Có người nói, hãy để quá khứ ngủ yên. Tôi
không đồng ý, nhất là những vấn đề có liên quan tới lịch sử. Đất nước
không của riêng ai, mỗi giai đoạn lịch sử đi qua, có thăng trầm nhục
vinh. Dấu tích cũ còn đó, gắn liền với vận mệnh đất nước dân tộc. Có
những quá khứ chỉ vỏn vẹn mấy mươi năm, nhưng lại dài cả đời người.
Đường đi không hẹn vẫn gặp, không có quá khứ thì không có ngày hôm nay.
Không nhắc tới quá khứ, có những tội ác sẽ bị chôn vùi, có những hàm oan
không ai nhớ tới. Tội ác lên ngôi, giả dối hoành hành, hiền lương bị
diệt.
Như một buổi chiều nơi quán cóc nhỏ, bên
ly cà phê đắng, nghe người người bàn tán xôn xao về việc “Tưởng niệm 40
năm sự kiện Hoàng Sa.” Cộng thêm tin nóng hổi “Lễ tưởng niệm tri ân
chiến sĩ Hoàng Sa bị hủy vào giờ chót”. Trong quán, có cậu thanh niên
trẻ ngồi gần đó. Cậu nói một câu mà tôi nổi cả da “lừa”, sóng lưng lạnh
toát. Cậu nói vầy “Không có quân đội miền Bắc giải phóng năm 75 thì
không những mất Hoàng Sa mà thời gian càng kéo dài thì Trường Sa cũng bị
tướng tá Việt Nam Cộng Hòa dâng cúng cho Trung Quốc hết. Một quân đội
hèn nhát bạc nhược trước ngoại bang.” Tôi hỏi “thông tin đó ở đâu ra vậy
em ?” Cậu cười toe toét “Em nghe bạn bè trên mạng nói. Em ở trong hội
‘những người ghét phản động.’ Anh vào đó là thấy em liền, nickname của
em là…” Nghe tên hội tôi phì cười, nhưng lòng dạ bùi ngùi xót xa. Tôi
trao đổi vui vẻ với em, đưa ra những thông tin khác biệt. Em không gật
đầu đồng tình cũng không lắc đầu phản đối, chỉ lặng thinh nghe. Tôi
không rao giảng để thuyết phục em hãy tin tôi, vì đó là điều không thể.
Bản thân tôi hiểu biết tới đâu thì nói tới đó, thấy cần nói thì phải
nói, lời người anh tâm tình với đứa em vậy thôi. Bởi đứng trên quan điểm
nào cũng vậy, chỉ có sự thật mới giúp hai bên hiểu nhau hơn, đưa người
với người xích lại gần nhau hơn. Sự thật chỉ dành cho những người kiên
nhẫn, yêu sự thật ghét giả dối, cố gắng đi tìm sẽ được gặp. Dĩ nhiên
không phải kiểu yêu ghét của chú Lèo Văn Ếch.
Không riêng gì những người lính đã bỏ
mình ngoài biển khơi, mà nói chung về những người lính Việt Nam Cộng
Hòa. Những người lính đã cầm súng chiến đấu trong suốt 20 năm để bảo vệ
nửa giang sơn còn lại, sau khi đất nước bị phân chia theo Hiệp Định
Genève năm 1954. Chế độ thời Việt Nam Cộng Hòa luôn ra sức chống lại chủ
trương của cộng sản quốc tế, loài quỷ mang tham vọng nhuộm đỏ bán đảo
Đông Dương. Ông Hồ cũng là cán bộ cộng sản quốc tế từ năm 1920, được Nga
với Tầu chống lưng. Đem xương máu của đồng bào miền Bắc cống hiến cho
nghĩa vụ cộng sản quốc tế, thí mạng dân để lót đường đi. Lừa bịp dân
bằng khẩu hiệu láo toét, “đi ta đi giải phóng miền Nam”.
Bóp méo lịch sử, giỏi nhồi sọ, phải nói
cộng sản đúng là bậc thầy. Sau ngày chiếm được Miền Nam Việt Nam. Việc
đầu tiên là chúng nó đập phá tàn nhẫn nghĩa trang của quân đội Việt Nam
Cộng Hòa. Trả thù cả người nằm xuống, tồn tại trong hoang phế. Lèo Văn
Ếch còn ký sắc lệnh tận năm 2006, chuyển mục đích sử dụng, biến nghĩa
trang thành khu đất để phát triển. Thị trường bất động sản mà không sụp
thì chúng nó nhào vô giành đất với người chết từ khuya. Chúng nó còn
đuổi hết thương phế binh đang nằm trong quân y viện ra ngoài đường,
những người lính còn mang đầy thương tích chiến tranh trên thân thể. Rất
nhiều thân phận cựu chiến binh tàn phế lâm vào cảnh sống hành khất.
Những trại tù cải tạo khổ sai lưu đày, hành hạ thể xác, lăng nhục tinh
thần, gây ra cái chết cho rất nhiều người. Suốt mấy chục năm, không
ngừng hủy diệt uy danh của Quân Đội Việt Nan Cộng Hòa là lính đánh thuê,
bán nước. Lăng nhục tận cùng. Những thế hệ sau hậu chiến cứ tin như
đinh đóng cột, không dễ gì thay đổi một sớm một chiều được. Trả lại sự
thật cho lịch sử, trả lại sự thật cho những người lính Việt Nam Cộng
Hòa. Bây giờ nhìn chúng nó đối đãi với quân xâm lược phương Bắc giết dân
mình, bằng một nghĩa trang liệt sĩ Tầu nằm hoành tráng tại thị xã Mường
Lay (hoành tráng hơn cả nghĩa trang tử sĩ năm 79). Công trình tiêu tốn
đến 25 tỷ (từ tiền thuế của dân) là đủ biết chúng nó xử sự khác biệt như
nào. Ý đồ lộ rõ mồn một.
Để được thống nhất dù mất Hoàng Sa cũng
đáng, cha nội nào nói mà tôi quên tên mất. Ý nghĩa thống nhất bao giờ
nghe cũng hay, tôi thích. Anh em Nam Bắc không còn chia cắt, vui chứ sao
không vui. Nhưng thống nhất không có nghĩa là cõng rắn Tầu vào chiếm
lấy biển đảo của cha ông. Nhìn vào hiện trạng của đất nước dân tộc ngày
hôm nay, tôi cảm thấy rất buồn. Vì hai chữ thống nhất được xuất phát từ
tham vọng của một số người tha hồ lợi dụng phục vụ cho tư lợi xấu xa,
cho một chủ nghĩa bánh vẽ rất đáng sợ. Để được thống nhất, không những
mất mỗi Hoàng Sa đâu ông ơi, mà là mất ráo. Mất sạch từ vật chất cho đến
con người, một thực trạng sa lầy mọi mặt không cứu vãn được. Con đường
đi đến thống nhất không phải là con đường gieo rắc những mầm bịnh dịch
tác hại xấu từ chủ nghĩa cộng sản bạo tàn phi dân tộc đem lại.
Phải đợi đến 40 năm sau, một giai đoạn
lịch sử quan trọng mới “được” nhìn lại, người dân uổng phí ngần ấy thời
gian. Nếu được nhìn sớm thì chúng nó sẽ lộ nguyên hình càng nhanh. Việc
chúng nó tiếp tay, làm ngơ cho tầu Trung Quốc lộng hành cướp đảo chiếm
đất, tự do cướp đoạt nguồn sống của ngư dân ta, tự do bắn chết ngư dân
ta. Chúng nó hèn đến không dám nói ra tên ông cố nội của chúng nó, lập
lờ với nhân dân đó là “tầu lạ”. Lạ mà thằng Tập Cận Bình vừa hú một
tiếng, chú Sang chủ tịch xách đít trình diện liền. Tiếp tục duy trì quan
hệ “16 chữ vàng 4 tốt”, hít hà đội lên đầu mà thờ. Chúng nó còn cho
đường lưỡi bò “lạ”, lá cờ “lạ”, chữ viết “lạ” nằm “lạ” đầy trong sách
giáo khoa. Lạ là cái mả cha chúng mầy.
Chú Lèo văn Ếch vừa nói câu trước về việc
kỷ niệm 40 năm Hoàng Sa, thì câu sau đã nhấn mạnh “Bộ Chính Trị rất
quan tâm tới kỷ niệm này. Đó cũng là lợi ích của nhân dân.” Hỏi có thối
không ? Lợi ích gì ở đây ? Khi đất nước nguy biến trước ngoại xâm, dù là
lãnh đạo, dù là lính hay chỉ là người dân bình thường đều phải có trách
nhiệm, bổn phận bảo vệ như nhau. Chưa kể làm chính trị, vai trò lãnh
đạo cần phải gánh vác nặng nề hơn (chúng nó bán nước thì vừa lẹ vừa nhẹ
khỏi gánh khỏi nặng). Lũ giặc Tầu chuyên xâm lược đất nước chúng ta,
giết hại đồng bào chúng ta. Đánh với Tầu là đánh giặc ngoại xâm lăng,
khi những người lính ngã xuống, tang thương đau khổ đâu chỉ riêng ai.
Những người lính chết cho đất nước dân tộc, chứ đíu phải chết cho thằng
lãnh đạo nào. Tri ân tới những người lính đã hy sinh là việc cần phải
làm, đem trái tim ra làm. Vậy mà cũng mở mồm nói đến lợi ích. Lòng tri
ân như một món đồ được chúng nó ban tặng cho, khốn nạn vô nhân đến thế
là cùng.
Chúng nó là lũ ăn mạt phá nát, sai liên
tu bất tận. Hết sai rồi sửa, càng sửa càng sai. Chính chúng nó quay trở
lại phục hồi những gì mà trước đó chúng nó từng đạp đổ. Khi đạp đổ,
chúng nó cho là đang làm cách mạng. Chúng nó phục hồi thì cho là đang
“đổi mới”. Bất tài lại không tâm, dù loay hoay bắt chước lập lại dưới
mọi hình thức cũng thất bại. Chỉ giỏi chăm chăm giữ chặt quyền lực tuyệt
đối, tham nhũng đến thành quốc nạn. Chúng nó bị vây trong cái lòng vòng
đó, đưa cả nước xuống hố càng nhanh. Phải mất đến bao nhiêu năm, người
dân mới nhận ra được sự thối nát của chế độ độc tài bạo tàn, mới nhìn ra
được bộ mặt thật của những tên đồ tể, mới bắt đầu đi chống lại sự bạo
tàn từ nó, mới đi đòi quyền con người. Đợi chúng nó hiện nguyên hình,
phải nói là rất muộn màng. Đi một vòng lớn đến như vậy, trở lại khởi đầu
việc mà những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã làm trước đó, chiến đấu
bảo vệ cho lý tưởng tự do. Bản thân tôi thêm thấu hiểu về người lính
Việt Nam Cộng Hòa nhiều hơn, tôi thương các anh. Còn những người lính
năm 1979 nữa, các anh hy sinh thân mình để bảo vệ biển đảo quê hương.
Những thằng giặc Tầu xâm lăng đã giết chết các anh rồi. Vậy mà lũ giết
người này luôn được chính chế độ TA ra sức nịnh bợ bảo vệ luồn cúi, hèn
với giặc ác với dân. Bán biển bán đất bán rừng cho đầy túi tham. Thương
các anh mà thêm đau xót. Còn lại gì ngoài một đất nước tả tơi, một dân
tộc lầm than.
Đảng thối chúng nó mở mồm tuyên bố điều
gì là đã nghe mùi. Tôi không tin được. Chúng nó rất giỏi trò lèo lái dư
luận, nhắc lại sự kiện Hoàng Sa năm 1974 với sự kiện năm 1979 phải có
mục đích trục lợi chứ chả tử tế đâu. Lại còn giả nai lợi ích thuộc về
nhân dân. Lộ mặt thật rồi đó, cấm không xong thì đi phá đám. Chắc chúng
nó không ngờ người dân hưởng ứng nhiệt liệt tham gia quá đông. Làm phật
lòng quan thầy quá xá, méo mặt hết. Hình ảnh người dân thể hiện bằng
hành động qua hai sự kiện trên, làm chúng nó bị hố nặng, muốn dập tắt đã
muộn. Ngọn lửa yêu nước đã cháy bùng lên, nóng bỏng trong tim những
người yêu nước, tinh thần chống ngoại xâm trỗi dậy mạnh mẽ. Nhân dân
hướng về Hoàng Sa-Trường Sa, tưởng nhớ về những người lính đã hy sinh,
đồng lòng đoàn kết hơn bao giờ hết. Trả lại sự thật cho lịch sử. Dù thế
sự đổi thay, nhưng sự thật không thay đổi. Sự thật của chính nghĩa của
lẽ phải sẽ đưa lòng người về chung một hướng, sát cánh bên nhau, nắm
chặt tay nhau. Sức mạnh ở lòng người. Dù quân Tầu có đông như kiến mạnh
bạo như nào, nhưng chỉ với một Hội Nghị Diên Hồng, giặc phương Bắc bị
dân Việt ta đánh không còn manh giáp. Sợ chưa?
“…Trả lại sự thật cho lịch sử. Dù thế sự
đổi thay, nhưng sự thật không thay đổi. Sự thật của chính nghĩa của lẽ
phải sẽ đưa lòng người về chung một hướng, sát cánh bên nhau, nắm chặt
tay nhau. Sức mạnh ở lòng người…”
Govapha.
Ingen kommentarer:
Legg inn en kommentar