Hoa Thịnh Đốn ngày 17 tháng 11, 2009
Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam (CRFV)
Lời Lm Nguyễn Văn Lý nói với các bác sĩ tại bệnh viện của bộ CACS Hà Nôi:”Nếu các ông gọi tôi là phạm nhân, tôi thà bị liệt và từ chối được chửa trị. Xin chở tôi trở về trại tù Ba Sao ngay lập tức.Tôi muốn các ông phải biết và khẳng định rằng tôi là một tù nhân lương tâm tại Việt Nam”.
4 giờ sáng Thứ Bảy 14 tháng 11, Lm Lý cầu nguyện và dâng lễ như thường lệ. Tự nhiên ông cảm thấy chóng mặt và té nằm trên nền gạch và nhận thức một nữa thân bên phải bị liệt hoàn toàn, mất mọi cãm giác và không cử động được.
Lm Lý nằm như thế rất lâu cho đến khi một cán bộ trại tù đi cung cấp nước sôi phát hiện. BGĐ trại tù Ba Sao quyết định đưa Lm Lý điều trị tại bệnh viện của bộ CA tại quận Cầu Giấy, Hà Nội vào sáng Thứ Bảy.
Đây là một quyết định vô cùng chậm trễ, vì trước đây, sau lần Lm bị tai biến mạch máu não lần đầu 25-5-2009, gia đình Lm Lý đã nhiều lần kêu gọi GM Nguyễn Như Thể, cũng như viết thư cho nhà cầm quyền CS, xin đưa Lm Lý ra nhà thương ngoài lao xá trị bệnh. Nhưng nhà tù và GM Nguyễn Như Thể hoàn toàn im tiếng.
Vào chiều tối Thứ Bảy 14-11, thiếu tá VC tên Nam, người cai ngục trực tiếp của Lm Lý đã gọi điện thoại khẩn cấp báo tình hình sức khỏe của Cha Lý với chị của ngài là bà Nguyễn Thị Hiểu.
Hai người cháu cha Lý là Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Công Hoàn đã rời Quảng Biên sáng Chủ Nhật và đến Hà Nội lúc 11 giờ sáng Thứ Hai. Hai giờ sau, họ mới được vào gặp Cha Lý cùng với sự hiện diện của 5. 6 CA gát tù.
Vào thời điểm này, Lm vẫn còn liệt nữa người, giọng của ngài hơi yếu. Nhưng ngài vẫn bình tỉnh, vững tin và lạc quan.
Bác sĩ cho biết họ đã làm một số thử nghiệm như CT, MRI và hình như đã thấy một vùng nghẻn nhỏ trong não của Lm. Tuy nhiên bác sĩ vẫn chưa đưa ra kết luận gì.
Mỗi ngày bác sĩ vẫn tiếp tục cho Lm Lý uống thuốc và vào nước biển.
Lúc đầu, hai người cháu được ở phòng bên cạnh Cha Lý và chỉ được vào gặp Cha khi cha cần thay quần áo, ăn uống hoặc làm vệ sinh cá nhân. Dĩ nhiên là vẫn dưới sự chứng giám của đám CA cai tù.
Nhưng đến tối Thứ Hai 16-11, CA đã cho phép anh Nguyễn Văn Hải ngủ chung phòng với cha. Nhờ vậy, Lm Lý được nói chuyện thoải mái, được cầu nguyện cũng như dâng lễ cùng người cháu.
Bầu khí im lặng nặng nề mà cha phải chịu đựng trong phòng biệt giam án tù lần thứ tư từ 30-3-2007 cho đến nay, khiến cha cảm thấy vô cùng cô đơn. Vì vậy khi có người thân bên cạnh, cha đã cầu nguyện và nói chuyện đến 3 giờ sáng.
Nhờ không khí đầm ấm này, tình trạng sức khỏe của cha thăng tiến vô cùng mau lẹ. Cánh tay phải của cha đã từ từ chuyển động lên xuống theo ý ông. Và với sự giúp đở của người cháu, cha có thể đi chậm chậm với cây nạng.
Với sự đồng ý của bác sĩ, cháu cha Lý đã mua một máy xoa bóp và cha cảm thấy rất thoải mái khi người cháu dùng máy này để xoa bóp trên người cha.
Tuy sức khoẻ còn nhiền hạn chế, nhưng tinh thần và ý chí của cha Lý vẫn tuyệt vời. Cha luôn luôn mĩm cười và đôi khi còn nói khôi hài với các CA cai ngục.
Vào Thứ Hai, Lm Lý có một phản ứng vô cùng quyết liệt, khi một nữ y tá đem thuốc cho cha , trong một cái bọc có ghi tên “phạm nhân Lý”. Cha không uống thuốc và đòi gặp ngay bác sĩ trưởng khoa. Ông nói với vị bác sĩ này:”Tôi không phãi là một phạm nhân. Cho đến khi nào quí vị còn gọi tôi là phạm nhân thì tôi từ chối tất cả các trị liệu mà quí vị dành cho tôi. Tôi là một tù- nhân-lương-tâm-tại-Việt Nam.” Vị bác sĩ đã khiêm nhường xin lỗi cha Lý về sự lầm lẩn này.. Và họ đã không còn gọi hoặc ghi vào bao thuốc danh từ “phạm nhân Lý” nửa.
Chiều Thứ Hai, Lm Lý được đi khám mắt với sự hiện diện của rất nhiều bác sĩ. Lm Nguyễn Văn Lý một lần nữa khẳng định.”Nếu quí vị còn gọi tôi là phạm nhân tôi sẽ từ chối mọi điều trị từ quí vị. Tôi thà chấp nhận tình trạng tê liệt hơn là bị gọi là “phạm nhân” hay “tội nhân thường phạm”, vì tôi là một tù-nhân-lương-tâm-tại-Việt-Nam.”. Và ngạc nhiên thay, tất cả các bác sĩ hiện diện đều đồng ý với Lm Nguyễn Văn Lý.
Với phong cách chừng chạc, tinh thần lạc quan và thái độ cởi mở vui vẻ, Lm Nguyễn Văn Lý đã gây được cảm tình với mọi người mà cha tiềp xúc tại bệnh viện của bộ CA tại Hà Nội. Vì vậy bọn cai tù đã tỏ ra dễ dãi hơn cho sự thăm nuôi của gia đình cha Lý. Suốt ngày họ để hai người cháu cha Lý túc trực ở phòng kế bên, để họ có thể vào phòng cha Lý bất cứ lúc nào mà ông cần.
Buổi sáng khi bác sĩ khám bệnh, các cháu cha Lý không được hiện diện. Nhưng vào buổi chiều và nhất là ban đêm, một người cháu có thể ngủ nghỉ chung phòng với cha Lý. Họ có thể cầu nguyện, dâng lễ và tâm sự bất cứ lúc nào.
Sau lần Lm Lý bị tai biến mạch máu não ngày 25-5-2009, một vài TNS và DB Hoa Kỳ nhờ chúng tôi đề nghị cùng Lm Lý, giúp đỡ đưa Lm sang Mỹ để chữa bệnh. Nhưng Lm Lý đã lịch sự cảm ơn và không nhận lời. Theo cha, nơi ông có thể tranh đấu hữu hiệu nhất cho Tự Do Tôn Giáo và Nhân Quyền là tại VN; dù trong nhà tù nhỏ hay nhà tù lớn. Ông tin rằng, nếu qua Mỹ điều trị, dù đã bình phục, CS cũng sẽ không cho ông trở về. Theo ông tại hải ngoại, có nhiều người tài giỏi hơn ông, biết đường đi nước bước để hoạt động hay hơn ông, và chắc chắn sẽ thành công hơn ông.
Ông muốn trong khi tranh đấu cho tự do và nhân quyền cho toàn dân, ông còn có thể chia sẻ một chút cơm áo, thuốc men cho những tù nhân trong nhà tù nhỏ, hoặc cho đồng bào lương giáo trong vùng khi ông được sống trong nhà tù lớn.
UBTDTG/VN luôn tiếp tay và yễm trợ tổ chức Freedom-Now, một tổ chức đã thành công xin được 37 chữ ký của các vị TNS lưỡng đảng Hoa Kỳ, viết thư đòi CSVN phãi trả tự do cho Lm Lý “tức khắc và vô điều kiện”.
Hiện nay tổ chức nhân đạo này vẫn còn đang tiếp tục đòi hỏi sự công bằng mà CS đã muối mặt đàn áp những người yêu nước tại VN. Ước mong đòi hỏi chính đáng này sẽ được nhà cầm quyền CSVN thi hành dù miễn cưỡng.
Chúng Tôi cũng xin kêu gọi toàn thể quí vị cùng tham dự chương trình “Niềm Hy Vọng Của Quê Hương” do Lm Augustino Phạm Sơn Hà chủ xướng, mà chúng tôi xin chuyển trong file attached dưới đây.
Cũng xin toàn thể đồng bào trong cũng như ngoài nước cầu nguyện cho người tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Lý.
Nguyện cầu Trời Phật và Thiên Chúa ban nhiều phước lành cho Tổ Quốc và dân tộc của chúng ta.
Kinh báo.
Ngô Thị Hiền
onsdag 18. november 2009
Abonner på:
Legg inn kommentarer (Atom)
Ingen kommentarer:
Legg inn en kommentar