mandag 23. august 2010

Cái Nhà Là Nhà Của Ta

Cái Nhà Là Nhà Của Ta.

- Cả Subic Bay và Cam Ranh cùng có một vị trí chiến lược là kiểm soát đường hàng hải trên Biển Đông. Đây là con đường hàng hải tấp nập nhất thế giới, đường vận chuyển huyết mạch của Trung Cộng, Đài Loan, Nhật Bản, Nam Hàn... để xuất nhập cảng hàng hóa, nhất là nhập cảng dầu lửa từ Trung Đông, vì tất cả các quốc gia nói trên đều phải nhập cảng dầu…

- Subic Bay chỉ quan trọng ở điểm đó mà thôi, trái lại, ngoài mục tiêu “kiểm soát đường hàng hải trên Biển Đông”, ai trụ được ở Cam Ranh thì đã đặt được một chân lên lục địa Châu Á. Chắc chúng ta tất cả đều còn nhớ bài học Địa Lý năm lớp Nhất tiểu học : “Việt Nam là bao lơn trông ra Thái Bình Dương và là bàn đạp để tiến vào Á Châu”.

Do đó Mỹ đã bỏ Subic Bay, nhưng lại đang nài nỉ để thuê Cam Ranh vì Subic Bay chỉ có một nửa giá tri chiến lược so với Cam Ranh… Cam ranh quan trọng tới mức, sau ngày 27-3-1979, khi Phạm văn Đồng bí mật sang Mát cơ va để ký hiệp ước cho Liên Sô thuê Cam Ranh thì Trung Cộng đã vô cùng tức giận và đã “dậy cho VN một bài học” như chúng ta đã biết.

- Ngoài ra, Cam Ranh còn là trung tâm điểm của vùng Đông Nam Á. Hãy để một cái compass ở Cam Ranh rồi qay một vòng, chúng ta sẽ thấy tất cả các thủ đô và thành phố lớn tại khu vực này đều nằm trong “tầm tác xạ” của Cam Ranh: Singapore, Kuala Lumpur, Bangkok, Rangoon, Côn minh, Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam, Hongkong, Đài Loan, Manila, Djakarta…Nói rõ ràng hơn là phi cơ và hỏa tiễn đặt tại hải cảng nước sâu này sẽ dễ dàng và mau le khống chế toàn vùng Đông Nam Á.

- Đấy là chưa nói tới những ưu điểm của chính bãn thân cái haỉ cảng này : Nó rất sâu nên có thể tiếp nhận ngay cả những hàng không mẫu hạm và chiến hạm to lớn nhất. Nó lại được bao bọc chung quanh bằng các dẫy núi khá cao, rất thuận tiện cho việc bảo vệ và phòng thủ. Nhất là nó là một cái vịnh kín nên sóng gió bão táp sẽ không gây được thiệt hại cho các chiến hạm đang neo đậu tai đó. Một đặc điểm nưã là cái lối vào duy nhất của cái vịnh nước sâu này lại được che chắn bằng một đảo đá, rất dễ dàng xây hai “cánh cổng” để ngăn chặn người nhái và tầu ngầm của đối phương xâm nhập…Nhờ yếu tố này và nhờ có đàn cá heo bảo vệ, nên trong cuộc chiến Việt Nam, người ta không hề nghe thấy một vụ phá hoại nào của đặc công Viêt cộng tại đây. Một ưu điểm nhỏ nữa của Cam Ranh là không có con sông lớn nào chảy vào lòng vịnh, mang theo phù sa, nên khỏi phải mất công nạo vét hàng năm như cảng Hải Phòng và cảng Saigòn.(Xin lạc đề một chút cho vui, tầu lớn của Hạm Đôi số 7 không cập bến Hải Phòng được, phải đậu ngoài khơi, nên người ta phài dùng “tầu há mồm”,( một loại tầu đổ bộ đáy bằng nên ủi được vào bãi cạn rối mở toang mũi tầu ra để lính ào ạt xung phong lên bờ dưới hỏa lực của địch, thí dụ trong phim The Longest Day, đổ bộ Normandy). Người ta đã phải dùng loại tầu này để trung chuyển “dân Bắc kỳ di cư” từ Hải Phòng ra chiến hạm Mỹ đậu ngoài khơi. Như vậy là “lên” tầu há mồm vào Nam mới đúng, chứ “đi” tầu há mồn vào Nam là sai).

Người ta lại đang nói đến việc các căn cứ của Mỹ bị áp lực phải rời khỏi Okinawa và việc Mỹ thuê Cam Ranh. Bộ trưởng bộ quốc phòng Việt Nam mới thăm viếng Hoa Kỳ với nhiều thỏa thuận công khai và bí mật…Một buổi sáng đẹp trời nào đó, nếu chúng ta nghe thấy tin là Mỹ đã thuê được Cam Ranh, thì chắc là chúng ta sẽ phải giật bắn ngươì lên… Việt Cộng sẽ lại sắp được dậy cho một bài học thứ hai…

Vì Cam ranh có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng như vậy, nên ngoài Nga, Tầu, Mỹ, cả Ấn Độ cũng rất muốn được đặt căn cứ tại Cam ranh hầu có thể hiện diện bằng quân sự trên con đường hàng hải huyết mạch tại Thái Bình Dương.

Những ý tưởng trên được trích từ “Trường Sơn-Trường Hận”, bút ký về chuyến đi dọc suốt cái gọi là Xa lộ Hồ chí Minh của vợ chồng tác gỉa. Cũng trong bút ký đó, tác gỉa còn viết như sau:

Nhờ chiến thắng Chiêm Thành năm 1470 của vua Lê Thánh Tôn và nhờ công lao của con cháu Chúa Nguyễn Hoàng, đất nước Việt Nam hiện có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trên bản đồ thế giới, vừa là bàn đạp để tiến vào Á Châu, vừa là bao lơn trông ra Thái Bình Dương để chế ngự đường hàng hải trên Biển Đông. Nhưng không biết vị trí quan trong này sẽ giúp mang lại thịnh vượng ấm no cho nhân dân Việt Nam hay sẽ lại là mục tiêu để các siêu cường trên thế giới quyết tâm giành giật. Bom đạn của ngoại bang sẽ lại ào ạt trút xuống thịt xương của con người Việt Nam , mãi mãi bất tận!

Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa, thì đấy cũng là Cái Nhà của ta, do công khó Ông Cha lập ra, cháu con phải gìn giữ lấy. Gìn giữ bằng Thanh bình, Ấm no, chứ không phải bằng những cuộc chiến tranh ngu xuẩn như hai cuộc chiến do Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam phát động vừa qua.

Ước gì các nhà hữu trách Việt Nam bây giờ và sau này, luôn luôn nhớ rằng, đất nước ta giữ một địa vị quan trọng trên thế giới, không phải vì dân số, không phải vì nền kinh tế tiến bộ, không phải vì mỏ dầu hay các tài nguyên thiên nhiên khác...mà chính là vì vị trí chiến lược của nó trên bản đồ thế giới.

Nếu không có vị trí chiến lược toàn cầu vô cùng quan trọng như vậy, chắc chắn hai khối Cộng Sản và Tư Bản đã chẳng sử dụng đất nước Việt Nam làm nơi thư hùng - Cộng Sản quyết chiếm, Tư bản quyết giữ - chắc chắn bom đạn của Nga, của Tầu, của Mỹ, đã không xé tan thân xác của hàng nhiều triệu con người Việt Nam, miền Nam cũng như Miền Bắc, chắc chắn máu thịt đã không vương vãi và chan hòa khắp nơi, nhất là dọc theo con đường Trường Sơn quanh co hiểm trở này. Con đường mà vợ chồng tôi đã được may mắn đi qua. Một lần. Và chỉ một lần thôi.

Vũ linh Châu

Ingen kommentarer: