theo kiểu cũ hoàn thành, mặt cầu được lát bằng gỗ lim.

Tôi cứ băn khoăn về những yếu tố nào trong cuộc điều đình mặc cả giữa Pháp và Việt Minh trong cuộc đàm phán Genève đã đưa đến thỏa thuận nhận sông Bến Hải làm ranh giới, Cho đến mấy năm gần đây nhờ những tài liệu mới xuất bản thì có thể lần ra manh mối việc chia đôi đất nước. Xin ghi lại ở đây những nét chính yếu.

Vào tuần lễ thứ ba của hội nghị, phương án vạch một giới tuyến nam bắc hầu như đã được công nhận, Phạm Văn Đồng đưa ra ý kiến lấy vĩ tuyến 13 làm ranh giới, các nước phương tây phản đối dữ dội.

Chu Ân Lai thấy cần phải thuyết phục phía Việt Minh, trên đường từ Genève trở về Bắc Kinh qua thăm Ấn Độ và Miến Điện, bèn triệu tập một phiên họp tại Quảng Tây với Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, cùng hai cố vấn Trung Quốc bên cạnh Việt Minh là La Qúi Ba và Vi Quốc Thanh, để thông báo cho biết tình hình đàm phán và vấn đề chia vùng.

Cuộc gặp gỡ này diễn ra tại Liễu Châu (thành phố thuộc tỉnh Quảng Tây) trong 8 phiên họp từ ngày, từ 3 đến 5 tháng 7, 1954. Sau khi Võ Nguyên Giáp và Vi Quốc Thanh trình bày tình hình chiến trường, Chu Ân Lai thuyết giảng dài về vấn đề chiến tranh và hòa bình. Ông trình bày rất tỉ mỉ, cho rằng trước mắt có ba khả năng, thượng sách là hòa được, trung sách là đánh rồi hòa, hạ sách là đánh tiếp. Cuối cùng ông cho biết có hy vọng vạch đường phân giới tạm thời tại vĩ tuyến 16. Ông khuyến dụ: từ vĩ tuyến 16 trở ra bắc là nơi Việt Nam hưng quốc, có 13 triệu dân, có hải cảng, có thể xây dựng. Vì người Pháp đòi chia vùng ở vĩ tuyến 18 và vì vĩ tuyến 16 ở phía nam Đà Nẵng nên muốn trấn an người Pháp, ông bảo cảng Đà Nẵng, Huế và quốc lộ số 9 (từ Đông Hà sang Lào, ở phía bắc thị xã Quảng Trị) có thể đặc biệt lưu lại cho Pháp một hai năm, như thế chúng ta có thể đòi các điều kiện khác.

Hồ Chí Minh nói vào lúc xế chiều ngày 4 tháng 7, ông nói ta phải giúp Mendès-France khỏi đổ, hạ quyết tâm tranh thủ hòa bình. Buổi tối hôm đó Chu Ân Lai báo cáo về trung ương, xin lùi ngày về Bắc Kinh, họp thêm một ngày nữa liên quan đến phương án giải quyết cụ thể.

Trong phiên họp sáng ngày 5 tháng 7, 1954 Võ Nguyên Giáp biểu thị đồng ý chọn vĩ tuyến 16, nhưng nói thêm vì Phạm Văn Đồng đang đề xuất phương án vĩ tuyến 13, nên có thể lùi từng bước, đến vĩ tuyến 16 là giới hạn cuối cùng, khi rút quân miền Nam thì rút từ cấp tỉnh trở lên, nhưng từ cấp huyện trở xuống và đội du kích không rút, đem cất giấu vũ khí.

Vi Quốc Thanh đồng ý với ý kiến chủ hòa của Chu Ân Lai, nếu tiếp tục đánh, có thể đuổi được kẻ địch yếu, nhưng lại đưa vào kể địch mạnh (Mỹ). Đó là tình hình đòi hỏi chúng ta phải tránh né nhất. Chu Ân Lai nói xen vào: đó không phải là giả thiết mà là sự thật.

Khi kết quả hội nghị Liễu Châu đã thực hiện hoàn toàn theo dự kiến của Chu Ân Lai, Hồ Chí Minh phát biểu có tính cách tổng kết, hiện nay chúng ta đang đứng trước ngã tư đường, có khả năng hòa cũng có khả năng chiến, phương hướng chủ yếu là tranh thủ hòa chuẩn bị chiến. Bởi vì khẩu hiệu trước đây là kháng chiến đến cùng, bây giờ lại muốn hòa, đối với người bình thường thậm chí là cán bộ, rốt cuộc thì cái nào đúng đây. Nên vấn đề hàng đầu là đả thông tư tưởng, nếu chuẩn bị tiếp thu Hà Nội, thì phải chuẩn bị một loạt cán bộ mà hiện nay không đủ, vẫn cần các đồng chí cố vấn giúp đỡ.

Ngay trong ngày kết thúc hội nghị, Hồ Chí Minh đã tự tay thảo chỉ thị 5/7 gửi cho Phạm Văn Đồng, xác định “phương án thấp nhất trong đàm phán” (chấp nhận vĩ tuyến 16), chỉ thị này gửi qua Trung ương đảng Cộng sản Trung quốc trước, nếu không có ý kiến, sẽ chuyển cho đồng chí để tiến hành.

Tối ngày 5 tháng 7, cử hành phiên họp thứ tám, chủ yếu bàn về tình hình sau khi ngưng bắn, tiếp quản thành thị, hội nghị thảo luận và sửa chữa bốn điều trong “Bố cáo yên dân khi vào thành phố” do La Qúi Ba khởi thảo, tiếp theo bàn luận và sửa chữa “Chính sách vùng tiếp quản” cũng do La Quí Ba khởi thảo. Cuối cùng Chu Ân Lai tuyên bố kết thúc hội nghị.

Một tuần lễ sau khi về Bắc Kinh, Chu Ân Lai trở lại Genève ngày 12-7-1954, nghe các phụ tá báo cáo tình hình đàm phán. Thứ trưởng Ngoại giao Trương Văn Thiên cho rằng đoàn đại biểu Việt Minh lần lữa không chịu theo chỉ thị 5/7 của Hồ Chí Minh là do đã đề cao lực lượng của mình và đặc biệt là đánh giá quá cao chiến thắng Điện Biên Phủ, vì thế đã không nhượng bộ thích ứng, đồng thời còn có tư tưởng Liên bang Đông Dương, không phân biệt nổi cách mạng nhân dân và đấu tranh giải phóng dân tộc là hai loại không cùng tính chất.

Khó khăn hiện nay là Pháp chủ trương lấy vĩ tuyến 18 làm giới hạn, trong khi Trung ương Cộng sản Trung Hoa và Bắc Việt đồng ý lấy vĩ tuyến 16, nhưng đoàn đại biểu Quốc Gia VN vẫn dừng lại ở vĩ tuyến 14-15.

9 giờ 30 tối hôm đó Chu Ân Lai đến khách sạn của đoàn đại biểu Việt Minh hội đàm với Phạm Văn Đồng, Hoàng Văn Hoan, Phan Anh, Trần Công Tường thì được biết ngày 11 và 12-7-1954 Phạm Văn Đồng đã gặp Mendès-France, Phạm Văn Đồng thử thăm dò vĩ tuyến 16, nhưng Mendès-France ngang nhiên từ chối, kiên trì đòi vĩ tuyến 18. Đến nửa đêm, nhận thấy nơi Phạm Văn Đồng trú ngụ không đủ bảo đảm bí mật, Chu Ân Lai đề nghị về nơi ông trú ngụ tại biệt thự Vạn Hoa bàn tiếp, tại đây Chu Ân Lai cho Phạm Văn Đồng biết là nếu tiếp tục đánh nhau, ít ra cũng phải ba năm, thế nhưng Mỹ can thiệp là điều khó tránh khỏi, lúc đó không phải là vấn đề ba năm nữa.

Chu Ân Lai cho rằng nếu Việt Minh muốn giữ vùng tập kết tại Liên Khu Năm (Quảng Ngãi, Bình Định) thì phía Pháp cũng đòi giữ vùng tập kết tại đồng bằng sông Hồng. Nếu dứt khoát lấy ranh giới vĩ tuyến 16 thì có thể thành lập một dạng quốc gia ở phía bắc, qua phổ thông bầu cử mà hoàn thành thống nhất.

Chu Ân Lai còn cho biết sau chỉ thị 5/7, Mao Trạch Đông có thương nghị lại với Hồ Chí Minh và hai người đã đồng ý lấy đường số 9 làm giới tuyến, dù điểm này không viết trong văn kiện 5/7.

Ngày hôm sau, 13-7-1954, Chu Ân Lai tiếp Mendès-France lúc 10 giờ 30 sáng tại biệt thự Vạn Hoa. Thủ tướng Pháp trải ra một bản đồ trước mặt Chu Ân Lai và nói: không có đường giới tuyến nào thích hợp hơn vĩ tuyến 18. Nhất định ngài sẽ nói với tôi Việt Minh chiếm nhiều nơi giữa vĩ tuyến 13 đến 16, thế nhưng giữa vĩ tuyến 16 và 18 chúng tôi có vùng chiếm lĩnh.

Không thể lấy diện tích ra để so sánh, trên thực tế những thành phố như Hà nội Hải phòng, Huế, Tourane, đồng bằng sông Hồng, tính quan trọng về dân số, chính trị, kinh tế đều lớn hơn những vùng mà Việt Minh rút khỏi. Lấy dân số ra mà nói, vùng chúng tôi phải rút là 300.000 dân, còn Việt Minh chỉ phải rút có 30.000 người.

Vạch đường giới tuyến về địa lý, lịch sử và logique đều nên lấy porte d’Annam (cổng An Nam tức là Hoành Sơn Quan do vua Minh Mạng cho xây năm 1833 trên đèo Ngang) gần vĩ tuyến 18 là hợp lý nhất. Vì biết Mendès-France chiều hôm ấy sẽ về Paris gặp Foster Dulles, Chu Ân Lai nhấn mạnh muốn để cho hòa bình được củng cố phải có sự bảo đảm của các nước tham dự, ám chỉ không muốn Mỹ đứng ngoài cuộc đàm phán, đồng thời khéo léo cho biết Việt Minh có khả năng nhượng bộ.

Đến ngày 19 tháng 7, cuộc đàm phán vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng, vấn đề vạch đường giới tuyến còn giằng co. Hồi 12 giờ 45 ngày hôm đó, Mendès-France và Eden cùng với các phụ tá đến gặp Chu Ân Lai thảo luận một giờ đồng hồ. Khi kết thúc Eden đề nghị phụ tá Caccia của ông sẽ gặp Trương Văn Thiên thảo luận thêm vào buổi chiều. Năm giờ bốn mươi lăm phút chiêù ngày 19-7-1954, thứ trưởng Trương Văn Thiên đến nơi ở của phái đoàn Anh, hội kiến với Caccia, phụ tá Eden. Trương Văn Thiên thông báo nhượng bộ cuối cùng, có thể chấp nhận đường giới tuyến khoảng 10 cây số về phía bắc đường số 9. Thiên nhấn mạnh nếu đối phương không tiếp nhận, chúng tôi chỉ có thể mua vé bay bay về nhà. Caccia nói 10 cây số sợ rằng hẹp quá. Thiên nói có thể bắt chước Triều Tiên, thiết lập khu phi quân sự 5 cây số ở mỗi bên. Caccia đề nghị là giữa đường số 9 và vĩ tuyến 17 có hai con sông, có thể chọn một trong hai con sông đó làm giới tuyến (Bến Hải và Sa Lung?). Tiếp đó hai người bàn đến vấn đề tổng tuyển cử…

Chiều tối ngày 20 tháng 7 năm 1954 vì đại biểu Campuchia, đại biểu Lào và đại biểu Quốc Gia Việt Nam Ngô Đình Luyện lại có những đề nghị khác, cuộc thương lượng phải kéo dài thêm, mà hạn chót của Mendès-France đối với quốc hội Pháp là nửa đêm, nên đồng hồ trong phòng họp phải ngưng lại vào lúc 24 giờ. Mãi đến 3 giờ 20 sáng đại biểu quân sự hai bên mới có thể tề tựu tại đại sảnh của Liên Hiệp Quốc, thiếu tướng Delteil đại diện quân đội viễn chinh Pháp, thứ trưởng Quốc Phòng Tạ Quang Bửu đại diện Việt Minh ký tên trên hiệp định đình chiến. Sau khi ký xong Tạ Quang Bửu tươi cười tới trước mặt Delteil đề nghị bây giờ chúng ta hãy cùng uống một ly sâm banh. Delteil trả lời: chắc ông biết rõ là tôi không thể nhận lời, nói xong ông ta đi thẳng về phía phái đoàn của mình.

Sông Bến Hải đi vào lịch sử từ giờ phút đó.

Hiệp định Genève 20-7-1954 (*) lấy sông Bến Hải làm ranh giới đình chiến giữa hai miền Nam Bắc, từ đó hai chữ Bến Hải đi vào lịch sử Việt Nam.

Phạm Hữu Trác.

Huế Và Số Phận Miền Nam VIỆT NAM



Huế Và Số Phận Miền Nam VIỆT NAM.

Xin được góp ý về số phận của Miền Nam Việt Nam đã gắn liền với Huế như thế nào. Ảnh hưởng của các “Biến động Miền Trung”.

I - BẤT LỢI VỀ ĐIẠ THẾ TRONG VIỆC PHÒNG THỦ QỦANG TRỊ , THỪA THIÊN VÀ HUẾ.

Phía tây của vùng đất này có đèo Lao Bảo. Đèo Lao Bảo là một cửa khẩu rất thuận tiện để xâm nhập người và vũ khí từ Miền Bắc, băng ngang lãnh thổ Lào rồi nối liền với QL.9để vào thung lũng A Sau-A Lưới và Qủang Trị, Thừa Thiên. Sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam, Khe Sanh, Lao Bảo và nhất là vùng thung lũng A Shau, A Lưới đã bị bỏ ngỏ hoàn toàn, quân đội Bắc Việt đã hoàn toàn tự do di chuyển và đóng quân trong vùng này. Binh lính và quân trang quân dụng, đại pháo, xe tăng, hỏa tiễn, đường ống dẫn dầu từ miền Bắc đã được vận chuyển rất mau lẹ và dễ dàng vào an toàn khu A Shau, A Lưới. Dựa theo nhận định tại chỗ, qua chuyến đi dọc theo đường mòn HCM, chúng ta thấy rằng, vào mùa khô, quân xa của Miền Bắc chỉ mất hơn một ngày đường để đi từ Vinh tới an toàn khu A Sau – A Lưới. Địch có thể tung hoành tại vùng này như vậy vì nhiều lý do:

- Trước hết, đây là một vùng đất tương đối bằng phẳng, không phải vượt qua các đèo cao dốc thẳm quá sức cheo leo hiểm trở, hơn nữa đường giao thông lại đã được công binh Mỹ làm sẵn từ trước là QL.9 từ Lao Bảo tới Khe Sanh và QL.14 dọc theo thung lũng A Shau.

- Lý do thứ hai là không những chúng ta không còn hỏa lực hùng hậu của không quân, nhất là của B 52, mà ngay cả pháo binh cũng không tác xạ tới vùng này được, dĩ nhiên chúng ta cũng không đủ khả năng để tổ chức các cuộc hành quân truy quét diệt địch.

- Tóm lại, địch đã có thể dễ dàng từ Bắc chuyển quân và tập trung tại vùng an toàn tại thung lũng A Sau để từ đó đánh tập hậu xuống Huế và Quảng Trị. Như chúng ta đã biết, ở phía Bắc thung lũng, gần Quảng Trị, có mật khu Ba Lòng, gần phía cực nam của thung lũng này, tại ngã ba Bốt Đỏ, một con đường dẫn về Huế cũng đã có sẵn từ xưa và cũng chỉ cách Huế chừng 50 km. Chính Tướng Westmoreland cũng đã xác nhận, lực lượng Cộng quân tại vùng thung lũng này giống như một ngọn giáo kề vào cổ Huế.

Đọc đến đây và nhìn vào bản đồ vùng giới tuyến, nhiều người sẽ tự hỏi, vậy thì chúng ta bố trí hai lực lượng tinh nhuệ nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến tại phía nam sông Bến Hải làm gì. Địch đâu có cần phải vượt qua vùng giới tuyến này để tấn công Quảng Trị và Huế. Bài học về chiến lũy McNamara mới đây và chiến lũy Maginot trong thế chiến thứ hai còn quá gần, chả lẽ lại không được lưu ý tới. Tết Mậu Thân và Mùa hè đỏ lửa 1972, địch đã phải tràn qua sông Bến Hải vì khi đó hỏa lực không quân của quân đội Mỹ còn rất mãnh liệt, đường mòn HCM vẫn còn bị oanh tạc liên tục suốt ngày suốt đêm, riêng trong vụ tổng công kích Tết Mậu Thân, thì nút chăn Khe Sanh vẫn còn do quân đội Đồng minh chiếm giữ.

Nếu không bị chôn chân tại đây, nếu được đặt trong tình trạng tiếp ứng di động, hai binh chủng tổng trừ bị tinh nhuệ Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến sẽ trở thành những lực lượng xung kích hữu hiệu như thế nào, mọi người đều đã quá rõ. Bằng chứng hùng hồn nhất là thành tích đánh bật cộng quân ra khỏi các thành phố trong dịp tết Mậu Thân. Cũng chính vì không còn lực lượng trừ bị để tái chiếm Ban Mê Thuột nên đã kéo theo sự sụp đổ mau lẹ của toàn Miền Nam Việt Nam .

Tóm lại, hai tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên đã ở trong tình thế lưỡng đầu thọ địch, sẽ dễ dàng bị đánh cả trực diện từ Sông Bến Hải, lẫn ngang hông từ thung lũng A Sau.

II - HUẾ VÀ SỐ PHẬN MIỀN NAM VIỆT NAM.

Như mọi người đã biết, trong các cuộc bàn cãi mặc cả để kí kết Hiệp Định Geneve ngày 20/7/1954, phe CSBV đòi tới vĩ tuyến 16, tức là ngang đèo Hải Vân, Pháp và phe Quốc Gia đòi tới vĩ tuyến 18, tức là Đèo Ngang (phiá bắc Quảng Bình). Sau cùng đôi bên đã dung hòa, chấp nhận vĩ tuyến 17, ngang qua sông Bến Hải.

Mặc dầu Quảng Trị, Thừa Thiên hoàn toàn bất lợi về phòng thủ như đã trình bày ở trên, nhưng Chính phủ quốc gia VN đã hoan hỉ chấp nhận đừơng phân ranh này là vì các lý do tình cảm sau đây:

- Huế là nơi có mồ mả cha ông của cựu hoàng Bảo Đại.

- Huế cũng là quê hương của Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm.

- Huế là thủ đô của Việt Nam lúc đó, còn giữ được thủ đô là coi như còn giữ được cả nước. (Ý của LM Cao Văn Luận trong “Bên Dòng Lịch Sử”).

Trái lại, dưới cái nhìn chiến lược, sự việc lại hoàn toàn khác:

1- Trước nhất là nếu chúng ta đòi được tới vĩ tuyến 18, tức là Đèo Ngang, còn gọi là Hoành Sơn, thì có lẽ lịch sử đã hoàn toàn đổi khác:

- Ai trong chúng ta cũng đều còn nhớ lời khuyên cũa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khịêm dành cho Nguyễn Hoàng: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Nguyễn Hoàng đã nghe theo lời khuyên đầy tính cách chiến lược này vì quân của Chúa Trịnh từ phương Bắc sẽ rất khó vượt qua đèo Ngang để tấn công quân của Chúa Nguyễn được, chúng chỉ có thể sử dụng thủy quân. Đối với Việt Nam Cộng Hòa, nếu đòi được đến Đèo Ngang, ngoài lợi điểm về phòng thủ nêu trên, chúng ta sẽ còn kiểm soát được Đèo Mụ Giạ là một con đường rất thuận lợi để chuyển quân sang Lào rồi xâm nhập vào Miền Nam vì Đèo Mụ Giạ nằm ở phía nam vĩ tuyến 18. Không có đèo Mụ Giạ này, đường xâm nhập của quân đội miền Bắc qua đất Lào sẽ là những ngọn đèo hiểm trở và xa xôi về phiá Bắc.

- Như vậy, với sự chấp nhận vĩ tuyến 17, chúng ta đã giúp CS Miền Bắc có hai cửa khẩu rất thuận tiện, cửa khẩu Mụ Giạ để sang Lào và cửa khẩu Lao Bảo để từ Lào vào Miền Nam. (Có lẽ chúng ta cũng chẳng nên chê trách các nhà lãnh đạo Miền Nam thời đó nhiều quá, vì sau này, chính Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ cũng đã rất ngây thơ mà xây dựng nên chiến luỹ điện tử Mc.Namara chạy dọc theo vĩ tuyến 17. Sau khi ép được Bắc Việt ký kết công nhận nền trung lập của Lào, nghĩa là CS Bắc Việt hứa là sẽ không dùng đất Lào để chuyển quân vào Miền Nam VN, mọi người đã phủi tay mỉm cười khoan khoái, tin tưởng rằng Miền Nam VN sẽ được an toàn 100% vì Bắc Việt sẽ hết còn con đường nào để chuyển quân vào Miền Nam nữa?! )

2- Nếu trong Hiệp Định Đình Chiến Genève 20/7/1954, chúng ta chấp nhận vĩ tuyến 16, ngang qua Đèo Hải Vân, việc phòng thủ cũng sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn tại vĩ tuyến 17gấp bội vì những lý do sau đây:

Trái ngược hẳn với Thừa Thiên và Quảng Trị, phần đất còn lại của Vùng I, từ Quảng Nam trở vào, thiên nhiên đã dành cho vùng này những yếu tố hết sức thuận tiện cho việc phòng thủ. Hướng Bắc và hướng Tây, hai hướng tấn công chính của Bắc quân, đã được che chắn bởi hai chiến lũy thiên nhiên vô cùng kiên cố là dẫy Bạch Mã ở mặt Bắc và Cao nguyên Trung phần ở mặt Tây.

Trước nhất là về mặt bắc, dẫy núi Bạch Mã là một chiến lũy thiên nhiên hết sức vững chắc, gần như không thể vượt qua, vì các lý do sau đây:

- Dẫy Bạch Mã chạy theo hướng Đông - Tây, nghĩa là chắn ngang miền Trung, từ đèo Hải Vân, sát bờ biển, cho tới cao nguyên Bolovens bên Lào.

- Đây là một dẫy núi có chiều cao gần như liên tục, không hề bị ngắt quãng bởi những ngọn đèo thấp để vượt qua, càng về phía biên giới càng cao và càng hiểm trở. Ngọn Bạch Mã gần Đà Nẵng cao 1444 mét, ngọn núi Mang ở giữa cao 1708 mét, ngọn A Tuất sát biên giới Lào cao 2500 mét.

- Ngoài hai địa điểm Thành Mỹ (Thường Đức) ở phía tây trên đường mòn HCM và đèo Hải Vân ở phía đông sát bờ biển, không có một ngọn đèo nào khác để vượt qua dẫy núi này. (Vị nào đã có bút ký Trường Sơn-Trường Hận, xin xem lại chương “Đại Lộ Kinh Hồn” mô tả những giờ phút dựng tóc gáy khi băng ngang dẫy núi hiểm trở và cao chót vót này). Bộ binh vượt qua được dẫy núi cao vời vợi này đã là thiên nan vạn nan, nói gì tới xe tăng, đại pháo.

Tại sao Quảng Trị, Thừa Thiên và thành phố Huế có một vị trí hoàn toàn bất lợi về phòng thủ như vậy, mà ngay từ ngày 20/7/1954, khi ký Hiệp định đình chiến Geneve chia đôi đất nước, chính phủ Quốc Gia lại chấp nhận vĩ tuyến 17, ngang qua sông Bến Hải, một vùng tương đối bằng phẳng, rất thất thế trong việc phòng thủ? Phải chăng, ngay từ khi Hiệp định Geneve 1954 được ký kết, chúng ta đã mắc mưu của con cáo già HCM và mầm mống thất trận đã manh nha ngay từ ngày đó rồi.

Chỉ huy là tiên liệu. Địch đã tiên liệu cho một Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam ngay từ ngày 20/7/1954!

Vũ Linh Châu.

Kèn Mặc Niệm Tử Sĩ



Kèn Mặc Niệm Tử Sĩ.

Nhiều người chúng ta đều đã nghe bài Kèn Mặc Niệm Tử Sĩ làm ta tiếc thương những người chiến sĩ hy sinh cho tổ quốc.

Nếu quý vị không biết nguồn gốc của bài kèn, thì quý vị sẽ rất cảm động khi đọc sau đây câu chuyện thật về lịch sử bài kèn đó.

Chuyện bắt đầu năm 1862 trong thời kỳ nội chiến Nam Bắc Mỹ (1861-1865)

Khi đội Bắc quân do đại uý Robert Ellicombe chỉ huy tới Harrison's Landing ở tiểu bang Virginia thì chạm địch, quân Nam đóng ở bên kia giải đất nhỏ hẹp ấy.

Đêm đó, đại uý Robert Ellicombe nghe thấy tiếng rên la của một binh sĩ bị thương nặng giữa trận tiền.

Không biết là lính của quân mình hay của quân địch, đại uý Ellicombe không ngại nguy hiểm tới tính mạng bò ra chỗ người thương binh nằm để mang anh về cứu chữa. Dưới cơn mưa đạn của hai bên ông ta kéo được anh về phía quân mình đóng.

Khi bò về tới nơi, đại uý mới thấy rằng anh binh sĩ đó là quân địch, và anh lính đã chết.

Đại úy rọi đèn và trong ánh sáng lờ mờ đại uý nhìn mặt anh binh sĩ, nhận ra là con mình.

Con của đại úy Ellicombe đang là sinh viên học nhạc ở miền Nam thì chiến tranh Nam Bắc khởi sự, cậu sinh viên đăng vào lính quân Nam mà không cho cha biết.

Sáng hôm sau, lòng buồn rầu trái tim tan vỡ, ông trình thượng cấp biết và xin phép chôn con theo lễ nghi quân cách, mặc dầu con ông là địch quân.

Ông cũng xin cho dàn quân nhạc cử hành tang lễ.

Thượng cấp cho phép, nhưng hạn chế một phần. Thay vì toàn ban quân nhạc cử ai mặc niệm tiễn biệt tử sĩ thì thượng cấp chỉ cho một nhạc sĩ cử nhạc thôi.

Ông đại úy tuân lệnh trên và xin cấp trên cho một nhạc sĩ thổi kèn trận (clairon)

Đại úy nhờ anh nhạc sĩ thổi những đoạn nhạc ghi trên một mảnh giấy mà ông tìm thấy ở trong túi binh phục của con ông.

Những đoạn nhạc đó kết thành bài Kèn Mặc Niệm Tử Sĩ mà chúng ta nghe thấy ngày nay mỗi khi có lễ Kỷ niệm binh sĩ trận vong ( như ngày 11 tháng 11 ở nước Pháp).

TTV.
(Sưu Tầm)