Năm 2010, khi chuẩn bị giấy tờ đi
du học, tôi hay vào các diễn đàn dành cho du học sinh ở nước ngoài để
tham khảo thủ tục giấy tờ cũng như sinh hoạt của du học sinh. Các diễn
đàn đó có một số thành viên vừa tích cực vừa cực đoan bình phẩm về tình
hình chính trị xã hội trong nước. Lúc đó tôi chỉ như một sinh viên bình
thường, chẳng quan tâm đến chính trị, và cũng chẳng muốn đả động đến làm
gì. Một số thành viên tích cực thì đưa ra những tin tức xác đáng về
tình hình trong nước cũng như kêu gọi người dân biết đứng lên đấu tranh
cho lẽ phải (một dạng tuyên truyền), còn số khác rất manh động, cực đoan
và thậm chí hơi ngông cuồng trên các diễn đàn đó. Họ hay bình phẩm hoặc
viết bài có nội dung phê phán chính phủ trong nước một cách rất mạnh
bạo. Điều đáng nói là có những sự việc được bịa ra hoặc phóng đại để
nhằm mục đích tuyên truyền hiệu quả hơn. Nhưng vô tình họ không biết đó
là hình thức sai lầm của tuyên truyền. Họ đa phần là người Việt đang
sinh sống ở nước ngoài, nhưng lại dõng dạc tuyên bố những điều trong
nước, rồi còn bịa đặt phóng đại, chẳng khác nào múa rìu qua mắt thợ
trước những người đang sinh sống trong nước. Dĩ nhiên những cái bịa đặt
đó không hề mang lại tính hiệu quả trong tuyên truyền, chỉ làm cho tình
hình thêm căng thẳng và uy tín của những nhà hoạt động chính trị bên
ngoài Việt Nam thêm suy giảm.
Theo
bản thân tôi, chính trị là cái gì đó vừa đơn giản vừa phức tạp. Phức
tạp ở chỗ nó đòi hỏi nhiều yếu tố, kỹ năng, tài năng, khả năng, kinh
nghiệm và cả sự khéo léo. Đơn giản ở chỗ chỉ cần mọi hành động và quyết
định đều dựa trên lợi ích chung của người dân làm đầu. Khi đọc những lời
mang tính cực đoan kia, tôi rất bức xúc. Bởi vì từ nhỏ, lúc nào trong
tâm trí tôi, nước Việt Nam thân yêu luôn hòa bình. Những gì tôi biết lúc
ấy, đó là đất nước Việt Nam luôn bị trả đũa kinh tế bởi “đế quốc Mỹ”.
Rằng Việt Nam được sự giúp đỡ nhiều từ Trung Quốc. Là do đâu? Là do
chính sách bưng bít thông tin từ bên ngoài và tuyên truyền mỵ dân từ bên
trong.
Hình ảnh nước Mỹ được khắc họa trên TV và báo chí là hình ảnh của một quốc gia hiếu chiến, luôn thích can thiệp vào nội bộ của các quốc gia khác. Hình ảnh đó ở một khía cạnh khác là một nước Mỹ mất đoàn kết, thường xuyên biểu tình xung đột, thường xuyên bắn giết chết chóc. Tuy nhiên, vì có người thân sinh sống ở nước Mỹ, tôi cũng phần nào hiểu được những hình ảnh xấu xí đó đã bị biên tập cường điệu hóa nhằm hạ thấp thể chế của nước Mỹ và ca ngợi thể chế của quốc gia. Thời đó, tôi đã từng biện hộ bảo vệ cho thể chế trong nước, bởi vì tôi chưa hiểu hết thế giới bên ngoài kia tươi đẹp biết bao. Có thể nói, đã có thời người dân trong nước cứ sống trong ảo tưởng về một quốc gia phồn vinh hòa bình như người dân Bắc Triều Tiên hiện đang ảo tưởng về thể chế độc tài của Kim Jong Un. Chúng ta không đến mức như vậy, chúng ta hiện nay đã cởi mở hơn với thế giới, mặc dù cũng còn rất nhiều hạn chế và còn chưa minh bạch nhiều vấn đề.
Người trẻ chúng tôi, thông thường ít khi quan tâm đến chính trị. Thanh niên trong nước chắc chắn ít khi đem chuyện chính trị ra bàn tán, và người trẻ gốc Việt ở nước ngoài thì đa phần xa rời tình hình trong nước vì nhiều yếu tố. Hôm nay, những câu chữ tôi viết chắc chắn là rất cũ, cũ còn hơn năm 1975, và nhiều người khi đọc đến sẽ nhanh chóng cười khẩy và nói: “Có gì mới đâu? Vớ vẩn!” Nhưng quả thật những cái vớ vẩn này tôi nghĩ là rất cần thiết, cần thiết cho thế hệ sinh sau đẻ muộn, ít quan tâm đến các thể chế và cũng ít khi có sự so sánh giữa xã hội trong nước và ở Mỹ.
Hình ảnh nước Mỹ được khắc họa trên TV và báo chí là hình ảnh của một quốc gia hiếu chiến, luôn thích can thiệp vào nội bộ của các quốc gia khác. Hình ảnh đó ở một khía cạnh khác là một nước Mỹ mất đoàn kết, thường xuyên biểu tình xung đột, thường xuyên bắn giết chết chóc. Tuy nhiên, vì có người thân sinh sống ở nước Mỹ, tôi cũng phần nào hiểu được những hình ảnh xấu xí đó đã bị biên tập cường điệu hóa nhằm hạ thấp thể chế của nước Mỹ và ca ngợi thể chế của quốc gia. Thời đó, tôi đã từng biện hộ bảo vệ cho thể chế trong nước, bởi vì tôi chưa hiểu hết thế giới bên ngoài kia tươi đẹp biết bao. Có thể nói, đã có thời người dân trong nước cứ sống trong ảo tưởng về một quốc gia phồn vinh hòa bình như người dân Bắc Triều Tiên hiện đang ảo tưởng về thể chế độc tài của Kim Jong Un. Chúng ta không đến mức như vậy, chúng ta hiện nay đã cởi mở hơn với thế giới, mặc dù cũng còn rất nhiều hạn chế và còn chưa minh bạch nhiều vấn đề.
Người trẻ chúng tôi, thông thường ít khi quan tâm đến chính trị. Thanh niên trong nước chắc chắn ít khi đem chuyện chính trị ra bàn tán, và người trẻ gốc Việt ở nước ngoài thì đa phần xa rời tình hình trong nước vì nhiều yếu tố. Hôm nay, những câu chữ tôi viết chắc chắn là rất cũ, cũ còn hơn năm 1975, và nhiều người khi đọc đến sẽ nhanh chóng cười khẩy và nói: “Có gì mới đâu? Vớ vẩn!” Nhưng quả thật những cái vớ vẩn này tôi nghĩ là rất cần thiết, cần thiết cho thế hệ sinh sau đẻ muộn, ít quan tâm đến các thể chế và cũng ít khi có sự so sánh giữa xã hội trong nước và ở Mỹ.
- Khi
còn ở trong nước, nước Mỹ trong tâm trí tôi là một quốc gia hung hăng
và đầy bất ổn. Thế nhưng khi chứng kiến tận mắt, tôi nhìn thấy sự hiền
hòa của người dân Mỹ. Chính phủ chăm lo cho đời sống của người già,
người thất nghiệp, cho những bà mẹ đơn thân. Trẻ em được bảo vệ hàng
đầu, không có chuyện bị bóc lột sức lao động hay lạm dụng. Ngay cả vật
nuôi cũng được bảo vệ chứ không có chuyện thành đặc sản trên bàn nhậu.
- Nước
Việt Nam luôn được khắc họa là một quốc gia hòa bình và không có xung
đột nội bộ. Vậy nhưng xã hội ngày càng nguy hiểm. Giao thông nguy hiểm.
Sinh hoạt thường nhật cũng nguy hiểm. Ăn cũng nguy hiểm và thậm chí nghe
điện thoại cũng có khi mất cả tay. Muốn làm việc với nhà nước phải
chuẩn bị phong bì. Người già chẳng được chăm lo, trẻ em bị bỏ mặc. Đến
bệnh viện thì bị đối xử như tôi mọi. Có lẽ nào tình trạng này lại được
xem là sự yên bình phồn vinh của một quốc gia?
- Một người bạn có mẹ là cán bộ nhà nước ở Hà Nội cho tôi biết, những vị trí chủ chốt trong hệ thống quản lý nhà nước của Việt Nam đều do Trung Quốc chỉ định. Trong khi gần như cả thế giới tẩy chay chính sách bành trướng hung hăng của Trung Quốc thì đài truyền hình trong nước hàng ngày vẫn chiếu phim Trung Quốc, báo chí vẫn đưa tin về Trung Quốc như thể Việt Nam là một phần thuộc Trung Quốc và vì vậy Việt Nam phải am hiểu về tình hình xã hội Trung Quốc.
Phản
động, đó là hai từ dùng ám chỉ những người tham gia vạch rõ những sai
trái của thể chế hiện tại trong nước. Đã có thời tôi từng dùng hai từ
phản động để ám chỉ những cá nhân đang hằng ngày nêu lên những điều sai
trái của chính phủ trong nước. Bản thân tôi càng hiểu rõ, ở nước ngoài,
có những người hoạt động chính trị chân chính và những người hoạt động
cực đoan. Khi đồng ý hợp tác với VOA, tôi đã xem cơ quan này là một cơ
quan thông tin minh bạch và chân chính, là nơi thể hiện tiếng nói đại
diện cho những người vì lẽ phải, vì sự thay đổi tích cực. Cũng xin cảm
ơn VOA đã là cầu nối đưa những tâm tư suy nghĩ của một người trẻ như tôi
đến được với hàng triệu người Việt trên toàn thế giới. Chắc chắn sẽ còn
nhiều bạn trẻ trong nước gọi tôi là phản động như tôi đã từng gọi những
người khác như vậy. Nhưng hy vọng, các bạn trẻ ấy sẽ nhanh chóng hiểu
được vấn đề đang theo chiều hướng nào, để hai từ “phản động” không còn
dùng để ám chỉ những người như chúng tôi.
Ingen kommentarer:
Legg inn en kommentar