Ăn Gì Ðể Hạ Huyết Áp.
Bệnh cao huyết áp liên quan chặt chẽ đến việc ăn uống. Khoa học đã chứng minh, một số thức ăn thường ngày có tác dụng làm hạ huyết áp, bài viết này liệt kê ra để giúp người bệnh thực hiện chế biến món ăn phù hợp:
Cá: Cá là một trong những thức ăn động vật tốt nhất của người bệnh cao huyết áp, cá là “lương thực” cho não, ăn cá phòng trị bệnh mạch máu, tim - não đã được khoa học chứng minh. Cá chứa nhiều acid nucleinic, cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và chất khoáng, đặc biệt là nguyên tố canxi, kẽm, iod, sắt, mangan… giúp duy trì huyết áp ở trạng thái bình thường. Cá ao, cá sông và cá biển đều có giá trị làm thuốc, ăn cá biển một cách thích đáng càng tốt hơn.
Hàu (Mẫu lệ): Có vị mặn, chát, tính hơi hàn. Các nhà y học hiện đại nghiên cứu cho thấy, thịt hàu chứa nhiều nguyên tố kẽm, mỗi 100g hàu tươi chứa 9,39mg kẽm. Thường ăn thịt hàu giúp phòng trị bệnh cao huyết áp và não trúng phong (tai biến mạch máu não).
Tôm khô: Tôm khô giàu chất dinh dưỡng, vị ngọt, tính ấm, là vật phẩm quý giá dùng bổ thận tráng dương. Hàm lượng canxi trong tôm rất cao, mỗi 100g tôm khô chứa 991mg canxi, cao nhất mà không có thức ăn nào có thể so sánh được. Do vậy, thường ăn tôm khô, giúp bổ sung canxi, phòng ngừa cao huyết áp.
Tỏi: Vị cay, tính ấm. Tỏi chứa allycin và selen, cùng giúp hạ huyết áp. Các chất chính trong tỏi là tinh dầu với các sulfur và polysulfur de vinyle, là thành phần tạo ra mùi tỏi, giúp làm giảm chất béo trong huyết thanh và trong gan, gây ra một chuỗi phản ứng sinh hóa liên hoàn, làm huyết áp giảm xuống. Selen ngăn tiểu cầu tích tụ và phòng ngừa máu đông, trợ giúp cho huyết áp bình thường. Cho nên, các chuyên gia kiến nghị, người bệnh cao huyết áp vào mỗi sáng lúc bụng đói ăn 1-2 tép tỏi ngâm giấm đường, nhất định đạt hiệu quả trong việc ổn định huyết áp.
Củ hành: Vị ngọt, cay, tính bình. Củ hành chứa nhiều canxi, thường ăn củ hành giúp bổ sung canxi, có tác dụng hỗ trợ giảm huyết áp. Các nhà khoa học còn khám phá rằng, củ hành chứa prostaglandins và thành phần kích hoạt hoạt tính của fibrin tan trong máu. Những thành phần này là chất giãn mạch, giúp làm giảm áp lực của động mạch và giãn mạch vành, bên cạnh còn tác dụng tiêu hủy các chất gây tăng huyết áp như catecholamine vừa hạ huyết áp, vừa làm cho huyết áp ổn định.
Hành: Vị cay, tính ấm. Hành chứa prostaglandins A1 tựa như chất kích tố. Có tác dụng hạ áp nhất định, hơn nữa chứa nhiều kali và canxi, giúp ích cho việc hạ áp.
Rau tề thái (cỏ tâm giác): Vị ngọt, tính bình. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm cầm máu, bình can hạ áp. Rau tế thái chứa các chất cholin, rutinoside, flavonoid… có tác dụng hạ áp. Dùng rau tế thái và cỏ mực vừa đủ sắc chung, mỗi ngày 1 thang, đạt hiệu quả hạ huyết áp tốt hơn. Thường ăn rau tề thái có ích cho việc phòng ngừa bệnh cao huyết áp và cao huyết áp do bệnh thận.
Cúc hoa: Vị cay, đắng, tính hơi hàn. Các thành phần tinh dầu, flavonoid… có tác dụng hạ áp nhẹ.
Câu kỷ tử: Vị ngọt, tính bình. Có chứa lyciumanid, bêta-caroten và nhiều vitamin, bảo vệ thần kinh thị giác, giảm áp, điều tiết chức năng miễn dịch cơ thể. Người ta thường nói: “Muốn đổi can phong, tất thường ăn câu kỷ”.
Rau cần: Tính mát, vị ngọt, cay, có tác dụng thanh nhiệt bình can, lương huyết khu phong. Rau cần chứa nhiều chất hạ áp, làm mạch máu trương nở, huyết áp tụt xuống. Có thể dùng riêng để vắt nước cốt, thêm một ít đường đen, uống chung với nước chín nguội, hay lấy phần rễ giúp hạ áp mạnh để sắc uống, ngày 2 lần, huyết áp tụt xuống thấy rõ. Lá cần chứa thành phần hạ áp ngang bằng với thân rễ, không nên bỏ đi. Có 2 loại: Rau cần khô và rau cần nước, cần khô tác dụng hạ áp hơn cần nước.
Cà dái dê: Tính mát, vị ngọt, có tác dụng mát máu thông kinh lạc, chứa vitamin A, nhóm B, C, P. Chức năng đặc thù là giảm tính giòn và tính thẩm thấu của các mao mạch, tăng cường sức gắn kết và sức tu chỉnh của các mao mạch và tế bào, có tác dụng phòng ngừa chảy máu do vỡ mạch, làm cho các mao mạch luôn giữ ở trạng thái bình thường. Là thức ăn huyền diệu phòng trị bệnh cao huyết áp, bệnh mạch máu tim-não.
Cà chua: Tính bình, vị ngọt, chua, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết bình can, hạ áp. Cà chua chứa các thành phần bêta-caroten, vitamin P… có hiệu quả nhất định đối với người bệnh cao huyết áp do xơ cứng động mạch và vi mạch giòn yếu, kể cả người bệnh mạch vành, và người bệnh cao mỡ máu. Người bệnh cao huyết áp hàng ngày kiên trì ăn 2 quả cà chua sống, giúp ích nhiều trong việc phòng trị bệnh.
Dưa hấu: Vị ngọt, tính mát. Dưa hấu ngoài việc không chứa chất béo ra, dịch quả dưa hấu hầu như chứa đủ các thành phần dinh dưỡng theo nhu cầu của cơ thể. Thành phần đường trong dưa có tác dụng hạ áp, hạt dưa và vỏ dưa đều có tác dụng hạ áp.
Bí đao: Là thức ăn nhiều kali, ít natri, giúp hạ áp, lợi tiểu, vị nhạt, tính mát. Thường ăn bí đao giúp ích nhiều cho người bệnh cao huyết áp, bệnh thận và béo phì..
Tàu hũ ki: Là chế phẩm từ đậu, giá trị dinh dưỡng cao. Vị ngọt, tính mát, giúp giảm cholesterol, được xem là thực phẩm sức khỏe cho người bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch.
Đậu hà lan: Là thức ăn điển hình nhiều kali, ít natri, một thực phẩm phòng trị cao huyết áp. Vị ngọt, tình bình. Do vậy, người bệnh cao huyết áp nên ăn đậu hà lan, tác dụng hạ áp sẽ tốt hơn.
Đậu xanh: Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng lợi thủy. Vị ngọt, tính mát. Thường ăn đậu xanh và chế phẩm đậu xanh giúp thông kinh mạch, hạ áp. Món giá đậu xanh xào thích hợp cho người bệnh cao huyết áp và bệnh mạch vành vào mùa hè, thu.
Bàng Cẩm.
mandag 11. oktober 2010
Abonner på:
Legg inn kommentarer (Atom)
Ingen kommentarer:
Legg inn en kommentar