mandag 13. desember 2010





Nhân mùa Thiên Chúa Giáng Sinh.
Gởi đến các bạn tòan bộ nhạc GIÁNG SINH.

NHẠC GIÁNG SINH:

Ave Maria (Gounold) - Khánh Hà Ave Maria - Khánh HàAve Maria - Thái Thanh Ave Maria - Mai Hương, Khánh LyBài thánh ca buồn (Nguyên Vũ) - Johnny Dũng Bài thánh ca buồn (Nguyên Vũ) - Thái Châu Bài thánh ca buồn - Julie Bài thánh ca buồn - Elvis Phương Bài thánh ca buồn - Tuấn Anh Bóng nhỏ giáo đường (Phượng Linh) - Giao Linh Bóng nhỏ giáo đường (Phượng Linh) - Lệ HằngBóng nhỏ giáo đường - Mai Ngọc Khánh Cao cung lên - Anh Dũng Cao cung lên - Khánh Hà Cao cung lên - Thái Thanh, Sỹ Phú, Anh Khoa Cao Cung Lên - Elvis PhươngChúa giáng sinh đêm nay - Nguyên Thủy Chúa Hài Đồng - Lệ Hằng Chúa thương chúng ta - Như Mai Chúc mùa Noel (Lê quốc Thắng) - nhóm Hoa Hồng Chúc mừng Giáng Sinh - Hằng Nga Christmas is coming - Elvis Phương Chúc mừng Giáng Sinh (nhạc Anh) - nhóm Hoa Hồng Chuông chiều - Khánh Hà Chuông lớn mừng Chúa - Ái Thy Con là người ngoại đạo - Hương Lan Con tim vòi Mẹ - Hương Lan Con quỳ lạy Chúa trên trời - Nhật QuânĐêm đen - Chí Tài Cùng đi Bê-lem - hợp ca Đêm đông - Lệ Hằng Đêm đông lạnh lẽo - Kim Tước Đêm Giáng Sinh - Nhóm 3 Con Mèo Đêm Giáng Sinh - Thu Phương Đêm kỷ niệm (+Hương Lan) - Tuấn Vũ Đêm kỷ niệm (Nguyên Vũ) - Thanh Tuyền, Thanh Vũ Đêm lạnh mùa đông (Lê Hoàng Minh) - Đoan Trang Đêm nay Giáng Sinh - Diễm Liên Đêm nguyện cầu (Lê Minh Bằng) - Elvis PhươngĐêm thánh (Hùng Lân) - Mỹ Linh Đêm thánh huy hoàng (Ng Văn Đông) - Khánh Ly Đêm thánh vô cùng - Hoàng Oanh Đêm thánh vô cùng - hợp ca Đêm thánh vô cùng - Elvis Phương Đêm thánh vô cùng - Quỳnh Giao Đêm thánh vô cùng - Thái Hiền Đêm vui Giáng Sinh trên biển - Techno Đi tìm Chúa tôi - Don Hồ, Kenny Thái, Ý Nhi Đôi cánh bồ câu Đồng dao Noel (nhạc Pháp) Drummer boy - Ngọc Lan Dư âm mùa Giáng Sinh - Hương Lan Dư âm mùa Giáng Sinh - Tuấn Vũ Dư âm mùa Giáng Sinh (Ngân Giang) - Khánh Ly Feliz Navidaz - Công Thành, LynnFeliz Navidaz - Đàm Vĩnh Hưng Feliz Navidaz - Lam Trường Frosty the snow man - Ngọc Tú Giáng Sinh hồng - Lam Trường Giáng Sinh kỷ niệm - Elvis Phương Giáng Sinh xanh - Thu Minh Giáng Sinh xưa (Last Christmas) - Lilian Giáng Sinh màu xanh - Như Quỳnh Giê xu, Maria - Ngọc Lễ, Phương Thảo God rest ye merry gentlemen - Tiến Dũng Hai mùa Noel - Như Quỳnh, Mạnh Đình Hai mùa Noel - Tuấn Vũ Hai mùa Noel - Vũ Khanh Hai mùa Noel (Đài Phương Trang) - Anh Khoa Hai mùa Noel (Đài Phương Trang) - Duy Quang Hai mùa Noel (Đài Phương Trang) - Johnny Dũng Hang Bê lem - Lệ Hằng Hang Bê-lem băng giá - Đoan Trang Hát với thiên thần (nhạc Pháp) - thiếu nhi Here we come a caroling (Chan hòa niềm vui - Thái Thảo, Tuấn Đức, Tiến Dũng Hồi chuông nửa đêm - Thùy Dương Hồi chuông nửa đêm (Phượng Linh) - Connie Kim Hỡi Mẹ đầy hạnh phúc - Khánh Hà Hồng ân kỳ diệu - Bảo Yến Holy night - Dalena Jingle bells - LilianJingle bells - Bằng Kiều Jingle bells - Thanh Mai Khi Chúa vào đời - Ngọc Ánh Khúc đồng ca đêm Noel (Khắc Dụng) - Thế Hệ Mới Khúc nhạc Giáng Sinh - Thanh Thúy Khúc nhạc Noel (Trần Hiền) - nhóm Sao Đêm Kìa chuông reo - Lilian Kỷ niệm mùa Giáng Sinh - Sỹ Phú Last Christmas - Thụy Du Lá thư trần thế - Duy Khánh, Hương Lan Lạy Chúa con là ngườI ngoại đạo - Duy Quang Lạy Chúa con là ngườI ngoại đạo - Tuấn Vũ Liên khúc Ánh Sao Nửa Đêm - Nini, Hạ Vy, Vina, Quỳnh Hương Liên khúc Giáng Sinh - Lilian Liên khúc Tâm Tình Ca - Khánh Hà Liên khúc Thánh Ca Vào Đời - Vina, Nini, Lâm Nhật Tiến Liên khúc Noel - Phượng Loan, Phương Hồng Quế Lo gì - Khánh Hà Lời ca đêm đông - Quang Linh Lời chúc đêm Giáng Sinh (nhạc Nga) - Trần Thu HàLời chúc Giáng Sinh - Trung Kiên, Thế Hệ Mới Lời con xin Chúa (Lê Kim Thành) - Thanh Lan Lời con xin Chúa - Như Mai LờI yêu cuối - Hằng Nga Máng cỏ đêm đông - Anh Dũng Màu xanh Noel - Như Quỳnh Màu xanh Noel (Hoài Phương) - Lệ Thu Món quà Noel (nhạc Anh) - nhóm Sao Đêm Một trời sao sáng - Mai Vi Mùa đông năm ấy - Lệ Hằng Mùa Giáng Sinh - Tam ca 3A Mùa hoa tuyết - Ngọc Lan Mùa hoa tuyết - Vũ Khanh Mùa hoa tuyết (Xuân Điềm) - Uyên Phương Mùa Noel tuyết trắng - Mai HươngMùa sao sáng - Lệ Hằng Mùa sao sáng (Ng Văn Động) - Giao Linh Mùa sao sáng (Ng Văn Đông) - Nhật QuânMừng Chúa ra đời - Duy Quang Mừng Chúa ra đời (Tô Thanh Tùng) - Sỹ Phú Mừng Chúa ra đờI - Vũ KhanhNhạc chuông ngân Nhìn cây Noel - Anh Bằng Niềm tin - Khánh Ly Niềm vui Noel - Phương Thanh Noel đến rồi, đừng hờn anh - Việt Dzũng Noel Noel - Tam ca Áo TrắngNửa đêm khấn hứa - Giao Linh Nửa đêm khấn hứa - Hà Thanh Nửa đêm khấn hứa - Hằng Nga Nửa đêm khấn hứa - Hương Lan O holy night - Dalena Ô kià Giáng Sinh đến rồi - Tam ca 3 A Ông Noel dễ thương - Duy UyênÔng Noel giáng trần - Thúy Nga, Quang Ánh Quà tặng của Chúa - Thùy Trang, Nguyên Thủy Quê hương Thượng Đế - Phượng Loan Rudolph mũi đỏ - LilianRudolph the red nose reindeer - Kiều Nga Santa Clause is coming to town - Don Hồ Sao đêm - Như Mai Silent night - Tuấn Anh, Mai Hương Silent night - Thái Hiền Tà áo đêm Noel- Tuấn Vũ Tâm tình ca - Khánh Hà Thư gửi cha Noel - Ngọc Lan Tiếng chuông đêm Giáng Sinh - Don HồTiếng chuông Giáng Sinh - Cát Tiên Tiếng chuông vang - Hằng Nga Tiếng hát đêm Noel - Lưu Hồng Tiếng hát thánh ân (nhạc Ba Lan) - Trần Thu Hà Tiếng hát thiên thần - hợp ca Tiếng hát thiên thần (F. Mendelssohn) - Hồng Nhung Tìm em đêm Giáng Sinh - Lam Trường Tình người ngoại đạo - Hương Lan Tình người ngoại đạo - Tùng Giang Tình người ngoại đạo (Thùy Linh) - Anh KhoaTình người ngoại đạo (Thùy Linh) - Elvis Phương Tình yêu Giáng Sinh (nhạc Nga) - Mỹ Tâm Tôi không còn cô đơn - Khánh Hà Trời hân hoan - Minh Thuận Từ xa xưa - Trung Hành Ước mơ mùa Giáng Sinh - Phương ThanhVà con tim đã vui trở lạI - Ái Vân Vắng câu yêu đờI - Nhu Mai, Huỳnh Thi Vì sao sáng (nhạc Áo) - Việt Quang Vive le vent (Tiếng chuông vang) - Kim Ngân Vui đêm Noel Vui lên Sion - hợp ca We wish you a merry Christmas - Ngọc Lan, Thái Thảo, Kim Ngân What Child is this - Jo MarcelXa mặt trờI - Don Hồ Xin Chúa thấu lòng con (Ng Văn Đông) - Thanh Lan Xin Chúa thấu lòng con - Ngọc Lan Yêu sao Noel - Trish Thùy Trang.

Ngọc Anh Hạ.

Buổi Ca Nhạc Ðặc Biệt Của Nhạc Sĩ Phan Văn Hưng





Buổi Ca Nhạc Ðặc Biệt Của Nhạc Sĩ Phan Văn Hưng.

Nhạc sĩ Phan Văn Hưng, sinh năm 1950 tại Hà Nội, gia đình ông di cư vào Nam năm 1954. 1968 ông sang Pháp du học và tốt nghiệp Kỷ sư hầm mõ và cơ khí tại dây.

Trong thời gian là sinh viên cũng như sau khi ra trường, ông là một trong những người sinh hoạt tích cực nhất của Tổng Hội SVVN tại Paris. Ông là Sáng Lập Viên của “Văn Đoàn Lam Sơn” và tờ báo “Nhân Bản” được phát hành khắp Âu Châu.

Sau ngày toàn bộ đất nước rơi vào tay cộng sản 30-04-1975, ông sát cánh với các sinh viên Quốc Gia tại Pháp, với những người như anh Trần Văn Bá để lên tiếng tranh đấu cho một nước VN tự do và báo động cho thế giới thấy sự đàn áp và trả thù dã man của CSVN tại quê nhà mà ông vẫn chưa được một lần trở lại trong 35 năm qua.

Năm 1988 ông di dân sang Úc và định cư tại thành phố Adelaide, tiểu bang Nam Úc. Trong 35 năm qua, ông đã sáng tác hơn 100 bản nhạc, đa số diển tã những thực trạng và thảm trạng đã và đang xảy ra trên quê hương, cho đồng bào và dân tộc của ông dưới chế độ CS. Ông đặc biệt bày tỏ những khát vọng, uớc mơ và suy nghĩ của đồng bào của ông trong cũng như ngoài nước qua âm nhạc.

Tuy là một Ca Sĩ với một giọng hát độc nhất vô nhị, rung động lòng người và rất thích hợp với thể lọai nhạc thiên về đấu tranh, ông cho vẫn khiêm tốn cho mình là một ca sĩ bất đắc dĩ. Giọng ca của ông đã được mô tã là: “mộc mạc và chân phương, trong đó người ta thấy những tiếng nói xoáy sâu vút lên tự đáy lòng, những rung động của con tim”. Nhạc của ông được coi là “Những tiếng nói từ tim, từ xương máu” mà chỉ có những người có tâm hồn và lòng yêu nước mãnh liệt chân thành như ông mới lột tã hết được mà thôi. Chẵng thế mà nhạc và giọng ca của ông đã được những người có diễm phúc nghe qua tặng cho một danh hiệu cao quý là: “Hiện Tượng Phan Văn Hưng”

Nhạc sĩ Phan Văn Hưng đã và đang đóng góp một phần vô cùng quan trọng và to lớn trong nỗ lực giải trừ Quốc Nạn và tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền và tự do cho VN qua những sáng tác bất hủ và vô giá của ông. Nhưng, đằng sau hay bên cạnh người đàn ông tài hoa và thành công lúc nào cũng có một người phụ nữ tài hoa và đảm đang sát cánh với họ. Trong trường hợp của ông Phan Văn Hưng, người bạn đồng hành, đồng cảm và đồng chí hướng ấy chính là Thi sĩ Nam Dao, một chiến sĩ đấu tranh kiên cường, phu nhân của anh Phan Văn Hưng. Họ là đích thật là “soul mate” của nhau. Thơ và lời của Nam Dao đã làm cho Phan Văn Hưng rung động và cảm được, để rồi từ những cảm xúc ấy thoát ra những giòng nhạc bất hủ, làm rung động hàng triệu triệu con tim và tấm lòng của người nghe và làm rúng động nền móng và thế đứng của những bạo chúa và bạo quyền CSVN hôm nay."

Buổi ca nhạc còn có phần phụ diễn hoà tấu đàn keyboard và violin của hai em Nhân Ái, Nhân Mỹ, và phần tấu nhạc cổ truyền Việt Nam do nhạc sĩ Anh Tuấn trình diễn. Ngoài ra chương trình còn được trực tiếp truyền đi khắp thế giới qua hệ thống PalTalk.

Nhạc sĩ Phan văn Hưng đã xin khán giả hãy xem đây như là một buổi tâm tình, kể chuyện bằng lời ca bên một tách trà, một ly rượu cùng những người tâm giao. Với những lời kể mộc mạc, chân tình và thiết tha nhạc sĩ Phan văn Hưng, đôi lúc, đã làm cho khán giả phải phá lên cười nhưng cũng đã nhiều lần làm cho người nghe phải rướm rướm nước mắt.

Nguyễn Thế Phong.

Mây Bay Ngàn Năm



Mây Bay Ngàn Năm.

Nha Trang, giữa năm 1984. Những tia nắng cuối ngày khuất sau dãy núi xa mờ. Chiều xuống, như đã hẹn ước, phủ tấm màn đen lên Bãi Dương và mặt biển. Sóng nhẹ và nước còn ấm. Trước đó, lợi dụng trời nhá nhem, tôi và Thể Trân, cô em họ, con ông chú ruột, bước lên bãi cát, lúc ấy đã thưa thớt người, và giữ nguyên bộ đồ tắm ướt sũng, di chuyển đến Hòn Chồng, cách đó khá xa. Khoan thai, tay trong tay, đóng vai một cặp tình nhân nhàn tản, để che mắt Công an. Tại khu vực này, chúng chưa đặt trạm gác, và chưa có tàu tuần tiễu, nên tôi đỡ lo. Đến Hòn Chồng, khi thấy bóng đèn pin nhấp nháy từ phía chân trời, tôi bấm đèn lại. Rồi từ một tảng đá cao hai anh em nhảy xuống nước –một việc đơn giản mà chúng tôi đã phải tập đi tập lại bao nhiêu lần suốt ba tháng liền. Trời tối hẳn. Nín thở, lặn một hồi lâu, rồi cùng trồi lên một lượt, bơi song song về hướng ánh đèn pin, lúc ẩn lúc hiện. Bơi thong thả, để dưỡng sức. Hễ mệt thì thay nhau bơi ngửa và thay nhau quan sát hiện trường, không để lạc hướng. Khoảng cách chừng ba trăm mét thôi, bình thường không có gì khó đối với chúng tôi. Nhưng tối hôm ấy, tôi thấy quá xa, dường như không bao giờ đến đích.

Chủ ghe, “dân Nốp” đánh cá chuyên nghiệp vùng Xóm Bóng, gốc Hà Tĩnh, tên Nho, lót chữ Cu, như tục lệ địa phương, đòi anh em tôi đến “trình diện”. Cu Nho liếc nhìn hai đứa, xem có phải công an giả dạng thường dân không, rồi gật đầu đồng ý, nhưng ra lệnh: “Phải đi tắm biển hàng ngày cho da bớt trắng!” Ông cẩn thận cũng phải, vì chuyến này ông đưa cả gia đình cùng đi luôn, chỉ nhận hai anh em tôi và một số khách tin cậy. Theo sắp xếp, chúng tôi biết bơi sẽ đi ngả Hòn Chồng và là khách sau chót lên ghe ra biển cả, nghĩa là nếu có gì trục trặc là bị bỏ lại, không tiếc thương. Đàn bà, con nít thuộc gia đình ông được chở trên sông Cái qua đồn canh cạnh cầu Tháp Bà, nằm ém dưới đáy ghe như cá hộp. Còn lại phải xuống Chụt, gần Cầu Đá, có “taxi” đưa ra trước.

Chờ cho chúng tôi lên ghe, kiếm chỗ ngồi yên ổn xong, Cu Nho sang số cho máy chạy, trực chỉ Manila. Biển êm, sóng nhẹ, gió nhiều, thổi lùa qua tóc. Tôi bắt đầu thấy lạnh, vì áo thun chưa kịp khô, mà không có quần áo thay. Thể Trân cũng thế, vẫn mặc đồ tắm, nhưng được ai cho mượn chiếc khăn lớn choàng vào người. Em ngồi chung với đám vợ con, em gái của Cu Nho, lấy tay khoát nước trôi quanh mạn thuyền, vẻ tư lự. Ghe ra khơi, gần đến hải phận quốc tế, và khi những hòn núi quen thuộc quanh bờ biến mất, và sao hôm chưa mọc, Cu Nho hết biết phương hướng, bèn nhờ tôi đọc giùm bản đồ và hải bàn, mặc dầu đó không phải nghề của chàng... bộ binh Thủ Đức. Không còn ai khác, tôi đành lần mò đọc, tính toán, cầm thước, đo đo vẽ vẽ. Từ Nha Trang đến Manila là một đường thẳng ngang, cứ canh và giữ đúng 90 độ, tôi nói với các tài công. Lúc ấy là tháng sáu ta, gió nồm thổi từ Mã Lai về phía Hồng Kông, và thường có bão. Ba hôm sau, y như rằng, bão bắt đầu nổi lên và dần dần những luồng sóng cao hơn tòa nhà mười, hai mươi tầng ùa đến, rình chụp xuống chiếc ghe nhỏ bé, mong manh giữa đại dương. Cu Nho và hai người em trai thay nhau cầm lái, dùng hết tay nghề lách ghe chạy giữa hai đợt sóng, mỗi lúc mỗi dày, đều đặn, liên tục. Thần kinh quá căng thẳng. Chậm, hoặc sớm hơn một giây là ghe chìm. Tôi đứng bên họ, dán mắt vào chiếc hải bàn và bản đồ. Thể Trân pha cà phê cho tôi và các tài công, và phụ hoặc thay tôi điều chỉnh tọa độ và hướng đi. Rồi cuối cùng bão tan, sau một ngày một đêm.

Cả ghe chưa kịp hoàn hồn thì Cu Nho báo cho biết dầu và nước uống chỉ còn đủ cho một ngày nữa thôi, vì trước giờ khởi hành, Cu Toàn, người bạn đồng nghiệp nhận cung cấp dầu, đã không đến điểm hẹn trên biển, không hiểu vì sao, có lẽ bị lộ, bị bắt. Manila thì còn mù mịt, phải ít nhất hơn một tuần nữa mới đến nơi. Ông gần như tuyệt vọng, bàn giao số phận chiếc ghe cho tôi. Tôi không có thì giờ phản đối, hay tranh luận, về việc bán cái ngang xương này, vì lúc ấy dầu chỉ còn một phần tư phuy, và nước uống đủ cho nửa ngày. Phải giải quyết nhanh, và táo bạo, như kinh nghiệm máu xương trong chiến tranh đã dạy tôi. Tôi đề nghị chuẩn bị buồm để khi cần nương theo gió nồm đến Hồng Kông, hướng Bắc, hoặc cùng lắm về Đà Nẵng, đều là zero độ trên hải bàn. Sau một ngày, dầu còn độ hai can, tôi quyết định tắt máy, để dành, cho trường hợp khẩn cấp. Nước uống cạn sạch, ai cũng khát đến lả người, kể cả tài công, đầu óc quay cuồng, miệng môi khô đắng. Trẻ em sau khi đòi nước không có, nằm im lìm như chết. Ghe bắt đầu trôi bằng buồm, dật dờ trên sóng, và tài công không thể điều khiển hướng đi, phó mặc cho may rủi. Một ngày nữa. Nhiều chiếc tàu buôn lớn đi ngang, có chiếc rất gần, chúng tôi giơ tay, phất tấm vải trắng, cầu cứu, nhưng họ chạy luôn. Cả nhà Cu Nho bắt đầu khóc lóc, đọc kinh, lần tràng hạt.

Một đêm, trời bỗng đổ mưa, không báo trước. Như một phép lạ. Mưa giữa biển khơi, lần đầu tôi mới thấy, chỉ tập trung ở một nơi nhất định, nhưng trắng xóa cả chân trời xa, ào ào như thác lũ, có vẻ gấp rút, hối hả, rồi tự nhiên ngưng bặt. Mọi người mừng quá, vội vã lấy đồ hứng, chứa đầy các can nhựa. Ngoài ra, được tắm thỏa thích và hả họng uống nước mưa, uống mãi, no nê. Nhưng nỗi lo về dầu vẫn nặng trĩu. Thuyền vẫn bềnh bồng, vô định.

Hai ngày nữa trôi qua. Đêm đến, anh tài công la lớn, kia kìa, có nhiều ánh đèn từ hướng đi của mình, tức hướng Bắc, dường như là một thành phố. Tôi nhìn qua ống dòm, nhưng tối quá không phân biệt được gì ngoài các đóm sáng lung linh trên nước. Nhưng vẫn bảo họ hướng mũi ghe về phía ấy. Chạy hết một đêm, đến sáng, trời quang mây tạnh thì thấy đó là một chiếc tàu lớn đang bỏ neo, nhưng khoảng cách vẫn còn xa. Tôi bảo mở máy lại, cho ghe chạy tới. Một giờ sau, đến sát thân tàu, cao như một building, tôi đứng lên, hai tay bắt loa, nói lớn với các thủy thủ đang nhìn chúng tôi với vẻ tò mò, bằng hai thứ tiếng Anh và Pháp, và được biết đó là một tàu dầu Hy Lạp. Biển lặng, nên tiếng tôi vang âm trong sương sớm, nghe rõ mồn một. Thuyền phó xuất hiện, hỏi cần gì. Tôi đáp, xin dầu và nước uống, hoặc vớt về Hy Lạp, cũng được. Bà Cu Nho chắp tay vái ông ta lia lịa, bồng đứa con trai mới hai tuổi, giơ lên cao cho ông thấy mà thương tình. Ông ta chỉ tay về phía sau, lắc đầu nói: “Không vớt về Hy Lạp được, vì Manila ở phía sau, chúng tôi mới ở đó ra, chỉ còn một ngày là đến.” Như vậy ghe chúng tôi đã chạy sai tọa độ 90, hoặc tôi chấm sai, một cách may mắn, hoặc nhờ cơn bão làm lệch hướng, vì nếu còn dầu và chạy đúng, đã lạc về phía Nam, vùng có đá ngầm san hô đâm lủng ghe, rất nguy hiểm, hoặc vào đảo Hoàng Sa thời gian ấy có lính Việt Cộng trấn giữ, càng nguy hiểm hơn. Sau đó, dầu, thức ăn và nước ướp lạnh được thòng dây xuống. Có vài thủy thủ quăng cho mấy tờ năm đô la, và một chiếc hải bàn. Tôi hỏi thuyền phó: “Tại sao các ông dừng lại đây suốt đêm vậy?” Ông ta nhún vai: “Chúng tôi cũng không biết nữa. Lệnh trung ương từ Hy Lạp. Bây giờ chúng tôi được lệnh nhổ neo, đi tiếp. Chúc quý vị may mắn!” Tôi la lớn, cám ơn, và sóng biển dội lại, mang lời tôi đi khắp, cám ơn. Cám ơn những tấm lòng nhân hậu vĩ đại. Thể Trân nói vào tai tôi, Chúa và Đức Mẹ cứu đó anh, bắt họ đợi mình. Một phép lạ nữa, tôi thầm nghĩ, sau trận mưa mấy đêm trước.

Ghe chúng tôi tiếp tục chạy. Bây giờ, mọi người hân hoan, chuyện trò rôm rả, ăn uống thoải mái. Cu Nho như người chết đi sống lại, luôn miệng cám ơn “anh Hai đã cứu gia đình em”, khác với thái độ lạnh nhạt, e dè trước đây khi ngồi “phỏng vấn” hai anh em chúng tôi. Tôi chỉ cười, vì mệt quá, không nói gì được. Vào lúc nửa đêm, ghe đến gần Subic Bay, căn cứ quân sự của Mỹ. Sợ bị bắn ẩu, tôi đề nghị thả neo, dừng lại ngủ tại chỗ, chờ cho hết đêm, sẽ liệu. Đến sáng, Subic Bay nhộn nhịp tàu bè, máy bay, lính tráng, tôi bảo tài công cứ chạy thẳng vào căn cứ. Chúng tôi được quân nhân Mỹ tiếp đón tử tế, phát quần áo mới, cho ăn ở trong một chiếc tàu nhỏ, bỏ không, đầy đủ tiện nghi, được dùng làm khách sạn nổi cho những nhóm vượt biên may mắn tắp vào. Vừa lảo đảo bước lên đất liền, hai anh em tôi làm dấu thánh giá, cám ơn Chúa, rồi cùng quỳ xuống, cúi hôn bờ cát, nước mắt giàn dụa mà lòng mừng vui chất ngất. Những câu thơ của Paul Eluard, thuộc từ thời xa xưa, bỗng trở về, văng vẳng:

Và bởi quyền lực của một chữ
Tôi bắt đầu lại cuộc đời
Tôi được sinh ra để biết em
Để gọi tên em: Tự Do.

Một tuần sau, hai chiếc xe bus chở nhóm chúng tôi đến Trung Tâm Chuyển Tiếp Manila. Tại đây, chúng tôi gặp lại nhiều bạn bè, đồng hương Nha Trang. Ăn, ngủ, lấy lại sức, đọc sách, nghe nhạc, rồi đi rong chơi khắp trại, mà vẫn không sao giết hết thời gian. Đến bưu điện đánh điện tín về cho mẹ tôi mừng, vỏn vẹn một câu mật hiệu: Anh Hai đã cưới chị Phi, sẽ về Mỹ Tho. Và gọi điện thoại báo tin với người thân ở các nước. Rồi tha hồ dạo phố, thăm thủ đô của “chị Phi”. Đi trên đường Manila, ngắm nhìn thiên hạ vô tư, hạnh phúc mà hồn buồn xót xa, chơi vơi nỗi nhớ Sài Gòn, Sài Gòn huyền thoại của những ngày đã yêu. Nhất là Thể Trân. Thỉnh thoảng, trong đôi mắt bình thường tinh nghịch của em, tôi bắt gặp một trời u uất, tủi sầu mênh mông. Em ngậm ngùi kể, “một năm trước ngày mất nước, một lần em đã ăn trưa tại Manila này, gần phi trường, giữa hai chuyến bay, cùng với toán tiếp viên hàng không Vietnam và anh T., trung tá phi công biệt phái, bạn tù Vĩnh Phú của anh”.
Ba tuần sau nữa, những đợt thuyền nhân, chừng hai trăm người thuộc các nhóm khác nhau, lần lượt được chuyển về Trại Tỵ Nạn, trên đảo Palawan. Bằng máy bay Philippine Airlines do chính phủ thuê bao.

Người nữ tiếp viên phụ trách dãy ghế của tôi có một sắc đẹp cổ điển, mê hồn, tươi trẻ, dáng thanh thanh. Tóc bới cao, đôi mắt nhung huyền. Tôi đọc bảng tên nàng trên áo veste đồng phục màu bordeaux. Marita. Maria Tiểu Nương. Tên có âm hưởng Tây Ban Nha. Quả vậy, sau này gặp lại nàng và thân nhau hơn, tôi được cho biết mẹ nàng là người Phi gốc Tây Ban Nha. Nàng tỏ vẻ ân cần, lịch sự với Thể Trân, ngồi phía lối đi, và chỉ gửi cho tôi, ở ghế cạnh em, bên cửa sổ, một cái liếc duy nhất hờ hững, nếu không nói là lạnh lùng. Tôi không lấy thế làm buồn, vì nghĩ đến thân phận hiện tại của mình. Sau những năm chiến tranh, và lưu đày cải tạo, và giông bão cuộc đời vùi dập, và bao nhiêu tủi nhục ê chề, còn sống là may lắm rồi, nói chi tuổi trẻ, sức khỏe, vóc dáng, chí tang bồng hồ thỉ, vẻ ngạo mạn xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, tất cả đã tàn lụn theo với thời gian và thuộc về dĩ vãng cổ tích. Once upon a time there was a young soldier... Ngày xưa có một người lính trẻ... Tôi lim dim mắt, cố xua kỷ niệm từ đâu kéo về, chật hồn. Giữa tiếng rù rì đều đều của động cơ, tai vẫn nghe hai cô gái sắc nước hương trời, kẻ đứng người ngồi, chuyện trò, hỏi han về nhau, về gia đình, một cách tương đắc. Khi Thể Trân nói, “em cũng là tiếp viên hàng không, của nước VNCH, nhưng bây giờ em chỉ là một thuyền nhân tỵ nạn không còn quê hương nữa”, Marita cúi xuống ôm em, cả hai rơm rớm nước mắt. Hèn chi, nàng thủ thỉ, “khi chị bước vào phi cơ, em thấy chị đẹp quá, mặc dầu ăn mặc đơn sơ, không son phấn, nhưng trên gương mặt kiêu sa toát ra một nỗi buồn kỳ lạ, khác với những người tỵ nạn Việt Nam mà em đã gặp trên các chuyến bay. Chị phải có một tâm sự gì xót xa, cay đắng lắm, em mong một ngày nào chị sẽ kể em nghe, chị nhé!” Bấy giờ Marita mới quay nhìn tôi với ánh mắt dịu dàng hơn, dừng lại lâu hơn. Lần đầu gặp nàng, chỉ có thế thôi.

Hơn một giờ sau, khi máy bay đáp xuống phi trường Puerto Princesa, Marita tháo chiếc khăn quàng tiếp viên bằng lụa màu hồng pha tím nhạt trao cho Thể Trân, ôm em từ biệt, và nói: “Tặng chị làm kỷ niệm. Em có một người chị họ nữ tu tên Sister Emma, làm việc thiện nguyện tại trại Palawan. Khi có dịp, em sẽ đến trại thăm Emma, thăm chị và anh Hai”. Nàng nói “anh Hai” bằng tiếng Việt. Rồi bắt tay tôi: “Chúc anh may mắn trong cuộc sống mới.”

Kim Thanh.

lørdag 11. desember 2010

RẤT KHẨN CẤP – NÊN CẦN THẬN !

RẤT KHẨN CẤP – NÊN CẦN THẬN !

XIN HÃY THÔNG BÁO VỚI MỌI NGƯỜI !

Người ta đang gởi đi các Email với hình 'Osama Bin Laden bị treo cổ;
ngay khi bạn mở những email này compurer của bạn sẽ bị phá hỏng và bạn
không thể sửa chữa được.
Nếu bạn nhận được một email nói 'Osama Bin Laden đã bị bắt hay 'Osama
đã bị treo cổ thì đừng mở file đính kèm.

Email này được gởi đến nhiều nước trên khắp thế giới nhưng chủ yếu là
Mỹ và Israel.

Hãy thận trọng và gởi cảnh báo này đến những người bạn quen biết.

Bạn nên cảnh giác trong những ngày kế tiếp:

Đừng mở bất cứ thư nào có file đính kèm có 'Invitation' (lời mời) bất
kể là do ai gởi đến.

Đó là một virus, nó mở ngọn đuốc Thế vận hội “đốt cháy” toàn bộ ổ C
trong máy tính của bạn.

Virus này có thể được gởi đi từ một người bạn của bạn vốn có địa chỉ
email của bạn trong danh sách địa chỉ của anh/chị ấy, vì vậy bạn nên
gởi email cảnh báo này cho tất cả những người có tên trong danh sách
địa chỉ của bạn.

Thà nhận thông điệp cảnh báo này 25 lần hơn là nhận một email
'invitation' , dù nó được một người bạn của mình gởi đến, đừng mở
email đó ra, và hãy tắt computer ngay tức khắc.
Đây là virus nguy hại nhất được CNN thông báo và được Microsoft xếp
loại virus phá hoại nhất từ trước đến nay.

Virus này được McFee phát hiện ngày hôm qua và chưa có “thuốc chữa!”
Virus này chủ yếu phá hủy Sector Zero của ổ cứng nơi chứa các thông
tin quan trọng của máy tính.

HÃY GỞI THÔNG TIN NÀY ĐẾN MỌI NGƯỜI MÀ BẠN QUEN BIẾT.

Tony Nguyễn.

Thuốc Chữa Trị Bệnh GOUT

Thuốc Chữa Trị Bệnh GOUT ( Đau Nhức Khớp Xương )

Có nhiều cách chữa bệnh Gout, sau đây là một cách trị bệnh Gout rất đơn giản mà lại rẻ tiền. Có người làm theo cách này đã khỏi bệnh Đau nhức khớp xương do bị Gout, trong máu có dư Acid Uric, nếu bị như vậy thì nên áp dụng cách sau đây theo bài dưới đây, quá dễ dàng mà lại rẻ tiền.

Mua cải bẹ xanh (lá cải có vị nhẩn nhẩn mà người ta gọi là cải đắng, thường được dùng để cuốn bánh xèo, ăn ngon hơn là cuốn bánh xèo với lá xà lách).

Cải bẹ xanh vị nhẩn nhẩn chứ không phải là cải ngọt, xin hãy phân biệt đúng. Mỗi ngày đều nấu cải bẹ banh này để uống thay nước thì cơ thể sẽ thải ra ngoài chất Acid Uric là chất gây nên bệnh gout để ta sẽ không còn bị bệnh gout này hành hạ nữa. Kiên trì nấu uống mỗi ngày, còn xác cải thì ăn để khỏi phí.

Vẫn tiếp tục dù thấy bệnh đã khả quan. Tiếp tục uống nước cải bẹ xanh này để chất acid uric không có cơ hội tái tạo và tích tụ lại trong cơ thể nữa. Rất nhiều người Á Châu ở Mỹ & Canada đã chữa lành được bệnh Gout bằng phương pháp rất đơn giản và rẻ tiền này.

Ngọc Hà.

Cớ Sao Phải Sợ ?



Cớ Sao Phải Sợ ?.

Những thời gian gần đây trong nước đã có những phát biểu tạo sự chú ý cho dư luận. Một trong những phát biểu đó là lời tuyên bố của ông Lê Hiếu Đằng, Luật gia, nguyên Phó Tổng Thư ký UB TƯ Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình VN, nguyên Phó Chủ tịch MTTQVN TP. SÀIGÒN. Hiện là Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc UBTƯMTTQVN. Ông Lê Hiếu Đằng cho rằng “Toàn dân không thể thụ động ngồi chờ chính quyền tự thay đổi. Trong đời hoạt động của mình tôi luôn được dạy rằng: không có người cai trị nào tự nguyện từ bỏ quyền lực, ghế ngồi của mình. Dân chủ chỉ có được qua đấu tranh. Đấu tranh mà không phá vỡ sự ổn định xã hội, đó là bài toán phải giải quyết, nhưng quyết không thể nhân danh ổn định mà kìm hãm cuộc đấu tranh để xây dựng nền dân chủ.”

Những phát biểu trên của ông Lê Hiếu Đằng đã nói lên điều gì? Liệu nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam có thể nào gán ghép cho lời phát biểu của ông Lê Hiếu Đằng với tội hình sự 88, âm mưu lật đổ chính quyền hiện hữu?

Đi vào nội dung câu nói thì phát biểu của ông Lê Hiếu Đằng đã chỉ ra được thực trạng của chế độ độc tài là không chia xẻ quyền lực cai trị với bất cứ ai. “Dân chủ chỉ có được qua đấu tranh”.

Cũng theo ông Đằng, đường lối của chính quyền cộng sản Việt Nam ngày nay đã đi ngược lại với lợi ích của đại đa số dân tộc Việt Nam. Ông Đằng nói: “Cách làm ăn của chúng ta liệu có khác gì thời kỳ tư bản man rợ: xua đuổi nông dân để chiếm đất, bần củng hóa một bộ phận dân cư để công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bàn tay lông lá của các tập đoàn lợi ích ngày càng thọc sâu vào các chính sách quốc gia. Thật hết sức đáng lo. Lòng dân đang rất bất an, dân không thể tiếp tục tin yêu chế độ nếu tình hình cứ tiếp tục thế này. Những vấn đề trên không thể nào giải quyết nếu không nhanh chóng thực hiện dân chủ thực sự.”

Lo ngại của ông Đằng là đúng, người dân Việt Nam không thể ngồi yên, chịu đựng mãi những cảnh tàn nhẫn bất công của chế độ biến thái đang liên kết với những nhóm lợi ích thẳng tay tướt đoạt tài sản, đất đai nhà cửa của người dân, biến dân thành những người vô gia cư, với những số tiền đền bù không đủ sống, gia đình phải phân ly, trong khi những quan chức đảng viên của chế độ thì cười hả hê qua những phần tiền được chia chát từ các nhóm quyền lợi.

Thấy được sự mĩa mai của sự ám ảnh của cái còng sắt trước tội hình sự 88, trước những đôi mắt cú vọ của đồng chí, ông Lê Hiếu Đằng đã lên tiếng trấn an ông và các đồng chí của ông: “Trong cuộc đấu tranh cho dân chủ, chúng ta không có gì phải sợ, tôi muốn nhắc lại điều tâm niệm này cho chính mình mà cũng là điều muốn nhắn gửi các đồng chí, đồng đội, bạn hữu của mình và tất cả những ai còn trăn trở với những vấn đề của đất nước, của dân tộc. Mà tại sao chúng ta phải sợ? Những người phải sợ là những người đi ngược lại lợi ích của đất nước, của nhân dân. Chắc chắn họ sẽ bị nhân dân chối bỏ, bị lịch sử phủ nhận.”

Có người cho rằng những lời nói trên của ông Đằng tuy đúng nhưng đến quá muộn. Ông Nguyễn Hộ vào thập niên 80s đã phát biểu: “Hơn 60 năm đi theo con đường cách mạng Cộng Sản, nhân dân Việt Nam đã chịu đựng vô vàn hy sinh và rồi cuối cùng chẳng được gì cả. Đất nước vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu như thủa xưa, nhân dân không được no ấm và hạnh phúc, không được tự do và dân chủ. Đó là một sỉ nhục.”

Những người lạc quan tuy nhiên lại bảo rằng đấu tranh không lúc nào bị coi là muộn, miễn là có tấm lòng thành thật và có sự quyết tâm.

Đúng thế, chế độ cộng sản đang hủy diệt đất nước. Tương lai dân tộc đang trên bờ vực thẳm. Cha ông Việt Nam ngày xưa đã xả thân vì hạnh phúc cho những đời sau. Ông Lê Hiếu Đằng ít nhiều cũng đã có sự trăn trở của ông, còn những đồng chí cật ruột của ông nay đâu? Đấu tranh cho đất nước cớ sao phải sợ?

Tuệ Vân

Giải Hòa Bình Khổng Tử Ðược Trao Ở Trung Quốc



Giải Hòa Bình Khổng Tử Ðược Trao Ở Trung Quốc.

Trung Quốc hiện đang nhấn mạnh đến giá trị 'xã hội hài hòa' của Nho giáo mà ông tổ là Khổng Phu tử

Một ủy ban không thuộc chính phủ Trung Quốc vừa trao giải thưởng Hòa bình Khổng tử trong bối cảnh mà các hãng thông tấn nước ngoài tin rằng để 'chống lại giải Nobel Hòa bình' trao cho ông Lưu Hiểu Ba.

Hôm thứ Năm 9/12/2010, giải Khổng tử được trao cho cựu phó tổng thống Đài Loan, ông Liên Chiến trong buổi lễ ở Bắc Kinh.

Tuy nhiên, theo hãng tin AP, chính văn phòng của ông Liên Chiến tại Đài Bắc nói ông không hề biết về giải thưởng này và cũng không muốn tới Bắc Kinh để nhận.

Các nhà tổ chức, trong khi đó, cho báo chí nước ngoài hay rằng giải có trị giá 100 nghìn nhân dân tệ, tương đương 15 nghìn đô la Mỹ, được trao cho ông Liên Chiến "vì đóng góp của ông cho hòa bình giữa hai bờ eo biển Đài Loan".

Hiện ông Liên Chiến là chủ tịch danh dự của Quốc Dân Đảng đang cầm quyền ở Đài Loan.

Việc trao giải này chỉ một ngày trước lễ trao Nobel Hòa bình cho nhà đấu tranh dân chủ Trung Quốc, Lưu Hiểu Ba, hiện ngồi tù vì 'hoạt động lật đổ chính quyền', khiến người ta đặt hỏi về động cơ của ban tổ chức giải Hòa bình Khổng tử.

Chủ tịch của ủy ban này nói với AP rằng họ không phải là một tổ chức của chính phủ nhưng "cộng tác chặt chẽ với Bộ Văn hóa" của Trung Quốc.

Giải này, mang tên Khổng Tử, ông tổ của đạo Nho và là triết gia thời cổ đại của Trung Quốc, nhấn mạnh đến giá trị "xã hội hài hòa", một chủ đề hiện được đảng Cộng sản Trung Quốc cổ vũ.

Chính quyền Trung Quốc trước sau như một lên án giải Nobel cho ông Lưu Hiểu Ba, người bị truyền thông chính thức coi là "kẻ tội phạm" ở Trung Quốc.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhiều lần nói việc trao giải là thiếu tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc.

Ông Lưu Hiểu Ba, một trong số người sáng lập ra Hiến chương 08 về dân chủ và nhân quyền ở Trung Quốc và thân nhân cũng bị cấm không được cho sang Na Uy dự lễ nhận giải.

Cho tới hôm 9/12, ngoài Trung Quốc có 18 nước gồm cả Việt Nam, không nhận lời đến dự lễ trao Nobel Hòa bình tại Oslo, thủ đô Na Uy vào ngày 10/12.

ViVi.

Chiếc Ghế Trống Và Người Tù Vô Tội




Chiếc Ghế Trống Và Người Tù Vô Tội.

Oslo, ngày 10 tháng 12. Trước tòa thị sảnh, những bước chân đưa tôi đến gần hơn với chiếc ghế trống dành cho một người vô cùng đặc biệt ngày hôm nay. Một người Trung Quốc được vinh dự đoạt giải Nobel Hòa Bình- nhà hoạt động ly khai Lưu Hiểu Ba, nhưng trớ trêu thay anh vẫn bị tước mất tự do, tước mất quyền được đón nhận giải thưởng mà anh xứng đáng được trao.

Đứng xếp hàng chờ đến phiên mình trước toà thị sảnh cùng anh Nguyễn Đức Hóa, hội trưởng Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Nauy, tôi nhận thấy xung quanh mình là những gương mặt quen thuộc của những nhà chính trị cấp cao của Nauy xen lẫn những gương mặt của những khách mời đến dự lễ. Không khí nhộn nhịp với những bài nhạc của đội kèn, và tiếng hô trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba của những nhóm ủng hộ đứng xa xa.
Trước khi vào, mọi túi xách mang theo đều được kiểm soát qua máy, và mọi người đều phải đưa giấy mời có tên họ của mình cũng như giấy chứng minh để cảnh sát kiểm tra xem có đúng người không. Sau khoảng 5 phút chờ đợi, tôi đã được đặt chân vào bên trong. Đập vào mắt tôi là những bông hoa trang trí kết rất đơn sơ mà nét đẹp hài hòa thanh tú. Hội trường trao giải cho tôi cảm giác thật ấm cúng và nghiêm trang với những hình tạc của nhà sáng lập giải Nobel được đặt ở hai bên.

Chúng tôi được hướng dẫn xuống lầu phía dưới treo áo khoác và chờ đến giờ khai mạc lễ trao giải Nobel cho năm 2010. Đứng lẫn lộn giữa những nhà chính trị gia lãnh đạo Nauy và những gương mặt nổi tiếng, cả tôi và anh Hội Trưởng đều có cảm nhận là nơi đây, mọi người dù quyền cao chức trọng hay vô danh tiểu tốt đều được đối xử như nhau. Rất đáng để các nhà lãnh đạo nước ta học hỏi.

Còn 5 phút nữa thôi thì buổi lễ sẽ bắt đầu. Chúng tôi trở lại hội trường và tôi vô cùng xúc động khi thấy tấm hình của nhà ly khai Lưu Hiểu Ba đang được treo lên trang trọng giữa hội trường, nơi 7 chiếc ghế được dành cho sáu người trong Uỷ Ban Trao Giải Nobel Hoà Bình và người đoạt giải.

Thêm hai chiếc ghế danh dự dành cho nhà vua và hoàng hậu Nauy.

Mọi người vào chỗ, cả hội trường hầu như không còn chỗ trống.

Uỷ ban trao giải Nobel Hòa Bình từ từ tiến vào chỗ ngồi trong tràng pháo tay không dứt của những người tham dự.

Marita Kvarving Sølberg mở đầu buổi lễ trao giải với giọng ca ngọt ngào làm lắng lòng người nghe với bài nhạc «solveigs sang»

Thorbjørn Jagland, chủ tịch Ủy Ban Nobel Hoà Bình bắt đầu bài phát biểu của mình trong không khí vô cùng nghiêm trang của thính giả. Sau khi tuyên bố giải thưởng được trao về nhà đấu tranh dân chủ Lưu Hiểu Ba và lý do Ủy Ban trao giải này cho ông, Jagland đã xin lỗi rằng người được đón nhận vinh dự hôm nay không thể có mặt ngày hôm nay, ông đang bị giam giữ tại nhà tù phía Đông bắc Trung Quốc, cả vợ và người thân của ông cũng không thể có mặt. Do đó hôm nay sẽ không có nghi lễ trao huy chuơng và bằng danh dự tại đây.

Ông Jagland cũng nhấn mạnh rằng: chỉ việc này thôi cũng đã cho thấy sự cần thiết và thích hợp của giải Nobel Hoà Bình năm nay. Và ông chúc mừng ông Lưu Hiểu Ba.

Chiếc ghế trống dành cho người đoạt giải!

Đây là lần đầu tiên trong 65 năm qua của giải Nobel Hoà Bình mà chiếc ghế của người nhận giải phải bỏ trống. Trong bài phát biểu của mình, ông Jagland đã nhắc lại nhiều trường hợp những người đoạt giải trước đây cũng bị ngăn cản không cho đến dự như Carl von Ossietzky- năm 1935, Andrej Sakharov năm 1975, Lech Walesa- năm1983, Aung San Suu Kyi -năm 1991.

Ông Jagland cũng nhấn mạnh là những giải thưởng Nobel này không hề có ý muốn xúc phạm bất cứ ai, mà Uỷ Ban Nobel chỉ muốn truyền tải thông điệp về mối liên hệ giữa nhân quyền, dân chủ và hoà bình. Những giải thưởng nhắc cho chúng ta nhớ rằng những giá trị mà phần lớn trên thế giới có được là nhờ sự đấu tranh của những người đã hy sinh rất nhiều. Họ làm vì người khác và ông Lưu Hiểu Ba là người xứng đáng được sự ủng hộ của chúng ta.

Ông Lưu cũng nhờ vợ mình nói lại là ông muốn dành giải thưởng năm nay cho những linh hồn đã hy sinh trong trận Thiên An Môn ngày 4.tháng 6, năm 1989. Và uỷ ban Nobel rất vui được làm theo ý ông.

Tôi lắng nghe Jagland và thầm ngưỡng mộ khi ông nói về giá trị đích thực của mối quan hệ hòa bình thật sự giữa các quốc gia với nhau không thể được tạo ra nếu thiếu yếu tố nhân quyền và dân chủ. Về sự thiếu quân bằng khi phát triển kinh tế mà thiếu tự do ngôn luận sẽ chỉ làm gia tăng tham nhũng và thói kiêu ngạo quyền lực. Ông cho rằng mỗi bộ máy quyền lực phải được cân bằng bằng sự kiểm soát từ nhân dân, tự do truyền thông và quyền chỉ trích của mỗi cá nhân.

Jagland cũng nêu rằng Trung Quốc đã ký kết một số phê chuẩn của Liên Hiệp Quốc và ILOs về nhân quyền. Điều thú vị là Trung Quốc đã chấp nhận cơ chế giải quyết xung đột siêu quốc gia trong WTO.

Ông còn nêu: “Hiến pháp của Trung Quốc bảo vệ các quyền cơ bản của con người. Điều 35 của hiến pháp để rằng: "Công dân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp và tự do hội họp, tự do biểu tình ." Điều 41 bắt đầu bằng:"công dân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền chỉ trích và nêu quan điểm của họ trên bất kỳ cơ quan nhà nước và bất kỳ người đại diện chính phủ nào ".

Dựa trên tất cả những điều này thì Lưu Hiểu Ba hoàn toàn vô tội. Ông không làm điều gì sai trái, chỉ xử dụng quyền công dân của mình mà thôi. Và ngược lại chính phủ Trung Quốc đang làm ngược lại những gì mình đã cam kết.

Kết thúc bài phát biểu của mình, ông Jagland đặt huy chuơng và bằng danh dự vào chiếc ghế trống dành cho người thắng giải.

Những tràng pháo tay vang dội cả trong lúc Jagland phát biểu và sau khi ông kết thúc.

Tôi chưa từng được nghe bài phát biểu nào hay đến thế. Cả hội trường như cùng òa vỡ trong những tràng pháo tay không ngớt.

Nhạc lại trỗi lên. Lynn Chang với tiếng violin êm dịu và réo rắt như muốn đưa những thông điệp này đến xa hơn, cao hơn.

Khán phòng lại im phăng phắc khi Liv Ullmann đọc bài viết của ông Lưu Hiểu ba «I Have No Emies.My Final Statement».

Tôi không thể nhớ hết được cả bài nhưng tôi nhớ nhất là ông đã luôn lấy tình yêu thương để đáp lại những đàn áp, bất công mình phải gánh chịu, ông không hề mang thù hận trong lòng mà chỉ mang một tình yêu quê hương tha thiết với ước muốn cho một Trung Quốc tốt đẹp hơn. Một bài viết làm cả khán phòng vô cùng xúc động. Tôi thích nhất điều ông viết rằng không có quyền lực nào có thể ngăn cản nổi khát vọng vươn đến tự do, khi người ta ngăn cản quyền tự do cũng là lúc người ta chà đạp quyền làm người và che giấu sự đi sự thật. Nươc mắt tôi rơi không kềm được và xung quanh nhiều người cũng đưa tay lau mắt. Hơn bao giờ hết tôi cảm nhận được giá trị của giải Nobel năm nay và cảm nhận được sự xứng đáng của người nhận giải. Từ giây phút này, ông đã trở thành một thần tuợng của tôi.

Sau bài viết đầy xúc đông của chính người đoạt giải. Ca đoàn thiếu nhi của Den Norske Opera og Ballett đã hoàn thành nguyện uớc của ông với nhiều bài hát. Ông Lưu Hiểu Ba đã nhờ người truyền đạt lại uớc muốn này đến ban tổ chức. Ông ao uớc sẽ có một ca đoàn thiếu nhi hát trong lễ trao giải của ông, vì đối với ông, thiếu nhi là thế hệ tuợng trưng cho tuơng lai. Ông luôn mong muốn một tuơng lai tốt đẹp hơn cho TQ nói riêng và mọi người nói chung nên ông rất chú trọng vào thế hệ mai sau.

Buổi lễ đã kết thúc, nhưng những tràng pháo tay vang mãi. Một buổi lễ trao giải Nobel lịch sử. Tôi thấy mình thật may mắn và vinh dự được chứng kiến và tham dự cho sự kiện trọng đại và ý nghĩa như hôm nay. Và không khỏi hãnh diện khi mình được là một trong những người đại diện cho cộng đồng người Việt ở Nauy có mặt nơi đây để thể hiện sự ủng hộ và biết ơn nhà đấu tranh dân chủ Lưu Hiểu Ba. Trong khi đại sứ quán Việt Nam tại Nauy từ chối tham gia thì tôi mong rằng sự hiện diện của mình sẽ nói thay cho sự ủng hộ của bao người Việt ở hải ngoại cũng như trong nuớc đối với giải Nobel này.

Khán phòng thưa dần nhưng chiếc ghế trống vẫn giữ buớc chân tôi ở lại. Tôi đến gần hơn và tự hỏi

cả thế giới sẽ nghĩ gì khi nhìn vào chiếc ghế trống ấy ?

Riêng tôi, trong lúc nhìn vào chiếc ghế trống, tôi cảm thấy rất lòng. Đau lòng khi nghĩ đến ông Lưu Hiểu Ba và những người đã hy sinh hay vẫn trong vòng tù tội chỉ vì họ nói lên niềm khao khát tự do và một tương lai tốt đẹp hơn, chỉ vì họ hy sinh quên bản thân mình để mong muốn mang lại một sự thay đổi tốt hơn cho đất nước cho dân tộc mình, chỉ vì họ muốn quyền làm người phải thực sự được tôn trọng. Tôi đau lòng vì tôi nhìn thấy một chính quyền Trung Quốc độc tài mù quáng. Thay vì song song với việc phát triển kinh tế, họ phải quan tâm hơn, bảo vệ quyền lợi của người dân, nhưng ngược lại, Trung Quốc đang chà đạp những giá trị đích thực để đem đến sự hùng mạnh cho một quốc gia. Tôi đau lòng vì khi một quốc gia tiêu cực như thế, cả thế giới này cũng bị ảnh hưởng dù ít dù nhiều. Và tôi đau lòng hơn khi biết rằng hiện trạng quê huơng mình cũng không hơn gì so với Trung Quốc.

Nhưng chiếc ghế trống cũng mang lại cho tôi cảm giác hạnh phúc. Đó là tôi biết rằng những hy sinh lớn lao của những người không mệt mỏi đấu tranh cho nhân quyền, tự do dân chủ không bị mai một hay quên lãng. Những hy sinh đó vẫn được cả thế giới tâm. Bốn bức tường của nhà tù không đủ để ngăn cản sự đồng cảm và chia sẻ giữa những người đang hiện diện nơi này với những người đang mòn mõi trong chốn lao tù.

Chiếc ghế trống còn cho tôi hy vọng. Hy vọng về những điều tốt đẹp mà bao người đang hy sinh rất nhiều để đạt đến. Hy vọng rằng một ngày nào đó một trong những nhà đấu tranh dân chủ Việt Nam cũng sẽ có được vinh dự ngồi vào chiếc ghế trống ấy.

Hôm nay là một ngày ý nghĩa nhất trong đời tôi.

Oslo 10.12.2010.

Nguyệt Minh.

Diễn Văn Của Chủ Tịch Ủy Ban Nobel NaUy



Ông Thorbjorn Jagland đọc diễn văn ca ngợi ông Lưu Hiểu Ba.

Tại lễ trao giải Nobel hòa bình hôm nay ở Oslo, chủ tịch ủy ban Nobel Na Uy, Thorbjorn Jagland, đã đọc bài diễn văn dài ca ngợi nhà đối kháng Trung Quốc Lưu Hiểu Ba.

Chúng tôi lấy làm tiếc là người được giải không có mặt ở đây ngày hôm nay. Ông đang bị cô lập trong một nhà tù ở đông bắc Trung Quốc. Vợ của ông, bà Lưu Hà, hay những người họ hàng gần nhất cũng không thể có mặt ở đây. Riêng điều này chứng tỏ giải thưởng là cần thiết và phù hợp.
Trước đây đã có những trường hợp khi người được giải bị ngăn tham dự lễ. Điều này thực tế xảy ra với nhiều giải thưởng mà ánh sáng lịch sử cho thấy chúng mang tính quan trọng và vinh dự nhất.

Trước đây đã có những trường hợp khi người được giải bị ngăn tham dự lễ. Điều này thực tế xảy ra với nhiều giải thưởng mà ánh sáng lịch sử cho thấy chúng mang tính quan trọng và vinh dự nhất.

Nhiều rắc rối xảy ra năm 1935, khi Ủy ban trao giải cho Carl von Ossietzky. Hitler phẫn nộ và cấm mọi công dân Đức nhận bất kỳ giải Nobel nào. Ông Ossietzky đã không tới Oslo và qua đời hơn một năm sau đó.

Cũng có phẫn nộ đáng kể ở Moscow khi Andrej Sakharov nhận giải năm 1975. Ông cũng không được phép tự mình nhận giải. Ông đã cử vợ của mình. Chuyện này cũng xảy ra cho Lech Walesa năm 1983. Chính quyền Miến Điện giận dữ khi bà Aung San Suu Khi nhận giải năm 1991. Một lần nữa, người được giải không thể tới Oslo.

Năm 2003, bà Shirin Ebadi nhận giải Nobel Hòa bình. Bà đã đến. Có nhiều điều có thể nói về phản ứng của giới chức Iran, nhưng vị Đại sứ Iran đã có mặt ở buổi lễ.
Mục đích của những giải thưởng này dĩ nhiên không phải để gây mất lòng ai. Ý định của Ủy ban Nobel là nói về quan hệ giữa nhân quyền, dân chủ và hòa bình. Và cần nhắc nhở thế giới rằng những quyền mà ngày nay con người được hưởng rộng rãi là nhờ những người chấp nhận rủi ro mà chiến đấu và giành được chúng. Họ đã làm vì người khác. Vì thế Lưu Hiểu Ba xứng đáng được chúng ta ủng hộ.

Công an bên ngoài nhà của vợ ông Lưu Hiểu Ba

Mặc dù không thành viên nào của Ủy ban đã từng gặp ông Lưu, chúng tôi cảm thấy mình biết ông. Chúng tôi đã quan sát ông kỹ lưỡng trong thời gian dài.
Ngày 4/6/1989, ông và bạn bè cố gắng ngăn chặn xung đột giữa quân đội và sinh viên. Ông chỉ thành công phần nào. Nhiều người đã chết, mà đa số ở ngoài Quảng trường Thiên An Môn.
Ông Lưu nói với vợ rằng ông muốn dành Giải Hòa bình năm nay cho "những linh hồn đã khuất từ ngày 4/6". Chúng tôi rất vui làm theo tâm nguyện của ông.
Trong lịch sử thế giới, hầu như chưa có đại cường nào đạt tăng trưởng nhanh trong suốt thời gian dài như Trung Quốc.
Thành công kinh tế đã đưa hàng trăm triệu người Trung Quốc thoát khỏi cái nghèo. Trung Quốc cần được khen ngợi vì việc giảm số người nghèo trên thế giới. Ở một mức độ nhất định, ta có thể nói Trung Quốc, với 1.3 tỉ dân, đang mang số phận nhân loại trên vai.
Nhiều người sẽ hỏi liệu điểm yếu của Trung Quốc có chứng tỏ qua nhu cầu bỏ tù một người 11 năm chỉ vì nói lên ý kiến về cách cai trị đất nước.
Nếu đất nước này có thể phát triển nền kinh tế thị trường xã hội với đầy đủ quyền dân sự, điều này sẽ có ảnh hưởng vô cùng tích cực cho thế giới. Nếu không, có nguy cơ xảy ra khủng hoảng xã hội và kinh tế tại đất nước này, với hậu quả tiêu cực cho tất cả chúng ta.
Nhiều người sẽ hỏi liệu điểm yếu của Trung Quốc - bất chấp sức mạnh đất nước này đang biểu lộ - có chứng tỏ qua nhu cầu bỏ tù một người 11 năm chỉ vì nói lên ý kiến về cách cai trị đất nước.
Điểm yếu này thể hiện qua bản án cho ông Lưu, với cáo buộc ông truyền bá ý tưởng qua internet. Nhưng những ai lo ngại tiến bộ công nghệ có lý do để sợ tương lai. Công nghệ thông tin không thể bị xóa bỏ. Nó sẽ tiếp tục mở cửa xã hội.
Câu trả lời từ nhà chức trách Trung Quốc là nói rằng giải thưởng năm nay làm nhục Trung Quốc và dành cho ông Lưu mọi kiểu mô tả xúc phạm. Lịch sử cho thấy nhiều lãnh đạo chính trị lợi dụng tình cảm dân tộc chủ nghĩa và lên án những người mang quan điểm đối lập.
Điều này đôi khi xảy ra nhân danh dân chủ và tự do, nhưng gần như lúc nào cũng đem lại hậu quả bi kịch.

Chúng ta nhận ra điều này qua ngôn ngữ đấu tranh chống khủng bố: "Mày chỉ có thể theo ta hoặc chống lại ta." Những biện pháp phi dân chủ như tra tấn và cầm tù không bản án đã được dùng nhân danh tự do. Nó chỉ khiến thế giới thêm chia rẽ và gây hại cho cuộc chiến chống khủng bố.

Chúng tôi chúc mừng ông Lưu Hiểu Ba về Giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2010. Quan điểm của ông về lâu dài sẽ giúp Trung Quốc mạnh hơn. Chúng tôi gửi đến ông và Trung Quốc lời chúc tốt đẹp nhất cho những năm sắp tới.

tirsdag 7. desember 2010

Kỷ Niệm Ngày Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền



Kỷ Niệm Ngày Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.

Kính thưa Quí Vị, cùng các Anh Chị Em tranh đấu cho Nhân quyền và Dân Chủ Việt-Nam.

Ngày 10-12-2010 thế giới long trọng kỷ niệm Ngày Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc ra đời cách đây 62 năm. Những năm qua, Nhân quyền đã có những bước cải thiện đáng kể tại nhiều quốc gia, nhất là sau khi Liên Sô và Đông Âu sụp đổ.

Trong khi đó tại Việt Nam, bộ chính trị đảng cộng sản Việt-Nam liên tục vi phạm trầm trọng và đàn áp có hệ thống những quyền cơ bản nhất của nhân dân ta:
- ra lệnh bịt miệng, bắt giam những ai lên tiếng đòi Nhân quyền, Nhân phẩm, Tự do, Dân chủ.

- sách nhiễu, hãm hại những ai tố cáo tham nhũng hay phê bình đường lối giáo dục lỗi thời phi nhân bản hay phơi bầy mặt trái những chính sách phát triển kinh tế sai lầm làm thất thoát hàng chục ngàn tỷ đồng của nhân dân, điển hình mới đây nhất là vụ phá sản của tập đoàn đóng tầu nhà nước Vinashin.

- trấn áp những người yêu nước chống Trung quốc xâm lăng Hoàng Sa - Trường Sa, phản biện khai thác lợi bất cập hại bauxite ở Cao nguyên Trung phần, chỉ trích cho thuê rừng đầu nguồn làm nguy hại đến việc phòng thủ quốc gia.
Dân tộc ta không còn thể nào ngồi yên chịu đựng được nữa lối cai trị độc đoán của bộ chính trị đảng cộng sản Việt-Nam. Người dân Việt Nam đang đứng lên tranh đấu, người trước kẻ sau, càng ngày càng đông.

Chúng tôi xin gửi đến Quí Vị và các Anh Chị Em đang dấn thân cho lý tưởng Tự do - Dân chủ bản lên tiếng chung nhân kỷ niệm lần thứ 62 của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 10-12-2010 để xin Quí Vị cùng các Anh Chị Em ký thông qua nhằm minh định rõ lập trường của Phong trào Đấu tranh Bất bạo động cho Nhân quyền và Dân chủ Việt-Nam trước toàn thể đồng bào trong - ngoài nước và trước quốc tế.

Đại diện ban vận động.
Bs Nguyễn Đan Quế.

TRONG ĐIỀU KIỆN CHO PHÉP XIN CHUYỂN KHẨN TRƯƠNG THÔNG TIN NÀY ĐẾN QUÝ ĐỒNG BÀO TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC.

Lời kêu gọi của Linh Mục Aug. Phạm Sơn Hà

THỈNH NGUYỆN THƯ.

Kính gởi:

Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc, Quốc Hội Hoa Kỳ, Nghị Viện Âu Châu, Quốc Hội Úc, Quốc Hội Canada, Các Cơ Quan Ngôn Luận Toàn Cầu, Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF), Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch), Các Cơ Quan Truyền Thông Thế Giới; Nhà Nước CHXHCN Việt Nam; Quý Bà và Quý Ông quan tâm.

Chúng tôi ký tên thỉnh nguyện thư này trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn nhà cầm quyền Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thi hành chiến dịch trù dập tôn giáo và hăm doạ đối với các chư tăng và những người ủng hộ chùa Kim Quang tại thành phố Huế.
Chùa Kim Quang, toạ lạc tại địa chỉ số 18 đường Duy Tân, Phường An Cựu, thành phố Huế, là một ngôi chùa cổ 150 năm đang cần trùng tu cấp bách sau nhiều năm tháng chịu ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt. Việc trùng tu của chùa rất cần thiết cho sự tu học của các chư tăng và người dân địa phương trước khi giông tố mùa đông kéo đến.

Vào lúc 3 giờ chiều ngày 29 tháng 9, 2010, trong khi các chư tăng đang chuẩn bị cho việc trùng tu tại chùa Kim Quang, hơn 30 công an và cán bộ địa phương đã xông vào chùa và hạch hỏi tăng chúng trong chùa về việc trùng tu. Ngay sau khi công an và các cán bộ rời khỏi chùa, bọn chúng đã ngăn chặn các lối đi vào chùa và không cho các thợ xây dựng mang vật liệu xây dựng vào chùa.. Thêm vào đó, công an thường xuyên xông vào chùa vào ban đêm và phá rối việc tu hành của chư tăng.

Vào 8:30 sáng ngày 16 tháng 10, 2010, hàng trăm công an và cán bộ, dưới sự chỉ đạo của Hội Đồng Nhân Dân phường An Cựu, đã xông vào chùa Kim Quang và bắt giữ các công nhân xây dựng đem về đồn. Công an cũng đã cưỡng chiếm các đồ nghề từ tay những người thợ xây này và phá hủy các giàn giá xây nhà. Trong khi công an đang cướp đồ nghề xây dựng chùa, một nhóm cán bộ đã mắng chửi các chư tăng thậm tệ. Công an đã phong tỏa các khu vực quanh chùa và đe dọa các Thầy và những người ủng hộ đã đến cứu giúp chùa Kim Quang. Công an còn đe doạ các thợ xây dựng và đã ép họ phải ký tên vào một văn bản cam kết sẽ không giúp chùa nữa.

Kể từ ngày xảy ra 2 sự kiện ở trên, nhà chức trách địa phương đã gia tăng chiến dịch ngăn cấm việc trùng tu chùa Kim Quang - vừa cả trên mức độ bạo lực và chiến thuật hăm doạ, mà không có dấu hiệu ngưng nghĩ. Chư Tăng và Phật tử chùa Kim Quang đang phải sinh hoạt trong những điều kiện vô cùng nguy hiểm trong lúc phải chịu những sự sách nhiễu hàng ngày từ phía công an.

Liên Hiệp Quốc đã rõ ràng nhận định quyền tự do tôn giáo ở Điều 18 trong Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Hoàn Vũ (UDHR). Lời Phi Lộ của bản UDHR còn tuyên bố rằng tất cả mọi người đều được thừa hưởng quyền tự do khỏi những sự sợ hãi và áp bức. Do vậy, chúng tôi thúc đẩy quý vị phải:

1. Chấm dứt ngay lập tức và vô điều kiện chiến dịch trù dập đối với Tăng chúng và ủng hộ viên của chùa Kim Quang
2. Cho phép Tăng chúng trùng tu chùa Kim Quang để Tăng chúng và Phật tử có một nơi an toàn và trang nghiêm để tu tập.
3. Chấm dứt sự phong toả tại và quanh chùa Kim Quang và cho phép vật liệu xây dựng cũng như các ủng hộ viên có thể vào chùa.

Chúng tôi xin cảm ơn quý vị đã bỏ thời gian và sự quan tâm của quý vị đến vấn đề vô cùng nghiêm trọng này.

Thành Kính.

Xin Quý Vị cho 1 chữ ký, ủng hộ chùa Kim Quang tại thành phố Huế và bênh vực các chư tăng của Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất:

http://www.petitiononline.com/llcskqt/petition.html

Xin thành thật cám ơn Quý vị. Kính chúc Quý Vị luôn an bình, Ơn Trên và dồi dào sức khỏe.

Kính thư

Lm. Augustinô Phạm Sơn Hà OSB

mandag 6. desember 2010

Đọc Chuyện Người Rồi Ngẫm Ðến Ta



Đọc Chuyện Người Rồi Ngẫm Ðến Ta.

Tác giả Bá Dương, là nhà báo, nhà văn, nhà thơ và là sử gia, sinh năm 1920, chạy sang Đài Loan năm 1949, ở tù 10 năm vì các bài viết bị xem là phạm thượng. Ra tù ông đi diễn thuyết về hiện tượng Người Trung Hoa Xấu Xí. Cuốn sách gồm những bài nói chuyện của ông và của những người tranh luận với ông. Có người cho rằng nếu không đọc được sách của Bá Dương là một sự thiệt thòi lớn. Sách hấp dẫn hơn chuyện chưởng của Kim Dung vì nó khiến thiên hạ phải đọc người rồi ngẫm đến ta. Thấy sao nó giống dữ vậy. Giống dễ sợ. Theo ông, văn hoá Trung Hoa đã biến thành một đầm nước chết, càng lâu càng thối, thành một vại tương rồi. Đăc tính rõ nhất của người Trung Hoa là dơ bẩn, hỗn loạn, ồn ào. Có nhiều nơi, nếu người Trung Hoa đến ở là những người khác dọn đi.

Bất kỳ ở chân trời góc biển nào hễ có người Trung Hoa là có cắn xé nhau. Mỗi người Trung Hoa đều là một con rồng, nói năng vanh vách, cứ như là ở bên trên chỉ cần thổi một cái là tắt được mặt trời, ở dưới thì tài trị quốc bình thiên hạ có dư. Nhưng nếu ba người Trung Hoa họp lại với nhau, ba con rồng này lại biến thành một con heo, một con giòi. Người Trung Hoa vĩnh viễn không đoàn kết được. Mỗi người lại còn có đầy đủ lý do để có thể viết một quyển sách nói tai sao họ lại không đoàn kết. Bất cứ xã hội người Hoa nào it nhất cũng phải có 365 phe phái tìm cách tiêu diệt lẫn nhau. Họ chưa biết tầm quan trọng của sự hợp tác; nhưng họ có thể viết ngay cho anh xem một quyển sách nói tại sao cần phải đoàn kết, hay ho đến Thượng Đế cũng có thể khóc được. Những thói xấu đó đã thâm căn cố đế. Cái loại triết học xâu xé nhau đó lại đẻ ra nơi chúng ta một hành vi đặc thù khác: chết cũng không chịu nhận lỗi. Họ thích nói khoác, nói suông, nói dối, nói láo, nói những lời độc địa. Hễ cứ có dính đến lập trường chính trị hay tranh quyền đoạt lợi là những lời nói độc địa sẽ được tuôn ra vô hạn định.

Người Hoa sợ sệt đủ mọi thứ trên đờì. Cái não trạng hãi sợ này đã nuôi dưỡng bao nhiêu bạo chúa, làm tổ ấm cho bao nhiêu bạo quan. Vì vậy bạo chúa, bạo quan không bao giờ bị tiêu diệt, và đã biến dân tộc Trung Hoa thành một dân tộc hèn mọn. Sức tưởng tượng, óc suy xét, tư tưởng của giới trí thức bị bóp chết, xơ cứng. Trong 4000 năm, từ Khổng Tử trở đi, không còn có một nhà tư tưởng nào lớn nữa. Cái hũ tương văn hoá, cái hũ tương thối làm cho người Trung Hoa xấu xí, không thể dùng tư tưởng của mình giải quyết, phải bắt chước, phải dùng cái tư tưởng của kẻ khác; lớn lên trong tham ô, hỗn loạn, chiến tranh, giết chóc, bần cùng, cho nên chẳng bao giờ có cảm giác an toàn, lúc nào cũng hoảng hốt, lo âu. Trung Hoa diện tích rộng thế, lâu đời thế mà người Hoa lại có một tâm địa thật hẹp hòi, không muốn ai hơn mình. Phải chăng Thượng Đế đã phú cho chúng ta có một nội tâm xấu xa?

Trên đây là những đoạn trích các ý tưởng trong sách của nhà báo Bá Dương. Ai cũng biết, gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Hơn một ngàn năm bị đô hộ, lại sống sát nách một kẻ như thế, chẳng lẽ ta gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn? Họ sao ta vậy hay ta tệ hơn thì chẳng có gì lạ cả. Hơn nữa, mỗi dân tộc có mỗi bệnh trạng xã hội. Bệnh trạng của ta cộng thêm bệnh trạng của anh bạn láng giềng thì chắc phải hết thuốc chữa; hèn gì nước ta lúc nào cũng loay hoay như gà mắc đẻ, lệt bệt đi sau hửi đít thiên hạ. Nếu văn hoá Trung Hoa đã biến thành một cái hũ tương thối thì văn hoá ta là cái hũ gì? Hũ vàng hay là hũ mắm thối? Còn Người VN ra sao? Thử nhìn thoáng vào gương xem.

Trong cuốn Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim có đoạn tả tính tình người VN trước năm 1930 như sau: Về đàng trí tuệ và tính tình, thì người VN có cả các tính tốt và các tính xấu. Đại khái thì trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu, lấy sự nhân nghĩa, lễ, trí, tín làm năm đạo thường cho sự ăn ở. Tuy vậy cũng có hay tính tinh vặt, cũng có khi quỷ quyệt, và hay bài bác chế nhạo. Thường thì nhút nhát, hay khiếp sợ và muốn sự hoà bình nhưng mà đi trận mạc thì cũng có can đảm, biết giữ kỹ luật. Tâm điạ thì nông nổi, hay làm liều, không kiên nhẫn, hay khoe khoang, và ưa trang hoàng bề ngoài, hiếu danh vọng, thích chơi bời, mê cờ bạc. Hay tin ma, tin quỷ, sùng sự lễ bái nhưng mà vẫn không nhiệt tin tôn giáo nào cả. Kiêu ngạo và hay nói khoác, nhưng có lòng nhân, biết thương người và hay nhớ ơn. Đàn bà thì hay làm lụng và hay đảm đang, khéo chân, khéo tay, làm được đủ moi việc mà lại biết lấy việc gia đạo làm trọng, hết lòng chiều chồng, nuôi con,thường giữ được các đức tính rất quý là tiết, nghĩa, cần, kiệm.

Với mẫu người nói trên và nếu cho rằng, văn hoá là sinh hoạt, ta không hiểu văn hoá ta là văn hoá gì, lại có thể sinh ra một tay gian hùng nhưng rất thành công như Trần Thủ Độ. Việt Nam Sử Lược của học gỉả Trần Trọng Kim cho biết, vì cốt gây dựng cơ nghiệp cho nhà Trần, dù tàn bạo đến đâu Trần Thủ Độ cũng làm cho được. Ông đã chôn sống cả giòng họ Lý. Trước đó, Trần Thủ Độ nói với vua Lý Huệ Tông, tuy đã bỏ ngôi vua, xuất gia đi tu, môt câu để đời “nhổ cỏ thì phải nhổ cả rể cái”. Trong khi đó, Nguyễn Trãi, đại công thần của vua Lê Lợi, thảo ra Bình Ngô Đại Cáo, môt bản văn chương giá trị, và là tác gỉả câu đầy tình người 'Thương người như thể thương thân', trong tập Gia Huấn Ca, thì lại bị giết cả họ vì bị kết tội là dùng người thiếp đẹp và giỏi thơ, Nguyễn Thị Lộ, để mưu hại nhà vua.

Trong cuốn Từ Thực Dân Đến Cộng Sản, tác giả Hoàng văn Chí cho biết, vào những năm 1954 và 1956, khi Cộng Sản Việt Nam đem chiến thuật «Cải Cách Ruộng Đất» của Mao Trạch Đông, áp dụng tại Bắc Việt, mới thấy người mình sao lại có đầu óc nô lệ dữ vậy. Đúng như cụ Trần Trọng Kim phê bình: «Từ tư tưởng cho chí công việc làm, điều gì mình cũng lấy Tàu làm gương. Hễ ai bắt chước được Tàu là giỏi, không bắt chước được là dở». Mà theo Bá Dương, Trung Hoa hiện tại còn là một nước dã man nguyên thuỷ, thì việc Cộng Sản Việt Nam đưa ra phương châm: “thà sai hơn là bỏ sót” trong khi phát động chiến dịch long trời lở đất nói trên cũng là điều hiển nhiên thôi. Ở các nước văn minh thì khác. Nguyên tắc luật pháp của CSVN là: thà bắt lầm hơn tha lầm.

Mặt khác, trên sân khấu chình trị nước ta có một “diễn viên kỳ tài”, chữ của nhà văn Vũ Thư Hiên khi nói về Hồ Chí Minh, một người làm cách mạng chuyên nghiệp, được huấn luyện tại Nga, tên thật là Nguyễn Sinh Cung. Ông tiến, ông thoái, khi hai bước, khi ba bước, khi khóc, khi cười, khi ôm hôn thắm thiết, biến ảo khôn lường. Cả thế giới đều nghe danh ông. Cho đến nay chưa ai biết rõ «con đường bác đi». Theo giáo sư Nga Anatoli Sokolov, chuyên viên Liên Sô về Việt Nam Học, tại Trung Tâm Nghiên Cứu Đông Phương ở Mạc Tư Khoa, trong cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh, ông có trên 150 bí danh. Để cho «chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới» ông sẵn sàng mua chiến thắng đó «dẫu phải đốt sạch cả dãy Trường Sơn» hay phải «đánh Mỹ đến người VN cuối cùng». Không hiểu khí thiêng sông núi VN thế nào mà lại có thể sinh ra một con ngươi kỳ dị như vậy? Chính ông đã gây ra bao cuộc bể dâu, chết chóc.

Hồi thập niên 60, có bài Tâm Ca Số Năm của Phạm Duy mang tên Để Lại Cho Em nói lên thực tế của đất nước: «Bây giờ chỉ còn là một mảnh đất bị chia cắt, cày xới lên bởi bom đạn. Hận thù nhân danh chủ nghĩa, bạo lực vênh vang bề thế»; và «Đường về tương lai nghẽn lối». Thế hệ đàn anh chỉ đề lại «những giả dối, đê hèn, và vụng dại». Bài hát lưu hành ở miền Nam rồi rơi vào quên lãng, bị át bởi tiếng xe tăng, máy bay, hoả tiển, AK, M16. Vũ khí này được cung cấp bởi các nước đồng minh của hai miền Nam Bắc. Đó là hệ quả của việc tìm đường cứu nước của bậc tiền bối. Kẻ đi Tàu, đi Nga, ngưòi đi Tây, đi Nhật, đi Mỹ. Ai cũng cho là thuốc mình mang về là thuốc tiên; nhưng vì muốn độc quyền trị nước nên VN thành nơi thử lửa cuộc chiến tranh lạnh. Nước ta hết nạn hủ nho, thì đến nạn hủ Marx, hủ Mao. «Tôi không có tư tưởng ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác Lê Nin ». Hồ Chí Minh đã khẳng định như thế (1).

Trong ba mươi năm nội chiến từng ngày, nửa nước từ con sông Bến Hải trở ra Bắc theo Nga, theo Tàu; nửa nước phía Nam chống lại bằng dựa vào Tây, vào Mỹ. Cuối cùng miền Nam sụm vì đỡ hoài thì ắt có ngày bị đánh gục. Lại nữa, Hoa K ỳ rút lời cam kết, ngưng viện trợ. Chỉ nội hai tháng 03 và 04 năm 1975, cả một chế độ tan tành. Khôn sống, mống chết. Tướng tá cao chạy xa bay, tìm đường thoát thân. Trong lúc trời đất nổi cơn gió bụi mới thấy nhân tài, khôn lanh thì nhiều như lá mùa Thu, còn tuấn kiệt thì như sao mai buổi sớm. Có bao nhiêu người đứng lại chịu chết, chịu tù, chịu nhục, chịu chia sẻ với thuộc cấp? Anh hùng tất phải hiếm. Điều đó dễ hiểu. Nhưng đâu rồi câu hát “Dân ta hằng anh dũng, dân ta vẫn oai hùng, dân ta dù nguy biến không nao”?

Ngày 30/04/1975 là ngày phơi bày rõ ràng, sau khi chiếm Sài Gòn, nhà cầm quyền Cộng Sản tìm cách tiêu diệt các thành phần tinh nhuệ bằng học tập cải tạo và vơ vét, cướp bóc tài sản của miền Nam một cách có hệ thống bằng hai chữ quản lý. Họ lại đốt sách báo và cấm lưu trữ các sản phẩm văn hoá cũ như thời Tần Thuỷ Hoàng. Họ cố xoá bỏ căn cước của dân miền Nam. Dân miền này không thấy được giải phóng mà thấy mình là dân bị trị, bị người anh em làm nhục, trả thù vì thế mới có chuyện người Việt dù chết vẫn tìm cách lao đầu ra biển, làm mồi cho hải tặc, cho sóng dữ. Đến ngay «cả cái cột đèn nếu biết đi cũng còn muốn bỏ nước ra đi».

Phan Thanh Tâm.

Lột Trần Chế Độ Cộng Sản



Lột Trần Chế Độ Cộng Sản.

Đối với thế giới, uy tín của chính quyền cộng sản Việt Nam đã mất từ lâu, mất một phần khi xảy ra cuộc chiếm đóng Cambodia, mất toàn phần khi làn sóng thuyền nhân tràn lên các đại dương và xác chết của họ trôi khắp bãi bờ các quốc gia khác.

Với dân chúng trong nước, giờ đây họ thôi là nhà cầm quyền vĩ đại. Bởi sự thoát đồng đã xảy ra từ rất lâu, họ thôi là thượng đế và dân chúng thôi là những con nộm bị điều khiển bằng thứ tôn giáo do kẻ cầm quyền sáng tác. Dân chúng đã nhìn rõ bản mặt của họ: những con vật đi bằng hai chân, những con vật tham tàn, những con vật đang run sợ vì sự tham tàn của chúng không còn được bóng tối che đậy.

Nhà cầm quyền Hà Nội lúc này chỉ còn tin vào nòng súng. Nhưng bất kì kẻ cầm súng nào cũng có lúc chết vì chính thứ vũ khí mà họ sử dụng. Bởi vì, chẳng có thứ vũ khí nào tự động nhả đạn. Vũ khí nào cũng cần bàn tay của con người, dù là bàn tay bấm nút chiến tranh hạt nhân hay bàn tay cầm dao găm, súng lục. Khi con người đã nhìn rõ sự thật, khi họ không còn bị huyễn hoặc bởi các trò mị dân, khi họ hiểu họ là ai và họ có thể làm chủ số phận của họ bằng cách nào, lúc ấy, các nòng súng sẽ đổi hướng.

Tiếng nhạc ầm ĩ trong ngày hội “Ngàn năm Thăng Long” hẳn đã át đi tiếng nức nở của trên năm mươi gia đình nạn nhân chết vì bão lụt ở miền Trung. Các quan chức Hà Nội không bỏ ra một nửa giây để tưởng niệm những kẻ xấu số. Họ quên. Cũng như họ đã từng quên những người dân đánh cá tỉnh Thanh bị giặc Tầu giết ngoài khơi, như họ quên các chiến sĩ đã bỏ mình trên biên giới vào cuộc chiến tranh năm 1979.

Họ quên và họ quên. Vậy họ nhớ điều gì?

Khi con gái họ có nhu cầu mua một chiếc váy cưới xấp xỉ 200.000 euros tại đại lộ Champs Elysées thì họ phải nghĩ cách làm đầy thêm các ngân khoản ở ngân hàng ngoại quốc. Khi nhân tình của họ cần chiếc xe hơi sang trọng như xe của cô Hồ Thu Hồng thì họ phải nghĩ cách để kiếm cho bằng được chiếc xe ấy, để nàng khỏi tủi thân vì kém chị kém em. Khi ngôi lầu của họ chỉ đáng giá hai triệu đô la mà của kẻ khác giá gấp đôi thì họ phải tìm cách đuổi kịp và vượt hắn. Đó là mối quan tâm cốt lõi của giai cấp tư sản đỏ Việt Nam giờ đây, cái guồng quay cũ kĩ của đám mới giầu.

Ai đó từng nói câu này: “Trong giai đoạn tích luỹ tư bản, giai cấp tư sản có thể giết chết cha đẻ của họ để có tiền”.

Giai cấp tư sản đỏ Việt Nam cũng có chung một trạng thái tâm lý đó: khát tiền, làm mọi thứ để có tiền, bất kể phương tiện nào, dù đó là tội ác. Nhưng tư sản đỏ Việt Nam không cần giết bố, bởi họ có một đối tượng khác dễ giết hơn nhiều: Dân đen. Họ không cần đốn ngã kẻ sinh thành bởi có thể hút máu dân đen một cách thoả thuê, vừa thoả mãn cơn khát tiền lại vừa yên ổn lương tâm vì không mắc tội giết cha.

Lấy ví dụ về tập đoàn Vinashin. Mua một vỏ tầu cũ nát, đáy nứt, không thể vận hành, lấy sơn quét lên rồi rút hàng triệu đô la trong công quỹ. Hàng triệu đô la ấy quan lớn bỏ túi, còn con tầu “bãi rác” sơn bóng loáng kia được đặt trên đất liền để làm “hiện vật bảo tàng”.

Nghe tưởng như chuyện đùa. Nghe như tiếu lâm. Thứ tiếu lâm cười ra nước mắt. Chỉ có ở Việt Nam, nơi kẻ cầm quyền coi dân là lũ trâu bò, mới dám làm điều ngang ngược đó. Chỉ có ở xứ Việt Nam, khi tất cả các cuộc kí kết, thương thuyết của chính phủ đều diễn ra trong bóng đêm và dân chúng không được quyền biết đến mới có thể xảy ra hiện tượng này.

Lấy ví dụ thứ hai: các vụ buôn người. Dưới chế độ độc đảng, độc tài, ai có thể làm được điều này nếu không là chính các thành viên trong chế độ ấy. Tại sao lại buôn người? Vì buôn người thu lời nhanh nhất, mà vốn đầu tư coi như zero nếu có quyền hành. Cho nên, buôn người là nghề mới của đảng cộng sản Việt Nam, đảng thừa thãi quyền hành vì không có đối trọng.

Đã là lái buôn, ắt phải tham. Lòng tham mà không bị điều tiết bởi các điều luật thì nó sẽ phát triển vô cùng tận. Do đó, món hàng hoá có tên gọi là “dân đen”của các quan chức Việt Nam sẽ được khai thác tối đa để làm đầy túi các bậc trị vì dân. Khi đã coi dân chúng là hàng hoá, ắt người cộng sản phải tìm mọi cách để đám dân đen trở thành vật vô tri, tức là các công cụ, thứ công cụ này có chức năng sản xuất nhưng phải câm và phải điếc. Khi mà các công cụ dân đen không chịu nổi đàn áp, buộc mở mồm thì lập tức họ có cách để bắt nó phải câm. Vũ khí đó có tên gọi “chuyên chính”, bộ máy đàn áp trứ danh lâu nay.

Hãy đọc báo Công an nhân dân đưa tin về vụ xử ba thanh niên sáng lập công đoàn Tự do ngày 27 tháng 10 năm nay: “Được Trần Ngọc Thành, kẻ cầm đầu Uỷ ban bảo vệ người lao động Việt Nam đưa Hùng, Hạnh sang Malaysia đào tạo, huấn luyện, rồi từ ngày 28/1 đến ngày 9/2/10, Trần Ngọc Thành đã chỉ đạo Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương thực hiện các vụ kích động biểu tình, rải truyền đơn ở Trà Vinh, Đồng Nai, Tp HCM, nội dung kêu gọi người dân chống lại Đảng, Nhà nước, kêu gọi đấu tranh để đòi dân chủ; lợi dụng các vấn đề còn thiếu sót trong chế độ lao động, tiền lương của công nhân ở một số khu công nghiệp để tổ chức tuyên truyền, kích động công nhân đình công, biểu tình, phá hoại máy móc, nhà xưởng, tài sản của doanh nghiệp.”

Thứ nhất, tác giả bài báo này quên rằng “Kích động công nhân đình công, biểu tình, phá hoại máy móc, nhà xưởng, tài sản của doanh nghiệp” là đích xác các hành động của người cộng sản Việt Nam những năm trước cách mạng. Các hành động này cũng đã từng xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, khi giai cấp lao động không chịu nổi sự áp bức và bóc lột của đám chủ nhân. Các phản ứng tiêu cực này chỉ xảy ra khi sự thoả thuận giữa người làm công với kẻ trả công bị vi phạm và cuộc sống của người lao động bị đe doạ.

Phải chăng tác giả bài báo này cho rằng chỉ riêng đảng cộng sản vĩ đại của ông ta là được quyền sử dụng chiêu thức ấy còn những người khác thì bị cấm vì họ không được là người mà chỉ là thứ phẩm của người, tức “dưới người”, nói cách khác: “người vượn Néandertal”?

Thứ hai, câu “lợi dụng các vấn đề thiếu sót trong chế độ lao động, tiền lương của công nhân.” chỉ là lối mỹ từ hoá sự vật. Nói một cách xác thực và dân giã, hiện nay các quan lớn cộng sản Việt Nam đang thực thi chính sách “bòn nơi khố quạnh, đãi nơi quần hồng”.

Tại sao lại “bòn nơi khố quạnh”? Vì ngu, vì tham, vì trước ngoại nhân thì dốt nát và khiếp nhược nên các quan lớn chỉ có lối kiếm tiền dễ nhất là bóc lột đồng bào mình, những người không có phương tiện để tự bảo vệ, những kẻ bị hà hiếp, bị tê liệt cùng một lần vì đói nghèo và sợ hãi.

Tại sao lại “đãi nơi quần hồng”? Vì người cộng sản lúc này thôi còn là cộng sản, họ đã trở thành đám tư sản dù vẫn giữ vẻ mặt ngô nghê và bộ điệu lố bịch của kẻ cách đây chưa lâu còn lo le sợi dây giong lợn giống hoặc lúc lắc cái ống bơ đựng xu lẻ ăn mày. Khi đã đổi vai thì họ phải bám vào cái giai cấp tương lai của họ, giai cấp mới này chính là đám quần hồng, thế nên họ phải đãi đám quần hồng để còn kiếm chác phần đường mật trong đũng cái quần hồng ấy.

Sự thật đơn giản, nếu người ta nhìn thẳng vào nó.
Đám cầm quyền hôm nay đã rơi từ đỉnh cao của sự “kiêu ngạo cộng sản” xuống vũng bùn của“các con lợn truỵ lạc phương Tây” mà trước đây họ thường sa sả chửi rủa, họ đang sống xả láng trong cảnh phồn vinh mà trước đây họ mỏi mồm lên án. Nói tóm lại, họ đang là thứ “khỉ khoác quần áo”, thứ “nhặt cái đuôi của bọn tiểu tư sản cắm vào lỗ mồm” như ông tổ hói đầu Lenin của họ từng cảnh báo trước đây.

Trong cuộc sống tối tăm, nhục nhằn của người nô lệ, các anh hùng đánh đuổi ngoại xâm chính là các bậc thánh sống, được tôn trọng, thần phục, ngưỡng mộ, và có toàn quyền trở thành các nhà sáng lập triều đình.

Nhìn lại lịch sử, ta dễ dàng chiêm nghiệm điều đó. Phải chăng triều Lý, triều Trần, triều Lê, triều Tây Sơn Nguyễn Huệ đều được khởi dựng sau các chiến thắng lẫy lừng chống kẻ xâm lăng? Ngoại trừ Đinh Bộ Lĩnh là viên tướng phất cờ khởi nghĩa dẹp loạn sứ quân, thống nhất đất nước, nói một cách dễ hiểu là viên tướng duy nhất xây dựng triều đình khi chiến thắng các cuộc nội chiến phân quyền, còn lại, những gương mặt sáng chói trong lịch sử đất Việt đều là những anhhùng chống Tầu và chống Nguyên – Mông. Các triều vua này từng tuyên bố “Sông núi nước Nam vua Nam ở”.

Và cuộc sống mái của họ là giành mục đích người Việt Nam là người Việt Nam, dẫu áo vải quần thâm nhưng đàn ông nhất quyết không cạo trọc, tết sam như gã A. Q, đàn bà không bó chân nhưcác mợ Tầu.

Tuân theo logic ấy, triều cộng sản được hình thành là nhờ nó có công trong cuộc cách mạng chống giặc Tây. Và người ta còn khoan dung cho nó là vì tính đến cái công ấy, cái công “dành độc lập dân tộc”, cái khả năng nốitiếp truyền thống của các Vua nước Nam nhất thiết phải ở đất nước Nam, coi sự tồn tại của non sông quý hơn tròng mắt của chính họ.

Cái tinh thần bất khuất ấy, còn hay chăng?
Còn hay chăng, tinh thần dân tộc của những người đã đổ máu đểcắm ngọn cờ hồng lên thành Hà Nội sáu mươi lăm năm trước, những cảm tử quân đã ôm bom ba càng vào mùa đông năm 1946 với lời thề “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”?

Nếu những anh hùng vô danh ấy có linh hồn, hẳn các linh hồn ấy giờ đây đang nức nở.
Nếu những hiển linh của các vua xưa có thể cất lời, thì lời đầu tiên họ nói sẽ là “Lũ người này đã phản bội lại dân tộc, bọn sâu bọnày đã bôi nhọ mặt chúng ta!”

Ngày Hội Ngàn năm Thăng Long diễn ra vào đúng ngày 1 tháng 10, thằng mù cũng biết đó chính là ngày Quốc khánh Trung Quốc. Tại sao lại là con số này? Tại sao có sự lựa chọn này? Vô ý chăng? Nhầm nhỡ chăng? Mất trí nhớ chăng?

Cứ coi như Bộ trưởng Bộ Văn hoá dốt nát thì trên đầu ông ta còn mười một người trong bộchính trị. Không lẽ cả mười một người này mắc chứng mất trí nhớ? Không lẽ cả mười một người này mắc bệnh thiểu năng?

Nếu để cho mười một kẻ thiểu năng đứng trên đầu trên cổ mình thì dân Việt xứng đáng là các bệnh nhân của trại tâm thần, một trại tâm thần khổng lồ chưa từng thấy mà trong đó các con bệnh bịtiêm thuốc ngủ liều cao liên miên nên đờ đẫn, không còn khả năng nhận thức sự vật xung quanh. Nếu không, họ đã bị bán đứng cho Tầu, và tương lai của họ, một tương lai không tránh được sẽ là bản sao lại sầu thảm của những người dân Tây Tạng hoặc Tân Cương một khi họ bó tay trước lũ bán nước.

Chọn ngày Quốc Khánh Trung Quốc để mở hội Ngàn năm Thăng Long là một biểu tượng hai mặt.

1. Với triều đình Bắc Kinh chính phủ Hà Nội đã làm bản tuyên bố: Thành Thăng Long cũng chỉ là một bộ phận trong lịch sử mẫu quốc, nó phải được treo đèn kết hoa cùng một lần với đèn hoa của thủ phủ đại triều. Một khi thủ đô của một quốc gia đã định vị nhưvậy, có nghĩa quốc gia ấy tự xác nhận danh tính chư hầu một cách công khai. Sự kiện này là bản giao kèo bộc lộ lòng trung thành vô hạn và vô điều kiện của đám hàng thần Hà Nội.

2. Với dân chúng, đây cũng là lời tuyên bố thẳng thừng: Chúng tao bất chấp lịch sử, chúng tao có toàn quyền định đoạt vận mệnh đất nước. Kẻ nào chống lại, kẻ đó sẽ bị tiêu diệt.

Chọn ngày quốc khánh Trung Hoa để mở hội Ngàn năm Thăng Long là bằng chứng hiển nhiên để mảnh vải rách cuối cùng che thân chế độ cộng sản rơi xuống. Họ đã trở thành kẻ bán nước, công khai hoá hành vi bán nước của mình.

Nếu như năm 1945, cha anh họ được gọi là các anh hùng giải phóng dân tộc thì giờ đây, trái lại, họ là những tên phản tặc, sỉ nhục của tổ tiên, chẳng những cắt đất, cắt biển dâng cho giặc mà còn đương nhiên ném bùn lên lịch sử. Người Việt Nam ta có câu “hổ phụ sinh cẩu tử”. Mà bọn người này, không những là những con “cẩu tử” mà còn là “cẩu ghẻ”, “cẩu sida”.

Những người cầm quyền Hà Nội thừa thông minh để hiểu rằng họlà những con cẩu ghẻ. Rằng trong dòng máu của bất cứ người Việt nào cũng lưu cữu một thành tố có tên gọi “chống ngoại xâm”, mà thứ ngoại xâm thống trị lâu dài nhất, tàn độc nhất, để lại các kinh nghiệm đau thương sâu đậm nhất trong kí ức là “giặc phương Bắc”.

Cuộc thực dân hoá của Pháp 100 năm chỉ là cơn bão chóng qua so với thời kì bắc thuộc của giặc Tầu. Họ biết rằng bất cứ kẻ nào phản lại truyền thống đấu tranh dân tộc, kẻ đó mất chỗ đứng trong lòng dân chúng. Ngày hôm trước còn được tung hô hoàng đế, hôm sau đã biến thành “Thằng chó săn, thằng phản tặc, phường bán nước”.

Đó là trường hợp vua Lê Chiêu Thống đã phải chịu do hành vi bán nước của ông ta. Còn câu ca “Nguyễn Ánh cõng rắn về cắn gà nhà” mãi mãi là bài học lịch sử tố cáo tội ác của kẻ đặt lợi ích dòng họ trên quyền lợi dân tộc. Giờ đây, nhà cầm quyền Hà Nội biết rằng họ đã bị đẩy sang bên kia đường biên, họ rơi vào cùng một bè lũ với Lê Chiêu Thống và Nguyễn Ánh.

Để đặt tên cho họ một cách rõ ràng và chính xác, tôi xin nhại lại câu “cõng rắn về cắn gà nhà” của các cụ xưa mà rằng nhà cầm quyền Hà Nội giờ đây là bọn “dẫn hổ về thịt dê nhà”

DẪN HỔ VỀ THỊT DÊ NHÀ.

Tại sao lại là hổ và dê?

Hổ, vì vương triều phương Bắc bây giờ mạnh hơn thực dân Pháp năm xưa nhiều lần, để so sánh một cách chính xác thì phải dùng hình ảnh con hổ chứ không thể là con rắn.

Dê, vì nhìn lại bản đồ, bạn đọc sẽthấy rằng toàn bộ bán đảo Đông Dương có thể ví như một con dê mà Tây nguyên chính là phần sống lưng con dê đó. Một khi con hổ Trung Hoa cắm được móng vuốt lên chính giữa lưng con dê này, coi như số mạng con dê đã nằm trong hai hàm răng của nó.

Đế quốc Trung Hoa sẽ trải rộng khắp châu Á. Việt, Miên, Lào sẽ trở thành các tỉnh thành khác nhau của Trung Hoa, “công đầu” này thuộc về ai nếu không là nhà cầm quyền Hà Nội, kẻdựng lên công trình bauxite Tây nguyên?

Bauxite ư? Trò lừa đảo!

Thiếu gì các quặng bauxite rải rác khắp miền Bắc Việt Nam, tại sao không là Lào Cai, Yên Bái hay Cao Bằng mà lại là Tây Nguyên? Vả chăng, khai thác bauxite để làm gì? Kiếm tiền chăng? Dối trá! Biết bao bài báo đã phân tích chán chê lợi hại về khai thác bauxite, kể cả các tài liệu trên thếgiới cũng công bố rộng rãi tác hại của nó, mà vụ gần đây nhất là Vùng bùn đỏ Hungaria. Còn có thể nói thêm được điều gì khi mà sự bán nước hiển nhiên đã bầy ra trước mặt dân chúng, giữa thanh thiên bạch nhật?

Nhà cầm quyền Hà Nội hoàn toàn có ý thức về hành vi bán nước của họ, bởi con tính của họlà trở thành một thứ “Thái thú Tô Định hiện đại”, được hưởng đủ phần xôi thịt của Bắc triều.

Còn Việt Nam biến thành một tỉnh nào đó của Trung Quốc, mang tên Quảng Việt, Quảng Nam, Quảng Lạc họ không cần quan tâm. Họ biết rõ rằng hành động của họ là đi ngược lại lợi ích của nhân dân, biết rằng không người Việt nào cam tâm làm nô lệ cho Tầu, rằng kinh nghiệm đau đớn của tổ tiên luôn luôn sống trong ý thức lẫn vô thức dân tộc, thế nên họ chủ trương đàn áp dân chúng, họ chủ trương dùng bàn tay sắt để bóp nghẹt cổ những ai muốn nói lời phản kháng. Không phải ngẫu nhiên mà năm 2009, thứ trưởng bộ nội vụ Nguyễn Văn Hưởng tức Trần đã công khai dọa nạt những người trí thức Việt Nam vào dịp viện IDS của tiến sĩ Nguyễn Quang A tuyên bố giải tán.

Ông nghị Trần nói rằng “Ở Việt Nam đảng độc quyền lãnh đạo nên không thể có phản biện. Phản biện tức là phản động. Các anh muốn phản biện hả? Nhà tù đang còn nhiều chỗ lắm. Nhưng chúng tôi cũng không cần đến nhà tù, chúng tôi có các phương tiện hữu hiệu hơn. Tai nạn xe cộ bây giờ tổ chức rất dễ dàng. Còn một biện pháp rẻ hơn và nhàn nhã hơn: đầu độc. Các anh uống cà phê rồi khi về đến nhà thì cứng đơ ra mà chết. Những bài bản này thế giới sử dụng đã lâu, chúng tôi cũng không thua kém họ.”

Những lời lẽ này nói lên điều gì nếu chẳng phải sự công khai triệt để của tính tội phạm và tư cách chó? Một chính thể không còn lý do chính đáng để tồn tại thì chỉ có thể duy trì bằng bạo lực, chỉ có thể sử dụng bọn tội phạm, bọn sát nhân, bọn cặn bã xã hội, tóm lại, bọn chó giữ nhà. Không còn lý tưởng, không còn đạo đức, ngập chìm trong tham lam, truỵ lạc, con người trượt từ chữ NGƯỜI sang chữ CON.

Vào những năm 1989, 1990, tôi có vinh hạnh làm quen và gặp gỡ ông Lê Giản, người công an đầu tiên của Việt Nam, người lãnh đạo bộ máy cảnh sát từ những năm đầu cách mạng. Ông Lê Giản đích thực là “Người công an nhân dân, từ nhân dân mà ra, do dân và vì dân”.

Tôi hiểu vì sao cuộc kháng chiến thành công. Kháng chiến thành công vì có những người như ông Lê Giản.

Nhưng ông Lê Giản đã chết và“Người công an nhân dân”cũng đã chết theo. Cái chết này xảy ra từ từ với thời gian, một cái chết âm thầm, nhưng không phải là vô hình vô ảnh.

Tôi chứng minh:

Cách đây ngót ba thập kỉ, khi những lượt hoa quả đầu tiên từphương bắc tràn vào nước ta, các phòng phân tích thuộc Bộ Nội vụđã báo cáo lên bộ chính trị rằng các thứ hoa quả này đều tẩm formaldéhyde (thuốc ướp xác chết) vô cùng độc hại cho người tiêu dùng vì nó phá huỷ mô liên kết của các tế bào và là tác nhân gây ra bệnh ung thư.

Bộ chính trị ra lệnh cấm phổ biến sự thực trên vì “sợ mất lòng nước bạn”. Các sĩ quan công an chỉ có thể ngăn cấm chính vợ con họ và rỉ tai những người thân cận nhất (anh em ruột, cha mẹ vợchẳng hạn), đối với người ngoài, họ tuyệt đối tuân thủ mệnh lệnh cấp trên. Tuyệt đối im lặng. Tuyệt đối thản nhiên nhìn đồng bào mình ăn thứ đồ ăn nhiễm độc, biết chắc chắn rằng ngày một ngày hai họ sẽ ung thư và sẽ chết vì bệnh đó.

Tính kỉ luật của đám sĩ quan này mới cao thượng làm sao(!) Và cao thượng làm sao, những kẻngồi quanh bàn họp bộ chính trị, những bậc lương đống của triều đình, chịu trách nhiệm chăn dắt dân đen, đàng hoàng ra lệnh cấm rò rỉ sự thật vào tai dân chúng, bỏmặc mấy chục triệu người bị đầu độc và chết dần chết mòn!

Đối với tôi, con đường bán mình cho giặc của chế độ Hà Nội đã khởi sự từ ngày ấy. Và ngày ấy cũng là cái mốc đánh dấu sựchuyển biến chất lượng này: từ người công an nhân dân, công an đã trở thành kẻ quay lưng lại với nhân dân.

Ba thập kỉ đã qua, những kẻ quay lưng lại với nhân dân đã trượt không ngừng trên con dốc, để trởthành kẻ thù của nhân dân.

Bây giờ, gương mặt nào là gương mặt đích thực của công an? Người hùng bảo vệ dân hay đám chó giữ nhà cắn cổ dân để bảo vệông chủ của nó?

Hãy xem lại các hình ảnh đưa lên internet năm 2008 về vụ nông dân bị cướp đất biểu tình ở Sài Gòn. Những người dân cầy gầy gò xơ xác, đa phần là người già và phụ nữ, từ các tỉnh Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Long An, Bình Thuận đổ đến trước văn phòng Quốc hội 2 với các khẩu hiệu “Trả đất cho dân”, “Chống cửa quyền, tham nhũng”. Những người dân ấy đã bị đám công an và dân phòng béo múp vì bia rượu, mặt hằm hằm sát khí đối xử ra sao? Mấy thế kỉđã qua nhưng hình ảnh bọn người này vẫn là bản sao chính xác bọn nha lại mà Nguyễn Du đã mô tả trong Truyện Kiều:“Đầy nhà một lũ ruồi xanh” và“Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi”.

Gần đây nhất, hãy nhìn hình ảnh anh Nguyễn Ngọc Quang, một giáo dân ở Định Quán, tỉnh Đồng Nai vì tham gia đấu tranh cho dân chủ mà bị công an Đà Lạt ba lần tổ chức tai nạn xe cộ để kẹp suýt chết.

Tôi tự hỏi, có lúc nào những người công an này tự vấn lương tâm? Tại sao họ không dùng sức lực, dùng khả năng hung bạo mà họ sẵn có để giết những tên giặc Tầu, lũ dã nhân tàn sát những người dân đánh cá Thanh Hoá?

Nếu là những người mà nghề nghiệp đặt trên bạo lực, bản năng hiếu chiến mạnh mẽ, tại sao họkhông dùng khả năng đó để tiêu diệt ngoại xâm mà lại đi đàn áp những sinh viên yêu nước biểu tình đòi Trường Sa, Hoàng Sa trước sứ quán Tầu? Tại sao? Vì họ thiếu trí khôn hay vì họ là những kẻ mù loà, óc não bị khô cứng trong một cuộc sống mà ngoài việc tuân theo mệnh lệnh cấp trên không còn khả năng nghĩ đến điều gì khác ?

Vì chưa từng là công an, nên tôi dành những câu hỏi ấy cho họ trảlời. Tôi chỉ nêu lên nhận xét thứhai, nhận xét khi tôi nhìn tấm ảnh đoàn biểu tình đòi mạng người xảy ra tại thị xã Bắc Giang ngày 25 tháng 7 năm nay.

Nhiều người biết rằng, ngày 23 tháng 7, hai công an huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang đã đánh chết anh Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi, quê quán tại huyện Việt Yên vì tội danh không đội mũ bảo hiểm. Ngày 25 tháng 7, gia đình anh Khương đã chở xác chàng trai này lên thị xã Bắc Giang đòi đền mạng. Dân chúng xông lênủng hộ gia đình nạn nhân, con sốlên đến hàng ngàn người, làm thành một cuộc biểu tình rầm rộchưa từng có trong lịch sử tỉnh Bắc Giang, mà theo bài phỏng vấn, các cụ già đã nói rằng còn đông hơn ngày theo Việt Minh cướp chính quyền năm Ất dậu.

Trong sự kiện này, tôi chú ý đến một chi tiết: công an đưa xe cứu hoả mang vòi rồng đến trấn áp dân chúng, nhưng trước khí thếcăm hờn của đám đông, công an bỏ chạy, hàng chục người dân trèo lên xe đứng. Hiện tượng đó chứng tỏ không phải lúc nào công an cũng tê liệt vì mù loà, luôn hành động như đám robot hoặc lũ chó berger. Trong lúc nguy khốn, họ đã tính toán và đã chọn con đường bỏ chạy để thoát thân.

Có lẽ, con tính của họ cũng đơn giản thôi. Không phải công an nào cũng phú quý vinh hoa nhưông nghị Nguyễn Văn Hưởng. Đa phần những người lính quèn chỉ đủ sức nuôi một vợ thôi mà để nuôi cô vợ này với hai, ba đứa con kèm theo cuộc sống của họcũng không phải là “thiên đường nơi hạ giới”. Nếu máu đổ ra mà chỉ để bảo đảm cuộc sống ấy thì đó là một cuộc đổi chác ngu xuẩn. Thêm nữa, lớp lính bây giờtương đối trẻ, họ biết chữ nên không hoàn toàn bị bưng bít thông tin, họ hiểu được số phận của đám công an ra sao khi các cuộc cách mạng dân chủ xảy ra ởNga, ở Tiệp, ở Hung, ở Đức, và ở Ukraina mới rồi.

Thêm nữa, dù hổ thẹn hay cố tình bưng bít lương tâm, nơi thầm kín nhất của con tim, họ cũng hiểu rằng chết vì một lý tưởng cao cảthì đó là cái chết xứng đáng không làm hổ thẹn cho con cháu, chết chỉ vì miếng cơm thì đó là cái chết của con chó gác sân mà khi dân chúng nổi lên, họ sẽ lấy bắp cầy phang vỡ sọ hoặc dùng câu liêm cắt cổ.

Khi lòng dũng cảm và tinh thần hào hiệp không còn nữa, cái còn lại là sự tính toán vị kỉ của mỗicon người. Sự vị kỉ này cũng có mặt tốt của nó, nó là rào cản đểchủ nghĩa cuồng tín không thểđặt chân vào mảnh sân của mỗi căn nhà.

Một người công an, nếu chưa mất toàn bộ sự sáng suốt, ắt phải biết tính toán họ được bao nhiêu và mất bao nhiêu, liệu số lương bổng họ được có trang trải nổi phần tiêu phí cho đám tang của họ và nuôi nổi cô vợ với lũ con còn lại, hay sự hy sinh của họ chỉđể làm nặng thêm túi tiền các quan lớn, khiến các quan thêm rửng mỡ để đi hiếp trẻ con (nhưông chủ tịch kiêm phó bí thư tỉnh Hà Giang tên Nguyễn Trường Tộ và các ông khác chưa bị lộ mặt), hay máu họ đổ xuống chỉ để đổi lấy các hộp kem đắt tiền nhằm bổdưỡng làn da mịn màng cho các mỹ nhân của quan lớn (như đám mèo cái đang vờn quanh rốn ông nghị Nguyễn Văn Hưởng)? Vân vân và vân vân. . .

Sự tính toán luôn có lợi cho con người. Bởi thánh nhân thường hiếm mà kẻ trục lợi thường nhiều nên không thể đòi hỏi tất cả mọi người đều xả thân vì đất nước. Tuy nhiên, nếu không là thánh nhân thì họ cũng là dân Việt. Là dân Việt, họ phải hiểu rằng truyền thống chống Tầu là dòng máu sôi sục liên tục chảy trong tim dân tộc này. Bất cứ kẻ bán nước nào, sớm hay muộn, trước hay sau cũng sẽ nằm trước mũi súng của nhân dân.

Dân Việt:
Ai là dân Việt?

Phải chăng đó là tộc người duy nhất trong hàng trăm tộc Việt (Bách Việt) xưa kia sống ở phía nam sông Dương Tử còn giữ lại được bản sắc mà chưa bị đồng hoá như chín mươi chín tộc Việt kia?

Phải chăng vì sự cứng đầu này mà đất Việt luôn luôn là con mồi trong tâm thức Bắc triều?

Ngoài các lý do về nhu cầu bờbiển với các hải cảng, nhu cầu khoáng sản, còn một nhu cầu thầm kín nữa mà quan lại phương Bắc không nói ra, đó là nhu cầu đồng hoá nốt cái phần còn lại của Bách Việt.

Niềm kiêu hãnh Đại quốc là ở đó. Mối bực mình của Đại quốc cũng là ở đó. Một khi họ đã thâu tóm, đã chiếm lĩnh, đã áp đặt nền văn hoá và chữ Hán lên chín mươi chín tộc Việt kia, lẽ nào còn cái tộc cuối cùng họ phải chịu thua?Ở thế thượng phong mà mấy ngàn năm nay chưa nuốt trọn hòn xôi Việt Nam, mảnh đất cỏn con, dường như là một “vết thương lòng, một sự tự ái” mà vua chúa Trung Hoa không chịu được.

Cách đây vài năm, ai đó từng nói với tôi rằng “Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch là địch thủ, nhưng về chính sách đối với Việt Nam thì bọn họ sẽ ngồi cùng một bàn”.

Đó là một nhận định sáng suốt.

Năm trước, ông bộ trưởng bộ quốc phòng Trung Quốc tiến hành cuộc điều tra dư luận xem bao nhiêu phần trăm dân chúngủng hộ xâm chiếm Việt Nam. Theo công bố của ông ta thì con số này lên đến trên 90%. Cứ cho rằng Trung Quốc là một nước cộng sản nên dân chúng còn sợ hãi, họ phải tuân theo thượng cấp nên có thể trừ đi 20 phần trăm, phần còn lại vẫn là trên 70 phần trăm. Và điều này là sự thật không ai có thể chối bỏ.

Năm nay đã là năm 2010, thế kỉ21, Trung Quốc không còn sống dưới vương triều họ Mao, không còn phải đổi xác người thân cho nhau để chén thịt. Kinh tế phát triển, các phương tiện kĩ thuật phát triển, trình độ văn hoá được nâng cấp, sách báo lan tràn trong các đô thị, không thể cho rằng dân Trung Quốc hoàn toàn bị dắt mũi bởi họ ngu dốt, bởi thiếu thông tin, bởi sợ hãi nhà cầm quyền, ngược lại, họ đang dương dương tự đắc vì là dân của Cường quốc số 2 trên thế giới. Vậy thì, cái “hòn xôi Việt Nam chưa nuốt được” kia không chỉlàm ngáng họng đám cầm quyền mà cũng còn làm ngứa ngáy cổhọng vô số dân đen phương Bắc, một mặc cảm có mẫu số chung.

Vì lý do nào mà bộ trưởng bộquốc phòng Trung Quốc làm cuộc điều tra này? Đó là một trò chơi ngẫu nhiên hay là sự thăm dò có chủ định?

Vì lý do nào mà trên các site internet Trung Quốc tung ra hàng loạt bài chửi bởi, nhục mạ “lũ chó Việt Nam, phải đánh bọn chúng. Lũ chó Việt Nam, lần này chúng ta sẽ thanh toán lịch sử”, và công bố một cách chi tiết chương trình thôn tính Việt Nam trong ba mươi mốt ngày, phần còn lại của bán đảo được quy định là một tuần, tóm lại là chương trình con hổ Trung Quốc nuốt trọn con dê Đông Dương?

Liệu nhà cầm quyền phương Bắc có thể ngang ngược làm những điều ấy chăng nếu như chính quyền Hà Nội còn là một chính quyền độc lập mà không tựnguyện biến mình thành đám gia nô cho vương triều Đại Hán?

Tôi dành những câu hỏi ấy cho bạn đọc trả lời.

Tôi chỉ xin nhắc họ rằng, chúng ta là tộc người cuối cùng sống sót mà không bị đồng hoá thành người Hán. Tổ tiên chúng ta đã đấu tranh không mệt mỏi đểchống lại sự áp đặt của Bắc triều, bởi họ đã nhìn thấy sự đánh mất bản diện, sự lụi tàn của 99 tộc Việt kia.

Để tồn tại và được là chính mình, tổ tiên ta vừa chống chọi vừa lùi xuống phương Nam. Lịch sử của dân tộc Việt tóm gọn trong câu này: “Nam tiến”!

Nam tiến, nam tiến và nam tiến!

Cuộc Nam tiến thứ nhất khởi sựdưới triều Lê, từ năm 1428 đến năm 1527. Kể từ đây, cuộc khai khẩn và chinh phạt tiếp tục không ngưng nghỉ. Từ Thăng Long các đoàn quân xưa vượt qua đèo Ngang, sau lưng họ là những đoàn nông dân và thợ thủ công vào phá rừng, bạt núi, kiến tạo ruộng đồng và lập làng xây ấp. Rồi tiến đến châu Ô, châu Rí. Rồi, từ đèo Ngang vượt qua đèo Hải Vân là chặng đường thứ hai. Cứ thế mà hành trình này tiếp tục cho đến mũi Cà Mau.

Nam tiến, đó là sự nghiệp dựng nước của tổ tiên ta.

Bây giờ, chúng ta không còn cơhội để tiếp tục sự nghiệp của họ. Chúng ta không thể Nam tiến. Trước mặt chúng ta đã là biển. Chúng ta tiến đi đâu?

Người Việt chỉ còn cách tồn tại cuối cùng là giữ lấy đất đai, đất đai ấy là xương máu của cha ông ngàn đời tích tụ lại, đất đai ấy là nơi cắt rốn chôn rau nhưng cũng là thành luỹ mà họ có thể nương tựa vào để duy trì cuộc sống cho mình và cho các thế hệ mai sau.

Để giữ được non sông, để có thểlà người Việt mà không trở thành đám thiểu số khiếp nhược của một vương quốc khác, chúng ta không thể tiếp tục dung dưỡng một chính quyền bán nước, mộtchính quyền đã ngang nhiên cắt đất, cắt biển cống cho phương Bắc, đã nhục nhã biến ngọn cờThăng Long ngàn năm thành một mảnh vải vụn xén ra từ cái váy hồng Bắc Kinh. Chúng ta không thể bảo vệ được Tổ quốc nếu tiếp tục nuôi giữa lòng dân tộc mình một con rắn độc, cũng như Vua An Dương Vương xưa đánh mất non sông vì trót đẻ ra và trót yêu thương đứa con gái phản tặc có tên là Mỵ Châu. Với tất cả các hành vi nhục nhã mà họ đã làm, chế độ Hà Nội giờ đây đã chính thức trở thành một thứ Mỵ Châu.

Tuy nhiên, Mỵ Châu xưa là một người đàn bà xinh đẹp nhưng ngu dốt, kẻ luỵ tình nông nổi nên tội bán nước của cô ta còn được người đời khoan dung. Tại đền thờ Cổ Loa có hai tượng đá, tượng đá ngoài sân là biểu tượng Mỵ Châu nằm gục mặt xuống đất mà bất cứ ai đi qua cũng phải đạp một cái lên lưng và nhổ một bãi nước bọt để trừng phạt “con Mỵ Châu bán nước”. Còn tượng đá trong đền, tựa như một người đàn bà cụt cổ phủ vải đỏ thì lại được hương khói do lòng đồng cảm với “Mỵ Châu khờ dại và lụy tình”.

Dân Việt vốn không cuồng tín, họ phân biệt rõ ràng mọi sự, bên kia chữ lý còn đọng chữ tình.

Nhưng nàng Mỵ Châu ngây thơ, khờ dại đã chết từ mấy ngàn năm trước, còn chính quyền Mỵ Châu bây giờ không một chút khờ dại mà cũng chẳng luỵ tình ai, nó chỉluỵ cái túi tiền của chính nó. Mọi tính toán của nó chỉ nhằm tu tạo, xây đắp quyền lợi bản thân, cũng như con thú chỉ có một đam mê duy nhất là liếm cho mượt bộlông của chính nó mà thôi.

Mỵ Châu ngày nay là một con đĩ già trơ trẽn, trần truồng nằm dạng háng sẵn cho phương Bắc.

Người dân Việt phải chém cụt đầu con đĩ ấy, trước khi nó kịp trao hết nỏ thần vào tay giặc nếu chúng ta không muốn lặp lại sốphận bi thảm của An Dương Vương.

Dân tộc Việt không thể làm được điều ấy, nếu quân đội khôngđứng lên cùng với họ.

Quân đội, những người lính của nhân dân, các anh còn ngủ đến bao giờ?

Dương Thu Hương.

Tổng Thống Nga Vladimir Putin

Kẻ nào tin những gì Cộng Sản nói, là không có cái đầu.

Kẻ nào làm theo lời của Cộng Sản, là không có trái tim.



Tổng Thống Nga Boris Yeltsin

Cộng Sản không thể nào sửa chửa, mà cần phải đào thải nó.

Bí Thư Đảng Cộng Sản Nam Tư Milovan Djilas:

20 tuổi mà không theo Cộng Sản, là không có trái tim,

40 tuổi mà không từ bỏ Cộng Sản, là không có cái đầu.

Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Liên xô Mr. Mikhail Gorbachev:

Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng Cộng Sản.

Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá.

Tiếng Gọi Non Sông (Thơ)



Tiếng Gọi Non Sông.

Anh nghe chăng đồng bào đang rên xiết,
Anh nghe chăng tiếng trống giục Diên Hồng,
Anh nghe chăng cuồn cuộn máu Tiên Long,
Thề diệt giặc đáp đền ơn Sông Núi?

Anh nghe chăng non sông vẫy gọi,
Ngàn con tim oán hận sục sôi.
Anh biết chăng vận nước nổi trôi?
Thề cứu lấy sơn hà cơn tăm tối.

Nghe chăng Anh ơi! Biển đông sóng dậy
Tổ quốc ta đang đợi một bàn tay,
Đồng bào ta mắt ướt lệ hoen dài,
Thì hỡi anh còn chần chờ gì nữa?

Anh nghe chăng gông cùm rên xiết,
Mịt mờ, đâu là hướng đến tương lai?
Bùng lên anh, vùng vẫy chí làm trai,
Ta liều chết để non sông được sống.

Lưỡi liềm đó, giặc xâm lăng cuồng vọng,
Bọn cộng nô đã bán cả biển Đông.
Nhìn non sông máu lệ chảy tuôn giòng
Giặc đã cướp Tây Nguyên rồi anh hỡi!

Anh nhớ chăng tháng ngày trong lửa khói?
Nhắc nhở ai khấn hứa với quê hương
Bảo quốc, an dân với tất cả yêu thương
Nghe anh hỡi! Ôi đoạn trường dân Lạc Việt

Lê Chân.

Quan Niệm Về Chính Trị



Quan Niệm Về Chính Trị.

Cái gì đã khiến một số các ông cũng như các hội đòan thân hữu cũng như các diễn đàn một hai bai bải “chúng tôi tuyệt đối không làm chính trị”?

Lý do đơn giản nhất mà người ta dị ứng với chính trị là quý ngài chưa hiểu rõ tường tận ý nghĩa của “làm chính trị” là như thế nào. “Vô tri bất mộ” tức là không biết mô tê ất giáp gì cả thì không …thích. Đơn giản vậy thôi!

Lúc còn nhỏ, tôi rất sợ ma (bây giờ cũng vẫn chứng nào tật nấy) dẫu cho rằng chưa bao giờ “biết” ma là cái quái gì. Khi còn thiếu suy nghĩ, chưa biết cân nhắc, bị dọa ma nhiều lần đâm ra sợ ma thật. Tương tự như vậy, nhiều người (nhất là tại các nước chậm tiến) ngay từ lúc nhỏ chưa biết hay chưa có cơ hội được đích thực làm chính trị, nhưng nghe người ta bảo “chính trị bẩn thỉu”, “nhức đầu” và “đem lại nhiều rắc rối” từ đó đố ai mà dám làm chính trị. Lần hồi, từ sự vô tri, bất tri, người ta tập dần cái thói quen là cái gì dính vào chính trị đều không tốt.

Lý do thứ nhì là do lòng tham lam ích kỷ. Một chính trị gia kếch sù là một người “cai trị” được nhiều người, có quyền điều khiển nhiều việc hoặc bằng luật pháp hoặc bằng vũ lực. Đây là những người thực sự có power trong việc điều khiển đất nước, có quyền sinh tử và có quyền…. làm giàu. Và với một quyền uy to lớn như vậy, quý ngài chính trị gia nầy không muốn ai BIẾT hay ĐƯỢC làm chính trị như mình. Vì vậy trong các nước độc tài đảng trị, bốc lột, tham tàn như nhà cầm quyền Hà Nội, không những quyền làm chính trị chỉ được giao cho một nhóm người duy nhất mà những ai cả gan làm chính trị sẽ chắc chắn được làm “tù nhân chính trị” mãn đời nếu chưa về chầu diêm chúa. Người dân, vốn bị che tai bịt miệng, và bị khủng bố hằng loạt, liên tục bởi các “chính trị gia” hay nhà cầm quyền nên người dân đã vô tình tiêm nhiễm quan niệm cho rằng làm chính trị tức là đồng nghĩa với tội ác, bất công và phi nghĩa. Đố cát vàng, người ta cũng không muốn làm chính trị.

Lý do thứ ba là do phần lớn người ta chưa có khả năng sinh hoạt chính trị. Hầu hết các thế hệ người Việt trên 50 tuổi, họ hoặc đã bị thúc đẩy tham gia chính trị thay vì tham gia chính trị có ý thức hay chưa có một môi trường chính trị lành mạnh, an toàn để người ta tham gia hoàn toàn.

Ngay tại các nước tân tiến hơn, quyền lực chính trị cũng làm ung nhọt ngay cả những chính trị gia có tài và đạo đức vì vậy mà “absolute power corrupts absolutely.” Trong trường hợp nầy, Chính Trị tự nó không hàm ý tội lỗi nhưng vì sự lạm dụng quyền làm chính trị, và sức mạnh của nó mà chính trị đã vô tình được đồng hóa với những gì tệ hại nhất của con người.

Khách quan và thành thật mà nói, làm chính trị là một quyền trong các nhân quyền mà nếu bị tước đoạt hay chính mình u mê từ chối quyền nầy thì cuộc sống sẽ hoàn toàn vô nghĩa và vô vị.

Quả vậy, sự khác biệt giữa một thế giới súc vật hỗn độn,hỗn loạn và một thế giới có trật tự, quy củ là quyền tham gia trong quá trình tổ chức hay điều hành công việc của xã hội mà mình đang sống. Có lẽ vì vậy mà quyền làm chính trị cũng được hiểu là yếu tố căn bản ắt có và đủ cho thể chế dân chủ. Và như thế, quyền làm chính trị hoàn toàn bị triệt tiêu và không được cổ xướng trong những thể chế độc tài, đảng trị và nô lệ.

Gần đây, hiện tượng trổi dậy của TEA Party tại Hoa Kỳ là một chứng cớ hùng hồn cho người ta hy vọng rằng làm chính trị là một quyền, một phận sự nếu không muốn nói là bổn phận cao cả nhất mà một công dân yêu nước cần và phải thi hành. Những ngưòi tham gia vào phong trào TEA Party đã qua những động tác chính trị dưới nhiều hình thức đi tìm một giải pháp để mưu cầu quyền điều khiển một quốc gia phải đi đôi với sự phục vụ chân thật những quyền lợì chính đáng của và cho người dân.

Trong lúc đó, tại Việt Nam những sự đàn áp dã man các quyền căn bản làm người cũng như những hành vi thô bạo và độc ác của nhà cầm quyền Hà Nội đối với người dân đã được phơi bày càng ngày càng rõ. Gần đây nhất, từ vụ đàn áp thô bạo chiếm đất giáo xứ Thái Hà, giáo Xứ Tam Tòa đến hành động dã man cướp của, giết người giữa ban ngày tại giáo xứ Cồn Dầu, người ta đã thấy rõ ràng rằng chọn lựa làm chính trị của người dân Việt trong nước đã phải bị trả một giá quá cao. Người ta cũng thấy rõ ràng rằng nhà cầm quyền Hà Nội đã không từ nan bất kỳ một thủ đoạn nào, kể cả những hành vi vô nhân đạo nhất để được độc quyền làm chính trị cai trị hơn 80,000,000 người dân Việt. Các nhà tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam đã và đang bị nhà cầm quyền Hà Nội áp dụng những phương pháp khủng bố tinh vi và độc hại nhất để tiêu diệt quyền làm chính trị của những nhà trí thức chân chính và can đảm nầy.

Thật là kỳ diệu rằng trong những hoàn cảnh éo le và khó khăn nhất mà các nhà trí thức chân chính tại Việt Nam đang gánh chịu, những ý chí và ước mơ làm chính trị của họ vẫn trưởng thành và sinh sôi nẩy nở.

Trong lúc đó, tại Hoa Kỳ ngay nơi chôn nhau cắt rốn của tự do và dân chủ cũng nhự thừa mứa phương tiện để được làm chính trị vẫn có một số nhà trí thức (?) người Việt hải ngoại điềm nhiên và hân hoan từ chối tham gia vào những hoạt động chính trị. Những hoạt động chính trị nầy là những ước mơ mà đồng bào trong nước đang ngày đêm mong đợi cho chính mình. Và họ cũng đặt nhiều kỳ vọng vào những người Việt hải ngoại đang được hưởng tất cả những gì mà người trong nước đang khao khát.

Có phải chăng con người chỉ nhận ra giá trị của những quyền làm người của mình khi đã đánh mất hay bị tước đọat những quyền nầy? Có phải chăng trong gian nan khốn khó con người mới biết tìm ra cơ hội để cải tiến xã hội (nguy cơ)? Có phải chăng chỉ có người nghèo là người sẽ được giàu nhất? Và có phải chăng người ta chỉ muốn giỡn mặt khi họ nói rằng: Tôi không muốn làm chính trị?

Hà Lê Bích Thủy.