mandag 11. oktober 2010

Việt Nam Ngày Tôi Trở Về

Việt Nam Ngày Tôi Trở Về.

Về, về lại Việt Nam hai mươi năm sống xa. Xa như tuổi thơ người đàn ông ngồi cạnh trên máy bay nói với tôi đủ thứ chuyện nhưng tôi chỉ nhớ một câu, đủ để lòng phấn khởi, thêm chút tự tin. “Việt Nam của cô giờ là quốc gia, không còn là cuộc chiến.”

Việt Nam ngày tôi trở về tai không còn nghe đạn bom, còi hụ giới nghiêm, tin tức chiến trường mắt không còn thấy hỏa châu rực cháy. kẽm gai nhọn hoắt, xanh màu lính trận, mẹ già ôm xác con gào khóc và không gian thôi phảng phất mùi nhang khói.

Việt Nam ngày tôi trở về người trở thành thây ma lang thang vất vưởng bầy đàn phô bày bản năng tiền sử. Thời gian đứng lại cả ngàn năm, bà già tám mươi cổ “gắn” thanh sắt, lòng bàn chân “bọc” đồng đầu đội thúng khoai băng băng bốn phương tám hướng mong đổi bữa ăn lưng dạ.

Thanh niên sáng ngủ dậy súc miệng bằng bia đêm dỗ giấc ngủ bằng rượu ngày tay cầm điếu thuốc thay bút mực. cô gái mười sáu màng trinh đã vá ba lần lần thứ tư bị lộ
khách thương gia Đài Loan chỉ trả nửa giá.

Ðàn ông sau nhiều năm cầm súng nay đất nước thanh bình bỗng biến thành phỗng đá
bên lề đường.

Thằng bé lên ba ngồi phùng mang trợn mắt ráng, ráng, ráng rặn cục cứt những hột bắp vẫn còn nguyên si.

Việt Nam ngày tôi tôi trở về bầu trời ban ngày vẫn xanh biêng biếc, mây trắng nõn bồng bềnh bầu trời ban đêm vẫn đan kết hàng ngàn vì sao lấp lánh.

Việt Nam ngày trở về tôi đứng sững nhìn tôi.

Việt Nam ngày tôi trở về ba mươi lăm năm sống xa, ngái xa xa thật xa lướtq ua để (được) thở, sờ, ngửi, nếm thỉnh thoảng (buồn) cười nghĩ đến lời bác trăn trối: “thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng mười lần hơn.”

Thân xác chuẩn bị cho cái nóng thế kỷ những hố hầm phải nhảy không được (phép) hụt chân, xứ sở thời chiến đấu tranh vì giai cấp thời bình không được đấu tranh vì giai cấp.

Hai vị thành niên Nguyễn Thị Thanh Thúy và Nguyễn Thúy Hằng biến thành nô lệ tình dục cho kẻ nắm giữ quyền lực sinh viên Phan Minh Mẫn “giết” cha vì bảo vệ mẹ và em luật pháp đảng áp dụng mạng đổi mạng quyền làm người chỉ áp dụng cho đại gia.

Người đàn bà ngồi ôm mặt khóc vì chồng hiếp con gái 12 tuổi ổng nói: “trồng cây thì tôi phải ăn quả” chứ bà bà nói: “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” thì sao đây hả trời?

Xe chở cây lộc vừng trị giá trăm triệu cho căn nhà mới xây trị giá tám tỉ đâm thằng bé đang đi học về. Cảnh sát tới, ai đó đã phủ mặt em bằng mũ và xác thân em bằng cặp
người đàn bà có ba đứa con đứa lớn nhất xuất khẩu lao động đứa thứ nhì vượt biên
đứa út lấy chồng Hàn Quốc. Sáng sáng bà ngồi thõng chân trên mộ chồng, tay vọc cát tay xoa xoa hốc mắt khỉ sét vì đảng vì xã hội chủ nghĩa.

Xong mẫu giáo bé phải nhận ra hình bác, ước đi thăm lăng bác, thuộc làu thơ bác, thích hát ca ngợi bác, ngủ mơ được thấy bác.

Trái muỗm ngọt thanh trong vườn lưu niệm Nguyễn Du, chén chè bắp nhà người quen ở Cồn Hến, đĩa bánh cuốn hấp hơi ở chợ Đà Lạt, gió nồng mùi biển giữa phố phường Nha Trang
bánh gai Ninh Giang, ô cửa sổ lớp bốn tuổi thơ măng cụt Lái Thiêu chua chua ngọt ngọt
nước múc lên từ giếng ngâm mát lạnh hai bàn chân.

Những niềm vui nho nhỏ vẫn không lau được mồ hôi lăn chảy giữa rãnh ngực vì nắng vì nóng vì Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm! Fuck! Vì Hồ Chủ tịch vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp chúng ta! Fuck!

Ngồi trên máy bay quay lại Mỹ, tôi lẩm nhẩm những cái nhiều cùng những cái nhất của xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Thi hoa hậu nhiều nhất. Hô khẩu hiệu nhiều nhất. Nhiều quán nhậu nhất. Giao thông lộn xộn nhất. Giàu và nghèo cách xa nghìn vạn dặm nhất. Cầu tiêu công cộng hiếm hoi nhất. Con đường gốm sứ rườm rà, quê kệch và dài nhất. Con số phá thai cao nhất. Môi sinh tệ hại nhất. Treo hình cố lãnh tụ Hồ Chí Minh nhiều nhất. Truy cập web sex nhiều nhất. Hối lộ và tham nhũng có trình độ nhất. Thù và yêu Mỹ nhất. Đảng càn quét những ai công khai đấu tranh tự do dân chủ nhất. Vậy mà theo Happy Planet Index, Việt Nam được xếp hạng 12/178. Chịu và chào my “quê hương là chùm khế (không) ngọt”.

Lê Thị Thấm Vân.

Ingen kommentarer: