“Chỉ cầu mong quí vị vào lúc tuổi xế chiều vùng lên lần cuối để nhìn thấy Đất nước thoát cơn nguy biến vì đêm trường u minh cộng sản, thấy lại ánh dương quang thì quí vị cũng chuộc lại được phần nào lỗi lầm ngày cũ đã góp phần dựng lên chế độ phản nước, hại dân hiện tại.”.
Hơn 30 năm về trước, khi các nhân sĩ Miền Nam vận động quốc tế phục hồi Hiệp định Paris 1973, các nhà chánh trị Âu Mỹ khuyên:
“Bà J. W. E Spies, lúc đó Bà là Chủ
Tịch Đảng Christian Democratic Appeal và dân biểu Quốc Hội Hòa Lan, và
hiện nay Bà là Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ. Khi được hỏi về vấn đề vận động quốc
tế cho tự do dân chủ ở Việt Nam,
Bà nói rằng người Việt Nam trước tiên
phải hy sinh, phải tranh đấu cụ thể cho đất nước của chính mình trước
khi mong đợi người ngoài giúp đỡ.” (1)
Ông David Steinman, một luật sư Hoa Kỳ và cộng sự viên của TNS Daniel Moynihan khuyến cáo rằng:
“Sớm muộn gì quý vị cũng phải dùng
biện pháp bất tuân dân sự (civil disobedience). Phải có phong trào bất
tuân dân sự trên toàn quốc mới hy vọng thay đổi được chế độ cộng sản độc
tài.” (2)
Thời gian nước chảy qua cầu. Câu nói “sớm
muộn gì” ấy mới đó mà đã hơn 30 năm lững lờ trôi. Và những người trí
thức Miền Nam năm ấy, nay đã vào tuổi xế tà trên dưới tám mươi!
Chỉ thương cho anh em quân cán chính thân
phận nhỏ nhoi, không cần ai chỉ biểu, vẫn tự mình biết: Đối với cộng
sản Việt Nam mà anh em đã từng cầm súng đánh chúng, thua trận chấp nhận
tù binh sòng phẳng thì phải quyết liệt đương đầu bằng sức mạnh. Không có
việc vận động quốc tế hoặc xin – cho.
Cho nên kể từ ngày lưu vong ra hải ngoại
vẫn tổ chức nhau cùng với đồng bào tị nạn cộng sản thấy vc léng phéng
nơi đâu là rượt đuổi tới đó, kể cả đối với những kẻ hoạt đầu chánh trị
lăm le đối thoại, thỏa hiệp với bọn vc.
Ngày nay, những ai tự thấy còn có trách
nhiệm đối với Đất nước, Dân tộc phải có thái độ dứt khoát: Bằng mọi thế
cách đánh đổ chế độ cộng sản bạo ngược cứu dân, cứu nước, ngoài ra không
có cách gì khác.
Cách nay năm ba năm, ai nói rằng, không
nên cực đoan, quá khích, phải tranh đấu từ từ, cải lương, cải cách trong
khuôn khổ ôn hòa, bất bạo động theo học thuyết Gandhi, Mandela thì một
là nói cho qua tang lễ, hai là cò cưa thỏa hiệp với vc tranh giành quyền
lực vì tham vọng cá nhân, phe đảng.
Hiện tại thì đã đến lúc quí vị thực thi
tranh đấu bất bạo động Gandhi nếu như quí vị thật lòng muốn đập tan chế
độ toàn trị cộng sản.
Ở bên Tunisia, anh sinh viên Bouazizi
thất nghiệp, bán hàng rong kiếm sống, vì bị cảnh sát đạp đổ gánh hàng
rong mà phẩn uất tự thiêu, phản đối cường quyền. Đồng bào của anh thức
tỉnh vùng lên đập tan độc tài Ben Ali.
Năm 2011, bà mẹ Bạc Liêu Đặng Thị Kim
Liêng, vì uất ức bị cường hào lấn đất mà tự thiêu thân. Chỉ thân hữu
tranh đấu của người con Tạ Phong Tần lên tiếng bênh vực một lúc rồi sự
kiện trôi qua.
Ngày 6/12 vừa qua, anh Trịnh Xuân Tình,
người gốc Thanh hóa trôi giạt vào Nam bán hàng rong nuôi hai con nhỏ. Từ
Bình Dương đạp xe ba gát qua Thủ Đức, tải hàng xuống quận Bình Thạnh,
Sài gòn, đường xa mấy chục cây số, bán. Cảnh sát, dân phòng dẹp lề đường
tịch thâu hàng hóa. Anh theo năn nỉ xin lại, chúng chẳng cho mà còn
còng tay đánh đập, té xỉu bên lề đường. Mãi mới được đưa vào bệnh viện
cấp cứu! Không một ai đoái hoài cứu giúp!
Ngày 10/12/13, cường quyền huyện Nghi
Xuân, Hà Tỉnh kéo 300 côn an, dân phòng đến cưỡng chế, cướp đất của
người dân xã Xuân Thanh cho công ty tư bản đỏ lập sân golf. Chúng đánh
đập dã man khiến 4 người dân bị thương nặng. Đồng bào phải tự đưa các
nạn nhân đi cứu chửa.
Trước tình cảnh xã hội mà con người hầu
như vô cảm như vậy, nếu hàng sĩ phu cứ mắt lắp tai ngơ thì họa mất nước
sẽ tới trong sớm tối!
Quí vị nhân sĩ, trí thức, lão thành kách
mạng thường khuyên bảo giới trẻ tranh đấu ôn hoa bất bạo động, tôi cũng
chìu theo quí vị nói tranh đấu bất bạo động:
Tranh đấu bất bạo động theo học thuyết Gandhi gồm hai vế:
Vế thứ nhất là BẤT HỢP TÁC: Vậy thì xin
quí vị thực thi để nêu gương cho giới trẻ. Vừa rồi, đảng viên Lê Hiếu
Đằng tiên bố bỏ đảng. Như vậy là bước khởi đầu. Bây giờ xin bước tới
bước nữa: Trả lại căn hộ và cái sổ hưu để dứt khoát không dính dáng gì
đến đảng nữa. Và từ rày về sau không nói một tiếng nào với đảng và nhà
nước cộng sản nữa, nghĩa là chia tay dứt dạt chớ không còn cảnh “Dẫu lìa
ngó ý, còn vương tơ lòng.”
Tôi chỉ nêu một trường hợp đển hình. Nếu
đông đảo quí vị theo gương ấy, nhất là quí vị đang tại chức đồng loạt từ
chức, từ nhiệm thành phong trào BẤT HỢP TÁC trên toàn quốc thử xem bọn
lãnh đạo cộng sản đối phó thế nào?
Vế thứ hai là BẤT TUÂN DÂN SỰ: Vụ nầy thì
chính quí vị không cần làm, bởi vì trong tay quí vị có một lực lượng
lớn vô địch: Đó là Sinh viên – thanh niên – học sinh.
Quí vị chỉ cần đem tất cả nghị lực và tấm
lòng thanh khẩn, với tư cách vừa là thầy học vừa là phụ huynh dẫn giải
cho em cháu nghe về tình thế ngặt nghèo của Đất nước, nếu tất cả không
liều thân hành động thì họa diệt tộc ngày càng tới gần không bề cứu gở
và chỉ cách thế cho giới trẻ vận động tổ chức bất tuân dân sự trên toàn
quốc. Sinh viên, học sinh bãi khóa, kéo nhau đi vận động:
- Ở các đô thị lớn: Vận động doanh
nhân không đóng thuế doanh nghiệp, nghĩa là tuyệt lương bọn cầm quyền
trung ương, kể cả côn an, bộ đội.
- Ở vùng nông thôn: Vận động bà
con nông dân không đóng thuế ruộng đất, nghĩa là làm tê liệt bộ máy cai
trị địa phương, làng xã chỉ biết sống nhờ vào thuế ruộng đất như là địa
chủ ngày xưa thu địa tô.
- Phát động phong trào chạy xe hai
bánh KHÔNG đội mũ bảo hiểm, nghĩa là tuyệt đường các “anh hùng núp”,
cảnh sát giao thông không còn thu được tiền mãi lộ vừa gây náo loạn trật
tự đường phố khắp nơi.
Tôi ở xa nhìn ngó chỉ nêu lên vài ba
trường hợp tiêu biểu, còn như quí vị ở tại chỗ lại thêm kinh nghiệm làm
cách mạng đầy mình, chắc chắn còn nhiều chiêu ngoạn mục mà quí vị đem ra
thi thố thì các đồng chí cũ của quí vị có khi bó tay.com!
Chỉ cầu mong quí vị vào lúc tuổi xế chiều
vùng lên lần cuối để nhìn thấy Đất nước thoát cơn nguy biến vì đêm
trường u minh cộng sản, thấy lại ánh dương quang thì quí vị cũng chuộc
lại được phần nào lỗi lầm ngày cũ đã góp phần dựng lên chế độ phản nước,
hại dân hiện tại.
Nguyễn Nhơn.
Ingen kommentarer:
Legg inn en kommentar