Lịch Sử Có Những Biến Cố.
Cuộc biểu tình của một số sinh viên, thanh niên Việt Nam trước tòa đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội và tòa tổng lãnh sự ở Sài Gòn trước đây 2 năm cũng thay đổi người Việt Nam một cách sâu xa và rộng rãi, đánh thức giới trí thức và thanh niên ở trong nước cũng như ở bên ngoài. Nhiều người bắt đầu lên tiếng về vận mệnh quốc gia, chủ quyền dân tộc, và đánh thức những người khác. Thái độ của người dân đối với đảng Cộng Sản cầm quyền đã thay đổi, trước đây người ta đã hết sợ, nay người ta càng coi khinh. Và người dân đã bạo dạn hơn, không còn e dè khi muốn phát biểu ý kiến, khiến cho chế độ độc tài phải ra tay đàn áp mạnh hơn. Có thể nói những trí thức và sinh viên Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc trong vụ thành lập huyện Tam Sa đã thắp lên một ngọn lửa có ảnh hưởng đang lan ra mỗi ngày một rộng hơn và mạnh mẽ hơn.
Các bạn sinh viên đại học ở Sài Gòn và Hà Nội đi biểu tình hô các khẩu hiệu khẳng định “Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của nước Việt Nam” với tất cả tấm lòng yêu nước. Người Việt ở khắp thế giới cũng rạo rực trong lòng khi nghe họ cất tiếng. Ðồng bào ta đều nghĩ tới các chiến sĩ QL VNCH anh hùng đã xả thân bảo vệ Hoàng Sa, trong trận hải chiến sau cùng giữa người Việt và người Trung Quốc, năm 1974.
Trong không khí đó, những nhà tranh đấu cho tự do dân chủ càng thêm vững niềm tin. Những Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Xuân Nghĩa, vân vân, có thể tự hào đóng vai xung phong trên mặt trận dân chủ. Họ đã trông thấy nền tảng của chế độ độc tài đảng trị CSVN đang rạn nứt. Ðây chính là lúc giới trí thức, thanh niên cùng toàn thể đồng bào đứng lên đòi những quyền tự do căn bản của con người.
Sự sụp đổ của chế độ Cộng Sản ở các nước Ðông Âu không phải chỉ do sự thất bại của hệ thống kinh tế Xô Viết, mà đã được khơi nguồn từ nhiều năm trước. Nhiều phong trào thay đổi tâm lý xã hội dân chúng các nước này đã bắt đầu từ giới trí thức, trong các đại học, các linh mục trong giáo hội Công Giáo, truyền tới giai cấp công nhân. Khi lòng dân muốn thay đổi đã chín mùi, ngay cả các cán bộ trung kiên của đảng Cộng Sản cũng phải ngả theo. Ðộng cơ cuộc cách mạng ở Ðông Âu là tự do, công bằng xã hội, và lòng yêu nước. Mảnh đất Việt Nam chúng ta hiện nay cũng đang sẵn sàng được gieo rắc những hạt giống tương lai đó. Xã hội đầy bất công. Người dân bị cướp đất, trí thức bị đàn áp. Và chủ quyền đất nước, lòng tự hào dân tộc đang bị xúc phạm.
Chúng ta sẽ tiếp tục giữ gìn ngọn lửa do các sinh viên, trí thức Việt Nam đã thắp lên từ hai năm trước. Lịch sử sẽ ghi nhận như một biến cố quan trọng vào bậc nhất, đánh dấu sự biến chuyển tâm lý trong xã hội Việt Nam, báo trước ngày chế độ Cộng Sản cáo chung.
Chính Nghĩa.
onsdag 9. desember 2009
Abonner på:
Legg inn kommentarer (Atom)
Ingen kommentarer:
Legg inn en kommentar