søndag 28. desember 2008

Tâm Thư Người Lính Năm Xưa

Tâm Thư Người Lính Năm Xưa.

Việt Nam, ngày... tháng.... năm...

Các Anh kính quý.

Thật tình tôi không biết phải xưng hô với các Anh thế nào cho phải đạo, bởi lẽ dù sao đi nữa, các Anh cũng đã có một thời là thượng cấp, là cấp chỉ huy của chúng tôi. Giờ đây, cho dù thời gian có vô tình lặng lẽ đi qua hơn 33 năm, trong lòng chúng tôi vẫn khắc ghi hằng khối những kỷ niệm của một thời binh lửa, thời mà chúng tôi và các Anh còn xông pha giữa lằn tên mũi đạn, thời mà chúng ta còn được vinh dự cầm súng bảo vệ quê hương.

Những trận chiến càng về cuối của năm 1975 càng khốc liệt, người lính chiến chúng tôi đã không nao núng, không rời hàng ngũ mà càng sát cánh hơn với các Anh, không màng nguy hiểm, không sợ cái chết lúc nào cũng sẵn sàng đến với người lính trong thời lửa đạn. Quả tình lúc ấy trong lòng chúng tôi khâm phục các Anh nhiều lắm, các Anh là những người có học thức, được huấn luyện những kiến thức quân sự để trở thành những sĩ quan chỉ huy chiến trường, chỉ huy chúng tôi. Lòng dũng cảm cùng với kiến thức của các Anh đã phát sinh từ trong thâm tâm của chúng tôi một thứ tình đồng đội tình thầy trò trong thời chinh chiến, mặc dù kỹ luật quân đội đã bắt buộc chúng tôi luôn luôn chỉ biết tuân lệnh của các Anh, nhưng trong lòng chúng tôi không hề than oán mà còn cảm thấy thật vui mỗi khi thực hiện được một việc gì cho đơn vị, hay nói đúng hơn là cho các Anh. Chúng tôi là những người lính trơn ít học, nên với những suy nghĩ thật đơn giản lúc bấy giờ: Làm vui lòng các Anh chính là chúng tôi đã làm tròn nợ nước, nhiều lúc tuân hành và thực hiện mệnh lệnh xung phong vào mục tiêu, ôm súng băng mình qua tuyến, chúng tôi chỉ với hai điều tâm niệm: Thắng trận nầy thật nhanh và bảo vệ cho bằng được... các Anh.

Chúng tôi ít học chưa có ý niệm về quê hương dân tộc, chúng tôi thật tình lúc bấy giờ cũng chưa hiểu được thế nào là lòng yêu nước. Chính các Anh đã dạy cho chúng tôi những điều trọng đại ấy và với đầu óc của chúng tôi, chúng tôi chỉ hiểu nôm na: Bổn phận chúng tôi là những thanh niên Việt Nam, chúng tôi phải cầm súng bảo vệ Tổ Quốc, chấp nhận tất cả những hy sinh gian khổ cùng những hiểm nguy mà chiến trường đã dành riêng cho người lính. Và... chúng tôi đã cảm thấy vô cùng hãnh diện với việc làm của mình. Cũng chính vì thế, chúng tôi đã lăn xả vào trận địa để trong mặt trận cuối cùng, chính tôi đã để lại chiến trường một phần thân thể. Không kịp nói lên một lời từ giã các Anh khi trực thăng bốc vội tôi về Quân Y viện. Sáu tháng dài ở bệnh viện đủ cho tôi lấy lại được chút hơi tàn mà đủ sức chống nạng khi di chuyển. Tôi rời khỏi quân đội trong một nỗi buồn không tả được, cuộc chiến đã đến giai đoạn sau cùng và tôi vẫn theo dõi tin tức của Miền Nam, nhất là bước tiến quân của đơn vị cũ của mình.

Ngày Miền Nam hoàn toàn sụp đổ làm tôi chết lặng người, bạn bè đồng đội tôi sẽ ra sao? và nhất là các Anh - những cấp chỉ huy của tôi sẽ ra sao?
Mặc dù đã bị cắt phần tiền thương tật, "học tập" ở xã hết 1 tuần, tôi đã phải bán đi cái radio yêu quý đã theo tôi suốt đoạn đường chinh chiến để lấy tiền tìm đến nhà của các Anh mà hỏi thăm tin tức. Chị nhà cho hay Anh đã bị tập trung "cải tạo". Tôi buồn quá lủi thủi về nhà, lòng vẫn luôn luôn van vái những an lành sẽ đến với các Anh.
Bạn bè đồng ngũ về quê tôi khá đông nhưng không có công việc làm nên càng bi thảm hơn. Thằng vá xe đạp ở cuối phố, thằng khuân vác, thằng chạy xe ôm, chúng tôi không từ chối bất cứ một việc làm gì để kiếm được chút đỉnh tiền vừa để tạm sinh sống no đói qua ngày vừa gom góp lại được vài mươi đồng nhờ Chị nhà có đi thăm nuôi thì mua một ít thức ăn và đồ dùng cần thiết gởi đến Anh.
Chúng tôi dù trong nhọc nhằn vẫn thường hay nhắc đến các Anh, ở trong tù dù buồn nhưng nhận được quà của chúng tôi chắc các Anh cũng vui được phần nào vì nghĩ rằng mấy thằng em vẫn còn nhớ đến ông thầy xưa.

Đó! Chúng tôi chắc chiu những tình cảm trân quý, thủy chung gởi đến các Anh, mỏi mong các Anh một ngày nào đó được tự do mà tính chuyện quang phục lại quê hương mình.

Thằng thượng úy trưởng Công an phường lợi dụng việc cấp giấy phép đi thăm nuôi đã hãm hiếp bà Trung Úy Phúc, sự nhục nhã nầy đã khiến Bà Trung Úy Phúc phải treo cổ tự tử. Tôi nghỉ từ trong tù các Anh buồn và hận lắm.

Ngày Anh được ra tù chắc Anh còn nhớ chứ? Chúng tôi đã đón mừng các Anh như đơn vị của mình được tái lập, bao nhiêu vui mừng không kể xiết, mừng đến rơi lệ, mừng vui khi nỗi mong mỏi rửa nhục của chúng ta đã được gần kề.

Rồi các Anh được sang Hoa Kỳ, niềm vui thật sự càng nhân lên gấp bội, ngày chia tay rượu hồng đã pha nước mắt, tiễn các Anh đi mà lòng thầm mong đợi một ngày về trong danh dự của các Anh.
Chúng tôi - những người lính QLVNCH vẫn ấp ủ một niềm tin tưởng vào các Anh như ngày xưa. Sự ra đi của các Anh là điều kiện thuận lợi cho công cuộc đấu tranh với bọn Cộng sản vô thần đang thống trị quê hương.

Các Anh a. ! Bây giờ thì buồn quá ! Các Anh - những sĩ quan hào hùng của QLVNCH ngày nào, những người Anh của chúng tôi, những Đại bàng, những Bắc Đẩu, Hắc Báo của một thời oanh liệt, một thời tung hoành ngang dọc khắp các chiến trường, các Anh đã có một thời vinh quang và một thời nhục nhã, giờ đây sau hơn 33 năm lặng lẽ, các Anh cũng bị nhòa đi hình ảnh của ngày xưa?
Các Anh đã quên rồi sao?
Quên rồi những chiến sĩ thuộc cấp của các Anh đã nằm xuống vĩnh viễn trên đất Mẹ thiêng liêng, quên đi những đồng đội còn sống sót trong một tấm thân tật nguyền đau khổ, sống lây lất ở đầu đường xó chợ.

Xin cảm ơn các Anh về những đồng Dollars mà các Anh đã gởi về cho chúng tôi trong chương trình giúp đỡ thương phế binh QLVNCH. Những đồng tiền đó dù có giúp cho chúng tôi trong một thời gian ngắn, dù có an ủi cho những đớn đau vật chất được đôi phần nhưng cũng không làm sao giúp chúng tôi quên đi nỗi nhục mất nước. Chúng tôi cần ở các Anh những chuyện khác, các Anh có thấu hiểu cho chúng tôi hay không?
Tôi đã hiểu vì sao thằng khuân vác ở xóm trên, thằng vá xe đạp ở đầu đường, thằng chống nạng đi bán vé số ở cạnh nhà lại ghét cay ghét đắng đám Việt Kiều. Họ là những người lính năm xưa, họ đã từng tuân hành lệnh của Đại bàng, Thần Hổ xông pha nơi trận mạc, họ đã từng chắt chiu từng đồng bạc nghĩa tình chung thủy gởi vào tận chốn tù đày cho các Anh, họ đã từng uống với các Anh chung rượu ân tình ngày đưa tiễn các Anh lên Phi cơ về vùng đất mới, họ đã từng nuôi nấng một hoài vọng, một kỳ vọng trong ngày về vinh quang của QLVNCH. Nhưng chính các Anh đã làm họ oán ghét, oán ghét đến độ khinh bỉ khi các Anh áo gấm về làng, chễm chệ ngồi dựa ngữa ở nhà hàng khách sạn 5 sao, tung tiền ra để chứng tỏ mình là một "Việt Kiều yêu nước" là "Khúc ruột xa ngàn dặm" về thăm "quê hương là chùm khế ngọt". Thậm chí có những Anh còn đú đởn với những đóa hoa biết nói biết cười tuổi đáng con hoặc đáng cháu nội cháu ngoại mình.

Các Anh có biết không?
Từ trong sâu thẳm của cuộc đời, những người lính của QLVNCH đang lê lết ở ngoài cửa các nhà hàng mà các Anh đang ăn uống vui chơi, đang nhìn các Anh với một ánh mắt hận thù. Hận thù lớn nhất của người lính là sự bội bạc, là sự phản bội. Không biết khi tôi kết tội các Anh là phản bội có quá đáng hay không, nhưng các Anh tự suy nghĩ một chút sẽ hiểu rõ hơn chúng tôi.

Tôi không tin là tất cả các Anh đã biến thái thành những tên Việt gian, nhưng sự trở về như các Anh trong hiện tại là đồng nghĩa với sự phản bội. Các Anh đã phản bội lại Tổ quốc và rõ ràng nhất các Anh đã phản bội lại chúng tôi. Các Anh chống Cộng mà cứ về Việt Nam hà rằm thì còn chống Cộng gì nữa? Ôi ! không lẽ nỗi nhục nầy đời ta không rửa được ?

Các Anh kính quý.
Chúng tôi là những người lính năm xưa của các Anh đây. Toàn thể quân nhân và đồng bào đang tin tưởng vào các Anh. Tin tưởng một ngày về rửa nhục, để Mẹ Việt Nam không còn cất lên tiếng than ai oán, để chúng ta cùng nhau trở lại kiếp làm người, chấm dứt đêm trường u tối đã phủ trùm lên Tổ quốc hơn 33 năm dài.

Người lính chỉ biết tuân hành mệnh lệnh của cấp chỉ huy, nhưng qua bức thư góp ý nầy, mong các Anh thứ lỗi cho những suy nghĩ của chúng tôi.
Các Anh, cho dù đã chậm, nhưng chúng tôi vẫn mong mỏi các Anh ở một ngày về.

Trân trọng.
Nhân Trần

Một quyết định thay đổi vận mạng đất nước

Một quyết định thay đổi vận mạng đất nước.

Hãy thử nhận định những khó khăn trước mắt của Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam.
1- Trung Quốc càng lúc càng xâm lấn Việt Nam một cách ngang ngược. Họ đã tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về huyện Tam Sa của họ năm rồi. Mới đây họ lại tuyên bố sẻ bỏ ra 29 tỷ đô để khai thác dầu khí ở vùng Biển Đông thuộc Việt Nam và đòi chính phủ Việt Nam phải nhường hẳn cho họ Bãi Tục Lảm thuộc tỉnh Quảng Ninh. Càng nhường, Trung Quốc càng lấn tới hơn nửa. Chủ trương giải quyết vấn đề biên giới và lảnh hải bằng thương thuyết rỏ ràng không có hiệu quả mà chỉ khiến Việt Nam càng thiệt thòi. Cứ đà này thì không những mất 2 đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà sẻ mất cả nước bởi vì tham vọng của Trung Quốc không chỉ là 2 quần đảo và dầu khí mà muốn chiếm lỉnh Việt Nam hoàn toàn để tiến xuống xâm lược các quốc gia Đông Nam Á khác như Thái Lan, Singapore, Mả Lai Á… Bởi vậy, nếu tiếp tục nhượng bộ Trung Quốc thì sẻ mất nước. Mà mất nước thì sẻ mất Đảng. Trung Quốc sẻ vắt chanh liệng vỏ như Bắc Việt đã đối xử với Mặt Trận Giãi Phóng Miền Nam. Nhưng, nếu chống trả bằng quân sự thì không dám vì Bộ Chính Trị đã bị Trung Quốc chế ngự từ lâu. Cho dù có gan làm liều thì cũng tự mình không đủ sức mạnh để đối đầu với Trung Quốc bằng quân sự. Ngoài ra, chưa kiếm đưọc đồng minh nào đủ mạnh để yểm trợ. Cho nên, vấn đề Trung Quốc là một vấn đề tiến thoái lưởng nan.
2- Một khó khăn to lớn và không kém phần nghiêm trọng là kinh tế. Kinh tế Mỷ suy sụp khiến xuất cảng Việt Nam giảm đi nhiều. Dầu hỏa từ $150 một thùng nay giảm xuống còn $50. Đã vậy, siêu nhập cảng càng làm cán cân mậu dịch thâm thủng thêm. Trong khi đó, lạm phát vẩn còn gần 30%. Không khéo, nền kinh tế Việt Nam sẻ bị khủng hoảng vào năm 2009. Bộ Chính Trị vẩn chưa tìm ra phương án để cứu nguy nền kinh tế Việt Nam.
3- Dân chúng trong nước đã bắt đầu mất niềm tin nơi chính quyền vì cán bộ tham nhũng, lạm quyền, cướp đất đai của dân lành và tôn giáo. Vật giá đắt đỏ khiến cuộc sống của người dân càng lúc càng khó khăn. Thêm vào đó, khi dân chúng biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn Việt Nam lại bị chính phủ ngăn cấm và bắt bớ khiến lòng dân càng oán hận.
4- Quân đội bắt đầu tỏ thái độ bất mản trước thái độ khiếp sợ Trung Quốc của Bộ Chính Trị. Quân đội chắc chắn sẻ không thụ động để Bộ Chính Trị tiếp tục bán hay nhượng đất đai và lãnh hải.
5- Người Việt ở hải ngoại càng chống đối chế độ Cộng Sản Việt Nam hơn vì những hành vi bán nước và làm tay sai cho Trung Quốc của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
6- Tham nhũng vẩn còn là một quốc nạn vô phương cứu chửa. Vì chế độ độc tài nên sanh ra đặc quyền. Đặc quyền sanh ra tham nhũng. Nếu bài trừ tham nhũng cho đến nơi đến chốn, thì chẳng khác nào đảng tự sát.
7- Quốc tế đã bắt đầu sáng mắt về nạn tham nhũng trầm trọng vô phương cứu chửa của chế độ độc tài đảng trị. Chuyện Nhật đình chỉ cung cấp vốn ODA cho Việt Nam đã làm chính phủ Việt Nam mất mặt và uy tín trên thế giới.
8- Trước hàng trăm khó khăn trong cũng như ngoài, Đảng Cộng Sản Việt Nam lại phải đối phó tình trạng nội bộ chia rẻ, đấu đá tranh giành quyền lợi. Những vụ PMU-18 và PCI chắc là do phe phái khui ra để chơi nhau chớ người dân và báo chí làm gì có tự do, can đãm và khả năng khám phá được.
Trước nhiều tình thế khó khăn và nan giải, tại sao các lảnh đạo trong Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam vẩn muốn tiếp tục cầm quyền?
- Vì yêu nước. Chắc chắn là không. Nếu họ thật tâm yêu nước, thì họ đã cho dân chủ hóa đất nước từ lâu.
- Vì yêu Đảng? Cũng không vì Đảng Cộng Sản Việt Nam đã mất lý tưỡng từ khi chủ nghĩa Cộng Sản đã bị đào thải ở trên thế giới và mất thần tượng từ khi có nhiều sự thật xấu xa về Hồ Chí Minh được phơi bày. Và hiện nay, tham nhủng tràn lan từ trên xuống dưới và nạn buôn bán tranh giành quyền lực chức vị đã khiến người Cộng Sản không còn tha thiết và lòng tin nơi Đảng của họ nửa. Dầu biết rằng đảng không tốt đẹp gì nhưng người ta cứ bám vào nó để kiếm tiền.
- Vì tham lam muốn kiếm thêm nhiều tiền bạc và đất đai. Có lẻ không mà cũng có lẻ có. Mổi lảnh đạo Cộng Sản Việt Nam chắc chắn có trên hàng trăm triệu đô la. Cho nên, dầu họ có muốn kiếm thêm nửa vì lòng tham vô đáy thì cũng chỉ là lý do phụ.
- Vì háo danh? Cũng có thể, nhưng cái danh không phải là động lực mạnh để họ tiếp tục ngồi trên đống lửa để chịu đấm ăn xôi.
- Vì tham quyền? Có quyền lực thì họ mới có thể kiếm chát thêm nhiều hơn nửa và cũng để bảo vệ tài sản của họ. Tham quyền là nguyên nhân chánh khiến họ tiếp tục bám víu vào quyền lực. Đối với những người tài ba và đức độ, quyền lực không hấp dẩn đuợc họ. Nhưng đối với những người bất tài, thiếu đức, tiểu nhân thì họ rất ham muốn quyền lực vì quyền lực giúp họ thỏa mản được tánh tự cao tự đại, sản phẩm của lòng tự ti mặc cãm. Bởi vậy, họ mới thường vổ ngực nói rằng họ là Đỉnh Cao Trí Tuệ Loài Người. Tóm lại, lòng tham quyền lực là động cơ chính khiến họ cố gắng bám víu quyền lực dù họ đã đang và sẻ không có khả năng đối phó và giải quyết nhiều vấn nạn của quốc gia.
Nếu vì tham quyền mà cố vị, các lảnh đạo của Bộ Chính Trị trong một tương lai gần sẻ rơi vào một trong những trạng huống như sau:
1- Nếu Việt Nam tiếp tục mất thêm đất đai và biển cả vì sự khiếp sợ của Bộ Chính Trị, quân đội sẻ đảo chánh và họ có thể bị quân đảo chánh bắn chết để trừ hậu hoạn.
2- Nếu Bộ Chính Trị tiếp tục ngăn cấm biểu tình chống Trung Quốc và không có hành động cụ thể nào để chống trả lại sự xâm lấn từ Trung Quốc, dân chúng sẻ xuống đường biểu tình đòi giải thể chính quyền tay sai cho Trung Quốc. Khi đó, họ phải trốn chạy trong tủi nhục.
3- Khi thấy Việt Nam yếu đuối không đủ sức tự vệ, Trung Quốc có thể xâm chiếm Việt Nam bằng vỏ lực. Bộ Chính Trị có thể bị tiêu diệt trước tiên. Chặt đầu rắn là chiến thuật hay nhất trong chiến tranh. Tiên thủ vi cường.
4- Trung Quốc có thể xâm lấn và gậm nhấm Việt Nam từ từ cho đến khi Việt Nam hoàn toàn nằm trong lòng bàn tay Trung Quốc. Lúc đó Trung Quốc sẻ vắt chanh bỏ vỏ. Một là Trung Quốc sẻ giết hết đám tay sai của mình để trừ hậu hoạn. Hai là cho cả đám về vườn sau khi đã tướt đoạt hết tài sản của họ.
5- Kẻ thù nguy hiễm nhất của mình có thể là những người bên cạnh mình. Cho nên, Bộ Chính Trị có thể thanh toán nhau để tranh giành quyền lực.
6- Con tàu nhỏ Việt Nam tuy đang gặp sóng to gió lớn, Bộ Chính Trị hy vọng mọi chuyện sẻ bình yên trong vòng vài ba năm nửa để họ có thêm thì giờ vơ vét thêm tiền bạc của cải nhiều hơn nửa trước khi hết nhiệm kỳ mặc kệ hiễm họa xâm lăng từ Trung Quốc và kinh tế có sụp đổ hay không.
Không ai biết chắc được trường hợp nào sẻ xãy ra cho Bộ Chính Trị. Sáu khả năng này như 6 nút của hột xí ngầu. Tuy nhiên, nếu căn cứ trên quá khứ và hiện tại, 3 khả năng đầu rất có thể xãy ra và trường hợp thứ 6 là ít khả năng hơn. Dầu sao thì khả năng tốt cho Bộ Chính Trị là 1/6 và khả năng xấu có thể xãy ra cho Bộ Chính Trị là 5/6. Một người khôn ngoan và không bị lòng tham làm mù quáng sẻ không ngu dại đem hết tiền bạc và tánh mạng mình đặt vào một canh bạc cuối cùng trong khi khả năng thắng là 1/6 và khả năng thua là 5/6. Người khôn ngoan bao giờ cũng biết tự chủ. Khi đã thắng nhiều, họ liền ngưng chơi và bỏ chạy. Chỉ có những người ngu dại và không tự chủ mới tiếp tục chơi bài đễ rồi cuối cùng thua sạch túi. Cho nên, các ông trong Bộ Chính Trị nếu khôn ngoan và tự chủ sẻ quyết định dừng lại. Nếu cứ tiếp tục điều hành đất nước như vầy, họ và cả nước sẻ cùng nhau xuống hố. Khi không thể tiến lên mà cũng không thể thủ thì chỉ còn một nước chót đó là rút lui. Trong tình thế nguy cấp như hiện nay, đã đến lúc Bộ Chính Trị phải làm một quyết định lớn đễ thay đổi vận mạng đất nước dân tộc và cũng như của riêng họ. Đó là dân chủ hóa đất nước. Đây là nguyện vọng khẩn thiết và chính đáng của 80 triệu người Việt Nam ở trong nước và 3 triệu người Việt Nam ở hãi ngoại. Chỉ có con đường dân chủ hóa mới có thể giải quyết được những bài toán mà đảng Cộng Sản Việt Nam không thể giải được. Chẳng hạn, khi Việt Nam được tự do và dân chủ, thì dân tộc được đoàn kết. Khi dân tộc đoàn kết thì mới có thể phát huy nội lực để đủ sức mạnh chống lại ngoại xâm. Chỉ có dân chủ mới có thể chấm dứt đuợc quốc nạn tham nhũng và bất công. Dân chủ sẻ giúp đất nước vượt qua được những khó khăn kinh tế. Người tài đức sẻ được dân bầu lên và những người bất tài thiếu đức sẻ bị nhân dân kéo đầu xuống.
Người Việt Nam có câu: "lập công để chuộc tội". Nếu Trung Quốc khui ra những chứng cớ phạm tội của Bộ Chính Trị vì Bộ Chính Trị dân chủ hóa đất nước, thì cũng không sao. Bộ Chính Trị hãy thực hiện những điều sau đây thì mọi tội lổi sẻ được dân tộc tha thứ:
1- Bỏ ngay Điều 4 Hiến Pháp đã cho phép đảng Cộng Sản Việt Nam độc quyền lãnh đạo đất nước. Bỏ Điều 4 Hiến Pháp không phải là Đảng Cộng Sản Việt Nam tự sát mà là mở con đường sống không những cho Đảng Cộng Sản Việt Nam mà còn cho cả đất nước.
2- Thả hết các tù nhân chính trị.
3- Chấp nhận tự do ngôn luận, tự do báo chí,…
4- Chấp nhận quyền lập đảng.
5- Giử nguyên quân đội, công an và guồng máy chính quyền
6- Tổ chức bầu cử tự do trong một thời gian ngắn 3 hay 6 tháng.
Các ủy viên trong Bộ Chính Trị có thể về hưu ở trong nước hay đi tị nạn chính trị ở ngoại quốc. Họ có thể thêm một điều luật trong Hiến Pháp để bảo vệ họ không bị truy tố về các tội lổi trong quá khứ. Dân tộc Việt Nam sẳn sàng tha thứ mọi tội lổi của họ. Đây mới chính là Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc thật sự và công bằng. Không thể chấp nhận một giải pháp hòa hợp hòa giải khi các ông vẩn ngồi trên đầu mọi người và mọi người phải quỳ phía dưới. Đây rỏ ràng không phải là hòa hợp hòa giải mà là quy hàng. và chắc chắn không thể nào đem đến đoàn kết dân tộc thật sự. Sự thật là thế, Các ông không thể thành công trong việc hòa giãi và đoàn kết dân tộc bằng những thủ đoạn gian manh như dụ dổ, lừa dối, hâm dọa, đánh phá, v.v… Các ông phải chấp nhận chân lý và lẻ thường tình thì mới có thể nói chuyện với nhau được.
Sau 30 năm dưới chế độ độc tài đảng trị, nước Việt Nam của chúng ta đã trở thành một trong những quốc gia nghèo và chậm tiến nhất trên thế giới. Chưa có lúc nào mà hàng trăm ngàn phụ nử Việt phải đi làm vợ xứ người và hàng trăm ngàn thanh niên Việt phải đi bán sức lao động ở ngoại quốc. Tham nhũng trở thành quốc nạn và vô phương cứu chửa. Bất công xã hội ngày càng gia tăng. Đạo đức suy đồi. Giặc Tàu xâm lấn ngày càng ngang ngược và hiễm họa vong quốc đang hiện ra trước mắt. Nếu đất nước cứ tiếp tục tình trạng này, thì mọi sự sẻ càng trở nên tồi tệ hơn. Bởi vậy, để tránh họa mất nước, Việt Nam cần phải có một thay đổi lớn và ngay lập tức trước khi mọi sự đã quá trể. Thay đổi lớn đó là Dân Chủ Hóa Việt Nam. Nếu làm được vậy, Việt Nam sẻ thoát khỏi họa diệt vong và sẻ trở thành một cường quốc. Nước mạnh, dân giàu, xả hội công bằng bác ái chỉ đạt được khi có tự do và dân chủ mà thôi. Chúng tôi mong rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam bình tâm lại và can đãm làm một quyết định thay đổi vận mạng đất nước. Hãy chiến thắng tính tự cao tự đại và lòng tham quyền cố vị đễ trở về với dân tộc và chuyển hướng đất nước từ chổ chết sang chổ sống. Nếu làm được vậy, các vị có thể được xem là anh hùng của dân tộc Việt Nam.
Lời nói của Trần Bình Trọng, một vị anh hùng của dân tộc Việt Nam vẩn còn văng vẳng đâu đây:
Ta Thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc.
Cầu xin Hồn Thiêng Sông Núi Việt Nam hãy phò hộ Việt Nam một lần nửa thoát khỏi họa xâm lăng từ Phương Bắc.
Một người đưa tin của Hồn Thiêng Sông Núi Việt Nam.
(Xin chuyển tin này đến mọi người)

Lạc Hồng

Sự Thực Ở Ðâu ? ? ?

Sự Thực Ở Ðâu ? ? ?

Tang lễ Hoàng Minh Chính qua gần một năm rồi mà phần cám ơn các cá nhân gửi tiền phúng viếng và các tổ chức gửi vòng phúng điếu Hoàng Minh Chính, vẫn chưa thực hiện được. Đã bao nhiêu lần bà Lê Hồng Ngọc, với tư cách quả phụ nói với Nguyễn Khắc Toàn cho xin số điện thoại, hoặc địa chỉ email của mọi người để viết đôi dòng cảm ơn, hoặc bày tỏ trực tiếp qua điện thoại, chỉ duy nhất một lần được đáp ứng, đó là số điện thoại của Bảo Khánh đ-ài phát thanh Việt Nam sydney radio Úc Châu.

Còn bao nhiêu cá nhân và các tổ chức khác thì vẫn canh cánh trong lòng vì không cám ơn được, cũng không rõ số tiền mà Toàn cầm hộ rồi chuyển vào tay mình có chính xác không ? Đơn giản vì từ khi thành nhà dân chủ đến nay, Toàn nổi tiếng là kẻ ăn bẩn. Nếu người ta có lòng thành tâm tới mình thật, nhưng qua tay Toàn lại bị "chia xẻ" cấu véo, hoặc phõng tay trên như cách hành xử quen thuộc của Nguyễn Khắc Toàn có phải oan gia cho họ không ?

Cả chục vòng hoa của các cá nhân và tổ chức hải ngoại khác như vòng hoa của đồng bào Úc Châu thuộc khối 1706; 1906, của Thân hữu tiểu bang Orgon Hoa Kỳ; Đài phát thanh Chân trời mới( Japan). Đảng cải cách Việt Tân, Hội tương trợ pháp -Việt AFVE ; hay của chị Dương Thu Hương ( Pháp) ; Đài phát thanh Việt Nam Sydney radio Úc Châu; Đảng vì dân ; Web site Đối Thoại ...cũng chỉ có tên trong sổ tang, qua lời nói của Toàn mà không hề xuất hiện trong đám tang ?

Sự thật tự nó đứng vững, được bà Hồng Ngọc giao cho trọng trách tìm hiểu sự việc này, xin cứ sao chụp, đánh máy lại phần tiền mà Toàn nhận và đưa lại cho gia đình bà Hồng Ngọc sau ngày tang lễ , để biết rõ hư thực ra sao ? Trong mỗi quốc doanh xã hội chủ nghĩa có 1/2 đến 2/3 phỉnh phờ, còn trong con người Nguyễn Khắc Toàn thì có bao nhiêu phần trăm là nhà dân chủ, biết sống vì người khác, biết hướng tới sự công bằng, trung thực ? Bao nhiêu phần trăm là kẻ cơ hội, ăn bẩn ? Chả lẽ tất cả sự ủng hộ của 14 tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước chỉ vẻn vẹn 6,5 triệu đồng Việt Nam (chưa đầy 400 USD)? ? ?
Cho dù ít ỏi như thế thì những đề nghị chân thành của bà Hồng Ngọc cũng phải được đáp ứng ? Toàn cố tình cấm vận tình cảm của mọi người tới bà ta, thông qua việc áp dụng nguyên lý bốn không: "Không biết (điện thoại), không rõ( số tiền gửi về), không nhớ( email), không cần( cám ơn) ... Hay chính Toàn là người hiểu rõ nhất câu thành ngữ của người Việt :"Để lâu cứt trâu hoá bùn" chờ thời gian qua đi, sự việc sẽ chìm xuồng, số tiền mà các cá nhân và tổ chức Hải ngoại phúng điếu, được Toàn ẵm gọn, sẽ rơi vào quên lãng ?
Xin được nói có sách, mách có chứng sau.

A. Phần phúng điếu:
1- Chị Thanh Vân(Paris) 2 triệu VND
2- Bảo Khánh: 200 UAD
3- Nhóm đồng bào hoa kỳ: 100 USD
4. Bình (nhà 36 phố Cửa Đông Hà Nội) 200 nghìn VND

B. Phần Vòng Hoa:
1. Vòng hoa của Đồng bào Úc Châu thuộc khối 1706
2. Vòng hoa của Đồng bào Úc Châu thuộc khối 1906
3. Vòng hoa của Nhóm thân hữu tiểu bang Orgon -Hoa Kỳ
4. Vòng hoa của Đài phát thanh chân trời mới Japan
5. Vòng hoa của Đảng cải cách Việt Tân
6. Vòng hoa của Hội tương trợ Pháp -Việt AFVE
7. Vòng hoa của Dương Thu Hương ( Pháp)
8. Vòng hoa của Đài phát thanh Việt Nam Sitney radio Úc Châu
9. Vòng hoa của Đảng vì dân (Hoa Kỳ)
10. Vòng hoa của Web site Đối Thoại (Hoa Kỳ)

Tổng cộng: 2,2 triệu tiền Việt, 100 UAD (Úc) và 200 USD( Mỹ).
Bản photocopy trong sổ tang của gia đình Hoàng Minh Chính.

Một điều chắc chắn là không tổ chức nào lại "dại dột" gửi vòng hoa từ Anh, Pháp, hoặc từ Úc, Mỹ sang. Vậy số tiền để mua vòng hoa từ đâu ?
Sao trong sổ tang không hề có ? Khi bà Hồng Ngọc thắc mắc thì được Toàn trả lời: "Phần tiền này đã đưa cho Lê Thanh Tùng để đặt hoa theo đúng yêu cầu của họ rồi, nhưng công an không cho vào, nên chỉ cầm được phần băng tang ghi tên đơn vị phúng điếu thôi"
Cũng lạ là công an cứ nhè vào số vòng hoa này để giữ lại ? Trong khi Lê thị Kim Thu, Nguyễn Tiến Trung, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Trang Hạ, Tạ Phong Tần, Vi Đức Hồi và hơn 200 vòng hoa khác đều lọt qua cổng của nhà tang lễ Thanh Nhàn, đặt cạnh linh cữu Hoàng Minh Chính, với những hàng chữ hết mực thân thương...

Theo lời bà Hồng Ngọc tâm sự, riêng chị Dương Thu Hương đã gửi về 1000 USD, bác hỏi thì Toàn nói tránh là số tiền ấy chị Hương cho để họp mặt dân chủ đầu năm 2008, chứ không phải tiền phúng điếu. Còn lại 9 vòng hoa khác, Toàn cũng chẳng dại dột đem tất cả số tiền nhận được( vài nghìn USD) để đưa Lê Thanh Tùng đặt, vì cả Toàn, Tùng cũng như tất cả người Việt tại quốc nội đều biết rất rõ là trị giá mỗi vòng chỉ 5 đến 7 USD.

Quả là cú lừa ngoạn mục.

Sự hiểu lầm nếu không được làm sáng tỏ thì mãi mãi chỉ là những phỏng đoán mơ hồ, tệ hại. Hàng chục câu hỏi mà bà Hồng Ngọc giành cho Toàn đến nay cũng vẫn không có câu trả lời: Có đúng chị Thanh Vân ở Pháp gửi tiền Việt về không ? Tại sao sống giữa đất Paris, chị Vân lại sẵn tiền Việt Nam thế ? Nếu gửi bằng tiền Châu Âu hoặc tiền Mỹ đều không phải ? Vì 2 triệu là một con số tròn trịa, mà 100 Euro thì lớn hơn, còn 100 USD lại nhỏ hơn, 150, hay 200 Euro lại càng vượt xa số 2 triệu ? Liệu đây có phải thủ đoạn quen thuộc của Toàn khi muốn san bằng tỷ số với người khác không ?

Khi Lê thị Kim Thu và Vũ thị Thanh Phương bị bắt trong hội nghị Apec( tháng 11-2006) phải tuyệt thực 9 ngày, ra tù, được cha Lý gửi cho 200 UAD( trị giá khi ấy là 2.600.000 VND ) để bồi bổ, hồi phục sức khoẻ, Toàn chỉ đưa mỗi người một triệu, còn 600.000 đồng đút túi. Lê thị Công Nhân cũng bị Toàn ăn chặn 2 triệu tiền Việt Nam trong số tiền cha Lý gửi ra, đến mức, sau khi gọi điện thoại cho Lê thị Công Nhân để kiểm chứng, cha Lý phải đau đớn thốt lên:" Thật là một kẻ lăng nhăng về tiền bạc". *
Cũng theo lời bà Hồng Ngọc nói, số tiền mà nhóm đồng bào Hoa Kỳ gửi về có thật là 100 USD hay không ? Nếu đúng là cả nhóm thì gồm những ai, cho dù mỗi người chỉ góp 5-10 USD gửi về, cũng nên để bác biết số điện thoại, địa chỉ Email để chuyển lời cám ơn.

Trót ăn xôi, trứng của người quá cố nên Toàn bị méo mồm, lệch miệng rút lưỡi , kể từ ngày 16- 2-2008 đến nay vẫn không giải toả được thắc mắc này của gia đình bà Hồng Ngọc cũng như hầu hết các nhà dân chủ trong nước.

Thật sự bà Hồng Ngọc vẫn nghèo, chỉ sống bằng đồng lương hưu 2.2 triệu/ tháng, vì đau ốm bệnh tật nên phải nuôi người giúp việc, nên số tiền chẳng còn được bao nhiêu. Cho nên ốm đau muốn có tiền chữa bệnh phải trông vào ba cô con gáị Thương con nên ngay cả tiền đi xe ôm đến bệnh viện khám bệnh cũng phải tiết kiệm, hai lần tự đi xe đạp, ngã sấp ngã ngửa vì tuổi đã ngoài 70, phải nằm bẹp cả tuần vì vết thương nơi đầu gối, cổ chân... Nhà ở giữa trung tâm thủ đô (26 phố Lý Thường Kiệt) vẫn đun than tổ ong để tiết kiệm một phần gas, muốn mua dụng cụ luyện tập, nâng cấp chất lượng cơ thể, giảm sự mệt mỏi đau nhức do tiểu đường, cao huyết áp, phù thận, xơ gan, cũng đành chịu thua... Trong khi nhờ vào số tiền ăn chặn này, Toàn xây nhà và dềnh lên gần 80 ký.

Xin tất cả các cá nhân và tổ chức có tên trong bài viết hãy tạo điều kiện để bà Hồng Ngọc được nói lời cảm tạ, cũng là để mặt nạ dân chủ rơi ra khỏi con người bần tiện, bệnh hoạn, bỉ ổi, xấu xa nàỵ.
Cá nhân tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi dẫn chứng và tính xác thực trong bài viết.
Hà Nội 20-12-2008
Trần Khải Thanh Thuỷ

TÌM HIỂU NGÀY 'SINH NHẬT' CỦA CHÚA GIÊSU KITÔ

TÌM HIỂU NGÀY 'SINH NHẬT' CỦA CHÚA GIÊSU KITÔ.

Tại Hoa Kỳ, cứ sau lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) nhiều gia đình và nhà hàng bắt đầu trang hoàng trong nhà, cũng như trước cửa nhà để chuẩn bị vào mùa Lễ Lớn: Đại Lễ Giáng Sinh và Năm Mới sắp tới. Một cách đơn giản chúng ta thường hiểu Lễ Giáng Sinh là ngày lễ mừng 'Sinh Nhật' (Birthday) của Chúa Giêsu (Thí dụ, ngày 25 tháng 12, 2008 là ngày sinh nhật thứ 2008 của Chúa Giêsu). Tuy nhiên, nghiên cứu lịch sử về ngày lễ nầy, chúng ta thấy có những điều không hẳn đơn giản như vậy.
Một chút lịch sử ơn cứu độ.
Theo truyền thống Do Thái mà nền tảng là Thánh Kinh Cựu Ứơc, sau khi tổ tông (Thủy tổ) loài người là ông Adong và bà Eva sa ngã phạm tội, liền bị mất ân nghĩa với Thiên Chúa (Sách Sáng Thế 3:23). Tuy nhiên vì "Thiên Chúa đã dựng nên con người theo hình ảnh của Chúa" (ST 1:27), Ngài không để con người phải án phạt đời đời, nên Ngài đã hứa ban một Đấng Cứu Thế đến để cứu chuộc tội lỗi nhân loại (ST 3:15) và danh hiệu của Ngài là 'Đấng Cứu Tinh' (Messiah). Nguyên ngữ trong tiếng Do Thái 'Messiah' có nghĩa là 'Đấng được xức dầu'. Theo thói tục của người Do Thái thì ai được chọn làm 'Vua' làm 'Tiên Tri' (Prophet) làm thầy 'Tư Tế' đều được phong chức chính thức bằng việc xức dầu (thánh) (dầu ô liu) trên đầu. Danh từ 'Messiah' chuyển dịch qua tiếng Hy Lạp là 'Christos'. Danh từ 'Christos' chuyển sang tiếng Latinh là 'Christus' và sang tiếng Pháp, tiếng Anh là 'Christ', Tiếng Việt Nam (theo các bản dịch Thánh Kinh của Công Giáo và các sách đạo đức) chuyển dịch là 'Kitô' (hay Kytô).
Theo Do Thái Gíáo thì Đấng 'Messiah' (Kitô) chưa tới cứu độ Dân Ngài. Hàng năm người Do Thái vẫn đến bên bức 'Tường Khóc' để cầu nguyện xin 'Đấng Cứu Độ' đến.
Theo Kitô Giáo thì 'Đấng Kitô' đã Giáng Sinh, và khi Ngài sinh ra thì được đặt tên là 'Giêsu' (Jesus) theo như lời Sứ thần truyền tin cho Đức Maria (Luca 1:31 và 2:21). Danh từ 'Giêsu' theo nguyên ngữ Do Thái có nghĩa là 'Đấng Cứu Độ' (Savior). Vì Chúa 'Giêsu' chính là 'Đấng Kitô' Thiên Chúa đã hứa, nên tên Ngài thường được gọi là 'Giêsu Kitô'. Thánh Phaolô trong các thơ gửi các giáo đoàn thường dùng danh hiệu 'Giêsu Kitô'. Chúng ta cũng nên lưu ý là vào thời xưa một người chỉ có 'tên gọi', chưa có 'tên họ' và 'tên đệm'; nhưng có những 'tên hiệu' ghép vào 'tên gọi' trong một số trường hợp, nhất là trường hợp của các vua chúa hay các 'Danh Nhân'.

Theo Kinh Thánh, Chúa Giêsu cũng được gọi là 'Emmanuel' hay 'Immanuel' ( Luca 1:23). Danh từ 'Emmanuel' trong tiếng Do Thái có nghĩa là 'Thiên Chúa ở cùng chúng ta'. Danh hiệu 'Emmanuel'đã được Tiên Tri Isaia (740-687 B.C.) nói đến ( Isaia 7:14).
Chúa Giêsu sinh ra năm nào?
Năm Thiên Chúa Giáng Sinh làm người được kể là năm thứ nhất theo lịch chung chúng ta dùng hiện nay; như thế sinh nhật của Ngài đã chia đôi lịch sử nhân loại.
Theo lịch sử Thánh Kinh thì từ 'tạo thiên lập địa' đến năm Chúa Giáng Sinh được gọi là 'Thời Kỳ Cựu Ước' và từ năm Chúa Giáng Sinh trở về sau được gọi là 'Thời Kỳ Tân Ước'. Theo lịch chung chúng ta dùng hiện nay thì trước thời Chúa Giáng Sinh gọi là trước 'Công Nguyên' (thường ký hiệu là B.C. 'Before the birth of Christ') và từ năm Chúa Giáng Sinh cho đến ngày 'tận thế' thì gọi là sau 'Công Nguyên' (thường ký hiệu là A.D. 'Anno Domini' 'Năm của Thiên Chúa').
Như vậy, thí dụ ngày 25 tháng 12 năm 2008 là ngày chúng ta mừng Sinh Nhật thứ 2008 của Chúa Giêsu Kitô. Tuy nhiên vì các nhà làm lịch lúc đầu tính lầm nên năm Chúa Giêsu giáng sinh bị lệch đi mất 6 hoặc 7 năm. Nếu tính đúng thì năm 2008 sẽ phải là năm 2014 (hoặc 2015). Nói một cách khác đơn giản hơn thì vào năm 2008 này tuổi của Chúa Giêsu đã là 2014 (hoặc 2015).
Lý do của việc 'tính lầm' nầy là vì vào thời xưa người ta chưa có lịch chung như ngày nay, nên thường tính năm theo triều đại của các vua (như 'Đời Vua Hùng Vương thứ 18'... chẳng hạn) hoặc theo một biến cố lịch sử nào đó ( như năm Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây 'Vạn Lý Trường Thành' chẳng hạn). Các Thánh Sử khi viết sách 'Phúc Âm' (hay 'Tin Mừng') cũng dùng niên hiệu các vua cùng với những biến cố lịch sử nào đó. Thí dụ: Thánh Matthêu viết: 'Khi Chúa Giêsu ra đời tại Bêlem, miền Giuđêa, thời vua Hêrôđê trị vì... ( Matthêu 2:1... ). Thánh Luca viết: ' Vào thời Hoàng Đế Augustô ra 'chiếu chỉ kiểm tra dân số'... Khi Giuse và Maria đang ở Bêlem, thì Maria đến ngày sinh con... ( Luca 2:1... )
Khi Chúa Giáng Sinh thì nước "Do Thái" (vùng Palestina) đang dưới quyền 'đô hộ' của Đế Quốc Rôma. Lúc đó Đế Quốc Rôma đang cai trị nhiều vùng rộng lớn, bao gồm cả vùng Trung Đông. Hoàng Đế Rôma bấy giờ là Augustô. Còn vua Hêrôđê chỉ là một 'tiểu vương' thay mặt hoàng đế Rôma cai trị miền Giuđêa (phiá nam Palestina) và nhà vua không phải là người Do Thái. Vùng đất Palestina (nơi người Do Thái sinh sống thời đó) gồm ba miền: Galilê (Bắc), Samaria (Trung) và Giuđêa (Nam). Thành Bêlem nơi Chúa Giáng Sinh và thủ đô Giêrusalem nằm phiá nam, thuộc Giuđêa. Vua Hêrôđê này thường được gọi là vua ' Hêrôđê Cả' (Herod the Great) để phân biệt với Hêrôđê 'Antipa' là con. Vua ' Hêrôđê Cả' là người đã tiếp kiến các nhà đạo sĩ phương đông đến triều yết để hỏi đường đến chiêm bái Vị Vua Mới Sinh (Matthêu 2:1...). Cũng nhà vua nầy đã ra lệnh 'giết các hài nhi mới sinh từ hai tuổi trở xuống...' (Matthêu 2:16...). Vì thế Thánh Giuse phải đưa 'Hài Nhi và Mẹ Người trốn sang Ai Cập (Matthêu 2, 13...). Theo các sử gia thì nhà vua này chết vào năm 4 trước Công Nguyên, tức là sau khi Chúa Giêsu sinh ra chừng 3 hay 4 năm (vì Chúa Giêsu sinh ra vào năm 6 hay 7 trước Công Nguyên, do nhà làm lịch tính lầm năm, như đã nói trên). Khi Thánh Giuse nghe tin nhà vua đã chết, liền đem Đức Maria và Chúa Hài Nhi trở lại quê hương (Matthêu 2,19...) (Như vậy là Thánh Giuse, Mẹ Maria và Chúa Hài Nhi Giêsu cũng đã phải trải qua một thời 'di cư' sống nơi 'đất khách, quê người' như nhiều người Việt Nam chúng ta hiện nay!).

Hêrôđê Antipa (Con của Hêrôđê Cả) là người đã ra lệnh xử trảm Thánh Gioan Tiền Hô (PÂ Matthêu 14:4). Nhà vua này cũng là người đã ''Rất mừng rỡ khi gặp mặt Chúa Giêsu...'' (PÂ Luca 23:6...) khi Người bị bắt và đang bị xử án.
Nếu tính theo triều đại Hoàng Đế Rôma Augustô, thì Chúa Giêsu sinh ra vào 'đời Hoàng Đế Augustô thứ 20'.
Thực ra người chủ trương lấy năm Chúa Giêsu sinh ra là năm I để bắt đầu Công Nguyên là ông Diônisiô (khoảng năm 556) đã tính lầm năm sinh của Chúa, vì ông căn cứ vào năm xây dựng thành Rôma và tính là Chúa giáng sinh vào cuối năm 753 sang năm 754 (sau khi thành lập thành Rôma) , rồi ông lấy năm 754 là năm I cuả Công Nguyên. Nhưng sau này các sử gia và các học giả Kinh Thánh nghiên cứu lại các thời đại Hoàng Đế Augustô và vua Hêrôđê Cả mới thấy là Chúa Giêsu phải sinh ra sớm hơn; vì thế, Chúa Giêsu bị ghi hụt đi mất 6, 7 tuổi và cũng vì thế mừng sinh nhật cúa Chúa năm 2008 chính ra đã là năm 2014 (hay 2015).
Tóm lại, năm Chúa Giêsu Kitô Giáng Sinh.
+Cách thời của Abraham: 21 thế kỷ;
+Cách Maisen với công cuộc xuất hành khỏi Ai Cập: 13 thế kỷ;
+Cách thời bà Ruth và các thẩm phán: 11 thế kỷ;
+Cách thời vua David được xức dầu phong vương: một ngàn năm;
+Cách năm đại hội Olympics đầu tiên: 776 năm (Đại Hội thứ 194);
+Khoảng 747 năm sau khi thành lập Thành Rôma.
(Qúy vị có thể xem thêm tài liệu trong các sách chú-giải về Kinh Thánh hoặc đọc phần Dẫn Nhập vào Kinh Thánh Tân Ước trong các bản dịch Kinh Thánh của Linh Mục Nguyễn Thế Thuấn; hoặc của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ; hoặc trong The New American Bible; hoặc trong Bible de Jerusalem).
Chúa Giêsu sinh ra ngày nào?
Đọc tiểu sử của các 'vĩ nhân' trên thế giới thời xưa, chúng ta thường không thấy nói đến ngày sinh; chẳng hạn Socrate (khoảng 470-399 BC) hay Platon (khoảng 428-348 BC) v.v... Ngay các cụ người Việt Nam chúng ta bây giờ, nhiều vị cũng không nhớ 'ngày sinh, tháng đẻ' của mình; nhiều cụ chỉ nhớ là tuổi'Mùi' hay tuổi 'Thìn'. Ngay cả ngày tháng năm sinh của các cụ trên giấy khai sinh cũng không đúng hẳn... Ngày sinh của Chúa Giêsu cũng không được ghi lại đầy đủ trong các sách Phúc Âm (Tất nhiên Chúa Giêsu cũng không có giấy khai sinh hay sổ bộ khai sinh...)
Nhưng tại sao lại mừng ngày Chúa Giêsu ra đời vào 25 tháng 12 hằng năm?
Thực ra, trong ba thế kỷ đầu (các Kitô hửu chỉ họp nhau để kỷ niệm việc Chúa Giêsu đã chịu đau khổ, đã chịu chết và đã sống lại. Đặc biệt tụ họp vào ngày thứ nhất trong tuần (Ngày Chúa Giêsu sống lại từ cỏi chết, Gioan 20,1...) và gọi ngày này là 'Chúa Nhật'. Việc cử hành phụng vụ này gọi là 'Nghi Lễ Bẻ Bánh' (ý nói đến việc cử hành nghi lễ 'Thánh Thể') (Tông Đồ Công Vụ đoạn 2, câu 42...). Trong những cuộc 'họp mặt' này, các Kitô hữu cùng gặp gỡ nhau, chia sẽ tình thân hữu và niềm tin, rồi cùng nhau cầu nguyện và dự 'Lễ Thánh Thể' (Nghi Thức Bẻ Bánh). Lúc đầu chưa có các 'Thánh Đường', nên thường tùy tiện họp mặt tại các tư gia hay nơi nào có thể được, như tại 'hành lang Salomon' (TĐCV 5:12...). Tuy nhiên việc 'Cử Hành' này cũng không được đều đặn, vì ngay từ lúc đầu các Kitô đã bị bách hại và xua đuổi. Đọc sách 'Tông Đồ Công Vụ' (The Acts of Apostles), ta thấy rõ điều này: trong khi các tông đồ và các tín hữu ra sức rao giảng 'Tin Mừng tình thương' của Chúa cho mọi người ở mọi nơi họ sống, thì họ cũng luôn bị những thế lực thù nghịch chống đối và bách hại; vì 'bóng tối' luôn thù nghịch 'Ánh Sáng'. Những người sống theo 'thế gian' thì thù ghét những ai sống ngược lại với lối sống của họ! Tất nhiên 'Thầy'của mình là Chúa Giêsu Kitô đã bị thù ghét, bị bắt, bị hành hạ và bị giết nhục nhã trên thánh giá, thì các môn đệ của ' Thầy'qua các thế hệ đều cũng bị bách hại cách này hay cách khác. Trong ba thế kỷ đầu thì các cuộc bách hại rất dữ dội ngay tại nơi đất nước quê hương của Chúa Giêsu và các tông đồ, và sau đó là ở khắp các nơi trong toàn Đế Quốc Rôma. Hơn nữa, lúc đó chưa có các tổ chức 'Bảo Vệ Nhân Quyền' hay 'Bảo Vệ Tự Do Tôn Giáo', nên các nhà cầm quyền tự do đàn áp và tàn sát các tín hửu và các vị lãnh đạo tôn giáo của họ, bất kể ở các chức vụ nào. Thánh Phêrô, vị Giáo Hoàng đầu tiên, Thánh Phaolô và các Thánh Tông Đồ đều tử đạo, trừ Thánh Gioan thì bị lưu đày cho đến chết. Các vị Giáo Hoàng tiếp theo cũng như các thành phần trong Giáo Hội đều bị xua đuổi, bị bắt, bị tù đày và bị giết thảm khốc (nhất là dưới thời Hoàng Đế Nêron).
Trong hoàn cảnh cực khổ đó, các vị lãnh đạo và các tín hữu tiếp tục giữ vững đức tin và tiếp tục rao giảng Tin Mừng và họp mặt cầu nguyện và cử hành nghi lễ 'Thánh Thể' bất cứ lúc nào và nơi nào có thể được để an ủi và nâng đỡ lẩn nhau trong cuộc sống đức tin đầy khó khăn như thế. (Xin xem thêm về chuyện các 'Hang Toại Đạo' 'Catacombs' tại Rôma ngày xưa). Cho mãi đến năm 313, khi một Hoàng Đế Rôma có tên là Constantinô Đại Đế (Constantine 'The Great', 280-337, theo đạo Công Giáo , Mẹ là Thánh Helene) ký hiệp ước Milan (Edit de Milan) để bảo đảm quyền tự do tôn giáo, lúc đó Giáo Hội mới được hưởng một thời kỳ an-bình (Paix de L'Eglise) và lúc đó, các Kitô hửu mới được hưởng chút tự do để thờ phượng Chúa và các Thánh Đường được xây cất, các buổi 'họp mặt' cầu nguyện, học hỏi Thánh Kinh và cử hành 'Lễ Thánh Thể mới được thường xuyên hơn. Tuy nhiên đến năm 336 mới thấy việc cử hành ngày Chúa Giáng Sinh (Christmas Day) xuất hiện trong lịch phụng vụ của Giáo Hội. Việc mừng Lễ Giáng Sinh của Chúa Giêsu chắc là trùng hợp với việc các Kitô hữu, khi đã được hưởng thời gian an bình để sống đạo, liền nghĩ đến việc hướng về quê hương của Chúa, nhất là nơi Chúa Giáng Sinh là thành Bêlem và hành hương kính viếng và chung tay xây cất Đền Thờ Chúa giáng sinh tại Bêlem vào năm 330.
Vì ngày Chúa Giáng Sinh không được ghi rõ ràng trong các văn kiện lịch sử cũng như trong các sách Phúc Âm, nên Giáo Hội đã chọn một ngày thích hợp là 25 tháng 12 là ngày gần với ngày đông chí (winter solstice), ngày ngắn nhất đã qua và ánh sáng lại trở lại... và vì thế các dân tộc Trung Đông thời cổ hay mừng 'ngày ánh sáng' vào 25 tháng 12; rồi Giáo Hội muốn thánh hóa ngày này bằng việc kính nhớ ngày Thiên Chúa Giáng Sinh 'Trời Đất Giao Hoà'. Như vậy ngày 25 tháng 12 không phải là ngày có tính cách lịch sử mà chỉ là ngày kỷ niệm mừng Chúa xuống trần để giao hoà với nhân loại và loan báo tin mừng cứu độ (xin xem thêm 'Preaching the Lectionary' của R. H. Fuller). Đây chỉ là một việc làm theo 'thuận tiện', tạm ví như nhiều cụ khi ở Việt Nam thì không có thói quen mừng ngày sinh nhật (birthday) (tất cả chỉ mừng vào dịp Tết); nhưng đến Hoa Kỳ, giới trẻ thích sống theo văn hóa địa phương, đã có thói quen mừng'sinh nhật', và cũng muốn các bậc cha mẹ có một ngày để mừng cho con cháu vui vẻ trong gia đình. Các cụ nào không nhớ được ngày sinh nhật chính thức của mình, đã chọn một ngày nào đó; chẳng hạn có cụ chỉ nghe cha mẹ nói là mình sinh vào dịp tháng tám mưa bão, liền chọn một ngày trong tháng 8. Có cụ chỉ nhớ cha mẹ nói là sinh vào giữa mùa gặt (ở ngoài bắc thì vào tháng 5) nên chọn một ngày vào tháng 5. Kể cả việc ngày giỗ của một số vị trong gia đình cũng không thể đúng ngày; nhiều gia đình có chồng con mất tích trong cuộc chiến, khi biết chắc là đã chết, liền chọn một ngày để kính nhớ (thường hay chọn vào ngày nghe tin mất tích...) Ông cụ trong gia đình chúng tôi, ngày xưa hoạt động cho Quốc Dân Đảng, khi Việt Minh nổi lên, họ mời đi họp để 'cộng tác làm việc cứu quốc' và từ ngày đó là biệt tích luôn. Sau đó gia đình biết chắc đã chết, nhưng không biết chết làm sao và vào ngày nào, nên đã chọn ngày 'rời gia đình' để con cháu 'khói hương' kính nhớ.
Vì ngày mừng lễ Giáng Sinh vào 25 tháng 12 hàng năm không xác thực theo lịch sử, nên thường có những ý kiến chống đối; đặc biệt vào thế kỷ 17 tại Anh Quốc, những người 'Thanh Giáo' (Puritans) đã nổ lực để yêu cầu xóa bỏ việc mừng lễ Giáng Sinh của Chúa Giêsu; nhưng mọi nổ lực đều thất bại, và việc mừng Chúa Giáng Sinh vào 25 tháng 12 hàng năm vẫn tiếp tục ở Anh Quốc cũng như khắp nơi trên thế giới. Hơn nửa, việc mừng lễ Giáng Sinh của Chúa không phải chỉ đơn thuần mừng ngày 'Sinh Nhật' của Chúa, mà còn có ý nghiã thiêng liêng chuẩn bị tâm hồn đón Chúa vào tâm hồn tín hữu, và ngày Chúa trở lại trần gian lần thứ hai trong ngày thẩm phán. Vì thế có gần một tháng để tín hữu chuẩn bị lễ Giáng Sinh, gọi là 'Mùa Vọng' (ngày xưa gọi là 'Mùa Áp') (Advent). Mùa Vọng là mùa Giáng Sinh khởi đầu niên lịch phụng vụ của Giáo Hội, tiếp theo là 'Mùa Thường Niên I', rồi đến 'Mùa Chay' (Lent) để chuẩn bị Đại Lễ Phục Sinh và Mùa Phục Sinh, rồi đến 'Mùa Thường Niên II' kéo dài đến 'Mùa Vọng' cho một niên lịch phụng vụ mới.
Nơi đây chúng tôi cũng xin nói thêm là trước lễ Giáng Sinh 9 tháng, Giáo Hội có một ngày mừng lễ đặc biệt gọi là 'Lễ Truyền Tin' (Annunciation) để kỷ niệm giờ phút sứ thần Thiên Chúa báo tin cho Đức Maria biết Thiên Chúa đã chọn Ngài làm người được diểm phúc cưu mang và sinh Đấng Cứu Thế... Và Đức Maria đã 'Xin Vâng' (Luca 1, 26...). Đây chính là giờ phút rất quan trọng trong lịch sử ơn cứu độ, giờ phút 'Trời Đất Giao Hoà', 'Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta (Gioan 1,14). Chính vì thế mà trong toàn Giáo Hội có thói quen nguyện 'Kinh Truyền Tin' vào ba lúc quan trọng trong một ngày: sáng, trưa, chiều. Khi nghe tiếng 'Chuông Nguyện' mọi tín hữu đều ngưng các công việc để nguyện 'Kinh Truyền Tin' mà nhớ đến giây phút quan trọng này: 'Và Ngôi Lời đã nhập thể trong lòng Đức Trinh Nữ Maria.' Rất nhiều nhạc sĩ, thi sĩ Công Giáo các nơi đã sáng tác các bài thánh ca hoặc các bài thơ diễn tả giây phút 'huyền nhiệm'nầy; đan cử như bài thơ của thi sĩ Hàn Mạc Tử, bài 'Theo Tiếng Thiên Thần xưa Kính Chào' của Hoàng Diệp, 'L'Annonce faite à Marie'' của Paul Claudel (văn hào Pháp).
Ngày nay lễ Giáng Sinh (có nơi gọi là lễ 'No-en' 'Noel') càng ngày càng lan rộng đi khắp nơi, đến cả các dân tộc ở các vùng hẻo lánh, và ngay cả các nước còn đang dưới chế độ 'Cộng Sản' như Cuba, Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn cũng không thể ngăn cản dân chúng rầm rộ mừng lễ No-en. Đáng tiếc là ngày nay người ta đã 'thương mại hóa' dịp lễ này mà làm giảm đi phần nào ý nghĩa thiêng cao cả. Tuy nhiên điều 'lạm dụng' đó cũng không thể làm giảm đi tinh thần mừng lễ đích thực trong lòng những người thành tâm thiện chí (Abusus non Tullit Usum) và họ được hưởng 'ơn phúc lộc' an bình trong tâm hồn và trong gia đình họ, như lời các Thiên Thần hát mừng trong đêm Chúa Giáng Sinh:
'Vinh Danh Thiên Chúa trên Trời,
Bình an dưới thế cho người thiện tâm!

Kính chúc quí vị được hưởng nhiều ơn phúc lộc của Chúa trong dịp lễ Giáng sinh này, và những ơn phúc đó sẽ tràn lan sang Năm Mới, đem đến bình an thật của Chúa đến tâm hồn và gia đình mỗi người, cũng như cho toàn thể thế giới và trên quê hương Việt Nam chúng ta.

(Linh Mục Anphong Trần Đức Phương)

Danh sách Tư Bản Ðỏ của cán bộ Cộng Sản Việt Nam

Danh sách Tư Bản Ðỏ của cán bộ Cộng Sản Việt Nam.

Phan Văn Khải và con trai trên 2 tỷ USD
Nguyễn Thị Xuân Mỹ : Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Kiểm Soát 417 triệu USD
Thích Trí Tịnh : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch, TW GHP 250 triệu USD
Lê Đức Anh : Cựu Chủ tịch nhà nước CSVN 2 tỷ 215 triệu USD
Trần Đức Lương : Cựu Chủ tịch nhà nước 2 tỷ 100 triệu USD
Đỗ Mười : Cựu Tổng Bí Thư CSVN 1 tỷ 90 triệu USD
Nguyễn Tiến Dũng : Thủ Tướng CSVN 1 tỷ 780 triệu USD
Nguyễn Văn An : Chủ Tịch Quốc Hội Đảng CSVN 1 tỷ 70 triệu USD
Lê Khả Phiêu: Cựu Tổng Bí Thư Đảng 1 tỷ 430 triệu USD
Nguyễn Mạnh Cầm : Phó Thủ Tướng 1 tỷ 350 triệu USD
Võ Văn Kiệt : Cựu Tổng Bí Thư Đảng 1 tỷ 15 triệu USD
Nông Đức Mạnh : Tổng Bí Thư CSVN 1 tỷ 143 triệu USD
Phạm Thế Duyệt : Uỷ viên Thường vụ Thường trực TW Đảng 1 tỷ 773 triệu USD
Trần Ngọc Liễng : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 900 triệu USD
Hoàng Xuân Sính : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 784 triệu USD
Lý Ngọc Minh : Uỷ viên UBTW MTTQVN 750 triệu USD
Nguyễn Đình Ngộ : Chủ tịch UBMTTQ 656 triệu USD
Võ Thị Thắng : Phó Chủ tịch Trung ương HLHPN 654 triệu USD
Ma Ha Thông : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 590 triệu USD
Nguyễn Đức Triều : Chủ tịch TW Hội Nông dân VN 590 triệu USD
Trần Văn Quang : Chủ tịch Hội Cựu chiến binh VN 587 triệu USD
Nguyễn Đức Bình : Giám Đốc Viện Quốc Gia TPHCM 540 triệu USD
Vương Đình Ái : Phó Chủ tịch Uỷ ban ĐKCĐVN 512 triệu USD
Hoàng Thái : Thường trực Đoàn Chủ tịch 500 triệu USD
Nguyễn Thị Nữ : Chủ tịch UBTW MTTQVN 500 triệu USD
Nguyễn Tiến Võ : Uỷ viên UBTW MTTQVN 469 triệu USD
Nguyễn Văn Huyền : Nhân sĩ thành phố HCM 469 triệu USD
Nguyễn Xuân Oánh : Kinh tế Thành phố HCM 469 triệu USD
Phạm Thị Trân Châu : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 469 triệu USD
Thích Thiện Duyên : Giáo hội Phật giáo QN ĐN 469 triệu USD
YA Đúc : uỷ viên UBTW MTTQVN 469 triệu USD
Hà Học Trạc : Chủ tịch UBTW MTTQVN 400 triệu USD
Hoàng Quang Đạo : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh 390 triệu USD
Lê Hai : Tổng cục chính trị QĐNDVN 390 triệu USD
Lê Truyền : Uỷ viên Ban Thường trực 390 triệu USD
Lý Quý Dương : Dân Tộc Dao tỉnh Hà Giang 390 triệu USD
Phạm văn Kiết : Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc 390 triệu USD
Vương Đình Bích : Uỷ viên UBTW MTTQVN 390 triệu USD
Trần Đông Phong : Thường trực UBTƯMTTQVN 387 triệu USD
Trần Văn Đăng : Uỷ viên TƯ Đảng,Tổng Thư ký 364 triệu USD
Hoàng Đình Cầu : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 300 triệu USD
Lý Chánh Trung : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 300 triệu USD
Ngô Bá Thành : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 300 triệu USD
Trương Thị Mai : Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam 300 triệu USD
Hồ Đức Việt : Bí Thư thứ nhất TW Đoàn TNCS 287 triệu USD
Lâm Công Định : Uỷ viên UBTW MTTQVN 287 triệu USD
Ngô Gia Hy : Uỷ viên UBTW MTTQVN 287 triệu USD
Trần Văn Chương : Chủ tịch Hội người Viẹt Nam 287 triệu USD
Trương Văn Thọ : Bác sỹ, dân tộc Chăm 287 triệu USD
Đỗ Duy Thường : Vụ Trưởng vụ Dân chủ pháp luật 280 triệu USD
Đỗ Tấn Sỹ : Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Pháp 280 triệu USD
Lê Văn Triết : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 280 triệu USD
Lương Tấn Thành : Giáo Sư Bệnh viện Bạch Mai 280 triệu USD
Nguyễn Phúc Tuần : Uỷ viên UBTW MTTQVN 280 triệu USD
Phạm Thị Sơn : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 280 triệu USD
Lê Bạch Lan : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 269 triệu USD
Nguyễn Văn Vi : Uỷ viên UBMTTW 269 triệu USD
Trần Thoại Duy Bảo : Uỷ viên UBTW MTTQVN 269 triệu USD
Vũ Oanh Lão : thành cách mạng 269 triệu USD
Nguyễn Thị Nguyệt : Cao đài Ban Chỉnh tỉnh Bến Tre 264 triệ USD
Bùi Thái Kỷ : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh 257 triệu USD
Hoàng Hồng : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 257 triệu USD
Lưu Văn Đạt : Tổng Thư ký Hội Luật gia Việt Nam 257 triệu USD
Nguyễn Công Danh : T P. Hồ Chí Minh 257 triệu USD
Nguyễn Túc : Uỷ viên Ban Thường trực 257 triệu USD
Nguyễn Văn Bích : Uỷ Ban Kế hoạch Nhà Nước 257 triệu USD
Hoàng Việt Dũng : Giám đốc Công ty TNHH 256 triệu USD
Phan Quang : Hội nhà báo Việt Nam, Uỷ viên UBMT 256 triệu USD
Vưu Khải Thành : Tổng công ty hữu hạn BITIS 256 triệu USD
Cao Xuân Phổ : Viện Đông Nam á 254 triệu USD
Chu Văn Chuẩn : Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN 254 triệu USD
Đăng Thị Lợi : Chủ tịch Hội Thân nhân Việt kiều 254 triệu USD
Hoàng Văn Thượng : Đại tá, Anh hùng quân đội 254 triệu USD
Lê Quang Đạo : Trung ương Mặt trận Tổ quốc N 254 triệu USD
Lợi Hồng Sơn : Uỷ viên UBTW MTTQVN 254 triệu USD
Lý Chánh Trung : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 254 triệu USD
Ngô Ngọc Bỉnh : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 254 triệu USD
Nguyễn Kha : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 254 triệu USD
Nguyễn Văn Hạnh : Uỷ viên UBTW MTTQVN 254 triệu USD
Nguyễn Văn Vĩnh : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 254 triệu USD
Đinh Thuyên : Chủ tịch hội người mù Việt Nam 250 triệu USD
Đoàn Thị ánh Tuyết : Thượng tá, Anh hùng quân đội 250 triệu USD
Lê Thành : Phó Chủ tịch Thường trực 250 triệu USD
Mùa A Sấu : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 250 triệu USD
Trần Kim Thạch : Uỷ viên UBTW MTTQVN 250 triệu USD
Lê Ngọc Quán : Mặt trận Tổ quốc tỉnh Vĩnh Phú 249 triệu USD
Nguyễn Quang Tạo : Chủ tịch liên hiệp các hội hoà bình 249 triệu USD
Nguyễn Văn Thạnh : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 249 triệu USD
Thào A Tráng : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 249 triệu USD
Trần Khắc Minh : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 229 triệu USD
Lê Minh Hiền : Thường trực UBTƯMTTQVN 215 triệu USD
Hà Thị Liên : Thường trực UBTƯMTTQVN 214 triệu USD
Ama Bhiăng : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD
Âuu Quang Cảnh : Uỷ viên UBTW MTTQVN 200 triệu USD
Bế Viết Đẳng : Uỷ viên UBTW MTTQVN 200 triệu USD
Đàm Trung Đồn : Đại học Tổng hợp Hà Nội 200 triệu USD
Đặng Đình Tứ : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD
Đặng Ngọc Bân : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD
Đinh Công Đoàn : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD
Đinh Gia Khánh : Viện Văn học dân gian 200 triệu USD
Hà Phú An : Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD
Hoàng Đức Hỷ : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD
Lâm Bá Châu : Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Pháp 200 triệu USD
Lê Văn Tiếu : Việt kiều tại CHLB Đức 200 triệu USD
Lương Văn Hận : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD
Nguyễn Văn Tư : Chủ tịch Hội Công Thương 200 triệu USD
Phùng Thị Hải : Giám đốc Công ty TNHH Thuỷ Sản 200 triệu USD
Rơ Ô Cheo : Dân tôc Gia Lai tỉnh Gia Lai 200 triệu USD
Sầm Nga Di : Dân tộc Thái, tỉnh Nghệ An 200 triệu USD
Thích Đức Phương : Thừa Thiên Huế 200 triệu USD
Thích nữ Ngoạt Liên : Uỷ viên UBTW MTTQVN 200 triệu USD
Trần Hậu : TWMTTQVN Trưởng Ban Nghiên 200 triệu USD
Triệu Thuỷ Tiên : Dân tộc Nùng 200 triệu USD
Trương Nghiệp Vũ : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD
Trương Quốc Mạo : Chủ tịch Hội nông dân 200 triệu USD
Ung Ngọc Ky : Uỷ viên uỷ ban TWMTTQ 200 triệu USD
Vũ Đình Bách : Uỷ viên UBTW MTTQVN 200 triệu USD
Mong Văn Nghệ : Dân tộc Khơ mú tỉnh Nghệ An 197 triệu USD
Đinh Xông : Dân tộc Hrê tỉnh Quãng Ngãi 190 triệu USD
Lê Công Tâm : Phó Chủ tịch Thường trực 190 triệu USD
Mấu Thị Bích Phanh : Dân tộc Raklây tỉnh Ninh Thuận 190 triệu USD
Nguyễn Ngọc Minh : Uỷ viên UBMTTQ tỉnh Huế 190 triệu USD
Phan Hữu Phục : Cao đài Tiên thiên 190 triệu USD
Trần Thế Tục : Uỷ viên UBTW MTTQVN 190 triệu USD
Hoàng Mạnh Bảo : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 187 triệu USD
Nguyễn Thị Ngọc Trâm : Uỷ viên UBTW MTTQVN 187 triệu USD
Phạm Hồng Sơn : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 187 triệu USD
Phan Hữu Lập : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 187 triệu USD
Thái Văn Năm : Phật giáo Hoà hảo 187 triệu USD
Trần Văn Tấn : Uỷ viên UBTW MTTQVN 187 triệu USD
Vi Văn ỏm : Dân tộc Xi mun tỉnh Sơn La, 187 triệu USD
Bùi Thị Lập : Uỷ viên UBTW MTTQVN 184 triệu USD
Kpa Đài : Uỷ viên UBTW MTTQVN 184 triệu USD
Lê Văn Hữu : Mặt trận Tổ quốc tỉnh Phú Yên 184 triệu USD
Nông Quốc Chấn : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 184 triệu USD
Phạm Khiêm Ich : Viên Thông tin KHXH 184 triệu USD
Phạm Thanh Ba : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 184 triệu USD
Từ Tân Vũ : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 184 triệu USD
Viễn Phương : Nhà thơ Uỷ viên UBMTTQ 184 triệu USD
Nguyễn Ngọc Thạch : Tổng Biên Tập Báo Đại Đoàn kết 180 triệu USD
Trương Hán Minh : Người Hoa TP. Hồ Chí MInh 180 triệu USD
Bùi Xướng : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 157 triệu USD
Trần Đình Phùng : Chủ tịch Uỷ ban Mặt 157 triệu USD
Hồ Ngọc Nhuận : Uỷ viên UBTW MTTQVN 156 triệu USD
Phan Huy Lê : Uỷ viên UBTW MTTQVN 156 triệu USD
Nguyễn Thống : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 154 triệu USD
Trần Minh Sơn : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 154 triệu USD
Vũ Duy Thái : Giám đốc xí nghiệp trách nhiệm hữu hạn 154 triệu USD
Chu Phạm Ngọc Sơn : Uỷ viên UBTW MTTQVN 150 triệu USD
Đỗ Hoàng Thiệu : Đà Nẵng Ngân Hàng tỉnh QN ĐN 150 triệu USD
Dương Nhơn : Uỷ viên UBTW MTTQVN 150 triệu USD
Huỳnh Cương : Uỷ viên UBTW MTTQVN 150 triệu USD
Mai Thế Nguyên : Kiến trúc sư trưởng tại Na Uy 150 triệu USD
Ngô Minh Thưởng : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 150 triệu USD
Nguyễn Ngọc Sương : Đại học Tổng hợp Thành phố 150 triệu USD
Nguyễn Văn Diệu : Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN 150 triệu USD
Phạm Ngọc Hùng : Uỷ viên UBTW MTTQVN 150 triệu USD
Thượng thơ Thanh : HT Cao đài Toà Thánh Tây Ninh 150 triệu USD
Trần Đức Tăng : Phối sư Hội thánh Cđ Minh Chơn đạo 150 triệu USD
Trần Phước Đường : Uỷ viên UBTW MTTQVN 150 triệu USD
Lê Đắc Thuận : Giám đốc điều hành Cty VANOCO 107 triệu USD
Nguyễn Đức Thành : Chủ tịch Ban điều hành CLB 107 triệu USD
Trần Mạnh Sang : Uỷ viên UBTW MTTQVN 107 triệu USD
Amí Luộc : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD
Bùi Thị Lạng : Thành phố Hồ Chí Minh. 100 triệu USD
Danh Nhưỡng Dân tộc Khơ me 100 triệu USD
Đào Văn Tý : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD
Đồng Văn Chè : Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN 100 triệu USD
Hà Den : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 100 triệu USD
Hồ Phi Phục : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 100 triệu USD
Hoàng Kim Phúc : Tổng Hội trưởng Hội Thánh tin lành 100 triệu USD
Kim Cương Tử : UBTW MTTQV 100 triệu USD
Lê Ca Vinh : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD
Lý Lý Phà : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD
Nguyễn Hữu Hạnh : Nhân sỹ Thành phố 100 triệu USD
Nguyễn Lân : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 100 triệu USD
Nguyễn Lân Dũng : Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội 100 triệu USD
Nguyễn Minh Biện : Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN 100 triệu USD
Nguyễn Phước Đại : Luật sư TP. Hồ Chí Minh 100 triệu USD
Nguyễn Tấn Đạt : Phật giáo Hoà hảo tỉnh An Giang 100 triệu USD
Nguyễn Thành Vĩnh : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD
Nguyễn Thị Liên : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 100 triệu USD
Nguyễn Thiên Tích : Chủ tịch hội y học cổ truyền VN 100 triệu USD
Nông Thái Nghiệp :Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 100 triệu USD
Phùng Thị Nhạn : Nghệ sỹ nhân dân Thành phố HCM 100 triệu USD
Sùng Đại Dùng : Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN 100 triệu USD
Trương Quang Đạt : Dân tộc Sán Dìu tỉnh Vĩnh Phú 100 triệu USD
Tương Lai : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD
Vũ Mạnh Kha : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Hà Nội 100 triệu USD
Hà Thái Bình : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 56 triệu USD
Nguyễn Văn Đệ : Thượng tá, kỹ sư thuộc Bộ Quốc Phòng 56 triệu USD
Trần Bá Hoành : Uỷ viên UBTW MTTQVN 56 triệu USD
Võ Đình Cường : Uỷ viên UBTQ MTTQVN 56 triệu USD
Cù Huy Cận : Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật VN 50 triệu USD
Lê Khắc Bình : Chủ tịch, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 50 triệu USD
Huỳnh Thanh Phương : ủy Quân sự thành phố Cần Thơ 32 triệu USD
Hồ Xuân Long : Dân tộc Vân kiều, Quãng Trị 15 triệu USD

Những tên hút máu người dân, bán đất dâng biển cho ngoại bang.

Noel buồn trong lòng một dân tộc bị lừa dối

Noel buồn trong lòng một dân tộc bị lừa dối.

Khởi đầu của một đời người là một hài nhi. Sự ra đời của một hài nhi dù trong một gia đình nghèo khó hay trong một gia tộc giầu sang… Đều được đón nhân hân hoan. Không ai lại có thể ghét bỏ một hài nhi, bởi tính thánh thiện, sự ấp ủ tương lai nhân loại đương nhiên mang trong hài nhi đó. Con trẻ chính là sự sống kéo dài của những thế hệ già nua, chắc chắn sẽ phải ra đi khỏi cuộc đời này. Đó chân lý vĩnh cửu, không ai có thể đánh tráo cũng như không ai có thể làm giả một hài nhi.

Khởi đầu của một chế độ bạo tàn là sự lừa dối. Bởi sự bạo tàn luôn làm người ta kinh hãi, nếu không lừa dối, con người sẽ nhận diện và tiêu diệt mầm mống cái ác vì chính sự an nguy của mình… Không ai lại có thể chấp nhận sự bạo tàn với mình, bởi bạo tàn chắc chắn sẽ đưa vật chủ đến chỗ diệt vong. Không cần phải có bằng cấp, nếu muốn kẻ có lòng gian là có thể lừa dối…

Khởi đầu của nhà nước cộng sản là chủ thuyết cộng sản. Nó được ra đời trong sự ngộ nhận, mơ tưởng về một cuộc sống tốt đẹp. Từ những suy tưởng trong những căn phòng êm ấm, các lý thuyết gia cộng sản cho ra đời một chủ thuyết mà nếu họ được chứng kiến hậu quả của nó đến ngày hôm nay, chắc chắn họ sẽ kinh hãi hơn ai hết. Chính lý thuyết gia cộng sản đã lừa dối mình, đánh tráo chân lý nếu không vì mù loà thì cũng là vì "danh" mà thôi. Tựu chung lại cũng là lừa dối, vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân.

Khởi đầu của giai đoạn lịch sử đau thương dân tộc Việt Nam kể từ khi một nhóm người tự xưng là vô sản đại diện cho nhân dân lao động rước chủ nghĩa cộng sản về Việt Nam. Mặc dù họ nhận chỉ thị, súng đạn từ cái tổ chức gọi là quốc tế cộng sản - Một tổ chức khi ra đời còn chưa biết nước Việt Nam ở đâu. Nhưng họ luôn rêu rao rằng họ đại diện cho dân tộc Việt Nam - Kẻ thực hành lừa dối gớm ghiếc nhất trong lịch sử nhân loại.

Lich sử dân tộc Việt mấy ngàn năm, chưa từng có thế lực chính trị nào lại công khai bán đất bán nước cho ngoại bang một cách hèn hạ như Việt gian Cộng sản. Đất đai của tổ tiên được những kẻ tự xưng đại diện cho dân tộc Việt Nam ký công hàm giao cho đồng chí Cộng sản Trung hoa. Đường biên giới trên bộ trên biển được chúng ký hiệp định lùi sâu vào nội điạ Việt Nam. Hiệp định ký công khai, nhưng chưa được công bố vì đang bảo mật. Bản chất của hành vi "bảo mật" này là để lừa dối công luận.

Mấy vuông đất của Tổng Giáo Phận Hà Nội - Sao một nguyên thủ quốc gia mà phải lừa dối? phải hứa lèo? phải ăn không nói có? CSVN cũng thừa biết nếu Công Giáo có đòi lại được cũng chẳng thành của riêng ai. Suy cho cùng vẫn là của dân tộc Việt. Nhưng CSVN không trả, mà gửi tín hiệu ra bên ngoài rằng: Công Giáo Làm thủ tục xin đất thì sẽ cấp. Đòi đất thì không bao giờ trả. Tại sao lại thế? Cuối cùng thì vẫn có trao đất cho Công Giáo mà? CSVN phải làm thế để lừa dối dư luận, tránh việc dân oan đồng loạt đòi đất, tiến tới đòi lại công lý. Bản chất của vấn đề là có chấp nhận sự lừa dối của cộng sản hay không. Nếu chấp nhận, Công Giáo sẽ có đất.

Noel vốn là ngày lễ lớn của Đạo Thiên Chúa Giáo với gần 2 tỉ tín đồ, nay lễ Noel là một ngày lễ của cả nhân loại. Noel giờ là ngày lễ mừng tương lai nhân loại trong biểu tượng một hài nhi. Nhưng Noel năm nay ở Tổng Giáo Phận Hà Nội buồn trong không khí tang tóc. Cộng sản Việt nam tuyên chiến với tôn giáo và đưa giáo dân ra toà. Không chỉ thế, chúng còn đang lăm le tấn công, hạ độc, thủ tiêu không chỉ với người Công Giáo, mà với bất cứ ai dám đến gần, đứng cạnh người Công Giáo.

Trong khi đón Noel, lại đang có những dấu hiệu cho thấy Cộng sản Việt nam ngấm ngầm tổ chức lại một cách qui mô hơn những "đội đặc nhiệm nhân dân" chuyên hành động trong bóng đêm, ngoài luật pháp, nhưng theo ý của những người cộng sản. Cái đội quân phi nghĩa chúng gọi là quần chúng nhân dân đó, từ cải cách ruộng đất, đến cải tạo XHCN, và gần đây nhất là vụ Toà Khâm và Thái Hà đã gây ra bao nhiêu tội ác, bao nhiêu máu người vô tội, mà có lẽ không bản án nào có thể tương xứng được với hành vi của nó.

Thật là kinh hãi khi mà hệ thống Nhà nước Cộng sản đã tan rã, khi mà chính mồm người cộng sản còn sống sót nói ra rằng phải hội nhập, phải sửa đổi dần luật pháp cho phù hợp với thế giới văn minh mới có thể tồn tại… Vậy mà xảy ra vụ Tổng Giáo Phận Hà Nội, nó không ngần ngại dùng các thủ đoạn đê hèn vô luật pháp, chà đạp lên chính luật lệ nó ban hành… Rồi lại thói vừa đánh trống vừa la làng vừa ăn cướp của thời cải cách ruộng đất… Bất chấp tất cả…

Càng kinh hãi hơn khi nghe chính quyền cộng sản chính thức tuyên bố với quốc tế về cái đội quân này, và dùng nó để de doạ hai dân biểu Âu Châu rằng: Nếu Marco Perduca và Marco Pannella sang Việt Nam sẽ làm dấy lên một cuộc phản đối của quần chúng Việt Nam, của các hội đoàn, của các nhà dân chủ, v.v… Vì "những kẻ thù của Việt Nam" sắp tới... "Vì an ninh của quý ông xin quý ông đừng tới Việt Nam". (*) Bản chất của hành động lưu manh này là để lừa dối - Lừa dối dư luận quốc tế.

Noel buồn trong lòng một dân tộc bị lừa dối. Noel buồn trong lòng một dân tộc có nhiều kẻ lừa dối. Noel buồn trong lòng một dân tộc không ít người tự lừa dối. Đâu là căn nguyên? Xin không xét đến các nguyên nhân từ phía người cộng sản, bởi bản chất họ đã phơi bày. Chỉ xét các nguyên nhân từ phía thế giới văn minh, và dân nghèo Việt Nam, nạn nhân của cộng sản đương thời - Gọi chung là nạn nhân cộng sản. Đâu là nguyên nhân từ phía nạn nhân cộng sản?

Về Cộng sản Việt nam - Không chỉ đối với các dân tộc khác trên thế giới, mà ngay cả người dân Việt, đứng trước bạo quyền cộng sản không ít người cho rằng: "Tránh voi chẳng xấu mặt nào" – "Thôi để cho Trời phân xử nó" – "Không dây với hủi" – "Chắc nó chừa mình ra" – "Ác giả ác báo" – "Thế nào nó cũng chết" – "Ngày tàn bạo chúa sắp điểm" – "Kẻ giết người sắp phải đền mạng" – Sắp… sắp… sắp… Nói chung là thời tương lai của Cộng sản Việt nam rất xấu…

Nhưng như thế thì có nghĩa gì? Có phải là AQ tự uống thuốc an thần để ngủ qua tối. Sống qua ngày chăng? Cộng sản Việt nam nó sẵn sàng cấp thuốc an thần miễn phí. Nếu ai muốn nhận không cần phải đăng ký trước, cứ đến văn phòng các mặt trận tổ quốc, các uỷ ban đoàn kết ABC, các uỷ ban người Việt ở nước ngoài, các "hợp tác xã tôn giáo"… Gặp đồng chí X, linh mục Y, hoà thượng Z … Sẽ được niềm nở đón tiếp và thoả mãn nhu cầu…

Hỡi ôi! Người dân nước Việt còn bị cộng sản lường gạt đến bao giờ mà vẫn đứng ở bên đường, xem cộng sản giết người rồi bán tín bán nghi "Chắc nó chừa mình ra"? Vẫn còn phiêu bạt tận những phương trời xa, mơ một ngày ai đó giúp mình dọn sạch bóng cộng sản trên quê hương thì về? Chính sự lừa dối đã giết chết nhiều người chúng ta. Chính sự tự lừa dối mình mới là nền tảng cho sự lừa dối của cộng sản trổ hoa độc tàn phá quốc gia dân tộc Việt Nam.

VietCatholic News (25 Dec 2008)

Cảm nhận trước Noel 2008 ở Hà Nội

Cảm nhận trước Noel 2008 ở Hà Nội.

Ai cũng biết, với mọi Kitô hữu, lễ Giáng sinh là một lễ quan trọng trong năm. Trước đó người ta vui mừng, đón đợi và mong ngóng. Đêm lễ Giáng sinh, tất cả mọi người già, trẻ gái trai nô nức niềm vui mừng Chúa giáng trần. Trên mọi nẻo đường, người dân không phân biệt lương, giáo lũ lượt kéo nhau đến nhà thờ. Những bài Thánh ca giáng sinh vang lên trên mọi nẻo đường và mọi nhà, vui mừng, sung sướng, hân hoan… Nhưng, năm nay Hà Nội có một Noel buồn.

Noel buồn ở “Thành phố Hoà bình”

Những ngày đầu tháng 12, không chỉ trẻ con mà cả người lớn nô nức chờ đón ngày lễ Giáng sinh với muôn vàn lời chúc tụng tốt đẹp, mọi lời cầu mong an bình cho trần thế được chuẩn bị bằng những cánh thiếp Noel đủ màu khoe sắc. Những bài hát mới, rộn ràng, phấn khởi được tung ra. Các cửa hàng, cửa hiệu trang hoàng lộng lẫy với những băng rôn, ông già tuyết, cỗ xe tuần lộc, cây thông Noel…

Noel đã đi vào văn hóa người Việt một cách tự nhiên từ bao giờ chẳng rõ.

Đó là Noel xưa.

Năm nay, khi nhân loại đã bước vào thế kỷ thứ 21 được gần một thập kỷ, tại thủ đô Hà Nội, một “Thành phố vì Hòa bình”, người công giáo chuẩn bị đón Noel trong sự ngập ngừng và cảnh giác. Khi những người làm chương trình đêm Noel bắt tay vào chuẩn bị, thì đâu đó có tiếng thì thầm: Hãy cảnh giác, ban đêm là khi mà tử khí, tà thần hay hoạt động và gây hại cho con người.

Những tiếng nói đó đã đem đến cho người Công giáo Hà Nội một cảm giác không yên bình khi buộc phải tiến hành nghi lễ ban đêm, mà lễ Giáng Sinh thì không thể không làm ban đêm.

Giáo dân Hà Nội hẳn còn nhớ khi màn đêm bắt đầu buông xuống, họ đã được nếm mùi của dùi cui, roi điện trên phố Thái Hà vào đêm 28/8.

Họ vẫn nhớ cảm giác của hơi cay xịt vào đám đông thiếu nhi và phụ nữ đang cầu nguyện trong đêm 31/8, mùi của những bãi nước bọt được nhổ lên mặt từ những cái miệng thối tha khi họ đang đọc kinh cầu nguyện cũng như những cú thụi vào cạnh hông khi từ nơi cầu nguyện trở về.

Người công giáo Hà Nội chưa thể quên được những trận đòn hội chợ của đám quần chúng “tự phát” khi có mặt của cán bộ công an và chính quyền đã gào thét, đập phá cổng Đền Giêrađô và gào thét “giết, giết Kiệt, giết Phụng”.

Người công giáo Hà Nội cũng chưa thể quên được những ngày đám quần chúng “tự phát”, đám thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh gào thét, chửi bới cũng như những ngày công an dày đặc cùng với chó nghiệp vụ từng đàn để chính quyền mang tượng Đức Mẹ sầu bi ra khỏi nơi Ngài đã ngự.

Giáo dân càng không thể quên được hình ảnh đám mắm tôm và dầu mỡ bẩn thỉu đổ lên tượng đài Đức Mẹ nơi linh địa.

Những kẻ đã có dã tâm làm được điều đó, thì thử hỏi có điều gì mà chúng không thể không làm cho sự ác được thể hiện trọn vẹn hơn?

Toà Tổng Giám mục Hà Nội, dù có nhắm mắt lại vẫn thấy được sự hung dữ, lởm chởm của hàng rào sắt nhọn và đám cảnh sát, cán bộ đủ loại bên dây kẽm gai bao vây luôn đường ra lối vào…

Với những gì đã diễn ra, thì ngay cả người có “gan lim” cũng phải sợ hãi huống chi là giáo dân bình thường, hiền lành và nhẫn nhục. Bởi họ không phải là thành phần xã hội đen hay đỏ, họ không phải là con nghiện, không có vũ khí, và đặc biệt là họ thiếu bản lĩnh của những kẻ vô đạo.

Cũng vì vậy mà tinh thần cảnh giác của giáo dân được nâng lên hơn bao giờ hết, họ sẵn sàng hi sinh không chỉ niềm vui, mà còn là cả những nghi lễ hết sức cần thiết trong tín ngưỡng của mình. Điều đó cũng như sự hi sinh máu thịt của bản thân họ.

Bởi chưa có ai đảm bảo cho họ rằng, những chuyện tương tự sẽ không bao giờ xảy ra lần thứ năm, thứ sáu và ai dám nói rằng mức độ chỉ có thế khi lòng hận thù đã được thể hiện rõ nét.

Một Noel không thể vui

Nhưng những điều nói trên chưa phải là quan trọng nhất để giáo dân chấp nhận tự tước bỏ niềm vui Giáng sinh. Khi giáo dân đã chấp nhận bước lên, thì những trò hèn hạ, bẩn thỉu kia chẳng có ý nghĩa gì, thậm chí lấy mất mạng sống của họ, họ cũng sẵn sàng. Những hành động và lòng người qua việc xử các giáo dân Thái Hà trong vụ án “mấy cục gạch” vừa qua đã nói lên điều đó rất rõ ràng.

Điều căn bản mà giáo dân Hà Nội không thể vui Noel, không thể hân hoan vui mừng Giáng Sinh là bức tượng Đức Mẹ sầu bi hiện đang còn lưu lạc trong tay những người ngoại đạo chưa biết nơi nào. Với giáo dân, đó là tất cả những âu lo, những đau đớn, những tủi nhục mà họ đang phải chịu đựng gần như quá sức của họ.

Vui mừng đón Chúa Hài đồng sao được, khi Mẹ Ngài, xác Ngài và Thánh giá – Chiếc giường khổ nạn của Ngài – đã bị mang đi một cách vội vã trước sự thị uy của chó và cảnh sát cùng hàng ngàn những khuôn mặt hằm hè dữ tợn. Hiện nay, Mẹ vẫn chưa được “hưởng chính sách khoan hồng của đảng, nhà nước và pháp luật” để về đoàn tụ với giáo dân trong ngày Noel, vẫn còn lưu lạc đâu đó trong cảnh bị giam giữ, tù đày.

Vui mừng đón Chúa Hài đồng sao được, khi những oan khuất trong cơn điên loạn tập thể gây nên trận đòn hội chợ của giới truyền thông và nhiều quan chức nhà nước đang đổ lên đầu Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt, người thay mặt Chúa nơi trần gian để đến với các giáo dân mà họ không thể nào đủ sức để bảo vệ, đành để Chúa phải bị đóng đinh lần thứ 2.

Vui mừng sao được, khi những vị chủ chăn yêu quý của họ đang bị chính quyền bằng cách này cách khác, lần này rồi lần khác, lộ rõ ý định đuổi bằng được ra khỏi trọng trách mà Chúa đã giao cho các vị là dẫn dắt đàn chiên của mình nơi đây. Họ đang đứng trước viễn cảnh của một đàn chiên lạc mà thú dữ có thể ăn thịt họ bất cứ lúc nào khi mất chủ chăn.

Tất cả những điều đó, làm nên một Noel buồn trong Tổng Giáo phận Hà Nội, là điều rất dễ hiểu.

Chiều 21-12-2008, tôi dạo một vòng quanh các giáo xứ, các nhà thờ ở nội thành Hà Nội, tất cả vẫn im lìm. Đâu đó các đoàn giáo dân đến chúc mừng linh mục nhân ngày Giáng sinh. Tất cả đều âm thầm và lặng lẽ. Không có những chùm đèn màu rực rỡ, không có những bản nhạc giáng sinh rộn rã, không hang đá, máng cỏ như mọi năm.

Toà TGM Hà Nội vẫn như mọi ngày, Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt tiếp từng đoàn sinh viên, giáo dân, linh mục… từ nhiều nơi đến chúc mừng Giáng sinh. Trong các buổi nói chuyện, Ngài luôn nhắc nhở mọi người cần quan tâm đến những người nghèo. Trong xã hội còn quá nhiều những người nghèo, họ nghèo không chỉ về vật chất, mà còn là nghèo về tinh thần, về công lý và sự thật. Tất cả đều đáng được thương yêu và giúp đỡ.

Thời gian qua, kể từ sau nạn lụt lội ở Hà Nội và các tỉnh, Đức TGM hầu như không tuần nào không có vài chuyến đi đến với những người nghèo khổ, đau ốm và cần sự cứu trợ, nâng đỡ, giúp đỡ của Ngài từ miền Vinh đến các tỉnh phía Bắc.

Trước Nhà thờ Chính toà, không một dây đèn, một cây nến, một chùm hoa. Không gian trước nhà thờ vài chiếc xe đậu với hai người là bảo vệ của phường Hàng Trống đứng canh gì đó không rõ.

Tại Nhà thờ Hàm Long, linh mục Giacobe Nguyễn Văn Lý tiếp các chủng sinh. Không gian nhà thờ vắng lặng, hang đá không trang hoàng, chưa có tượng Chúa Hài đồng. Tất cả trong không khí có phần lạnh lẽo của chiều mùa đông.

Tại xứ Kẻ Sét, nhà thờ vẫn im lìm, không hoa, đèn như mọi năm. Phía ngoài, chắc thấy cô quạnh quá nên phường cho chăng một băng rôn qua đường nội dung nói về hạn chế dân số, sinh đẻ kế hoạch gì đó… Trong sân nhà thờ, những chùm chân nến đêm cầu nguyện cho Công lý, Hoà bình đang cháy dở.

Trong câu chuyện với các vị chủ chăn, tôi được biết các Ngài đang hướng cộng đồng đi tới tìm niềm vui trong việc thực hiện ơn cứu độ qua việc chăm sóc những người nghèo khó, thay cho những niềm vui rộn rã trần thế đời thường. Đặc biệt là trong Noel năm nay.

“Đàn két công giáo” - Vui là vui gượng kẻo mà…

Mấy hôm nay, Nhà nước cũng tổ chức cho cái gọi là “Uỷ ban Đoàn kết Công giáo” mừng Giáng Sinh tại Hà Nội để các lãnh đạo đến chúc mừng và vui cười hoan hỉ, rằng như là “chúng tớ vẫn tôn trọng người Công giáo lắm đấy nhé”. Báo nhà nước đưa tin rầm rộ, vẫn có một vị linh mục già nua hớn hở, tươi cười cứ như là đợt này sau khi trục xuất được Tổng Giám mục Kiệt thì nhà nước sẽ phong cho mình được lên chức Tổng Giám mục đến nơi.

Ngoài đường, đoàn xe ô tô chở cây thông giáng sinh và nhạc nhẽo ầm ĩ chạy trên các phố.

Đó là những động thái lạ mà các cơ quan nhà nước làm trong Noel năm nay.

Tại các ngã tư đường phố, từng đoàn người tụ tập quanh những đoàn tuần lộc, ông già Noel… dưới cờ đỏ sao vàng sặc sỡ…

Nhưng, với không khí Noel, những điều đó chưa đủ. Với cả Hà Nội, Noel năm nay là một Noel đặc biệt và khác thường.

Nhiều người dân không công giáo ở Hà Nội ngơ ngác hỏi nhau: “Hình như chưa tới Noel, hay năm nay bên Công giáo hoãn Noel sang ngày khác”? Đúng là họ chưa hiểu, họ cứ nghĩ chuyện chuyển ngày Noel cứ như Quận Đống Đa xử dân Thái Hà dễ dàng vậy. Nhưng khi hiểu ra, họ ngán ngẩm lắc đầu rồi lại gật đầu: “Chắc cũng cần phải như thế, phòng hơn là tránh, bệnh dịch biết khi nào vào nhà”.

Lệ thường hàng năm, người được chúc mừng Noel sớm nhất là các vị đứng đầu giáo phận, các linh mục quản xứ, quản hạt… và báo đài nhà nước tung hô việc này ầm ĩ. Với các đấng bậc, việc các chức sắc nhà nước đến chúc mừng Noel hàng năm, chẳng có mấy ý nghĩa ngoài việc các chức sắc đó muốn quảng cáo cho chính sách của nhà nước và bản thân họ.

Nhưng nay ở Hà Nội, người được chúc mừng, thay vì các giáo chức, giáo sỹ đứng đầu tổ chức Công giáo là Toà Tổng Giám mục, thì đó lại là cái mà giáo dân gọi là “uỷ ban đàn két công giáo”.

Qua đây người ta thấy được một việc khác, đó là mục đích chính của tổ chức này đã lộ rõ: Nó đã được cất nhắc lên thay thế giáo quyền.

Hài hước thay cho những người đã tổ chức nên việc đó, vì mọi người đều hiểu những đại biểu, kể cả những linh mục và tu sĩ trong cái “uỷ ban đàn két” đó đang đại diện cho ai ở đây? Thực chất, họ chỉ đại diện cho cá nhân họ, tính cách họ và những bổng lộc, danh hão mà họ nhận đươc mà thôi.

Nhưng qua đó, cũng đáng thương hại thay cho những người được “trọng dụng” để thay thế chủ mình mà lại lấy làm phấn khởi và hãnh diện? Họ là ai, nhân dân và giáo dân đã biết. Tài ở họ đã không, mà đức lại càng kém. Tài ở họ không có, biểu hiện ở chỗ ngay nơi mình ở, những bất công, chèn ép, những tệ nạn đầy rẫy nhưng họ vẫn ngậm tăm. Cái đức kém rõ ràng nhất ở đây là lòng trung tín, đức vâng lời. Thường thấy, với một con người mà không có lòng hiếu thảo với cha mẹ, thì xin đừng nói đến chuyện họ có thể tốt với bất cứ ai, trong khi họ đang là con cái Giáo hội, hoăc đã từng là con cái Giáo hội.

Linh mục Nguyễn Công Danh, “con cò đầu đàn” của uỷ ban này đã giải thích rằng tổ chức này không phải là một tổ chức của Giáo hội, không phải là của nhà nước. Tổ chức này là của “giới công giáo” nhưng bầu nó lên không ở nhà thờ, không ở giáo hội mà do uỷ ban địa phương? Uỷ ban thuộc mặt trận, còn mặt trận là của ai thì… không biết. Chỉ biết nó được nuôi dưỡng bằng tiền của mặt trận và ở… trên.

Thật ra, ông thừa biết điều lệ của tổ chức này đã ghi rõ: Người đứng đầu uỷ ban này phải là người được “đảng và nhà nước tín nhiệm” – Nghĩa là phải là của quốc doanh chính hiệu.

Thực tế cho thấy nơi nào có hàng giáo phẩm kiên vững và mạnh mẽ, thì nơi đó cái “uỷ ban” này không có đất sống, hoặc dần dần nó sẽ chết mòn. Nơi nào hàng giáo phẩm thực hiện sách lược theo kiểu phật giáo quốc doanh “đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội” thì nơi đó, hàng ngũ này được dịp thi thố và phát triển.

Linh mục Dương Phú Oanh, chủ tịch cái uỷ ban này của Hà Nội, hiện đang là linh mục thuộc giáo phận Hưng Hoá, nơi có một “nhà nước tự trị về tôn giáo Sơn La” nhưng chưa khi nào ông lên tiếng cho giáo dân của mình nơi đó? Đó cũng là những ví dụ điển hình.

Nhìn những động thái của cái uỷ ban này mấy ngày qua, tôi chợt nhớ đến câu Kiều của Nguyễn Du mấy trăm năm trước: “Vui là vui gượng kẻo mà/ Ai tri âm đó, mặn mà với ai”.(Kiều – Nguyễn Du).

“Bài Thánh ca buồn” của nhạc sĩ nào đó không chỉ vang trên các phương tiện nghe nhìn, mà thẳm sâu trong tâm hồn người Hà Nội, đặc biệt là giáo dân nói riêng còn có cả những tiếng thầm thì uất nghẹn: “Mùa Giáng sinh buồn” – Giáng sinh 2008.

Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2008.
VietCatholic News.

Chế độ CSVN là “giòi bọ”

Trong mắt nhiều người Nhật, chế độ CSVN là “giòi bọ”
Công đoàn tỉnh Aichi dọa kiện Đại sứ quán CSVN tại Nhật.

Sau vụ PCI (một tập đoàn chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn của Nhật phải đưa hối lộ để được trúng thầu các dự án thực hiện bằng tiền viện trợ của Nhật tại Việt Nam), vụ nhân viên, tiếp viên và phi công của Vietnam Airlines, tổ chức trộm cắp hàng hoá trong các trung tâm mua sắm tại Nhật để vận chuyển hàng gian về Việt Nam tiêu thụ, vụ “tu nghiệp sinh” Việt Nam bị các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của chính quyền CSVN bóc lột như nô lệ, vụ Lãnh sự quán CSVN tại Osaka tại Nhật bán passport Việt Nam cho tất cả mọi người, vụ Đại sứ quán CSVN bị một Công đoàn địa phương tại Nhật kiện,... trên nhiều diễn đàn điện tử tại Nhật, nhiều người Nhật cực đoan đang kêu gọi tẩy chay người Việt, đuổi hết người Việt về nước, cắt vĩnh viễn các khoản viện trợ cho Việt Nam. Có người so sánh viện trợ cho Việt Nam uổng hơn là đổ tiền vào... cống, bởi tiền thuế của họ đang được dùng để nuôi bọn "giòi bọ" ở Việt Nam...
Cảnh sát Nhật khám xét toàn bộ các Văn phòng đại diện của Vietnam Airlines tại Nhật
Người phát ngôn của Vietnam Airlines vừa chính thức xác nhận: Tất cả các Văn phòng đại diện của Vietnam Airlines tại Nhật vừa bị cảnh sát Nhật lục soát để tìm kiếm hàng hoá bị ăn cắp.
Vụ tai tiếng liên quan tới Vietnam Airlines bắt đầu từ ngày 10 tháng 8, sau khi cảnh sát quận Kumamoto bắt quả tang hai “tu nghiệp sinh” người Việt đang ăn cắp hàng hóa của một trung tâm mua sắm. Hai “tu nghiệp sinh” này đến Nhật để làm việc cho một công ty xây dựng hồi tháng 2. Mỗi tháng họ nhận được 70,000 yen nhưng bị các doanh nghiệp “xuất khẩu lao động” của chính quyền CSVN “trấn lột” 50,000 yen/tháng nên không đủ sống và được một nhân viên của Vietnam Airlines tại Nhật tuyển mộ để đi ăn cắp mỹ phẩm... Báo chí Nhật cho biết, cảnh sát Nhật đã xác định có tới 85 người Việt liên quan tới tổ chức trộm cắp này. Đồng thời, cảnh sát Nhật tuyên bố, việc đưa “tu nghiệp sinh” Việt Nam sang Nhật làm việc có dấu hiệu buôn người nên đã đề nghị cảnh sát hình sự quốc tế hợp tác điều tra.
Hôm 17 tháng 12, cảnh sát Nhật đã bắt qủa tang Đặng Xuân Hợp, phi công của Vietnam Airlines đang vận chuyển hàng gian về Việt Nam. Cảnh sát xác định có khoảng 50 nhân viên (bao gồm cả phi công lẫn tiếp viên hàng không) của Vietnam Airlines dính líu đến tổ chức trộm cắp và vận chuyển hàng gian đang bị điều tra. Vì các nghi can cùng cho biết những Văn phòng đại diện của Vietnam Airlines tại Nhật là nơi cất giấu hàng trộm cắp nên một đợt khám xét những văn phòng này vừa được thực hiện.
Theo báo điện tử VnExpress, người phát ngôn của Vietnam Airlines chỉ xác nhận cảnh sát Nhật đã khám xét các văn phòng của hãng này và đã “làm việc” với một số tiếp viên, phi công. Phía Vietnam Airlines từ chối bình luận trước khi giới hữu trách ở Nhật công bố thông tin.
“Tu nghiệp sinh” Việt Nam tại Nhật - một loại nô lệ
Vụ bê bối liên quan tới Vietnam Airlines tại Nhật không chỉ giới hạn trong phạm vi tổ chức - vận chuyển – tiêu thụ hàng ăn cắp. Báo chí Nhật và một số du học sinh tại Nhật đã cung cấp thêm nhiều thông tin để lý giải vì sao “tu nghiệp sinh” Việt Nam tại Nhật phải tham gia vào các tổ chức trộm cắp do nhân viên Vietnam Airlines tổ chức.
Về lý thuyết, “tu nghiệp sinh” là một dạng học nghề nên dù sang Nhật để làm thuê song không được trả lương mà chỉ được hưởng “trợ cấp”. Đó là sự bất công thứ nhất mà người nghèo ở Việt Nam phải gánh chịu khi chập nhận sang Nhật làm thuê.
Bất công thứ hai là muốn được đi sang Nhật làm “tu nghiệp sinh”, những người nghèo ở Việt Nam phải đóng khoảng 1 triệu yen/người cho Sovilaco hoặc Suleco (những doanh nghiệp quốc doanh, độc quyền xuất khẩu lao động sang Nhật). Vì sợ “tu nghiệp sinh” bỏ trốn, Nguyễn Gia Liêm - đại diện của Bộ Lao Động Thương Binh Xã hội CSVN được cử sang Nhật để “giám sát, bảo vệ quyền lợi cho người lao động Việt Nam” đã yêu cầu giới chủ ở Nhật thu giữ passport, thẻ ngoại kiều của “tu nghiệp sinh” nhằm bảo vệ quyèn lợi cho Sovilaco hoặc Suleco. Đa số chủ hãng của Nhật chỉ dám giữ passport của “tu nghiệp sinh” vì thu giữ giấy tờ tuỳ thân của người khác là vi phạm luật pháp của Nhật.
Gần như tất cả “tu nghiệp sinh” tại Nhật phải làm việc khoảng 20 tiếng/ngày và 7ngày/tuần nhưng chỉ được trả “trợ cấp” 70,000 yen/tháng (khoản thu nhập chỉ bằng một nửa mức thu nhập tối thiểu) vì là... “tu nghiệp sinh”. Bất công thứ ba là 50% khoản trợ cấp 70,000 yen/tháng đó được giới chủ Nhật chuyển vào tài khoản của Sovilaco hoặc Suleco tại Nhật, để Sovilaco hoặc Suleco khống chế “tu nghiệp sinh”: Một mặt ngăn ngừa họ bỏ trốn do lao động cực nhọc, lương thấp, mặt khác để hưởng tiền lời. Nếu “tu nghiệp sinh” đau bệnh, xin trở về nguyên quán sớm hoăc có lỗi lầm dẫn tới bị sa thải trước khi “hợp đồng gửi đi làm tu nghiệp sinh” hết hạn, Sovilaco hoặc Suleco sẽ tịch thu toàn bộ số tiền 50% đã giữ mỗi tháng để “bồi thường các thiệt hại do vi phạm hợp đồng”. Đó là chưa kể, mỗi tháng, một tu nghiệp sinh còn phải trả cho Sovilaco hoặc Suleco 10,000 yen “quản lý phí”.
Một blogger người Việt có nickname là “Minh T”, sống tại Nhật khẳng định: “Với 25,000 yen còn lại, phải dành 10,000 yen trả tiền nhà/tháng, 15,000 yen để trả các loại chi phí ăn, uống, điện, nước, ga,... gái không làm điếm, trai không ăn cắp cho bọn Hàng không Việt Nam mới là chuyện lạ vì họ đã bị bóc lột đến tận xương tủy. Mong sao cảnh sát Nhật phối hợp với ICPO (Hình cảnh Quốc tế), điều tra, hốt hết bọn bất lương trong các đường dây buôn người của chính phủ Việt Nam như họ đã tuyên bố”.
Viên chức ngoại giao Việt Nam tại Nhật: Bẩn thỉu và thô lỗ
Bên cạnh các scandal “PCI”, “Vietnam Airlines”, “Tu nghiệp sinh”,... các viên chức ngoại giao của Việt Nam tại Nhật cũng đang tạo ra vô số tai tiếng.
Từ dư luận, báo chí Nhật đã cử phóng viên điều tra việc các cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại Nhật bán giấy tờ giả. Một phóng viên Nhật đã thử liên lạc và cuối cùng mua được một passport từ Lãnh sự quán CSVN tại Osaka với giá chỉ có 30,000 yen, dù anh ta hoàn toàn không phải là công dân Việt Nam và không biết nói tiếng Việt.
Ngoài vụ "Quốc tịch Việt Nam trị giá 30,000 yen", Toà Đại sứ CSVN tại Tokyo cũng đang nằm trong tầm ngắm do bị nghi chuyên chứng thực các bằng lái xe giả (để người sử dụng được miễn thi lấy bằng lái xe tại Nhật). Sở Cảnh sát Tokyo đã ban hành một chỉ thị, theo đó, những giấy tờ do Tòa Đại sứ CSVN chứng thực chỉ có giá trị sử dụng sau khi đã được Bộ Ngoại Giao Nhật chứng thực lại, rằng con dấu của Tòa Đại sứ CSVN trên giấy tờ là dấu... thực.
Vụ mới nhất, đang khiến dân chúng Nhật phẫn nộ đó là việc một viên chức của Toà Đại sứ CSVN tại Nhật lăng mạ Công đoàn tỉnh Aichi (Airoren), một chi nhánh thuộc Tổng Công đoàn Nhật. Trước đó, Airoren đã nhận sự uỷ thác của tổ chức Công đoàn đại diện cho các công nhân làm việc cho Toyota, yêu cầu bảo vệ quyền lợi cho 64 “tu nghiệp sinh” Việt Nam, vốn đang bị Sovilaco, Suleco của phía chính quyền CSVN và các công ty trung gian ở Nhật bóc lột.
Sau khi Airoren liên lạc với 64 “tu nghiệp sinh” này để làm các thủ thục thay mặt họ nộp đơn kiện đòi quyền lợi, cả 64 người đã bị viên chức của Toà đại sứ CSVN tại Nhật gọi lên “làm việc”. Trong buổi “làm việc” đó, “tu nghiệp sinh” được yêu cầu chấm dứt quan hệ với Airoren bởi Airoren là một “tổ chức phi pháp” hoạt động như “Mafia”. Ai đó trong số 64 “tu nghiệp sinh” đã bí mật ghi âm và sau khi băng ghi âm được chuyển cho Airoren, Airoren đã gửi văn bản phản kháng cho chính quyền CSVN, yêu cầu Thủ tướng CSVN phải xin lỗi, nếu không, họ sẽ kiện Đại sứ quán CSVN ra Toà án Nhật.
Trước sự kiện này, blogger có nickname “Minh T” nhận xét: “Chắc chắn những nhân viên của tòa đại sứ là đảng viên cộng sản. Họ phải hiểu rằng Đảng Cộng sản là đại diện của giai cấp công nhân nhưng họ đã không đứng về phía công nhân mà còn sỉ nhục người ta. Họ là nhân viên ngoại giao nhưng quên mất nghiệp đoàn lao động là biểu tượng của nhân dân lao động Nhật”. Cũng blogger “Minh T” kể tiếp: “Tanaka Masao - một cảnh sát viên của tỉnh Gunma đang tham gia điều tra vụ Hàng không Việt Nam, có cha từng là cố vấn quân sự cao cấp của Việt Minh, nói như thế này với báo chí Nhật: Tôi không thể tưởng tưởng và hiểu được, tại sao một dân tộc có 4,000 năm văn hiến, dũng cảm, lại để thế hệ con cháu phải đi làm nô lệ ở xứ người như vậy".

Gia Định

Nghĩ về tình trạng xuất khẩu phụ nữ Việt Nam

Nghĩ về tình trạng xuất khẩu phụ nữ Việt Nam.

Tháng 4 năm 1975, vận nước suy đồi, miền Nam sụp đổ. Chế độ Cộng Hoà đã bị thay thế bằng một chế độ tồi tệ, vô nhân tính: Chế độ cộng sản. Không vô nhân tính sao được, khi vừa đặt chân vào miền Nam đã đem nhốt cả mấy trăm ngàn người vào trong các trại tù cải tạo, đầy ải đi các vùng rừng thiêng nước độc. Cả triệu người khác vì hải hùng, xô nhau chạy ra biển đem tính mạng của mình và gia đình đánh bạc với tử thần để mong tìm hai chữ “tự do”.

Chế độ vô nhân tính, rỗng tuếch được che dấu bằng những biểu ngữ hoa mỹ để khoa trương: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa” giàu mạnh. Độc lập mà sao phải cắt đất dâng hiến cho Trung Quốc? Tự do mà sao người dân bị quản lý bằng chế độ hộ khẩu? Xã hội chủ nghĩa giàu mạnh đâu không thấy chỉ thấy thịt cá, thuốc men, vải vóc, thứ gì cũng bị hạn chế theo tiêu chuẩn. Muốn có thêm ngoài tiêu chuẩn thì phải mua “chui” tức là mua hàng lậu. Mà đã nói hàng lậu tức là bất hợp pháp, bị công an rình mò, theo dõi, bắt bớ khốn khổ.

Nhưng có một thứ mua bán lại được nhà nước dung túng là “bán phụ nữ ra nước ngoài”. Ta hãy nhìn những tấm hình chụp ngay khách sạn thành phố HCM: các cô gái còn rất trẻ, cởi hết quần áo, đứng thành hàng dài để các ngoại nhân Đài Loan hoặc Đại Hàn chọn lựa. Tại Đài Loan, tờ Trung Hoa thời báo đã phê phán gay gắt việc khuyến mãi gái Việt trên đất Đài Loan bằng những quảng cáo “Cô dâu Việt Nam, giá bán 18 vạn đài tệ. Bảo đảm là gái trinh, nếu không trả tiền lại”. Tại Đại Hàn, các công ty môi giới công khai rao hàng “Người chưa vợ, goá vợ, hoặc khuyết tật đều có thể tìm cô dâu Việt”. Tại Singapore, 3 cô gái Việt Nam được trưng bày tại trung tâm mua sắm Golden Mile Complex làm cho Hội Phụ Nữ Singapore vô cùng xúc động và bất bình.

Nhưng còn Đảng và Nhà Nước Việt Nam thì phản ứng ra sao trước cảnh người phụ nữ Việt Nam bị xúc phạm và làm mất nhân phẩm như vậy? Các vị lãnh đạo có nhìn thấy trách nhiệm của mình hay không? Các vị lãnh đạo hãy nhìn kỹ những bức hình loã thể và thử tưởng tượng xem nếu một trong những cô gái ấy là con hay em của mình thì các vị nghĩ sao? Các vị còn lương tâm không? Các vị có thấy xứng đáng để còn lãnh đạo đất nước hay không ?

Trong lịch sử Việt Nam , chưa bao giờ người phụ nữ bị bôi nhọ, hạ phẩm cách tới như vậy. Các cô gái trẻ này, đáng lẽ được cắp sách tới trường, nay lại phải bán mình cho các ngoại kiều già yếu, tàn tật để đổi lấy một số tiền mưu sinh. Tương lai của họ thật là mịt mù nơi đất khách quê người. Ai nghe thấy cũng phải đau lòng, hoảng hốt, và lo sợ cho họ. Đất nước đã tiến lên xã hội chủ nghĩa trên 30 năm rồi, ấm no, giàu mạnh ở đâu đây? Những phụ nữ chân yếu tay mềm thì phải bán thân để mưu sinh trong khi ông bộ trưởng thì dùng công quỹ cả triệu đồng để cá độ đá banh. Có phải ý nghĩa và mục tiêu hai chữ “Cộng sản” là san bằng giai cấp, san bằng tài sản để mọi người cùng ngang bằng với nhau là vô sản để riêng lãnh đạo nắm hết, quản lý hết tài nguyên, tiền của đất nước? Nếu đúng như vậy thì đảng Cộng sản Việt Nam tiến ngược đường rồi.

Chúng tôi sống xa đất nước đã lâu, nhưng tâm hồn Việt Nam làm chúng tôi lúc nào cũng khắc khoải với dân Việt. Chúng tôi muốn Đảng và Nhà Nước Việt Nam đừng im hơi lặng tiếng nữa, đừng ngậm miệng ăn tiền nữa. Xin hãy lên tiếng giải thích với nhân dân Việt Nam , với dư luận quốc tế vì sao lại để cho tình trạng này xảy ra? Xin hãy cấp thời tìm biện pháp ngăn chận để chấm dứt cảnh buôn bán phụ nữ Việt Nam ra nước ngoài.

Bao lâu nay, chúng tôi đã từng được nghe những lời nói hoa mỹ, của các bậc lãnh đạo dành cho chúng tôi, coi chúng tôi là “khúc ruột xa ngàn dặm”. Đảng và Nhà Nước cũng dành cho chúng tôi những đặc ân được mua nhà ở Việt Nam , được lấy 2 quốc tịch. Tuy nhiên, chúng tôi thấy những việc làm này không cần thiết. Chuyện cần thiết là Đảng và Nhà Nước hãy lãnh đạo đất nước cho tử tế, không tham nhũng, không bè phái, không cắt đất dâng biển cho Trung Quốc, không xuất khẩu phụ nữ trẻ thơ, và hãy lo cho những khúc ruột ngay trên quê hương. Ngày nào nhân dân Việt Nam được sống như những con người đúng nghĩa, có nhân phẩm, ngày ấy không cần kêu gọi chúng tôi cũng xin xếp hàng để trở về Việt Nam phục vụ đất nước.

Đan Tâm

MADE IN CHINA : SỰ THẬT KINH HOÀNG

MADE IN CHINA : SỰ THẬT KINH HOÀNG

Trong những năm 2000 và 2001, Phòng cảnh sát Bắc Kinh thuộc Phân cục bảo an quốc gia Trung Quốc đã bắt một lượng lớn người trí thức tu tập Pháp Luân Công, bao gồm các giáo sư của các trường đại học. Họ bị tra tấn cho đến khi họ chấp nhận "cải tạo". Điều này đã được ĐCSTQ công bố trên toàn thế giới rằng đó chỉ là một biện pháp nhẹ nhàng như "làn gió và mưa phùn ngày xuân". Tôi là một trong số đó.
Tôi đã bị nhốt trong một phòng giam mờ tối dành cho tù nhân bị kết án tử hình với khoảng 30 tù nhân khác đang chờ hành quyết. Căn phòng chỉ khoảng 30m vuông. Lần đầu tiên khi tôi bị đưa vào căn phòng này, tôi có thể ngửi thấy mùi của đủ loại phân, nước tiểu, thịt thối, mốc và các thứ khác.. Sau một vài tháng, tôi không thể ngửi được mùi gì nữa. Tôi đã quen với cái mùi vốn ngập tràn nơi ấy.

Ở đó yên tĩnh đến mức người ta có thể nghe được tiếng lá rơi. Mọi người tận dụng sự yên tĩnh để ngẫm nghĩ về quá khứ của mình. Ngày qua ngày, với nhiều người, là sống trong chờ đợi thời khắc hành quyết cận kề.

Những cái cửa:

Phòng giam có hai cửa, một trước một sau. Cánh cửa trước là cánh cửa bằng sắt rất dày và một hàng rào sắt. Cửa sau cũng là cửa sắt dày và to như cửa trước. Cửa trước là nơi các tù nhân bị hộ tống vào và cũng là nơi bị kéo đi hành quyết.

Mười cảnh sát có vũ trang đứng gác ngoài cửa ngăn không cho tù nhân chạy chốn. Mỗi khi cửa mở cũng đồng nghĩa sẽ có một ai đó sắp chết.

Không khí và mặt trời:

"Mở nhà lao!" một tiếng hét lớn của cảnh sát đứng trên đầu. Nó phá vỡ dòng suy nghĩ của tôi và sự yên tĩnh của căn phòng. Những tù nhân lôi thôi, xám xịt bắt đầu hiện lên tia hy vọng trên khuôn mặt họ. Từng người một, các tù nhân bước ra theo cửa sau. Họ cúi đầu lễ phép tỏ thái độ hàm ơn với cảnh sát. Rồi họ nhanh chóng bận rộn kiếm một nơi có nhiều ánh nắng.

Tôi đã bị sốc trước những gì nhìn thấy vào lần đầu tiên được ra khỏi phòng giam. Điều đầu tiên các tù nhân làm là trút bỏ quần áo. Những vảy nến, ghẻ lở và các vết lở loét trên cơ thể họ bị phơi bày đầy đủ. Thực ra, điều ấy cũng không đáng ngạc nhiên lắm.


Sống sót và Lao động:

Nếu không bị kết án tử hình, tù nhân sống sót trong trại tạm giam sẽ bị gửi đến các nhà tù để thi hành bản án và làm nô lệ lao động. Họ mang theo các căn bệnh truyền nhiễm và bệnh tình dục đến các nhà tù, trong khi họ làm ra các sản phẩm giá rẻ với một số lượng lớn. Một số lượng sản phẩm lớn đến kinh ngạc được làm ở Trung Quốc là được sản xuất trong những nhà tù và trại cải tạo lao động.

Vào tháng 5 năm 2002, tôi bị đẩy đến Phòng Hồi hương tội phạm Bắc Kinh với nhiều học viên Pháp Luân Công khác. Chúng tôi được chuyển sang nhà tù địa phương để chịu nốt bản án. Qua nếm trải này, tôi đã thực sự kinh nghiệm được thế nào là lao động cưỡng bức trong tù.

Chúng tôi đã phải lao động không ngừng nghỉ. Công việc hàng ngày kéo dài từ 15 đến 16 tiếng. Nếu ai đó không hoàn tất công việc được giao, anh ta sẽ bị trừng phạt bằng cách phải "hát cho đến sáng", tức là anh ta phải tiếp tục làm việc và không được ngủ. Căn phòng chật ních người, và tù nhân không có thời gian để vệ sinh cá nhân. Họ đếm từng ngày với những bệnh tật trở nên tồi tệ ngày này qua ngày khác.

Tôi bị bắt chỉ vì tập Pháp Luân Công. Tôi không hề phạm tội. Do vậy, tôi tự coi bản thân mình như một "phóng viên" được gửi tới đây để nghiêm túc quan sát những gì diễn ra quanh tôi. Tôi nuôi nấng hy vọng rằng một ngày nào đó những chứng kiến của bản thân mình sẽ được đưa ra công chúng để mọi người có thể hiểu rõ hơn những gì đang diễn ra trong trại cải tạo và nhà tù Trung Quốc hôm nay.

Từ đồ giáng sinh cho đến đồ lót:

Chúng tôi được giao đủ việc: đóng gói đồ lót phụ nữ, sao chép băng đĩa nhạc và hình, dán nhãn bao bì sản phẩm các loại, gấp sách, đóng sách, làm thuyền đồ chơi, làm các đồ chơi giáng sinh và nhiều thứ để xuất khẩu khác nữa. Tôi đã tham gia tất cả các lao động chân tay ấy và hiểu rõ từng công đoạn cũng như quy trình tại đó.

Vào một mùa hè nóng bức, quản lý nhà tù bắt chúng tôi đóng gói đồ lót cho hãng Gracewell. Trời rất nóng nhưng các tù nhân đã lâu không được tắm rửa. Họ gãi khắp người trong khi phải lao động chân tay. Một số tù nhân luôn tay gãi chỗ kín. Và khi họ lôi tay ra, tôi thấy có cả vết máu trên móng tay của họ. Tôi không rõ rằng các quý bà có thật sự xinh đẹp (graceful) khi mặc đồ lót này hay không.

Một dịp khác, tù nhân phải đóng gói món đồ ăn mang tên "Orchid Beans" cho một hãng tư nhân nhỏ nào đó. Món snack này làm từ đậu tằm. Họ chở hàng xe tải đậu tằm tới nhà tù. Tại đây đậu tằm được ngâm trong các thùng nước lớn cho đến khi nó nở ra. Nhiều lúc tù nhân đổ cả nước lẫn nước tiểu vào thùng ngâm đậu. Sau khi đậu đã nở, tù nhân sẽ bóc đậu bằng một bộ dao chuyên dụng, sao cho cho hạt đậu được bóc vỏ theo cách để lại một "vòng vàng" quanh hạt đậu trông thật ngon mắt. Nhưng thực ra nó rất bẩn. Công đoạn cuối cùng là bỏ đậu tằm vào rổ.

Mỗi tù nhân được giao tối thiểu 10000 hạt đậu tằm trong một ngày. Khi hối hả làm cho xong, thì những thứ như rỉ mũi, nước dãi của tù nhân cũng lẫn cả vào đậu. Các hạt đậu đã qua xử lý ấy được cho vào túi, chuyển tới kho chứa, rồi được rang lên. Sau khi rang, đậu tằm trông vàng ươm, được đóng vào bao bì đẹp mắt và bán cho khách hàng.

Đậu tằm là một món hàng bán chạy và đem lại lợi nhuận lớn cho hãng kinh doanh. Tôi thấy ở Mỹ quốc này, nhiều người xài món đậu tằm nhập khẩu từ Trung Quốc, và tôi tự hỏi không biết họ có đang ăn món đậu tằm xuất xưởng từ nhà tù nơi mình từng ở hay không.

Năm nào cũng vậy, rất nhiều đồ giáng sinh được xuất khẩu từ Trung Quốc sang các nước tây phương. Có lần chúng tôi phải làm bóng đèn. Hàng ngày tù nhân phải nối dây đồng và quấn chặt ở xe tăng đồ chơi theo một mẫu hình cố định và nối bóng đèn vào đó. Tay của họ thường là rớm máu. Cũng không cần phải nói, có nhiều bệnh truyền nhiễm tình dục mà tù nhân mang theo cũng đã dính lên bóng đèn và đồ chơi.

Một lần khác chúng tôi phải xâu các hạt cườm thành chuỗi để làm đồ nữ trang. Các tù nhân dùng kim và dây để luồn qua các hạt cườm đủ loại màu sắc, rồi sau đó kết nút dây lại. Các chuỗi hạt trông thật sặc sỡ đẹp mắt. Nhưng tôi mong rằng các quý bà không đeo chúng trên cổ và các cháu bé không đút chúng vào miệng.

o o o o o
Trải nghiệm của tôi tại trại lao động ở Trung Quốc:

Cô Chen Ying đã bị giam cầm ba lần chỉ vì tập Pháp Luân Công. Cô đã bị nhốt trong trại lao động cưỡng bức khoảng một năm khi mà cô thăm gia đình tại Trung Quốc. Cai tù cưỡng bức tiêm những thứ thuốc độc hại vào thân thể, tác hại lên phần thần kinh nửa bên trái thân thể của cô, gây chứng co giật. Hiện nay cô Chen sống tại Pháp.

Tôi bị cầm tù từ tháng 11-2000 đến tháng 11-2001 vì không chịu từ bỏ tập Pháp Luân Công. Trong thời gian đó, tôi bị cưỡng bức lao động khổ sai tại Nhà tù Tuanhe và trại lao động cưỡng bức Xin'an tại Bắc Kinh.

Những sản phẩm.
Tại Nhà tù Tuanhe ở Bắc Kinh:

Đóng gói một số lượng rất lớn đũa (loại dùng một lần rồi bỏ). Hầu hết là để xuất khẩu, rồi được dùng trong các nhà hàng, khách sạn.
Làm gói quà tặng "Florence Gift Packages"

Tại trại lao động Xin'an ở Bắc Kinh:
Đóng gói một số lượng rất lớn đũa (loại dùng một lần rồi bỏ). Hầu hết là để xuất khẩu, rồi được dùng trong các nhà hàng, khách sạn.
Đan áo len.
Đan khăn len (xuất khẩu sang Châu Âu).
Bộ đồ nệm thêu móc để kê tách trà.
Thêu mũ cho một hãng tại Qinghe, Bắc Kinh.
Thêu đệm ngồi.
Nhặt sạch các thứ vương trên áo len trước khi xuất xưởng.
Làm rất nhiều dép lót đi trong nhà. Công việc chủ yếu là dán đế dép. Giới chức coi tù đòi hỏi chất lượng cao. Lúc đó là lúc nóng nhất vào mùa hè. Nhiều học viên Pháp Luân Công và tôi ở trong các phòng giam nhỏ bé chật chội sặc mùi keo dán đến ngạt thở. Mỗi bận phải sản xuất là chúng tôi bị bắt làm đến nửa đêm hoặc 1 giờ sáng.
Làm thú nhồi bông: thỏ, gấu, cá heo, chim cánh cụt… Công đoạn chủ yếu là nhồi các thứ vào trong, khâu kín lại, dán mắt dán miệng cho con thú nhồi…

Điều kiện vệ sinh tại trại lao động:

(1) Nhà tù Tuanhe, Bắc Kinh.

Tôi bị nhốt cùng với hơn mười học viên Pháp Luân Công khác trong một phòng giam khoảng hơn 10 mét vuông. Chỉ có tám chiếc giường nhỏ trong phòng, vì vậy một số phải ngủ dưới sàn. Chúng tôi làm tất cả mọi việc trong một gian phòng ấy: lao động, ăn, uống và đi vệ sinh. Do vậy có rất nhiều ruồi muỗi. Chúng tôi chỉ được phép ăn vào một số thời gian đã định. Phải tiết kiệm nước từng chút một vì rất thiếu nước. Cai tù không bao giờ cho phép chúng tôi rửa tay trước khi ăn. Sau khi ăn, chúng tôi phải quay lại lao động ngay. Hai ngày một lần, chúng tôi được dành ra 5 phút để làm vệ sinh cá nhân. Hết 5 phút, cai tù bắt chúng tôi phải dừng ngay để quay về phòng giam, và không được mang theo nước. Ai không hoàn tất công việc được giao sẽ bị cấm vệ sinh cá nhân. Do vậy, mọi người phải làm cho xong. Chúng tôi phải dậy từ sớm và làm đến khuya, không còn thời gian rửa ráy. Có định ra một số thời điểm cố định để dùng toa-lét, nhưng ngay cả như vậy, cũng phải xin phép cai tù rồi mới được đi. Mỗi lần như vậy được phép trong 2 phút. Vì thế, nhiều người không kịp đi nặng xong đã hết giờ. Chúng tôi chỉ được phép ngủ vào một thời gian nhất định. Nếu chưa đến giờ thì không được ngủ, chỉ có thể co ro lại nghỉ. Ban đêm, lính gác vẫn luôn canh chừng, và chúng tôi được cấp một cái bô để dùng vào đêm. Lính gác luôn coi xét cả khi chúng tôi ngủ.

Chúng tôi chỉ được phép ngủ rất ít, và bắt buộc lao động ngay từ khi mới mở mắt tỉnh dậy. Tay của tôi bị nửt nẻ, rớm máu và rộp nhiều chỗ vì phải lao động cực nhọc nhiều giờ mỗi ngày làm đũa. Tôi thường phải làm tới nửa đêm. Chúng tôi không được ngủ khi chưa làm xong việc.. Chúng tôi bị bắt ép làm 16 giờ đồng hồ mỗi ngày. Điều kiện vệ sinh cực kỳ thấp kém. Mặc dù trên bao bì của đũa ghi rằng sản phẩm đã được tẩy trùng, có thể dùng ngay xong rồi bỏ, nhưng thực ra toàn bộ quá trình sản xuất cực kỳ dơ dáy. Chúng tôi không hề được rửa tay và những chiếc đũa được đóng gói ngay trên sàn. Nhà tù Tuanhe chỉ biết có tiền lời mà không xét gì tới yêu cầu vệ sinh của người tiêu dùng, và họ đã làm điều xấu này một cách ngang nhiên. Rất nhiều nhà hàng, khách sạn tại Bắc Kinh vẫn đang sử dụng loại đũa này. Thậm chí đũa của Trung Quốc còn được xuất khẩu.

Nữ học viên Pháp Luân Công bị bắt làm các việc nặng nhọc. Chúng tôi bị bắt phải mang vác những thùng và bao hàng nặng cỡ 50 kg. Phải khuân vác chúng lên xe và xuống xe. Chúng tôi bị bắt phải đào lỗ, trồng cây và chuyên chở phân bón. Cảnh sát cai ngục tuỳ tiện sử dụng nhân công tù nhân phục vụ để kiếm tiền bất chính. Chúng tôi bị bắt buộc lao động nhiều giờ mỗi ngày, nhưng không bao giờ nhận được một xu tiền công.

(2) Trại cải tạo Xin'an ở Bắc Kinh

Lao động khổ sai thực chất đã khiến cả thể xác và tinh thần chúng tôi bị giam cầm. Cảnh sát ngăn cản không cho chúng tôi ngủ ngoài giờ được phép. Còn khi có việc thì chúng tôi phải làm ngày làm đêm để thoả mãn số lượng, chất lượng sản phẩm trong thời gian ngắn nhất.

Tất cả công việc trong trại cải tạo đều là lao động căng thẳng. Các học viên Pháp Luân Công phải làm việc đến nửa đêm trong ánh sáng mờ tối. Ai cũng phải hoàn thành công việc của mình. Nếu không xong phần việc được giao, thì không được ngủ, mà phải thức để làm cho xong. Một lần chúng tôi phải làm đồ khuyến mại cho hãng Netslé, đó là những tấm thêu và đan. Để thoả mãn thời hạn giao hàng, chúng tôi bị bắt phải làm ngay cả khi đi vệ sinh cho tới hai giờ sáng. Đôi lúc phải làm thâu đêm cho tới sáng. Họ không cho chúng tôi thời gian dù chỉ để suy nghĩ một cách cẩn thận mọi việc. Họ dùng lao động liên miên làm một phương pháp kiềm chế tư tưởng của tù nhân. Không còn thời gian suy xét, không còn thời gian để trao đổi với nhau. Cảnh sát dùng những tội phạm nghiện hút để "chuyển hoá" và theo dõi các học viên Pháp Luân Công. Họ muốn chúng tôi biến thành những cỗ máy chỉ biết làm việc.

Mùa hè khi tới những hôm trời nóng, có một số tù nhân không chịu nổi nên đã ngất đi. Nhiều học viên Pháp Luân Công đã phát bệnh như bệnh tim do làm việc quá sức. Thân thể bị biến dạng.

o o o o o
Tại sao chúng tôi gửi bài báo này ?

Cuộc sống lành mạnh của chúng ta đòi hỏi không khí và nước trong lành để sống; và hiểu biết về sự thật cũng là điều không thể thiếu.

Mùa xuân năm 2003, khi toàn thế giới bị chấn động trước virus bí hiểm SARS, thì bác sỹ giải phẫu Jiang Yanyong tại Bắc Kinh, nghe theo lương tri của mình, đã tìm cách thông báo cho toàn thế giới về nguy cơ lây nhiễm trên diện rộng của căn bệnh chết người ấy. Kết quả ông đã bị giam lỏng tại nhà. Cộng đồng quốc tế trao cho ông nhiều giải thưởng, nhưng rất ít người biết rằng ông không có mặt để nhận những giải thưởng đó.

Liệu chúng ta còn cơ hội có được một bác sỹ Jiang thứ hai nếu dịch cúm gia cầm lại nổ ra ?

Tháng Chín năm 2005, Yahoo đã cung cấp cho chính quyền cộng sản tại Trung Quốc những thông tin cá nhân để qua đó ĐCSTQ kết tội nhà báo Shi Tao vào tội danh "tiết lộ bí mật quốc gia". Giờ đây, ông đang ngồi trong trại giam với bản án 10 năm tù.

Liệu chúng ta còn cơ hội để biết những "bí mật quốc gia" ấy không? Như sự thật về bệnh AIDS ở Trung Quốc? Liệu có còn bác sỹ Jiang thứ hai hay không ?

DR. Wang Bin