Lòng người Việt Nam từ lâu nay vẫn như thế. Trước khi đón chào một năm mới, một số người lúc nào cũng băn khoăn, tiếc nuối khi chia tay cùng năm củ; một số người thì hâm hở, hy vọng đón chào năm mới!
Vậy ai tiếc nuối cùng năm củ? Đó là những người ăn nên làm
ra, tựa vào thế lực đang có mà trở thành đại gia, kẻ giàu có nhờ thế lực Cộng Sản
hay dựa vào thế lực Cộng Sản. Con số này không nhiều.
Và ai hâm hở chào đón năm mới? Đó là những nạn nhân của chế độ
Cộng Sản Việt Nam; những dân oan, bị cướp, bị tước đoạt hết tài sản, kể cả cái
quyền ăn, quyền nói, quyền được làm người! Những người này ước mơ một năm mới
có Tự Do, Dân Chủ, và dân tộc thịnh vượng! Con số này thì nhiều quá. Nhiều đến
nỗi có người gọi rộng ra là cả dân tộc Việt Nam.
Đó là chuyện trong nước. Chuyện tỵ nạn Cộng Sản tại nước
ngoài thì sao?
Không giống như trong nước, người tỵ nạn Cộng Sản ngày trước
số đông vẫn còn trong tâm là tị nạn. Song cũng có những hạng người nhờ ngọn suối
thời gian rửa lòng mát lại. Lửa Từ Bi bổng
chốc sáng lòa trong người! Thôi thì ai cũng là người Việt Nam cả, nhớ làm gì
quá khứ đau buồn, hãy tay bắt mặt mừng, từ từ cùng nhau tính chuyện nước non.
Chúng ta không sửa đổi được trong một tháng, một năm, rồi cũng có ngày sửa đổi
được. Trước mắt Trung Quốc, nó chiếm Việt Nam kìa, phải cùng nhau chống Trung
Quốc đi đã! Anh em trong nước, mà mình đánh nhau, thì thằng Trung Quốc nó mang
quân qua nó chiếm cả nước mình mau hơn nữa đó! Nghe như có mật trước mũi ruồi !
Đang nhâm nhi tách cà phê sữa mà nghe nói thì ôi thôi cũng có
lý! Cái sở học này, cái khôn ngoan này, mới nghe nói thì đã biết cùng tần số với
nhau, “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” thì kẻ tung người hứng, phải rồi, phải rồi !
Ôi hải ngoại! Có người thở dài đâu đó.
Mới đây thôi, có ai trong chúng ta không biết bên cạnh Việt
Nam là xứ Cambodge ?
Người Cambodge hiền hòa làm sao. Bà con ở Sóc Trăng chắc biết
rõ hơn ai hết. Ấy vậy mà rồi thế nước lòng dân họ đã vương mình chổi dậy chứng
tỏ quyền làm người của mình. Quần chúng và Tu Sĩ hòa mình trong dòng thác để
vươn lên, chống lại cái đảng ác ôn, công an trị, đè đầu cởi cổ họ hơn ba mươi
năm rồi!.
ác vị có bằng cấp, các vị nhiều năm Tu học đứng lên, can đảm
vạch trần sự tàn ác, bốc lột của bọn tham quan, của đảng cướp Cộng Sản không có
con số đông, số nhiều! Là nạn nhân chịu khổ đau trưc tiếp mà không nhiều thì
mong chi tại hải ngoại nhiều hơn? Có thể có những đòi hỏi hay cầu nguyện âm thầm
mà chúng tôi không có cái duyên biết được? Xin cúi đầu trước các vị cầu nguyện
âm thầm, và đấu tranh không ngừng nghỉ trong bóng đêm như vậy !
Nhưng mà đầu năm nói chuyện như vầy thì không…nên !
Hãy nói chuyện cho “ có ngày mai ” một chút. Tôi nhớ đến Nguyễn Cao, sinh năm 1840, tại Bắc Ninh, người
anh hùng chống Pháp xâm lược của thế kỷ trước. Mẹ của Nguyễn Cao là một thục nữ
khí tiết vẹn toàn. Chồng mất, khi bà còn quá trẻ, bà được chồng căn dặn phải
nuôi dưỡng Nguyễn Cao học hành thành người, đến nơi, đến chốn, cho xứng đáng
dòng tộc vẻ vang! Rồi thân đơn chiếc trong xóm làng hiu quạnh đó, bà bị một tên
xàm sở đón đường, ve vản, tay hắn đã chạm phải ngực bà. Bà cho là danh tiết bị
ô quế. Từ đó, bà ẩn nhẩn trong tư thế phòng bị mỗi ngày cho đến khi Nguyễn Cao
khôn lớn, đỗ Giải Nguyên, đỗ đầu Cử Nhân. Đến đây, ước nguyện đã thành, để bảo
tồn sự trung trinh tiết liệt cùng chồng trước khi ông nhắm mắt, bà tổ chức một
buổi tiệc thịnh soạn, mời tất cả viên chức làng xóm đấn dự, gọi là mừng Nguyễn
Cao đỗ Cử Nhân. Khi rượu thịt dọn xong, mọi người vui vẻ thì bà dỏng dạc tuyên
bố lý do làm ai cũng kinh ngạc mà thán phục vô cùng. Bà kể chuyện Nguyễn Cao
đèn sách khổ cực thế nào, và bà hy sinh cho con theo lời trối trăn của chồng ra
sao, và hôm nay tất cả đã hoàn tất như ước nguyện. Sau đó, tay trái bà giựt toạt
áo ngực phơi trần nhũ hoa trinh tiết; tay mặt sẵn con dao, bà cắt đứt nhũ hoa bị
tên xàm xở chạm đến, chọi vào mắt tên khốn kíp và hết to lên,” phần nầy bị tay
ngươi xàm xỡ chạm vào làm ô uế, nay ta trọn lời thề cùng chồng, tròn bổn phận với
con, ta cắt bỏ đi để thí cho ngươi.” Nói đoạn, bà dùng dao tự tử. Thật là một nữ
nhi tiết liệt đáng để cho đời noi gương! Có bà mẹ như vậy thì liệu Nguyễn Cao sẽ
ra sao ?
Người anh
hùng Cần Vương, bị giặc bắt, và bảo ông không thức thời làm phản loạn. Ông dùng
móng tay mình tự mổ ruột phơi gan, và bảo ,”Ruột ta đây, chúng bây xem có chổ
nào gọi là phản không?” Giặc Pháp khiếp vía, ra sức chửa trị. Ông cắn lưởi tự
sát, ngày 14 tháng 04 năm 1887. Pháp vẫn
tổ chức phiên tòa kết tội tử hình. Chúng mang xác Ông chém đầu tại bãi
Dừa bên hồ Hoàn Kiếm nay là bồn nước ga xe điện Bờ Hồ (cũ)
Sĩ phu Việt Nam ngày
trước là thế đó! Tôi tin Nguyễn Cao có trong đầu mình hình ảnh Tổng Đốc Hoàng
Diệu tuẩn tiết vì không giữ được thành Thăng Long năm 1882 !
Nói chuyện ngày trước dẫn đến chuyện ngày nay.
Rồi cũng năm mới, nhìn về quê mẹ tang thương Việt Nam, trơ
xương vất vưởng bên bờ biển Đông. Ai cũng bảo bây giờ đảng viên Cộng Sản thì bỏ
đảng; tuổi trẻ trên đà đứng dậy. Mừng thay, mừng thay !
Những người Việt Nam mở mắt cùng những người trẻ chắc chắn sẽ
làm nên lịch sử cho Tự Do Dân Chủ, rồi Phú Cường. Tôi tin quá như vậy. Đọc tên
các ông anh, bà chị, các em cháu trong hàng ngủ đấu tranh dân chủ ngày càng nhiều
hơn, mà mở cờ trong bụng, bởi vì cái danh sách cứ kéo dài và dài ra mãi. Thấy
thương quá Việt Nam. Trong khoảnh khắc đó, tôi nhớ những cái tổ chức gọi tên là
Phiên Tòa. Tòa Việt Cộng mà tôi đã quen từ thời còn cắc bùm chống Pháp. Ai còn
lạ gì thứ Tòa án như vậy! Tôi muốn vắn tắt gửi những dòng chữ nầy đến những anh
trẻ tuổi và mới đây, Nguyên Kha…anh Nhật Uy…
Ôi những bước chân Phù Đổng! Bước chân Phù Đổng thời đại
chúng ta.
Nguyên Kha là Nhật Uy.
Gia đình nào có con em anh hùng đến như thế? Yêu nước đến như thế ?
Không biết bà Kim Liên có nhớ đến bà mẹ của anh hùng Nguyễn Cao ngày trước hay
không? Mẹ của Nhật Uy và Nguyên Kha, không khác gì Mẹ của anh hùng Nguyễn Cao
của chúng ta! “Hổ phụ sinh hổ tử, Lân mẫu xuất lân nhi” đúng quá! Người đàn bà
miền quê, của ruộng đồng, của lưới tôm, đánh cá, rất bình thường đó, nay đã
kiên cường vượt cả đại dương qua tận Hoa Kỳ để nói lên cái can đảm, lòng hy
sinh vì dân, vì nước của con trai mình! Bà trốn ra khỏi nước tù Việt Nam khó khăn,
khó khăn lắm; nhưng chắc không khó bằng con đường bà trở về trong những ngày
trước mặt. Tôi khâm phục, tôi khâm phục quá đi. Tôi đã xin nghiêng mình đầu hàng;
chỉ xin góp lời cỗ vũ, góp tiếng hoan hô. Những mong ai đó mở lòng, nhìn địa ngục
Việt Nam mà ngoi lên khỏi cái mức sợ hải quá đáng, cái ích kỷ nhỏ nhen. Đừng cố
chấp mãi vì bận việc xin vào Thiên Đàng hay Niết Bàn riêng tư nữa! Hãy sống và
chết hòa tan cùng dân tộc. Vui với dân tộc, và buồn với dân tộc. Đừng làm tay sai cho kẻ ác nữa. Nếu không thấy
mình đang làm tay sai cho kẻ ác thì tệ quá.
Nhưng mà để đón năm mới sao cứ miên man, chuyện riêng, canh
cánh bên lòng? Dẫu gì thì Hồn Thiêng Sông Núi cũng ra dấu hiệu hội tụ rồi. Năm
2014 vẫn được coi như năm mở mắt của của bọn gian ác, năm vùng lên của Tuổi Trẻ
Việt Nam. Và dĩ nhiên cũng hứa hẹn một trận thư hùng! Bởi nhà nước bạo quyền ra
lịnh nhả đạn vào những ai gióng lên tiếng nói cho con người, tiếng nói của
lương tri !
Vui trong lòng, mà lệ cứ hoen mi! Cứ nhớ mãi một thời, “Ăn
qua loa, đi xe cố vấn!”. Rồi thì tất cả những ai, những tôn giáo đứng thẳng
lưng đều bị chèn ép, cướp đoạt tài sản
hiện vẫn còn đang xảy ra trong nước. Những thanh niên bừng cháy lòng yêu nước
chống Trung Cộng xâm lược đều bị xử tệ,
bị tù đày nghiệt ngã, không cần phải biểu diển màn xử án ở Tòa án trò hề !
Xin chào năm mới, hy vọng và quyết tâm đẩy lùi quá khứ đen tối.
Mỗi người là một tu sĩ, không phải những tu sĩ ê a, chỉ lo đọc kinh cầu nguyện
cho riêng mình, hay đọc kinh mướn cho người, trong phòng máy điều hòa không khí;
mà là những tu sĩ, can trường, nhân đạo, chuyên viên biến cải, tạo dịp cho kẻ Ác
trở thành kẻ Thiện. Được như vậy, ôi, tôi khao khát mời mọi người tham gia.
Kết lại, tôi muốn một việc khác hơn một chút. Tôi không kính
chúc mọi người một năm mới an khang thịnh vượng như vẫn thấy người đời thương mến
chúc nhau hàng năm. Hơn thế, tôi kính chúc mọi người cả đời hạnh phúc yêu
thương. Thương mình và thương người thật sự! Rất đơn giản !
Đỗ Minh Đức.
Ingen kommentarer:
Legg inn en kommentar