Nguyên Nhân & Những Hệ Lụy Của Cuộc Chiến 1954-1975.
Mục đích của cuộc chiến:
Qua các tài liệu liên hệ giữa Việt cộng và Trung cộng đã được phía Trung cộng tiết lộ, ngày nay, mọi người đã nhìn ra cái mặt thật làm tay sai bán nước của Hồ chí Minh và tập đoàn Việt cộng. Ngoài việc Hồ chỉ thị Phạm văn Đồng ký công hàm năm 1958 để biểu lộ tinh thần nô lệ với chủ nhân Tàu. Hồ còn dã tâm lớn, đẩy cả nước vào cuộc chiến tranh nhằm hai mục tiêu: thứ nhất, tiêu diệt tiềm năng phát triển về Dân Trí và Độc Lập cũa dân Tộc Việt. Thứ hai, mỡ rộng biên giới cho cộng sản xuống vùng Dông Nam Á
1. Tiêu diệt tiềm năng phát triển về Dân Trí và độc Lập:
Với Hồ, thành phần có học, có nhận thức về chủ nghĩa độc lập, có trình độ lịch sử, hoặc đã trướng thành trước mùa 1954 không thể đem lại lợi ích cho xã hội chủ nghĩa. Đơn giản là thành phần này đã tiếp cận với cuộc sống của những môi trường trước đây. Họ có ý thức, biết làm cuộc xo sánh. Đặc biệt, khi được học về lịch sử dân tộc một cách đứng đắn, họ biết cái hiểm họa xâm lăng của Trung Quốc, họ không quên mối thù của ngàn năm đô hộ xưa. Như thế, thành phần này rất khó chấp nhận sự hiện diện của tàu trên nhiều mặt khi xuất hiện tại Việt Nam. Nên có để lại thì cũng chỉ để lại mối họa hay là tiếp tay cho cái họa mà thôi. Theo đó, nếu có chíến tranh, dĩ nhiên thành phần đã trưởng thành phải tham gia đi đầu. Thành công hay thất bại chưa luận đến và ngày lớp tuổi này trở về cũng không cần phải lo. Vì có trở về số lượng cũng giảm đi nhiều. Khi đó nhà nước xã hội đã mạnh và sẽ nương tựa vào lớp tuổi còn cắp sách đên trường hay sinh vào cái thời 1945 và mới được đào tạo mà thôi.
Bằng chứng cho mưu tính này của Hồ là khá rõ ràng. Sau cuộc đại đấu tố “Trí Phú Địa Hào” với khẩu hiệu “đào tận gôc, trốc tận rễ” được hai đại văn nô Tố Hữu và Xuân Diệu cổ võ là “ giết, giết, giết, những bàn tay không ngừng nghỉ, tố hữu” “ Hãy lôi đầu chúng ra đây mà đấu tố, xuân diệu” là chiến dịch “ trăm hoa đua nở” nhằm tiêu diệt cho bằng hết những thành phần dân trí có tư tưởng độc lập của Việt Nam (có còn lại thì cũng chỉ là những xu nịnh kiếm sống mà thôi). Trong đợt này có những nhà trí thức khoa bảng, nhà văn, nhà báo như Phùng Cung, Nguyễn mạnh Tường, Văn Cao, Nguyễn hữu Đang dã phải chấp nhận hẩm hiu cho đến hết đời.
Không ngờ, chuyện thâm độc của Hồ chí Minh lại gặp thời khi chiến tranh mở rộng. Nó đã giúp vốn cho Hồ chí Minh và Việt cộng không những chĩ nướng bớt đi thành phần đã trưởng thành trước mùa đấu tố. Đã thế còn biến những bản tin tuyên truyền láo lếu của cộng thành sức mạnh, khả dĩ huy động toàn dân miền bắc lao vào cuộc chiến chống Mỹ cứu nước. Đó lả bước thành công khá bất ngờ của Hồ trong mưu toan tiêu diệt tiềm năng Dân Trí và Độc lập của người Việt Nam.
Khi lao đầu vào cuộc chiến mở đường cho Tàu xâm lược miền nam, Hà Nội đã không còn đủ nhân sự phục vụ trong các ngành sản xuất thực phẩm và nhu yếu phẩm, khiến toàn thể đất bắc đã rơi vào trong cơn cùng khốn, làm cho nền kinh tế hoàn toàn bị kiệt quệ. Dân chúng không có đủ lương thực và các mặt hàng cần dùng như may mặc. Để giải quyết nỗi khó khăn này, Việt cộng thay vì ngưng chiến tranh để quay về sản xuất, chúng lại bóc lột thêm sức lao động của người dân trên đất bắc bằng một chiến dịch tuyên truyền ghê tởm: “Hạt gạo cắn làm tư, một phần giữ lại, một phần nuôi quân, phần viện trợ cho các nước anh em Lào, Cam pu chia và một phần chi viện vào nam để nuôi đồng bào đói khổ”.
Cuộc tuyên truyền sảo trá này ra rả hết ngày sang tháng, hết tháng sang năm, ngưòi dân không có bất cứ một phương tiện nào khác để tìm hiểu sự thật. Kết qủa là sau này người ta đã kể lại cái đoạn cuối ra nước mắt ấy như sau:
“ Bây giờ nghĩ lại, chúng em thấy không hiểu tại sao thời ấy cả miền bắc lại ngu ngốc đến như thế. Phần chúng em còn trẻ thì không nói làm gì, khi vào lớp chỉ nghe thầy cô bảo là trong nam vô cùng đói khổ vì bọn Mỹ xâm lược. Người dân nhiều khi phải ăn cả lá cỏ như nạn đói ở ngoài bắc vào năm 1945. Đã thế, không có vải che thân, phải lấy những túi bóng (ý nói những túi nylong để đựng đồ đi chợ) mà quấn vào người thay quần áo. Các em ở đây, tuy có khó khăn, có ăn ít hơn một tý, nhưng vẫn có cơm gạo, có bác và đảng chăm lo, bảo vệ cho đời sống, nên đời sống còn sung sướng và hạnh phúc gấp trăm ngàn lần đồng bào ta ở trong nam. Nên chúng ta phải nhất trí thi đua, phải hoàn thành chiến dịch một chén gạo cho đồng bào ruột thịt miền nam như bác đã đề ra… Nghe thế là chúng em tin ngay, cả lớp òa lên khóc, rối bảo nhau về nhà vận động không được thì lấy trộm gạo đem vào lớp để mà hoàn thành kế hoạch nuôi quân và cứu đói miền nam.”
“Anh biết rồi đấy, gạo thì nhà nào có hộ khẩu thì được mua theo tiêu chuẩn người lớn, trước là bẩy ký, sau còn có năm, còn trẻ em thì 3 ký. Gạo bán theo tiêu chuẩn như thế, dĩ nhiên là phải ăn đói, nhưng chúng em vẫn cứ nghe cô thầy nói, về nhà lấy trộm gạo đem vào lớp gởi cho qũy cứu đói miền nam.” Người kể là một học sinh lớp tám vào niên khoá 74-75 tại trường trung học phổ thông tại Hà Nội. cô đã đi vượt biên năm 81 và đang định cư ợ hải ngoại.
“Đến sau ngày cái gọi là giải phóng, chỉ có mấy hôm thôi, cả trường chúng em xôn sao lên vì bản tin ở chợ Đống Đa có bán gạo từ trong nam mang ra. Giời ơi, chúng em, đến giở nghỉ, bỏ trường, chen lấn nhau vào hàng gạo để nhìn xem, Cả thầy, cả cô rồi mọi người đều kinh ngạc, mỏ toét cả mắt ra mà nhìn những hạt gạo dài, đầy đặn, trằng phau để trong những cái bao lớn. Thật tình là cả đời chúng em ở ngoài bắc chưa bao giờ nom thấy những hạt gạo trắng như thế. Có người nhanh chân mua chui sớm được vài ký. Nhưng ngay buổi chiều thì công an đến thu hết. Họ bảo, gạo của ngụy trong nam để lại có tẩm thuốc độc, nhà nước phải đem về điều tra xử lý. Gời ơi, chỉ có nói phét thôi anh ạ. Chúng cướp về chia nhau mà ăn đấy. Riêng bà bán gạo thì được đi cải tạo cả mấy tháng sau mới tha về. Rồi ít lâu sau thì đến cán bộ nhớn nhỏ, chở từng xe cam nhông hàng lấy ở miền nam ra. Nào là tivi, tủ lânh, máy quạt, đài, cho đến bàn ghế, giường tủ, không thiếu một thứ gì. Ai nhìn thấy cũng lấy làm lạ, xầm xỉ hỏi nhau xem nó là cái gì. Mà có ai biết nó là cái gì đâu. Dễ thường cả đời chưa nhìn thấy lần nào thì làm sao mà biết nó là cái gì! Khi đi xem về rồi mọi người đều bảo nhau. Gỉỏi, gìoi thật, chúng nó nói láo gỉỏi thật! Vậy mà bảo rằng hạt gạo cắn làm tư và người trong ấy phải lấy túi giấy bóng mà mậc thay quần áo!”
Chuyện người trong nam phải lấy túi bóng che thân là do tác giả “ vang bóng một thời” Nguyễn Tuân sáng tác ra đấy. Nhưng sau này, Nguyễn Tuân vào nam, mắt mở toét ra mà nhìn hàng vải cao cấp dệt bằng sợi nylông ở trong nam là gi? Tuân biết sư thật, nhưng không có liêm sỷ đẽ nói lên một lời tạ lỗi. Mả nào có riêng một Nguyễn Tuân láo lếu đâu! Bọn Dương thu Hương, Nguyễn Mạnh Hảo, bon văn nô cho cộng thì cũng một phường!
2. Giải toả áp lực chết chóc và phẫn uất của toàn thể nhân dân miền bắc sau mùa đấu tố:
Sau cuộc phóng tay mở mùa đấu tố và giết hàng trăm ngàn đồng bào miền bắc, và hàng trăm ngàn khác bị đày lên các vùng rừng thiêng nước độc, Hồ, khả dĩ lĩnh ấn đồ tể của thời đại mới, nhưng vẫn không thể giải thích thỏa đáng cho việc giết người diệt chủng này. Theo đó, con đường khơi mở chiến tranh như là ván bài triệt buộc Hồ phải đi theo. Bởi vì chiêu bài, giải phóng dân tộc, xoá đói giảm nghèo không còn khả năng truyên truyền trong dân chúng nữa. Bởi vì, tất cả mọi sự thật đã phơi bày ra trước mặt ngừoi dân đất bắc. Sau ngày 20-7-1954 ai cũng nhìn biết những sự việc này:
A- Sau 1954, không còn cảnh người giàu bóc lột ngưòi nghèo, nhưng chỉ có cảnh nhà nước và đảng bóc lột nhân dân mà thôi. Ngày xưa, dân nghèo bị những nhà phú nông bóc lột còn cơm ăn áo mặc còn thời giờ thảnh thơi vui thù chuyện trò, to nhỏ bên nhau. Ra đồng thì có trâu bò kéo cày. Ngày nay dân ta đã được bác đảng giải phóng nên phải kéo cày thay cho trâu bò trên khắp các cánh đồng. Phận người được giải phóng làm chủ đất nước thì kéo cày thay trâu, trong lúc đám đầy tớ công bộc của nhân nhân là những đoàn đảng viên cán bộ của nhà nước thì cầm roi đứng trên dàn bừa!
B- Sự thật là ngày xưa sống dưới sự hà khắc của chế độ phong kiến và thực dân, người dân quê còn nuôi được con gà con vịt để có miếng thịt trong ngày giỗ chạp, hay ngày mùa, hoặc giả, làm cỗ bàn trong những ngày tiệc tùng đám xá khi con cái lập thân. Nay giải phóng rồi, tất cả những xa hoa giả tạo phù phiếm ấy đều kiếu hết. Trai gái thành thân lập gia đình không cần phải theo lệ làng, không cần phải cưới xin, theo hủ tục, chỉ cần xin phép úy ban lạy đôi dép râu là được thuận. Phần cán bộ thì theo gương Hồ hủ hóa, rồi khoác cho nạn nhân cái án vợ con, cháu chắt của thành phần xấu, khiến bao người ở nông thôn phải sống dở, chết cũng vì bị chà đạp hãm hiêp bởi lớp cán bộ của Hồ.
3. Mộng làm tay sai, mở đường nam tiến cho Trung cộng
Ước mơ là thế, nhưng sau khi Hồ giết Nông thị Xuân, (người trùng họ với Nông đức Mạnh) y bị báo oán, thổ huyết mà chết, nên việc mở đường nam tiến cho Trung cộng bị chậm lại một thời gian. Mãi đến cuối thế kỷ trước, Việt cộng mới thực hiện được nửa công tác đã dự trù. Sang đầu thế kỷ này, chúng tiếp tục thực hiện cuộc xuôi xuống vùng Đông Nam Á cho Trung cộng qua các phương án cụ thể hơn: Ký hai bản hiệp định và hiệp thương biên giới vào các năm 1999 và 2000 để nhượng đứt vùng thác Bản Dốc, ải Nam Quan, bãi biển Tục Lãm và vùng núi Lão Sơn cho Trung cộng. Sau đó giúp Trung cộng đặt nền móng hành chánh trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa của Việt Nam bằng cách ngăn cấm tất cả mọi thành phần dân tộc, sinh Viện học sinh trong nước biểu tình phản đối quyết định thết lập hành chánh trên hai quần đảo này vào năm 2007. (nếu vùng đất này thuộc Trung cộng theo lịch sử, theo chân biển cấu trúc, nới rộng từ đất liền như lời tên Ung văn Khiêm nói thì tại sao chúng không dám thiết lập nền hành chánh trên đó trước năm 1975 mà phải đợi đến năm 2007, dù rằng Phạm văn Đồng đã ký giấy thừa nhân chủ quyền của chúng từ năm 1958?)
Tuy thế, qua những liên hệ giữa Việt cộng và Trung cộng, người ta khám phá ra rằng: chuyện Việt cộng dâng Hoàng Sa, Trường sa, Bản Dốc, Nam Quan, Tục Lãm, Lão Sơn và hàng vạn cây số vuông vùng biển bắc bộ cho Trung Quốc vẫn là chuyện nhỏ. Nó được coi là chuyện nhỏ, không đáng quan tâm là bởi vì, ngày nay các cấp lãnh đạo đảng và nhà nước Việt cộng ở Hà Nội xem ra còn khoanh tay, cúi đầu hơn trong việc dẫn Trung Quốc xuôi nam bằng cách thết lập những đặc khu do chúng quản trị ngay trong lòng nội địa Việt Nam. Mở đầu chương trình bàn đạp này là hai vùng chiến lược Đắc Nông và Tân Rai.
Gọi đây là vùng bàn đạp cho Trung cộng xuôi nam và chiếm nước ta là vì hai vùng đất chiến lược này không có văn kiện nào quy định rõ diện tích khai thác chiếm bao nhiêu cây số vuông, cũng không có luật lệ rõ ràng ấn định về quy chế cho những chú khách đến và làm việc trong vùng là bao nhiêu năm và như thế nào. Trái lại, mọi việc đều do phía quan thày Trung cộng quyết định, bọn tay sai ở Hà Nội không được biết đến việc điều hành. Như thế, người ta sẽ phải tự đặt câu hỏi rằng, sau khi hai vùng đất này đã hoàn toàn được Trung cộng giải phóng, “ di dân “ở đây có tiến về Hà Tiên, Cà Mâu, Tây Ninh mở vùng quy hoạch mới, dưới một l lá chắn khác, thay vì cái tên khai thác Bauxite? Hay là chúng sẽ qủay trở về Trung quốc?
Chẳng ai tin là chúng sẽ quay về. Hơn thế, còn biết là việc bị nô lệ tàu không còn xa. Bởi lẽ, hiện nay Trung Cộng, ngoài nhãn hiệu khai thác Bauxite, chúng đã trúng thầu rất nhiều dự án gọi là xây dựng, kiến thiết từ hạ tầng cơ sở đến sản xuất rải đều trên bình diện cả nước. Hầu như chẳng có tình, thành, thị xã nào không có chương trình xây dựng mà nhà thầu Trung cộng không trúng thầu.(bắt buộc là phải trùng thầu rồi, có thằng nào dám ngăn cản đâu) còn có cả hàng chục ngàn, hoặc gỉa, cả trăm ngàn di dân bất hợp pháp Trung cộng đã sang làm ăn và sinh sống rải rác trên khắp mọi vùng của đất nước, mà không có một tên công an hay chính quyền địa phương nào dám đụng đến. Hỏi thử xem, một ngày kia, chúng tụ họp lại vài ba điểm hẹn, rồi đòi được tự trị, hay là hưởng những quy chế riêng như dân tộc ít người thì Việt cộng bảo sao? Việt cộng đã ngăn chặn đàn áp đồng bào thượng, nhưng có dám ngăn chặn và đàn áp đồng bào tàu hay không? Hoạ mất nước hay hoạ bị đô hộ có xa lắm không?Như thế, việc mở rộng chiến tranh vào miền nam trước kia có phải là phưong án mà những thái thú Việt cộng phải thực hiện để trực tiếp giúp Trung cộng xuôi nam theo mộng bành trướng, mở rộng biên giới về phương nam hay không? Chẳng lẽ những “ chuyên viên” di dân Trung cộng này sang đây để xin làm đầy tớ cho bọn Dũng Mạnh Triết Trọng hay sao?
B. Việt cộng và công cuộc tàn phá tại miền nam.
1. Cuộc phá hoại, tạo ra sợ hãi.
Sau năm 1963, người dân miền nam Việt Nam bắt đầu cảm nhận được mức độ chến tranh và nhận ra chữ sợ Việt cộng đã hiện lên trên trán mọi người. Khởi đầu người dân sợ vì tầm vóc chiến tranh lan rộng, nhưng rồi họ tái mặt vì những chuyến xe đò liên tỉnh bị trúng mìn Việt cộng nổ tung trên đường với máu thịt phơi bày. Và người dân quê, đêm đêm đã mất ngũ, rồi mặt đã không còn chút máu khi nghe loan truyền miệng những bản tin Việt cộng về làng, về xóm thôn bắt người nọ người kia dẫn đi. Lại cũng có tin chúng về chặt đầu những viên chức xã, ấp trong những vùng xa xôi hẻo lánh. Đầu người còn phơi, đấp mô ở ngà ba, ở đầu làng, mà quan quân bên ta chưa một ai dám vế giải toả. Rồi thêm những tin tức trên đài phát thanh cho biết trường học náy, nhà thờ kia ăn đạn giải phóng. Kết qủa. chữ Sợ ở trên trán tự nhiên chảy dọc xuống trong tim, trong máu mọi người, Cứ nghe thấy tin Việt cộng mò về chồ nào là dân làng cuốn quần cuốn áo bỏ chạy tản cư, chạy trốn.
Khi chiến tranh chấm dứt. Hết chỗ chạy. Cuộc sợ hãi thành hoảng loạn. Lớp người may mắn, ra đi kịp thời. Lớp quay trở về, nằm chờ thần dao mã tấu giải phóng. Kết qủa, người dân miền nam trở thành những con cá nằm trên thớt chờ những nhát dao băm vằm xuống. Khởi đầu là lệnh tập trung cải tạo cho quân, cán miền nam cơm nắm cơm gói vào tù không một tin hơi. Kế đến là đổi tiền đợt một, đợt hai, đến đánh tư sản mại bản. Dĩ nhiên, không có điều kiện cho kẻ chiến bại, dân miền nam mền ra như sợi bún cho cộng quyền dày xéo.
Nay sau ba mươi năm rồi, lớp trẻ sinh ra hôm ấy đã lớn khôn, trưởng thành. Nhưng nỗi sợ như vẫn còn đeo dính vào người. Hơn thế, bài học về lý lịch như vẫn là một rào cản qúa lớn để người miền nam e dè sợ Việt cộng hơn người ở miền bắc. Điều ấy cũng dễ hiểu, Bởi vì, dù sao thì Việt cộng cũng nhờ cái nôi ấy mà rêu rao chiến thắng. Theo đó, người bảo không sợ Việt cộng chỉ có hai trường hợp. Thứ nhất nói phét, thứ hai ở nhà thương điên.
2. Cuộc phân hóa, mất niềm tin.
Tôi gọi đây là cuộc phân hóa hơn là sự phân hóa. Bởi vì tôi tin rằng cuộc phân hóa thường có tính cách giai đoạn và có nhiều cơ may chấm dứt hơn là sự phân hóa.
Cuộc đảo chính ngày 01-11-1963 nổ ra và kết thúc với cái chết của anh em Tông Thống Ngô đình Diệm, được coi là bước khởi đầu của cuộc khủng hoảng niềm tin của quân dân miền nam trong công cuộc, không phải chỉ là chống cộng, nhưng còn là việc xây dựng một xã hội dân chủ và độc lập nữa.
Theo Liên Thành, cựu trưởng ty cảnh sát Thừa Thiên, người chịu trách nhiệm công tác an ninh ở Húế vào giai đoạn 1966-1974, người đã có nhiều thẩm tra đặc biệt, cũng như có trong tay những báo cáo về những sinh hoạt của một số tu sỹ phật giáo như Thích trí Quang, Thích đôn Hậu, Thich nguyên Trực cho thấy rằng, họ đã theo lệnh của Việt cộng để dẫn Phật Giáo vào con đường không phải do người Phật tử muốn đi. Trái lại, hoàn toàn trái với chức năng và đời sống của nhà Phật cũng như của phật giáo đồ. Chính thành phần này đã tạo ra cuộc biến loạn miền trung từ 1963-66, đã làm phân hóa lòng ngưòi ngay từ trong gia đình, lan rộng đến của Phật và lây lan sang mọi thành phần trong quốc gia. Có thể nói, nhóm này đã gây ra một cuộc phân hóa rất nghiêm trọng trong mọi giới ở miền nam Việt Nam và kẻ hưởng lợi chính là Việt cộng, kẻ thù của dân tộc Việt Nam.
Dĩ nhiên, vào thời gian đó, chuyện họ theo Việt cộng với công tác phá nát niềm tin, an bình của miền nam không mấy ai biết, nếu có biết cũng không một ai dám nói ra. Bởi vì nhóm này tự mặc cho mình cái lớp áo bảo về đạo pháp, và bằng sự điên cuồng, hung bạo, họ có thể khóac cho bất cứ một nhân vật nào đó cái mũ, “ mật vụ của Nhu Diệm”, “đàn áp Phật Giáo” để gây hoạ chết chóc hay tù đày cho nhân vật đó. Đây cũng là một điểm dị thường của những người đã bước vào ngưỡng cửa tu trì, dù là nhà Phật hay bên nhà thờ. Chẳng cần nói đâu xa, ngay phía ôn hoà do thượng toạ Thích Tâm Châu lãnh đạo cũng không dám có phản ứng. Nay sự việc đã phơi bày, mọi người có thể nhìn họ bằng một ánh mắt nghiêm túc, biết về họ như đọc một cuốn sách, nên viết về họ chỉ là một sự nhận định về vai trò, hoặc đánh gía sức phá hoại do họat động của họ hơn là công kích tôn giáo. Tôi tin rằng gia đình phật tử cũng rộng lượng chấp nhận cái nhìn đánh gía này hơn là ôm lòng tự ái vốn dĩ có ở trong mỗi con người, để tạo thêm sự phân hóa không cần thiết.
Cuộc đảo chính của mấy viên tướng tham tiền, mê lợi ở miền nam cũng góp công sức lớn vào việc phá nát niềm tin xây dựng một miền nam trong thái hòa. Vì ấu trĩ họ không biết thế nao là xây dựng, nên chỉ có khả năng phá hoại. Phá hoại suốt một đoạn đường dài từ 63-75. Kết qủa, là đem lại thê lương và phân hóa cho mọi thành phần dân tộc, kể ở cả trong quân đội. Từ đó niềm tin vào cuộc chiến thắng cộng sản giảm dần, Niềm tin vào việc xây dựng một xã hội Tụ Do, Dân Chủ ở miền nam càng ngày càng bị đánh phá, đánh phá từ miền bắc, từ những cuộc biểu tình phản chiến và từ những công cụ “ tranh ăn “ ở miền nam không được thì quay ra hoạt động nằm vùng cho Việt cộng. Và niềm tin vào một ngày mai tười sáng, mà dân miền bắc từng ngửa cổ ngóng trông ấy, đã hoàn toàn chết vào ngày 30-4-1975.
Sau ngày đó, toàn dân đã bị xích hóa dưới vòng xích nô lệ cho cộng sẳn. Người ta không còn thấy các “thầy” Thích Trí Quang, Thích đôn Hậu, Thích Nguyên Trực hô hào phật tử xuống đường bảo vệ đạo pháp nữa, dù rằng không bao giờ có tự do tôn giáo dưới ách bạo tàn Việt cộng. Nhưng người ta chỉ thấy những tên đao phủ của thành phố Huế năm xưa, chúng tồn tại dưới cái dù “bảo vệ đạo pháp” của các thầy như bọn Phan, Tường, Xuân, Cường… vụt sáng lên như những vì sao đỏ máu, nổi lềnh bềnh lên trên bầu trời tội ác đang ra sức tiêu diệt cho bằng hết tình người Việt Nam.
Thảm cho dân tộc tôi! cuộc phân hoá chưa có cơ hội chấm dứt, tình người lại chết ngấm từ bao giờ!
Theo đó, có thể nói một cách không qúa đáng là người Việt Nam đang phải sống một đời làm nô lệ cho cộng sản ở ngay trên quê hương của mình. Là nơi mà những kẻ dấu mặt Việt cộng làm lãnh đạo, chúng đả và đang áp đặt những loại luật lệ không thuộc về thế giới nhân bản của con người để buộc đồng bào ta phải tuân thủ, hòng dìm dập người Việt Nam vào vòng nô lệ cho cộng sản ngoại bang.
Thật vậy, cuộc nô lệ này đã khởi đầu từ miền bắc vào sau ngày 20-7-1954 và đổ úp xuống trên miền nam sau ngày 30-4-1975. Sau những ngày định mệnh rủi ro ấy, người Việt Nam đã phải chấp nhận nguyên tắc bất thành văn của nhà nước Việt cộng là: Không nói, không thấy, không nghe để mà tồn sinh.
1. Không nói: Người dân Việt Nam nếu còn muốn được thở khí trời, là loại không khí trong lành, Trời ban cho muôn vàn sinh vật cũng như cỏ cây dưới ánh nắng của mặt trời được hít thở để tồn sinh thì phải biết một điều là : Không Nói. Nghĩa là không được nói ra bất cứ một điều gì theo ý nghĩ của một con người cần phải nói ra về đời sống. Nhưng phải biết rống lên như những con bò, con ễnh ương, được nuôi trong lồng cũi như những cán bộ đoàn đảng viên của nhà nước đã và đang biểu diễn. Đi trái chiều với nguyên tắc này, thì xà lim, và mùi xú uế trong các nơi ấy sẽ đón nhận họ. Điển hình là trường hợp của LM Nguyễn văn Lý, LS Lê thị Công Nhân, Ls Nguyễn văn Đài, và cả Giám Mục Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Hà Nội cũng không có ngoại lệ. Hãy nhìn cuộc chúng đấu tố Ngài sau ngày 19-9-2008 thỉ hiểu ra sự thật.
2. Không thấy, Phải sống như những người mù, dù đôi mắt vẫn mở. Hoặc phải biết sờ một ngón tay trước mặt và bảo đó là đỉnh cao chói lọi của cụ hồ, của bác để ôm ấp vào lòng mà hưởng lộc. Hoặc gỉa, hãy như những người mù, để không nhìn thấy bất cứ việc bất nhân bất nghĩa của Hồ của mọi cấp lảnh đạo đảng và nhà nước Việt cộng đã làm thì sẽ được yên thân
3. Không nghe. Hãy gỉa đíếc, coi như không nghe được bất cứ điều gì khác ngoài những điều bác đảng nói thì hy vọng được sống. Được sống thôi, chứ không phải là sống hạnh phúc đâu.
Từ ba nguyên tắc này, ai cũng thấy là: Dưới chế độ cộng sản, tự do nhân bản không thể phát sinh. Trái lại, dưới thể chế tự do, cộng sản tự do sinh sản, nhưng lại không tồn tại.
Cũng thế, sau muôn vàn những bất hạnh vì bị trá tấn, từ tinh thần đến thể xác, thái độ thụ động một thái độ tiêu cực, lỗi thời, tưởng rằng không thể tồn tại trong thời đại khoa học và dân chủ hóa toàn cầu này. Không ngờ, lại là một thái độ chính yếu mà mọi người Việt Nam ngày hôm nay phải biểu lộ. Nóí cách khác, người ta không có chọn lựa nào khác nếu phải sống dưới chế độ duy vật biện chứng. Nghĩa là: người sao ta vậy, chúng nói gì mặc mẹ chúng. Chúng cho gì thì hưởng nấy, chúng ban gì thì nhận nấy. Chúng nói gì nói theo như thế.
Dĩ nhiên, cuộc sống như thế thì không đáng sống vì nó dần dần biến xã hội của ta thành một xã hội phải biết nói láo, lừa đảo nhau mà sống và vì nó sẽ triệt tiêu đời sống luân lý và đạo đức xã hội. Nhưng nói cho cùng, dưới cái chế độ cộng sản thì đạo nghĩa và luân lý xã hội không thể tồn sinh, và người ta vẫn phải sống. Đây không phải là một xã hội mà người Việt Nam ta muốn xây dựng, muốn sống. Nhưng trước cảnh bọn Việt cộng làm thái thú, đày ải người dân làm nô lệ cho ngoại bang bằng muôn ngàn gian trá, người Việt Nam, dù có muốn, cũng chưa thể đổi khác thái độ được. Âu cũng là một điều đáng buồn.
Phần cá nhân, khi viết đôi hàng về thái độ của người Việt ta hôm nay, tôi rơi nước mắt và tôi chỉ viết lên sự nhận xét của tôi, tôi không hề có một sự chỉ trích hay phê phán nào hết, xin qúy độc giả thông cảm cho. Hoặc giả, có những điều chói tai, bất như ý, xin cũng tha lỗi cho vậy.
Bảo Giang.
lørdag 29. januar 2011
Abonner på:
Legg inn kommentarer (Atom)
Ingen kommentarer:
Legg inn en kommentar