lørdag 27. februar 2010

Mang Nỗi Nhục Thế Này (Thơ)

Thằng giặc Hồ mê chủ nghĩa Lê-Mác
Cách mạng mùa thu, nó đánh cắp của dân
Nó ôm chân Nga-Tàu cộng ngu đần
Ôi nước tôi đã đến thời mạt kiếp!

Cờ máu chúng bay Tàu khinh hết biết
Chưa từng nhìn bày nô lệ nhục hơn!
Mạnh, Triết…đâu, sao bay vẫn nhơn nhơn
Mang nỗi nhục thế này, bay vô cảm?

Bốn nghìn năm chưa bao giờ dân nản
Như hiện nay trong cũi sắt của Tàu
Mười triệu người nằm xuống đã từ lâu
Để Duẩn, Hồ bán giang san cho giặc???

Bọn chuột kiều mới về ôm chân “bác”
Mới hoan hô vang dậy chốn Mỹ đình
Mở mắt to mà ôm nhục, mà nhìn
“Bác” chúng bay chính một thằng nô lệ!

Trần Công Tử

TIN VÀ KHÔNG TIN TRONG XÃ HỘI VN

TIN VÀ KHÔNG TIN TRONG XÃ HỘI VN.

Khi viết bài này trong chuyến tàu đi từ Prague đến Warsaw, tôi không có hy vọng sẽ tạo nên 1 sự thay đổi về quan điểm của người đọc, không hy vọng lớp trẻ VN đang sống tại VN có thể có cách nhìn khác hơn về hệ thống xã hội VN, đơn thuần là tôi viết chỉ để viết, viết quan điểm và cách nhìn của tôi. Tôi đã cố gắng để không bị xem là phiến diện nhưng quan điểm cần rõ ràng hoặc bên này hoặc bên nọ, không có thói quen đứng dạng chân cùng lúc 2 quan điểm.

Không hẳn mọi điều ta cần phải tin đều là sự thật và chân lý. Cũng có khi đó chỉ là tuyên truyền. Tôi không tin vào điều tôi nghe và đọc, tôi không tin vào những lời người khác nói và ép buộc tôi phải nghe. Tôi chỉ tin vào những gì tôi đã tận mắt thấy, quan sát và trải nghiệm. Từ thực tế tôi tiếp nhận nhiều luồng và lối nghĩ khác nhau để rút ra kết luận riêng của mình. Dù là tuyên truyền hay không, đó cũng vẫn là cách nhìn và cách nói của những người khác, không phải của tôi.

Tôi sinh ra ở Sài Gòn, và lớn lên ở Sài Gòn. Và tôi rời Sài Gòn ngày 22/4/2009 (đến Na Uy ngày 23/4). Tương đối đủ để hiểu về cuộc sống của con người tại VN, để thấy những ngóc ngách khía cạnh khác nhau của xã hội VN mà nhiều người VN sinh tại nước ngoài chỉ về 1 vài lần không thể thấy hết được. Trong cách nghĩ của tôi, sống trong 1 thời gian dài và ghé thăm vài lần, mỗi lần vài tuần là 2 việc hoàn toàn khác nhau. Những người sống trong nước có thể không biết nhiều về chính trị nhưng thấy rõ những mặt xấu và hạn chế trong môi trường mình đang sống.

Ở đây tôi nói về việc tin và không tin trong xã hội VN.
Khi tôi sinh ra và bắt đầu đến trường, tôi đã được dạy về Bác Hồ, được dạy đó là vị Thánh sống hoàn hảo không vợ không con cả đời hy sinh vì quốc gia dân tộc, không 1 xu trong tay rời khỏi nước tìm đường cứu nước.
Tôi đã được dạy xã hội VN tốt đẹp tự do và tôn trọng con người ra sao.
Tôi đã được dạy về những điều vỹ đại siêu việt của chủ nghĩa Marx- Lenin tôi phải học trong môn triết tại trường, được dạy về chiến tranh, về tinh thần đấu tranh bền bỉ bất khuất của con người VN đánh đuổi ngoại xâm.

Khi ấy tôi vẫn còn nhỏ và tôi tin những gì tôi đã học tại trường. Tôi không nghĩ ta có thể lừa gạt con nít và nhồi nhét những điều dối trá cho trẻ thơ. Tôi đã nghĩ dân tộc VN là dân tộc hào hùng không bao giờ nhún nhường trước bọn xâm lược. Tôi đã nghĩ những điều ấy thật tuyệt vời và đáng tự hào.

Cho đến lúc này, thật khó để tôi có thể thẳng thừng tuyên bố về chiến tranh hay con người Hồ Chí Minh. Tôi có thể nói, nhưng như đã nói, tôi là 1 con người, 1 cá nhân, tôi không phải 1 con vẹt hay 1 cái máy cassette chỉ sáo rỗng lặp lại những gì tôi đã đươc đọc hoặc được nghe không qua kiểm chứng. Tôi không thể nói về những gì tôi không tận mắt chứng kiến hoặc trải qua. Có rất nhiều bằng chứng còn sót lại nhưng vẫn rất khó để có thể thuyết phục mọi người, nên tôi quyết định sẽ không nói gì về chiến tranh và lịch sử, mẹ tôi đã trải qua, đúng, nhưng mẹ tôi là mẹ tôi, tôi là tôi, và tôi không muốn trả bài.

Nhưng rồi tôi được đến nước ngoài. Tôi sống tại Na Uy, tôi đi qua Pháp, qua Đức, qua Tiệp Khắc và sắp tới sẽ là Ba Lan. Tôi phải tự hỏi, nếu chế độ này hoàn mỹ đến thế, tại sao nó lại sụp đổ ở hàng loạt các nước Đông Âu và trên Thế Giới chỉ còn lại 4 nước là VN, TQ, Bắc Hàn và Cuba theo chế độ này ?

Tôi tự hỏi, nếu nhà nước cộng sản luôn lo cho dân và cho dân sự tự do, tại sao họ phải nổi dậy đấu tranh lật đổ, và bây giờ ở 4 nước này cũng có rất nhiều người đã chán ghét chế độ? Tôi tự hỏi, xã hội ngày càng phát triển và tiến bộ, vậy tại sao từ năm 1975, sau 35 năm mọi người vẫn tìm rất nhiều cách khác nhau để rời khỏi nước như vượt biên, lấy chồng ngoại, lao động hợp tác, môi giới lao động….?

Ở những nước Đông Âu đã từ bỏ chế độ cộng sản, tôi có thể thấy rõ cuộc sống của họ trở nên tốt hơn rất nhiều so với trước kia. Phát triển rõ rệt. Con người không dễ dàng bằng lòng chấp nhận số phận 1 cách thụ động mà chủ động đứng lên đấu tranh vì nhân quyền và tự do dân chủ, khi họ được quyền đến sự thật thay vì những lời tuyên truyền dối trá và được phản kháng và cất lên tiếng nói của mình.

Và khi tôi được học về chủ nghĩa xã hội, tôi nhận ra chủ nghĩa xã hội, mọi thứ thuộc về nhà nước, sự phân chia giai cấp gần như không có, không có tư hữu. ****

Tôi tiếp tục tin và không tin trong xã hội VN. Tôi sinh ra là 1 con người và tôi sống như 1 con người, không muốn làm con rối để bị giật dây.

Tôi đã được dạy về tinh thần yêu nước không khuất phục của con người VN. Nhưng khi cuộc biểu tình của sinh viên nổ ra chống đối TQ liên quan đến vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, họ bị đàn áp và bắt giữ. Mẹ tôi cũng đã bị bắt vì biểu tình chống TQ. Chỉ vì yêu nước. Những công an bắt giữ mẹ tôi và những người khác nói rằng mẹ tôi bị bắt vì lý do tụ tập không xin phép (không dùng từ “biểu tình”), nhưng không nói được muốn tụ tập phải xin phép ở đâu. Và từ sau đó họ bắt đầu chú ý đến gia đình tôi. Họ đọc mail, họ nghe điện thoại, họ theo dõi… 1 lần mẹ tôi nhận ra 1 con cá và bảo “Tôi trông anh quen lắm !”, con cá bảo “Không, làm sao quen được.” Không lâu sau khi chính thức gặp tại phường, người công an PA35 bước ra, chính là con cá, hỏi mẹ tôi “Sao, thấy quen không?”

Khi mẹ tôi bắt đầu viết blog, tình hình trở nên khác đi. Đôi khi công an đến nhà tôi và hỏi về giấy tờ và hộ khẩu, 1 cách bất thường. Và đôi khi công an gọi mẹ tôi thuyết phục, bảo biểu tình như thế là ảnh hưởng đến an ninh, đến quan hệ ngoại giao của VN và TQ. 1 người công an khi ở quán cà phê cũng nói thẳng, thật ra những gì mẹ tôi viết là không có gì sai, nhưng không nên viết trên blog như thế cho người khác thấy, nếu bức xúc mẹ tôi có thể viết nhật ký.

Tình hình không đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng đến việc học của tôi. Tôi vẫn được đến trường như bình thường và cũng không ai xuất hiện để dạy dỗ và gây khó dễ. Tôi cũng không nghĩ họ có nói gì với các giáo viên hoặc nhân viên trong trường. Không tới mức nghiêm trọng.

Nhưng mẹ tôi không thể tiếp tục làm việc. Công việc đang làm dở bị ngưng nửa chừng, không 1 lý do rõ ràng, chỉ vài lời giải thích nhập nhằng mơ hồ khoả lấp. Có 1 giai đoạn mẹ tôi hoàn toàn không có việc làm, và nợ càng lúc càng dồn. Mỗi khi mẹ tôi đến 1nơi làm mới, họ đều đến nói đôi lời với tổng giám đốc để dặn dò.

Có lẽ người khác sẽ không tin và cho rằng đó là điều dối trá. Trong xã hội VN, người ta có câu: “1 điều dối trá nói trăm lần, ngàn lần sẽ trở thành sự thật.” Những điều nhà nước bắt ta phải tin, dần dần ta tin không cần đắn đo suy nghĩ để kiểm chứng mức độ xác thực. Ta tin vì ta đang sống trong xã hội này, ta tin vì ta đang ở dưới chế độ này. Ta tin để tiếp tục sống. Còn nhiều điều khó tin rút cuộc lại là sự thật. Những điều tôi vừa kể, nếu được nghe từ ai đó xa lạ, có lẽ tôi sẽ không bao giờ tin. Nhưng vì đó là những chuyện đang thực sự xảy ra và tôi đã tận mắt có mặt, chứng kiến và trải qua.

Tôi cũng đã thấy họ bôi nhọ danh dự mẹ tôi cùng những người khác bất đồng chính kiến bằng những lời bôi xấu trước báo chí hoặc trên chính báo chí. Tôi đã được học trong chính nền giáo dục VN về xã hội phong kiến khi người phụ nữ không được nói lên suy nghĩ của mình, không được đặt câu hỏi thắc mắc và phản kháng. Nhưng ngày nay rút cuộc trong chính xã hội hiện tại, không chỉ phụ nữ mà tất cả mọi người nói chung không được phép tự do nói lên cách nghĩ của họ, không được phản kháng và biểu tình chống đối.

Chẳng hạn như về dự án bauxite, bất chấp bản kiến nghị của rất nhiều người không ủng hộ ký vào, họ vẫn tiến hành dù biết rõ mức độ nguy hại của khai thác bauxite đến môi trường, đến đất và nguồn nước, đến cây cối xung quanh. Khai thác bauxite, không loài sinh vật nào dưới nước có thể sống được và con người mắc bệnh lạ, TQ đã đóng cửa 1 loạt các nhà máy bauxite tại nước họ và sang VN tiến hành. Khai thác bauxite, các cây như chè, cà phê.. đặc trưng ở vùng Tây Nguyên không thể trồng và mất vài trăm năm để có thể trồng lại. Chưa kể đến việc khi tiến hành dự án bauxite, TQ đưa nhân dân TQ sang làm việc dẫn tới việc người dân VN thất nghiệp. Về kinh tế, bauxite trước khi thành nhôm sẽ được làm thành alumina, VN không đủ điện để từ alumina luyện thành nhôm, và theo giá thị trường, alumina rất rẻ so với nhôm. Nhưng điều quan trọng nhất mọi người đều phải cảnh báo là vấn đề an ninh đất nước. Có thể quan điểm chính trị khác nhau, nhưng đa phần người VN đều căm ghét TQ (như cách TQ căm ghét VN). Nhìn những gì TQ đã làm với Tây Tạng và Tân Cương và tham vọng bá quyền lấn sang cả lục địa đen, tôi không nghĩ TQ có thể bỏ qua thẻo thịt thừa VN. Nhà nước CSVN hoàn toàn không quan tâm đến bản kiến nghị. Vẫn đồng ý ký và tiến hành dự án bauxite.

Tôi đã được học về tinh thần đấu tranh bất khuất không nhún nhường và lòng yêu nước của người VN. Nhưng tôi đã thấy họ bắt giữ, đàn áp và gây khó dễ cho những người biểu tình chống TQ vì ảnh hưởng đến an ninh và ngoại giao giữa 2 nước. Tôi đã thấy nhà nước CSVN hăng hái lên tiếng ngay khi 2 cảnh sát Mỹ đánh 1 sinh viên VN vì anh này không đủ tiếng Anh và 2 bên không hiểu nhau. Họ lên tiếng và thổi phồng sự việc, trong khi đó với những gì TQ đã làm với ngư dân VN, họ trì hoãn 1 thời gian trước dư luận và sự bức xúc của dân chúng mới rụt rè lên tiếng chút ít và sau đó tiếp tục giữ im lặng.

Tạp chí Du Lịch khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa thuộc VN bị đình chỉ. Trong giờ học, khi các học sinh lên tiếng nhắc đến Hoàng Sa, Trường Sa và công hàm của Phạm Văn Đồng, giáo viên của tôi đã nói, theo cách các công an khác vẫn nói, đây là vấn đề “nhạy cảm” không nên bàn đến. Rất nhiều lúc họ chỉ trả lời vu vơ, “Đấy là vấn đề “nhạy cảm” để nhà nước lo.” Nhưng rút cuộc tôi chẳng thấy chút hành động rõ rệt nào của nhà nướcCSVN. Họ không cho phép người dân được quan tâm.

Tôi đã sống trong lòng chế độ này. Bây giờ tôi đang sống trong 1 nước khác và thời gian vừa qua may mắn tôi đã có cơ hội đến thăm 1 số nước tại Châu Âu. Tôi đã nhìn, đã thấy, đã quan sát và so sánh. Tại Na Uy, Pháp, Đức, Tiệp Khắc và Ba Lan, giáo dục đều miễn phí và học sinh không phải tốn 1 xu khi đến trường. Ở VN mọi người đều than thở chuyện học phí tăng càng lúc càng cao, dẫn đến việc bỏ học của nhiều người nghèo vì không có điều kiện để đi học.

Tôi thấy họ tôn trọng mạng sống, tôn trọng dân họ. Tại Na Uy, người thất nghiệp không thể tìm việc làm, dân tỵ nạn, người điên, chậm phát triển, tàn tật, người già đều được nhà nước cấp tiền nuôi. Có những trường hợp người bệnh, nhà nước bỏ tiền đưa người mẹ từ nước khác sang săn sóc con. Họ cấp tiền cho người tâm thần mua rượu và thuốc lá, nghe có lẽ hơi kỳ lạ, nhưng theo cách họ nghĩ, đó là nhu cầu bình thường của người tâm thần.

Tại 1 nước Bắc Âu, 1 lần 1 thị trưởng phải đứng lên xin lỗi nhân dân trong thành phố vì 1 con đập mở ra và đóng lại đều đặn mỗi ngày, 1 lần sớm hoặc trễ vài phút chẹt chết 1 con thiên nga, ảnh hưởng đến sinh thái.

Tại Pháp, mỗi khi giá cả xuống thấp, nông dân đi biểu tình và nhà nước đền bù 1 số tiền nhất định cho họ.

Tại Đức, 1 lần các ôtô đều được thông báo về việc có trẻ con trên tuyến đường dành riêng cho xe ôtô chạy tốc độ cao, đây là 1 cậu bé 9 tuổi trễ xe buýt quyết định tự đi bộ đến trường, sau vài phút xe cảnh sát đến và đưa thẳng cậu bé đến trường học. v.v…

Tại VN. Cháy nhà. Sập nhà khi vừa thi công. Lũ và dự báo thời tiết sai. Sập cầu. Cây đổ. Dây điện rớt. “Lô cốt” chắn đường. Tai nạn giao thông. Ung thư vì thức ăn kém vệ sinh và môi trường ô nhiễm. Người ta có thể chết vì hàng trăm hàng nghìn cách khác nhau.

Ở đây tôi không muốn chê bai chỉ trích đất nước tôi và vọng ngoại tâng bốc nước ngoài. Đơn thuần tôi chỉ nói lên sự thật. Nói lên những gì tôi đã nhìn thấy, đã quan sát tận mắt. Và tôi tự hỏi, 1 nhà nước có tốt không khi mạng người xem như cỏ rác, bao nhiêu người chết họ không quan tâm, đôi khi vì số lượng quá lớn họ phải đứng ra nói vài lời sáo rỗng cho qua và đền bù vài triệu cho xong ? 1 nhà nước có tốt không khi họ hoàn toàn không quan tâm đến đời sống và quyền lợi của nhân dân họ ? 1 nhà nước có tốt không khi họ ký tiến hành 1 dự án nhân dân đã ký kiến nghị phản đối ? 1 nhà nước có tốt không khi sau dự án bauxite họ chuyển sang dự án điện hạt nhân ? 1 nhà nước có tốt không khi họ đàn áp từ công nhân đến nông dân, từ Công giáo sang Phật giáo ? 1 nhà nước có tốt không khi họ phải theo dõi, bôi xấu, vu khống, chặn đường kinh tế, đàn áp và bắt giữ những người bất đồng chính kiến ?

1 bộ lãnh đạo có tốt không khi họ có thể tuyên bố trên báo chí họ là nô bộc của dân nhưng với báo chí nước ngoài họ bảo dân chúng là con cái nhà nước, con hư họ đóng cửa dạy riêng trong gia đình họ, không cần hàng xóm phải gõ cửa can thiệp ? 1 bộ lãnh đạo có tốt không khi chủ tịch nước sang Cuba tuyên bố VN và Cuba đang thay phiên canh giữ hoà bình cho Thế Giới, nhưng bản thân họ không dám lên tiếng về việc các ngư dân bị bắt giữ và cướp bóc trên biển Đông và không dám đề cập đến Hoàng Sa, Trường Sa với lời nói mơ hồ đó là vấn đề “nhạy cảm”, đừng bàn tới, đã có chính sách của nhà nước?
(Ở những nước khác theo quan niệm của họ, ban lãnh đạo là do nhân dân bầu ra và đóng thuế nuôi, họ phải đại diện cho dân và tôn trọng quyền lợi của dân, không thích, dân có quyền thay 1 ban lãnh đạo khác).

Nếu xã hội tốt, tại sao từ năm 1975 - được gọi là Thống nhất, cho đến nay trong suốt 35 năm, mọi người đều kéo nhau ra đi để tiếp tục sống bằng hàng trăm hàng nghìn cách khác nhau và người Việt ở khắp nơi trên thế giới? Nếu xã hội tốt, tại sao những người ra đi đa phần đều không muốn về ? Tôi đã đi, đã gặp và trò chuyện với rất nhiều người Việt ở Đông Âu, và họ đều chỉ muốn về chơi chứ không muốn về sống. Và rất nhiều người VN tôi biết không muốn trở về. Đó không phải là không yêu nước.

Nói thẳng thắn, tôi cũng không muốn về. Tôi không về được và cũng không muốn về. Đó không phải là không yêu nước. Đó không phải là không muốn góp phần xây dựng đất nước. Tôi đã từng viết 1 bài về vấn đề đó. Mỗi người chúng ta đều muốn làm gì đó cho đất nước, nhưng rút cuộc công sức sẽ chỉ tan thành tro bụi và đổ sông đổ biển vì bạn có thể xây dựng được gì trong xã hội 1 thằng xây 9 thằng phá này ?

Thủ tướng đeo trên tay cái đồng hồ vài chục ngàn đô, trong khi nhân dân phải cực khổ làm việc mưu sinh để có đủ tiền cho con đóng học phí, các công nhân phải làm việc cực khổ chỉ có vài trăm ngàn 1 tháng, các nông dân bị chèn ép giá đất đến độ phải kéo đi biểu tình.

Đây không phải là xã hội chủ nghĩa như cái họ đang rao giảng nhồi nhét tuyên truyền cho mọi người, khi có những người làm việc cực khổ, nợ nần chất đống đến độ phải tìm những công ty môi giới tìm cách sang các nước Đông Âu làm việc cho nhà máy (tôi đã gặp họ) trong khi có những người có thể bay 1 chuyến từ Hà Nội vào Sài Gòn chỉ để ngủ 1 đêm để đổi không khí, có những người đồng hồ 800 đô mỗi tuần thay 1 cái và đến sinh nhật tặng bạn bè mỗi đứa 1 cái.

Và tôi tự hỏi. Tại sao chúng ta lại phải cam chịu chấp nhận ? Tại sao chúng ta không thể lên tiếng phản đối ? Tại sao chúng ta không thể đứng lên đấu tranh cho cuộc sống tốt đẹp hơn ? Tại sao chúng ta không làm gì đó cho đất nước, thay vì chịu đựng hoặc bỏ sang nước ngoài và không cần quan tâm đến VN nữa ?

Tại Ba Lan công nhân đình công và thổi bùng cách mạng với sự dẫn dắt của Giáo Hoàng. Quân cờ domino đổ đầu tiên dẫn đến hàng loạt các quân cờ khác đổ 1 loạt tại các nước Đông Âu. Người dân biểu tình hoà bình vì nhân quyền và tự do dân chủ, và người lính hạ súng từ chối bắn vào nhân dân họ.

Tại Đức, khao khát tự do người ta tìm cách vượt qua bức tường từ Đông sang Tây (như dân VN trước đây hàng loạt kéo nhau vượt biên gây chấn động Thế Giới) dẫn đến kết quả cuối cùng là giật đổ cả bức tường (vừa rồi tôi đã có cơ hội dự lễ tưởng niệm 20 năm bức tường Berlin sụp đổ).

- Vì tự do. - Vì quyền sống. - Vì tương lai. -

Họ đã đứng lên. Nổi dậy. Phản kháng . Cất lên tiếng nói và đòi hỏi cho tự do dân chủ.
Nhưng liệu nhân dân VN sẽ tranh đấu cho cuộc sống tốt đẹp hơn hay tiếp tục cam chịu những mục ruỗng thối nát của chế độ. Ðứng thứ 169 trong danh sách về những nơi có điều kiện sống tốt trên Thế Giới, và cách đây vài năm 1 tờ báo chính thống của VN đã viết, VN mất 175 năm để đuổi kịp Singapore với điều kiện Singapore đứng yên - điều này là không thể có). Nhân dân VN sẽ đứng lên tự quyết định cho số phận dân tộc, hay chỉ vô vọng chờ đợi sự can thiệp của Mỹ (tại sao Mỹ phải can thiệp ? Hãy nhìn cách Obama không dám tiếp Dalai Latma chỉ vì sợ phật lòng TQ) và hèn nhát khiếp nhược (có lẽ sợ VN sẽ như TQ trong sự kiện Thiên An Môn đã cho xe tăng cán qua số sinh viên biểu tình ?) với lời nguỵ biện VN là nước nhỏ không đánh lại TQ nên phải cúi đầu ? (Đài Loan, Singapore… có phải nước nhỏ không ? Tại sao những nước này không sợ TQ ?)

Nhà nước CSVN và những người tự nhận mình yêu nước hơn người khác chỉ vì bênh vực Đảng và chế độ luôn tìm ra cách giải thích và biện minh cho mọi sự kiện và vấn đề, nhưng tại sao thay vì tìm cớ, tìm cách giải thích khoả lấp cho qua chuyện, chúng ta không tìm giải pháp và làm gì đó để cải thiện những mặt không tốt ấy ?
Tại sao thay vì chờ đợi cho 1 điều không bao giờ đến - sự can thiệp của 1 nước khác, chúng ta không tự quyết định cho số phận của chính mình ?
Tại sao thay vì cam chịu sống cùng những mục ruỗng lũng đoạn của xã hội và những lời giải thích khập khiễng, chúng ta không đấu tranh cho cuộc sống tốt đẹp hơn ?

Tôi buộc phải tin. Tôi muốn tin. Nhưng khác nhiều người, máu phản kháng đã có sẵn trong tôi.
Tôi đọc những cách nghĩ khác nhau. Tôi so sánh. Tôi phân tích. Tôi đặt câu hỏi. Tôi nhìn vào thực tế. Tôi xem xét vấn đề. Tôi kết luận.

Những điều tôi đã nói, các bạn không tin và hỏi tôi bằng chứng thuyết phục đâu, thế các bạn đã bao giờ thắc mắc và nghi vấn về những điều các bạn đã được dạy dỗ bao lâu nay chưa ? Các bạn có bao giờ nghi ngờ tính xác thực của những điều ấy hay trong quan niệm của bạn là nhà nước CSVN không thể tuyên truyền áp đặt dối trá cho dân chúng và với bạn sống trong đất nước này, các bạn cần phải đặt lòng tin tuyệt đối vào nhà nước CSVN này và bạn tin (hoặc thuyết phục bản thân phải tin) rằng tập đoàn lãnh đạo CSVN đều đang cố gắng hết sức mình để làm những điều tốt đẹp nhất cho xã hội VN ? Hay sẽ làm băng hoại đất nước, đưa dân tộc vào cảnh nô lệ bọn bá quyền Trung Cộng ?

Joyce Anne Nguyen
( Nguyễn Đắc Hải Di )

Truy Tố Tội Ác Cộng Sản Việt Nam

Truy Tố Tội Ác Cộng Sản Việt Nam.

Nỗi nhục nhìn thấy đất nước càng ngày càng lệ thuộc kẻ thù phương bắc, nỗi khổ của dân tộc phải tìm mọi cách bán mình cho người ngoài và sang nước ngoài để tha phương cầu thực, bao nhiêu oan trái đọa đày đang diễn ra trong xã hội quốc nội; tất cả những tình huống đó và rất nhiều tình huống khác nữa từng giờ từng phút thôi thúc những người Việt còn có chút lòng nghĩ đến quê hương phải làm một cái gì cho tự do, dân chủ. Nhiều hình thức đấu tranh rất đa dạng đang được áp dụng bởi đồng bào trong nước cũng như tại nước ngoài. Tuy nhiên nhìn chung, có thể phân chia rất tổng quát thành hai kiểu cách đấu tranh : thụ động và chủ động.

Năm ngoái một nhóm thanh niên giàu thiện chí ở Hoa Kỳ kêu gọi đồng bào ngưng du lịch, ngưng gửi tiền về Việt Nam trong một tháng, tháng tư. Lập luận của nhóm rất ngoạn mục : biện pháp này sẽ khiến Việt cộng nhận thức rõ tầm ảnh hưởng kinh tế tài chánh của hải ngoại, sẽ khiến phi trường Tân Sơn Nhứt thiệt hại nặng nề về thu nhập ngoại tệ, sẽ tạo tiếng vang mạnh mẽ lên dư luận quốc tế. Rồi tháng tư cũng qua đi, không thấy nhóm những người trẻ chủ trương “tháng tư tẩy chay“ thông tri cho đồng bào biết giặc đã thấm đòn như thế nào. Tất nhiên chẳng thể viện bất cứ lý do gì để không tán thành hoặc không tán thưởng biện pháp được đề nghị nhưng rõ ràng thành quả tương đối hạn chế của kế hoạch đã có nguyên nhân ở tính thụ động, tính bị động của phương sách được đề ra. Khi chúng ta kêu gọi người khác làm nhưng nếu người khác vì lý do này hay lý do khác không làm được thì chúng ta cũng đành thúc thủ.

Người thanh niên Trần Văn Bá và bằng hữu không kêu gọi suông mà dấn thân chủ động, tích cực nhập cuộc. Giá trị của một phong cách hành động như vậy trước hết vẫn là giá trị của nhiệt tình và động cơ. Nhưng ngày nay tình hình thế giới không cho phép đi theo con đường của anh hùng Trần Văn Bá nữa. Phải năng động chuyển qua những hình thức đấu tranh mà vũ khí do chính những người áp dụng nắm trong tay. Một trong những hình thức đó là tố cáo tội ác của kẻ thù.
Khi viết tài liệu sử học Án tích cộng sản Việt Nam, nhà nghiên cứu sử Trần Gia Phụng ở Canada đã chủ động làm công việc tố cáo bằng văn học. Khi phát hành DVD Sự thật về Hồ Chí Minh, Linh mục Nguyễn Hữu Lễ đã chủ động tiến hành buộc tội lãnh tụ Việt cộng qua nghệ thuật điện ảnh. Ủy ban Truy tố tội ác đảng cộng sản Việt Nam với cựu Thiếu tá Liên Thành làm phát ngôn viên, khi chủ trương đưa Việt cộng ra các toà án hình sự quốc tế hoặc các tổ chức bảo vệ nhân quyền, cũng đang chủ động viết bản cáo trạng về những tội ác không thể kể xiết của tập đoàn tay sai Hồ Chí Minh đối với đồng bào Việt Nam trong các vụ án vô tiền khoáng hậu : tàn sát tập thể Tết Mậu Thân, giam cầm tù đày quân nhân viên chức Việt Nam Cộng Hoà, đàn áp ngược đãi các tín hữu Công giáo, Phật giáo, Cao Đài, Hoà Hảo v.v…

Ngày 22.01.2010 Toà án Nürnberg đã ra án lệnh truy tố tội phạm Jorge Rafael Videla, nguyên là kẻ cầm đầu hội đồng quân lực kiêm nhiệm quốc trưởng Argentine từ 1976 đến 1981. Nền công lý Cộng hoà Liên bang Đức hành xử quyền tố tụng của mình dựa vào đơn khởi tố của các công dân Đức thuộc gia đình bà Elisabeth Käsemann, bị chế độ quân phiệt Videla bắt cóc và thủ tiêu năm 1977 và ông Rolf Stawowiok, bị thanh toán đầu thập niên 1980 và thi hài chỉ mới được tìm ra đầu năm nay. Qua án lệnh của toà Nürnberg, Videla sẽ bị bắt giữ tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới khi y xuất hiện.

Những người Trung Hoa tu tập theo Pháp Luân Công ở nhiều nước trên thế giới đã gửi đơn đến những pháp quan cao cấp nhiều quốc gia và/hoặc các cơ cấu bảo vệ nhân quyền ngoại chính phủ nhằm tố cáo tội ác của bè lũ cầm đầu Trung cộng. Tháng mười một năm ngoái, nguyên Chủ tịch Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Giang Trạch Dân, cùng bốn ủy viên trung ương đảng thuộc Bộ Chính Trị cộng đảng Trung Hoa đã bị ông Ismael Moreno, Thẩm phán Toà án Quốc gia Tây Ban Nha truy tố về tội ác diệt chủng và tra tấn mà đối tượng là các học viên tu tập theo Pháp Luân Công ở Bắc Kinh, Liêu Ninh, Sơn Đông. Tháng chạp năm ngoái, Thẩm phán Liên bang xứ Argentine, Octavio Aaroz de Lamadrid, sau bốn năm điều tra tội phạm, đã công bố một hồ sơ tổng kết dày một trăm bốn mươi hai trang nhằm kết án nguyên Chủ tịch Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân và nguyên Ủy viên Thường trực Bộ Chính Trị La Can vì hai trọng tội diệt chủng và tra tấn. Phong trào Pháp Luân Công đang thực hiện những bước nhằm đạt được các phán lệ tương tự ở nhiều quốc gia khác kể cả Pháp.

Có đồng bào sẽ hỏi cựu Thiếu tá Liên Thành lấy tư cách gì mà truy tố bạo quyền Việt cộng. Có đồng bào sẽ hỏi dựa vào bộ luật nào, điều luật nào để lập thủ tục truy tố. Có đồng bào sẽ hỏi cơ cấu tư pháp nào và/hoặc tổ chức nhân quyền nào sẽ đứng ra chấp đơn.

Những câu hỏi như thế chỉ nói lên tư tưởng chủ bại, buông xuôi, đầu hàng, thúc thủ bên cạnh những thứ tư tưởng hưởng lạc chỉ lo ăn chơi đàng điếm, tư tưởng thoát ly hiện thực tìm chút an thân trong bốn bức tường.

Phải có gan bắt tay vào việc. Làm đuợc đến đâu hay đến đó. Tất nhiên đây không phải là hành động mù quáng mang tính biểu diễn, nặng chất hiếu danh. Bước đầu tiên đương nhiên là điều tra nghiên cứu cung cách xúc tiến thủ tục pháp lý, minh định tính hợp pháp và tư cách pháp nhân của nguyên đơn, khởi thảo cáo trạng căn cứ vào chứng tích buộc tội, cân nhắc phân tích những bộ luật khoản luật có thể vận dụng, tìm kiếm lựa chọn các cơ cấu pháp đình có thẩm quyền cấp quốc gia, cấp liên quốc, cấp quốc tế. Bước nghiên cứu tiến trình thực hiện tố quyền này nên được tiến hành song song với việc mời gọi sự cộng tác của các tổ chức đồng hoàn cảnh thuộc các nước khác, chẳng hạn Pháp Luân Công.

Tất nhiên ngay cả trong trường hợp tiến trình khởi tố đi đến những kết quả cụ thể như Pháp Luân Công đã đạt được thì điều đó cũng chẳng có nghĩa là trên cái kiến trúc quái gỡ ở Ba Đình sẽ có xích xiềng bằng sắt quàng vào như thời phong kiến hoặc bè lũ Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng khi ra khỏi nước là bị Interpol xích tay với còng số tám. Không ai ngây thơ, ngờ nghệch nghĩ như vậy. Nhưng một án lệnh bắt giam, dầu có thể chỉ có tính cách tượng trưng, vẫn là một biện pháp chế tài có tác dụng bôi vôi trát trấu lên mặt những tên tội đồ lịch sử, dù chúng đã chết hay còn sống.

Chuyện không phải là chuyện riêng tư của vị cựu Thiếu tá, cựu Trưởng ty Cảnh sát Quốc gia Thừa Thiên - Huế. Chuyện là chuyện đấu tranh tố cộng nhưng trước hết vẫn là chuyện đất nước, con người; trước hết vẫn là những cố gắng, những tâm huyết, những tự nguyện tích cực, những dấn thân đáng quí.

Trần Văn Tích.

Những Gương Mặt "Mốc" Hải Ngoại

Những Gương Mặt "Mốc" Hải Ngoại
Nguyễn Ý Đức (Dallas)
Lê văn Ninh (Arlington)

Việt kiều hay Việt cộng!

Thành phố Arlington nơi tôi đang ở, vừa có một tên Việt kiều yêu Việt cộng từ “Lăng Bác” trở về. Hắn tưởng rằng sự ra đi lén lút của hắn chẳng ai biết, nhưng sự thật thì đã có nhiều lời bàn tán trong cộng đồng. Một số đồng hương cùng đi chuyến bay với hắn cũng đã thừa biết việc hắn làm.
Một chiến hữu thuộc gia đình Nha Kỹ thuật đã báo cho tôi về chuyện nầy từ tháng trước, nếu muốn biết rõ hơn thì hãy vào Internet xem báo “Hà nội mới” của Việt cộng thì chắc chắn hơn. Cá nhân người viết bài nầy cùng nhiều tờ báo tại địa phương cũng đã từng bị hắn kiện thưa ra tòa, vì đã lên tiếng tố giác những hành vi “tuyên truyền cho chế độ bạo quyền CSVN”của hắn cách đây 10 năm về trước.
Chẳng ai còn xa lạ gì với hắn, một tên chuyên sống nhờ nghề bán bảo hiểm cho đồng hương, cũng một thời là chủ nhiệm của một tờ báo lá cải. Tờ “Thời báo Texas” mà hắn sang nhượng từ một người khác, đã bị chết yểu khi chủ trương bắt tay với bạo quyền cộng sản để cùng nhau xây dựng đất nước.

Hắn lại còn chơi bạo hơn, bằng cách đăng nguyên hình những tên Việt cộng đi xe đạp, đội nón cối, mang dép râu đang hướng về cái gọi là “Một chân trời mới” trên hình bìa bề thế trong một số báo của hắn. Bị cộng đồng hội đoàn phản đối, ra tuyên cáo tẩy chay. Hắn cũng không nản lòng. Sẵn tiền của trong tay, hắn kiện cáo lung tung, nhưng rốt cuộc tiền mất tật mang chẳng ra tích sự gì. Tưởng rằng hắn sẽ được sáng mắt ra, sau hơn chục năm ngẫm nghĩ sự đời, ai dè chứng nào tật nấy, càng ngày càng u mê lú lẫn.
Sự xuất hiện của hắn trong cái gọi là “Đại hội Việt Kiều” đã không làm ngạc nhiên nhiều người, nhưng những lời tuyên bố ngây ngô của hắn mới là điều đáng nói. Hắn nhắm mắt bưng bô một cách thật trắng trợn, trơ trẽn về một tên tội đồ dân tộc giết người không gớm tay, gieo rắc thảm họa cộng sản cho cả dân tộc tới ngày hôm nay.

Xin quý vị hãy nghe những lời xu nịnh khả ố dơ dáy, phát xuất từ một bộ óc phản bội mất tư cách của một con người không được bình thường. Tạp chí Quê Hương của Việt Cộng vừa loan tải” Ông Lê văn Ninh (kiều bào Mỹ) bày tỏ: Năm 1945, ông sống tại cửa Bắc Hà Nội, Khi ấy mới 7 tuổi và được bố đưa dến trường Bảo Hộ (Chu văn An ngày nay) để nghe cụ Hồ nói chuyện..Sau đó sơ tán về quê, qua bất cứ ngôi làng nào ông cũng bắt gặp hình ảnh thân thương của Bác Hồ qua những bức ảnh như đang mỉm cười và theo dõi ông. Tháng 8/1954 ông rời Hà nội vào Sàigon và tháng 4/1975 ông sang Mỹ. Từ đó đến nay dịp về dự Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ nhất và cũng là lần đầu tiên ông về thăm lại đất nước, thăm lại Hà nội bao năm xa cách.Và niềm vinh dự và xúc động hơn nữa là được vào thăm Lăng Hồ chí Minh. Ông cho biết ở Mỹ ông được nhiều tư liệu về cụ Hồ, vị lãnh tụ mà ông luôn kính trọng….Ông cũng cho biết ông luôn khâm phục đời sống giản dị của cụ Hồ và sau 64 năm rồi nhưng tình cảm của ông với “cụ Hồ” không thay đổi”

Chắc có lẽ hắn đã ăn phải bùa mê, thuốc lú của bọn tà quyền, nên cứ nhắm mắt nhắm mũi hoan hô vạn tuế mà không biết mình đã nói những gì. Nếu hắn thương “bác Hồ” theo kiểu “Thương cha thương một, thương ông thương mười”, và chế độ cộng sản là ưu việt thì tội gì gia đình hắn phải bỏ của chạy lấy thân trên những chiếc tàu “há mồm” vào Nam năm 1954. Hắn quên thân phận mình cũng như biết bao người Việt Quốc gia khác chỉ là thứ rác rưởi mà bọn cộng sản cần phóng uế ra ngoài, hay cái bọn chó chết kia sao không chết phứt đi cho rồi (theo ngôn ngữ của tên đồ tể ngoại giao Kissinger).

Nhờ ai mà gia đình, dòng họ hắn có được cuộc sống hôm nay, nếu không có sự đóng góp máu xương của những chiến sĩ đã nằm xuống trong cuộc chiến bảo vệ Tự Do. Giống súc vật còn có nghĩa tình với chủ, huống chi là một con người, ai nỡ ăn rồi quẹt mỏ như gà. Không ai có thể chấp nhận cái kiểu “ăn cháo, đá bát” của hắn.

Hắn thừa biết chế độ cộng sản tàn bạo thối tha như thế nào, sau hơn 35 năm cầm quyền đày đoạ dân lành: bán đất dâng biển cho ngoại bang, xuất khẩu lao động và phụ nữ ra làm nô lệ nước ngoài; đánh phá chà đạp tôn giáo, bắt giam những ai bày tỏ lòng yêu nước. Sẵn súng đạn trong tay, khiếp nhược với kẻ thù, nhưng rất tàn nhẫn với nhân dân trong nước; bỏ tù, tra tấn những người dân vô tội. Thử hỏi trên thế giới có một chế độ nào tự xưng là chính quyền của nhân dân mà hành xử tàn ác với chính đồng bào ruột thịt của mình như vậy?

Bất cứ một dân tộc nào cũng đều có một tổ quốc để yêu và một quê hương để nhớ. Không ai có thể quên được mảnh đất thân yêu nơi đã cất tiếng khóc chào đời. Ngôi trường ta học, con phố ta đi, mái nhà ta ở, cụm tre đầu làng, con sông, dòng suối. Bài quốc ca ta hát, lá quốc kỳ phất phới tung bay, mãi mãi là những kỷ niệm quý báu nhất của một đời người. Quê hương nếu ai không nhớ thì không lớn nổi thành người.

Mỗi người một hoàn cảnh và sự trở về có nhiều cách khác nhau. Có những người trở về bình thường thầm lặng, nhưng sự trở về của hắn để có dịp sắp hàng viếng thăm“Lăng Bác” là một sự phản bội đáng nguyền rủa. Những giọt nước mắt cá sấu hắn khóc, khi xúc động đứng trước cái xác khô ấy chỉ là một màn kịch được diễn trên sân khấu, mà hắn vừa là đạo diễn vừa là diễn viên. Nhiều người đã bảo hắn là một thằng khùng để tự hắn xử, không nên nói làm gì. Nhưng những sự huyênh hoang tự đắc xuất hiện mới đây trong các buổi sinh hoạt cộng đồng, tôn giáo tại địa phương, để tiếp tục tuyên truyền cho một chế độ phi nhân mới là điều đáng nói!

Không chỉ một mình riêng hắn được giấy mời trong cái gọi là “Đại hội Việt kiều” vào tháng 11 vừa qua, mà còn hàng trăm người khác, trong đó có cả những tên trí thức, các nhà khoa bảng có học vị cao, kỹ sư, bác sĩ.. Những hình ảnh chờ xếp hàng để được nhận bằng “Tưởng lục” từ một tên chủ tịch nước lớp ba trường làng đã làm nhiều người ngao ngán ê chề! Nhiều câu hỏi được đặt ra, đó có phải là do phát xuất từ lòng yêu nhà nước “Xã hội chủ nghĩa” thật sự hay chỉ vì háo danh hão huyền ở giai đoạn cuối đời!

Ngoài hắn ra, còn có tin đồn về bác sĩ Nguyễn Ý Đức, cũng là cư dân Dallas, đã về tham dự “Đại hội Việt Kiều”. Nhưng theo lời minh xác mới đây trên các tờ báo địa phương, ông đã xác nhận ông không phải là thành phần về tham dự Đại hội Việt Kiều tại Việt Nam như trên các diễn đàn trên internet vừa qua. Ông chỉ làm theo lương tâm, bổn phận của một người thầy thuốc mà thôi.

Mặc dầu vậy, theo tin và hình ảnh được xác nhận từ trong nước, chuyện liên lạc chuẩn bị cho buổi ra mắt sách “Sức khỏe người già” mà ông là tác giả vào ngày 26-11-09tại Hà nội, do Sở văn hóa Thể thao và Du lịch CSVN là một chuyện có thật hoàn toàn. Ông đã có những bài viết về Y khoa thật bổ ích trên hầu hết các diễn đàn, cùng những việc làm linh tinh khác. Ông cũng đã từng tham gia các công tác đấu tranh phục vụ cộng đồng, như nêu cao chính nghĩa quốc gia, xác nhận căn cước tỵ nạn cộng sản của chúng ta bằng cờ vàng ba sọc đỏ.

Nhưng cũng chính ông đã từng giao du với bạo quyền cộng sản, qua viêc cùng giám đốc đài phát thanh Việt Nam hải ngoại Ngô ngọc Hùng sang tận Ba Lan để tiếp xúc mật với các cán bộ CSVN. Ông cũng đã từng bị chỉ trích về những nhận định quá đáng với bài nhận xét của mình rằng: “Người già Việt Nam ở Hoa Kỳ bị loạn cả tâm thần lẫn thể xác…”; qua việc cộng tác với trung tâm William Joiner thuê mướn 2 cán bộ VC Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Huệ Chi viết lại căn cước của người Việt Quốc Gia tỵ nạn CS trên toàn thế giới.

Ông đã từng tuyên bố trong buổi tiệc gây quỹ yểm trợ cho luật sư Trần Thái Văn vào ngày 2-11-2004 tại thành phố Arlington, Texas: “Tôi tin rằng luật sư sẽ đắc cử một khi được Đảng Cộng Hòa đưa ra tranh cử. Năm 1954, chúng tôi được bố mẹ đưa vào Nam vì không thể sống chung với cộng sản. Năm 1975, chúng tôi lại đưa con cái một lần nữa lánh nạn cộng sản.Thế nhưng bây giờ tuổi đã già, chỉ mong ở thế hệ trẻ tiếp tục đấu tranh cho quê nhà có tự do dân chủ là điều tối cần…” Lời tuyên bố nầy đã được mọi người tham dự nồng nhiệt hoan nghênh. Nhưng qua những việc ông đã làm trong quá khứ và hiện tại, ngoài ông ra chẳng ai hiểu được ông, cứ nghĩ rằng ông là người của cả 2 miền chiến tuyến.

Trong phiên xử hôm thứ Tư 20-1-2010 tại Sàigon, tòa án CSVN đã kết án rất năng nề 4 nhà đấu tranh dân chủ. Luật sư Lê công Định, Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Huy Thức và Lê Thăng Long với tội danh lật đổ chế độ. Cả thế giới đều lên án việc kết tội nầy, và đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải thả ngay tức khắc những nhà đấu tranh Dân chủ.

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ vừa mới chân ướt, chân ráo rời khỏi Việt Nam qua cuộc viếng thăm hữu nghị, trong đó có Dân biểu Cao Quang Ánh, niềm tin của tập thể Người Việt Quốc gia. Nhưng những gì ông đã phát biểu đều làm nản lòng chiến sĩ. Trong một bản tin được báo chí CS phổ biến khắp nơi, hình ảnh xấc xược của tên Thứ trường VC Nguyễn Thanh Sơn choàng vai ông như một người “đồng chí” thân thiết đã làm thất vọng nhiều người. Càng thất vọng hơn khi ông tuyên bố “Muốn đẩy mạnh Tự Do, Dân chủ tại Việt Nam, không gì bằng đẩy mạnh và phát triển nền giáo dục với sự trợ giúp của chính phủ Hoa Kỳ, và ông đang cố gắng làm việc đó..”. Nhưng vượt lên trên hết mọi sự tệ hại là lời bao che cho bọn cầm quyền CS trong vụ đập nát tượng Đức Mẹ tại giáo sứ Đồng Chiêm.

Để kết luận cho bài viết nầy, người viết xin lập lại câu nói bất hữu của tên trùm CS Boris Yelsin. “Chế độ Cộng Sản sẽ không bao giờ thay thế được, mà chỉ có thể hủy diệt mà thôi”.

Phạm văn Tiền.

Phát Súng Ân Huệ

Tướng Nuyễn Ngọc Loan
TRONG BIẾN CỐ TẾT MẬU THÂN
Với Phát Súng Ân Huệ.

Nhân kỷ niệm biến cố Tết Mậu Thân 1968, người Việt quốc gia hẳn không bao giờ quên những cảnh tượng tang thương đẫm máu do Cộng Sản Bắc Việt gây nên. Riêng ngành Cảnh Sát Quốc Gia (CSQG) Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), có một câu chuyện thật, thật 100%. Câu chuyện ấy vang lừng khắp thế giới. Câu chuyện ấy được kết thúc với nhiều đau thương, nghiệt ngã, qua cái chết của cả cuộc đời một vị Tướng và đau khổ hơn nữa, qua cái chết của cả một chế độ, khiến VNCH bị bức tử, hàng triệu người phải lưu vong và hàng vạn quân cán chính phải trải qua bao nhiêu năm tháng tù đày, tủi nhục.
Đó là câu chuyện về "Tướng Nguyễn Ngọc Loan Trong Biến Cố Tết Mậu Thân”.

Nhân chứng Nguyễn Tường Toại là một thường dân lúc đó kể lại:
“Chính tôi là người đã chứng kiến tướng Loan bắn tên cộng sản ấy, tôi biết hắn đã làm những gì. Năm 1968 ở Saigon, giữa cuộc chạm súng, hắn đẩy trẻ thơ vô tội ra như là một làn sóng người, để đồng đội tẩu thoát. Trong trận đánh khốc liệt này, hắn sử dụng trẻ con làm lá chắn, để các binh sĩ phải thôi bắn… Lúc ấy mọi thứ đang hỗn loạn. Là Tư Lệnh Cảnh Sát, Tướng Loan khi nhìn xác trẻ con chết, ông hỏi: “Tại sao vậy? Chuyện gì vậy?” Đến khi biết tại sao mấy đứa bé chết, biết ai chịu trách nhiệm về hành động này, Tướng Loan đã nổ súng hạ tên thủ phạm.”

Yếu tố bất ngờ luôn luôn được hoạch định trong bất cứ trận đánh nào. Bắc Việt mở cuộc tấn công vào dịp Tết linh thiêng của VN là một yếu tố bất ngờ, nhưng tại sao trận tấn công Tết Mậu Thân đã không diễn ra vào cùng một thời điểm trên toàn lãnh thổ VNCH? Sau này người ta mới được biết đó là do trục trặc kỹ thuật từ Bộ Tổng Tham Mưu Bắc Việt.
Quân lệnh về ngày giờ nổ súng trên khắp lãnh thổ Miền Nam được giữ tối mật. Chỉ có cấp lãnh đạo quân sự cao cấp nhất mới nhận lệnh viết, còn các cấp dưới chỉ nhận khẩu lệnh. Lệnh đó như sau: “Đánh vào đêm 30 Tết Mậu Thân”.
Khi hoạch định cuộc tấn công Tết Mậu Thân, Bắc Việt đã cảm hứng theo cuộc Đại Phá Quân Thanh của Quang Trung Nguyễn Huệ chiếm thành Thăng Long năm 1789. Vua Quang Trung thời ấy đã cho quân sĩ ăn Tết sớm hơn 3 ngày để rồi mở trận Đống Đa - Ngọc Hồi đánh đuổi quân Thanh vào đêm 30 Tết năm Kỷ Dậu.
Cũng vậy, Bắc Việt muốn làm lịch sử theo gương Tây Sơn: “Quang Trung Nguyễn Huệ chiếm Hà Nội đuổi giặc Thanh đêm 30 Tết Kỷ Dậu thì Cộng Sản Bắc Việt chiếm Saigon đuổi Mỹ ngụy đêm 30 Tết Mậu Thân”.
Một sự kiện rất đáng chú ý khác là bỗng nhiên, ngày 8-8-1967, Hà Nội công bố sửa lại Âm lịch, áp dụng múi giờ là GMT +7, khác với múi giờ của Trung Hoa mà Việt Nam đã dùng từ ngàn năm trước là GMT +8. Hậu quả của việc này là sẽ có một số năm, ngày Mồng Một Tết Âm Lịch đi sớm hơn Tết của Trung Hoa. Tết Mậu Thân 1968 là Tết đầu tiên bị ảnh hưởng do quyết định này. Thế nhưng, trong lúc miền Bắc sửa lịch thì miền Nam vẫn tiếp tục theo lịch Trung Hoa, không chịu sửa. Thành ra, vô tình Việt Nam bỗng dưng có hai đêm 30 Tết Mậu Thân tại hai miền Nam Bắc khác nhau. Lệnh của Bắc Bộ Phủ là “Đánh vào đêm 30 Tết Mậu Thân”, nhưng quân Bắc Việt không biết khởi sự tấn công vào đêm nào. Đêm 30 Tết theo lịch Bắc Việt hay lịch Nam Việt?
Nếu đánh vào “Đêm 30 Tết Bắc Việt” thì quá sớm, vì các quân nhân VNCH chưa xuất trại đi phép nghỉ Tết. Tấn công trong lúc lực lượng VNCH còn y nguyên tức là tự sát. Còn nếu đánh vào “Đêm 30 Tết Nam Việt” thì binh lính Bắc Việt ăn Tết chưa đủ 3 ngày, không giống với Vua Quang Trung. Khi các cấp chỉ huy mặt trận khám phá ra lệnh tấn công mơ hồ thì đã quá muộn! Tướng Giáp không có cách nào gửi lệnh điều chỉnh được nữa. Do đó, mới xảy ra việc Saigon và các tỉnh miền Nam bị tấn công không cùng một thời điểm.
Quân đội thuộc Quân Khu 5 của Bắc Việt nổ súng từ Quảng Nam đến Khánh Hoà vào đêm 30 Tết của miền Nam, tức đêm 29 rạng ngày 30-1-68 Dương Lịch. Còn tại các nơi khác, Cộng quân lại ăn Tết đủ ba ngày rồi mới khởi sự tấn công vào đêm 30 rạng ngày 31-1-68 Dương Lịch, tức là đêm Mồng Một Tết.
Về phía VNCH, cho tới năm ngày trước Tết, không có dấu hiệu gì chứng tỏ tình báo miền Nam bắt được kế hoạch tấn công của Bắc Việt. Nhưng theo tài liệu riêng của Trung Tá Nguyễn Thiện, Trưởng Khối Đặc Biệt CSQG lúc bấy giờ, thì đến ngày 26 tháng Chạp, trong số các tin tức nhận được, có “nguồn tin Tây Ninh” sau khi đi họp với Trung Ương Cục miền Nam về, đã báo cáo rất chi tiết kế hoạch tổng tấn công của Việt Cộng. Chúng quyết định lợi dụng tinh thần “ngưng bắn” của Quân Dân Việt Nam Cộng Hòa để nổ súng, đặc biệt là nhắm vào Thủ Đô Saigon và các tỉnh lỵ. Tin tức này đã được chuyển cho cả 2 phía: Tổng Nha CSQG và Đại sứ Hoa Kỳ nội trong ngày 27 tháng Chạp Âm Lịch. Ngay sau đó, Tổng Nha CSQG cũng như bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH đã ra lệnh cấm trại 100%. Nhưng lệnh này đã quá trễ, vì có một số quân nhân, công chức đã được đi phép từ 5 ngày trước. Đi phép luân phiên trước, rồi sau đó trở về đơn vị thay cho một số khác đi tiếp (tức là đi phép trước và sau Tết). Điều cũng nên nói ở đây, khi có một số người đi phép như thế, thì tại các trụ sở của CSQG, từ Tổng Nha đến các Ty và Chi Cảnh sát đã bắt đầu đào giao thông hào, sắp bao cát. Đó là lệnh của Tổng Giám Đốc Nguyễn Ngọc Loan được gửi tới các đơn vị CSQG.
Khi súng bắt đầu nổ ở một số tỉnh Cao Nguyên vào đêm 30 Tết, các tỉnh khác cũng vẫn bình thản vui Xuân, coi như không có gì xảy đến cho mình. Chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vẫn không rời Mỹ Tho để về Saigon đối phó với tình hình. Đáng lẽ ra, nếu khi thấy một số tỉnh bị tấn công thì các tỉnh khác, kể cả Saigon, đều phải ngưng ăn Tết mới phải. Lúc đó, VNCH có tới 24 tiếng đồng hồ chuẩn bị nghênh chiến và bố trí. Thiệt hại của miền Nam chắc chắn giảm đi rất nhiều.
Còn phía Hoa Kỳ, báo chí Mỹ chỉ trích cơ quan tình báo CIA đã bất lực khi không biết được tin tấn công. Nhưng các chứng nhân tại miền Nam VN đã nhìn thấy quân Bắc Việt di chuyển gần sát các căn cứ quân sự Hoa Kỳ mà không gặp trở ngại gì, cũng như các quân nhân Mỹ bị cắm trại 100% trong lúc quân đội miền Nam đi chơi đầy đường phố, người ta nghi ngờ rằng Hoa Kỳ thực sự có biết kế hoạch tấn công này. Có thể Hoa Kỳ đánh giá sai lạc tin tức tình báo, hoặc muốn giấu VNCH hoặc đã có sự thỏa thuận ngầm nào đó giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt?
Ông Charles B. MacDonald, một nhà viết sử Quân Đội Hoa Kỳ, đã đoạt nhiều bằng tưởng lục, đã tiết lộ rằng: “Mặc dầu TT. Thiệu đã không hủy các giấy nghỉ phép cho quân lính, nhưng với áp lực của Tướng Westmoreland, ông đã cam kết rằng ít nhất 50% quân số - lúc đó là khoảng 732.000 người - sẽ phải ứng trực.”
Qua tin tức này, chúng ta có thể đưa ra 2 nhận định: Thứ nhất, Hoa Kỳ biết chắc có cuộc tổng công kích. Thứ hai, TT. Thiệu đã không “nhạy cảm” trước sự cảnh giác của đồng minh Hoa Kỳ. Có thể vì lệnh của Ngũ Giác Đài, Tướng Westmoreland không được chính thức tiết lộ tin này cho VNCH, nhưng bằng một cách gián tiếp, ông đã cảnh giác tới mức “áp lực” TT. Thiệu đừng cho binh linh về phép, vậy mà ông Thiệu vẫn không hiểu được ý của Tướng Westmoreland, để rồi vẫn xả trại lính và chính ông cũng thản nhiên về quê vợ ăn Tết!
Cho dù VNCH bị tấn công hết sức bất ngờ như vậy, nhưng về phương diện quân sự, Cộng Sản đã chấp nhận thảm bại trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân. Chỉ trong vòng từ 2 đến 3 ngày, các lực lượng quân đội và Cảnh Sát miền Nam, cùng với quân lực Hoa Kỳ yểm trợ, đã dũng cảm đẩy lui bộ đội Bắc Việt ra khỏi tất cả các nơi chiếm đóng, ngoại trừ thị xã Huế phải mất gần một tháng trời.
Tổng kết thiệt hại của các bên tham chiến trong biến cố Tết Mậu Thân được ghi nhận như sau:
Phía Hoa Kỳ và Đồng Minh có 1.536 tử thương, 7.764 bị thương, 11 mất tích.
Phía VNCH, có 2.788 tử thương, 8.299 bị thương, 587 mất tích.
Phía Bắc Việt, có 45.000 tử thương, 6.991 bị bắt, còn bị thương và mất tích không rõ.
Phía dân chúng, có 14.000 tử thương, 24.000 bị thương và 630.000 người mất nhà cửa.
Tuy nhiên, phải thành thực nhận rằng Cộng Sản Bắc Việt đã thành công về mặt chính trị và xảo thuật.
Về xảo thuật, Bắc Việt đã mở cuộc tấn công này để dùng sức mạnh quân dân chính miền Nam thanh toán hết sức mạnh quân sự của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (tuy chẳng có nhiều) để chuẩn bị cho ngày miền Bắc thống nhất đất nước. Điều này thực sự được chứng minh, vì ngay sau ngày 30-4-1975, các lực lượng của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam bị Bắc Việt cho giải giới và nhận chìm trong quên lãng, khiến cho những người trong Mặt Trận này giận tím mật tím gan mà không đủ sức tạo ra một đề kháng nào cả.
Vy Thanh, một cán bộ Cộng Sản cao cấp miền Nam đã thú nhận rằng “Miền Nam bị nhuộm đỏ” và đau xót châm biếm Trung Ương Cục (TƯC) Miền Nam:
“Ðây là đất TƯC, đọc theo từng âm của mẫu tự thành “TỨC”. TƯC là chỗ gây ra cái tức, như tức mình vì thấy quá nhiều chuyện trái tai gai mắt, tức hộc gạch vì ức lòng quá mà nói ra không được, máu trong tim muốn ộc ra, tức lộn ruột vì đang đứng gặp chuyện ngược đời thành thử đầu dộng xuống đất cẳng chổng lên trời.”
Còn về phương diện chính trị, Bắc Việt đã thành công nhờ các lực lượng phản chiến tại Hoa Kỳ nổi lên như vũ bão sau Tết Mậu Thân, khiến cho đương kim Tổng Thống Lyndon B. Johnson (Đảng Dân Chủ) không dám ra tranh cử nữa và Richard M. Nixon đã lợi dụng tình hình chính trị tại VN để thắng cử, rồi đưa Henry Kissinger vào chức vụ Tổng Trưởng Ngoại Giao, bán đứng VNCH cho Cộng Sản.
Chính Phạm Văn Đồng đã công khai tuyên bố cuộc chiến Việt Nam đã thắng trên đường phố Hoa Thịnh Đốn.
Tóm kết, biến cố Tết Mậu Thân thực sự đã thay đổi toàn diện chiến tranh Việt Nam. Và một diễn biến lúc đầu người ta tưởng là nhỏ, nhưng lại đã góp phần rất lớn trong việc thay đổi cuộc chiến. Đó là tấm hình Tướng Loan hành quyết Bẩy Lốp trên đường phố Saigon. Tấm hình đã gây oan nghiệt cho cả cuộc đời ông và hơn thế nữa, nó đã góp phần rất lớn trong diễn biến sụp đổ của chế độ VNCH.

Tất cả các diễn biến về Tướng Sáu Lèo bắn đặc công Bẩy Lốp đã được Eddie Adams và Võ Sửu thu hết vào ống kính, không sót một chi tiết. Tướng Loan biết rõ việc này. Nếu muốn, ông có thể ra lệnh tịch thu lại hết các cuốn phim, nhưng ông đã không làm như vậy. Có thể Tướng Loan nghĩ rằng ông đã làm một điều rất đúng trong quyền hạn của ông nên không cần gì phải che giấu.. Ngay sau lúc bỏ lại khẩu súng lục vào bao, ông thản nhiên nói với Adams: “Tên Việt Cộng này đã giết nhiều người Hoa Kỳ và người của tôi.” Sau khi bắn, Tướng Loan nói với các ký giả: “Những tên này đã giết vô số dân chúng của tôi và tôi nghĩ Đức Phật sẽ tha thứ cho tôi.”

Vậy ai là tác giả của tấm hình đầy oan nghiệt này ? Có phải chăng từ tấm hình của Nhiếp ảnh gia Eddie Adams ?

Tiến Sĩ Tần An Bài.

Người Yêu Nước Mình (Thơ)

Bài Thơ Của Một Người Yêu Nước Mình.

tau chưởi
tau tức quá rồi
tau chịu không nổi
tau nghẹn cuống họng
tau lộn ruột lộn gan
tau cũng có chân có tay
tau cũng có đầu có óc
có miệng có mắt
có ông bà
có cha mẹ
có vợ con có ngày sinh tháng đẻ
có bàn thờ tổ tiên một tháng hai lần
rằm mồng một hương khói bông ba hoa quả
tau đầu tắt mặt tối
đổ mồ hôi sôi nước mắt
vẫn đồng không trự nõ có
suốt cả đời ăn tro mò trú
suốt cả đời khố chuối Trần Minh
kêu trời không thấu
tau phải câm miệng hến
không được nói
không được la hét
nghĩ có tức không
tau chưởi
tau phải chưởi
tau chưởi bây
tau chưởi thẳng vào mặt bây
không bóng không gió
không chó không mèo
mười hai nhánh họ bây đem lư hương bát nước
giường thờ chiếu trải sắp hàng một dãy ra đây
đặng nghe tau chưởi
tau kêu thằng khai canh khai khẩn tam đợi mười đời
cao tằng cố tổ ông nội ông ngoại cha mẹ chú bác cô dì
con cháu thân hơi cật ruột bây tau chưởi
tau chưởi cho tiền đời dĩ lai bây mất nòi mất giống
hết nối dõi tông đường
tau chưởi cho mồ mả bây sập nắp
tau chưởi cho bây có chết chưa liệm ruồi bu kiến đậu
tam giáo đạo sư bây
cố tổ cao tằng cái con cái thằng nào móc miếng cho bây
hà hơi trún nước miếng cho bây
bây ỉ thế ỉ thần
cậy nhà cao cửa rộng
cậy tiền rương bạc đống
bây ăn tai nói ngược
ăn hô nói thừa
đòn xóc nhọn hai đầu
ngậm máu phun người
bây bứng cây sống trồng cây chết
vu oan giá hoạ
giết người không gươm không dao
đang sống bây giả đò chết
người chết bây dựng đứng cho sống
bây sâu độc thiểm phước
bây thủ đoạn gian manh
bây là rắn
rắn
toàn là rắn
như cú dòm nhà bệnh
đêm bây mò
ngày bây rình
dưới giường
trên bàn thờ
trong xó bếp
bỏ tên bỏ họ cha mẹ sinh ra
bây mang bí danh
anh hùng dũng cảm vĩ đại kiên cường
lúc bây thật lúc bây giả
khi bây ẩn khi bây hiện
lúc người lúc ma
lúc lên tay múa ngón sủi bọt mép gào thét
lúc trợn mắt khua môi múa mỏ đả đảo muôn năm
lúc như thầy tu vào hạ
lúc như con nít đói bụng đòi ăn
hai con mắt bây đứng tròng
bây bắt hết mọi người trứơc khi chết phải hô
cha mẹ bây ông nội ông ngoại bây tiên sư cố tổ bây
sống dai đời đời kiếp kiếp
phải quỳ gối cúi đầu
nghe bây nói không được cãi
phải suốt đời làm người có tội
vạn đợi đội ơn bây
đứa nào không nghe bây hớt mỏ chôn sống
thằng nào không sợ bây vằm mặt thủ tiêu
bây làm cho mọi người tránh nhau
bây làm cho mọi người thấy nhau nhổ nước miếng
đồ phản động
đồ chống đối
đồ không đá bàn thờ tổ tiên
đồ không biết đốt chùa thiêu Phật
thượng tổ cô bà bây
mụ cô tam đợi mười đời bây
tau xanh xương mét máu
thân tàn ma dại
rách như cái xơ mướp chùi trách nồi không sạch
mả ông bà cố tổ bây kết hết à
tụi bây thằng nào cũng híp mắt hai cằm
bây ăn chi mà ăn đoản hậu
ăn quá dã man
bây ăn tươi nuốt sống
mà miệng không dính máu
người chết bây cũng không chừa
năm năm mười năm hai mươi năm
xương chân xương tay sọ dừa vải liệm`
bây nhai bây khới bây mút
cả húp cả chan bây còn kêu van xót ruột
bao nhiêu người chết diều tha quạ rứt xương
khô cốt tàn dọc bờ dọc bụi giữa núi giữa rừng
để bây xây lăng đắp mộ dựng tượng dựng đài cho
cha mẹ cố tổ bây
hỡi cô hồn các đảng
hỡi âm binh bộ hạ
hỡi những kẻ khuất mặt đi mây về gió
trong am trong miếu giữa chợ giữa đường
đầu sông cuối bãi
móc họng bóp cổ móc mắt bọn chúng nó
cho bọn chúng nó chết tiệt hết cho rồi
bây giết người như thế
bây phải chết như thế
ác lai thì ác báo
tau chưởi ngày chưởi đêm
mới bét con mắt ra tau chưởi
chập choạng chạng vạng tau chưởi
nửa đêm gà gáy tau chưởi
giữa trưa đứng bóng tau chưởi
bây có là thiền thừ mười tám con mắt tau cũng chưởi
mười hai nhánh họ bây
cao tằng cố tổ bây
tiên sư cha bây
tau chưởi cho bây ăn nửa chừng mẻ chai mẻ chén
xương cá xương thịt mắc ngang cuống họng
tau chửi cho nửa đêm oan hồn yêu tinh ma quỷ
mình mẩy đầy máu hiện hình vây quanh bây đòi trả đầu trả chân trả tay trả hòm trả vải liệm
tau chưởi cho cha mẹ bây có chết cũng mồ xiêu mả lạc
đoạ xuống ba tầng địa ngục bị bỏ vào vạc dầu
tau chưởi cho cha mẹ bây có còn sống cũng điên tàn
đui què câm điếc làm cô hồn sống lang thang đầu đường xó chợ
bốc đất mà ăn xé áo quần mà nhai cho bây có nhìn ra
cũng phải tránh xa
tau chưởi cho con cái bây đứa mới đi đứa đã lớn
sa chân sẩy tay đui què sứt mẻ nửa đòi nửa đoạn
chết không được mà sống cũng không được
tau chưởi cho dứt nọc dòng giống của bây cho bây chết sạch hết
không bà không con
không phúng không điếu
không tưởng không niệm
không mồ không mả
tuyệt tự vô dư
tau chưởi cho bây chết hết
chết sạch hết
không còn một con
không còn một thằng
không còn một mống
chết tiệt hết
hết đời bây.

Nguyễn Đính.
Nhà thơ Trần Vàng Sao.

Ðêm 30 Tết Canh Dần

Ðêm 30 Tết Canh Dần.

Tôi vừa đọc xong, đọc kỹ bức tâm thư của hai cựu tướng CSVN về hưu là Đồng Sĩ Nguyên đồng ký tên với Nguyễn Trọng Vĩnh về việc kiến nghị không cho Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc thuê đất rừng đầu nguồn với diện tích lớn (264.000 ha), thời hạn dài (50 năm). Số đất đó phân bổ trên địa bàn của 10 tỉnh – tất thảy đều liên quan đến sự xung yếu của biên giới như Lạng Sơn, Cao Bằng, Kon Tum, Bình Dương. Cuối bài, cả hai tướng này chỉ có thể thở dài: “Trước mắt đề nghị đảng CSVN hãy đình chỉ ngay việc cho nước ngoài thuê đất đầu nguồn dài hạn với diện tích lớn, dù có phải bồi thường cũng được, để tránh thảm họa cho dân cho nước”.

Khỏi phải nói rằng đây không phải là thời khắc để bàn chuyện chung mà nên nghĩ đến việc riêng. Thế nhưng, giọt nước mắt cuối cùng của năm Kỷ Sửu vẫn phải chảy cho dù là nó vĩnh biệt chúng ta. Hai cựu tướng CSVN về hưu bây giờ, mềm mỏng, nhẹ nhàng, nói như thở than, đau mà không thể diễn đạt, và cầu mong, giống như ai đó đã từng lên rằng, “dù có phải bồi thường cũng được”(!)?

Thế nhưng, tôi rất buồn thử hỏi dân đen hé miệng cách nào? Đau nỗi đau Giao Thừa vì sự ngột ngạt và hiểm họa bi thảm không thể nói đủ thành lời. Cái sai của tập thể hay của bất kỳ cá nhân nào, cần phải được chỉ mặt, đặt tên. Không thể có chuyện sai lầm nghiêm trọng mà lại không hề có tội phạm nghiêm trọng. Đó là nguyên tắc của sự thật, sai lầm trong chuyện quốc gia đại sự.

Rừng đầu nguồn cho “người ta” thuê đến 50 năm, chặt phá tự do và không loại trừ chuyện được chân lấn đầu để di dân thoải mái cũng như chuyện “để lâu hóa bùn” là lẽ đương nhiên. Ngày xưa Tố Như nghĩ rằng 300 năm sau chẳng ai khóc ông nhưng ngày nay, chưa đến 50 năm sau con cháu phải khóc vì những hệ lụy hôm nay là điều thấy rõ nhãn tiền. Đất rừng đâu đến nỗi không có người để quản lý đầu tư mà phải cho nước ngoài xông vào chiếm cứ? Nên nhớ rằng trước năm 1959, người Hán ở Tây Tạng chỉ có 5% dân số, sau 50 năm, bây giờ là 41%(!). Thậm chí, kinh nghiệm lịch sử cho thấy với tham vọng “bắt Việt Nam quay lại thời Giao Chỉ”, thì những giọt nước mắt bi thảm còn nhanh hơn, nhiều hơn nữa.
Một câu hỏi đặt ra là: Tại hàng ngàn, hàng vạn trí thức lại chưa nhìn thấy vấn đề? Bí mật đó chắc chắn không ít người biết nhưng tại sao không ai lên tiếng? Tôi có một giấc mơ rằng, trong năm mới, chúng ta hãy cùng nhau nói thật tất cả mọi điều, kể cả phải trả giá, nếu điều đó thực sự cần cho tương lai của cháu con chúng ta. Vì là một dân đen, tiếng nói của tôi không có mấy trọng lượng nên tôi ước ao rằng các vị các nhà khoa học, những bậc thức giả tên tuổi hãy vào cuộc tranh luận công khai với đảng CSVN để mổ xẻ rốt ráo tất cả mọi vấn đề liên quan đến hiểm họa này. Buộc họ phải tranh luận chứ không thể vòng vo như lâu nay vẫn vậy. Nếu chúng ta đồng lòng vì đất nước thì không việc gì phải thở dài, không việc gì phải sợ, bởi tôi cho rằng nếu chúng ta còn tiếp tục sợ hãi sẽ không còn có cả cơ hội để sợ nữa chỉ trong mươi mười lăm năm nữa thôi.

Hãy xem tuyên bố của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Cộng về việc tăng cường tuần tra, bảo vệ quyền lợi ngư dân Trung Quốc ở Trường Sa; tức là ngang nhiên khẳng định chủ quyền(!), đủ hiểu rõ tham vọng và mục tiêu rất gần của Trung Cộng là thế nào. Đó là “tình hữu nghị lông ngỗng” không hơn, không kém! Không nhìn thấy sự đe dọa mang tính hủy diệt đó là cách nhắm mắt thông đồng với sai lầm và hiểm họa.
Rất mong rằng những điều tôi vừa viết không phải là tiếng nghé ọ sau cùng của một con trâu!

Hà Văn Thịnh.

Nghĩ Về Sự Yêu Nước Thương Dân

Nghĩ Về Sự Yêu Nước Thương Dân
Của hai Viên Tướng CS Hồi Hưu
Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh.

Ngày 14 tháng 2/2010 báo điện tử Thông Luận đăng bài của ông Bùi Tín nhan đề “Hai lão tướng chỉ ra hiểm hoạ” giới thiệu trung tướng bộ đội CS hồi hưu Đồng Sĩ Nguyên và thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nhân một bức thư hai người này ký tên trên trang điện tử Bauxite góp ý về việc cho thuê dài hạn các rừng đầu nguồn thuộc 10 tình Việt Nam. Ông Bùi Tín đã nói bức thư này là một bức thư “rất nóng.” vì “phơi bày một loạt việc làm chui, khuất tất, ám muội, mang tính hại nước hại dân, có thể xếp vào tội phản quốc, do chính quyền và đảng uỷ các tỉnh, huyện thực hiện thông đồng với các công ty của thế lực bành trướng với các khoản đút lót, hối lộ béo bở, được một số quan chức trong chính phủ, một số bộ trưởng lớn nhất, có thể trong cả bộ chính trị đỡ đầu, yểm trợ để kiếm phần siêu lợi khổng lồ. Họ sẽ thâm thù 2 ông tướng”.
Bùi Tín đã ca tụng hai tướng này là “yêu nước thương dân”.

Đọc nguyên bức thư thì có thể tóm tắt nội dung như sau::
1/Do kết quả cuộc điều tra của đoàn cán bộ liên ngành thuộc bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện theo chỉ thị của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai viên tướng này đã thấy rằng có 10 khu rừng đầu nguồn từ Lạng sơn, Quảng Ninh miền bắc tới Kontum, Bình dương miền nam đã được đem cho 10 doanh nghiệp ngoại quốc thuê dài hạn (50 năm) để trồng rừng nguyên liệu. Tổng số diện tích là trên 300 ngàn hecta (mẫu tây) trong đó Hồng Kông Đài Loan Trung quốc chiếm 264 ngàn mẫu tức là 87% rừng ở các tình biên giới xung yếu.

2/Hai viên tướng này coi đây là một hiểm hoạ cực lớn cho VN vì các hãng ngoại quốc có thể chặt phá vô tội vạ, làm hại môi sinh, có thể đưa người sang ở thành làng sinh con đẻ cái và biến những vùng này thành làng Tầu, làng Đài Loan, làng Hồng Kông vân vân.

3/ Họ đồng ý với khuyến cáo của bộ Nông nghiệp và nói rộng thêm hai điểm, để sửa chữa vá víu những sai lầm trầm trọng của chuyện cho thuê rừng, là:
a/đối vói các tỉnh đã ký, thì tìm cách thuyết phục các đối tác giao khoán cho người Việt điạ phương thực hiện trồng rừng
b/ngưng ký kết các thương thảo cho thuê tương tự. Ngoài ra thì mở rộng chương trình xoá đói giàm nghèo thành kế hoạch làm giầu cho người miền núi bằng cách giao khoán đất cho họ canh tác.

Nội dung là như vậy. Các sự việc nêu ra là kết quả điều tra chính thức của chính phủ. Các đề nghị là không có gì quá đáng hay mang tính chống chính phủ, mà chỉ giúp ý kiến cho chính phủ một số biện pháp hình thức giống như bôi thuốc đỏ để chữa vết lở ung thư, trong khi yêu cầu là cắt bỏ cái bướu ưng thư đi. Tức là bỏ cái chính phủ bán nước hại dân đó đi. Nhìn rõ bản chất sự việc như thế thì hai viên tướng già này đã chỉ là yêu đảng thương nhà nước. Có người sẽ bảo là nhờ hai viên tướng tiết lộ thì dân mới biết. Nhưng thực sự thì đây chẳng là viêc bí mật, vì việc đã không dấu được nên Nguyễn Tấn Dũng mới ra lệnh cho bộ Nông nghiệp điều tra và giải thích. Có người sẽ bảo dù sao thì hai viên tướng này cũng đã nói ra cái sai cần nói đề mà tạo áp lực sửa chữa. Nghĩ như thế thì cũng như nói rằng Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Võ Văn Kiệt, Mai chí Thọ vân vân yêu nước yêu dân vì đều đã nói ra và kết tội tham nhũng thối nát, cũng như sai lầm của chính sách đối xử với dân, quân và viên chức Việt nam Cộng hoà sau khi chiếm được miền Nam năm 1975, mà họ là những tay thực hiện tích cực.

Ngoài ra Đồng sĩ Nguyên vốn là phó tổng tham mưu trưởng, từ 1967 đến 1975 là tư lệnh binh đoàn Trường sơn, tương đương 5 sư đoàn, ngang với 2 quân đoàn. Tức là kẻ trực tiếp lùa thanh niên đi làm nghĩa vụ quốc tế, bành trướng chủ nghĩa CS quốc tế dưới chiêu bài “chống Mỹ cứu nước” giải phóng miền Nam. Chiến công này làm cho ông ta giữ chức phó thủ tướng kiêm bộ trưởng giao thông vận tải, là uỷ viên bộ chính trị trung ương đảng trước khi về hưu năm 1988. Nguyễn Trọng Vĩnh vốn là uỷ viên trung ương đảng, là đại sứ CS Hà nội tại Trung Quốc từ 1974 đến 1989, tức là giữ cho chắc chắn mối “quan hệ răng môi của hai nước hai đảng anh em”. Với thành tích này, thì chuyện góp ý dưạ theo quan điểm bộ Nông nghiệp sau khi nêu ra những tai hại mà ai cũng thấy của chuyện cho Tầu thuê rừng dài hạn, không thể biến họ thành người “yêu nước thương dân” được.

Sau chót, cái chủ trương hãy nói lên sự can đảm của hai viên tướng này đã góp ý, để khuyến khích những người khác noi gương mà phê bình đảng CSVN thì quá lắm cũng chỉ ích lợi như ca tụng Trần Xuân Bách, Nguyễn Văn Trấn, hay Hoàng Minh Chính. Nó cần cho những người có lòng mà muốn sống trong hoang tưởng, và nó không thay đổi bao nhiêu những con người đủ bản lĩnh để chiếm các điạ vị cao cấp trong chế độ CS.

Trần Xuân Ninh

Việt Cộng Cho Trung Cộng Thuê Rừng

Việt Cộng Cho Trung Cộng Thuê Rừng.

Trong thời gian vừa qua ,đồng bào Việt Nam ở cả trong và ngoài nước đã vô cùng quan tâm và phẫn nộ trước nguồn tin mười tỉnh uỷ VC đã cho doanh nghiệp Trung Cộng, Hồng Kông, Đài Loan thuê khai thác 264 ngàn mẫu rừng đầu nguồn, mà 87% thuộc các tỉnh từ biên giới phía bắc, xuống tới tận Kontum và Bình Dương; trong một thời gian 50 năm và được quyền triển hạn. Đó là những rừng thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kontum và Bình Dương.

Nguồn tin cho Tầu thuê rừng này mới đầu xuất hiện trên mạng Bauxite VN ngày 11/2/2010bằng một bài viết của hai viên tướng VC hồi hưu Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh, sau đó được loan tải trên một số báo điện tử toàn cầu.

Đài Á Châu Tự Do và BBC cũng đã thông tin và bình luận về tin tức này. Cũng đã còn có một số blogger và nhà bình luận nhập cuộc để nhận định và phân tích về bản tin. Hầu hết những nhận định và phân tích về việc cho thuê rừng này đều chú trọng tới vấn đề an ninh quốc gia, chủ quyền đất nước, và môi sinh môi trường về lâu về dài. Lý do là TC luôn luôn đưa dân của họ vào làm công nhân như từ trước tới nay ở khắp mọi nơi trên thế giới.Với thời gian 50 năm và được quyền gia hạn, đám công nhân TC này đã xâm cư một cách hợp pháp, quá dư thừa thời gian để sinh con đẻ cháu, tạo thành những tập hợp người Tầu ngay trên đất nước VN.

Đó là chưa kể tới đám quân nhân TC trá hình là công nhân, hiện diện tại những nơi xung yếu về an ninh quốc phòng suốt từ Bắc xuống Nam. Việc khai phá rừng đầu nguồn để lấy gỗ công nghiệp, rồi trồng cây gió tràm để làm giấy sau này sẽ làm biến đổi môi sinh môi trường; việc này nguy hại không những đối với dân cư sở tại, mà còn đối với cả hàng triệu người dân ở hạ nguồn vì lụt lội, bão táp, nguồn nước sinh hoạt và trồng trọt v..v..Cũng còn phải kể tới nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào và quý báu ở dưới những khu núi rừng này nữa,trong đó phải kể tới chất Uranium,vàng và bạc.

Những phân tích và nhận định trên đây là hậu qủa tất nhiên và tất yếu về mặt nổi của hành động của những tỉnh ủy VC đã cho TC thuê khai thác rừng VN. Về bề sâu, tại sao cùng một lúc lại có sự kiện cả mười tỉnh ủy VC cho TC thuê rừng đầu nguồn, trong cùng một thời gian dài hạn 50 năm? Đây là việc làm tự ý của các xứ quân tỉnh ủy, hay là họ đã thi hành mật lệnh của bộ chính trị đảng CSVN?

Cán bộ tỉnh ủy là kẻ quyền thế số một của mỗi tỉnh, và phải là ủy viên trung ương đảng/đảng CSVN. Vì ở trong TƯĐ, nên các tỉnh ủy này đều đã biết rõ hoàn cảnh của nhau; và cũng biết tỏng cả tình hình của đảng nữa. Mười cán bộ tỉnh ủy cho thuê rừng đã thấy đám lãnh đạo cao cấp đã "ăn", đã đục khoét theo cấp quốc gia, để những kẻ từ bần cố nông trở thành những tên tài phiệt đỏ với gia tài cả bạc tỷ đô la,nên có thể,họ cũng "ăn"theo cấp tỉnh một cách vô tội vạ, miễn là hốt được bộn bạc trong giai đoạn về chiều của đảng.Thượng bất chính, hạ tắc loạn là lẽ đương nhiên!

Một cách lý giải khác về việc VC cho TC thuê rừng. Đó là,cũng có thể vì vấn đề an toàn sinh mệnh bản thân và thân quyến,cũng như để duy trì được quyền hành và địa vị do quan thầy TC bảo trợ, đám lãnh đạo chóp bu CSVN đã phải thi hành những đòi hỏi của TC, nên đã ra mật lệnh cho đám tỉnh ủy âm thầm giao trắng núi rừng của VN cho TC để chúng "làm việc". Vì thế, nên mới có chuyện cùng một lúc cả 10 tỉnh ủy đã cho rặt đám người Tầu thuê rừng trong cùng một thời gian và với cùng một thời hạn.

Tin chính thức đưa ra là các địa phương đã cho thuê rừng mà trung ương không biết nên Nguyễn Tấn Dũng đã ra lệnh cho bộ Nông nghiệp điều tra và báo cáo là chuyện khó tin trong chế độ độc tài CS, với tổ chức đảng chặt chẽ và với đặc điểm chung của mọi chế độ độc tài là công an an ninh dầy đặc.

Dù là điạ phương tự ý tính toán đem rừng cho thuê để giành phần ăn với trung ương hay là trung ương theo yêu cầu của đảng Trung cộng mà ra lệnh cho điạ phương đem rừng cho thuê, thì cũng là không chấp nhận được. Nó không khác gì hành động ký hiệp ước nhượng đất nhượng biển trước đây của đảng Cộng sản Việt nam.

Nguyễn Tố.

HÃY CẨN THẬN NHỮNG NƠI CÔNG CỘNG

HÃY CẨN THẬN NHỮNG NƠI CÔNG CỘNG.

Cách đây vài tuần, trong một rạp hát, một người cảm thấy có vật gì đó chĩa ra từ ghế của cô ấy. Khi cô ấy đứng dậy để xem đó là vật gì thì thấy một cây kim nhô ra khỏi ghế kèm theo một mảnh giấy ghi là: “Bạn vừa mới nhiễm HIV”...

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (tại Paris) báo cáo rằng gần đây nhiều trường hợp tương tự đã xảy ra tại nhiều thành phố khác. Tất cả các cây kim được xét nghiệm đều là HIV dương tính.

Trung tâm này cũng báo cáo rằng người ta tìm thấy những cây kim như vậy tại các máy rút tiền công cộng (máy ATM). Chúng tôi yêu cầu mọi người hãy cẩn trọng khi đối mặt với tình thế như vậy. Cần phải xem xét thận trọng tất cả các ghế ngồi nơi công cộng trước khi ngồi.. Kiểm tra kỹ lưỡng bằng mắt là đủ. Thêm vào đó, các bạn hãy chuyển thông điệp này đến các thành viên trong gia đình của mình và bạn bè để họ biết về mối hiểm nguy tiềm tàng này.

Gần đây một bác sĩ đã thuật lại một trường hợp tương tự đã xảy đến với một trong những bệnh nhân của ông tại rạp hát Priya ở Delhi. Một cô gái đã đính hôn và chuẩn bị kết hôn trong vài tháng nữa, đã bị đâm phải khi đang xem phim. Mảnh giấy đi kèm theo chiếc kim có thông điệp sau:

“Chào mừng bạn đến với thế giới của gia đình HIV”.

Mặc dù các bác sĩ nói với gia đình cô ấy là phải mất 6 tháng vi-rút mới đủ mạnh để bắt đầu phá huỷ hệ miễn dịch và một bệnh nhân khoẻ mạnh có thể sống khoảng 5 – 6 năm, nhưng cô gái đã chết sau 4 tháng, có thể chủ yếu là do bị sốc.

Tất cả chúng ta đều phải cẩn thận khi ở những nơi công cộng. Cầu Trời phù hộ! Hãy nghĩ rằng các bạn sẽ cứu lấy một cuộc đời bằng cách chuyển thông điệp này đi. Vui lòng bỏ ra một vài giây để chuyển nó đi.

Thay vì chuyển tiếp những bức thư không thích hợp, các bạn vui lòng chuyển thư này cho mọi người. Có thể thư của bạn sẽ cứu lấy cuộc sống của họ.

Kính thư.

Arvind Khamitkar
Trưởng Ban nghiên cứu Y khoa tại Chennai.

mandag 22. februar 2010

Xuất Khẩu Lao Ðộng

Xuất Khẩu Lao Ðộng.

Những chữ “Xuất Khẩu Lao Động” chỉ xuất hiện ở VN sau năm 1975, miền Nam rơi vào tay Cộng sản, người dân cũng được đổi đời.! Những người có máu mặt thì bị đánh tư sản, đổi tiền, đi kinh tế mới. Những thành phần vô sản, có công với cái gọi là “cách mạng”, hớn hở chờ được ưu đãi trong một thiên đường “thế giới đại đồng” như đã được hứa hẹn. Nhưng khổ thay, chính họ lại là những sản phẩm để nhà nước xuất khẩu tìm ngoại tệ... Xuất khẩu lao động, nói nôm na là người dân phải đóng tiền cho nhà nước để được gửi ra ngoại quốc, dùng sức mạnh bắp thịt của mình để kiếm miếng ăn, và… đóng thuế cho nhà nước.

Sinh ra trong gia đình nghèo là một nỗi bất hạnh. Mà nghèo trong VN XHCN thì còn bất hạnh gấp bội. Vì nghèo, nên không được đi học, không hiểu biết. Ai nói gì cũng tin, cũng nghe, cũng háo hức. Trong thời toàn trị, lớp dân nghèo công nông được ưu ái gọi là “giai cấp tiên phong” của cách mạng . Họ được thúc đẩy bằng căm thù và hứa hẹn để thực hiện đấu tranh giai cấp, tiêu diệt các thành phần khác, theo khẩu hiểu “trí phú điạ hào, đào tận gốc tróc tận rễ” nhằm xây dựng chuyên chính vô sản. Ngày nay, dưới chế độ Cộng sản biến thái thành tài phiệt, dân nghèo bần cố được dùng trong thương vụ “Xuất Khẩu Lao Động”, còn trí thức được cho lên chỉ đường cho lãnh đạo theo thứ tự ưu tiên “công, nông, trí” để đem ngoại tệ về cho lãnh đạo đảng và nhà nước. Những lãnh đạo vô học được biến thành tiến sĩ thạc sĩ theo kế hoạch đào tạo tiến sĩ cấp tốc để tiếp tục nắm quyền.

Chỉ tiêu XKLD của CSVN cho năm 2010 là 85.000 người. Nếu tính trên lợi nhuận, thì doanh nghiệp này “một vốn bốn lời”. Mà nói thực ra là không cần vốn. Vì vốn chính là người dân trong nước. Một là phải đóng tiền để được đăng ký đi lao động nước ngoài. Hai là đóng thuế lợi tức. Ba là số ngoại tệ họ làm ra đươc`nhà nước sẽ đổi qua đổi lại lấy lời. Chưa kể các cắt xén đủ kiểu trong số tiền họ kiềm được bằng mồ hôi nước mắt.

Tại sao xuất khẩu lao động? Lý do dễ hiểu thôi ! Vì công ăn việc làm trong nước không đủ cung cấp cho người dân trong nước. Nhưng có một điều “nghịch nhĩ” là, nếu dân VN không đủ công ăn việc làm, thì tại sao CSVN lại cho người Tầu vào chiếm những công việc người VN dư sức làm trên đất nước VN? Thực thế, các hãng thầu TQ, mỗi khi trúng thầu thì đem toàn công nhânTầu sang phục vụ, kể cả những công việc dọn dẹp vặt vãnh, không cần chuyên môn.

Xuất khẩu lao động để cho ra nước ngoài làm các nghề người dân điạ phương không thèm làm bị bóc lột ăn chặn đủ kiểu đã đành, nhưng còn một lối xuất khẩu lao động khác bất nhân hơn nữa, là dụ người nộp tiền trợ cấp xoá đói giàm nghèo để rồi bị đem ra bỏ chơ vơ nơi xứ lạ, sau khi trải qua những nguy hiểm đủ loại có thể mất mạng trên đường di chuyển. Đó là trường trong những người vạ vật tá túc trong rừng miền Bắc nước Pháp, chờ dịp nhập cảnh bất hợp pháp vào Anh quốc để trồng cỏ (tức cần sa). Một thanh niên đã kể rằng: Chuyện XKLD của anh ta khởi thủy bằng việc lên Ngân hàng “Xóa Đói Giảm Nghèo” để cầm sổ đỏ, mượn vốn về xây lò gốm. Anh Cán bộ ngân hàng to nhỏ kể cho anh nghe “chuyện thần thoại” đi trồng cỏ bên Anh Quốc. Công việc dễ, mà mỗi tháng kiếm được 5.000 Bảng Anh.” Thấy anh ta mềm lòng, cán bộ bèn giới thiệu một nhân viên của Ngân hàng “Đề Án Hỗ Trợ Các Huyện Nghèo, đẩy mạnh XKLĐ”. Ông này bèn trưng ra một xấp hình với các ngôi nhà khang trang, các xe hơi bóng loáng của những người XKLĐ đợt trước. Thế là thay vì cầm sổ đỏ lấy tiền làm lò gốm, thì anh thanh niên lại cầm sổ đỏ để lấy tiền nộp cho XKLĐ.

Việc di chuyển là do bộ Lao Động, Thương Binh Xã Hội đảm nhận. Tập trung và bãi đáp do Đại Sứ quán VN tại địa phương trách nhiệm. Địa điểm tập trung và nhảy xe là do Quân Đội và Công an chu toàn. Cả một hệ thống chính quyền VN sắp xếp có lớp lang, chu đáo tới độ là những người này, khi bước ra khỏi nước là bị lấy hết các giấy tờ tùy thân. Nghĩa là cảnh sát quốc tế khó mà tìm ra tung tích nếu mà sứ quán Việt Nam không hợp tác.

Đã có trường hợp anh Nguyễn Văn Mác 27 tuổi, rớt từ trên nóc xe hàng xuống tử thương tai xa lộ A 16 ở Pháp. Khi được báo tin thì Sứ Quán từ chối không biết, với lý do rằng không có giấy tờ gì chứng minh anh là người VN. Những người chung cảnh ngộ phải góp sức làm cho anh một đám tang vội vã.

Điều bi thương là ngay cả đối với những người sang được tới Anh quốc trồng cần sa thì lương tháng cũng chỉ được 350 bảng Anh, vừa đủ sống chui rúc, bất hợp pháp, không phải là 5.000 Euro như cán bộ ở nhà nói dối, để mà có thể có tiền gửi về chuộc lại sổ đỏ đã nộp ngân hàng để được cho xuất khẩu lao động.

Lúc còn đi học, người viết bài này nghe 4 chữ “bán nước buôn dân” tưởng chỉ là những chữ dùng để miệt thị một thiểu số dăm ba người mà CSVN cho là tay sai ngoại bang. Không ngờ bây giờ nước ta lại có cả một đám đầu lãnh đảng CS biến thái và đồng đảng quyền lực thực tế bán nước và buôn dân với bằng chứng rành rành trước mắt.

Trương Vĩnh Khôi.

Ủy Ban Truy Tố Tội Ác Đảng Cộng Sản Việt Nam

_________ Thông cáo __________

Ủy Ban Truy Tố Tội Ác Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Ủy Ban Truy Tố Tội Ác Đảng Cộng Sản Việt Nan trân trọng thông báo và kêu gọi:

1- Nạn nhân và thân nhân của 5327 thuờng dân vô tội đã bị Đảng Cộng Sản Việt Nam sát hại cũng như 1200 thường dân đã bị bọn chúng dẫn đi mất tích trong chiến dịch Tổng Công Kích, Tổng Nỗi Dậy của Hồ Chí Minh và đồng bọn vào mùa xuân năm Mậu Thân tại cố đô Huế cũng như trên toàn lãnh thổ Miền Nam Việt Nam năm 1968.

2- Cựu tù nhân và thân nhân của quý thành phần Dân, Quân, Cán, Chính, CSQG đã bị đảng Cộng Sản Việt Nam bắt bớ, tù dày, hành hạ, thủ tiêu, trong các trại tù của bọn chúng sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.

3-Tù nhân lương tâm vì tranh đấu cho tự do, dân chủ, và nhân quyền tại Việt Nam hiện nay.

4- Nạn nhân của tất cả các vụ đàn áp tôn giáo tại Thái Hà, Giao Phận Vinh, Đồng Chiêm v.v…

5- Nạn nhân, thân nhân của cuộc thanh trừng, tàn sát dã man trong vụ đấu tố cải cách ruộng đất tại miền Bắc, làng Quỳnh Lưu từ năm 1953 đến năm 1957.

6- Những ai biết được những sự việc liên quan đến các vụ thảm sát, biến cố kể trên.

7- Cùng tất cả các công dân Việt Nam từ Nam chí Bắc quan tâm tới công lý và công bằng, quan tâm tới vận mệnh quốc gia.

Hãy cùng cộng tác với Ủy Ban Truy Tố Tội Ác Đảng Cộng Sản Việt Nam đem từng tên đồ tể nằm trong đảng Cộng Sản Việt Nam, và đám tay sai, dù sống hay đã chết, ra trước vành móng ngựa của tòa án Hình Sự Quốc Tế ( International Criminal Court ) và các Tòa Án Quốc Tế ( International Court of Justice ) khác trên toàn thế giới.

Chúng tôi thiết tha kêu gọi nạn nhân và thân nhân, những gia đình đã bị đảng Cộng Sản Việt Nam tàn sát tại Huế, Mậu Thân 1968, các cựu tù “Cải Tạo”, tù nhân lương tâm, nạn nhân và thân nhân trong vụ đấu tố cải cách ruộng đất tại miền Bắc (1953-1957) cùng hợp sức với chúng tôi đưa đảng Cộng Sản Việt Nam và đồng bọn ra Tòa Án Quốc Tế về các tội:
Diệt Chủng, Tội Ác Chiến Tranh, Chống Lại Nhân Loại, Vi Phạm Nhân Quyền, Đàn Áp Tôn Giáo v.v…

Bằng cách: Cung cấp cho chúng tôi, tài liệu, hình ảnh, lời tường thuật chi tiết nội vụ, hầu chúng tôi có đủ bằng chứng chính xác, cụ thể, để truy tố bọn chúng.
Chúng tôi vô cùng trân trọng và biết ơn sự cộng tác của những tấm lòng yêu chuộng tự do và công lý khác.

Đại diện Ủy Ban Truy Tố Tội Ác Đảng Cộng Sản Việt Nam và Các Hội Đòan Ngừoi Việt Hải Ngoại tại Hoa Kỳ, Canada, Âu Châu, và Úc Châu để:
“Tùy nghi Phát Động và Tiếp Tay.”
Xin Liên Lạc về: UB Truy Tố Tội Ác Đảng Cộng Sản Việt Nam
11659 Jones Road, MPB102
Houston, TX. 77070
626-257-1057.
Email: nguyenphuclienthanh@gmail.com

Lời Kêu Gọi Ngàn Năm Thăng Long

Lời Kêu Gọi Ngàn Năm Thăng Long.

Từ vài năm qua, Cộng sản Việt Nam đã tung ra một chiến dịch tuyên truyền rầm rộ chuẩn bị cho cái gọi là “Lễ hội mừng Thăng Long (Hà Nội) lên 1000 tuổi” sẽ diễn ra vào tháng 10 năm 2010. Cộng sản Việt Nam đã chi khá nhiều tiền cho việc chuẩn bị này với mục tiêu đánh bóng hình ảnh ‘dân tộc’ của họ trong lúc bị người dân tố cáo tội bán nước và hèn kém đối với Trung Quốc. Thành phố Hà Nội ngày nay chính là đất Thăng Long của nhiều triều đại Việt Nam trong quá khứ, do chính vua Lý Thái Tổ lập ra vào năm 1010.

Việc mừng đón một di tích lịch sử do tiền nhân tạo dựng qua thời gian là niềm hãnh diện của những thế hệ kế thừa. Sự vui mừng đó chỉ có ý nghĩa trọn vẹn khi người dân được tự do xiển dương công đức tổ tiên, và nhất là được tự do bày tỏ những cảm xúc của mình đối với chuỗi dài lịch sử thăng trầm trong suốt quá trình dựng nước. Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long mà nhà cầm quyền Hà Nội đang chuẩn bị hoàn toàn nằm trong sự thao túng của chế độ và chỉ với mục tiêu lạm dụng cho mưu đồ chính trị riêng tư, song song là hành vi bán nước hại dân của tập đoàn lãnh đạo. Những ai lên tiếng đều bị công an trù dập và khống chế. Sự kiện Cộng sản Việt Nam cho dàn dựng phiên tòa kết án nặng nề 10 nhà dân chủ vào cuối năm 2009 vừa qua chỉ vì họ đã treo biểu ngữ kêu gọi chống Trung Quốc, bảo vệ lãnh thổ và hải đảo, cho thấy rõ dã tâm bán nước phản bội dân tộc của chế độ Hà Nội.

Nhưng dân ta đã không chịu hèn, chịu khuất phục trước bạo lực để phản bội lại công khó dựng nước và giữ nước của tiền nhân, đã không thể ngoảnh mặt quay lưng trước nguy cơ Bắc thuộc: vừa mất dần bờ cõi, vừa bị lệ thuộc nhiều mặt và thao túng một cách nhục nhã, tệ hại bởi nhà nước Bắc Kinh. Truyền thống hào hùng, bất khuất của dân tộc đã trổi dậy.

Trong những ngày mừng Xuân Canh Dần 2010, đã có hàng ngàn tờ truyền đơn với tựa đề “Lời Kêu Gọi Ngàn Năm Thăng Long” được phân phối rộng rãi khắp nước, từ Hà Nội, Vĩnh Phúc, Huế đến Quảng Nam, Đà Nẵng, Cần Thơ, Sài Gòn… Nỗ lực này đã được thành viên của 4 tổ chức gồm đảng Dân chủ Nhân dân, Phong trào Lao động Việt, Tập hợp vì Công lý, đảng Việt tân phối hợp thực hiện ngay tại Việt Nam.

Lời Kêu Gọi trong tờ truyền đơn – tuy ngắn gọn – nhưng đã nói lên tất cả khát vọng của mọi người Việt Nam. Đó là muốn được sống tự do trên một đất nước độc lập, không bị các thế lực ngoại bang xâm lấn. Tờ truyền đơn đã khẳng định: Độc tài, tham nhũng, lạm quyền, bạo lực, công an trị là thực chất của nhà nước hiện nay, một chính quyền phản lại quyền lợi dân tộc.

Lời Kêu Gọi đã đề nghị mọi người Việt Nam hãy phát huy hào khí dân tộc, chống lại tham vọng xâm lấn của Trung Quốc đồng thời kêu gọi các đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam hãy loại bỏ khỏi hàng ngũ lãnh đạo những người đã phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân.

Việc rải truyền đơn được thực hiện ngay sau những đợt trấn áp thô bạo vào đầu năm 2010đối với 16 nhà dân chủ qua những phiên tòa phản công lý của công an Cộng sản Việt Nam, đã cho thấy là người dân Việt Nam không sợ hãi bạo lực. Không những thế, việc rải truyền đơn còn cho công luận thấy rằng luôn luôn có người sẵn sàng đứng lên đấu tranh sau mỗi đợt bắt bớ, truy lùng gắt gao của công an. Nếu Thăng Long là vùng đất linh thiêng đã tồn tại qua bao thế hệ, thì chính hào khí đó sẽ không bao giờ tắt trong nỗ lực dân chủ hóa đất nước của người dân Việt hôm nay.

Vì thế, việc rải truyền đơn “Lời Kêu Gọi Ngàn Năm Thăng Long” trong dịp đầu Xuân Canh Dần vừa qua là sự khởi đầu của một chuỗi những hành động mang hai ý nghĩa:

Thứ nhất là sự đoàn kết trong hành động thực tiễn giữa những người Việt Nam yêu nước. Sự đoàn kết trong lúc này rất quan trọng vì nó biểu hiện quyết tâm của mọi lực lượng là cùng nhau hành động để đưa phong trào dân chủ lớn mạnh, bất chấp những đàn áp, trù dập của chế độ Hà Nội. Đã có đấu tranh thì tất phải bị đàn áp, khống chế của kẻ thù. Chấp nhận tổn thất để mở rộng cuộc đấu tranh trên nhiều bình diện, làm cho người dân bớt sợ hãi, sẵn sàng hành động chống độc tài là nhu cầu quan trọng mà mọi lực lượng, đảng phái phải tích cực góp phần trong lúc này.

Thứ hai là dấy lên phong trào bảo vệ đất nước trước sự xâm lấn trắng trợn của Trung Quốc qua sự đồng lõa của thiểu số lãnh đạo Hà Nội. Chưa bao giờ nguy cơ Bắc Thuộc đang đè nặng lên chúng ta như hiện nay. Chúng ta không chỉ đấu tranh để đất nước có tự do dân chủ mà còn phải nhanh chóng chấm dứt sự “đồng lõa” bán nước và phản bội dân tộc của 15 Ủy viên Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam.

Truyền đơn “Lời Kêu Gọi Ngàn Năm Thăng Long” là sự khởi đầu của một nỗ lực lớn mà mọi người trong chúng ta cần phải góp phần bằng cách kêu gọi những bạn bè, thân nhân của mình ở trong nước tiếp tay quảng bá tinh thần kêu gọi của tờ truyền đơn. Đó là truyền tai nhau về những tin tức bị bưng bít, đồng lòng bày tỏ sự chống đối tham vọng xâm lấn Hoàng sa, Trường sa và Biển Đông của Trung Quốc, chống kế hoạch khai thác Bauxite tại Tây Nguyên của Bắc Kinh với sự thỏa thuận của Hà Nội… Hãy tích cực tiếp tay phổ biến nội dung tờ truyền đơn “Lời Kêu Gọi Ngàn Năm Thăng Long” đến mọi người.

Sự can đảm và góp sức của từng cá nhân sẽ tạo thành cơn bão lớn quét sạch chế độ độc tài Cộng sản trên quê hương Việt Nam yêu dấu, và mở ra một vận hội mới cho dân tộc.

Trung Điền

Hải Ngoại Đón Tết Canh Dần (Thơ)

Hải Ngoại Đón Tết Canh Dần.

Cùng nhau viễn xứ đón canh dần
Điều Ngự chùa Nam pháo nổ rân
Già trẻ hoan ca mừng lạc thế
Sư thày rạng rỡ chúc trần nhân
Thắp hương bảo quốc lòng ghi nhớ
Tâm thức bài xâm dạ khắc tuân
Quốc nội năm này không xác pháo
Xuân về vui thế có là xuân.

Tha hương hải ngoại đón canh dần
Trẩy hội giao thừa pháo nổ rân
Chuẩn bị mứt trà chào bạn hữu
Sắm mua bánh quả biếu thân nhân
Tinh hoa Âu Lạc hằng lưu giữ
Văn hóa Rồng Tiên vẫn bảo tuân
Cầu nguyện đầu năm cho quốc nội
Tự do dân chủ khởi từ xuân.

Nguyễn Đình Sài.

Các Nhà Dân Chủ Họp Mặt

Các Nhà Dân Chủ Họp Mặt Bất Ngờ Tại Nhà BS Nguyễn Đan Quế.

Bà Dương Thị Tân (vợ Blogger Ðiếu Cầy), BS Nguyễn Ðan Quế, Anh Nguyễn Ngọc Quang (khối 8406 ), cô Lữ Thị Thu Trang (Dân Oan ), cô Tạ Phong Tần (Nhà báo Tự Do) và Phương Nam Ðỗ Nam Hải (đại diện Khối 8406 và Liên Minh Dân Chủ Việt Nam).

Tin của 'Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản' cho biết, một cuộc họp mặt đầu năm của một số anh chị em trong phong trào vận động dân chủ nhân quyền tại Việt Nam đã diễn ra tại tư gia Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế ở Sài Gòn hôm 17 tháng 2, 2010, tức mùng 4 Tết Canh Dần.

Tin cho biết một số anh chị em trong phong trào vận động dân chủ đã bất ngờ đến thăm Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế tại tư gia, trong một ngõ hẻm ở đường Nguyễn Trãi, Sài Gòn.

Sau đó các anh chị em đã đến trong nhiều đợt, anh Nguyễn Ngọc Quang thuộc Khối 8406 đã tới từ lúc 7 giờ sáng. Tiếp theo là bà Dương Thị Tân, vợ nhà báo Ðiếu Cày đang bị cầm tù, và cô Lữ Thị Thu Trang. Tiếp sau đó là cô Tạ Phong Tần. Sau cùng là Kỹ Sư Phương Nam Ðỗ Nam Hải, mãi 9 giờ mới vào được. Một lực lượng công an gần chục người canh bên ngoài, biên số xe và chặn không cho ai vào thêm nữa.

Bản tin cho biết, “Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế rất mừng vì bất ngờ được gặp anh chị em cùng chí hướng trong buổi đầu Xuân. Mọi người trao đổi nhau những lời chúc tốt đẹp nhất, cũng như chia sẻ tin tức về những người đang bị cầm tù, và về tình hình chung. Cuộc họp bất ngờ đầu xuân đã diễn ra trong bầu không khí vui vẻ, thân mật, chuyện trò thân tình từ 9g đến 11g.”

“Trước khi chia tay, BS Quế mong sẽ có nhiều buổi họp tương tự trong năm Canh Dần và cầu chúc tất cả anh chị em có nhiều sức khỏe, giữ vững niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc, tiếp tục đoàn kết đấu tranh, chấp nhận mọi gian khổ để cùng đưa phong trào đấu tranh cho Nhân Quyền và Dân Chủ đến thành công.”

Người Việt.

NẤP SAU CHƯƠNG TRÌNH THUÊ ĐẤT LÀ GÌ ?

NẤP SAU CHƯƠNG TRÌNH THUÊ ĐẤT LÀ GÌ ?.

Vấn đề đáng lạ không phải chỉ là 10 tỉnh tự tiện cho nước ngoài thuê đất trồng rừng đầu nguồn. Vấn đề là một tình trạng “quân hồi vô phèng” đối với bờ cõi thiêng liêng của Tổ quốc. Dưới không dám phê bình trên, để cho trên muốn làm gì mặc ý thì trên cũng thả lỏng cho dưới tha hồ đem tài sản của toàn dân ra cứ thế “đổi trao bán chác” để kiếm miếng lợi về mình. Ai chịu trách nhiệm ở đây và nhân dân – người chủ nhân ông của đất nước – sẽ truy cứu hình sự đối với ai? Ngày xưa chính quyền trung ương luôn luôn quan tâm đến chính sách ràng buộc “ky my” để các vị Tù trưởng nơi phên dậu triệt để phục tùng, không thể làm hao tổn một tấc đất nào của xã tắc. ky my” hình như lại là một sự đổi trao ngầm, anh để cho tôi làm mưa làm gió kiếm lợi ích riêng thì tôi cũng thả lỏng cho anh tự tung tự tác. Thảo nào mà Nguyễn Khuyến từng trào lộng: “Đời có hai điều này đáng sợ / Sống chết người quyền ở tại tay”. Tuy nhiên, cũng xin nhắc nhỏ các vị: Nguyễn Khuyến còn có 2 câu kế tiếp rất chí lý, hãy ngẫm mà xem: “Vua chèo còn chẳng ra gì / Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề”.

Rừng Lào Cai : Một chiều giáp Tết, bỗng dưng điện thoại nhà riêng của tôi liên tục đổ chuông. Bạn bè khắp nơi gọi đến (GS Nguyễn Xuân Hãn, cựu phóng viên chiến trường Phí Văn Chiến… ở HN; nhà văn Hà Văn Thùy, nhà tình báo quân đội lão thành – cụ Nguyễn Vũ Hiệp ở TP HCM; rồi cả chị bạn đạo diễn Việt Linh bên Pháp…) tất thảy đều đặt cho tôi những câu hỏi cùng một chủ đề: VNT đã đọc bài của hai vị tướng Đồng Sĩ Nguyên, Nguyễn Trọng Vĩnh trên trang mạng Bauxite Việt Nam chưa? Bằng góc nhìn của “ba nhà” cộng lại (nhà văn – nhà báo – nhà địa vật lý), VNT hãy thử mổ xẻ tin này cho bạn bè nghe thử?…
Tôi đã đọc kỹ bài viết của hai vị tướng lão thành, khả kính và rất đồng cảm với mối lo ngại sâu sắc của các ông trước sự thật hãi hùng: Gần 300 ngàn ha rừng đầu nguồn, trong đó có 264 ngàn ha thuộc 10 tỉnh biên giới xung yếu đã được cắt đất cho người Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan thuê trong thời hạn 50 năm (!?) Khỏi cần bàn đến nguy cơ tiềm ẩn về an ninh quốc phòng bởi tướng Nguyên, tướng Vĩnh đã phân tích ngắn gọn, nhưng rất đầy đủ, sắc lẹm như dao chém chuối. Nguy cơ về môi trường cũng đã được thực tế chứng minh qua mấy mùa mưa lũ gần đây.

Chỉ xin lưu ý, vào những năm giữa của thập niên 90 thế kỷ trước, tôi cùng cố Kỹ sư Lưu Xuân Viện, nhà văn Bùi Bình Thi tham gia Ban Giáo dục truyền thông về môi trường, thuộc Ủy ban quốc gia về nước sạch – vệ sinh môi trường do GS Bộ trưởng Phạm Song làm Chủ nhiệm. Hồi đó, với sự giúp đỡ của GS Phạm Song, tôi đã có cơ hội khảo sát kỹ nguyên nhân gây lũ lụt, đặc biệt là những trận lũ bùn đất diễn ra khủng khiếp ở Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Tuyên Quang, Kon Tum. Trong hàng loạt bài báo công bố trên các tờ Nhân dân, Lao động, Pháp luật, Văn nghệ… tôi đã phân tích cụ thể tình trạng phá rừng đầu nguồn và khai thác khoáng sản bừa bãi bằng hình thức “khai thác thổ phỉ”, được chính quyền sở tại dung túng hoặc thâm chí ăn chia. Đó cũng chính là 2 nguyên nhân chính dẫn đến thảm họa lũ bùn đất. Ngoài ra, bằng quan hệ riêng của anh Lưu Xuân Viện, tôi đã gửi 2 bản báo cáo chi tiết lên Văn phòng Chính phủ, kiến nghị kiểm soát chặt chẽ rừng đầu nguồn và đề xuất một số giải pháp chấm dứt ngay tình trạng khai thác thổ phỉ ở các mỏ quặng thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc. Song những kiến nghị ấy hầu như ném đá ao bèo, chìm trong im lặng! Nay nhân bài viết của tướng Nguyên, tướng Vĩnh, tôi muốn đi sâu vào khía cạnh thất thoát tài nguyên khoáng sản, điều mà 2 vị tướng quân chưa bàn xét tới.

Quy luật phân bố khoáng sản, nhất là kim loại màu và kim loại quý hiếm cho thấy chúng thường xuất hiện nhiều ở các vùng “núi già”, tức vùng có địa tầng rất cổ thuộc thời kỳ Pro-te-ro-zoi và Pa-le-o-zoi. Trên bản đồ địa chất nước ta, đó là các vùng thuộc khối nâng Việt Bắc, khối nâng Kon Tum (Tây Nguyên) và đới khâu Con Voi (Lào Cai, Yên Bái), đới khâu Sơn La – Điện Biên. Người không có chuyên môn địa chất chỉ cần nghe qua các thuật ngữ khoa học trên cũng mường tượng ra khả năng Kon Tum và các tỉnh biên giới phía Bắc có nhiều mỏ quặng kim loại màu và kim loại quý hiếm. Kết quả nghiên cứu của các nhà địa chất Pháp, Nga, Việt Nam hơn 100 năm (1905 – 1985) đã chỉ ra hàng trăm mỏ, điểm quặng ở các vùng lãnh thổ này, trong đó đặc biệt quan trọng là các mỏ sulfua đa kim, đất hiếm, thậm chí có cả Uranium. Điều lý thú nữa là các khoáng sản sulfua đa kim ở đây lại thường cộng sinh với vàng, bạc ở một tỷ lệ nhất định. Có một thời, thương nhân Trung Quốc tìm sang thu mua đuôi tuyển quặng (bã thải) ở mỏ đồng Sinh Quyền là một ví dụ điển hình.

Trước năm 1986, quy trình bảo mật của ngành địa chất đối với các mỏ quặng loại này vô cùng nghiêm ngặt. Anh NBN ở cơ quan tôi đi Nga làm nghiên sứu sinh, chỉ sơ ý mang theo vài trang tài liệu về mỏ phóng xạ ở Sơn La (dù đã đổi địa danh, tọa độ) đã lập tức bị gọi về nước, chịu án kỷ luật nặng nề cả bên đảng và bên chính quyền. Thế nhưng kể từ khi bắt đầu đổi mới (1986), các quy định về bảo mật về tài nguyên bị xâm phạm nghiêm trọng. Các tỉnh đua nhau mời chuyên gia địa chất đo vẽ bản đồ địa chất khoáng sản cho riêng địa phương mình mà thực chất là sao chụp lại tài liệu trong lưu trữ quốc gia là chính, phần khảo sát thêm chỉ là hình thức để có cớ thanh toán hợp đồng, rút tiền Nhà nước chia nhau giữa bên A, bên B. Đây là kẽ hở chết người dẫn đến tệ nạn “khai thác thổ phỉ” tại các mỏ quặng diễn ra kéo dài và phổ biến khắp nơi, không loại trừ khả năng bí mật về khoáng sản ở các tỉnh biên giới cũng theo đó mà lọt vào tay người nước lạ! Tôi ngờ rằng, trong 264 ngàn ha rừng đầu nguồn ở các tỉnh biên giới đã cho người nước lạ thuê kia không chỉ có gỗ mà còn có cả khoáng sản và đó mới là mục đích sâu sa, thâm hiểm của ông bạn nước lạ chăng? Điều này kiểm tra không khó, nhưng Chính phủ có dám làm, dám xử lý không vẫn còn đang bỏ ngỏ. Tuy nhiên, nếu khả năng này xảy ra thì sự tàn phá rừng đầu nguồn, kết hợp với đào bới quặng sẽ là hai tác nhân gây ra thảm họa lũ bùn đất như đã từng xảy ra ở sơn La, Lào Cai, Tuyên Quang, Cao Bằng mà hơn 10 năm trước tôi đã từng đến tận nơi điều ta, nghiên cứu và cảnh báo.

Vũ Ngọc Tiến.

torsdag 18. februar 2010

Tổng Kết Tình Hình Việt Nam Năm Kỷ Sửu

Tổng Kết Tình Hình Việt Nam Năm Kỷ Sửu.

Năm nào cũng thế, năm Kỷ sửu có cả chuyện vui chuyện buồn lẫn chuyện không vui không buồn nhưng đáng chú ý. Về chuyện vui hạng siêu năm Kỷ sửu thì không thể không nói đến cái audio lời chủ tịch nhà nước CHXHCNVN Nguyễn Minh Triết kể lại những chuyến công du ngoại quốc, và khoe đã “động viên” được tổng thống Mỹ Obama đồng thời phân hoá nội bộ Mỹ trong bài phát biểu tại Liên hiệp quốc. Nghe xong có người đã nói “hiểu ra… chết liền”. Có lẽ vì rằng không còn gì thống khoái trên đời hơn thế nữa cho nên sống thêm cũng thế mà thôi. Còn chuyện cuời hạng hai là chuyện Đào Duy Quát chủ biên tạp chí điện tử Cộng sản giải thích bản tin về hải quân TQ tập trận trên biển Đông với những lời lẽ coi Việt nam như không có, được đăng nguyên con trên tạp chí Cộng sản điện tử, là “một tai nạn nghề nghiệp”, do người đánh máy thiếu hai chữ “ngang ngược” mà Đào Duy Quát đã ra lệnh thêm vào bản tin Trung quốc một cách vô nghĩa và ngớ ngẩn.

Hạng hai vì giải thích của Đào duy Quát chỉ làm người nghe cười đến độ ướt quần mà thôi. Những sự việc khác thì chỉ là chuyện dài ngàn lẻ một đêm không dứt của chế độ Hà nội về tham nhũng, như vụ PCI đầy đủ tài liệu hồ sơ từ Nhật cung cấp mà sau một năm chỉ mới dịch xong, và cũng chưa có kết luận rõ ràng toàn bộ. Hay là vụ tiền hối lộ bởi hãng in tiền của Úc cho giới chức lãnh đạo VC được gửi vào ngân hàng Thuỵ sĩ, đã mấy tháng rồi mà vẫn chưa ngã ngũ là nhà nước nên đối xử thế nào, truy tố hay không.

Về những chuyện khác trong nước thì có thể ghi lại sáu sự việc đáng kể.
Một là Hà nội cho hội đổng giám mục tổ chức Năm Thánh mà nói theo ngôn từ thời đại trong nước là một cách “hoành tráng”, nhưng lại âm thầm cho công an phá thánh giá ở núi Chẽ.

Hai là vụ Sư ông Thích Nhất Hạnh bị lừa mất tu viện Bát nhã bởi đệ tử là sư quốc doanh Thích Đức Nghi, với sự hỗ trợ của chính quyền, cho nên đã khiến ông Nhất Hạnh phải viết thư khen ngợi 400 hạt giống bồ đề bất diệt, tức là những người đã đến Bát Nhã tu và bị phát hoàn về nguyên quán, để khỏi bị coi là đã làm chuyện tầm phào về nước tiếp cận để giáo dục Cộng sản. Hơn thế nữa, cái đau mất cả triệu đô la này đã làm cho nhà sư đạo Bụt phá lệ mà lên tiếng về vấn đề đấu tranh và tố cáo rằng VN “chưa có tự do tôn giáo”, “Xã hội hiện giờ đầy dẫy tệ nạn: tham nhũng, lạm quyền, ma túy, bạo động, đĩ điếm, gia đình đổ vỡ, tự tử, thác loạn” cũng như đặt vấn đề đạo đức cách mạng của người Cộng sản hành động bá đạo, và ngây thơ thú nhận rằng không ngờ chuyện đã diễn ra như thế cũng như đã dùng những danh từ như “hèn hạ” để chỉ người Cộng sản.

Ba là liên tục xuất hiện một cách hữu ích những tin tức và hình ảnh khám phá ra những thực phẩm sản xuất mất vệ sinh, hư hỏng trong nước. Như mứt các loại đựng trong những thùng dơ bẩn không đậy nắp, cạnh thùng rác và có ròi; bì heo hôi thối qua các giai đoạn chế hoá và khử mùi bằng các chất hoá học độc hại; ớt bột khô và hạt dưa có chứa phẩm mầu kỹ nghệ gây ung thư; nội tạng súc vật hư hỏng nhập cảng từ Tầu, cũng như các trái cây hoa quả có chất độc được đổi nhãn hiệu, hay trứng được tẩy màu để đem đi tiêu thụ; 90% sữa nước không đạt tiêu chuẩn vân vân…

Bốn là những tin chính trị cho phép nhìn ra bản chất những nhà dân chủ trong nước. Những người này là các ông Trần Anh Kim, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung. Điều đặc biệt là những người này sau khi bị bắt đã nhanh chóng nhận tội và tỏ vẻ hối hận, xin khoan hồng ngay trước toà án và trên truyền hình, trừ có Trần Huỳnh duy Thức và Lê Thăng Long. Sự nhanh chóng lùi bước này đã tạo những thất vọng nơi số đông quần chúng. Nhưng cũng có một số người tỏ vẻ thông cảm để mà gọi là khuyến khích họ tiếp tục đấu tranh. Ngoài ra thì cũng còn một số khen rằng họ can đảm, và biết tiến biết lui. Dù sao đi nữa thì toàn bộ sự việc đã cho người ta hiểu rằng họ là những nhà chính trị đấu tranh nghị trường chứ không phải là những nhà đấu tranh dân chủ để có dân chủ. Chỗ của họ là khi được giao chức vụ thì họ sẽ nhận, cho phép ứng cử thì họ sẽ ra, và nếu thắng cử thì họ sẽ đặt vấn đề cho các giới chức chính phủ trong các kỳ họp, như là các đại biểu hiện nay của CS đang làm. Cho nên mấy chữ những nhà dân chủ đã thấy dần dần bị thay thế bằng ba chữ chính xác hơn là những nhà chính trị.

Năm là vấn đề chống đối khai thác quặng bauxite ở Tây nguyên không đi đến đâu đã đành, như người hiểu chuyện có thể thấy trước, nhưng những nỗ lực lấy vụ bauxite để xây dựng tư thế cho một nhóm lãnh đạo CS và tay chân gọi là đổi mới chung quanh viên tướng già Cộng sản gần đất xa trời Võ Nguyên Giáp đã không tạo được kết quả nào. Viện nghiên cứu IDS ra đời quanh vụ này cũng tự xẹp luôn, và chưa biết bao giờ thì lại được khai sinh lại.

Thứ sáu, về mặt đối ngoại thì trong vấn đề các đảo biển Đông, Hà nội trước sự phản đối của quần chúng, đặc biệt là hải ngoại, đã bỏ thái độ im lặng kéo dài với lý do “nhậy cảm”, mà cho các báo loan tin về các vụ ngư dân Việt nam bị lực lượng hải quân Trung quốc trấn áp, cướp bóc ngư cụ, hay giam giữ và phạt tiền, khi đi vào đánh cá ở ngư truờng cha ông vẫn khai thác mà đã bị VC ký nhượng âm thầm cho Trung quốc từ cả chục năm nay. Điều khôi hài trong vụ này là VC ra sức che chắn khoả lấp bằng cách ra luật xây dựng tự vệ biển, nghĩa là cấp súng cho ngư dân để đương đầu với hải quân Trung quốc mà chính lực lượng biên phòng nhà nước phải né tránh. Để gián tiếp biện minh cho thái độ này của Hà nội đã thấy xuất hiện một số bài viết của cựu đại sứ Hà nội tại Thái lan, Nguyễn Trung, nói về sức mạnh đang lên của Trung quốc và mong mỏi mối quan hệ tốt đẹp anh em như trong quá khứ thế giới CS sau bức màn tre sẽ có thể tái tục.

Tại hải ngoại thì đã thấy hiện tượng ra mặt công khai gọi là “tiếp cận” với các giới chức lãnh đạo Hà nội như bác sĩ Bùi Duy Tâm và phái đoàn Truơng vĩnh Trọng, bài viết ca tụng chế độ của Nguyễn Hữu Liêm sau chuyến về dự đại hội Việt Kiều tại Việt Nam. Vụ đài Việt nam hải ngoại của ông Ngô ngọc Hùng tiếp cận với tham vụ toà đại sứ Hà nội tại Washington DC mà ông Lê Hồng Long giám đốc chương trình chỉ ra công khai đã tạo nhiều phản ứng quần chúng đối với những giải thích loanh quanh khó nghe là “tiếp cận để chiêu hồi” của ban giám đốc đài và ông Ngô ngọc Hùng cũng như làm lộ ra một nhân vật âm thầm “tiếp cận” với VC là bác sĩ Nguyễn ý Đức. Phản ứng của y giới đối với các ông Tâm và Đức rất dứt khoát qua các email trao đổi trong giới. Còn Nguyễn hữu Liêm thì được nhà bình luận thời cuộc là ông Lê diễn Đức gọi là hành động “đánh giầy bằng lưỡi, khiến buồn nôn tởm lợm” trên talawas blog.

Về phía hải ngoại thì lập trường căn bản chống độc tài CS của quần chúng vẫn vững vàng khiến các nhà chính trị đã bớt có những trình diễn ồn ào mong vượt trội lên nhưng chạy theo những phản ứng đơn giản quần chúng đối với các biện pháp của Hà nội. Chính vì thế mà người ta thấy những tên tuổi của các tổ chức khác nhau và có khi đã từng chống đối nhau cùng đứng sau một tuyên ngôn tuyên cáo nhắm vào Hà nội. Đó cũng là điều tốt. Dần dần thì đã có sự nhận ra rằng không còn thể nghĩ “sau lưng tôi là quần chúng”, mà “sau lưng quần chúng là có tôi”.

Trước những sự việc trong và ngoài nước kể trên, có thể nói rằng VC đang ráo riết xoay trở để biến thái thích ứng trước những phản ứng của đồng bào trong và ngoài nước đối với chế độ. Những biện pháp có vẻ mâu thuẫn đối với các nhà chinh trị, các tôn giáo, những lên tiếng ngược xuôi về vụ khai thác bauxite cũng như về các đảo biển Đông, cho thấy tính thụ động phản ứng hơn là tính chủ động tấn công của Hà nội, tuy rằng họ ở vị trí quyền lực với các phương tiện đầy đủ. Sau chót, những biện pháp trấn áp của Hà nội và thái độ hối hận nhanh chóng của mấy nhà chính trị trong nước cũng cho thấy sự phá sản của chủ trương cũng như kêu gọi đấu tranh công khai và bất bạo động được nhắc đi nhắc lại những thời gian gần đây ở hải ngoại.

Lâm Phong

Nhớ Cành Mai Vàng

Nhớ Cành Mai Vàng.

Dang tay ngắt đóa mai vàng,
Cài lên mái tóc cô nàng dấu yêu
Tóc mây phơ phất gió chiều
Mai cười trên tóc yêu kiều dáng xuân

Hoa mai vàng ! Những đóa hoa xuân rạng rỡ trong ánh nắng của miền Nam. Hoa mai đẹp dịu dàng, hồn nhiên, và thanh thoát. Những người Bắc, khi mới di cư vào Nam, mỗi độ xuân về, thường ngẩn ngơ nhớ tiếc bông hoa đào. Nhưng khi nhìn thấy đóa hoa mai tươi đẹp rạng rỡ trong nắng xuân, thì không thể không rung cảm và tấm tắc khen ngơi. Lâu dần, người ta quên mất hoa đào, và hân hoan chào đón hoa mai vào gia đình trong những ngày xuân , cũng như vào trong trái tim của những khách chơi hoa sành điệu. Hoa mai được xếp hàng đầu trong Tứ Qúy: Mai, Lan, Cúc, Trúc, tượng trưng cho 4 mùa của đất trời .. Nếu hoa đào e ấp nở trong mưa phùn, gío bấc ở miền Bắc, thì hoa mai hồn nhiên trong ánh nắng chói chang và khí hậu nóng bức của miền Nam. Người ta bảo hoa đào chỉ đẹp khi vừa chớm nở , giống như đôi môi hồng cười chúm chím của cô gái còn chanh cốm, nhưng hoa mai thì lại rực rỡ khi đã nở trọn vẹn , phô trương hết nhị vàng, giống như một thiếu nữ ở lứa tuổi dậy thì đang nhoẻn miệng cười.

Đào cười chúm chím, mai nhoẻn miệng
Trời đất hoan ca, đón mừng xuân

Cây mai thường mọc ở trong rừng. Những khu rừng ở vùng Túc Trưng, Định Quán, Phan Thiết, La Ngà có rất nhiều cây mai. hoang dại. Mỗi độ xuân về, hoa mai nở vàng rực cả góc trời, ven đồi, khe núi. Cảnh thiên nhiên trông thực vô cùng quyến rũ. Khi xưa, những người chiến sĩ VNCH đi hành quân, miệt mài tháng năm, quên cả thời gian. Rồi một buổi sớm mai, khi băng qua rừng, chợt nhìn thấy cả một khung trời rợp màu vàng: thì ra hoa mai đã nở, mùa xuân đang dần tới. Trong bài hát “Đồn Vắng Chiều Xuân”, có câu anh quân nhân viết về cho mẹ : “nếu mai không nở, con đâu biết xuân về hay chưa.”

Người ta lấy giống mai về trồng trong vườn, và đợi tới gần Tết, chặt những nhánh mai đầy nụ vàng đem ra bầy bán ngoài chơ hoa đường Nguyễn Huệ, Saigon. Bán cành mai trong dịp Tết, số thu nhập không phải là nhỏ. Các vùng Lái Thiêu, Thủ Đức, Biên Hòa có rất nhiều vườn mai . Người ta trồng để cung cấp cho nhu cầu ngày Tết. Nhiều cây mai qúy được lưu giữ trong vườn từ năm này qua năm khác, lâu dần trở thành cội mai gìa.
Mai ở VN gồm có 4 loại:

1. Huỳnh Mai hay mai vàng là loại mai thông thường, có rất nhiều, mọc tự nhiên trong rừng, có cây cao tới 5,6 thước. Tên chữ hán là Nam Chi vì người Trung Hoa cho rằng các nụ hoa ở phía Nam sẽ nở trước.

2. Mai tứ quí hay mai đỏ: cây nhỏ, thường được trồng trong chậu, trổ hoa quanh năm. Hoa có 5 cánh, đài hoa có màu đỏ.
3. Bạch mai hay mai trắng: hoa màu trắng có 4 cánh nhỏ, mùi thơm. Cây rất cao.

4. Mai chiếu thủy: hoa nhỏ, có 5 cánh, thường được trồng làm cây cảnh. Trong khoa học, mai chiếu thủy được xếp vào cùng loại với cây trúc đào.

Cây mai nở hoa vào dịp Tết nên mọi nhà đều chưng hoa mai trong phòng khách hoặc trên bàn thờ ông bà. Cành mai mua về được cắt ở gốc rồi đem hơ lửa , sau đó đem cắm vào trong lọ độc bình có sẵn nước. Chỉ vài ngày sau, nụ mai nhú ra, lớn dần và nở hoa. Cái khó của người chơi hoa là làm sao giữ cho hoa nở rộ đúng ngày mùng một tết. Một cành mai đẹp, chi chit đầy hoa vàng , nở đúng ngày mùng một Tết, là điềm lành cho gia chủ trong suốt năm mới.

Một cành mai đẹp phải có nhiều cành cong. Cành phải có nhiều nhánh, mỗi nhánh mang nhiều nụ hoa còn phong nhụy.
Người ta còn có thể mua mai trồng sẵn trong chậu. Đó là những cây mai hoang trong rừng, được bứng cả gốc, mang về nhà, trồng vào châu. Cây mai này sẽ được người trồng mai bỏ công uốn cành trông rất mỹ thuật. Nhiều khách chơi hoa cầu kỳ, đi lựa hoa từ các vườn trồng hoa chứ không phải ngoài chợ hoa, để được chọn những cây mai ưng ý. Có khi mua trước cả tháng, trả tiền hết, rồi thuê nhà trồng hoa nuôi giúp, cận ngày Tết mới lên lấy hoa đem về.

Bên Trung Hoa, có chuyện “Nhị Độ Mai” kể sự tích tri huyện Mai bá Cao bị gian thần hãm hại. Con trai là Mai Bá Ngọc lẩn trốn vào một ngôi chùa. Trong ngày giỗ đầu của Mai Bá Cao, người bạn thân là Trần Đông Sơ vào chùa khấn rằng “ Nếu họ Mai còn có người nối dõi thì xin cho cây mai được nở hoa “. Đêm đó vì trời mưa bão nên hoa mai rụng hết. Trần Đông Sơ buồn rầu nhuốm bệnh, Người con gái là Hạnh Nguyên lâp bàn thờ ra vườn cầu xin cho hoa mai nở lại. Quả nhiên, 3 hôm sau cây mai nở rộ đầy hoa.

Chuyện Nhị Độ Mai là một chuyện đầy đủ “Trung, hiếu, tiết, nghĩa”, và có hậu đúng như quy luật của các chuyện Trung Hoa ngày xưa, làm ai đọc xong cũng thấy nhẹ nhàng.
Bên Trung Hoa, mai không nở vào dịp Tết, mà nở vào tháng 5. Lý Bạch ngồi uống rượu trên lầu Hoàng hạc, có làm bài thơ bất hủ, mà 2 câu hay nhất còn lưu truyền:

Hoàng Hạc lâu trung xuy ngọc địch
Giang Thành ngũ nguyệt lạc mai hoa.
(Tiếng sáo thổi trên lầu Hoàng Hạc. Tháng Năm mai rụng chốn Giang Thành)

Nếu hoa đào có vể đẹp rực rỡ kiêu sa như một tiểu thư khuê các, thì hoa mai có nét đẹp yểu điệu thanh cao, thoát tục. Chính vì nét thanh cao thoát tục ấy, mà hoa mai đi vào Thiền học Chúng ta hãy đọc lại bài kệ của Thiền Sư Mãn Giác (1052-1096).

Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đẩu thượng lai
Mạc vi xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Dịch:
Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu gìa đến rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai.

Ngày nay, tai các nước Âu Mỹ, mùa đông tiết trời lạnh lẽo, thích hợp cho hoa đào trổ bông, hé nhụy. Nhưng tiếc thay, hoa mai vàng lại vắng bóng ! Những người yêu hoa laị tắc lưỡi, ngẩn ngơ, tiếc nhớ những đóa mai vàng cười trong nắng ở quê nhà mỗi khi xuân về.

Đoan Phương.