søndag 31. oktober 2010

Những Cái Đầu Bùn Đỏ



Những Cái Đầu Bùn Đỏ.

Cái bất hạnh của người kia, có khi là cái may mắn của người này. Trường hợp này có thể thấy nổi bật trong mấy ngày qua: thảm họa bung vỡ dòng sông bùn đỏ tại Hungary đã gây kinh hoàng không chỉ cho người dân Hungary, người dân vùng Đông Âu bên dòng sông Danube, mà cả ngay tại Việt Nam, nơi cũng có dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên.

Những gì mà giới trí thức thuyết phục, lý luận, phản biện từ cả năm qua không hề làm nổi thành các bản tin lớn trên các báo nhà nước. Thậm chí, những lý luận ban đầu của giới trí thức Bauxite Việt Nam khi kêu gọi nhà cầm quyền CSVN hủy bỏ các dự án này còn tập trung vào vấn đề an ninh phòng hộ, vào âm mưu Trung Quốc có thể thiết lập các Phố Tàu Tây Nguyên và lập làng mạc để nằm phục lâu dài. Nhưng ngay khi quả bom nguyên tử bùn đỏ bộc phát tại Hungary, lập tức các báo lớn trong nước đều nêu lên vấn đề bùn đỏ Tây Nguyên.

Và những gì mà các vị trí thức Bauxite VN không thuyết phục nổi, thì tai họa vỡ hồ bùn đỏ ở Hungary đã nói giùm thật vang dội. Từ đó, chỉ cần nghe chữ “cơ nguy hồ bùn đỏ” là đủ cho người đọc kinh hoàng rồi, là đủ để các cán bộ Hà Nội lên tiếng rồi. Lý luận giới trí thức phản biện cũng không nhắc gì về các làng Trung Quốc nữa, cũng không nhắc về cơ nguy đàn anh TQ mai phục quân đội để đánh xuyên tâm từ Tây Nguyên nữa.

Bởi vì, vỡ hồ bùn đỏ, nhuộm đục ngầu mấy dòng sông từ Hungary là đủ để biết sợ quả bom nguyên tử bùn đỏ có gài đồng hồ nổ chậm ở Tây Nguyên rồi. Bởi vậy, cái xui của người hóa ra lại là cái hên của mình.

Và một bản văn có nhan đề là “Kiến nghị về dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, với tấm gương về thảm họa vỡ hồ bùn đỏ ở nhà máy Ajka Timfoldgyar, Hungary” do nhóm Bauxite VN đăng chỉ trong vài ngày đã thu hút được khoảng 670 chữ ký, và thấy rõ số lượng người ký tên sẽ còn nhiều thêm.

Bản văn trích như sau:

Ngày 05-10-2010 đã xảy ra sự cố vỡ hồ bùn đỏ chứa phế thải từ việc sản xuất alumina cho luyện nhôm của Nhà máy Ajka Timfoldgyar tại vùng Ajka, cách thủ đô Budapest 160 km về phía Tây Nam. Khoảng 1,1 triệu m3 nước thải bùn đỏ từ hồ bị vỡ này đổ xuống các vùng thấp chung quanh rộng gần 40 km2 và một số con sông, trong đó có sông Danube. Trong vùng xảy ra tai nạn có thị trấn Kolontar hoàn toàn bị ngập trong màu đỏ chết người. Tai nạn này cuốn trôi khoảng 270 căn nhà, phá hủy nhiều cầu đường, làm bị thương (dưới dạng bị bỏng hóa chất) 150 người do các hóa chất độc hại có chất ăn mòn cao trong bùn gây ra, 7 người chết và làm hư hại nhiều xe cộ, tài sản khác. Số người thương vong còn có thể tăng lên do tác động của bùn đỏ chứa hóa chất tiếp tục ngấm vào cơ thể những người đã tiếp xúc với chất thải này khi hồ vỡ.

Chính phủ Hungary coi đây là thảm họa hóa chất thảm khốc nhất trong lịch sử quốc gia này. Thủ tướng Hungary Viktor Orban nhận định thảm họa này có nhiều khả năng do lỗi của con người gây ra, vì xảy ra trong lúc tình hình thời tiết hoàn toàn bình thường, không có mưa và chưa đến mùa tuyết rơi; trước khi xảy ra tai nạn hai tuần, một phái đoàn thanh tra chính phủ đã có chuyến đi kiểm tra hồ và không thấy có dấu hiệu gì khác thường; trong khi đó nhà máy vẫn thường xuyên nhắc lại cam kết với nhà nước hồ bùn đỏ này không nguy hiểm… Thủ tướng Viktor Orban đánh giá thảm họa này lớn gấp nhiều lần so thảm họa tương tự đã xảy ra ở vùng Baia Mare tại Romania năm 2000. Trước tình hình như vậy Thủ tướng Viktor Orban đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong vùng nơi xảy ra thảm họa. Bùn đỏ đang chảy vào sông Danube và sông Raab.

Theo nhận định của người phát ngôn thuộc Cơ quan Quản lý thảm họa của Hungary, ông Tibor Dobson, thảm họa này sẽ có thể ảnh hưởng đến 6 nước hạ lưu là Croatia, Serbia, Bulgaria, Moldova, Ukraina và Romania, và có nguy cơ trở thành thảm họa sinh thái châu Âu. Tại một số nơi nhiều thủy sản cây cối, hoa màu và gia súc đã chết. Nhìn chung chưa đánh giá được toàn diện thiệt hại. Quốc vụ khanh Illes nói các đội cứu hộ của Hungary đang làm việc một cách tuyệt vọng, phải mất ít nhất một năm và hàng chục triệu đô la mới xử lý được; Hungary kêu gọi sự hỗ trợ của Liên minh Châu Âu.

Thảm họa vỡ hồ bùn đỏ Ajka ở Hungary là lời cảnh báo nghiêm khắc đối với vấn đề hồ bùn đỏ chứa chất thải trong sản xuất alumina ở Tây Nguyên.” (hết trích)

Do tình hình như thế, những người soạn thảo Kiến Nghị đã yêu cầu nhà cần quyền CSVN hãy:

(1) Quyết định cho ngừng ngay việc xây dựng Nhà máy Tân Rai ở Lâm Đồng để nghiên cứu tiếp cách xử lý;

(2) Tạm hủy dự án đang đàm phán tiếp với đối tác nước ngoài về Nhà máy Nhân Cơ ở Đắc Nông;

(3) Tạm thời đình chỉ việc triển khai toàn bộ tổng dự án hiện thời về việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên để tổ chức nghiên cứu lại một cách nghiêm túc và khoa học.”(hết trích)

Trong khi trước giờ, những thanh biện về dự án bauxite Tây Nguyên đều chủ yếu đăng trên các web lề trái, thì bây giờ được các báo nhà nước đưa lên qua những cuộc phỏng vấn những chuyên gia có tiếng nói trong ngành liên hệ.

Trên tờ Tuổi Trẻ, số ngày Thứ Hai 11/10/2010, một chuyên gia nói rằng ảnh hưởng bùn đỏ Tây Nguyên sẽ ảnh hưởng hàng chục triệu người nếu có “sự cố” xảy ra.

Báo Tuổi Trẻ phỏng vấn “PGS.TS Nguyễn Đình Hòe - trưởng ban phản biện xã hội, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường VN” và được GS Hòe trả lời:

Rõ ràng đó là một lời cảnh báo cho VN khi chúng ta đang tiến hành khai thác bôxit ở Tây nguyên. Hungary là một nước có cả lịch sử hàng trăm năm khai thác bôxit và Công ty Sản xuất và kinh doanh bôxit - nhôm Hungary là công ty rất lớn, có kinh nghiệm hơn chúng ta nhiều. Sự cố của họ nói với chúng ta rằng tuyệt đối không thể chủ quan với bùn đỏ.

Doanh nghiệp khai thác khẳng định bùn đỏ sẽ được chôn rất cẩn thận. Nhưng điều đó không có nghĩa là 20-30 năm sau nó vẫn được làm cẩn thận và an toàn tuyệt đối. Cần lưu ý độ pH trong bùn đỏ khoảng 13, nghĩa là gấp khoảng 1 triệu lần độ pH an toàn. Nếu sự cố xảy ra ở Tây nguyên, bùn đỏ trôi xuống sông Đồng Nai thì tính mạng, sức khỏe hàng chục triệu người bị đe dọa.”(hết trích)

Như thế, lời cảnh giác này rất minh bạch, và không cần quanh co gì nữa: rằng hồ bùn đỏ sẽ là quả bom nổ chậm, nguy cơ tiềm ẩn nhiều thập niên, và nếu sơ suất thì hàng chục triệu người thê thảm.

Trong bài có nhan đề “Từ tai hoạ bùn đỏ ở Hungary, nghĩ tới bôxít Tây Nguyên” của tác giả TS. Nguyễn Quang A đăng trên báo Sài Gòn Tiếp Thị hôm Thứ Sáu 8/10/2010 đã ghi nhận:

“Ngày 4.10.2010, đập hồ chứa bùn đỏ tại mỏ khai thác và chế biến bôxít ở Ajka, Hungary đã bị vỡ. Gần 1 triệu m3 bùn đỏ đã tràn xuống phủ một diện tích 40km2 và làm tan hoang nhiều khu dân cư.

Có nơi lũ bùn đỏ với độ dày tới 2m đã nhấn chìm mọi thứ. Báo chí Hungary cho biết, đến ngày 7.10, đã có bốn người chết, 123 người bị thương và còn năm người được coi là mất tích. Ba tỉnh của Hungary đã bị đặt trong tình trạng báo động môi trường, ba con sông bị đe doạ, bùn đỏ đã lan xuống sông Rába và đe doạ sông Duna. Đây là thảm hoạ môi trường lớn nhất ở Hungary.

Nhà máy bôxít Ajka thuộc công ty cổ phần Nhôm Hungary (MAL). Báo chí Hungary cũng đưa tin cựu Thủ tướng Gyurcsány Ferenc có lợi ích trong MAL trước khi lên làm thủ tướng và công ty này ngày nay vẫn do các bạn đầu tư của ông vận hành.

MAL đã rất tự hào về tính an toàn của hệ thống chứa bùn đỏ của mình. Họ nói “các hồ chứa bùn đỏ được cách ly, được xây dựng rất hiện đại với hệ thống giám sát tiên tiến đảm bảo chắc chắn việc chứa bùn đỏ”. MAL cũng rất lưu ý đến việc “hoàn thổ”, khôi phục lại mặt bằng liên tục bằng san lấp và trồng cây tạo ra thảm thực vật phong phú. Nhưng khi xảy ra tai hoạ, họ nói đấy là tai hoạ thiên nhiên và từ chối trách nhiệm. Họ còn nói, mới gần hai tuần trước cơ quan Thuỷ lợi đã kiểm tra đập và không thấy có vấn đề gì. Khi tai hoạ xảy ra họ nói bùn đỏ không độc hại, trong khi nhiều người bị bỏng đến 70% do bị ngập trong bùn đỏ có tính kiềm nặng!

Lập luận của MAL nghe rất quen với người Việt Nam. Trong các tranh luận về khai thác bôxít ở Tây Nguyên, tập đoàn Than – khoáng sản Việt Nam (TKV) cũng đưa ra các lời hứa tương tự về hệ thống chứa bùn đỏ của mình sẽ và đang được xây dựng. Thực ra, ở đâu cũng vậy, những người vận hành hồ chứa bùn (bùn đỏ của nhà máy bôxít hay bùn đen của các mỏ than hay các loại mỏ khác, thậm chí cả với các hồ nước sạch cho thuỷ điện) luôn tìm cách thoái thác trách nhiệm khi có sự cố xảy ra.

Đã có rất nhiều ý kiến về các dự án khai thác bôxít ở Tây Nguyên. Người ta cũng nói đến sự chắc chắn, vững chãi của các hồ chứa bùn đỏ. Từ trên nóc nhà của Đông Dương nếu có sự cố vỡ đập như ở Hungary, thì tai hoạ sẽ rất thảm khốc.

Vấn đề chuyên chở không những là vấn đề khó khăn về kinh tế mà cũng hàm chứa những rủi ro môi trường khó lường. TKV lập dự án nhưng bỏ chuyện làm đường chuyên chở ra ngoài (và yêu cầu Nhà nước phát triển đường sắt cho TKV), tính kiểu ấy là ăn bớt chi phí đầu tư để cho dự án có vẻ khả thi hơn về kinh tế. Nếu tính hết (kể cả đầu tư cho chuyên chở) và nhất là phải có chi phí thoả đáng cho khắc phục môi trường (trong hoạt động bình thường của các nhà máy cũng như trong trường hợp có tai hoạ) thì dự án khai thác bôxít không khả thi về mặt kinh tế. Tác hại về môi trường khó có thể lường.”(hết trích)

Lời Tiến Sĩ Nguyễn Quang A rằng nếu có sự cố thì tai họa sẽ thảm khốc, rằng TKV đang ăn bớt chi phí đầu tư rằng tác haị về môi trường khó lường.

Bây giờ, chỉ còn thắc mắc duy nhất rằng, có phải chính phủ VN đã cấm ký tên nhiều người trong đơn khiếu kiện, trong các kiến nghị hay không? Nếu đúng như thế, bản Kiến Nghị của hàng trăm người quan tâm này sẽ bị quăng bỏ?

Và nếu đúng là chính phủ Hà Nội không muốn xét tới lời nói phảỉ của người trí thức, dù bất kỳ cớ nào, thì tự thân chính phủ này đã trở nên những quả bom bùn đỏ tiềm ẩn: di hại sẽ không chỉ là hủy diệt vài dòng sông, hay nhuộm đỏ vài chục kilômét vuông đất, hay làm thiệt hại kinh tế vài chục triệu dân, hay làm hại sức khỏe cả triệu người... mà sẽ trở thành những cái đầu bùn đỏ để có thể dâng hiến VN cho đàn anh Trung Quốc.

Bởi vì, nào ai biết được những cái đầu bùn đỏ rồi sẽ suy nghĩ những gì.

TRẦN KHẢI

Quyền Sở Hữu Không Phải Là Ân Huệ Xin Cho

Quyền Sở Hữu Không Phải Là Ân Huệ Xin Cho.

Kính thưa Cộng Đoàn,

Hôm nay, trong buổi chiều ngay trước phiên tòa xét xử 6 anh chị em giáo dân Cồn Dầu – Đà Nẵng, chúng ta quy tụ nhau tại Đền Thánh này để cầu nguyện, trong tư cách là Hội Thánh của Chúa Kitô đang đi giữa lòng dân tộc Việt Nam thân yêu. Thánh Công Đồng Vaticanô II đã khẳng định tại Hiến chế Mục vụ về Hội Thánh trong thế giới hôm nay, rằng: “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của những người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng các môn đệ của Chúa Kitô” (MV 1). Chính trong tinh thần đó của Hội Thánh mà chúng ta cử hành thánh lễ này. Trong đức ái Tin Mừng, chúng ta chia sẻ với anh chị em của chúng ta ở Cồn Dầu những ưu sầu của họ, những lo lắng của họ và cả những hy vọng của họ, trong thời điểm đặc biệt này.

Trước khi hát ca nhập lễ, chúng ta đã được nghe trình bày về những diễn tiến đã và đang xảy ra, liên quan đến vụ việc tại Giáo xứ Cồn Dầu thuộc Giáo phận Đà Nẵng. Đặc biệt, chúng ta đã được nghe văn thư của Ủy ban Công lý và Hòa bình trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, do Đức Cha Nguyễn Thái Hợp ký, gửi đến ông Chủ tịch UBND Tp Đà Nẵng và ông Chánh án Tòa án Nhân Dân quận Cẩm Lệ. Vì thế, tôi xin không nhắc lại nội dung của vụ việc. Chúng ta sẽ dành ít phút trong thánh lễ cầu nguyện đặc biệt này để tự hỏi: Hội Thánh, tức là chính cộng đoàn chúng ta đây, muốn có những tâm tình nào trong sự hiệp thông sâu xa với anh chị em Kitô hữu và những người thành tâm thiện chí khác tại Cồn Dầu hiện nay?

Kính thưa anh chị em,

Như anh chị em đã biết, trong văn thư nói trên, Ủy ban Công lý và Hòa bình trực thuộc HĐGMVN đã nêu lên bốn “uẩn khúc” và nghi vấn (những chữ dùng của văn thư) xung quanh vụ việc. Từ đó, UB Công lý và Hòa bình đề nghị Tòa án hoãn việc xét xử để làm sáng tỏ những nghi vấn ấy. Nói cách khác, cần phải đặt vụ xét xử 6 anh chị em giáo dân Cồn Dầu vào trong bối cảnh đích thực và rộng lớn của sự việc. Bởi lẽ, nếu không đặt vụ việc vào trong bối cảnh thật sự của nó, không xác định sự thật của vụ việc một cách khách quan, đầy đủ và toàn diện, thì quyền được xét xử trong công lý và trong sự thật của sáu giáo dân Cồn Dầu sẽ có nguy cơ không được đảm bảo. Mọi người, mà cụ thể là sáu anh chị em giáo dân Cồn Dầu, đều có quyền được xét xử trong công lý và sự thật. Mức độ thấp nhất của việc bảo đảm công lý và sự thật đó, chính là việc đặt vụ việc vào đúng bối cảnh thực của nó, bằng cách ít nhất phải giải đáp một cách thỏa đáng và chân thật những uẩn khúc xung quanh vụ việc, như văn thư của UB Công lý và Hòa bình trực thuộc HĐGMVN đã nêu lên. Và sau khi đã làm như thế, nói theo văn thư của Ủy ban Công lý và Hòa bình, “nếu đưa ra xét xử, thì yêu cầu phải tiến hành theo đúng quy định của luật tố tụng hình sự với quyền của các bị cáo có luật sư biện hộ”.

Cộng đoàn chúng ta ở đây hiệp nhất với các Đức Giám Mục trong những đề nghị rất đúng đắn nói trên. Vì thế, tâm tình đầu tiên của chúng ta lúc này là: cùng với anh chị em tại Cồn Dầu và tất cả mọi người thành tâm thiện chí khác, chúng ta thưa với Thiên Chúa là Vua Công Chính, khát vọng của chúng ta về công lý và sự thật; chúng ta chia sẻ và hiệp thông với nhau và với anh chị em ở Cồn Dầu trong thao thức tìm kiếm công lý và sự thật; chúng ta diễn tả với mọi người và với xã hội cái thao thức cháy bỏng về công lý và sự thật đó của chúng ta. Đó chính là tâm tình đầu tiên của việc chúng ta họp nhau cầu nguyện ở đây và lúc này.

Điểm thứ hai: như anh chị em đã biết, văn thư của Ủy ban Công lý và Hòa bình có nhắc đến Quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt Nam được công bố ngày 25/9/2008. Trong bản Quan điểm đó, các Đức Giám mục khẳng định rằng cần phải sửa đổi Luật Đất đai hiện hành theo hướng “quan tâm tới quyền tư hữu của người dân như Tuyên ngôn Quốc tế của Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền đã khẳng định: "Mọi người đều có quyền tư hữu cho riêng mình hay chung với người khác… và không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình cách độc đoán" (số 17). Vì thế, chúng tôi [các Đức Giám Mục Việt Nam] cho rằng thay vì chỉ giải quyết theo kiểu đối phó hoặc cá biệt, thì giới hữu trách phải tìm giải pháp triệt để hơn, tức là để người dân có quyền làm chủ tài sản, đất đai của họ, đồng thời người dân cũng phải ý thức trách nhiệm của mình đối với xã hội”. Quan điểm và đề nghị này của HĐGMVN thật xác đáng trong hoàn cảnh cụ thể của Đất Nước chúng ta hiện nay.

Nhiều nhà nghiên cứu cũng có cùng một quan điểm như thế. Thí dụ: trên báo điện tử Tuanvietnam.net ngày 14/9/2010 vừa qua, Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã cho rằng: “Đất đai chiếm trên nửa tổng tài sản của xã hội, nên vấn đề sở hữu đất phải được giải quyết thấu đáo, và nhu cầu thừa nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai bên cạnh việc phân định rạch ròi đất công, và, đi liền với nó, việc sửa đổi luật đất đai và các luật liên quan, là nhu cầu cấp bách không thể né tránh… Sở hữu công và sở hữu tư phải được công nhận và phải được quản lý trong một hệ thống thống nhất, và chỉ có người chủ sở hữu đích thực mới được quyền định đoạt. Không thể coi là ‘sở hữu toàn dân’ và tùy tiện quyết định. Chính sự không rạch ròi này là nguyên nhân của trên 98% của các vụ khiếu kiện trong thời gian vừa qua. Đã đến lúc phải giải quyết tận gốc vấn đề sở hữu, nếu không, tình hình khiếu kiện còn tiếp diễn và nhiều hơn, có thể dẫn đến bất ổn xã hội trầm trọng và cản trở sự phát triển của đất nước ”. Phát biểu trên Vietnam.net cũng trong ngày 14/9/2010, Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa nói rằng “Cái mũ sở hữu toàn dân đã tạo cơ hội cho khai thác lợi ích nhóm và tư nhân hóa tài sản quốc gia, diễn ra trên diện rộng và khá nhanh”.

Tôi nhắc đến một vài ý kiến đó để nói rằng quan điểm của Hội Thánh Công Giáo Việt Nam về tính cách cấp thiết của việc tu chính Luật Đất đai theo hướng tôn trọng quyền tư hữu của các cá nhân và tổ chức là một quan điểm đúng đắn và phù hợp với hoàn cảnh của đất nước chúng ta hiện nay. Có lẽ chính trong quan điểm đó mà, liên quan đến những gì đang diễn ra tại Cồn Dầu, văn thư của Ủy ban Công lý và Hòa bình đã đề nghị phải tiến hành đối thoại để các gia đình ở Cồn Dầu thực thi quyền định đoạt về đất đai và tài sản của mình trong ý thức trách nhiệm đối với xã hội.

Cộng đoàn chúng ta ở đây, một lần nữa, hiệp nhất với các Đức Giám Mục trong những quan điểm và đề nghị rất đúng đắn nói trên. Và trong sự hiệp nhất đó, tâm tình thứ hai của chúng ta lúc này là: cùng với anh chị em tại Cồn Dầu và tất cả mọi người thành tâm thiện chí khác, chúng ta thưa lên với Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa, khát vọng của chúng ta về quyền sở hữu và định đoạt tài sản của mỗi người và mọi người; chúng ta chia sẻ với nhau và với anh chị em Cồn Dầu khát vọng đó, và chúng ta bày tỏ với mọi người niềm thao thức của chúng ta được thấy quan điểm của HĐGMVN được thực hiện, theo đó, “người dân có quyền làm chủ tài sản, đất đai của họ, đồng thời người dân cũng phải ý thức trách nhiệm của mình đối với xã hội”.

Kính thưa anh chị em,

Những quan điểm của HĐGMVN, văn thư của Ủy ban Công lý và Hòa bình, những lời cầu nguyện của chúng ta, những tâm tình chia sẻ và hiệp thông của chúng ta, những thao thức được diễn đạt và khẳng định của chúng ta hôm nay, có thể sẽ không tạo nên được những hiệu quả thấy được ngay trước mắt. Có thể sáng mai 6 anh chị em ở Cồn Dầu vẫn bị xét xử, và có thể việc xét xử đó sẽ không diễn ra như ý muốn của chúng ta. Tuy nhiên, như Lời Chúa nói với chúng ta trong bài Tin Mừng hôm nay, “Nước Thiên Chúa giống như chuyện một hạt cải người nọ lấy gieo trong vườn mình, nó lớn lên và trở thành cây, chim trời làm tổ trên cành được; Nước Thiên Chúa giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba thúng bột, cho đến khi tất cả bột dậy men” (Lc 13, 19.21). Những giá trị Tin Mừng, những mầm mống sự thiện, những thao thức về công lý và sự thật… của chúng ta có thể chỉ mang dáng vẻ của hạt cải nhỏ bé và của nắm men vô nghĩa. Nhưng nếu người đàn ông kia đã không ném hạt cải bé nhỏ vào mảnh vườn, mảnh vườn đó sẽ chỉ là một đám cỏ dại, chứ không thể có một cây lớn đến nỗi chim trời có thể làm tổ. Nếu người đàn bà nọ đã không vùi vào ba đấu bột kia nắm men có vẻ vô nghĩa ấy, thì làm sao khối bột có thể dậy men? Cũng vậy, thưa anh chị em, Hội Thánh của Chúa Kitô đi giữa lòng dân tộc Việt Nam này phải luôn nhận lấy những vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của dân tộc này, nhất là của những người nghèo và bị áp bức, làm của mình. Và trong lòng tin vào Thiên Chúa, Hội Thánh biết rằng, những giá trị Tin Mừng, những hạt giống công lý và sự thật… sẽ nảy nở và thành tựu. Chính trong xác tín đó mà chúng ta cầu nguyện cho và cùng với anh chị em mình ở Cồn Dầu.

Nhưng không chỉ xác tín. Bên cạnh xác tín đó còn phải có một ý thức mạnh mẽ. Vào ngày 21/9/2008, tại trụ sở UBND TP Hà Nội, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã khẳng định: “Tự do tôn giáo là quyền, chứ không phải một ân huệ xin-cho”. Theo tinh thần và cách diễn đạt đó của Đức Tổng Giuse, trong liên hệ với những gì đang xảy đến cho anh chị em của chúng ta tại Cồn Dầu, chúng ta có thể và được mời gọi phải ý thức rằng: quyền định đoạt về tài sản của mỗi người trong ý thức trách nhiệm của mình đối với xã hội, là quyền chứ không phải là một ân huệ xin – cho; quyền của anh chị em Cồn Dầu được xét xử trong công lý và sự thật là quyền chứ không phải là một ân huệ xin – cho. Theo giáo huấn của Hội Thánh Công Giáo mà chúng ta là thành phần, thì những quyền đó đến từ chính Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa và là Cha của chúng ta, và những quyền đó làm nên phẩm giá của tất cả và của mỗi người chúng ta, trong đó có 6 anh chị em giáo dân Cồn Dầu sẽ phải ra tòa sáng mai.

Và, để kết thúc, hiệp thông với anh chị em tại Cồn Dầu, tôi xin thưa lại một lần nữa với anh chị em rằng: quyền của anh chị em Cồn Dầu được xét xử trong công lý và sự thật là quyền chứ không phải là một ân huệ xin – cho.

Vâng, đó là QUYỀN chứ không phải một ân huệ xin – cho!

Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn
LM Giuse Nguyễn Thể Hiện

torsdag 28. oktober 2010

"H.O. Quốc Qoanh" Có Thật Không ?

"H.O. Quốc Qoanh" Có Thật Không ?

"H.O. quốc doanh".

CSVN chúng xuất cảng qua đây hàng ngàn "H.O. quốc doanh" nữa chứ không chỉ các Cha Cố, các Sư công an thuộc loại "quốc doanh" mà thôi. Chúng có cả những người miền Nam không hề có mặt trong quân ngũ VNCH nhưng chúng đưa qua đây với đầy đủ giấy tờ, từ tấm thẻ căn cước quân nhân, sự vụ lệnh cũ, bằng lái quân xa, giấy ra tù cải tạo của chúng "học tập quá 3 năm", đủ tiêu chuẩn để Mỹ cho vào Hoa kỳ hợp pháp theo diện H.O.

Chính một người H.O. "quốc doanh" đã được người bạn anh vô tình "chiêu hồi" được, cảm kích vì được tận tình giúp đỡ hai cha con qua thân tứ cố, đã vì sợ bị chúng thủ tiêu, hãm hại, bỏ xa thành phố, ở vùng hẻo lánh cho yên thân. Khi bị ung thư gần chết mới thú nhận với anh bạn của anh rằng hắn cảm kích, trước khi chết, nhờ anh sau này nói lại cho đứa con trai biết.

Y kể hết, VC trước khi cho y đi Mỹ, đã cho y vào một nơi để "học tập" vài tháng những điều phải khai với Mỹ về quá khứ.
Y phải học thuộc lòng chi tiết cá nhân, đơn vị phục vụ,đơn vị trưởng tên gì, cá tính, nhân dáng, v..v...

Nghĩa là từ một kẻ thường dân, được chúng mặc cho bộ quân phục với lý lịch đầy đủ của một cựu quân nhân có thật đã chết trong lao tù hay trong chiến trận bây giờ "sống lại" và qua Mỹ làm 3 nhiệm vụ cộng sản bắt phải làm, có bọn VC nằm vùng tại hải ngoại giám sát và kiềm tỏa.

Ba nhiệm vụ đó là:
(1) Tham gia sinh hoạt cộng đồng tích cực dưới ngọn cờ vàng có thành tích "chống cộng" nổi bật và được quần chúng tin tưởng.
(2) Xâm nhập vào một hay nhiều đoàn thể, tổ chức Quốc gia, đạt cho được những chức vụ lãnh đạo.
(3) Trong bất cứ một cương vị nào, cũng khôn khéo gây chia rẽ các cá nhân, lợi dụng tạo xung khắc, đố kỵ, mất tin tưởng giữa các cá nhân, tạo rạn nứt, làm suy yếu hay tan rã các tổ chức này bằng cách chĩa tất cả nỗ lực đốn ngã mọi cá nhân chống cộng thực sự. tạo các vụ kiện khiến những cá nhân đó bị gục và nản lòng, rút lui khỏi các hoạt động "chống cộng".

Y còn nói ra cả tên những tờ báo, những Website trương lá cờ vàng nhưng được cộng sản nuôi dưỡng và chỉ đạo đường lối chống cộng (!). Nói cả tên tuổi một ông chủ tịch cộng đồng và vài ông hội trưởng hội đoàn ở Cali là ai thuộc loại "H.O. quốc doanh" học cùng lớp với y.

Chuyện có thật, cố gắng tìm hiểu thêm những âm mưu của bọn Việt Gian Cộng Sản.

Nguyễn Huệ Quang.

Tàn Một Cuộc Vui

Tàn Một Cuộc Vui.

Ngày kỷ niệm 1000 năm Thăng Long đã qua rồi. Mười ngày lễ hội đã chấm dứt. Áo màu, khăn thêu rực rỡ đều được xếp vào một xó. Cờ quạt đèn lồng nằm chất đống, ủ rũ. Cả trăm cái trống đồng mới đúc, lại được cất vào kho. Mấy chục công trình xa hoa, phù phiếm, được các quan lớn quan nhỏ nặn óc bày vẽ trong 8 năm trời, giờ này đã hạ màn và 4 tỷ rưỡi đô la được các lãnh đạo “vén tay áo sô, đốt nhà tang giấy” đã thành tro.

Cuộc vui đã tàn, Mỹ Đình mới hôm qua còn chộn rộn, hôm nay nằm trơ trẽn, vắng vẻ với cả núi rác. Cuộc diễu binh với 30.000 người được “tin nhanh” ca tụng là cuộc diễu binh lớn nhất trong lịch sử, nhưng lại gợi cho các người thưởng lãm một câu hỏi cay đắng: Phô trương binh hùng tướng mạnh để làm gì nhỉ? Binh, tướng là để giữ gìn giang san, bờ cõi, bảo vệ nhân nhân. Nhưng nay, đất nước cứ bị cắt xén dần, ngư dân hành nghề trong hải phận cũng bị “tàu lạ bắt nhốt, tịch thu tàu thuyền, và đòi tiền chuộc. Nhà nước chẳng hề có một hành động bảo vệ người dân, thì đám binh hùng tướng mạnh này chỉ đáng giá là một phường giá áo túi cơm. Phô trương làm chi cho thành Thăng Long và người dân Thăng Long thêm tức tủi?

Đai Hội mới khai mạc có 2 ngày thì miền Trung bị lũ lụt khủng khiếp. Nặng nhất là tỉnh Hà Tĩnh, nước dâng cao đến nỗi người dân phải leo lên mái nhà để tránh lụt. Xã Xuân Hoá đã có 70 người chết đuối. Trong lúc người dân khiếp đảm vì cái chết đe dọa không biết lúc nào, vì đói và rét, thì tại Hà Nội đang tưng bừng chiêng trống, với những văn công ngả nghiêng uốn éo, với những bài diễn văn thậm thượt…nhưng rỗng tuếch của các vị lãnh đạo. Chỉ 3 ngày sau, tức là ngày 5/10, những người dân bị nạn mới nhận được gói mì tôm cứu trợ đầu tiên. Người ta tự hỏi tại sao thiên tai lũ lụt xảy ra hàng năm ở miền Trung, mà nhà nước không có kế hoạch dự phòng để cứu ứng kịp thời, đến nỗi cứ mỗi năm, cảnh người chết, nhà trôi mãi tiếp diễn.

Người ta tự hỏi sao phải o bế cảnh quang của Mỹ Đình quá hoành tráng như vậy? Các kỳ hoa dị mộc kềnh càng, nặng nề, đáng giá hàng tỷ đồng được chuyên chở cấp thời bằng máy bay, bằng xe tải, ngày đêm, từ những nơi xa xôi như Thanh Hoá, Thái Nguyên về để kịp trưng bày trong ngày lễ hội, mà cấp cứu sinh mạng lại để trì trễ như vậy?

Những ngày đại lễ reo vui của Hà Nội, lại là những ngày khổ hạnh của nhóm trẻ nhà nghèo, kiếm sống bên lề đường. Các trẻ em đánh giày, bán báo, bán vé số, khoảng 1,600 em đều bị công an lưu giữ trong 130 “trung tâm xã hội” để làm đẹp thành phố, và gây ấn tượng phồn hoa giả tạo cho du khách. Phóng sự này đã được phóng viên Hervé Lissandre của Pháp đang tải trên tờ Liberation (Giải Phóng), tại Pháp ngày 7/10. Bài báo nói thêm: “rồi các em sẽ được trở về đời sống bình thường để nuôi sống bản thân và gia đình, một khi các khẩu hiệu, cờ xí, đèn hoa giăng mắc dọc hai bên hè phố được gỡ xuống”.

Ngoài những chi phí chỉ dùng một lần rồi thôi như trống đồng, biểu ngữ, cờ hoa, đèn lồng, còn có những công trình tốn kém do kế hoạch luộm thuộm mà chẳng đi tới đâu, làm tổn thất công quỹ không phải là nhỏ. Bốn cái cổng chào ở 4 cửa ngõ vào Hà Nôi, với dự phí là 100 triệu đồng, xây trên đất ruộng trưng thu của dân. Đã khởi công xây cất thì được lệnh ngưng lại. Khi đó, thì đất ruông đã biến thành đất xi măng, làm sao mà cầy cấy? Hồ Xuân Hương, Đà Lạt, theo kế hoạch thì được đào sâu thêm để làm tăng vẻ thẩm mỹ của hồ, nhưng đào rồi, thì hết tiền phải ngưng lại, làm cỏ dại mọc cao đầy lòng hồ. Pháo bông nhập cảng từ nước ngoài, nhưng do bảo quản không tốt để phát nổ, làm tổn thất 4 nhân mạng. Sau vụ nổ, đã tuyên bố bãi bỏ việc đốt pháo bông, nhưng vì sợ mất mặt với quốc tế, phải khẩn cấp nhập pháo mới đốt trong ngày bế mạc.

Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, không nói lên được ý nghĩa lịch sử nào, ngoài việc phô diễn cái tinh thần nô lệ Bắc thuộc. Ngày khai mạc đại hội, cũng như các bức tượng vua Lý Thái Tổ, và cuốn phim “Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long” biểu dương được sự trung thành của đám lãnh đạo với mẫu quốc phương Bắc, và bôi bác lịch sử VN.

Ngày hôm nay, cuộc vui tàn rồi! Hà Nội, giống như cô gái nghèo được bôi son trét phấn, mặc áo kim tuyến long lánh trong 10 ngày để mua vui. Giờ đây, trở về với đời sống thường ngày, cô gái Hà Nội lại tiếp tục nhận viện trợ của các nước thế giới để xây cầu làm đường, và nhận 60 triệu USD từ Chương Trình phát triển Liên Hiệp Quốc để cải tiến môi trường, vì VN được Hội nghị Copenhagen, Đan Mạch ngày 7/12/2009 xếp vào danh sách 10 nước nghèo ở Châu Á.

Ngày tàn của cuộc vui, là lúc nhìn lại và đánh gía cuộc vui. Quả là không có gì vui, mà toàn những ngậm ngùi, cay đắng!

Trương Vĩnh Khôi.

Chuyện Ông Chủ Tịt Nước Tôi

Chuyện Ông Chủ Tịt Nước Tôi.

“ThánhGióng công lao là như thế, tài năng là như thế, nhưng mà không màng
chức vụ, danh lợi, không đòi hỏi ai cám ơn cả, không đòi phong chức,
phong tước gì cả, đánh giặc xong là thanh thản về trời để sống một cuộc
đời vui thú điền viên, một cuộc đời thanh thản”.

Chủ Tịt nước tôi Nguyễn Minh Triết nói đấy.

Chờ cho đến khi người khách nước ngoài cuối cùng ngồi yên vị và chiếc xe buýt chở đoàn khách du lịch từ từ lăn bánh rời khỏi sân bay Nội Bài, tôi mới đứng dậy và tự giới thiệu với mọi người, tôi là hướng dẫn viên cho chuyến viếng thăm Việt Nam này của họ.
- Xin chào đón quí vị đã đến với đất nước chúng tôi. Một đất nước Việt Nam luôn luôn yêu chuộng tự do và hòa bình. Kính thưa qui vi, hôm nay, chương trình của chúng tôi là sẽ đưa quí vị về khách sạn nghỉ ngơi vào buổi chiều và sau đó thì tối nay chúng tôi sẽ quay lại đón và đưa quí vị đến dùng cơm tối tại một nhà hàng sang trọng bậc nhất ở thủ đô chúng tôi. Quí vị có thắc mắc và có gì muốn hỏi không ạ?
Có một bàn tay thon gầy của một phụ nữ có ánh mắt xanh biếc đưa lên và cô ta hỏi:
- Anh có thể cho chúng tôi biết một ít gì về đất nước của anh được không?
Tôi sững sờ và ngạc nhiên khi nghe câu hỏi này của bà tây. Chu choa ơi! Cái con mụ tây ngốc này! Nước Việt Nam của tôi anh hùng và lừng lẫy khắp năm châu bốn bể như vậy, mà mụ ta lại còn hỏi tôi một câu hỏi vô cùng ngớ ngẩn! Cơn giận tự ái dân tộc của tôi đã bắt đầu bùng lên, tôi trả lời với một giọng đặc mùi tuyên truyền:
- Thưa quí vị, nước Việt Nam của chúng tôi dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng cộng sản đã từng đánh thắng tên trùm chủ nghĩa tư bản là đế quốc Mỹ để giành lại độc lập cho nước nhà và người đứng đầu nhà nước của chúng tôi là đồng chí chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết kính mến.

Có tiếng lao nhao lên từ phía dưới của dãy hàng ghế cuối xe:
- Xin hỏi anh, có phải ông chủ tịch Nguyễn Minh Triết là người đã từng tuyên bố:”Có người ví von Việt Nam, Cuba như là trời đất sinh ra, một anh ở phía đông, một anh ở phía tây. Chúng ta thay nhau canh giữ hoà bình cho thế giới. Cuba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam gác thì Cuba nghỉ…”
Tôi hãnh diện trả lời: Đúng như vậy, thưa quí vị!

Có tiếng từ phía sau hỏi tiếp:
- Thế thì Việt Nam canh giữ hòa binh cho thế giới như thế nào, thưa anh?
Tôi hơi khựng lại. Ừ nhỉ, mà canh giữ hòa bình thế giới như thế nào mà sao không thấy ông Triết nói rõ trong đoạn diễn văn của ổng vậy! Tôi nóng bừng mặt và trả lời một cách qua loa đại khái:
- Kính thưa quí vị, chúng tôi thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới bằng cách mỗi ngày chúng tôi cử ra một đồng chí ngồi trực trước máy điện thoại. Nếu có vấn đề gì bất ổn xãy ra, thì chúng tôi sẽ thông báo đến các lãnh tụ quốc gia của quí vị.
Có nhiều tiếng cười khúc khích và có đứa chết tiệt nào đó trong đoàn khách du lịch cất lên tiếng nói:
- Đó là công việc canh giữ kẻ trộm chứ đâu phải là gìn giữ hòa bình thế giới!
A! cái bọn tây ba lô mũi lõ này muốn kiếm chuyện với tôi đây mà… Tôi cùn và gằn lên từng tiếng trả lời:
- Kính thưa quí vị… Ngồi trực bên máy điện thoại đó cũng là một cách canh giữ hòa bình thế giới!
Lần này thì cả đoàn khách du lịch trên xe cười rộ cả lên. Mặt tôi đỏ bừng lên vì tự ái. Tôi thầm nhũ: “Mẹ kiếp, cái ông nội chủ tịch Triết này đi đâu cũng phát biểu lung tung, không trúng đâu vào đâu cả, để bây giờ tôi phải lâm vào cái cảnh dở khóc, dở cười như thế này đây.”

Một ông già tây mặc áo sơ mi trắng mang màu cờ của Mỹ ngồi ở cái ghế trước mặt của tôi hỏi:
- Tôi nghe nói là ông chủ tịch nước của anh đã tìm cách phân hóa nội bộ nước Mỹ của chúng tôi phải không ạ?
Không còn sai vào đâu nữa rồi. Tinh thần cảnh giác cao độ đã báo động cho tôi biết cái thằng Mỹ già này chắc chắn là một tên gián điệp do bọn tình báo Mỹ gài vào để thăm dò tình hình nước mình đây. Mình cần phải thận trọng và chú ý dến nó mới được. Phải nhớ kỷ lời bác dạy: “Phải thông minh, sáng tạo, dũng cảm và linh hoạt để chống lại kẻ thù.” Nhưng rồi, tôi chợt nghĩ, tôi có nghe mấy ông trong đảng bộ công ty của tôi nói gì về việc trung ương ra chỉ thị là phải tìm cách phân hóa nước Mỹ hồi nào đâu? Tại sao cha nội Mỹ già này lại đặt điều nói láo như vậy! Tôi im lặng một lát, rồi tôi chợt nhớ ra, thôi đúng rồi! Cái câu này là lời phát biểu của ông chủ tịch Triết sau khi cao hứng nói hưu, nói vượn về chuyến đi thăm nước Mỹ của ông ta. Mẹ kiếp cái ông chủ tịch này! Không biết ổng nhận chỉ thị từ đâu mà nói ra những lời nhắn nhít như vậy. Bây giờ thi cả thế giới họ đều biết hết, làm sao mà chối được đây? Tôi ấp úng, đỏ mặt tía tay và chống chế trả lời:
- Kính thưa quí vị, chắc quí vị đã hiểu lầm rồi. Ý của chủ tịch nước tôi nói phân hóa nội bộ ông Ô-Ba-Ma tức có nghĩa là thực phẩm sau khi đã ăn vào trong bụng rồi, thì sẽ được “phân hóa” ở bên trong cơ thể của ông ấy, chứ không phải là chia rẽ nội bộ nước Mỹ!
Phì! Thế là thoát nạn! May mà tôi nhanh trí, chứ không thì lần này tôi chẳng biết phải rúc cái mặt vào chổ nào mà trốn!! Ông chủ tịch Triết ơi! Lần sau, trước khi phát ngôn trước đám đông, xin ông làm ơn hãy nghĩ trước khi ông nói giùm con nhé!

Rồi có một ông Việt kiều trong đoàn khách du lịch hỏi:
- Thưa anh, tôi có coi một cái video clip gần đây trong đó ông chủ tịch Nguyễn Minh Triết nói rằng: “Thánh Gióng không phải hiện tượng huyền thoại”, vậy thưa ông, theo ông thì ông nghĩ gì về lời phát biểu này?

Tôi trố mắt kinh ngạc và xuýt thét lên! Giời ạ! Ông chủ tịch Triết ơi! Sao ông ngây ngô thế! Sao ông lại nở lòng nào phát biểu linh tinh như vậy!
Thánh Gióng chỉ là một nhân vật huyền thoại trong nhân gian mà đứa trẻ con lên ba nào cũng biết, vậy mà ông lại nói đó không phải là huyền thoại! Ông giết con rồi, ông Triết ơi! Tôi lặng người và thầm nghĩ cái thằng phản động Việt kiều này chắc nó đang muốn chế diểu tôi đây. Mà tôi thì có thù oán gì với nó đâu chứ, tại sao nó lại mang cái chuyện ông Triết nói về thánh Gióng ra mà hỏi tôi trong lúc này! Tôi im lặng suy nghĩ một lát rồi trịnh trọng trả lời:
- Kính thưa quí vị. Vâng, đúng như là ngài chủ tịch kính yêu của chúng tôi đã nói: “Thánh Gióng không phải là huyền thoại”, nhưng ý của ngài chủ tịch không phải là như vậy. Đại ý là khi còn trẻ ngài ấy giống như thánh Gióng vậy. Ra sức phục vụ nhân dân và tổ quốc không màn chút gì đến danh lợi, sau khi đất nước độc lập rồi, thì ngài ấy muốn cáo quan, qui ẩn để sống một cuộc đời vui thú điền viên!

Tôi lặng người và sượng sùng trước câu trả lời của mình. Ôi, các ngài lãnh đạo kính yêu của tôi ơi! Tại sao các ngài không chịu khó học hỏi và tìm tòi lịch sử của nước nhà để bồi dưỡng cho cái trí tuệ nghèo nàn và kém cỏi của các ngài, mà các ngài cứ bạ đâu mà phang đó vậy? Tôi run lên, cảm thấy mình vô cùng bất lực và hèn hạ khi phải nói những lời mà không biết mình đang nói gì! Quí ông ở trên trung ương, trên bộ chính trị cao vời vợi của tôi ơi. Các ngài có biết là cái ngu dốt của các ngài đang sỉ nhục danh dự của một công dân ưu tú như tôi đó không ?

Chiếc xe buýt chở đoàn khách du lịch đã từ từ tiến vào trước bãi đậu xe của khách sạn Hoàng Mai và mọi người vì đó mà bận rộn với việc kiểm tra hành lý cá nhân của minh trước khi rời xe để vào trong khách sạn nhận phòng.

Tôi thở phào nhẹ nhỏm và nhân cơ hội này, miệng tôi líu lo đốc thúc họ, nhưng kỳ thực là tôi làm ra vẻ bận rộn để che dấu nổi nguợng ngùng của chính tôi.

Sau khi toàn bộ đoàn khách du lịch ai nấy đã về phòng của họ, tôi lững thửng bước ra phía bên hông hành lang của khách sạn, lặng lẽ ngồi xuống, móc ra một điếu thuốc, đốt lên và rít vào một hơi thật dài. Tôi lơ đãng đưa mắt nhìn lên bầu trời xanh và tự hỏi với lòng mình: Cái đất nước của tôi đang được cai trị bởi những người như ông chủ tịch Triết đó hay sao? Những lãnh tụ đáng kính đó lại là những thằng ăn nói chẵng ra hồn và vô tư như thằng Chuột con chị Mầu bán xôi ở đầu xóm nhà tôi! Ôi! Kinh khủng quá! Buồn cười quá! Nó thật là khôi hài như tôi đang coi một vở kịch vui trong một sô Gala Cười vậy.

Một ý nghĩ vu vơ thoáng qua đầu tôi, có lẽ trong hơn 80 triệu dân Việt Nam, thì ít nhất phải có hơn một triệu thằng có những cái đầu thông minh và khôn ngoan hơn hẳn mấy cái đầu của các ông lãnh đạo của tôi nhiều. Tôi chợt mĩm cười vì có lẽ trong số hơn một triệu thằng thông minh đó, cũng có một phần của tôi ở trong đó.

Cuộc đời con người có đôi lúc thật là trớ trêu và cười ra nước mắt. Có những thằng thật là ngu ngốc thì luôn luôn được ngồi vào những vị trí trên cao trong bộ máy cai trị của nhà nước, còn những thằng có bản lãnh như tôi thì cứ mãi mãi suốt đời là anh hướng dẫn viên quèn. Mặc kệ nó, số phận mà. Đã quen chịu đựng rồi thì phải ráng. Không kêu ca và không cần phải hỏi tại sao. Tôi khẻ hát nhỏ: “Cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao”.

Nông Đức Dân.

Văn Hóa Phi Vật Chất

Văn Hóa Phi Vật Chất.

Ngày 27/8, đài BBC đã cho phổ biến bài “Tiếng Hà Nội” của đại tá Phạm Đình Trọng, một nhà báo quân đội có trên 40 năm tuổi Đảng. Ông được mọi người biết đến, vì vài năm trước đây đã làm đơn xin ra khỏi đảng.

Ông Phạm Đình Trọng viết bài “Tiếng Hà Nội” nhân ngày kỷ niệm “1000 năm Thăng Long” Ông than phiền rằng : “sống ở Hà Nội hôm nay, phải nghe quá nhiều tiếng nói thô lỗ, tục tĩu, và ngọng nghịu”. Ông giải thích rằng : “ngôn ngữ hình thành không phải chỉ ở cơ cấu vật chất của cuống họng, không phải chỉ ở cơ chế vận động của cái lưỡi, của răng, môi. Ngôn ngữ còn do nền tảng văn hóa. Do con người văn hóa, do cấp độ lịch lãm, tinh tế của tâm hồn, do truyền thống thanh lịch của vùng đất tạo thành. Người kinh kỳ vốn thanh lịch từ lời ăn, tiếng nói, đến cung cách quan hệ, giao tiếp. Kinh kỳ là nơi hội tụ tinh hoa cả nước, nơi những hiền tài, những nguyên khí quốc gia”.

Ông Phạm đình Trọng là người trong nước đầu tiên lên tiếng về hiện trạng này, và ông chỉ than phiền về “nói ngọng”, tức là cách phát âm lẫn lộn giữa 2 chữ “N” và “L”. Ở hải ngoại, những ý kiến về “người Hà Nội hôm nay”, đã có ngay từ khi nhà nước mở cửa cho những người “Hà Nội năm xưa” về thăm lại quê nhà. Những người “Hà Nội năm xưa” thất vọng, không phải chỉ riêng về cách phát âm ngọng, lẫn lộn giữa 2 chữ “N” và “L”, vì kiểu nói ngọng này chỉ cho thấy người phát ngôn thuộc thành phần ít học, không biết chữ để mà phân biệt đúng sai mà sửa, trong chế độ gọi là ưu việt Việt nam dân chủ cộng hoà mà “bác và đảng” đã xây dựng nên suốt mấy chục năm. Điều chói tai hơn là những tiếng chửi thề “vô tư” mở đầu mỗi câu nói, các lời văng tục giữa chốn đông người, hay những tiếng lóng phát âm một cách “thoải mái” từ cửa miệng các cô, cậu sinh viên giường cột của nước nhà.

Những loại ngôn từ này, có lẽ đã được quen miệng và quen tai từ năm này qua năm khác, thế hệ nọ qua thế hệ kia, nên người Hà Nội ngày nay chẳng còn thấy khó chịu nữa. Tuy nhiên, đối với các người Hà Nội của ngày xưa, những người trở về để mong tìm lại chút hương vị của Hà Thành thanh lịch năm cũ, thì quả là “chói tai và nhức óc”.

Không phải chỉ có ngôn từ của người Hà Nội ngày nay mới đáng than phiền, mà tác phong của họ còn tệ hại hơn nữa. Ngày xưa, các bà, các cô buôn bán ở các cửa hàng sao mà mềm mỏng khôn khéo như thế ! Lời ăn tiếng nói lễ phép ngọt ngào. Có phật lòng, chẳng như ý, thì vẫn tươi cười, nhẹ nhàng thối thác. Ngày nay các bà các cô bán hàng thực là dữ dằn, khiếp đảm quá. Cứ không đúng ý là to miệng quang quác chửi mắng khách hàng, giống như là đàn áp tinh thần để ép buộc khách phải mua. Có bà còn nhẩy cẩng lên, vỗ đôm đóp vào cơ thể, bắt khách hàng phải ăn thứ này thứ kia…của bà.

Không phải chỉ có giới buôn bán mới tệ hại như vậy. Theo báo ”laodong.com” ngày 11/10 thì các nữ sinh Trung Học 15, 16 tuổi đã biết hẹn nhau lên cao ốc phố Bà Triệu để thanh toán lẫn nhau. Bài báo có kèm theo một video clip ghi cảnh 2 nữ sinh mặc đồng phục đánh một nữ sinh khác những đòn chí mạng như túm tóc, đấm đạp vào mặt, ngực, bụng, những cú nện bằng chân, lên gối vào đầu mặt, kéo lê trên xà nhà, và những lời xỉ vả tục tĩu. Cuối cùng là cảnh lột áo, bắt qùy xuống xin lỗi trước một đám đông người đứng xem nhưng không ai can gián. Bài báo còn nhấn mạnh: “đây không phải là lần đầu các nữ sinh đánh nhau giữa chốn đông người, rồi kết luận: dường như có một bộ phận thế hệ trẻ đang ngày càng mai một dần về đạo đức, cũng như đang tiếp thu quá nhiều ảnh hưởng của phim ảnh bạo lực”.

Ông Phạm Đình Trọng kết luận rằng: “chỉ quan tâm xây dựng văn hóa vật chất, mà không chăm lo bồi đắp giá trị văn hóa phi vật chất, là chúng ta đang xây dựng những lâu đài trên cát, không có nền móng”.

Tuy nhiên xây dựng văn hóa phi vật chất bằng cách nào đây ? Con người Hà Nội hôm nay chính là sản phẩm của XHCN. Những con người thanh lịch của Hà Nội mà ông Phạm Đình Trọng nói tới, đã bỏ Hà Nội mà đi gần hết, kể từ khi cách mạng CS bước vào Hà Thành. Phần còn lại, sống sót sau các đợt đấu tranh giai cấp thì bị đẩy về những vùng xa xôi hay là tự thay đổi để không bị coi là tư sản chướng mắt chướng tai giai cấp quyền lực công nông chiếm lĩnh Hà Nội.

Và lẽ dĩ nhiên là:
Trứng rồng, lại nở ra rồng
Liu riu lại nở ra dòng liu riu.

VN, trong thời kỳ toàn trị được mô tả một cách quả quyết là “mọi sự có đảng và nhà nước lo”, rồi được khoả lấp từ thời Nguyễn Văn Linh bằng hai chữ “bao cấp”, cơm phải ăn độn, áo chỉ được may theo chế độ, 5, 7 gia đình chen chúc trong căn nhà hẹp. Người ta sẵn sàng chửi lộn, đánh nhau, dứt tình, bỏ nghĩa chỉ vỉ hơn kém một lạng thịt, vài củ khoai, mấy cân gạo. Bản năng sinh tồn làm con người trở nên hung dữ để bảo vệ cái cuộc sống dễ mất bất cứ lúc nào của mình.

Tình trạng này bắt đầu với Hồ chí Minh sống bấp bênh trong rùng núi Việt Bắc khi được Trung Cộng viện trợ thì đã ôm chặt lấy cái nguồn sống to lớn này bằng cách hy sinh những người dân tư sản đã nuôi dưỡng Hồ và đồng đảng. Vì thế mở đầu là bà Nguyễn thị Năm và nhiều người ân nhân khác của Hồ bị đem ra tố khổ để tỏ dạ trung thành với con đường vô sản đấu tranh giai cấp Mao thực hiện ở Tầu. Tiếp theo là cải cách ruộng đất, đẩy con vào đấu tố cha, trò tố thầy.

Điển hình là vụ đấu tố ông Nguyễn Văn Độ, bí thư huyện uỷ Ô Cầu Giấy, đã có công nuôi dưỡng CS trong thời kỳ bí mật. Người đứng lên để đấu tố ông chính là con gái ông. Đây là câu cuối cùng ông nói với con gái : “thưa bà, bà còn quên một điều chưa nói là tôi đã hiếp mẹ bà để...lỡ đẻ ra bà”. Vụ tố khổ kéo dài từ 5 giờ sáng tới 13 giờ chiều và chấm dứt bằng bản án tử hình. Tất cả được tóm tắt bởi tên phù thủy ngôn ngữ Tố Hữu trong mấy câu thơ đầy bạo lực như sau:

Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao Chủ Tịch, thờ Sít ta Lin bất diệt.

Đã biết cái cơ chế tạo ra “tiếng Hà Nội” thì việc cải cách văn hóa phi vật chất ở Hà Nội không phải là dễ. Muốn cải cách, cần phải “đào tận gốc, tróc tận rễ” cái căn nguyên đã tạo ra nó.

Cải cách văn hóa phi vật chất không phải chỉ nói bằng miệng !


Hoàng Thế Hiển.

Việt Cộng Với Cái Trò Ma Giáo

Việt Cộng Với Cái Trò Ma Giáo.

Lâu nay báo chí lề phải dưới sự kiểm soát của nhà cầm quyền Việt nam vẫn thường đưa những thông tin sai sự thật để làm lợi cho chế độ độc tài này. Vụ việc nóng hổi bên dưới từ thủ đô Nauy càng làm rõ hơn nữa việc này.

Sự việc bắt đầu bằng thông tin: Tin tức liên quan đến cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Na Uy được đăng trên báo ĐẠI ĐOÀN KẾT.

Trên tờ báo ĐẠI ĐOÀN KẾT, cơ quan trung ương của Mặt trận tổ quốc Việt
Cộng, số ra ngày thứ Hai, 18 tháng 10 năm 2010, trong đề mục “Kiều
bào”, có đăng một bản tin viết về sinh hoạt của cộng đồng Công Giáo
tại Na Uy với tựa đề “Bà con Công Giáo Việt Nam tại Na Uy”. Bản tin
này cũng đã được tường thuật trên đài truyền hình VTV 4, vào buổi sáng
cùng ngày.

Trung Tâm Mục Vụ Viêt Nam tại Na Uy xin minh xác: Ngoài bản tin Mục Vụ
và trang nett mucvu.no, Trung Tâm Mục Vụ không bao giờ đưa tin tức về
sinh hoạt cộng đồng cho bất cứ một cơ quan ngôn luận nào trong nước
Việt Nam.

Vì tính cách tế nhị và phức tạp của việc thông tin, Trung Tâm Mục Vụ
Việt Nam cũng không muốn bất cứ một ai đưa tin tức về sinh hoạt cộng
đồng Công Giáo Việt Nam tại Na Uy cho bất cứ cơ quan thông tin nào ở
trong nước.

Trong tinh thần tôn trọng sự thật và thiện ích chung, với lời minh xác
này, Trung Tâm Mục Vụ Việt Nam tin rằng sẽ không có những mẫu tin liên
quan đến cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Na Uy được loan đi trên các
hệ thống thông tin tại Việt Nam.

Trung Tâm Mục Vụ Viêt Nam.
Lm. Huỳnh tấn Hải.

=====================================

Đây là một nhóm người trá hình dưới dạng "Cộng đồng người Việt tại Nauy" để làm công tác "gây qũy.....".

Vì dòng cuối của "GIẤY MỜI" có số điện thoại 98474954 và 46241456. Truy cập ở 1881 Opplysning tôi nhận thấy:

1) Ở số 98474954 có tên: Phuong Dung My, Sletteløkka 8A, 0597 Oslo. Vào đây ắt sẽ thấy: http://www.1881.no/?WT.mc_id=Online_sokeboks_gj.gaende&Query=98474954

2) Ở số 46241456 có tên: Thi Minh Ngo Ha, Gransdalen 23B, 1054 Oslo. Vào đây ắt sẽ thấy: http://www.1881.no/?Query=46241456&qt=8

Xin trân trọng thông báo cùng quý ông bà, anh chị là thành viên của HNVTN để biết và ứng phó, đồng thời cũng để giải tỏa thắc mắc của ông HT/HNVTN Nguyễn Đức Hóa.

Phạm Sĩ Việt.

Những Vết Thương Lê Lết (Thơ)

Những Vết Thương Lê Lết.

Xin đa tạ máu xương Lính trận.
Đỏ xa trường rực rỡ thành đô.
Sống Oai Hùng chết nắm hoang mồ
Đời ngang dọc rừng sâu góc bể.

Chiến công anh trời cao đổ lệ.
Trang sử hồng ấn dấu phong sương.
Bước hành quân trên khắp chiến trường.
Máu áo trận nhuộm màu lửa khói.

Xin Đa Tạ công ơn hoài niệm.
Gánh Ân Tình anh gởi non sông.
Tuổi xuân xanh treo nhánh mây hồng.
Nợ Sinh thành kiếp này đành hẹn.

ViVi / Norway.

Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản

Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản.

Nghe tin quân Nguyên vượt qua biên giới tấn công Việt Nam, chiếm hết đảo này sang đảo khác, lòng Hoài văn hầu Trần Quốc Toản nóng như lửa đốt. Khi biết tin vua triệu tập cuộc hội nghị ở Bình Than, chưa kịp ăn uống gì cả, Trần Quốc Toản chụp lấy trái cam trên bàn rồi nhảy lên ngựa phóng như bay đến dự.

Đến nơi, trời vừa nhá nhem tối, Toản thấy cung Bình Than đèn đuốc sáng rực. Trước cổng là các quán bia ôm xập xình tiếng nhạc. Mặc kệ lời chào mời của các cô gái chân dài quyến rũ đứng dọc bên đường, Trần Quốc Toản xăm xăm bước tới cổng. Tên lính gác cổng chận lại: “Ê, đi đâu đó?” Toản đáp: “Tôi muốn dự cuộc hội nghị Diên Hồng”. Tên lính gác: “Giấy mời đâu?” Toản lúng túng: “Không có.” Tên lính nghiêm giọng: “Vậy không được vào.” Bí thế, Toản thò tay trong túi rút ra tờ giấy trăm đô mới tinh duy nhất mà một thằng bạn Việt kiều mới tặng dúi vào tay tên lính; hắn nhìn tờ giấy bạc, cười hì hì, rồi nép qua bên cho Toản vào. Nhưng đến phòng hội nghị, tên 1ính gác cửa lại chận không cho Toản vào vì ông không có giấy mời. Năn nỉ cách mấy cũng không được. Toản lục hết túi quần đến túi áo, chỉ gom được vỏn vẹn có mấy trăm ngàn đồng Việt Nam. Ông đưa hết cho tên lính. Hắn nhìn một cách khinh bỉ, đá vào đít Toản mấy phát, bảo: “Xéo đi!” Toản tức mình, bóp nát trái cam, rồi chửi thề một tiếng, phủi đít bỏ về. Ông chỉ kịp nghe, từ sau lưng, bên kia cánh cửa khép kín của hội trường, vang lên những tiếng thét: “Quyết cống Hoàng Sa và Trường Sa! Quyết cống! Quyết cống!”

Đến nhà, Toản triệu tập tất cả anh em bạn bè lại, đề nghị thành lập đoàn chí nguyện quân thề đánh giặc đến cùng. Ai cũng tán đồng. Tiếng hô “Sát Thát” vang trời dậy đất. Ông sai gia nhân may một lá cờ thật lớn trên đó thêu mấy chữ màu vàng “Phá cường địch báo hoàng ân”. Xong đâu đó, ông dẫn đoàn quân chí nguyện tiến thẳng đến Bình Than với hy vọng được nhà vua cho phép tham gia đánh giặc. Nhưng chưa ra khỏi cổng làng, một đám người lạ ở đâu ùa đến đông nghẹt. Đứa thì giật lá cờ “Phá cường địch…” vất xuống đất, đứa thì dùng dùi cui đánh tới tấp vào đám thanh niên ngơ ngác; một đứa khác nhào đến kẹp cổ Toản, kéo quặt tay lại phía sau. Toản thở ằng ặc, thều thào: “Mấy ông làm gì vậy?” Một tên “người lạ” gằn giọng: “Mày không dẹp cái trò này đi, tao bắt mày vì tội trốn thuế bây giờ!” Nói xong, nó đẩy một cái thật mạnh, Toản ngã chúi xuống đất. Đám bạn bè xúm đến dìu Toản về nhà.

Không nản chí, ở nhà, Toản mở một trang website lấy tên là “Yêu Nước”. Bài đầu tiên Toản post lên là bài “Hịch tướng sĩ” của Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn. Bài hịch có những câu thống thiết: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa xả thịt lột da, ăn gan uống máu quân thù, cho dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng cam lòng.”

Nhưng chỉ mấy tiếng đồng hồ sau, mở lại trang web của mình, Toản thấy dòng chữ “Vì lý do kỹ thuật, trang nhà Yêu Nước ngưng hoạt động vô thời hạn”. Toản biết là trang web của mình bị tin tặc tấn công. Ông gọi điện thoại nhờ bạn bè giúp đỡ. Nhưng nói chưa xong câu chuyện, cánh cửa nhà Toản bị đạp tung, một đám người lạ ào ào xông vào. Một đứa nghiêm mặt bảo Toản: “Có lệnh bắt mày!” Toản ngạc nhiên: “Bắt vì tội gì?” Tên kia đáp: “Tội làm website phản động!” Toản cãi: “Đó là một trang mạng yêu nước. Tôi chỉ đăng bài của những người yêu nước.” Tên công an lại nói: “Mày viết ‘Nay, các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn, làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức’. Có phải mày ám chỉ Trung ương đảng không?” Toản gào lên: “Đó là văn của bác Tuấn!” Tên công an quát: “Tuấn nào? Nguyễn Hưng Quốc hả?”

Trần Quốc Toản chưa kịp lên tiếng, một tên người lạ đã nhào đến bịt miệng ông lại và đẩy lên xe.

Từ đó đến nay, không ai biết Trần Quốc Toản ở đâu cả.

Nguyễn Hưng Quốc.

Đừng Tin Những Gì CS Nói

"Đừng Tin Những Gì CS Nói Hãy Nhìn Những Gì CS Làm"

Thật là dã man, chết ở quê hương mình mà
cũng không yên thân.

Để biết sự thật ở VN ngày nay. Người Việt tị nạn CS sắp về thăm quê nhà nên chuẩn bị sẵn (ít nhất) 6 ngàn 5 trăm Mỹ kim (dự phòng, không được xài) để khi hữu sự thì người nhà có đủ tiền mà chi cho Công an. Thế mới biết, cái chết trên quê hương cũng không yên thân đâu! Xin đừng có ham mà chết ở quê nhà.

Việt Kiều Về VN, Chết, Bị Công An Giữ Xác Làm Tiền, Xẻ Mổ.

Bạn là Việt Kiều về thăm VN, xin đừng chết để xác ở quê nhà, vì gia đình sẽ bị làm tiền. Chưa hết, xác Việt Kiều nào không nộp đủ tiền sẽ bị cưa sọ, cắt ngực và bụng với cớ là giaỉ phẫu tử thi.

Bản tin nhan đề “Hé lộ đường dây lấy xác từ bệnh viện?” đăng trên thông tấn VietnamNet hôm Thứ Hai đã cho biết rằng công an Sài Gòn sẵn sàng moi tiền trên cả xác chết Việt Kiều.

Bản tin VietnamNet cho biết rằng gia đình một Việt kiều Canada “rất bức xúc cho rằng họ bị gợi ý chi 6.500 USD để lấy xác người thân tử vong tại bệnh viện, khi không đáp ứng thì bị làm khó”.
Bản tin kể trích như sau:

Đêm 8.9, ông H.T.N (sinh năm 1953, Việt kiều Canada, tạm trú Q.4, TP.HCM) lên cơn nhồi máu cơ tim, được đưa vào cấp cứu ở một bệnh viện (BV) tại Q.2. Bác sĩ xác định ông H.T.N tử vong trước khi vào viện.

Theo phản ánh của gia đình ông N., ngay sau khi ông N. tử vong, có một cán bộ Công an Q.2, tên Đ., vào làm việc với BV và có hỏi qua gia đình về tiền sử bệnh của ông N. Ông Đ. bảo với người nhà ông N. cho chở xác qua BV Q.7, qua đó sẽ có người hướng dẫn đầy đủ về thủ tục trình báo và làm các bước tiếp theo đối với người nước ngoài mất tại VN.
Sau đó, một chiếc xe được điều tới từ bên ngoài (không phải xe BV) để chở xác ông N. đến BV Q.7, đi theo xe còn có hai người đàn ông. Hai người này đặt vấn đề về việc làm thủ tục trọn gói để lấy xác ông N. ra với 3 mức giá: 4.500 - 5.500 - 6.500 USD (không bao gồm tiền đất mộ) và khẳng định "trong một ngày là xong tất".

Ban đầu, con gái ông N. ở nước ngoài gọi về đồng ý với giá 6.500 USD, nhưng sau đó phía gia đình ông bàn bạc và không chấp nhận việc lo dịch vụ với một cái giá quá cao như thế. “Có lẽ vì chúng tôi không chấp thuận dịch vụ lấy xác được tính bằng USD cao chót vót đó, nên sau đó đã bị gây khó khăn, kéo dài thời gian được nhận xác”, người thân ông N. trình bày.

Gia đình ông N. cho rằng ông Đ. không tận tình hướng dẫn rõ ràng về thủ tục để nhận xác, mà cố tình làm kéo dài thời gian, dẫn đến việc ông N. mất ngày 8.9 nhưng mãi đến đêm 13.9 gia đình mới đưa được xác ông về để mai táng.
“Sau khi chúng tôi không đồng ý làm dịch vụ 6.500 USD, ông Đ. có hẹn gia đình đầu giờ chiều 9.9 lên UBND P.Thảo Điền (Q.2), còn ông Đ. đến Công an P.Thảo Điền lấy các giấy tờ liên quan, rồi hai bên gặp nhau ở UBND phường để làm báo tử.

Nhưng đến 14 giờ ngày 9.9, chúng tôi gọi điện thì điện thoại ông Đ. tắt máy. Lúc 14 giờ 30 gọi được thì ông Đ. lại bảo gia đình cứ lên Công an P.Thảo Điền xin bộ hồ sơ photo rồi cầm thẳng lên UBND phường. Ông Đ. có nói: “Cứ làm thử đi, coi có được không”, mà sau này chúng tôi mới hiểu được ngụ ý của câu nói này.
Lúc đó, nghe theo lời ông Đ., chúng tôi lên Công an P.Thảo Điền xin bộ hồ sơ photo thì công an phường bảo không được vì theo quy định phải đích thân ông Đ. là người trực tiếp thụ lý vụ việc mới lấy được. Vị cán bộ công an phường sau khi giải thích cũng lấy làm lạ về cách hướng dẫn của ông Đ.

Chúng tôi gọi lại cho ông Đ. thì nhận được câu trả lời “sáng mai lên Công an Q.2!". Sang chiều hôm sau (10.9, tức thứ sáu), chúng tôi lên Lãnh sự quán Canada làm thủ tục, nhưng rơi vào cuối tuần, cơ quan này nghỉ, đến thứ hai ngày 13.10 mới làm việc lại”, người nhà ông N. thuật lại.

Và kể tiếp: “Đến ngày 12.9, qua điện thoại, chúng tôi có nói với ông Đ. rằng ngày mai 13.9 chúng tôi đem đến các giấy tờ liên quan để đưa xác về. Nhưng ông Đ. trả lời một câu thật lạnh lùng: Ngày mai không lấy xác được, vì tôi nghỉ đưa vợ đi khám bệnh. Hôm nay là ngày trực của tôi, mai 13.9 tôi nghỉ. Nghe câu nói đó, chúng tôi không kìm nén được bức xúc, và phản ứng lại: Nếu anh nghỉ thì công an quận phải có người khác thay anh giải quyết công việc, tại sao chúng tôi phải phụ thuộc vào anh?

Đến 15 giờ chiều 13.9, chúng tôi đem các giấy tờ liên quan đến đưa cho ông Đ. để làm thủ tục lấy xác và kèm theo lời xin không làm giải phẫu tử thi, có cả công hàm của Lãnh sự quán Canada cũng ghi nguyện vọng của gia đình xin không giải phẫu tử thi, nhưng ông Đ. nói đây là yêu cầu, chứ không phải mệnh lệnh, và bảo gia đình ngồi chờ để ông đi trình cấp trên.

Chờ đến hơn 17 giờ không thấy gì, chúng tôi gọi cho ông Đ. thì ông nói “19 giờ gia đình qua BV Q.7 để giải quyết lấy xác ra". Sau đó, ông Đ. cùng vài người nữa đi xe máy đến BV Q.7. Lúc này, hai người đàn ông đặt vấn đề lo dịch vụ nói trên cũng có mặt”. Qua khe cửa nhà xác, những người thân ông N. thấy một số người cưa sọ, lồng ngực, phần bụng của ông nên tá hỏa điện thoại vào trong cho ông Đ. để phản ứng về việc tại sao giải phẫu tử thi mà không có một lời thông báo nào cho gia đình.

Bản tin sau đó kể thêm về các lời giải thích và khiếu nại. Tuy nhiên, thực tế là nếu nộp đủ tiền thì ngay hôm sau đã nhận xác rồi, nhưng vì thiếu tiền mới bị câu giờ và chỏ mổ, xẻ đủ thứ.

Việt Báo.

Chuyện tếu "bia không ôm" ở Sàigòn

Chuyện tếu "bia không ôm" ở Sàigòn.

Đọc xong để cười chút chút chơi.

Bốn người khách vào một quán lịch sự . Họ lên lầu cho kín đáo, yên tĩnh. Trong khi
chọn món ăn, cô gái chiêu đãi bia tiến lại gần bốn vị khách:
“Em rót bia cho mấy anh nhé?” - Cô nhoẻn miệng cười tươi rói.
Trước nụ cười tuyệt vời ấy, bốn vị khách nhìn qua nhìn lại thăm dò ý kiến lẫn nhau.
Anh A liền nói với cô gái:
“Xin lỗi, em quí danh là gì, ở đâu, anh không nhớ nhỉ ?”
Cô ta lại cười, răng trắng lóa, đều như sắp:
“Hỏi quê…rằng biển xanh dâu
Hỏi tên…rằng mộng ban đầu đã xa”.
Anh B nghe thế , vỗ đét đùi:
“Úi chà chà ! Lại thuộc cả thơ
Tuyệt vời. Cứ rót bia của em đi”.
“Dạ . Cảm ơn quí anh”.
Và, thế là họ dùng bia của cô gái tiếp thị .
Anh C đon đả :
“Lấy thêm ly. Em cùng ngồi đây uống cho vui”.
“Dạ”.
Thế là bàn có thêm một bông hồng giữa đám sỏi đá.
Anh D mời tất cả cụng ly và nhận xét:
“Coi bộ em học giỏi nhỉ !”.
Cô lại cười. Đúng là cô ta “ăn tiền” nhờ có nụ cười duyên. Nụ cười như thể cái ống bơm, cứ hút người ta té nhào:
“Em cũng học mót. Nói chơi cho vui mà.
Quí anh không phiền chứ ? Chắc quí anh học giỏi lắm thì phải?”
Anh A xoa bụng, ưỡn ngực, cố tình khiêm tốn:
“Cũng đủ xài. Ai hỏi gì nói nấy. Nhất là lãnh vực văn học. Không bao giờ bị kẹt”.
“Thế là quá giỏi rồi. Vậy, em đố các anh về lĩnh vực văn học nhé?”
Nghe thế , cả bàn nhốn nháo hẳn lên, mừng rơn như cá gặp nước. Tại vì họ là
nhà giáo, nhà thơ , nhà văn cả … Họ cụng ly chúc mừng thắng lợi, và chờ đợi thử thách từ phía hoa hồng.
Cô gái lại cười, giọng êm như ru:
“Nếu có một ông khỏa thân” (trần truồng)
Cô cười cười nói tiếp :
“Ông ta cõng một ông nữa cũng khỏa thân… Về tục ngữ , ông bà ta nói sao ?”.
Bốn khuôn mặt của bốn vị khách đều nhăn nhíu cả lên. Họ không tìm ra câu tục ngữ nói về
trường hợp hy hữu này (hiếm có này). Họ bí rị …
Anh C nói dứt khoát:
“Chúng tôi thua. Cô giảng đi. Nếu đạt yêu cầu văn học, chúng tôi uống mãi Tiger cho đến chiều”.
Cô ta bình tĩnh đáp:
“Quân tử nhất ngôn đấy nhá !
Này, một ông khỏa thân, cõng trên lưng một ông cũng khỏa thân… Lúc ấy, tục ngữ
nói rằng: “Gậy ông đập lưng ông”.
“Úi trời! Đúng quá đi chớ ”
Cả bàn cười rộ . Quân tử nhất ngôn. Rót thêm bia.
Vừa rót bia, cô tiếp thị vừa đố tiếp:
“Này các anh nhé, cũng cái ông khỏa thân ấy, ông ta nhảy tõm xuống ao, tục ngữ nói sao nào?”
Bốn khuôn mặt của bốn vị khách lại đờ đẫn, vẫn cứ tiếp tục nhăn nhíu. Họ lại bí rị… Họ lại yêu
cầu đáp án. Cô ta cười tủm tỉm, đáp:
“Ông khỏa thân mà nhảy xuống ao, tục ngữ bảo rằng: “Chim sa cá lặn”.
Cả bàn lại cười vang như pháo.
“ Úi trời ! Đúng quá đi chớ . Cá trông thấy hãi quá, cá phải lặn là cái chắc !”
Thừa thắng xông lên, cô ta đố tiếp:
“Thưa quí anh, cũng cái ông khỏa thân ấy, ông ta ngồi lên hòn đá, tục ngữ bảo sao nào ?”
Bốn khuôn mặt thông minh kia lại tiếp tục nhăn nhíu trông đến tức cười. Họ lại bí rị … Lại đòi đáp án. Cô gái thong thả trả lời:
“Ông khỏa thân ngồi lên hòn đá, lúc ấy tục ngữ phán rằng: “Trứng chọi đá !”
Cả bàn lại cười như Tết.
Ông D tuy thua nhưng vẫn hăm hở :
“Đúng quá đi chớ . Trứng này không bể được ! Còn nữa không ?
Cô gái cười đáp :
Cũng cái ông khỏa thân đó, ông ta lại ngồi bệt xuống đất không chịu đứng dậy thì theo «tục ngữ» các ông nói sao ?
Bốn khuôn mặt sáng láng lại sáng láng trông thật thảm thương, họ vẫn bí rị…đòi cô đáp án.
Cô gái trả lời :
Cái ông khỏa thân ngồi bệt xuống đất «tục ngữ» gọi là «Đất lành chim đậu» hiểu chưa ?
Cả bọn cười rộ :
Chà hoành tráng nhỉ ? Trình độ các vị này thật còn kém xa cô gái chiêu đãi viên kia !

Trần Kiểm Ðoàn.

1000 Năm Thăng Long

1000 Năm Thăng Long.

Là người Việt xa xứ lâu năm, nghe đến những chữ : “Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long” lòng đã thấy rưng rưng, đã thấy kéo theo nó bao nhiêu tình quê hương, tình đất nước, tình dân tộc rồi. Làm sao không xúc động khi mỗi ngày nhận được ở trên cái khung hình trước mặt mình bao nhiêu hình ảnh, bao nhiêu chữ, nghĩa, nhắc nhở về nguồn gốc của cha ông mình. Những hình ảnh nhắc nhở lại “Hà Nội ngày xưa” từ thời Pháp thuộc được chuyển cho nhau xem, lại càng làm cho ngày 1000 năm thêm ý nghĩa. Người ở xa hy vọng, chắc trong dịp đại lễ này người dân nghèo ở vùng xa, vùng sâu, tha hồ được hưởng những ân huệ của giới lãnh đạo ban phát xuống như câu “ơn vua lộc nước” ngày xưa mỗi lần có dịp vui mừng quốc thái dân an.

Chương trình to tát, khua chiêng, đánh trống rung cả tâm can những người Việt xa xứ và lôi kéo sự hấp dẫn du khách ngoại quốc. Những tưởng sẽ thấy linh hồn những trang sử về một thành phố cổ được mở ra cho con dân cả nước chiêm ngắm, noi theo và hãnh diện. Nhưng thật đáng buồn, sự xúc động đó mỗi ngày một bị cuốn băng đi như tuyết lở, đất chuồi.

Chưa bao giờ lịch sử được làm lại lạ lùng như bây giờ. Thoạt tiên, hai bà Trưng được mang sang Tầu làm giỗ Tô Định, rồi đến cuộn phim về vua Lý Công Uẩn không dám mang ra trình chiếu trong dịp đại lễ vì ai đó đã biến ngài ăn mặc, nói cười thuộc dòng dõi Trung Hoa, và vương quốc của ngài cũng ở đó luôn. Tổ tiên còn là người Hoa thì làm sao không sanh ra con cháu Hoa tộc.

1000 năm đại lễ với những xa xỉ vượt bậc, chi phí lên tới gần 100 ngàn tỷ. Trước tiên, đồng hồ điện tử cũng được gắn lên để “count down” ngày đại lễ cho theo kịp văn minh Mỹ, giống như ở New York, họ đếm ngược giờ để đón giao thừa. Pháo bông nở tung trên trời ở ba chục địa điểm trong thành phố, có nghĩa là tiền bạc mang ra mồi lửa, rắc xuống không gian; hát ca nghe nói đến mười vạn người, tiền may khăn, áo, lập dựng sân khấu, bao nhiêu là đúng nhỉ? Các nhà thiết kế thi nhau lập kỷ lục “Nhất Thế Giới” kéo cái đuôi áo dài của phụ nữ Việt Nam ra đến cả mười thước, hai chục thước, thêu vào đó cả ngàn con rồng chi chít. Có một chiếc áo dài, tổng cộng số vải dùng may vạt áo là 1000 mét, cho thích hợp với chủ đề đại lễ. Thật ra cái đuôi áo của phụ nữ Việt Nam đã được kéo sang Đại Hàn, sang Singapore, sang Đài Loan cả hơn mười năm nay rồi, chỉ có điều khác là, khi sang đến đó áo của các phụ nữ Việt này không còn vạt nào nữa, thân trước, thân sau cùng rách bươm theo phận người.

Vào ngày đại lễ thì một vở tuồng do nghệ sĩ hát chèo đóng vai vua Lý Công Uẩn đi thuyền rồng trên sông Hồng từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội.) Trên thuyền có đầy đủ Hoàng Hậu, cung tần, mỹ nữ và lính tráng, cờ xí rầm rộ tháp tùng.

Nhà nước còn nghĩ ra những điều phô trương rất lạ: cả ngàn con rồng gắn mắt bằng đá quý mua tận Phi Châu, đem tặng cho người ngoại quốc đến dự, số rồng tặng lên đến một ngàn con, nghe đâu người được tặng cậy mắt rồng ra làm nhẫn. Chưa có nước nào trên thế giới sang bằng nước Việt Nam. Các gian hàng trưng bán hình ông Hồ, bên cạnh hình Marx, Lenin cùng với những lá cờ nhuộm đỏ cả thành phố, làm người ta liên tưởng đến hàng mã bán trong ngày cúng tế, hóa vàng. Nhà, nhà, cắm cờ, có người mang cờ đến tận trước cửa cắm và chủ nhà bắt buộc phải mua, phải trả tiền dù muốn hay không.

Những người trí thức, những người có tấm lòng yêu nước thương dân chỉ biết ngửa mặt kêu trời. Những người “năm cũ” ở tuổi ngoài tám mươi, nay được hỏi đến cảm tưởng 1000 năm, thì họ chỉ muốn nói đến một Hà Nội thanh lịch từ tiếng nói đến cách đứng, cách ngồi, một Hà Nội với “phố xưa nhà cổ mái ngói thâm nâu.” Đối với họ, 1000 con rồng thêu trên vạt áo không nói lên được điều gì cả. Con rồng vốn là một con vật không có thật, một con vật vua Trung Hoa thêu lên áo để hù họa thứ dân, vì cho nó từ trời giáng xuống, người Việt chỉ biết rập khuôn làm theo.

Có bao nhiêu điều đáng làm cho kỷ niệm 1000 năm này đúng ý nghĩa của nó sao không có đến một người trong giới lãnh đạo nhìn ra thì quả thật đáng buồn.

Sao trong dịp kỷ niệm 1000 năm này, thay vì phô trương sự hào nhoáng vô nghĩa, không dùng những món tiền đó để tu bổ cho các bệnh viện, xây các ngôi trường làng, các trạm y tế ở vùng quê nghèo đói, đào giếng, đặt ống nước cho những nơi thiếu nước sạch; cụ thể hơn nữa lập những trung tâm huấn nghệ cho các thiếu nữ, ít học, có một cái nghề lương thiện giữ được phẩm giá con người, cho những thanh niên không phải bán thân lao động nước ngoài, sống vô gia cư, chết vô địa táng.

Còn bao nhiêu dự án được nêu trong danh sách kỷ niệm 1000 năm Thăng Long không biết đến bao giờ được hoàn thành. Cứ đập ra, làm phần khởi đầu, rồi dừng lại. Đến bao giờ mới tiếp tục, không biết? Hồ Xuân Hương ở Đà Lạt cũng nằm trong dự án 1000 năm Thăng Long là một điển hình. Hồ Xuân Hương ở giữa thành phố, là linh hồn của Đà Lạt, một cái hồ trong veo như giọt lệ, nhỏ bé nhưng thơ mộng, là nơi hấp dẫn du khách và nơi hò hẹn của bao nhiêu cặp tình nhân từ đời nọ đến đời kia. Bỗng nhiên hô hào làm rộng, làm sâu thêm.Vét cho cạn kiệt, cá không còn chỗ nương thân chết dần từng chiếc vẩy chết đi, lau sậy khóc thương bờ xơ, bãi xác. Bây giờ chiếc hồ trông như một vết sẹo khô, nhăn nhúm trên gò má thành phố.

Việt Kiều sau ba mươi lăm năm, học được bao nhiêu bài học lừa dối đau lòng, cũng đã biết khuyên nhủ nhau không làm thiện nguyện nữa, nhưng cuối cùng cái tâm vẫn thắng cái trí; vẫn bằng cách này, hay cách khác không làm trực tiếp được với chính quyền địa phương thì họ làm riêng tư, đơn lẻ, hay từng nhóm nhỏ một, chuyển tiền về đóng góp giúp đỡ người dân yếu thế, nghèo hèn. Có từng nhóm Việt Kiều ở Pháp, ở Mỹ rủ nhau chung tiền gửi về để làm vốn cho chị em ở quê nhà đi buôn gánh, bán bưng, để giúp họ không phải buôn bằng cái vốn thân xác mình. Việt Kiều nuôi sinh viên Y-Khoa để các em đủ ăn, đủ sách, cho đến ngày ra trường. Hy vọng cấy vào tâm hồn các em chữ “Lương y như từ mẫu” qua sự giúp đỡ của Việt Kiều, để mai này các em biết giúp đỡ đồng bào mình, đừng hành xử như những y sĩ hiện nay, chờ tiền cho vào túi mới cầm dao đến người đang nằm trên bàn mổ.

Việc xây trường học, nguyên nữ tài tử Kiều Chinh trong vòng 17 năm đã cùng hội “The Vietnam Children’s Fund” (*) xây được hơn 46 trường học, trong suốt chiều dọc Bắc Trung Nam.

Việc xây bệnh xá, đào giếng, đặt máy lọc nước, xây chùa, giáo đường, đem kể ra thì vô cùng. Hầu như Việt Kiều nào cũng quan tâm đến mái chùa, nhà thờ, ngôi trường, giếng nước cho làng mình. Họ coi đó gần như một bổn phận thiêng liêng của người xa xứ.

Phải chăng, nhà nước lợi dụng tấm lòng nhân ái của những khúc ruột ngàn dặm này, đã hầu như bao khoán cho Việt Kiều những công việc kể trên. Có người ở hải ngoại đã phải thốt lên: Cộng Sản trong nước đặt ba Bộ ở hải ngoại, đó là: Bộ Giáo Dục, Bộ Y Tế và Bộ Xã Hội và họ không cần tốn một đồng nào cho những nhân viên cần cù, lương thiện này.

Con số 1000 năm thủa xa xưa mỗi lần nói đến dính dáng đến niềm uất hận “Một ngàn năm đô hộ giặc Tầu” . Bây giờ Tầu là anh, Việt là em. Anh Tầu xuống biển cắm cờ sao không rủ em Việt cùng xuống chia nhau.

Chao ôi, ước gì trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long này, những nhà lãnh đạo trong nước biết nhìn ra cái thiếu thốn, nghèo kém của người dân mà bù đắp cho họ, và những người có chức quyền đã từng lên tiếng kêu gọi Việt Kiều về nước đóng góp cho sự phát triển hưng vong của đất nước, thì cũng nên đủ cái trí sáng suốt, cái tâm nhân hậu, hành xử một cách “mã thượng” (chữ Hán-Việt đó) kêu gọi Việt Kiều về nước, cho trùng tu lại Nghĩa Trang Quân Đội VNCH thì cái hành vi đó đẹp đẽ và xứng đáng biết bao!

Trần Mộng Tú.
Viết cho 1000 năm Thăng Long.

fredag 22. oktober 2010

Bài Viết Không Có Tựa

Bài Viết Không Có Tựa.

Có đôi khi suy nghĩ, tôi chợt cảm thấy có lẽ mình nên bỏ tất cả. Bỏ tất cả việc viết lách này. Có rất nhiều lý do để tôi ko nên tiếp tục viết.

Tôi 16 tuổi, ở tuổi này như những người đồng trang lứa tôi nên chú tâm học hành và có những mối quan tâm phù hợp với lứa tuổi.

Tôi không bị ép buộc phải lên tiếng, và tôi ko đủ tư cách để lên tiếng và kêu gọi người khác phải đứng dậy tranh đấu cho quyền lợi cá nhân và thay thế 1 chế độ khác với những nhà cầm quyền khác, bởi dù gì tôi cũng đang sống ở nước khác, tôi là kẻ hèn nhát đứng từ xa hò hét kêu gọi, khi có chuyện tôi ko phải cam chịu gì cả, và tôi nói gì cũng được, gào gì cũng được.

Có đôi khi tôi cảm thấy nhục nhã và ghê tởm với bản thân. Và có lẽ sự im lặng là lựa chọn tốt hơn cho tôi. Có nhiều lúc tôi cảm thấy như vậy. Dù tôi có viết hàng trăm, hàng ngàn bài, cũng ko có điều gì xảy ra. Mọi việc đều diễn ra như vậy. Vô số người đã viết, vô số người đã lên tiếng, vô số người đã đấu tranh và cống hiến cho phong trào đấu tranh dân chủ, nhưng cũng ko có gì thay đổi. Việc viết lách của tôi nói chung cũng ko có lợi gì. Không tạo nên 1 sự thay đổi. Cũng ko thuyết phục hay lôi kéo được ai. Rất nhiều người cũng đã bảo VN ko cần những người như tôi, và thay vì chê bai chế độ, không đóng góp, có lẽ tôi nên ngậm họng và sống cho đất nước tôi đang sống.

Có đôi khi tôi cảm thấy mình là 1 kẻ hèn nhát. Dĩ nhiên khi ở VN, tôi không viết, ý tôi là tôi có viết về những bức xúc trong xã hội nhưng không viết về chính trị chẳng phải vì tôi sợ, mà trong nước tôi chưa kịp thấy nhiều để ý thức được người dân trong nước không may mắn như thế nào. Chỉ khi được đến 1 đất nước khác và đi 1 số nơi, tôi mới thấy 1 số điều và so sánh, tôi mới bắt đầu viết về chủ đề này. Nhưng có lẽ tôi nói chung cũng vẫn là 1 kẻ hèn nhát to miệng, kêu gọi người dân trong nước đứng lên phản kháng, trong khi mình đã an toàn.

Có lẽ tôi nên im lặng. Và mọi người cùng im lặng.
Chúng ta hãy cùng ngồi yên và chấp nhận hoàn cảnh, với suy nghĩ mọi nước đều có vấn đề, khó khăn riêng, và mỗi chế độ đều có cái tốt cái xấu của nó.

Chúng ta hãy cùng im lặng và lờ đi những vấn nạn của đất nước, với an ủi rằng đất nước dù sao cũng đang tiến bộ.

Chúng ta hãy cùng im lặng và tin tưởng rằng việc im lặng chấp nhận sẽ giúp đất nước bình yên.
Chúng ta hãy dùng từ “nhạy cảm” để né tránh mỗi khi bất kỳ ai đề cập đến vấn đề an ninh lãnh thổ.
Chúng ta hãy tập trung học hành, làm việc và đừng quan tâm đến chính trị.

Chúng ta hãy ngồi yên đó, để TQ kéo sang tiến hành dự án bauxite ở Tây Nguyên, hủy hoại môi trường sống, giết chết sinh vật, gây bệnh tật cho đồng bào ta, và từ từ chiếm phần trung tâm của đất nước ta.

Chúng ta hãy ngồi yên đó, để TQ thuê rừng đầu nguồn và chấp nhận tất cả những hậu quả của nó như sự ảnh hưởng đến sinh thái và lũ lụt, và để dân TQ kéo sang VN sống.
Chúng ta hãy ngồi yên đó, và để đồng bào ta bị đánh cướp hoặc giết chết ngoài biển Đông.

Chúng ta hãy ngồi yên đó, để tấm bản đồ lưỡi bò đi khắp TG, và mọi người dần dần tin rằng biển Đông thuộc về TQ, HS- TS thuộc về TQ.

Chúng ta hãy nhắm mắt lại, và ngưng việc đọc báo đi, để tưởng tượng rằng không có điều gì tồi tệ xảy ra và đất nước vẫn đang phát triển.

Nhưng liệu tôi, và bạn có thể làm được thế không ?
Nếu muốn, tôi có thể quên VN đi. Tôi có thể chỉ nên sống cho Na Uy. Và bất kỳ cái gì khác. Bạn cũng vậy. Nhưng liệu chúng ta có thể làm được như thế không ?

Mọi chuyện có lẽ sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều nếu không có những vấn đề với TQ. Bây giờ ai cũng biết tình hình giữa TQ và VN đã nghiêm trọng như thế nào. Không, đừng nói với tôi VN là nước nhỏ. Không, đừng nói với tôi VN xui xẻo nằm quá gần 1 đất nước đầy tham vọng bá quyền như TQ. VN không phải là nước nhỏ duy nhất phải chống chọi với 1 nước lớn. VN không phải là nước duy nhất nằm gần TQ. Tôi biết tôi không thể làm được gì cả. Tôi là 1 cá nhân, và 1 cá nhân chỉ là được những việc nhỏ nhặt trong giới hạn của 1 cá nhân. Nhưng nếu nhiều cá nhân gộp lại? “Don’t wait for leaders; do it alone, person to person.”- Mother Teresa. Nếu VN phải đối mặt với TQ, nếu nhân dân VN phải đối mặt với nguy cơ mất nước, ai sẽ cứu VN ngoài chính người dân VN? Mỹ ư? Ồ không bạn ạ, người Mỹ chỉ làm những gì tốt nhất cho nước Mỹ, đừng quên Mỹ đang mắc nợ TQ, và đừng quên không có lý do cụ thể nào để Mỹ phải giúp đỡ VN. Hay 1 vị Bụt hiện ra hỏi “Vì sao con khóc?” và phẩy cây phất trần biến điều ước trở thành hiện thực? Phật có câu “No one saves us but ourselves. No one can and no one may. We ourselves must walk the path.”
“It’s a dirty world out there, but if no one agrees to do the cleaning, the whole country goes down a shit house.”- Vikas Swarup.

Tôi đủ tỉnh táo để hiểu những bài viết của tôi không đem lại 1 sự thay đổi cụ thể nào. Có 1 số người đã hỏi thẳng, tôi nhận được bao nhiêu tiền để viết. Tôi cảm thấy hổ thẹn cho họ. Tôi sẽ không giải thích, tôi chỉ đơn giản trích 1 câu của Isabel Allende “How can one not write about war, poverty and inequality when people who suffer from these afflictions don’t have a voice to speak?” Nếu bạn hoàn toàn cho rằng việc viết lách là vô bổ, đừng quên trong chiến tranh không phải ai cũng tham gia chiến đấu, có những người chiến đấu bằng ngòi bút. Có những người đóng góp theo cách riêng của họ.

Mọi người biết việc viết lách không đem lại ích lợi gì nhiều. Vô số người đã viết. Vô số người đã lên tiếng. Không có gì được thay đổi. Bản kiến nghị phản đối dự án bauxite được rất nhiều người ký tên cuối cùng cũng bị bỏ mặc. Những người biểu tình phản đối TQ bị bắt.Blogger bị bắt và bỏ tù. Không có gì được thay đổi. Nhà nước vẫn tiếp tục làm việc của họ. Họ vẫn chặn facebook. Họ vẫn kiểm soát thông tin. Họ vẫn cấm nhắc tên Hoàng Sa Trường Sa trên game online. Họ vẫn treo băng rôn chúc mừng quốc khánh TQ. Họ vẫn xử tù người bất đồng chính kiến. Họ vẫn tiến hành dự án bauxite Tây Nguyên. Họ vẫn tiến hành dự án điện hạt nhân. Họ vẫn cho thuê TQ thuê rừng đầu nguồn. Họ vẫn.. Họ vẫn..

Nhưng thay vì đặt câu hỏi tại sao tôi lại viết dù biết việc lên tiếng không đem lại ích lợi, tại sao bạn ko hỏi vì sao đã rất nhiều người lên tiếng nhưng vẫn không có điều gì thay đổi? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ hoàn toàn không quan tâm đến nhân dân? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ không cho phép nhân dân biểu tình hoặc chỉ đơn giản là cất tiếng nói? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ gạt ngang ko đếm xỉa đến bản kiến nghị phản đối 1 dự án gây tác hại trầm trọng đến môi trường, sự sống, và cả an ninh, lãnh thổ đất nước? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ chặn blog, chặn website? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi dân oan khiếu kiện, họ không bao giờ giải quyết? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ ko đầu tư công sức vào nền giáo dục, tiếp tục những trò cải cách chạy vòng quanh không cần thiết, bằng cách lấy kiến thức năm này đắp vào năm khác và quay vòng? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ không giải quyết vấn đề tham nhũng trầm trọng và giải thích VN không phải là nước tham nhũng nhất TG và quốc gia nào cũng có? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ không màng đến vấn đề giao thông, để hàng chục ngàn người chết mỗi năm vì tai nạn giao thông, và phần lớn vì đường sá chật chội, đầy “lô cốt”, kém chất lượng và gây ra nhiều cái chết phi lý? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ xem nhân dân là con cái không được phép cãi lời và “hàng xóm” không cần can thiệp? Họ là những người lãnh đạo như thế nào mà họ lên nắm quyền khi nhân dân ko biết họ là ai để bầu cho họ? Họ là những người lãnh đạo như thế nào mà họ dù làm bất kỳ điều gì, vẫn tiếp tục giữ cái ghế của mình? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ e ngại mọi sự so sánh và kết luận đó là vọng ngoại và phản quốc? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ không dám nhìn thẳng vào khuyết điểm và huyễn hoặc nhân dân rằng mọi đất nước đều có vấn đề riêng và đất nước ta đang ngày càng tiến bộ ?

Ở đây tôi chỉ muốn nói lên vấn đề ý thức. Tôi không có ý định tung hô nước ngoài như nhiều người sẵn sàng chụp mũ. Tôi chỉ đưa ra 1 vài so sánh. Trong ý thức người dân cũng như người lãnh đạo ở những quốc gia có tự do dân chủ, nhà nước được nhân dân bầu lên, và tồn tại vì lợi ích của nhân dân và đất nước. Nhân dân đóng thuế nuôi các ông lãnh đạo, và khi các ông làm việc không tốt, các ông phải nghe phê bình, và có thể bị phế truất. Có rất nhiều người vẫn thường lầm lẫn giữa khái niệm yêu nước và yêu nhà nước. Tất cả đơn thuần chỉ là trò chơi đánh tráo khái niệm. Một kiểu áp đặt thường thấy. Quốc gia dân tộc là cái trường tồn. Nhà nước là cái tồn tại tạm thời. Khi 2 cái đi ngược nhau, tôi không nghĩ tôi nên chọn cái ngắn thay vì cái dài. Có nhiều người sẽ bảo tôi là kẻ vô ơn. Rằng tôi sinh ra và lớn lên dưới chế độ này, tôi ăn cơm trong chế độ này, tôi đi học trong chế độ này, tôi phải mang ơn thay vì phản chủ. Một lần nữa phải nhấn mạnh, đây chỉ là vấn đề ý thức. Không biết vì lý do gì, dường như người dân VN có thói quen thường sợ hãi và mang ý thức mình đang mang ơn nhà nước. Trong khi thực tế nhà nước lập ra để lèo lái đất nước, và đại diện cho quyền lợi của nhân dân. Tôi phải biết ơn à ? Tôi đã nhìn thấy các ông lãnh đạo như thế nào. Một tờ báo chính thức trong nước từng viết, phải mất 175 năm để VN đuổi kịp Singapore, với điều kiện Singapore đứng yên, điều này là không thể. GDP cũng tụt hàng trên TG. Tôi phải biết ơn đất nước vì đã độc lập, tự do, hạnh phúc à ? Ta độc lập mà ta không dám nhắc đến mối quan hệ VN-TQ ? Ta độc lập mà ta không dám biểu tình chống TQ ?

Hạnh phúc ? Hạnh phúc mà sau này vô số người vẫn tìm cách bỏ đi, bằng cách này hay cách khác, hôn nhân, du học, lao động hợp tác, làm giấy tờ giả ?
Hạnh phúc mà đa phần những người đã đi đều không muốn về nước sống?

Tôi sẽ bị xem là kẻ hèn nhát. Tôi không dám ở ngay trong nước hô hào.
Tôi thừa nhận, có nhiều lúc tôi đã tự cảm thấy mình là 1 kẻ hèn nhát.
Tôi đi. Tôi không ở lại.
Nhưng cách đây không lâu, ở trường tôi có buổi giới thiệu về một số trường ĐH ở Na Uy và ở những nước khác như Anh, Úc, Mỹ, New Zealand, có một tấm bảng có dòng chữ lớn: “Do something for your country: LEAVE.”
May mắn được đi, tôi có những quyền tôi không thể có trong nước.
May mắn được đi, bằng những bài viết, dù có thể là vô bổ, tôi đóng góp một phần nào đó. May mắn được đi, tôi có cơ hội mở rộng tầm nhìn, và so sánh sự khác biệt giữa hai Thế Giới (tôi thích nói là hai Thế Giới). Những người e ngại sự so sánh không thể nhìn thẳng vào những khuyết điểm và hạn chế của bản thân để chỉnh sửa và tiến bộ. So sánh là cần thiết. So sánh dẫn đến cạnh tranh. Cạnh tranh giúp phát triển.

Thử tưởng tượng, nếu cả một khu vực bạn sống chỉ có một tiệm giày. Bạn không còn lựa chọn nào khác, dù đẹp dù xấu bạn cũng phải vào đó mua giày. Nhưng nếu có khoảng chục tiệm giày, à không nhất thiết, có hai tiệm giày thôi cũng được, bạn được quyền lựa chọn vào tiệm A hay tiệm B, và để thu hút khách hàng, mỗi tiệm dĩ nhiên phải cạnh tranh và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tương tự với chính trị.
Ồ vâng bạn sẽ nghĩ tôi là đứa tâm thần khi so sánh chính quyền với tiệm giày, nhưng tôi chỉ đang phân tích. Nếu có nhiều đảng, các đảng phải cạnh tranh nhau, đưa ra nhiều chính sách vì nhân dân và đất nước, và người dân dĩ nhiên sẽ bỏ phiếu cho cái đảng có nhiều chính sách tối ưu hơn. Nhưng nếu chỉ có một đảng duy nhất, và đặc biệt những người lãnh đạo ko bao giờ bị bắt lỗi, không bao giờ bị phê bình, không bao giờ bị phế truất, các ông muốn làm bao lâu cũng được, ngồi đó bao lâu cũng được. Không phải rõ ràng là trong trường hợp đó, cái đảng duy nhất này có thể làm bất kỳ điều gì, kể cả những việc có hại cho đất nước sao ?

Trong bài viết “Ai ko muốn được tự do?”, tôi đã có đề cập đến sự tự do.
Vấn đề chỉ là khái niệm về tự do. Khi con người đã sống quá lâu trong 1 xã hội nơi họ không được phép có tư duy độc lập và phát biểu ý kiến thực sự của mình, họ dần dần quên mất lẽ ra là con người, họ nên có quyền cất tiếng nói. Trong nghệ thuật, nếu có khuôn mẫu định sẵn và một dây xích kìm hãm, người nghệ sĩ không thể làm việc với toàn bộ khả năng của mình. Thiếu tự do, con người bị kìm hãm, khả năng bị giới hạn.
Cũng như trong đời sống. Albert Camus từng nói “A free press, of course, can be good or bad, but most certainly, without freedom, a press will never be anything but bad.”
Nói mỗi nước đều có tự do dân chủ, chỉ là chế độ khác biệt nên sự dân chủ có màu sắc khác nhau chỉ là lối né tránh cái thực tế chẳng có tự do dân chủ. Nói mỗi nước đều có vấn đề, không có chế độ nào hoàn hảo chỉ là một lối lấp liếm không dám nhìn thẳng vào những khuyết điểm của mình.

Đúng, không có chế độ nào 100% hoàn hảo. Nhưng cho đến nay, qua thời gian, đến sự tiến bộ hiện nay của loài người, chế độ dân chủ được xem là lựa chọn tốt nhất. Nhưng có lẽ con chim bị nhốt quá lâu trong lồng khi nhìn thấy cửa mở cũng rụt lại không dám bay ra Thế Giới rộng lớn bên ngoài. Có lẽ con người sợ hãi sự thay đổi. Thay vì góp sức vào một sự thay đổi, thay vì đứng lên bảo vệ cho quyền lợi của chính bản thân mình, họ ngồi yên chấp nhận thực tế và họ cách lơ đi những vấn nạn của đất nước. Erich Fried có câu nói nổi tiếng được viết ngay trên phần còn sót lại của bức tường Berlin tôi đã may mắn có dịp thấy tận mắt: “He who wants the world to remain as it is doesn’t want it to remain at all.”

Nếu muốn, tôi có thể đáp máy bay về nước, có thể để bị bắt và ngồi tù, lúc đó mọi người sẽ biết đến tôi, sẽ cuối cùng công nhận tôi chứng minh được những gì mình đang nói thay vì khoác lác phô trương, sẽ cuối cùng ban cho tôi một danh hiệu, hay một tấm bằng khen để sau này ra tù tôi treo trong nhà và tự hào giới thiệu mỗi khi khách đến, nhưng liệu điều ấy có giúp ích được gì không ? Ý tôi ko phải bảo việc ngồi tù là vô bổ. Tôi rất nể trọng và kính phục những người đã dám lên tiếng và chấp nhận việc ngồi tù là một cái giá của việc tranh đấu của mình. Tôi thực sự rất nể trọng họ. Và cảm thấy những gì mình làm chẳng là chút gì so với những gì họ đã làm. Và nhiều lúc cảm thấy bản thân là một kẻ hèn nhát đáng ghê tởm.

Nhưng..
Đừng bảo tôi im vì tôi sống ở Na Uy.
Đừng bảo tôi im vì tôi 16 tuổi.
Đừng bảo tôi im và bảo tôi chưa đủ trải nghiệm.
Đừng bảo tôi im và bảo tôi thiếu hiểu biết.
Đừng bảo tôi im và kết tội tôi chỉ copy và paste.
Đừng bảo tôi im vì bạn im.

Joyce Anne Nguyen.
Bài Viết Từ Na Uy Của Một Nữ Sinh 16 tuổi.

Nghị Quyết 36 Của VC

Nghị Quyết 36 Của VC.

Một trong 9 điểm tóm tắt NQ36, VC đặt nặng công tác tuyên truyền bằng văn
nghệ, bằng các ''giao liu '' khác như thể thao, thi hoa hậu, như dạy tiếng Việt
cho con em NVTN v.v...

Mục tiêu của NQ36 là xâm nhập và kiểm soát tất cả các Cộng đồng NVTN. Nói
một cách khác, đảng CSVN muốn nhuộm đỏ tất cả NVTN. Với mục tiêu to tát
do bộ-chính-trị VC đặt ra từ năm 2004, đảng VC dự chi nửa tỉ MK vào mục tiêu
này.

Tại HK, VC dùng tay sai/nằm vùng tổ chức '' đại-nhạc-hội '' nhiều lần . Tại Úc, VC
không đạt được '' thành quả '' nhiều vì hành động chống lại sự xâm nhập của VC
rất mạnh và hiệu quả.

Tại Âu châu, VC thành công các cuộc '' nhuộm đỏ '' này tại các quốc gia thuộc Đông Âu, vốn là nơi làm ăn sinh sống của người VN từ miền Bắc trước khi bức tường Bá Linh bị sập 1989: ngoài đại nhạc hội, VC tổ chức trung tâm Văn Lang
để nhồi nhét '' tư tưởng HCM '', tổ chức thi hoa hậu, tổ chức đá bóng, tổ chức
thi tennis. Những năm sau này, VC tổ chức '' tại hè thanh thiếu niên '', mang thanh thiếu niên về VN tuyên truyền .

Tại HK, tổ chức hội sinh viên-thanh niên tại Washington DC đã thành hình. Riêng
ở Âu châu thì các '' hội-đồng-hương '' mọc ra như nấm. Các quốc gia ngày xưa
chưa có tổ chức thiên VC, nay đã có như ơ Anh, ở Phần Lan, Bỉ v.v...

Bởi vậy, khi ý muốn tổ chức cái gọi là đại-nhạc-hội cò mồi do VC làm tay trong
bị các Cộng đồng phá bỉnh không thực hiện được, VC phải tìm cách '' tháo gỡ ''.
VC bỏ tiền, vốn do NVTN gom góp gửi về cho thân nhân, đưa cho bọn bầu show
là tay sai kiện. Nếu như các tay sai thắng kiện, đó sẽ là một tai nạn to lớn cho
các cộng đồng NVTN: không ai dám chống đại nhạc hội nữa.

Cách đây hình như 2 năm, Cộng đồng NVTN tại Hòa Lan bị tay sai VC đưa ra tòa vì đã biểu tình chống tổ chức đại nhạc hội, nhưng phe đi kiện thua.

Tóm lại, xin các Cộng đồng NVTN hãy ra tay hỗ trợ cho qúy vị trong BCH trong các vụ kiện, nhất quyết không để cho bọn lưu manh quỷ quyệt lợi dụng luật pháp của quốc gia tự do lấn áp và thắng chúng ta.

Vài lời gọi là nói lên sự quan tâm chung và xin Quý Vị tỵ nạn chân chính hãy quan tâm.

Tôn-thất Sơn.

Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long

Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long.

Mười ngày đại lễ mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, rất xa hoa, tốn kém, với ngân sách 4,5 tỷ Mỹ Kim tương đương 94 ngàn tỷ đồng tiền thuế của dân, hay 1/10 tổng thu nhập quốc gia và tám năm chuẩn bị với 65 công trình thuộc về các lĩnh vực văn hoá xã hội, chính trị, lịch sử, giáo dục chào mừng đại lễ rồi cũng đi qua. Khoảng 290 buổi biểu diễn của các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước, một cuộc diễu binh và diễn hành theo như báo chí trong nước mô tả là lớn nhất lịch sử với trên 30 ngàn người và một cuộc bắn pháo bông được xem là “hoành tráng”, vĩ đại, rồi cũng chấm dứt. Dấu vết còn lại là những bãi cỏ dập nát tang thương, những vĩa hè, lòng đường, các công viên trong khu vực tổ chức tràn ngập rác, đồ ăn do người đi xem đại lễ bỏ lại, và những chỉ trích của người dân trên các blog, các trang mạng điện tử.

Trên trang blog của blogger Trương Duy Nhất người ta đọc được những giòng oán thán:
“Không có đất nước nào lại đi nhảy múa hò reo, bắn pháo hoa làm lễ hội giữa lúc hàng chục vạn ngôi nhà đang chìm trong lũ, gần 50 người chết và hàng vạn sinh mạng đang cầu cứu. Cứ tưởng sau sự cố nổ hôm qua, chương trình pháo hoa nghìn năm sẽ hủy. Nhưng không, chẳng những không hủy, mà còn tức tốc chi thêm tiền nhập pháo. Cứ tưởng sẽ có thêm những chiếc trực thăng bay về cứu dân vùng lũ. Nhưng không, khi ông Bí thư Quảng Bình gào xin như van lạy mới có được 2 chiếc trực thăng bay về cứu dân. Trong khi 10 chiếc trực thăng khác lại đang được tập trung cho việc tập dượt kéo mấy lá cờ duyệt binh mừng đại lễ nghìn năm. Cứ tưởng sẽ có Cụ này, Bác nọ bay về vùng lũ động viên dân. Nhưng không, vẫn chưa thấy ai nhấc chân khỏi Hà Nội.
Gần 50 mạng người- quốc tang đấy chứ! Trước thời khắc này, nên ứng xử ra sao?”

Blogger Mẹ Nấm thì lưu ý đảng và nhà nước cộng sản:
“Với hoàn cảnh xã hội VN hiện tại, không nhất thiết phải hao tiền tốn của cho những dịp lễ lạc như thế này. Người dân còn nghèo, trẻ em vùng cao, vùng sâu còn chưa có ăn, có mặc đầy đủ, chưa được tạo điều kiện học hành đến nơi đến chốn, điều kiện chăm sóc y tế tại nhiều địa phương còn lạc hậu, tệ nạn xã hội ngày càng nhiều. Tất cả những vấn đề quan trọng của xã hội đều chưa được nhà nước chăm lo giải quyết xác đáng. Làm sao dân tộc Việt có thể vững mạnh khi cứ mãi theo đuổi truyền thống tự hào trong quá khứ và cố gắng xây dựng một hình ảnh no đủ vá víu như thế này?”

Nhà văn Võ Thị Hảo trong bài “Hội chứng 1000 năm” viết cho BBC thì thẳng thừng: “Mà cách gì cũng phải dính tới chữ “ngàn năm TLHN” để moi được tiền ngân sách. Càng hoành tráng càng được nhiều tiền. Đồng nào lên rừng đồng nào xuống phố đồng nào vào túi ai thì là cái chuyện trời biết, dân biết, nhưng dân không được bàn mà dân cũng không được kiểm tra... Là mừng tuổi cụ Thủ đô đấy. Đại lễ ngàn năm TLHN trùng ngày quốc khánh TQ.”

Cuối cùng, sau mỗi sai sót, khuyết điểm của lãnh đạo CSVN, câu chuyện rồi sẽ trôi vào quên lãng, tất cả mọi dư luận rồi cũng sẽ chấm dứt, chỉ có túi tiền của các lãnh đạo Việt Nam sẽ tiếp tục căng phình lên theo thời gian, trên nỗi đau khổ triền miên của dân tộc. Tiền đến từ nhiều nguồn, trong đó có những khoản hoa hồng mà các công ty cung cấp hàng và dịch vụ cho đại lễ trao lại cho các người trách nhiệm ký giao kèo. Tiền đến từ các cắt sén và hối lộ khi thực hiện các công trình, các phương tiện dùng cho đại lễ. Lớn ăn lớn, nhỏ ăn nhỏ, trung ương có giá trung ương, điạ phương có giá điạ phuơng.

Tuy nhiên nghĩ cho kỹ, trong cái gọi là “hoành tráng” và vĩ đại của đại lễ ngàn năm, tối thiểu thì những người dân xã hội chủ nghĩa cũng có dịp mà đi xem những thứ, những trò chưa từng được thấy, mường tượng rực rỡ như thế nào của pháo bông mà tiếng VC gọi là pháo hoa. Cũng chưa bao giờ có điều kiện để mà tụ hội đông người giữa nơi công cộng mà chè chén xả rác một cách hả hê. Lại cũng chưa bao giờ có mặt đủ loại đủ cỡ áo quần rực rỡ, son phấn loè loẹt của các bà các cô như thế ở nơi công cộng. So với thời toàn trị cách đây chừng hơn chục năm áo quần chỉ một mầu một kiểu, thì rõ ràng là đảng và nhà nước ta đã tiến xa vượt bực

Cái tâm trạng này không phải là không đáng để ý cho những nhà chính trị, vì những người dân này không thấy được những chuyện buôn dân bán nước và chi phí theo lối “vén tay áo sô đốt nhà tang giấy” như vụ kỷ niệm ngàn năm Thăng Long này của giới lãnh đạo CS biến thái, đưa đất nước vào nợ nần nhiều năm không trả nổi. Những tiếng nói chỉ ra sự thực nhưng rồi cũng sẽ qua đi, quên đi. Và chưa biết chừng sẽ có kẻ nói “phí phạm nợ nần đâu không thấy, pháo hoa gái đẹp coi không mất tiền chẳng đã mắt hay sao?” Có lẽ thế thật: đảng đã, nhà nước đã vì có tiền bỏ túi, còn người xã hội chủ nghĩa đã vì được rửa con mắt không mất tiền.

Tuệ Vân.

Tập Thở Và Vận Động

Tập Thở Và Vận Động Để Trị Bệnh Đau Nhức.

Người viết bài này, chỉ còn một ít chỗ khớp xương nào còn nguyên vẹn mà chưa lần gẫy. Tuổi trẻ, đi tập đủ loại võ nghệ: Nhu Đạo, Thái cực Đạo, Hapkido, Aikido, Thiếu Lâm không môn nào mà không mang cho thân thể một lần trật xương, gẫy vỡ. Đấu vật thì cắm đầu xuống đất, lọi cổ tưởng chết. Rồi chống tay xuống đất, vỡ xương cổ tay, lọi cùi chỏ.. Nhẩy qua chướng ngại vật: gẫy vai (2 lần). Đá người thì bị lọi ngón chân. Vật người thì bị gẫy thắt lưng. Bó bột liên miên, hết tay lại chân. Vào nhà thương chích thuốc rồi qua Thầy Cự Thất bó gà, qua Thầy Tầu điểm huyệt, có lần nhờ thầy Cao Miên thổi bùa cho lành vai. Tất cả những lần gẫy vỡ ấy, tuổi thanh niên sung sức chẳng coi nhằm nhò gì, giờ này, mới thấy thấm thía: đau nhức khắp người. Muốn hết đau nhức mà không muốn uống thuốc, không chích Cortisone, không đi Bác sĩ chỉnh xương, thì phải tập luyện hoài hoài, ngưng tập là đau! Cho nên, viết bài này để chia xẻ những ai đau đớn vì bệnh phong thấp, nhức xương, mong mọi nguời cùng khỏe.

Nguyên lý: Hệ thống thần kinh của con người chạy cùng khắp thân thể, chỗ nào cũng có, từ đầu cho tới ngón tay, ngón chân. Tuy nhiên, theo hình vẽ về hệ thần kinh được treo tại các phòng mạch Tây, Đông Y, ta thấy chùm dây thần kinh đi từ sau ót tỏa ra cánh tay, xuống lưng, qua xương sống, tới hông, đùi, rồi chân (trông như một bó dây điện) là chùm quan trọng nhất. Nếu bị “kẹt” đâu đó, thì đau. “Kẹt” trên cổ có thể gây đau ra cánh tay, bàn tay. “Kẹt” thấp xuống dưới thì đau bắp thịt lưng, đau thắt lưng, “kẹt” ở chỗ thắt lưng lại gây đau ở đùi, chân... Cho nên, khi bị đau quá vì xương thoái hóa hay vì đụng xe, mà phải giải phẫu, bác sĩ sẽ cân nhắc rất kỹ. Mổ ở thắt lưng, nếu “xui”chạm giây thần kinh, có thể bị liệt chân mà thôi, nếu mổ ở cổ mà bị “xui”, có thể liệt cả người! Vì thế, chỉ những trường hợp đau cổ chịu hết nổi, bắt buộc phải giải phẫu thì phải ký giấy chấp nhận 50/50, một là khỏi, hai làđời xe lăn. Hên thì cũng có thể phải ghép một cây sắt vào trong cổ. Đôi khi phải mổ lại. Chỉ còn cách Tập Luyện, cho thư giãn thần kinh chỗ gây đau, cho mạnh bắp thịt chỗ đau, cho khớp xương được chuyển động dịu dàng trở lại, kích thích chất nhờn đầu khớp xương phục hoạt, điều chỉnh lại những chỗ lệch lạc xương cốt, thì sẽ bớt đau (không phải HẾT đau, vì hễ ngưng tập một thời gian, có thể đau lại).

A-CHỮA ĐAU CỔ, ĐAU VAI, ĐAU TAY:
1-Xoay cổ trái phải: nhìn thẳng trước mặt, xoay cổ từ trái sang phải chầm chậm, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, từ từ hít vào. Từ từ trả cổ trở lại phía trước, rồi xoay sang bên phải, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, thở ra. Nhớ xoay cho hết cỡ, tới khi không xoay được nữa thì thôi. Làm 10 lần.

2-Gập cổ: ngửa cổ lên chầm chậm cho tới hết cỡ, từ từ hít vào. Chầm chậm gập cổ xuống ngực, hết cỡ, thở ra. Làm 10 lần.

3-Bẻ cổ: Mắt nhìn thẳng đằng trước, bẻ cổ nghiêng xuống đầu vai trái, hít vào. Từ từ thở ra, bẻ cổ qua đầu vai bên kia. (Khác với xoay cổ trái phải: ở đây, khi bẻ đầu xuống vai thì đầu vai có hơi nhô lên cho chạm với đầu, còn xoay cổ trái phải thì chỉ quay đầu vào khoảng trống sau vai mà thôi). Làm 10 lần.

4-Xoay cổ vòng tròn: Dùng điểm tựa là cổ, xoay vòng đầu chung quanh cổ, từ phải sang trái 10 lần rồi từ trái qua mặt 10 lần.

B-CHỮA ĐAU CÁNH TAY, BÀN TAY:
1-Xoay vai: hai tay buông thỏng, dùng đầu vai làm điểm tựa, xoay vai theo một vòng tròn chạy chung quanh đầu vai ( không phải nhô lên, hụp xuống) từ sau ra trước, rồi từ trước ra sau. 10 lần. Trong khi xoay vai, vẫn hít thở đều đặn.

2-Lắc bàn tay: giơ cánh tay ra trước mặt, cùi chỏ ép hai bên thân mình, giữ nguyên cổ tay và cánh tay, hai bàn tay để trước mặt, lòng bàn tay hướng vào phía ngực. Lắc từ trên xuống dưới (như giũ giũ bàn tay) thật mạnh 10 lần. Đổi hướng, cho mu bàn tay lên trên, lòng bàn tay hướng về mặt đất, giũ mạnh bàn tay từ trên xuống dưới. 10 lần. Đổi hướng, hai lòng bàn tay quay vào nhau, giũ mạnh bàn tay từ trái qua phải, từ phải qua trái. Những người thư ký đánh máy, làm “neo”, thợ may.... phải tập bàn tay thường xuyên, nếu không, có thể bị mổ cổ tay vì khớp xương cổ tay bị cứng khô lại.

3-Vẽ vòng trên đất: đứng rộng chân ra, một tay vịn vào mặt bàn, nguời nghiêng xuống cho song song với mặt đất, cánh tay buông thỏng, tưởng tượng như đang cầm một cái que, vẽ một vòng tròn tưởng tượng thật to trên mặt đất . Vẽ nhanh 10 lần rồi đổi tay. Hít thở đều hòa.

C-CHỮA ĐAU THẮT LƯNG, ĐÙI, CHÂN:

1-Xoay thắt lưng theo vòng tròn: hai tay chống hông, ngón tay để ra sau lưng, ngón cái phía trước, các ngón tay ấn mạnh vào thắt lưng, dùng thắt lưng làm điểm tựa, xoay vòng bụng ra trước rồi vòng qua bên phải (bên trái) ra sau, rồi vòng tới trước. Làm liên tục không ngừng, khi ra tới trước, thì bụng phải ưỡn ra hết cỡ. Khi ra sau thì thắt lưng cong lại cũng hết cỡ. Hít thở chầm chậm theo vòng.

2-Gập lưng: cũng như gập cổ, ngửa lưng ra, hít vào, gập thắt lưng xuống, thở ra. Khi ngửa lên, ngửa hết cỡ, khi gập xuống, cũng gập hết cỡ.

3-Xoay hông: hai tay buông thõng bên sườn, vặn người qua bên trái thì hai cánh tay cũng “văng” theo bên trái, nghĩa là không dùng sức tay, chỉ để cho hai cánh tay “văng” theo mà thôi. Xong, vặn người qua bên phải. Hai cánh tay lại “văng” theo bên phải. Nhớ khi xoay sang bên nào thì xoay gót chân bên đó, và bàn chân bên đó nhấc lên, nghĩa là xoay trên gót chân mà thôi. Mục đích làm cho vòng xoay rộng thêm, nếu giữ nguyên bàn chân trên mặt đất, vòng xoay sẽ ngắn lại. Hít thở chầm chậm.

D-CHỮA ĐAU ĐẦU GỐI:
1-Xoay gối trái phải: đứng vừa phải, hai bàn tay đặt trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối theo một vòng tròn về phía phải (theo vòng kim đồng hồ) 10 lần rồi đổi hướng quay theo bên trái.

2-Xoay gối trong ngoài: đứng rộng chân ra, hai tay đặt trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối từ ngoài vào trong rồi từ trong ra ngoài.

Các thế đầu gối này, mới đầu thì chỉ thấp người xuống một chút, sau đó, mỗi ngày càng thấp người xuống hơn, công lực sẽ mạnh hơn. Chỉ cần làm 10 phút, là đã thở mạnh, toát mồ hôi rồi. Người nhức đầu gối ban đêm phải tập trước khi lên giường ngủ.

Lưu ý:
-Những thế tập này chỉ được áp dụng với người chưa giải phẫu xương lần nào. Nếu đã giải phẫu cổ thì không được tập cổ. Nếu giải phẫu lưng rồi mà muốn tập lưng, phải hỏi bác sĩ, xem phim X-ray có trở ngại gì không.

-Phối hợp vừa châm cứu, vừa mát xa, vừa tập luyện thì rất tốt.

-Trường hợp đau kinh niên vì xương rồi, có thể uống thêm Glucosamine có bán tại các tiệm thuốc Tây để kích thích chất nhờn đầu xương và xương.

-Mua một cái máy mát-xa nhỏ cầm tay để chà xát chung quanh chỗ bắp thịt đau sẽ hiệu nghiệm nhanh hơn. \

Vài hàng trao đổi những kinh nghiệm trong suốt mấy chục năm qua, nếu có chi sai sót, mong cao nhân chỉ điểm thêm. Chúc qúy vị sống lâu, sống khỏe mạnh, và hạnh phúc.

Chu Tất Tiến.

Tòa Ðại Sứ Việt Cộng Nói Láo

Tòa Ðại Sứ Việt Cộng Nói Láo
Về Việc Ðưa Tin Lừa Bịp Vụ Tượng Hồ Chí Minh
Tại Oslo - Na Uy.

Tin từ Tòa Ðại Sứ Việt Cộng: Hai trí thức Na Uy đã trao tặng một bức tượng của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh và một cuốn sách về Việt Nam nhân dịp cử hành kỷ niệm lần thứ 65 của Cách mạng tháng Tám (ngày 19 tháng 8) và Quốc khánh (02 tháng 9 ).
Một buổi lễ trao được tổ chức tại Na Uy vào ngày 18 tháng 8 do Đại sứ quán Việt Nam tổ chức.
Nhà nghệ sĩ nổi tiếng Na Uy Olav Orud sử dụng thạch cao màu đenđể điêu khắc một bức tượng bán thân có cùng kích thước như các bức tượng đồng của Bác Hồ của nhà nghệ sĩ này đã được trưng bày tại Hà Nội vào năm 2001. Bức tượng đồng này hiện được trưng bày tại bảo tàng Henrik Ibsen tại thủ đô Oslo Na Uy.
Nhân dịp này, James Godbolt, giảng viên từ trường đại học Vestfold tặng cuốn sách của ông có tựa đề, "phong trào giải phóng Việt Nam tại Na Uy" cho Đại sứ quán Việt Nam, Tạ Văn Thông.
Đại sứ Thông cảm ơn nghệ sĩ điêu khắc và giảng viên cho tình cảm ấm áp của họ đến Việt Nam. Hai trí này đã tham gia tích cực đóng góp cho phong trào mặt trận giải phóng Miền Nam trong những năm 1970.

Phản ứng của Cộng Ðồng Người Việt tại Vương Quốc Na Uy:
Thứ nhất: Viết thư gởi lên Giám đốc bảo tàng Henrik Ibsen.
Thứ hai: Phái người đến bảo tàng để kiểm chứng sự việc. ( Phần này được hồi báo là không có bức tượng của Hồ Chí Minh như Tòa Ðại Sứ Việt Cộng phao tin trong trang Web:
http://www.mofa.gov.vn/vnemb.no/nr070521165843/nr091030093137/ns100730204705

Lá thư đầu tiên gởi đến Viện Bảo Tàng:

“ Til: Norske Folkemuseum
v/ Ibsenmuseet
ibsen@norskfolkemuseum.no
post@norskfolkemuseum.no

Oslo 17.10.10

Vedr. Ho Chi Minh statuen i Henrik Ibsenmuseet.

Viser til artikkelen fra nettsiden til Vietnams ambassadør i Norge:
http://www.mofa.gov.vn/vnemb.no/nr070521165843/nr091030093137/ns100730204705

Den norske aktivisten i Den norske Vietnambevegelsen -og kunstner Olav Orud lagde en bronsestatue av Ho Chi Minh som var utstilt i Hanoi i 2001. Hans ovennevnte kunstverk, som er på samme størrelse med et menneske, er nå utstilt på Henrik Ibsen museum.

Vi fra Det Vietnamesiske Flyktningeforbundet i Norge vil med dette be Dere om å fjerne statuen av Ho Chi Minh fra Henrik Ibsen Museum av følgende grunner:

1) Ho Chi Minh representerer ikke noe om norsk kultur, særlig har han ikke noe med Henrik Ibsens litterære verker å gjøre.

2) Ho Chi Minh var tidligere hyllet av Det vietnamesiske kommunistpartiet som Vietnams Stalin. På lik linje med det grusomme regimet under Stalin, har Ho Chi Minh i maktperioden ført til at hundretusener mistet livet enten på direkte måter som henrettelser foran tusenvise tilskuere eller på indirekte måter under for eksempel “jordreformpolitikken” - “kulturrevolusjon” i Nord Vietnam i 1955-1956.

3) Ho Chi Minh og hans regime fikk støtte fra tidligere Sovjetunionen, Østblokken og Kina for å utføre sin ''internasjonale plikt'' ved å spre kommunismen i Østen, som førte til Vietnamkrigen.

4) Ho Chi Minh ga ordrer til Tet-offensiv i Sør Vietnam 1968, og på den måten har flere divisjoner soldater angrepet alle byer i forbindelse med avtale om ''våpenhvile'' i anledning av nyttårs-feiring, som førte til at flere tusen uskyldige mennesker ble levende begravet eller massakrert.

Vi ser på denne utstillingen av Olav Oruds kunst Ho Chi Minh som en feiltakelse når det gjelder Henrik Ibsens verker, da han var opptatt av friheten. Han skrev blant annet i brevet til Georg Brandes i 1882: "For meg er friheten den største og høyeste livsbetingelse”.

Vi ser også denne utslillingen som et minne om komunistenes grusomhet.

Henrik Ibsen museum har gjort en gratis propaganda for det diktatoriske regimet i Vietnam. Etter Saigons fall i 30. april 1975 ble Vietnameserne tvunget til å følge et ettpartisystem, nemlig kun kommunistpartiet. Dette førte til at millioner av mennesker måtte flykte over havet for å oppnå friheten. Konsekvensen er at mer enn 500 000 mennesker omkommet på havet.

Vi, som er båtflyktninger i Norge, er regimets ofre og blir svært såret og provosert av Olav Oruds utstilling av Ho Chi Minh statue på Henrik Ibsen museum, fordi det viser en viktig politisk støtte for den folkemorderen og dens regime.

Vi håper på en positiv tilbakemelding fra Dere.

Med hilsen
Nguyen Duc Hoa
Leder av Det Vietnamesiske Flyftningeforbundet i Norge”

Ðược dịch ra tiếng Việt:

” Kính gửi: Norske Folkemuseum
v/ Ibsenmuseet
ibsen@norskfolkemuseum.no
post@norskfolkemuseum.no

Liên quan bức tượng Hồ Chí Minh tại viện bảo tàng Ibsen.

Oslo 17.10.10

Qua thông tin từ trang mạng của đại sứ quán Việt Nam tại Nauy cho biết: http://www.mofa.gov.vn/vnemb.no/nr070521165843/nr091030093137/ns100730204705

Nghệ nhân Nauy Olav Orud, người hoạt động tích cực trong Phong Trào Giải Phóng Miền Nam đã tạc tượng ông Hồ Chí Minh bằng đồng có kích thước bằng con người thật, được triển lãm tại Hà Nội năm 2001, hiện đang được trưng bày tại bảo tàng Henrik Ibsen.

Chúng tôi, những người Việt tỵ nạn tại Nauy thỉnh cầu quý vị loại bỏ khỏi viện bảo tàng Ibsen bức tượng Hồ Chí Minh được nêu trên vì những lý do sau đây:

1. Ông Hồ Chí Minh không đại diện cho văn hóa Nauy, nhất là không có liên quan gì đến những sáng tác của Henrik Ibsen.

2. Ông Hồ Chí Minh đã được đảng Cộng sản Việt Nam ca tụng như một “Stalin của Việt Nam”. Tương tự dưới thời Stalin tàn bạo, Hồ Chí Minh nắm quyền đã hành quyết hàng trăm ngàn người một cách trực tiếp hoặc gián tiếp dưới sự chứng kiến của hàng ngàn người qua chính sách “Cải cách ruộng đất” và “Cách mạng văn hóa” ở miền Bắc Việt Nam vào năm 1955-1956.

3. Ông Hồ Chí Minh và chế độ của ông đã nhận sự tài trợ của Liên Xô, khối Đông Âu và Trung quốc để thực hiện “nghĩa vụ quốc tế” nhắm truyền bá chủ nghĩa cộng sản ờ Đông dương đưa đến cuộc chiến tranh Việt Nam.

4. Ông Hồ Chí Minh lợi dụng thỏa ước “ngưng bắn” dịp Tết Mậu Thân 1968 đã ra lệnh cho nhiều sư đoàn chính quy Băc Việt tổng tấn công các thành phố miền Nam, dẫn đến hàng ngàn thường dân vô tội bị chôn sống và tàn sát.

Xét thấy việc trưng bày tượng Hồ Chí Minh của ông Olav Orud là một sai trái đối với tác phẩm của Henrik Ibsen mà chú trọng đến quyền tự do con người. “Đối với tôi tự do là điều kiện sống tối cao và quý nhất”, thư gửi ông Georg Brandes năm 1882.

Xét thấy sự trưng bày tượng Hồ Chí Minh này gợi nhớ chúng tôi về sự tàn ác của chế độ cộng sản.

Viện bảo tàng Henrik Ibsen đã vô tình tuyên truyền không công cho chế độ độc tài tại Việt Nam. Sau khi Sài Gòn thất thủ 30 Tháng Tư năm 1975, Việt Nam đã bị buộc theo một thể chế độc đảng, duy nhất chỉ có Đảng Cộng sản. Điều này dẫn đến hàng triệu người liều chết vượt biển để tìm tự do. Hậu quả là hơn 500 000 người đã bỏ xác nơi biển cả.

Chúng tôi, những thuyền nhân Việt Nam tỵ nạn tại Na Uy, nạn nhân của chế độ đó, bị tổn thương và khiêu khích bởi việc trưng bày tượng Hồ Chí Minh của Olav Orud tại bảo tàng Henrik Ibsen, vì điều này cho thấy sự hỗ trợ chính trị rất quan trọng đến kẻ sát hại dân tộc và chế độ bạo tàn đó.

Chúng tôi mong sự hồi đáp thích đáng của qúy vị.

Trân trọng,
Nguyễn Đức Hóa
Hội Trưởng Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Na Uy”.

Lá thư thứ hai:

From: dvff-norge@vietnet.no
To: Erik.Edvardsen@norskfolkemuseum.no
Subject: Fwd: Vedr. Ho Chi Minh statue utstilt i Ibsenmuseet
Date: Oct 20, 2010 23:07

Hei,

Vi har tidligere sendt et protestbrev til Dere i forbindelse med reaksjon fra Det vietnamesiske flyktningeforbundet i Norge vedr. utstilling av Ho Chi Minh statue i Ibsenmuseet. Siden vi ikke har fått noe svar fra Dere vil vi tillate oss å vedlegge det ovennevnte brevet på nytt med supplering av informasjons kilde bl. a. fra Vietnams Utenriksdepartement.

Teksten viser tydeligvis, under feiring av Augustrevolusjonen og nasjonaldagen datert 25.08.2010 :

"Well-known Norwegian artist Olav Orud used black gypsum and sculpted a life-size bust the same size as the bronze statue of Uncle Ho the artist exhibited in Hanoi in 2001. The bronze statue is now displayed in the Henrik Ibsen museum in the Norwegian capital city of Oslo."

http://www.mofahcm.gov.vn/en/news_object_view?newsPath=/mofa/nr040807104143/nr040807105001/ns100826084742#7p7UrlgnPvIZ

http://www.lookatvietnam.com/2010/08/arts-entertainment-in-brief-278.html

http://en.vietnamplus.vn/Home/Norwegian-intellectuals-present-gifts-to-Vietnam/20108/11694.vnplus

http://www.vietnamembassy-singapore.org/en/nr070521165843/nr070521170351/news_object_view?newsPath=/vnemb.vn/tin_hddn/ns100826084725

Det finnes ca 3 millioner vietnamesiske flyktninger i hele verden, og mange av oss ville bli da sjokkert dersom de fikk hørt at Norge hyllet folkemorderen og indirekte støttet det diktatoriske regimet ved å utstille Ho Chi Minh statue i Ibsenmusset. Med tanke på Rafto- og Nobel fredsprisutdeling som Norge har fokusert i mange år, er dette litt av et paradoks.

Vi ber Dem om å ta opp med den vietnamesiske ambassaden i Oslo for å rette opp uriktig informasjon som har spredt seg overalt.

Vi håper at saken blir avklart så snart som mulig slik at vi slipper å videresende saken til Kulturdepartementet, norsk aviser osv.

Med vennlig hilsen

På vegne av DVFF-Norge

Hoa Duc Nguyen.

Tạm dịch nội dung:



Trước đây chúng tôi đã gửi một lá thư phản đối tới quý vị liên quan tới phản ứng của người tị nạn Việt Nam ở Na Uy về việc triển lãm tượng của Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Ibsen. Vì chúng tôi chưa nhận được sự trả lời từ quý vị nên cho phép chúng tôi đính kèm bức thư trên một lần nữa với nguồn bổ sung thông tin từ các trang mạng của Bộ Ngoại giao Việt Nam.
văn bản viết rất rõ ràng nhân dịp lễ kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh ngày 2010/08/25:
" Nhà nghệ sĩ nổi tiếng Na Uy Olav Orud sử dụng thạch cao màu đenđể điêu khắc một bức tượng bán thân có cùng kích thước như các bức tượng đồng của Bác Hồ của nhà nghệ sĩ này đã được trưng bày tại Hà Nội vào năm 2001. Bức tượng đồng này hiện được trưng bày tại bảo tàng Henrik Ibsen tại thủ đô Oslo Na Uy. "

http://www.mofahcm.gov.vn/en/news_object_view?newsPath=/mofa/nr040807104143/nr040807105001/ns100826084742 # 7p7UrlgnPvIZ
http://www.lookatvietnam.com/2010/08/arts-entertainment-in-brief-278.html
http://en.vietnamplus.vn/Home/Norwegian-intellectuals-present-gifts-to-Vietnam/20108/11694.vnplus
http://www.vietnamembassy-singapore.org/en/nr070521165843/nr070521170351/news_object_view?newsPath=/vnemb.vn/tin_hddn/ns100826084725


Có khoảng 3 triệu người Việt tỵ nạn trên thế giới, và nhiều người trong chúng t ôi sẽ bị sốc nếu họ đã nghe nói rằng Na Uy ca ngợi những người kẻ giết người và gián tiếp hỗ trợ cho chế độ độc tài để triển lãm bức tượng Hồ Chí Minh trong Ibsenmusset. Với góc nhìn về việc Nauy đã quan tâm trong nhiều năm về những giải thưởng Rafto và giải Nobel hòa bình đ ược trao mỗi năm, Thì đây thật là một sự nghịch lý.
Chúng tôi yêu qúy vị liên hệ với đại sứ quán Việt Nam tại Oslo để sửa các thông tin sai lệch đã lây lan khắp mọi nơi mà họ đã đưa.
Chúng tôi hy vọng rằng vấn đề được giải quyết càng sớm càng tốt để chúng tôi không cần phải đưa lên Bộ Văn hóa, và báo chí Na Uy, v.v.


Trân trọng,
Thay mặt DVFF-Na Uy

Nguyen Duc Hoa.

Và dưới đây là lá thư phúc đáp của ông Erik, giám đốc Viện Bảo Tàng Henrik Ibsen:

From: "Erik Edvardsen"
To: "dvff-norge@vietnet.no"
Subject: SV: Vedr. Ho Chi Minh statue utstilt i Ibsenmuseet
Date: Oct 21, 2010 15:21

Kjære DVFF-Norge

v/ Hoa Duc Nguyen

Vi ved Ibsenmuseet i Oslo vil be dere undersøke litt bedre før dere sender en slik henvendelse. Det har aldri vært noen statue, portrett eller annet som har med Ho Chi Minh eller Vietnamn å gjøre her på Ibsenmuseet i Oslo. Hvorfor i all verden skulle vi ha det. Henrik Ibsen er en forfatter som levde fra 1828-1906.

Siden vi liker å komme til bunns i saker, har vi funnet ut for dere at statuen eller bysten visstnok befinner seg i Skiens kulturhus, som riktignok bærer dikterens navn, men ikke har det minste å gjøre med museet, heller ikke Ibsen Museum Skien.

Vi ber om at dersom det er gjort kjent i miljøet eller finnes lagt ut på nettsider at Ibsenmuseet skulle vise noe slikt straks opplyses om at dette dreier seg om en misforståelse, og at noe slikt aldri er blitt vist her.

Med vennlig hilsen

Erik Henning Edvardsen

Museumsleder Ibsenmuseet.
Arbind gate 1
02 53 Oslo
Tel 22 12 35 50.

Tạm Dich:
Thân mến gởi DVFF-Na Uy
c /o Đức Hoa Nguyen

Chúng tôi, viện bảo tàng Ibsen ở Oslo yêu cầu các bạn nên tìm hiểu kỹ hơn trước khi các bạn gửi một yêu cầu như thế này. Bảo tàng Ibsen ở Oslo chưa bao giờ trưng bày bất cứ tượng, chân dung hay cái gì khác liên quan đến Hồ Chí Minh hoặc Việt Nam ở đây. Tại sao chúng tôi phải trưng bày những thứ như thế mới được cơ chứ. Henrik Ibsen là một nhà văn sống trong những năm 1828-1906 mà.

Vì muốn làm cho ra lẽ vụ việc này, chúng tôi đã tìm hiểu giùm các bạn và được biết rằng bức tượng hay tượng bán thân gì đó đúng là có nằm ở nhà văn hóa Skien nơi có mang tên của nhà thơ, nhưng nó chẳng dính dáng gì đến viện bảo tàng Henrik Ibsen ở Oslo hay Skien cả.

Chúng tôi yêu cầu là nếu có tin đồn lan truyền hoặc được đăng trên các trang mạng rằng viện bảo tàng Henrik Ibsen trưng bày tượng ảnh như vậy thì các bạn nên nhanh chóng thông báo rằng đây là một sự hiểu lầm, và rằng chưa bao giờ có bức tượng như thế trưng bày ở đây cả.

Trân trọng,
Erik Henning Edvardsen
Giám đốc viện bảo tàng.

Sau khi nhận thư này từ museum, HNVTN đã gởi thêm một lá thư hồi đáp sau:

To: "Erik Edvardsen"
Subject: Re: SV: Vedr. Ho Chi Minh statue utstilt i Ibsenmuseet
Date: Oct 21, 2010 23:05

Hei,

Vi takker for svaret Deres samt opplysning om den nevnte statuen. Vi tillater oss å bruke denne viktige opplysningen for videresending til Skiens kulturhus.

Som De har lest i mailen nedenfor har vi faktisk vedlagt flere lenker hvor informasjon om statuen utstilt i Ibsenmuseet er publisert av Vietnams UD, den Vietnamesiske ambassaden i Norge og andre kilder som kommer fra de vietnamesiske ambassadene og vietnamesisk media. Altså det er skrevet på engelsk. Slik offentlige kilde vil skape et vrengt bilde og kan lett bli trodd at Vietnam er en vennlig nasjon som er støttet internasjonalt. Disse kildene beviser at den vietnamesiske myndigheten snakker usant. Takket være propagandamaskinen har Vietcong vunnet krigen. Vi håper at mange har fått bedre forståelse av det brutale regimet i Vietnam, som er under ledelse av komunististpartiet, og hvorfor vi måtte flykte fra Vietnam.

Vi ønsker Dem en god helg.

Med vennlig hilsen.

På vegne av DVFF-Norge.

Hoa Duc Nguyen”

Tạm dịch:

Xin kính chào,

Chúng tôi cảm ơn sự trả lời của quý vị và thông tin qúy vị cung cấp về bức tượng nói trên. Chúng tôi xin phép được sử dụng thông tin quan trọng này để chuyển tiếp đến Nhà Văn Hóa Skien .

Như qúy vị đã đọc các email dưới đây, chúng tôi đã đính kèm nhiều thông tin về việc bức tượng được trưng bày tại Bảo tàng Ibsen do Bộ Ngoại giao Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Na Uy và các nguồn khác từ Đại sứ quán Việt Nam và các phương tiện truyền thông Việt Nam đã đưa tin.

Những nguồn tin này được viết bằng tiếng Anh hẳn hoi. Như để tạo ra một hình ảnh méo mó và làm người ta dễ dàng tin rằng Việt Nam là một quốc gia thân thiện được sự hỗ trợ của quốc tế. Những nguồn tin này chứng minh rằng chính quyền Việt Nam nói dối. Nhờ cỗ máy tuyên truyền như thế mà Việt Cộng đã giành được phần thắng trong chiến tranh.

Chúng tôi hy vọng rằng nhiều người đã hiểu rõ hơn về chế độ tàn bạo ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản, và tại sao chúng tôi phải rời bỏ Việt Nam.

Xin ch úc Ông một cuối tuần vui vẻ.
Trân trọng,
Thay mặt DVFF-Na Uy
Hoa Duc Nguyen.

Qua nguồn thông tin trên cho thấy bạo quyền CSVN luôn dùng đủ trò ma giáo và dối trá, ngay trên một đất nước tự do, dân chủ mà chúng vẫn cứ chơi cái trò bẩn thiểu này.

PBXN.