tirsdag 31. mars 2015

Đảng Cướp VIệt Cộng Chỉ Dạy Ăn Cắp


Một công nhân làm cho một công ty Nhật ở Việt Nam kể lại khi một kỹ sư Nhật về nước ông ấy không ngại ngần nói với người công nhân Việt Nam: “Người Việt các anh muôn đời sẽ khổ. Đấy là vì các anh chỉ biết nghĩ đến những cái lợi lộc nhỏ của cá nhân mà không biết nghĩ đến cái lợi lớn của chung”.

Rồi viên kỹ sư minh họa: “Một cái vít chúng tôi phải mang từ Nhật sang giá 40.000đ mà rơi xuống đất thì công nhân Việt Nam các anh thản nhiên dẫm lên hoặc đá lăn đi mất vì nó không phải của các anh. Nhưng các anh đánh rơi điếu thuốc lá đang hút dở giá 1.000đ thì các anh sẵn sàng nhặt lên và hút tiếp cho dù nó bị bẩn chỉ vì nó là của các anh. Hay như cuộn cáp điện chúng tôi nhập về giá 5 triệu/m, nhưng các anh cắt trộm bán được có vài trăm nghìn/m. Tất cả những việc làm đó mang lại chút lợi lộc cho các anh nhưng gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp vì chúng tôi phải nhập bổ sung hoăc nhập thừa so với cần thiết”.

Còn người tài xế lái xe cho viên kỹ sư đó thì được ông ấy tặng quà có giá trị và được nghe ông ấy “tâm sự” như sau: Tôi rất cảm ơn anh lái xe an toàn cho tôi suốt 5 năm qua. Vì anh là người bảo đảm mạng sống của tôi nên anh làm gì tôi cũng chiều nhưng anh đừng tưởng anh làm gì sai mà tôi không biết.
Anh đưa đón tôi ra sân bay quãng đường chỉ hơn 30km anh khai là hơn 100km tôi cũng ký, anh khai tăng việc mua xăng, thay dầu tôi cũng ký là vì tôi cần anh vui vẻ lái xe để tôi được an toàn. Nhưng anh và các công nhân Việt Nam đừng tưởng là các anh vặt được người Nhật . Các anh nên biết rằng lẽ ra chúng tôi có thể trả lương cao hơn hoặc tăng lương nhiều hơn cho các anh.
Nhưng đáng phải tăng lương cho các anh 500.000đ thì chúng tôi chỉ tăng 200.000đ. Còn 300.000đ chúng tôi phải giữ lại để chi trả bù đắp cho những trò vụn vặt hay phá hoại của các anh. Cuối cùng là tự các anh hại các anh thôi. Còn chúng tôi cũng chỉ là lấy của người Việt cho người Việt chứ chúng tôi không mất gì cả”.

Một nhận xét chính xác về con người Việt Nam, dù không nói tất cả nhưng phải nhìn nhận đây là đa số, những tư tưởng này là do xã hội và học đường đào tạo ra loại người này.

Xã hội thì mánh mung, tham nhũng; quan to tham nhũng to, quan nhỏ tham nhũng nhỏ, cắc ké thì ăn bẩn của dân lành.

Giáo dục, cái nôi đào tạo nhân tài cho đất nước thì không dy, chỉ dy những thù hằn, những sa đoạ cho tuổi trẻ.
Có người hỏi như thế con cái của mấy xếp lớn, mấy lãnh tụ cũng thế thôi ! Xin thưa con cái lãnh tụ, xếp lớn, xếp nhỏ chúng lo cho con cái xuất ngoại học hành tại các xứ tư bản rồi ở lại nhập quốc tịch để rửa tiến cho cha ông, trong tương lai rồi sẽ cưỡi đầu, cưỡi cổ người dân lành xuất khẩu lao động cho chúng qua câu: Con quan thì lại làm quan, con anh dân lành chỉ quét lá đa.

Thế thì tương lai đất nước đi đâu ? Đất nước bán cho Tầu Cộng rồi, đất nước nào mà có tương lai ?

Có phải chăng là .............. ???? Thật đau lòng !.

Nguyễn Phách.


mandag 30. mars 2015

Tiếp Bước Những Anh Hùng Của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa


Ngày 30 tháng 4 là dịp để chúng ta tưởng niệm và vinh danh các anh hùng, tử sĩ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đã nêu cao tinh thần chiến đấu chống kẻ thù đến hơi thở cuối cùng. Nhất định không sống dưới chế độ độc tài Cộng Sản.

Những anh hùng vô danh của Quân Lực VNCH được nhắc nhở đến với tinh thần “anh hùng tử, khí hùng nào tử” (Người anh hùng chết nhưng chí khí anh hùng không chết). Các vị tướng lãnh đã tuẫn tiết được nhớ đến như “sinh vi tướng, tử vi thần” (Sống làm tướng, chết thành thần).
Tưởng niệm, vinh danh những anh đã vị quốc vong thân không gì bằng tiếp bước cái ý chí của họ trong cuộc chiến mới. Đó là đấu tranh thiết lập dân chủ, tự do cho đồng bào Việt Nam trong cả nước. Mang những quyền tự do căn bản được ghi trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (The Universal Declaration of Human Rights) được Đại Hội Đồng LHQ thông qua ngày 10-12-1948 tại Palais de Chaillot ở Paris, Pháp.

Đảng Cộng Sản Việt Nam không xứng đáng lãnh đạo đất nước vì đảng tham nhũng, nhất là thái độ hèn với giặc, ác với dân, nhưng tội nặng nhất là truyền thống bán nước của Đảng, từ Hồ Chí Minh-Phạm Văn Đồng đến Nguyễn Văn Linh-Đỗ Mười, đến Lê Khả Phiêu và sau đó là Lê Đức Anh, đã dâng những đảo ở Trường Sa cho Trung Cộng.

Tội lớn nhất là đưa cả dân tộc Việt Nam vào chế độ độc tài, tàn bạo Cộng Sản, đã bị kết án về tội diệt chủng và tội chống loài người, một chế độ đã bị lịch sử ném vào sọt rác của nhân loại.
Tấm gương hy sinh của những anh hùng trong Quân Lực VNCH là ngọn đuốc soi sáng để người VN yêu nước nối bước trong cuộc đấu tranh mới là xây dựng dân chủ, tự do và nhân quyền cho đồng bào trong nước.

Cuộc đấu tranh mới trên hai mặt trận. Với Việt Cộng trong nước và với cái đám tay sai bợ đít nâng bi Việt Cộng, thực hiện tuyên truyền và đánh phá các đoàn thể đấu tranh ở hải ngoại.  

Đại Úy Phan Hữu Cương, thà chết chớ không chịu sống chung với kẻ thù.
Đêm 1-5-1975, Đại Úy Phan Hữu Cương cùng vợ là Trung Úy Nữ Quân Nhân Trần Mai Hương uống thuốc độc tử tử.
Bà Phan Cẩm Anh, bạn của Trung Úy Mai Hương cho biết, cặp vợ chồng nầy cùng tự tử vào buổi tối ngày 1-5-1975, nhưng sáng hôm sau Trung Úy Mai Hương được cứu sống. Đó là do người cháu phát hiện và đưa đi cấp cứu. Các bác sĩ đã nổ lực dành sự sống mong manh trong cái chết.
Người bạn của Đại Úy Phan Hữu Cương là Đại Úy Nguyễn Văn Nhựt, tùy viên của Phó Tổng Thống Trần Văn Hương thuật lại, sau khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng thì anh Cương đến gặp tôi và nói: “Hôm nay còn được gặp nhau, hãy cùng uống với nhau một vài ly cuối cùng. Ngày mai sẽ không còn có dịp gặp mặt nhau nữa vì tôi không còn ở trên cõi đời nầy”.
Bảy năm sau, bà Trần Mai Hương đã mang ba đứa con trai vượt biên và được định cư ở Hoa Kỳ.
Bà hy sinh cả cuộc đời còn lại, vất vả nuôi con, tất cả đều lớn khôn và thành đạt.
Mấy chục năm sau. Một trong những người con của Đại Úy Cương quyết định trở về quê hương để tìm lại hình ảnh của người cha đã tuẫn tiết khi anh vừa tròn 16 tháng tuổi. Anh phải về vì chỉ có bà nội anh mới biết phần mộ của cha anh ở đâu mà thôi.
Anh trang trọng giữ lấy những hình ảnh của cha mẹ trong ngày cưới.
Về phần mộ, bà nội anh cho biết đã an táng tại một nghĩa trang ở Sài Gòn, nhưng sau đó Việt Cộng san bằng nghĩa trang nên người nhà đem hài cốt đi hỏa thiêu và tro cốt đặt tại một ngôi chùa. Và sau đó đem ra rải trên dòng nước của Sông Đồng Nai.
Người con của Đại Úy Cương là nhà báo Phan Trần Hiếu, ký giả của tờ The Orange County Register, Nam Cali.

Nhiều bài báo nói về người cha của anh đã được quảng bá trong độc giả, nhưng nói chung Đại Úy Phan Hữu Cương là một anh hùng vô danh, đã tự chọn cái chết, quyết không đầu hàng, không sống chung với kẻ thù.

Tổng hợp những thông tin về cái chết của Trung Tá Cảnh Sát Nguyễn Văn Long.
Lúc 10 giờ 30 sáng ngày 30-4-1975, Dương Văn Minh đọc lịnh đầu hàng. Nhiều quân nhân lột bỏ quân phục, súng ống…Trung Tá Nguyễn Văn Long vẫn giữ nguyên quân phục, huy hiệu cảnh sát và bản tên trước ngực với khẩu súng Colt 45.
Một nhân chứng kể lại. Người ta không biết ông từ đâu đến. Ông xuất hiện ở công trường Lam Sơn, dưới tượng đài Thủy Quân Lục Chiến trước tòa nhà Hạ Viện. Ông ngồi trên ghế đá, trầm ngâm hút thuốc. Hai tay ôm lấy đầu. Bất chợt ông đứng dậy tiến đến gần tượng đài, nằm xuống ngay ngắn, kê họng súng colt vào thái dương, bóp cò.
Máu của Trung Tá Long thấm xuống lòng đất mẹ.
Dân chúng bu lại xem. Phóng viên truyền hình Pháp quay cảnh nầy rất kỹ. Trung Tá Nguyễn Văn Long tuẫn tiết trong quân phục, cấp bậc, huy hiệu cảnh sát và tên Long trên ngực. Không biết ai đã đưa xác ông vào bịnh viện Grall (Đồn Đất) của người Pháp. Có thể do phóng viên truyền hình người Pháp đưa vào.

Theo lời thuật của cô Tâm, con gái thứ ba của Trung Tá Long, thì hai tuần lễ sau, bà Long ở Đà Nẵng nhận được giấy báo của bịnh viện Đồn Đất, gọi vào nhận xác chồng.
Cô Tâm cùng chồng vào Sài Gòn nhận xác cha. Cô cho biết, trong túi áo của cha có thẻ căn cước ghi địa chỉ ở số 37 đường Nguyễn Thị Giang, Đà Nẵng.
Ngày 17-5-1975, cô Tâm và người chị thứ hai tên Đào và người em gái tên Thuận, đang làm việc ở Sài Gòn, vào bịnh viện nhận xác cha.

Cô Tâm cho biết, có lẻ nhận được lịnh của ban giám đốc cho nên nhân viên bịnh viện dành mọi dự dễ dàng và đặc biệt giúp đỡ gia đình. Nhân viên phụ trách mở ngăn lạnh, xác vẫn còn nguyên vẹn với quân phục, cấp bậc, huy hiệu cảnh sát và tên đầy đủ.
Nhân viên cho biết, thi hài của người anh hùng phải bảo quản cho tốt chờ thân nhân. Phải giúp gia đình tẫm liệm và mai táng chu đáo. Họ tắm rửa, thoa thuốc, uốn nắn và chăm sóc thi thể một cách nhẹ nhàng, tử tế đến nổi gia đình phải ngạc nhiên.
Ngày chôn cất, có ban hậu sự của bịnh viện với đồng phục và xe tang, nghiêm trang đưa đến mai táng ở nghĩa trang Giáo Xứ Công Giáo Bà Quẹo, với đầy đủ lễ nghi Công Giáo. Có linh mục đến làm phép xác. Tất cả đều miễn phí. Xác của những tướng Phạm Văn Phú, Trần Văn Hai cũng được gia đình đưa vào bịnh viện Grall, Sài Gòn.
Ít năm sau, gia đình cải táng. Lần nầy thì khăn tang trắng khắp cả một vùng gồm đầy đủ: vợ, các con, các cháu. Xác được hỏa thiêu, tro cốt gởi vào nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế đường Kỳ Đồng, Sài Gòn.
Cái chết của Trung Tá Nguyễn Văn Long được thế giới biết đến nhanh nhất thông qua truyền hình Pháp, trong khi người Sài Gòn ít ai hay biết.
Thế giới xúc động trước cái chết của người anh hùng “vị quốc vong thân”.

Kể từ ngày 29-4-1975 rất nhiều chiến sĩ từ binh sĩ, hạ sĩ, trung sĩ, xã trưởng, chuẩn úy đã bị giết trong những trận tử thủ hoặc tự sát. Họ là những anh hùng vô danh của Việt Nam Cộng Hòa.

Trong khi quân nhân VNCH chết dưới lá cờ Tổ Quốc, cờ vàng ba sọc đỏ, thì Dương Văn Minh từ chối lá cờ nầy. 

Một trong hơn 100 ký giả đã chứng kiến buổi lễ giao quyền hôm 28 tháng 4 năm 1975 tại Dinh Độc Lập, đã tả lại như sau:
“Sau khi cựu Tổng Thống Trần Văn Hương trở về chỗ ngồi, bục diễn đàn vẫn trống trơn. Dương Văn Minh vẫn ngồi yên không hề nhúc nhích. Một người lính tiến vào dưới hàng đèn phản chiếu và gỡ hai lá cờ đem ra khỏi phòng. Sau đó anh ta trở lại và tháo gỡ Quốc Huy cũ của Việt Nam Cộng Hòa gắn trước bục diễn đàn rồi một người lính khác mang đến gắn huy hiệu mới của Dương Văn Minh, đó là hình hoa mai năm cánh nằm trong dấu hiệu âm dương của người Trung Hoa.
Có nhiều tiếng xì xào trong hội trường. Nền Cộng Hòa đã thay đổi bộ mặt. Dương Văn Minh đứng dậy từ từ tiến về bục diễn đàn, mặt ông ta tỏ ra nghiêm trọng. Ngay lúc đó hai tiếng sét nổ thật lớn ở ngoài trời và tiếp theo là tiếng sấm kéo dài như để đánh dấu ý nghĩa lịch sử của giờ phút đau thương nầy…”.

Trong cuốn Cruel Avril, nhà báo Oliver Todd cũng tường thuật buổi lễ này tương tự như vậy “một người lính trẻ tháo gỡ Lá Quốc Kỳ sau bục diễn đàn rồi gỡ Quốc Huy của Việt Nam Cộng Hòa và thay thế bằng huy hiệu mới của Dương Van Minh“.
Trong cuốn những Ngày Cuối Cùng Của Việt Nam Cộng Hòa, tác giả Nguyễn Khắc Ngữ đã viết rằng “Cùng lúc ấy, một Binh Sĩ vào phòng, bật đèn cho sáng thêm rồi lấy hai lá cờ lớn đi. Sau đó, anh ta trở lại gỡ Huy Hiệu hai con rồng của Tổng Thống cũ gắn trên bục diễn đàn mang đi. Liền sau đó, một người lính khác mang Huy Hiệu mới có bông mai 5 cánh màu trắng vẽ trên nền xanh, ở giữa có vẽ dấu hiệu âm dương”

Trước kia QLVNCH chống Cộng Sản để bảo vệ Miền Nam, nhưng Miền Nam hiện nay không còn là MN của VNCH trước 1975 nữa. Lọt vào tay CS suốt 40 năm qua, người Miền Nam đã bị Cộng Sản hóa hoàn toàn. Thế hệ 1975 hiện nay ở tuổi 40, 50 là cán bộ đảng viên trong các ngành công an, bộ đội và những tổ chức Cộng Sản. Đời sống và quyền lợi của họ gắn bó chặt chẽ với chế độ họ đang phục vụ.
Không còn Cộng Sản Bắc Việt như trước 75, cho nên có ý kiến cho rằng giải phóng Miền Nam để đuổi bọn CS về Miền Bắc là không có cơ sở nào cả.
Vậy cuộc đấu tranh của người Việt tỵ nạn CS ở hải ngoại là thành lập chế độ dân chủ, tự do và bảo vệ lãnh thổ mà tổ tiên đã khai phá, chiến đấu giữ nước từ Bắc chí Nam.
Quan niệm được hiểu ngầm của đảng CSVN hiện nay là: “Các Vua Hùng có công dựng nước, Đức Trần Hưng Đạo có công giữ nước để bác cháu ta tha hồ bán nước”. Mãi quốc cầu vinh.
CSVN bán nước rõ ràng. Không chối cãi được. Hoàng Sa, Trường Sa, Vịnh Bắc Bộ…còn đó.

Trước năm 1975, chiến tranh súng đạn trên các mặt trận nhằm mục đích bảo vệ Miền Nam, không để lọt vào tay Cộng Sản. Hiện nay, người Việt tỵ nạn Cộng Sản ở hải ngoại đã và đang tiến hành cuộc đấu tranh vì nhân quyền cho đồng bào Việt Nam trên cả nước.
Trên mặt trận mới, cần xác định mục đích rõ ràng để từ đó tạo ra sức mạnh tổng hợp rất cần thiết cho cuộc đấu tranh.

Nhân quyền là những quyền căn bản của con người được ghi trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (The Universal Declaration of the Human Rights) đã được Đại Hội Đồng LHQ thông qua ngày 10-12-1948 tại Palais de Chaillot ở Paris, Pháp.
Những quyền căn bản của con người là: Mọi người tự tự do và bình đẳng không phân biệt sắc tộc, màu da, ngôn ngữ, tôn giáo…Tự do về các mặt: Tự do ngôn luận, lập hội, cư trú, an toàn cá nhân, tư hữu tài sản, hội họp, lập hội, ứng cử, bầu cử…

Người Việt tỵ nạn Cộng Sản ở hải ngoại không đấu tranh cho mình, mà cho đồng bào của mình trong nước. Vì người Việt hải ngoại đang sống ở châu Mỹ, châu Âu và châu Úc đã có các quyền tự do và được đối xử bình đẳng trước pháp luật như người bản xứ.

Khi đã xác định được mục đích đấu tranh là cho đồng bào của mình trong nước thì bất cứ những ai mang tự do, nhân quyền đến cho đồng bào đều được hoan nghênh.
Nếu có một Gorbachev, một Yeltsin Việt Nam thì cũng được dân tộc VN ghi công và nhớ ơn.
Việc luận công và luận tội sẽ do người Việt và lịch sử Việt Nam phán xét.
Khi xác định được mục đích như vậy thì bất cứ ai có cùng mục đích đó thì được xem là bạn cùng tranh đấu để có sức mạnh tổng hợp cần thiết sớm đạt thành công.

Trong chiến lược đấu tranh, cần thiết phải phân biệt rõ ràng ba thành phần là: Ta-Bạn-Thù để từ đó tạo ra sức mạnh rất cần cho thành công.

Đối tượng phải đấu tranh là tiêu diệt chế độ độc tài do đảng CSVN áp chế.
Đảng CSVN không xứng đáng quản lý đất nước và nhân dân, vì là đảng tham nhũng, hèn với giặc ác với dân, và có truyền thống bán nước, làm tay sai cho ngoại bang.
Về tham nhũng thì không cần nói nhiều, ai ai cũng biết từ những cán bộ cao cấp ở trung ương đến đảng viên quèn ở địa phương tất cả đều tham nhũng bằng nhiều hình thức khác nhau. Tham nhũng, từ hổ đến ruồi là thuộc tính của các đảng Cộng Sản trên thế giới hiện nay.

Ngày 30 tháng 4 là dịp để chúng ta tưởng niệm những anh hùng, tử sĩ đã ngã xuống trên quê hương, dòng máu của họ đã thấm vào lòng đất mẹ, trong cuộc đấu tranh sáng ngời chính nghĩa của Quân Lực VNCH.
Nối tiếp ý chí kiên cường bất khuất đó trong cuộc đấu tranh hiện tại. So với những nhà dân chủ trong nước, chúng ta đang hoàn toàn có tự do, có an toàn, thoải mái đấu tranh…sao ta không tích cực dấn thân ?.

Ngày nào đảng Cộng Sản VN còn thì lãnh thổ mà tổ tiên đã bao đời khai phá, phát triển và bảo vệ sẽ bị cái đám tay sai đem dâng lên cho quan thầy Trung Cộng.
Đảng CSVN bán nước còn tang chứng rành rành như đã nêu trên. Dân tộc Việt Nam đứng trước nguy cơ trở thành một sắc tộc thiểu số trong “đại gia đình các dân tộc Trung Quốc” mà đảng CSVN đã thỉnh nguyện vào ngày 4-9-1990 tại Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc.”

Trả lời câu hỏi “Việt Nam còn hay mất ?”. Một người trong nước cho biết, đã mất từ lâu rồi, còn gì nữa mà hỏi mất hay còn !”

Trúc Giang.




Nghị Quyết SCR 29 - Tưởng Niệm Tháng Tư Đen



Nghị Quyết SCR 29, Tưởng Niệm Tháng Tư Đen
do Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn đệ trình , được Thượng Viện California thông qua
 
Hôm Thứ Năm, ngày 26 Tháng Ba, Thượng Viện California đã thông qua Nghị Quyết SCR 29, do Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn đệ trình , công nhận Tháng Tư năm 2015 là Tháng Tư Đen. Mục đích của nghị quyết là tưởng niệm 40 năm ngày miền Nam Việt Nam rơi vào tay Cộng Sản, làm cho tình trạng nhân quyền tại Việt Nam ngày càng tồi tệ hơn.
 
Vào ngày 30 Tháng Tư năm 1975, miền Nam Việt Nam rơi vào tay Cộng Sản, đánh dấu sự bắt đầu một cuộc di tản của hàng triệu người Việt đi tìm tự do và dân chủ, trong số này, có gia đình Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn. Họ ra đi trên một con thuyền gỗ chỉ dài 10 mét, lênh đênh trên Biển Đông, và cuối cùng tạm cư ở Thái Lan. Sau khi tạm cư qua nhiều trại tị nạn, gia đình Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn định cư tại Hoa Kỳ năm 1981.
  
 Lao động trẻ em, buôn người, bắt bớ người vì lý do tôn giáo và chính trị, đàn áp tự do báo chí, bắt người vô cớ, thủ tiêu, và chiếm đoạt đất đai của người dân, chỉ là một vài tội ác mà Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa ra, trong bản báo cáo về nhân quyền tại Việt Nam. Theo ước tính, hiện có khoảng 120 tù nhân chính trị và hơn 4,000 tù nhân khác đang bị giam trong bốn "trung tâm cải tạo" tại Việt Nam.
 
"Tháng Tư Đen không chỉ nhắc nhở chúng ta các sự kiện trong quá khứ, mà quan trọng hơn hết, đây là dịp để chúng ta nhìn lại tình hình Việt Nam hiện nay. Vẫn có hàng triệu người bị vi phạm nhân quyền căn bản trong 40 năm qua, và chúng ta cần phải nhắc nhở mọi người tình trạng đàn áp vẫn còn đang xảy ra tại Việt Nam," Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn nói.
Nghị Quyết SCR 29 đã được chuyển sang Hạ Viện California chờ thông qua.
 

SCR-29- Black April Memorial Month
 
XÉT RẰNG, 30 Tháng Tư năm 2015 đánh dấu 40 năm kể từ ngày miền Nam Vit Nam rơi vào tay Cộng Sản; và
 
XÉT RẰNG, đối với nhiều người Việt Nam và cựu chiến binh thời kỳ chiến tranh Vit Nam, những người trực tiếp chiến đấu trong cuộc chiến, vàngười Mỹ gốc Việt định cư tại Hoa Kỳ, Cuộc Chiến Việt Nam là một mất mát rất lớn đối với người Mỹ, người Việt Nam, và người ở Đông Nam Á; và


XÉT RẰNG, sau khi miền Nam Vit Nam bị rơi vào tay Cộng Sản, hàng triệu người Việt cùng vi gia đình họ đã phải ra đi, đến các quc gia xung quanh, và sau cùng đến Hoa Kỳ, bao gồm các binh sĩ, giới chức chính phủ, và cả những người từng làm việc cho Hoa Kỳ trong suốt cuộc chiến; và
 
XÉT RẰNG, trong cuối thập niên 1970 và giữa thập niên 1980, hàng ngàn người Việt Nam đã liều mình đi tìm tự do trên các con thuyền gỗ nhỏ trôi dạt trên Biển Đông. Những người này sau đó tạm cư trong các trại tị nạn ở Thái Lan, Mã Lai Á, Nam Dương, Phi Luật Tân, và Hồng Kông, trong khi có khoảng một nửa số người ra đi bị thiệt mạng trên biển trong lúc đi tìm tự do và dân chủ; và
 
XÉT RẰNG, theo thống kê dân số của Hoa Kỳ, có hơn 580,000 người Việt Nam đang sống ở California, đông nhất ở hải ngoại, và đa số cư ngụ ở Quận Cam; và
 
XÉT RẰNG, nhân quyền, tự do tôn giáo, dân chủ, và bảo vệ người dân không bị chính quyền trong nước hà hiếp, là những điều quan trọng màngười Mỹ gốc Việt và các cộng đồng người Việt khắp thế giới luôn quan tâm, đồng thời lên án tình trạng đàn áp nhân quyền vẫn còn tiếp tục xảy ra ở Việt Nam, cùng với tệ nạn lao động trẻ em, buôn người, bắt bớ người vì lý do tôn giáo và chính trị, đàn áp tự do báo chí, bắt người vô cớ, thủ tiêu, và chiếm đoạt đất đai của người dân; và
 
XÉT RẰNG, hồi năm 2013, báo cáo của Bộ Ngoại Giao Mỹ về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, cho biết có hơn 120 tù chính trị đang bị giam giữ, và các nguồn tin ngoại giao cho biết, còn có hơn 4,000 bị giam trong trong bốn "trung tâm cải tạo" tại Việt Nam; và
 
XÉT RẰNG, chúng ta phải dạy con em chúng ta và các thế hệ tương lai những bài học quan trng về Cuộc Chiến Việt Nam và những gì đang xảy ra ở Việt Nam hiện nay, trong đó có cả hoàn cảnh của người tị nạn Việt Nam sau khi cuộc chiến kết thúc, là một ví dụ rất mạnh mẽ về giá trị của tự do và dân chủ; và
 
XÉT RẰNG, chúng ta, người dân Tiểu Bang California, nên mạnh mẽ giữ vững những nguyên tắc về nhân quyền, tự do cá nhân, chủ quyền đất nước, và mọi người phải được bảo vệ một cách công bằng, theo một thế giới công bằng, tôn trọng luật lệ. Người dân California nên dành ra một thời khắc nào đó vào ngày 30 Tháng Tư mỗi năm để tưởng nhớ các chiến sĩ và người dân thiệt mạng trong Cuộc Chiến Việt Nam để bảo vệ tự do và dân chủ cho miền Nam Vit Nam; và
 
XÉT RẰNG, cộng đồng người Mỹ gốc Việt khắp Tiểu Bang California sẽ tưởng niệm ngày 30 Tháng Tư như là một ngày để tưởng nhớ và giữ vững nguyên tắc về nhân quyền. Vì vậy,
 
Thượng Viện California, và sau đó là Hạ Viện California, để nhắc nhở mọi người nhớ đến bi kịch làm thiệt mạng nhiều người, quyết định công nhận Tháng Tư năm 2015 là Tháng Tư Đen, một thời điểm đặc biệt cho người dân California tưởng nhớ đến những người thiệt mạng trong suốt Cuộc Chiến Việt Nam, và hy vọng một cuộc sống công bằng và nhân bản hơn cho người dân Việt Nam; và như vậy,
 
Bộ trưởng Thường Vụ California chuyển bản sao của nghị quyết này đến tất cả các cơ quan có liên quan.

Thông Tin.

Những Người Muốn ‘Vùi Chôn’ Thương Binh VNCH


Hiện nay cộng đồng người Việt t nạn trên thế giới, 
không phải chỉ có hằng trăm mà hằng nghìn tổ chức và cá nhân 
đứng ra quyên góp tiền để giúp cho thương binh VNCH ở quê nhà

Qui mô nhất ở Hoa Kỳ có Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh-VNCH, với sự yểm trợ nhiệt tình của Trung Tâm Asia và đài SBTN, đã tổ chức 8 lần đại nhạc hội ngoài trời, gây quỹ giúp thương binh. Ngoài ra, còn có Bác Sĩ Phan Minh Hiển ở Pháp với các hoạt động gây quỹ yểm trợ các thương binh, Hội Bạn Thương Phế Binh VNCH Nam Úc với Bác Sĩ Ngô Anh Tuấn và nhiều tổ chức thiện nguyện khác mà chúng tôi không có đủ thông tin để trình bày ở đây.


Khiêm nhường hơn chúng ta đã có những Foundation nhỏ như Dương Lạc Foundation ở San José mỗi năm giúp được cho thương binh vài chục nghìn đồng. Chúng ta cũng không thiếu những gia đình hảo tâm, tự nguyện trực tiếp giúp cho một vài thương binh vào các dịp Lễ Tết.
Ở trong nước những năm gần đây, các đoàn thể tôn giáo cũng bắt đầu “không biết sợ” khi tập họp một số thương binh VNCH lại để phát quà hay khám bệnh, quan tâm đến đời sống và sức khỏe của anh em đã hy sinh một phần thân thể của mình trong cuộc đấu tranh chống Cộng Sản xâm lăng.
Ngoài những tổ chức phát quà từ thiện, Hòa Thượng Thích Không Tánh còn tổ chức những buổi gặp gỡ gọi là “Tri ân Quý Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa” (TPB-VNCH). Khi các cơ quan tôn giáo “không biết sợ” thì nhà cầm quyền Cộng Sản bắt đầu e dè. Hòa Thượng Thích Không Tánh cho biết ông cùng các chức sắc Phật Giáo, Cao Đài, Tin Lành, đã bị giới chức trách tỉnh Thừa Thiên Huế trục xuất khỏi địa bàn tỉnh lúc nửa đêm 14 tháng 3, 2015 với lý do mơ hồ là, “Nhà cầm quyền tỉnh Thừa Thiên có quyền trục xuất người ra khỏi tỉnh.”

Cũng trong chiến dịch “Tri Ân,” Dòng Chúa Cứu Thế Saigon trong thời gian qua đã nhiều lần tổ chức những buổi khám bệnh, dùng cơm, phát quà, tổ chức mổ mắt cho thương binh VNCH gọi là để chia xẻ, nâng đỡ tinh thần và vật chất cho anh em.

Những nhà hảo tâm ở hải ngoại của chúng ta không phải là nhưng người làm việc không suy nghĩ, cẩu thả, trong việc kiểm soát hồ sơ của các thương binh. Phần lớn họ là cựu quân nhân hay có gia đình liên hệ đến cuộc chiến, có kiến thức về quân sự và hiểu biết về tình trạng của những thương binh VNCH.

Số thương binh miền Nam còn quá nhiều, dù sự giúp đỡ của chúng ta, từ các cộng đồng người Việt tự do ở hải ngoại, có cố gắng bao nhiêu chăng đi nữa, cũng chỉ mang lại cho anh em thương binh, một món quà an ủi khiêm nhường, chứ không hề nuôi sống được ai.
Cũng có thể một thương binh ở Việt Nam nhận được sự giúp đỡ của nhiều nguồn, cũng có những thương binh, khi tình cờ được một du khách thăm hỏi, đã trả lời chưa hề nhận được sự giúp đỡ của bất cứ ai.

Sở dĩ chúng tôi phải nói dài dòng như vậy là vì chuyện thương binh VNCH là chuyện “việc thật, người thật.” Thương binh VNCH là những người còn sống, có thể tiếp xúc được, có giấy tờ chứng minh lai lịch, không phải là những bóng ma hư ảo, mà các cơ quan thiện nguyện đã hết lòng vì thương binh, phải đốt vàng mã, hay “đô la âm phủ” về cho họ.
Gần đây có một số người chủ trương và tung tin, “Thương binh VNCH chết hết rồi, bốn mươi năm qua, giờ đây còn có ai là thương phế binh nữa ! Đó chỉ là thương binh giả, thương binh ma và thương binh Việt Cộng !”

Ngồi trước mặt tôi là một nhân vật có chút tiếng tăm trong cộng đồng, một cựu quân nhân. Anh nói thẳng với tôi, vẫn ý trên, và kết luận, “Bây giờ không còn ai là thương phế binh VNCH nữa!”
Tôi hỏi lại anh, “Anh và tôi đều cựu quân nhân được may mắn sang đây ! Năm nay anh đã 73 tuổi và tôi gần 79. Anh và tôi còn sống, vì sao những thương binh cùng lứa tuổi anh với tôi lại phải chết hết. Không phải vì họ nghèo, tuyệt vọng mà bốn mươi năm nay. không còn ai hiện diện trên trái đất này !

Có những người thương binh miền Nam trẻ nhất, 18 tuổi, mới nhập ngũ đầu tháng 4, 1975, bị thương tật, cộng với 40 năm nay, họ chỉ mới 58 tuổi, còn trẻ hơn anh 15 tuổi, nhỏ hơn tôi 21 tuổi. Tôi và anh còn sống sờ sờ ra đây, sao anh bắt họ phải chết !”
Một phụ nữ tôi không biết mặt, đã điện thoại nói với tôi, “Tôi sợ các thương phế binh mà các anh giúp đỡ là thương phế binh ma và thương binh Việt Cộng!” và cũng trở lại điệp khúc, “Giờ này làm gì còn thương phế binh VNCH !”

Tôi không trách người đàn bà này, có thể bà không biết nhiều về quân đội hay có liên hệ gì với cuộc chiến đã đổ bao nhiêu xương máu vừa qua, nhưng tôi không chấp nhận người đồng ngũ với tôi đã tàn nhẫn phủ nhận sự sống còn của hơn 10,000 hay hơn thế nữa, người thương phế binh VNCH vẫn còn hiện diện nơi quê nhà của chúng ta.
Tôi cay đắng cho đây là thái độ muốn “vùi chôn” anh em thương phế binh của chúng ta.
Quên đi rồi, có nghĩa là phủi tay, không có trách nhiệm gì nữa, không mất đi một đồng bạc nào vì cái ý nghĩ, “Giờ này làm gì còn thương phế binh VNCH !”

Tôi nghĩ viên cựu sĩ quan này, người vẫn còn thường thích mặc áo trận trong các dịp lễ lạc, không lẽ không còn một người lính dưới quyền nào sống sót đang ở Việt Nam ? Có chăng thì ông cũng phủ nhận sự sống đó. Nhận họ còn sống, có nghĩa là còn nhận lấy trách nhiệm với anh em đồng đội của mình. “Vùi chôn” họ có nghĩa là quay mặt với những sự thật, với nỗi khổ đau có thật của “bạn bè” mình.

Chỉ cần gõ cửa một cơ quan thiện nguyện, đưa ra một tên người và một số quân, mà ông ta nghĩ rằng là “ma” để xem hồ sơ, và nếu cần tiếp xúc qua điện thoại, để gặp người thương binh bên kia đường dây ở Việt Nam. Có nhiều người hành động theo cảm tính, và định kiến, mà không cần nghe, cần thấy những điều gì gọi là sự thật.

Cuối tháng 4, 1975, quân đội miền Nam đã bị bức tử. Cộng Sản cũng không bao giờ muốn nhắc đến mấy tiếng Việt Nam Cộng Hòa. Chuyện người Việt trên cả thế giới giúp thương phế binh VNCH cũng là điều nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam không hề muốn. Tôi chưa vội trách họ, những người vẫn coi chúng ta là kẻ thù. Tôi trách những người đã từng cầm súng như những anh em thương binh của chúng ta, và những kẻ hoàn toàn không có kiến thức, đang muốn “vùi chôn” những người vốn đang dở chết, dở sống !

Huy Phương.