Cách đây một năm, vào ngày 18/03/2014, khoảng 200 sinh viên và nhà hoạt
động đã vượt qua hàng rào an ninh, xông vào chiếm đóng tòa nhà Quốc Hội
Đài Loan trong suốt 24 ngày, trong khi hàng ngàn người ủng hộ họ tuần
hành liên tục trên đường phố Đài Bắc.
Phong trào được mệnh danh « Hoa Hướng Dương » đã
nổ ra do chính phủ Đài Loan bị xem là đã bí mật thương lượng với Bắc
Kinh một hiệp định tự do mậu dịch trong lĩnh vực dịch vụ. Những người
biểu tình chỉ ngưng chiếm đóng tòa nhà Quốc Hội sau khi Chủ Tịch Quốc Hội Đài Loan hứa là sẽ không xem xét hiệp định về dịch vụ cho đến khi
nào đưa ra một luật về việc giám sát những hiệp định thương mại như vậy
với Trung Quốc.
Nỗi
bất bình về hiệp định này cũng phản ánh mối quan ngại của dư luận Đài
Loan trước việc Đài Bắc cải thiện quá nhanh chóng quan hệ với Bắc Kinh
kể từ khi Tổng Thống Mã Anh Cửu lên nắm quyền vào năm 2008.
Mặc
dù việc cải thiện quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan đã thúc đẩy trao
đổi thương mại song phương và du lịch từ Hoa lục đến Đài Loan, thế
nhưng một số người cảm thấy là người dân thường chẳng được hưởng lợi bao
nhiêu và ngày càng có nhiều người lo ngại về ảnh hưởng gia tăng của Bắc
Kinh.
Cho
tới nay, Bắc Kinh vẫn xem Đài Loan là một bộ phận của lãnh thổ Trung
Quốc, sớm muộn gì cũng phải được thống nhất với Hoa Lục, đồng thời không
loại trừ khả năng sử dụng vũ lực nếu Đài Bắc tuyên bố độc lập.
Theo
nhận xét của một nhà phân tích chính trị Đài Loan cho biết sự trao đổi giữa hai bên vốn tăng rất nhanh trong bảy
năm qua nay đã chậm lại và tạm dừng, do có những mối quan ngại về an
ninh của Đài Loan, mà phong trào « Hoa Hướng Dương » đã phản ánh.
Nhà phân tích này cho rằng phong trào này đã là một bước ngoặc của
trong việc phát triển quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan.
Vốn có
xu hướng thân Bắc Kinh, Quốc Dân Ðảng bị thảm bại nặng nề chưa từng có
trong cuộc bầu cử địa phương vào tháng 11 năm ngoái, vốn được coi là một
cuộc trắc nghiệm quan trọng cho cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan vào năm
tới.
Từ
sau thảm bại bầu cử đó, Quốc Dân Ðảng đã tỏ ra thận trọng hơn trong
chính sách đối với Hoa Lục. Theo lời một dân biểu Quốc Dân Ðảng, các
chính khách Đài Loan nay buộc phải chú ý nhiều hơn đến ý kiến của các cư
dân mạng, của giới trẻ và của các tổ chức dân sự, khi hoạch định các
chính sách. Vị dân biểu này cho rằng đó là một điều tốt cho nền dân chủ.
Các
nhà hoạt động nghĩ rằng cần phải tiếp tục duy trì áp lực lên chính
quyền, cho nên họ dự định sẽ tổ chức các cuộc tuần hành kỷ niệm một năm
phong trào « Hoa Hướng Dương » và một lần nữa kêu gọi Quốc Hội Đài Loan nhanh chóng thông qua luật giám sát các hiệp định thương mại với Trung Quốc.
Thanh Phương.
Ingen kommentarer:
Legg inn en kommentar