lørdag 23. mai 2009

Một Ngàn Năm Ðô Hộ Giặc Tầu

Một Ngàn Năm Ðô Hộ Giặc Tầu.

“Một ngàn năm đô hộ giặc Tầu”. Cụm từ này tưởng đã thuộc về quá khứ lịch sử. Nhưng nào ai ngờ được ngày hôm nay câu nói trên đang có nguy cơ trở thành một thực tại mà nguyên nhân đưa đến thảm trạng này không ai khác hơn là cái chế độ bán nước buôn dân Cộng sản Việt Nam.

Ba mươi bốn mùa Quốc hận 30/4 đã trôi qua với biết bao thăng trầm trên quê hương Việt Nam. Ba mươi bốn năm Mẹ Việt Nam buồn khổ nhìn những giá trị tinh thần đạo đức ngày càng băng hoại trong xã hội và con người Việt Nam. Ba mươi bốn năm Mẹ Việt Nam cay đắng nhìn con dân nước Việt bị đem đi buôn bán làm nô lệ nơi xứ người. Ba mươi bốn năm Mẹ Việt Nam xót xa phẫn uất nhìn dòng sử Việt quằn quại dưới chủ thuyết ngoại lao của kẻ bán nước âm thầm lén lút dâng đất biển của tổ tiên cho Tầu Cộng. Những Ải Nam Quan (1973), Thác Bản Giốc (1976), bản Lủng Sẻo (1992), Hoàng Sa - Trường Sa (1988) và những hiệp ước cột mốc dâng đất biển (1999-2000) vẫn chưa đủ cho đàn anh Trung Cộng mãn nguyện. Để làm vừa lòng và giúp quan thầy Trung Cộng thực hiện mộng ước đô hộ Việt Nam, ngày hôm nay những tên đầy tớ CSVN đã không ngần ngại mở cửa Tây Nguyên để cho hàng trăm ngàn dân Tầu sang khai thác Bauxite. Một hành động phản bội tổ tiên dân tộc và cũng là một tội ác lớn nhất trong lịch sử Việt Nam !

Khai thác Bô-xít ở Tây Nguyên là một hình thức cõng rắn Trung Cộng về cắn gà nhà Việt Nam. Trong khi dân tình điêu đứng trước số người thất nghiệp ngày càng gia tăng thì Nguyễn Tấn Dũng lại thản nhiên mời dân Trung Quốc sang làm việc để giật công ăn việc làm của người dân lầm than. Thêm vào đó, ngoài những thiệt hại về sự tàn phá môi sinh ảnh hưởng trầm trọng và lâu dài đến sự an nguy của dân tình cũng như những thiệt hại về kinh tế trong dài hạn cho đất nước, sự có mặt của hàng trăm ngàn người dân Tầu tại Tây nguyên là một mối nguy cơ rất lớn đối với an ninh quốc phòng. Còn một mối nguy cơ khác trầm trọng hơn nữa là thực hiện ý đồ thâm độc của Trung Cộng xử dụng chiêu bài kinh tế để mang dân họ sang VN đồng hóa dân tộc Việt Nam. Một chiêu bài “Việt Nam Hóa” chiến tranh không tốn một viên đạn để đạt đến mục đích đô hộ VN mà TQ ôm ấp thèm khát từ hơn 2000 năm qua. Chiêu bài này cũng giúp cho Trung Cộng giải quyết được vấn nạn trai thừa gái thiếu ở xứ sở họ.

Thật vậy, chính sách hạn chế sinh đẻ chỉ cho phép mỗi gia đình được quyền sanh một con đã đưa đến tình trạng gái thiếu trai thừa 320 triệu ở Trung Quốc ngày hôm nay. Để giải quyết vấn đề này, Trung Cộng cần gửi thanh niên qua Tây Nguyên lấy vợ VN. Còn về phiá VN, các cô gái nghèo khỏi cần phải rời xứ lấy chồng Đài Loan, kết hôn với anh chồng Tàu ngay trên quê hương là tiện mọi bề. Phong trào lấy chồng Trung Quốc sẽ nở rộ khắp mọi miền. Những đứa con mang hai giòng máu sẽ có nhiều xác xuất nói tiếng Tàu. Và chả bao lâu sẽ nảy sinh ra cái xã hội Tầu ngay trên đất nước Việt Nam, với những dịch vụ thương mại, trường học, nhà thương, v.v... mang bảng hiệu viết bằng chữ Tàu mọc ra như nấm. Cả vùng tây nguyên sẽ trở thành một “tiểu vương quốc” Tàu ngay trên đất nước Việt Nam. Tiểu vương quốc này ngày càng lan rộng với thời gian và chỉ cần vài thế hệ chạy theo đồng tiền là người dân Việt Nam sẽ không còn biết hay thiết tha gì đến tiếng mẹ đẻ hay văn hóa Việt Nam. Khi văn hóa Việt không còn thì đất nước VN rồi cũng sẽ chẳng còn. Và cái hiểm họa một ngàn năm đô hộ giặc Tầu sẽ có nguy cơ trở thành vĩnh viễn một khi con người VN đã đánh mất văn hóa mình.

Trong mùa tưởng niệm 34 năm Quốc Hận 30/4 năm nay, một câu hỏi cần phải được đặt ra cho mỗi người con dân nước Việt là chúng ta phải làm gì trước hiểm hoạ “một ngàn năm đô hộ giặc Tầu”. Chỉ có một câu trả lời duy nhất là chính người dân Việt phải quyết tâm đứng lên bứng tận gốc rễ nguyên đưa đến hiểm họa này là cái chế độ bán nước buôn dân Cộng sản Việt Nam. Chủ quyền độc lập của một quốc gia phải do chính dân tộc đó tự quyết mà thôi. Lịch sử nhân loại đã chứng minh điều đó. Và người dân Việt ngày hôm nay ở trong cũng như ở ngoài nước không còn sự chọn lựa nào khác hơn là phải nhận gánh lấy trách nhiệm này.

Nam Dao

Ingen kommentarer: