mandag 23. august 2010

Đệ Tứ Quyền

Đệ Tứ Quyền.

Hồi còn nhỏ ở những năm đầu trung học tôi được dậy rằng một nước dân chủ có tam quyền phân lập, tức là hành pháp, lập pháp, tư pháp độc lập với nhau để điều hành việc quốc gia cho công chính, phục vụ lợi ích nguời dân. Ngoài ra thì còn có một đệ tứ quyền, là báo chí. Theo quan niệm này, ngưòi làm báo được quyền tự do nói lên, viết ra sự thực. Nói thế thì biết thế, nhưng ngay từ lúc đó, tôi cũng đã được biết rằng báo chí bị kiểm duyệt, nghĩa là có những bài hay từng đoạn bị bỏ đi, và để trắng, với hàng chữ “bài bị kiểm duyệt” hay “kiểm duyệt bỏ”. Những chỗ bị kiểm duyệt trong các truyện là những đoạn mà dù bị vất đi nhưng tôi cũng đoán được là gay cấn và tôi thấy rằng vất đi cũng phải, vì trong gia đình bố mẹ tôi coi những chuyện trai gái là nhảm nhí và cấm đoán nói tới, đọc tới. Không nghe là bị đánh chết. Nhưng tôi không hiểu tại sao lại có những chỗ loan tin tức thời sự mà cũng bị kiểm duyệt. Dần dần mới hiểu rằng cái vấn đề lúc nhỏ không để ý là vấn đề chính trị thì lớn lên mới thấy là vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến đời sống của mình, của gia đình mình, ít ra là trong hoàn cảnh VN mà tôi trưởng thành. Từ đó thì thấy rằng tại sao người ta nói đến cái đệ tứ quyền, tức là cái tự do viết bài, đưa tin của nhà báo. Vì thế cho n ên tôi rất có cảm tình với những người làm báo, vì nghĩ rằng những người này nói lên trung thực những điều cần nói. Mà những điều này thì có nhiều khi nó không đúng ý của chính quyền. Lớn hơn nữa thì tôi mới lại hiểu rằng những nhà báo không phải nhất thiết là những người nói thật,. nói điều phải, mà lại có những trường hợp nói điều trái, vì được trả lương để làm như thế. Thế là tôi mới vỡ lẽ ra rằng đệ tứ quyền là một cái quyền nêu ra để cãi nhau, giữa giới cầm quyền và giới không cầm quyền ở những nước mới chập choạng học theo lối dân chủ Tây phương, để đòi cho được cái tự do viết những điều người cầm quyền không thích (tuy rằng người đòi quyền này không nhật thiết là ngay thẳng, mà rất có thể là có gian ý).

Ở các nướcTây phương và Mỹ có nền tảng sinh hoạt tư do dân chủ vững vàng thì không ai nói đền đệ tứ quyền nữa, vì mọi người dù trong hay ngoài chính quyền đều được tự do công khai nói lên cái ý của mình. Vấn đề chỉ là có người nghe hay không, và có phương tiện để mà phổ biến ý kiến mình đi rộng rãi hay không mà thôi.Thành ra đệ tứ quyền chỉ còn được nói tới trong một nước mà báo chí bị ngăn cấm hay kiểm duyệt. Gần đây, thì ngay trong cộng đồng người Việt hải ngoại lại thấy có người nói đến cái đệ tứ quyền, và định nghĩa dài dòng cũng như đề cao những đặc điểm cao đẹp không nhất thiết là có trong thực tế ở giới truyền thông. Đây cũng là một hệ quả của vụ chống đánh văn công Đàm Vĩnh Hưng. Bởi vì nhân chuyện này thì có nhiều dư luận phản đối những bài viết ỡm ờ hay là bênh vực giao lưu văn hoá và sự tự do trình diễn của đoàn văn công Đàm Vĩnh Hưng và chê bai hành động được quần chúng hoan nghênh của Lý Tống. Rồi cũng từ chuyện này thì nẩy ra một cuộc họp báo kêu gọi để ý đến những phóng viên làm lợi cho VC. Những người bị nêu danh trong buổi họp báo là như thế nào thì quần chúng sẽ quyết định, căn cứ trên những bài đã viết và thái độ đã làm của những người này. Một phóng viên đã bị mời ra ngoài dựa theo phiếu bầu của những người có mặt. Thế là có người cho rằng đây là một vụ tố khổ, một toà án nhân dân, một vụ bịt miệng báo chí, một vụ xâm phạm quyền hành nghề của nhà báo. Lời qua tiếng lại hai bên tố lẫn nhau là chuyện đời thường. Đúng sai người nghe phán xét. Nhưng thật chẳng có gì buồn cười hơn khi kêu là bị bịt miệng hay là quyền tự do hành nghề bị xâm phạm, mà những bài viết, và trả lời, đưọc phổ biến tự nhiên như mọi người đã thấy.

Không hiểu đây là lối nói của các đỉnh cao trí tuệ loại người bất chấp người nghe, hay là của những kẻ học đòi ngụy luận để khoả lấp cái sai và che đấu cái gian không thể bào chữa được?

Câu trả lời là của mỗi người, mà nói ra thì lại có tiếng la oai oái rằng bị chụp mũ.

Lâm Phong

Ingen kommentarer: