Đại sứ CSVN Ở Thổ Nhĩ Kỳ Bị Giữ Vì Chuyển Tiền Lậu
Hải quan phi trường Frankfurt - Đức, đã tạm giữ Nguyễn Thế Cường vì mang 20.000 Euro mà không khai báo.
Trang web vietinfo.eu,
dẫn tin của báo điện tử Bild.de cho biết, Nguyễn Thế
Cường đã bị cảnh sát Đức
thẩm vấn vì nghi viên Đại sứ CSVN tại Thổ Nhĩ Kỳ rửa tiền. Nguyễn Thế
Cường thì
khai rằng khoản tiền này là do Đại sứ quán CSVN tại Thổ Nhĩ Kỳ
quyên góp để giúp những nạn nhân bão lụt tại Việt Nam.
Thông thường, các cơ quan, tổ chức luôn thông báo công khai về hoạt động cũng như kết quả quyên góp do họ thực hiện.
Đại sứ quán CSVN tại Thổ Nhĩ Kỳ có trang web riêng (http://www.vietnamembassy-turkey.org/vi/).
Nhật
báo Người Việt đã thử vào trang web này để tìm kiếm những thông tin có
liên quan tới hoạt động quyên góp, cũng như kết quả quyên góp hỗ trợ nạn
nhân bị bão lụt tại Việt Nam nhưng không tìm thấy bất kỳ thông tin nào
về khoản tiền 20.000 Euro vừa kể.
Trang web vietinfo.eu
dẫn một số nguồn tin tại Đức cho biết, Tổng lãnh sự CSVN tại Frankfurt
đã gửi công hàm
hàm phản đối đến chính phủ Đức về chuyện tạm giữ Nguyễn Thế
Cường là vi phạm
hiệp ước bảo đảm quyền miễn trừ dành cho các nhân viên ngoại giao. Tuy
nhiên Nguyễn Thế
Cường vẫn chỉ được cho tại ngoại sau khi đã đóng khoản tiền
thế chân là 3.500 Euro.
Chuyện Đại sứ CSVN tại Thổ Nhĩ Kỳ bị tạm giữ
vì vận chuyển một lượng tiền mặt lớn mà không khai báo chắc chắn không
làm nhiều người ngạc nhiên. Các viên chức ngoại giao của chế độ Hà Nội
đã từng nổi tiếng khắp thế giới vì tống
tiền kiều dân khi họ phải liên lạc để làm những thủ tục hành chính cần
thiết như gia hạn, đổi passport, xin visa,… nhận hối lộ, bảo kê các hoạt
động phi pháp, buôn lậu và thực hiện những hành vi bất xứng khác làm
nhục cho quốc thể.
Cuối
năm 2008, báo chí Nam Phi công bố một loạt bài điều tra về việc Vũ
Mộc Anh, Bí thư thứ nhất của Đại sứ quán CSVN tại Nam Phi, buôn lậu sừng
tê giác. Lúc đầu, Đại sứ CSVN tại Nam Phi lúc đó là Trần Duy Thi
phủ nhận việc các viên chức ngoại giao Việt Nam có dính líu tới chuyện
buôn lậu sừng tê giác. Viên đại sứ này tuyên bố, không có nhân viên nào nhận đã làm chuyện như truyền
thông Nam Phi đề cập và “thường xuyên nhắc nhở nhân viên không
được buôn lậu”.
Ngay
sau đó, chương trình 50/50 đưa một đoạn video clip lên hệ thống truyền
hình Nam Phi, cho thấy Vũ Mộc Anh nhận sừng tê giác từ tay một kẻ
chuyên săn trộm tê giác. Đáng chú ý là trong video clip vừa kể, người ta
còn thấy một người Việt khác cũng đứng tại đó, cạnh một chiếc xe hơi
của viên tham tán có tên là Phạm Công Dũng. Trong hồ sơ của cảnh sát Nam
Phi, hồi đầu năm 2008, chiếc xe mang biển số ngoại giao của ông Dũng đã
từng bị tạm giữ khi một người Việt dùng nó dể vận chuyển 18 ký sừng tê
giác.
Đó
cũng là lý do CSVN phải triệu hồi Vũ Mộc Anh về nước. Cũng tới lúc
đó, Trần Duy Thi mới thừa nhận sự việc là có thật. Trả lời tờ Tuổi
Trẻ, Trần Duy Thi nhìn nhận đây là “chuyện đáng tiếc vì hám lợi”.
Thật
ra Vũ Mộc Anh không phải là trường hợp làm điều “đáng tiếc vì hám
lợi” duy nhất trong số các viên chức ngoại giao làm việc tại Đại sứ quán
CSVN ở Nam Phi. Hồi 2006, một tùy viên thương mại của cơ quan này tên
là Nguyễn Khánh Toàn bị bắt quả tang đang tìm cách đưa 9 ký sừng tê giác
ra khỏi Nam Phi.
Năm
nay, RFA lên tiếng tố cáo một nhóm người Việt ở Moscow, cầm giữ 15 cô
gái, buộc họ phải bán dâm. Liên minh Bài trừ Nô lệ mới ở Châu Á (CAMSA)
khẳng định nhóm người này là một tổ chức buôn người. Đáng chú ý là CAMSA
công bố một số đoạn băng ghi âm, cho thấy, việc buôn người sang Nga,
gây sức ép buộc 15 cô gái bán dâm có sự tiếp tay của một vài nhân viên
ngoại giao làm việc trong Đại sứ quán Việt Nam tại Nga.
(G.Đ)
Ingen kommentarer:
Legg inn en kommentar