Kỷ Niệm 20 Năm Sụp Ðổ Bức Tường Bá Linh.
Ngày 9 tháng 11/2009 là đúng 20 năm bức tường Bá Linh sụp đổ, mở đường cho sự tiêu vong của Đông Đức để nước Đức thống nhất một năm sau đó. Báo Berliner Zeitung viết rằng đó là “một ngày làm nên lịch sử”. Nhưng mà báo Tribune de Génève của Thuỵ sĩ thì lại đặt câu hỏi rằng “không hiểu gíó lịch sử có thổi thuận chiều không”. Vì rằng mới đây thì đảng CS biến thái Đức đã thắng lớn trong các cuộc bầu cử điạ phương, và những show nói về “một ngày xưa vàng son yêu dấu” rất ăn khách ở Đông Đức cũng như một cuộc thăm dò cho thấy 1/3 dân Đông Đức không nhớ ngày bức tường sụp đổ và 12% thì không muốn bỏ bức tường Bá linh. Dĩ nhiên là không thể nào căn cứ vào các con số thăm dò này để bảo rằng bức tường Bá Linh sup đổ là điều đáng tiếc. Vì rằng ở một nước như Đông Đức nằm trong quỹ đạo CS và đời sống tương đối khá giả bậc nhất trong khối CS thì con số 12% là ít. Vì không thiếu gì người đươc hưởng ân huệ của chế độ, và mất quyền lợi do sự sup đổ của bức tường và thất thế của đảng CS.
Những hình ảnh người dân Đức reo mừng, đập phá bức tường đã cho thế giới ấn tượng rằng sư sụp đổ của bức tường là kết quả của những cuộc đấu tranh quần chúng. Thưc sự, thì sự sụp đổ này có thể nói là bất ngờ, không ai biết trước, mà trong số những người bất ngờ này thì ít nhất là có thủ tướng Tây Đức lúc đó là Helmut Kohl. Vì ông Helmut Kohl đã không ở trong nước để mà chứng kiến giờ phút lịch sử này. Nói vậy, nhưng cũng chẳng nên chê ông Kohl, vì chính tổng thống Bush bố cũng thú nhận là không thấy trước sự sụp đổ của Liên Sô, và cơ quan CIA thì đã soạn một kế hoạch đối phó với sự vùng lên đáng ngại của Liên sô trong những năm trước mặt.
Có lẽ không mấy ai để ý rằng sư sụp đổ của bức tường Bá Linh là do hệ quả không ngờ của một biện pháp của Đông Đức nhằm thích ứng với tình hình Đông Âu lúc đó. Tháng 10/1989 sau khi đảng CS Hung đổi tên thành đảng Xã hội Hungary,chấp nhân đa đảng và bầu cử trực tiếp tổng thống, với quốc hội tam quyền phân lập và mở cửa biên giới, thì 200,000 dân Đông Đức đã lợi dụng cơ hội này chạy trốn ra khỏi nước. Do đó, Đông Đức đã phải đổi chính sách hạn chế di chuyển cho thích hợp với thực tế. Trong cuộc hop báo có truyền hình, khi báo chí hỏi là bao giờ chính sách áp dụng, thì ủy viên bộ chính trị Schabowski sau một chút ngâp ngừng đã trả lời “có hiệu lực ngay”. Thế là, ào ào người dân Đông Đức băng qua bức tưởng, và lính gác đứng nhìn, không bắn. Những người này không phải tất cả đều nhằm chạy trốn ra khỏi Đông Đức mà chỉ biểu lộ cái nỗi hưng phấn khi mở môt rào cản mà không mấy người muốn có. Cũng như những người Tây Đức sang bên phía đông lúc đó chỉ vì muốn bước vào cái vùng đất cấm trước đây. Những cảnh tượng này đã đi vào lịch sử, và vì thế ngày 9 tháng 11 nhiều người Đức nhớ hơn là ngày nước Đức thống nhất 3 tháng 10/1990. Bức tường đã tồn tại 28 năm, từ 1961 đến 1989 nhưng bây giờ ngay tại Bá linh nếu không tìm hỏi, có lẽ không ai còn thấy dấu tích bức tường.
Các nhà chính tri như ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, thủ tướng Brown Anh quốc, tổng thống Pháp Sarkozy, tổng thống Nga Medvedev, cựu chủ tịch Liên sô Gorbachev, cựu thủ tướng Hung gia lợi Nemeth người mở biên giới Hung dẫn đến sự sụp đổ bức tường Bá Linh vân vân đều có mặt tham dự ngày kỷ niệm. Thủ tướng Đức nói đó là “kết quả của một chuyện dài áp bức và đấu tranh chống áp bức.” Tổng thống Obama đã phát biểu rằng “không có sự chối bỏ độc tài nào rõ hơn thế, không có sự khẳng định tự do nào hơn thế”. Nhưng khách quan xét theo diễn tiến thì những hình ảnh về bức tường Bá linh là sự mừng rỡ vì nó đươc mở, chứ không phải là đấu tranh kiên quyết đổ máu như Thiên An Môn. Tiếc thay, Thiên An Môn thất bại, và các nhà chính trị không nhắc đến nhiều vì kẻ chiến thắng đang là đối tác làm ăn “hai bên đều có lợi”.
Chỉ có một người thật sự là có công đầu cho tất cả những thay đổi này là ông Gorbachev, có mặt trong buổi lễ. Và khi thủ tuớng Đức bà Merkel ca tụng ông là người giúp cho những thay đổi này xẩy ra thì đám đông quần chúng đã reo hò hoan hô. Tuy nhiên, những thay đổi không hẳn đã giải quyết mọi sự, vì Đông Đức 20 năm sau vẫn còn chậm xa so với Tây Đức, và tuy rằng bả Merkel người Đông Đức đã trở thành thủ tướng Đức. Sự khác nhau này có phải là vì cái “dấu ấn xã hội chủ nghĩa” đậm đà lên mọi người Đông Đức hay không ?
Lâm Phong
fredag 13. november 2009
Abonner på:
Legg inn kommentarer (Atom)
Ingen kommentarer:
Legg inn en kommentar