torsdag 19. august 2010

TRƯỜNG CA CHIẾN SỬ

TRƯỜNG CA CHIẾN SỬ.

Thiên hùng ca quân lực VNCH của nhà văn Phạm Phong Dinh tưởng như cảnh đời xưa hồi sinh, chất ngất tự hào về một quá khứ trên 20 năm cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử VN. Cuộc chiến ấy chưa từng bị lãng quên. Có chăng đã bị bỏ quên đối với người Mỹ hoặc là cố quên tội ác ghê gớm nhất trong thời hiện đại: bán đứng một chế độ.

Ðối với đạo lý Ðông Phương và cả loài người nữa: không thứ tội nào lớn hơn tội phá nát gia cang gia đình nhà người ta. Một chế độ bị sụp đổ là chuyện bình thường trong lịch sử. Một quân đội sớm chiều tan rã cũng không phải là hiếm hoi. Mạnh như quân đội Ðức quốc xã, như quân đội Thiên hoàng Nhật Bản rồi cũng đến một ngày tan như xác pháo.

Riêng quân đội VNCH thì hoàn toàn khác. Một quân đội bị bức tử! Một quân đội bị trói chân trói tay cho kẻ thù băm vằm. Chưa đủ! Chế độ VNCH bị sụp đổ ... là do quân đội VNCH bị bán đứng cho kẻ thù hung hiểm nhất loài người: Quốc tế Cộng sản. Hậu qủa lại là hàng triệu gia đình liên hệ đến chế độ và quân đội cũng sụp đổ theo, tan rã theo! Vợ mất chồng, con mất cha, anh chị em tan tác!

Cũng vẫn chưa dừng lại ở tận vực sâu! Bao nhiêu vạn bé thơ như chim lạc đàn! Thất học, bị loại ra ngoài lề xã hội! Nỗi đau thương ấy do đâu? Cứ hỏi tên mại bản độc ác Henry Kissinger. Cứ đọc hàng ngàn trang tài liệu giải mật của nó, sẽ hiểu do đâu và từ đâu xảy ra nông nỗi thảm thương “tan đàn xẩy nghé”. Quên sao được, làm sao đời ta quên được! Làm sao đời con đời cháu ta ở nơi quê nhà và cả bên đây quên được! Ðọc Phạm Phong Dinh với lối văn trong sáng, tràn đầy thương yêu, chất ngất tình người và tình đồng đội qua Thiên hùng ca mới thấy thấm thía nỗi đớn đau của phận người trong thân phận Miền Nam Tự Do: dũng như thế đấy!

Tình người đẹp như thế đấy, chiến đấu như thế đấy, anh hùng mà nhân bản, lao vào tuyến lửa vẫn dắt díu nhau “huynh đệ chi binh”. Ta có thể nhận diện được hàng ngàn vạn chiến binh, từ tướng tá đến binh sĩ, hàng ngàn trận đánh diễn ra như trên màn ảnh xi-nê Hollywood: Thiên hùng ca, 759 trang, chữ nhỏ kín trang, có thể nói bằng ấy trang máu, nước mắt nhưng vẫn tràn đầy tình người, tình đồng đội.

Người quân nhân VNCH lao vào tuyến lửa đâu có vì hận thù, đâu có vì tiền, vì “lon”, đơn giản với hai chữ trách nhiệm đầy thiêng liêng. Và, cùng chết cùng sống trong tình nghĩa đồng đội cũng rất thiêng liêng.
Tôi gọi Phạm Phong Dinh là một kỳ tài là do từ xưa đến nay, chưa có tác giả nào đưa được quân lực VNCH gói ghém trong 700 trang sách theo thể bút ký chiến sử thật hoành tráng với văn thể tinh ròng. Và ở đó, trong tác phẩm là trái tim người.

Thiếu úy Quân Y Phạm Phong Dinh khởi sự cầm bút năm 18 tuổi, người Cần Thơ, năm 20 tuổi nhập ngũ, ông thấm nhuần văn phong, văn thể Tự Lực Văn Ðoàn từ khi học văn ở nhà trường, tiểu và trung học. Với 760 trang sách Thiên hùng ca là một mạch văn theo văn phong Thạch Lam, Khái Hưng. Cách cho dấu rất chính xác (dấu ngã và hỏi), văn pháp, văn phạm và cấu trúc từ câu đến đoạn rất chỉnh. Chấm câu, ngắt đoạn đâu ra đấy mà lại thanh thoát. Thật hiếm có một lối văn bút ký chiến sự thật độc đáo và đặc trưng như một Phạm Phong Dinh, người con yêu dấu của văn minh Miệt Vườn trong phong cách văn chương toàn việt tinh ròng.

Chính vì thế và nhờ thế Phạm Phong Dinh đã làm sống dậy chiến trường oanh liệt năm xưa rất sống động trên khắp nẻo đường chiến thuật 4 vùng (tên thật là Phạm Quốc Thoại, nếu bàn rộng về danh tộc và định mệnh con người thì quả là Quốc Thoại đã ứng vào tài danh bút ký chiến sử của Phạm Phong Dinh).

Ðây là một công trình công phu, một giá trị lớn về văn chương và sử liệu của một thời vang bóng, đầy hào hùng. Ðọc Thiên hùng ca vừa tự thấy mình sôi nổi hào hùng lại tự thấy mình sống dậy trong vùng trời vinh quan guca kẻ thua ngẩng mặt nhìn trời cao: Ta tuy thua mà không từng hèn, không mảy may gợn nỗi nhục nhằn! Nó bắt mình thua và phải thua trong tan hoang khánh tận.

Nó bán trọn miền Nam cho giặc cờ đỏ quốc tế từ ở Bắc Kinh. Ngày 21-2-1972 hàng vạn và hàng vạn chiến binh VNCH đang lao vào từng trận bão lửa thì ở Bắc Kinh, Kissinger thật trắng trợn bất nhân nói thẳng với Chu Ân Lai, Thủ tướng Trung Cộng: “Nếu chúng tôi (Hoa Kỳ) có thể chung sống với chính phủ Cộng sản tại Trung quốc thì chúng tôi cũng có khả năng chấp nhận được chính quyền CS ở Ðông Dương”.

Tên mại bản quốc tế Kít-sinh-dơ kết luận hết sức trơ trẽn và trắng trợn: “Hà Nội đã làm gì đến nỗi để chúng tôi (Hoa Kỳ) không thể trong vòng 10 năm nữa, thí dụ, thiết lập bang giao mới?” (The White House, Memorandum of conversation. Top secret, sensitive - Exclusive eyes only. Washington DC, 1972, pp. 27-29 - Bản dịch toàn văn của Cao Thế Dung trong Ðảng Cộng sản VN - Lịch sử và huyền thoại, T. II, tr. 879). Trong nông nỗi bội phản đê hèn ấy, bút ký chiến sử Thiên anh hùng ca của Phạm Phong Dinh là vòng hoa bát ngát của niềm tự hào như suối sông, biển cả, trời cao vẫn lồng lộng hình ảnh người chiến binh VNCH dù đã ra đi hay vẫn còn ở bên đây và ở bên đó, quê hương ta, bất diệt đời đời.

HÀ NHÂN VĂN

Ingen kommentarer: