Cha Trương Bửu Diệp đấng anh minh
Đoàn chiên sói đến Ngài che chở
Mục Tử hy sinh hiến mạng mình
Hiến tế dâng lên muôn của lễ
Toàn thiêu nhỏ xuống nhất trung trinh
Linh thiêng bảo trợ ai tìm đến
Khấn nguyện cầu thay đến Thánh Linh.
Cha
phanxicô Trương Bửu Diệp sinh ngày 1 tháng 1năm 1897 tại làng Tấn Đức,
nay thuộc ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới tỉnh An Giang. Thân phụ
là ông Micae Trương Văn Đặng (1860-1935), thân mẫu là bà Lucia Lê Thị
Thanh. được linh mục Giuse Sớm rửa tội ngày 2 tháng 2 năm 1897 tại họ
đạo Cồn Phước, lấy tên thánh là Phanxicô.
Năm 1904, lúc lên bảy tuổi thì mẹ mất, theo cha đến Battambang, campuchia sinh sống bằng nghề thợ mộc. Tại đây, người cha lấy bà Maria Nguyễn Thị Phước, sinh năm 1890, quê quán họ Mỹ Luông, Chợ Mới, An Giang.
Năm 1909, linh mục Phêrô Lê Huỳnh Tiền đưa cậu Trương Bửu Diệp nhập Tiểu Chủng Viện Cù Lao Giêng, xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Mãn tiểu chủng viện, thầy Diệp lên Đại Chủng Viện Nam Vang, Campuchia vì thời ấy, các họ đạo trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long đều trực thuộc Giáo phận Nam Vang.
Năm 1924, sau thời gian tu học, thầy Diệp được thụ phong linh mục tại Nam Vang, thời Giám mục Valentin Herrgott cai quản. Năm 1924-1925, linh mục Phanxi cô Trương Bửu Diệp được bề trên bổ nhiệm làm cha phó họ đạo Hố Trư, một họ đạo của người Việt sinh sống tại Kandal, Campuchia. Năm 1927-1929, ông về làm giáo sư tại Chủng Viện Cù Lao Giêng.
Tháng Ba năm 1930, Linh Mục Phanxicô Diệp về nhận nhiệm sở tại họ đạo Tắc Sậy. Trong những năm làm chính xứ, ngài đã liên kết, giúp đỡ để thành lập thêm nhiều họ đạo lân cận như: Bà Đốc, Cam Bô, An Hải, Đầu Sấu, Chủ Chí, Khúc Tréo, Đồng Gò, Rạch Rắn. Năm 1945-1946, chiến tranh loạn lạc, giáo dân phải di tản khắp nơi, linh mục bề trên của giáo phận là Trần Minh Ký ở Bạc liêu và cả người Pháp cũng gọi ngài đi lánh nạn, khi nào tình hình yên ổn thì hãy trở về họ đạo, nhưng ngài đã từ chối và trả lời:
Năm 1945, toàn dân vùng Tây Nam Bộ vùng dậy chống Pháp. Khi đó phần lớn vùng này Việt Minh vừa tiếp quản từ Nhật. Ngày 12 tháng 3 1946, ngài bị Việt Minh bắt cùng với trên 70 giáo dân của họ đạo Tắc Sậy, bị giam chung với con chiên bổn đạo trong lẫm lúa của ông Giáo Sự tại Cây Giừa. Vì bênh vực quyền lợi của giáo dân, ngài đã xin chết thay cho những người bị bắt chung, và ngài bị giải đi thay cho con chiên bổn đạo. Đem đó ngài về báo mộng và giáo dân tìm đến nơi ngài chỉ tìm thấy xác ngài ở một cái ao nhà ông Giáo Sự, với vết chém sau ót, ngang mang tai và thân xác trần truồng. Sau đó, thi hài ngài được chôn cất trong phòng thánh nhà thờ Khúc Tréo. Đến năm 1969, hài cốt được dời về nhà thờ Tắc Sậy, là nơi ngài làm quản xứ trong 16 năm.
Hàng năm, vào những ngày 11 và 12 tháng Ba dương lịch (ngày Cha Trương Bửu Diệp qua đời) là lúc rất nhiều người không kể lương giáo, từ khắp nơi đến họ đạo Tắc Sậy, một họ đạo nhỏ nay thuộc Giáo phận Cần Thơ, nằm trong địa bàn của xã Tân Phong, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, là nơi chôn cất hài cốt và di ảnh của Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp để khấn xin.
Năm 1904, lúc lên bảy tuổi thì mẹ mất, theo cha đến Battambang, campuchia sinh sống bằng nghề thợ mộc. Tại đây, người cha lấy bà Maria Nguyễn Thị Phước, sinh năm 1890, quê quán họ Mỹ Luông, Chợ Mới, An Giang.
Năm 1909, linh mục Phêrô Lê Huỳnh Tiền đưa cậu Trương Bửu Diệp nhập Tiểu Chủng Viện Cù Lao Giêng, xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Mãn tiểu chủng viện, thầy Diệp lên Đại Chủng Viện Nam Vang, Campuchia vì thời ấy, các họ đạo trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long đều trực thuộc Giáo phận Nam Vang.
Năm 1924, sau thời gian tu học, thầy Diệp được thụ phong linh mục tại Nam Vang, thời Giám mục Valentin Herrgott cai quản. Năm 1924-1925, linh mục Phanxi cô Trương Bửu Diệp được bề trên bổ nhiệm làm cha phó họ đạo Hố Trư, một họ đạo của người Việt sinh sống tại Kandal, Campuchia. Năm 1927-1929, ông về làm giáo sư tại Chủng Viện Cù Lao Giêng.
VỚI HỌ ĐẠO TẮC SẬY
Tháng Ba năm 1930, Linh Mục Phanxicô Diệp về nhận nhiệm sở tại họ đạo Tắc Sậy. Trong những năm làm chính xứ, ngài đã liên kết, giúp đỡ để thành lập thêm nhiều họ đạo lân cận như: Bà Đốc, Cam Bô, An Hải, Đầu Sấu, Chủ Chí, Khúc Tréo, Đồng Gò, Rạch Rắn. Năm 1945-1946, chiến tranh loạn lạc, giáo dân phải di tản khắp nơi, linh mục bề trên của giáo phận là Trần Minh Ký ở Bạc liêu và cả người Pháp cũng gọi ngài đi lánh nạn, khi nào tình hình yên ổn thì hãy trở về họ đạo, nhưng ngài đã từ chối và trả lời:
“ Tôi sống giữa đoàn chiên và nếu có chết cũng chết giữa đoàn chiên.
Tôi không đi đâu hết. ”
CUỘC TỬ ĐẠO CỦA VỊ MỤC TỬ NHÂN LÀNH PHANXICÔ TRƯƠNG BỬU DIỆP
Năm 1945, toàn dân vùng Tây Nam Bộ vùng dậy chống Pháp. Khi đó phần lớn vùng này Việt Minh vừa tiếp quản từ Nhật. Ngày 12 tháng 3 1946, ngài bị Việt Minh bắt cùng với trên 70 giáo dân của họ đạo Tắc Sậy, bị giam chung với con chiên bổn đạo trong lẫm lúa của ông Giáo Sự tại Cây Giừa. Vì bênh vực quyền lợi của giáo dân, ngài đã xin chết thay cho những người bị bắt chung, và ngài bị giải đi thay cho con chiên bổn đạo. Đem đó ngài về báo mộng và giáo dân tìm đến nơi ngài chỉ tìm thấy xác ngài ở một cái ao nhà ông Giáo Sự, với vết chém sau ót, ngang mang tai và thân xác trần truồng. Sau đó, thi hài ngài được chôn cất trong phòng thánh nhà thờ Khúc Tréo. Đến năm 1969, hài cốt được dời về nhà thờ Tắc Sậy, là nơi ngài làm quản xứ trong 16 năm.
HÀNH HƯƠNG:
Hàng năm, vào những ngày 11 và 12 tháng Ba dương lịch (ngày Cha Trương Bửu Diệp qua đời) là lúc rất nhiều người không kể lương giáo, từ khắp nơi đến họ đạo Tắc Sậy, một họ đạo nhỏ nay thuộc Giáo phận Cần Thơ, nằm trong địa bàn của xã Tân Phong, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, là nơi chôn cất hài cốt và di ảnh của Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp để khấn xin.
Rất nhiều ơn lạ đã nhận được, nhất là những người ngoài Công Giáo. Hình ảnh của Ngài đã được truyền đi khắp thế giới.
Cách đây hơn 10 năm khi tôi chưa biết nhiều về Cha Phanxi cô Trương Bửu Diệp, một lần tôi đến thăm một gia đình Việt Nam ngoại giáo ở Đức, thấy gia đình này treo hình của ngài nơi bàn thờ phòng khách. Và kể cho tôi nghe nhiều về những ơn nhận được từ ngài. Họ cũng hỏi tôi nhiều về ngài làm tôi mắc cở vì mình là người Công Giáo Việt Nam mà chả biết về ngài và những ơn lạ mà bao nhiêu người đã nhận được. may mà lại học được từ người ngoại giáo.
Cách đây hơn 10 năm khi tôi chưa biết nhiều về Cha Phanxi cô Trương Bửu Diệp, một lần tôi đến thăm một gia đình Việt Nam ngoại giáo ở Đức, thấy gia đình này treo hình của ngài nơi bàn thờ phòng khách. Và kể cho tôi nghe nhiều về những ơn nhận được từ ngài. Họ cũng hỏi tôi nhiều về ngài làm tôi mắc cở vì mình là người Công Giáo Việt Nam mà chả biết về ngài và những ơn lạ mà bao nhiêu người đã nhận được. may mà lại học được từ người ngoại giáo.
Trầm Hương Thơ.
Ingen kommentarer:
Legg inn en kommentar