lørdag 28. november 2009

Chỉ Quanh Quẩn Với Nhau

Cái gọi là Đại Hội Việt Kiều tại Hà Nội đã kết thúc, tuy nhiên những tin tức chuyển ra thì rất im lìm lạnh lẽo không dồn dập như lúc ban đầu. Nghe nói phí tổn cho các đại biểu hải ngoại về Việt Nam là do CSVN đài thọ, như thế thì chi phí tổ chức cho Đại Hội rất lớn và dĩ nhiên hy vọng đạt được từ Đại Hội của đảng CSVN cũng rất cao. Cao như thế nào thì không biết nhưng có thể thấy ngay là Đại Hội đã thất bại.

Thất bại là vì mấy lý do:
Thứ nhất hầu hết người về dự đại hội phải là người do đảng cử đảng chọn, tức là nếu không có liên hệ với đảng thì cũng phải được do đảng chấm hay đảng muốn chiêu dụ, và như vậy thì đại hội của đảng VC không còn ý nghĩa kết hợp mọi chính kiến mà do đảng nắm chặt.

Thứ hai, trong khi đó người Việt hải ngoại đại đa số vẫn nghi ngờ và không ủng hộ chế độ độc tài trong nước cho nên đã chọn thái độ bất hợp tác với những kêu gọi tham dự đại hội của đảng. Vì thế cho nên chẳng tạo được bao nhiêu chú ý dầu rằng có vài lên tiếng của những cò mồi hay vài cây viết chính trị sa lông tỏ vẻ lo ngại về sự quan trọng giả tưởng của đại hội.

Thứ ba những sai trái của chế độ cứ ngày càng chồng chất ngoài bản chất độc tài. Tham nhũng tràn lan trở thành quy luật sinh hoạt xã hội, từ trên xuống dưới. Cắt đất dâng biển Việt Nam cho Trung Quốc, và khấu đầu luồn cúi nhà nước Tầu, im lặng cho hải quân Tầu hà hiếp, trấn áp ngư dân Việt nam. Trên rừng thì cho Tầu mang người vào khai thác Bauxite Tây Nguyên bất kể những thiệt hại môi trường và an ninh quốc gia. Dưới đồng bằng thì dân Tầu ra vào Việt Nam không cần chiếu khán, tự do quần tụ thành khu, thành xóm riêng, làm ăn buôn bán. Hàng hoá Trung Cộng thì tràn ngập thị trường tại Việt Nan, được sửa sạch xuất xứ để cạnh tranh bất chính với hàng ngoại quốc khác, mặc cho hàng nội hoá bị giết chết vân vân. Cho nên người hải ngoại không mấy ai muốn dính líu với chế độ xấu xa này, trừ mấy kẻ buôn bán và mấy tay chính trị thời cơ.

Thứ tư, sự kiện một đại hội Việt kiều mà không tổ chức được ngay tại hải ngoại đã là một thất bại to lớn, rút từ kinh nghiệm năm ngoái, thử thăm dò tổ chức cái gọi là đại hội của các cựu học sinh Jean Jacques Rousseau tại Paris. Quảng cáo tung ra con số hai ngàn người, mà rút cuộc hỏi các cựu học sinh Rousseau thật sự không mấy ai biết. Và cái đại hội này qua đi trong âm thầm lặng lẽ.

Nói chung trong tháng 11 năm 2009, Việt Cộng đã ra sức thổi phồng hai màn trình diễn, một tại hải ngoại, một ở trong nước. Hải ngoại thì có tổ chức Meet Việt Nam (Gặp gỡ VN) tại San Francisco, Hoa Kỳ, nhằm quảng cáo đầu tư và hợp tác tại Việt Nam. Trong nước thì có Đại hội Việt kiều Kỳ Một với mong mỏi thu hút được một số nhân vật có chút tên tuổi nào đó để tuyên truyền với trong nước rằng là nhà nước ta đã có ảnh hưởng lên cộng đồng hải ngoại. Nhưng cả hai tổ chức này đều đã thất bại.
Vụ San Francisco thì gặp biểu tình chống đối đông đảo. Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng mong vớt vát bằng cách cùng tùy tùng đến nhà bác sĩ Bùi Duy Tâm để lấy hình ảnh đi với bài tuyên truyền. Nhưng khổ thay hình ảnh đăng lên chỉ thấy có một ông bác sĩ mặt thịt khăn đóng áo dài đứng xoa tay cung kính với 5 người trong phái đoàn. Ngoài ra thì thêm dăm ba mặt Mỹ bạn bè, ngồi chen chúc trong một phòng khách gia đình. Ngược lại, trên mạng internet thì lại tràn ngập những lời phê phán khinh miệt của giới bác sĩ Việt Nam hải ngoại và quần chúng dành cho bác sĩ mà Trương Vĩnh Trọng khen là có những đóng góp được đảng và nhà nước đánh giá cao. Ở trong nước thì tin tức về hội nghị Việt kiểu đáng kể nhất chỉ là sự tham dự của Nguyễn Minh Triết mà người ta hiểu rằng nó biểu lộ sự mong mỏi của CSVN cho đại hội được chú ý.

Quanh đi quẩn lại dù có quyền và có tiền do biến thái thành tài phiệt với sự giúp đỡ của các tư bản ngoại quốc, giới lãnh đạo CS hiện nay quanh quẩn lại chỉ có nhau, và líu ríu theo sau là những kẻ thời cơ trục lợi, trí thức cũng như thương nhân và chính trị sa lông. Những kẻ này, nói chung vẫn còn có một chút xấu hổ, nghĩa là thường thì dấu mặt ngậm miệng. Trừ vài kẻ mặt trơ trán bóng như Nguyễn cao Kỳ, Phạm Duy hay Bùi duy Tâm, mới ca tụng không biết đỏ mặt những hạng thủ lãnh Việt Cộng đã tàn hại đất nước cho tới tận nay. Có thể rằng vài bữa nữa khi bộ máy tuyên truyền đã có thì giờ sào nấu chau chuốt xong những bản tường thuật đại hội Việt Kiều, may ra thì sẽ thêm vài tên tuổi để cho những kẻ như Kỳ, Duy, Tâm bớt cảm thấy lẻ loi.

Tuệ Vân.

Ðây là danh sách Việt kiều (VC nằm vùng hãi ngoại) được lũ thú cầm quyền Hà Nội phổ biến để vinh danh.
Người đứng đầu và điều khiển danh sách này là:
. TháiThanh-Giản

Ðặc công Tuyên vận VC:
• Bs. Kiều Quang Chấn-Cali
• Bs. Nguyễn Ngọc Hương-Springvale
• Bs. Nguyễn Thị Thu Cúc-Richmond
• Bs. Trần Thanh Nhơn-Melbourne
• Bs.Hồng Anh Dũng-Belgium
• Bs.Quỳnh Kiều-Cali
• Cao Huy Thuần-Pháp
• Cao Lương Thiện-Si
• Cựu Nghị Nguyễn Sang-Melbourne
• Gs. Tâm Ðàn-Úc
• Gs. Võ Kim Sơn-Bolsa
• Gs.Tạ Văn Tài-USA
• Hồng Nguyên Nhuận-Sydney
• Huỳnh Tấn Lê-Cali-HHHG
• Hà Dương Tường-Pháp
• Họa sĩ Dương Văn Thành- Thụy Ðiển
• Hồ Lê Khoa, Chồng Bs.Cúc-Clayton
• Hồ Tú Bảo-Nhật
• Hồ Văn Xuân Nhi Jr.-Cali
• Hồng Quang-USA (Giao Ðiểm)
• Ks. Ðỗ Anh Thư-San José -USA
• Lm. Nguyễn Ðình Thi-Pháp
• Ls. Nguyễn Hữu Liêm-USA
• Lê Văn Chiêu-Cali
• Lê Văn Hướng-Sj
• Lương Cần Liêm-Pháp
• Nguyễn Cao Kỳ-USA
• Nguyễn Mỹ Lý-Úc
• Nguyễn Văn Hiếu-Melbourne
• Nguyễn Xuân Hồng-Cali
• Nguyễn Xuân Thu- Melbourne
• Phan Mạnh Lương-USA
• Phan Văn Giưỡng-St Albans
• Phạm Trọng Luật-Pháp
• Phạm Văn Minh-Sydney
• Thích Giác Nhiên-Houston
• Thích Hạnh Tấn-Ðức
• Thích Mãn Giác-USA
• Thích Nguyên Hạnh-USA
• Thích Phước Huệ-Sydney
• Thích Phước Tấn-Melbourne
• Trung Dung-V.Home Group-USA
• Trần Bình Nam-Úc
• Trần Hữu Dũng-Ohio
• Trần Văn Thọ-Nhật
• Ts. Huỳnh Hữu Tuệ-Canada
• Ts. Lâm Như Tạng-Sydney
• Ts. Lê Dũng Tráng-Pháp
• Ts. Lê Quang Bình-USA
• Ts. Lê Văn Tâm-Ðức
• Ts. Nguyễn Văn Chuyển-Nhật
• Ts. Phạm Gia Thu-Canada
• Ts. Thái Kim Lan-Germany
• Ts. Trương Nguyễn Trân-Pháp
• Ts. Trần Minh Tâm-Thụy Sĩ
• Ts. Trần Tiễn Khanh-USA
• Ts. Ðỗ Hữu Tâm-Irvine
• Vĩnh Hảo-Houston
• Vũ Quang Việt-LHQ
• Vũ Ðức Vượng-San Jose
• Ðồn Thị Thanh Tâm-Úc
• Ðặng Văn Hiền-Sydney
• Bùi Văn Sơn-Norway

Ingen kommentarer: