Không người Việt tỵ nạn nào ngu xuẩn tự xưng mình là Việt Kiều, nếu có, đó là những Việt Kiều Yêu Nước (Quái). Tưởng cần biết qua lai lịch của những Việt Kiều yêu nước nầy.
Đa số những Việt Kiều nầy là những sinh viên xuất ngoại du học từ thời Việt Nam Cộng Hòa nhờ học bổng của Plan Colombo hay các quốc gia Âu Mỹ. Từ cuối năm 1970, một số con em của những người có thế lực, nhà giàu cũng được xuất ngoại tự túc. Những sinh viên có học bổng sau khi hết học bổng không chịu về nước vì sợ đi quân dịch, nên tìm cách ở lại tại các quốc gia đã du học một cách bất hợp pháp. Phương thức thông thường là kết hôn với người dân sở tại để có quốc tịch, và để biện minh cho hành động hèn nhát, họ chạy theo các phong trào sinh viên phản chiến ở Pháp, Mỹ, Canada để chống chiến tranh Việt Nam mà theo họ là do Mỹ và chế độ quân phiệt miền Nam chủ động. Họ được cộng sản lợi dụng để tuyên truyền và được phong danh hiệu là Việt Kiều Yêu Nước. Sau 1975, nhiều đám sinh viên phản chiến phản quốc nầy từ Nhật, Âu Châu, Mỹ chạy sang Canada xin tỵ nạn cùng lúc với thân nhân của họ vừa di tản đến. Họ trương cờ đỏ sao vàng ở những tụ điểm của họ, một số xin về nước để lấy uy với bạn bè, nhưng nhà cầm quyền cộng sản lạnh lùng với họ, có khi còn bắt họ bởi lẽ cộng sản dư biết những Việt Kiều Yêu Nước nầy chỉ là bọn hèn, theo đóm ăn tàn.
Từ cuối thập niên 1990 xuất hiện thêm một số Việt Kiều Yêu Nước Già, nguyên gốc là HO, có học và vô học, vì không hội nhập được vào xã hội định cư nên đi đi về về Việt Nam để sống với tiền xã hội của quốc gia định cư, một số khác thất nghiệp muốn về Việt Nam để kiếm việc, làm ăn buôn bán. Để đạt được ý định, họ lập công với cộng sản bằng những mưu chước hèn hạ, phản bội lại đồng hương và đồng đội họ, xâm nhập vào các hội đoàn, cơ quan ngôn luận để quấy phá. Nghị Quyết 36 nhờ sự tiếp tay của những Việt Kiều trở cờ phản bội nầy.
Nhiều người Việt tỵ nạn không biết hay xem thường những tác hại của Nghị Quyết 36 viện lẽ không làm chính trị. Ban hành vào tháng 3 năm 2004, Nghị Quyết 36 nhằm mục đích chiêu dụ người Việt ở hải ngoại về nước và đem tài sản về nước để gọi là đầu tư, đồng thời tìm cách khống chế lực lượng người Việt ngoài nước. Nói chung, Nghị Quyết 36 có thể tóm lược trong 5 điểm:
- Giúp người tỵnạn trong việc sinh sống.
- Giúp người tỵ nạn đoàn kết lẫn nhau.
-Thu góp tiền bạc và chất xám
- Biện pháp đối với các thành phần chống lại nhà cầm quyền và Đảng Việt Cộng ở hải ngoại.
- Tổ chức văn hóa vận và tình báo ở hải ngoại.
Nhận định từng điểm, NQ 36 mang bản chất gian xảo, trịch thượng. Làm sao Việt Cộng có khả năng và uy tín giúp người Việt hải ngoại trong cuộc sinh sống trong khi họ đã đẩy đa số người dân trong nước đến chổ bần cùng và mất cả đạo lý, và càng tệ hại hơn, họ xuất cảng tệ trạng ăn cắp tràn lan tại những nơi mà cán bộ của họ đi qua, làm xấu xa dân tộc. Tại Nhật, Mã Lai, Thụy Điễn, nhiều cửa hàng treo bảng hiệu: Cảnh cáo Ăn cắp vặt, No dogs, no Vietnamese.
Họ nói giúp người tỵ nạn đoàn kết với nhau, nhưng thực sự họ đưa công an và Việt Kiều Yêu Nước xâm nhập các đoàn thể để gây đố kỵ, đánh phá nhau. Chuyện thu góp tài sản thì quá rõ, từ việc gởi tiền đến Việt Kiều du lịch mang về nước tiêu xài cung cấp cho cộng sản 12% GDP, duy chỉ có chuyện thu góp chất xám là một cuộc thảm bại.
Một số tác hại của NQ 36 đã thấy rõ trong một số công tác chiến lược như sau:
- Trường dạy tiếng Việt và sinh hoạt tập thể cho thanh thiếu nhi là lò huấn luyện, tuyên truyền:
Tại những nơi có đông đảo người Việt, cán bộ cộng sản chủ động hay hợp tác với các đoàn thể, tư nhân mở trường dạy tiếng Việt, đưa sách báo từ Việt Nam sang, hay soạn sách theo quan điểm tuyên truyền cho cộng sản. Những buổi sinh hoạt tập thể là những cơ hội thuận lợi để cán bộ hay thầy cô thân cộng rỉ tai, hướng dẫn những măng non theo tư tưởng cộng sản. Tùy mức độ ảnh hưởng, chính sách văn hóa vận nầy tạo một tư tưởng chống đối của giới trẻ với ông cha trong công cuộc chống cộng.
Trong đại hội «Tổng kết 10 năm thực hiện NQ36 và công tác đối với người Việt nước ngoài » ngày 22 tháng 5, 2014, Thứ Trưởng Giáo Dục Trần Quang Huy đã có chỉ thị rõ rệt «… Cần sớm có quy chế về việc dạy tiếng Việt cho người Việt nước ngoài, đặc biệt thế hệ thứ ba, thứ tư để việc kết nối giao lưu được thuận lợi…»
- Xâm nhập các cơ quan truyền thông:
Cộng Sản đã tung ra hàng triệu mỹ kim để thành lập, hùn vốn để mua chuộc các cơ sở truyền thông ở hải ngoại, bề mặt chửi bới Cộng Sản linh tinh, nhưng thỉnh thoảng gài vào những bản tin, bài viết vận động chính trị chiến lược có lợi cho cộng sản. Trong bản tổng kết Hội nghị Người Việt nước ngoài lần thứ hai từ ngày 27-29 tháng 09 năm 2012 ở TP. Sài Gòn, Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm Ủy Ban Người Việt nước ngoài đã nói rõ chương trình hành động: «Tăng cường công tác thông tin đối ngoại , tăng cường đầu tư cho các chương trình dành cho người Việt ở nước ngoài như đài phát thanh, TV, báo chí, thông qua tổ chức các buổi giao lưu văn hóa, nghệ thuật, triễn lãm tranh ảnh về đất nước, các hoạt động từ thiện, du lịch, sinh hoạt khoa học, sinh hoạt các nhóm trong cộng đồng người Việt hải ngoại…»
Khuynh đảo, lừa gạt, xảo trá là sở trường của Cộng Sản. Chúng áp dụng kỹ chiến thuật tuyên truyền của Goebbels (Bộ Trưởng Thông Tin Tuyên Truyển của Đức Quốc Xã): Nhắc đi nhắc lại hoài một sự việc không đúng sự thật, ban đầu người ta không tin, lần lần người ta bán tin bán nghi sau cùng người ta tin là sự thật. Internet và báo chí là những phương tiện hữu hiệu để chúng bôi lọ những người quốc gia tranh đấu chân chính, làm yếu đi lực lượng chống cộng, để từ đó chúng đưa người của chúng vào các hội đoàn. Nhiều tổ chức tranh đấu chính trị đã bị chẻ làm đôi, làm ba và khi các cộng đồng hay tổ chức này bị chúng đánh cho yếu đi hay tan vỡ thì chúng dùng tiền để mua chuộc đám Việt Kiều - Việt Gian nhảy ra làm bình phong cho chúng hoạt động. Mặc dù chúng dùng mọi mưu chước nhưng cho đến nay, chúng vẫn không thành công lắm trong công tác vận động quần chúng ở Bắc Mỹ, Úc và vài quốc gia ở Tây Âu.
Nhưng Cộng Sản có hai bộ mặt chồng chéo nhau: dịu ngọt và bạo lực.
Tạp chí Cộng Sản gần đây đã viết: «…Tính đến nay, có hơn 100 tổ chức chính trị phản động người Việt Nam ở hải ngoại đang nuôi chí phục thù nhằm thực hiện ý đồ đen tối phục quốc. Cầm đầu các hội, các nhóm trên là những phần tử cực đoan, từng là ngụy quân ngụy quyền cũ, có nhiều nợ máu với cách mạng. Chúng đã, đang móc nối, cấu kết chặt chẻ với nhau và với bọn phản động trong nước để hoạt động chống phá cách mạng nước ta …»
Chánh sách vừa chiêu dụ vừa khủng bố của Cộng Sản đã có tác dụng phần nào trên các vùng đất có người Việt định cư ở Bắc Âu và Đông Âu, nơi có đông đảo người lao động xuát khẩu, di dân bất hợp pháp và du sinh. Trong thập niên qua, các tòa đại sứ hay lãnh sự Việt Cộng đã nỗ lực thiết lập 13 cộng đồng người Việt theo chủ trương của NQ 36: « … Nếu chúng ta phát huy cao độ các lợi thế của các lực lượng người Việt Nam ở nước ngoài để phân hóa, cô lập các lực lượng phản động thì chúng ta có thể hạn chế một cách hiệu quả, thiết thực các thế lực thù địch…».
Mười ba cộng đồng Việt Cộng nầy là: 4 tại các quốc gia trước đây là cộng sản (Ba Lan, Tiệp Khắc, Nga, Đông Đức), 4 tại các quốc gia có nhiều lao động xuất khẩu (Hàn Quốc, Đài Loan, Qatar, Angola), 5 tại các quốc gia ít có người tị nạn (Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Sĩ – ( chú thích : tại Thụy Sĩ còn có một cộng đồng chống Cộng của người Việt tỵ nạn). Các chủ tịch các cộng đồng nầy là người cộng sản, chỉ làm bù nhìn, việc điều khiển Cộng Đồng do sứ quán hay tòa lãnh sự đảm nhiệm theo quyết định Q12 năm 2008.
Ngày 18 tháng 8 năm 2014, Trung Ương Ðảng Việt Cộng đã tổ chức một cuộc «mạn đàm» tại Praha (Tiệp Khắc) qui tụ những nhân vật cao cấp của Bộ Chính Trị từ trong nước và các đại sứ, đại diện 14 cộng đồng người Việt ở Đông Âu, Bắc Âu , kể cả Thụy Sĩ, Anh, Bỉ để «trao đổi công tác xây dựng tổ chức, vận động quần chúng, lôi cuốn giới trẻ tham gia và phát huy các sinh hoạt cộng đồng »
- Gởi sư quốc doanh ra hải ngoại lập chùa, tu viện:
Chùa là nơi gia đình người Việt tỵ nạn gặp nhau để lễ Phật, niệm kinh, và còn là nơi sinh hoạt xã hội, văn hóa. Biết như vậy, Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm Ủy Ban Người Việt nước ngoài đã ký kết với Hòa Thượng Thích Thanh Tứ (Tứ chớ không phải Thích Thanh Từ) Phó Chủ tịch Hội Đồng Trị sự Giáo Hội Phật giáo Việt Nam ngày 16 /07/2009 một văn kiện nhằm: « phối hợp cộng tác phât sự ở nước ngoài, mở rộng quan hệ, hoạt động của giáo hội sang các nước có đông kiều bào sinh sống ». Từ mươi năm nay, tại hải ngoại có nhiều chùa, tu viện được thành lập, mà sinh hoạt chùa không theo truyền thống tôn nghiêm của Phật pháp. Những ngôi chùa nầy tổ chức đại nhạc hội, du lịch, thi hoa hậu và nhiều sinh hoạt của đời thường. Một số thầy chùa, sư nữ gốc là công an, tác phong không phù hợp với người tu hành, làm người phật tử chân chính chán ngán. Ngôi chùa trở nên cơ sở kinh tài cho cá nhân và đảng, sư quốc doanh làm công tác báo cáo, tuyên truyền cho chế độ. Nghị Quyết 36 đã làm tổn hại rất nhiều đời sống tâm linh của người tỵ nạn.
Người Việt ở hải ngoại:
Ngoài ra, chúng ta thường có thói quen gọi chúng ta thuộc cộng đồng người Việt hải ngoại (diaspora) mà Việt Cộng gọi là người Việt nước ngoài. Nếu từ ngữ nầy đúng với tất cả các sắc tộc khác nhưng đối với người Việt, có khi không đúng hẳn bởi lẽ trong số người Việt hải ngoại lại có thêm những người không phải là người tỵ nạn. Đó là những người xuất khẩu lao động, di dân kinh tế hợp pháp và bất hợp pháp, các du học sinh thân cộng hay theo Cộng. Hiểu như vậy, sự chính xác của từ ngữ sử dụng cần phân biệt theo nội dung và hoàn cảnh.
Kết luận:
Chúng tôi vừa phân tích hai hai bài: Người Tỵ Nạn và Việt Kiều để phân biệt hoàn cảnh lúc ra đi và vị trí chính trị đối với chế độ cộng sản. Tuy nhiên, khi phải nhắc đến một từ ngữ khác có chữ Kiều là Kiều Hối (mà cộng sản dùng thay cho danh từ Ngoại Tệ), cái biên giới giữa Người Tỵ Nạn và Việt Kiều như không còn nữa bởi cả hai đều dùng kiều hối để nuôi dưỡng và củng cố chế độ trong nước.
Chúng tôi vừa phân tích hai hai bài: Người Tỵ Nạn và Việt Kiều để phân biệt hoàn cảnh lúc ra đi và vị trí chính trị đối với chế độ cộng sản. Tuy nhiên, khi phải nhắc đến một từ ngữ khác có chữ Kiều là Kiều Hối (mà cộng sản dùng thay cho danh từ Ngoại Tệ), cái biên giới giữa Người Tỵ Nạn và Việt Kiều như không còn nữa bởi cả hai đều dùng kiều hối để nuôi dưỡng và củng cố chế độ trong nước.
Thật
vậy, kể từ khi Clinton bắt tay với Việt Cộng năm 1995, người Việt tỵ nạn về
nước ào ạt vì đủ thứ lý do, thăm gia đình, du lịch, du hí… Thật
là khó hiểu khi nhiều người đã ra đi tìm cái sống trong cái chết để
vượt biển, vượt biên sau những ngày đói rách, khổ nhục hay bị lao tù, và
trên đất mới, sau đó cũng không bao lâu, họ lại quay trở về để tiếp
tục luồn cúi, nịnh bợ công an, cán bộ phường
xã, những người trước đó không lâu là kẻ thù của họ. Vui thú, vinh
quang gì ? Cứ mỗi lần Tết đến, có khoảng nửa triệu người về VN ăn Tết, mỗi
người mang về Việt Nam để chi tiêu trung bình khoảng 4000 mỹ kim, như vậy Việt Cộng có được dễ dàng ít nhất 2 tỷ mỹ kim Kiều Hối chỉ trong hai tháng.
Ngoài ra, việc
gởi tiền về Việt Nam triền miên từ 40 năm nay
để nói là giúp đỡ thân nhân cũng là hiện tượng cần suy nghĩ, bởi lẽ chính số Kiều Hối khổng lồ nầy đã nuôi dưỡng, củng cố chế độ và
duy trì một lớp thân nhân ỷ lại lười biếng,
thỏa hiệp với công an để được dễ dàng trong cuộc sống. Dưới lăng kính
nầy, Người Tỵ Nạn có khác gì những Việt Kiều Yêu Quái hay xuất khẩu lao
động thân cộng ?
Theo Viện Nghiên cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương (Central Institute for Economic Management CIEM), « tính từ năm 1991 đến 2013, lượng Kiều Hối gởi về hơn 90 tỷ mỹ kim, là chiếc phao cứu tinh cho nhiều doanh
nghiệp và là nguồn tài chính quan trọng cho quốc gia. Số tiền trên không
kể đến 28% «kiều hối chui» không qua đường dây chính thức và những
khoản tiền tiêu khi Việt Kiều về thăm nhà. Chỉ
năm 2013, số Kiều Hối gởi về là 11 tỷ. Mỹ là quốc gia chuyển
kiều hối về Việt Nam nhiều nhất (57% trong tổng số kiều hối chính thức), kế
đó là Úc (khoảng 9%), Canada (8%), Đức (6%), Pháp (4%). Kiều hối là nguồn vốn thứ hai tại Việt Nam sau FDI (chú thích
của người viết: Foreign Direct Investment là tiền ngoại quốc đem vào Việt NamN đầu tư) giúp
tăng tiết kiệm, đầu tư, giảm nợ, cải tiến bảng xếp hạng tín nhiệm quốc
gia, giúp ổn định tỉ giá, cán cân thanh toán và tăng dự trử ngoại hối. Tóm lại, kiều
hối dùng để trả sinh hoạt hằng ngày, đầu tư vào sản xuất kinh doanh và trả nợ».
Thông tin trên phát xuất từ một cơ quan kinh tế chiến lược đầu não của Việt Cộng đã cho thấy không phải là nhóm Việt Kiều Đông Âu, hay nói
chung những Việt Kiều thân Cộng đã gởi tiền về nước để nuôi chế độ mà chính đa số là Người Tỵ Nạn. Chỉ tại 5 quốc gia có đông đảo người tỵ nạn, đặc biệt là Hoa Kỳ, đã đóng góp hàng năm cho cộng sản VN 84% ngoại tệ.
Có
gì phi lý hơn, khi người Việt ở Mỹ, Úc, Canada, Pháp, Tây Đức là thành
trì chống Việt Cộng, nhưng đồng thời cũng là
đại ngân hàng tài trợ cho Việt Cộng. Giải quyết cái phi lý nầy phải là
chuyện số một phải làm, tuy đã muộn màng lắm rồi, trước khi nói đến
những chuyện tranh đấu khác.
Lâm Văn Bé.
Lâm Văn Bé.
Ingen kommentarer:
Legg inn en kommentar