søndag 26. januar 2014

Đảng CSVN Không Ðược Tiếm Dụng Chữ “Nhân Dân”


Tôi dám chắc không một người dân Việt Nam nào đặt mua và thấy ai vứt tờ báo Nhân Dân đâu đó mà cầm đọc. Trên các sạp báo khắp các tỉnh thành trong nước không thấy ai bày bán tờ báo Nhân Dân. Rõ ràng đây là tờ báo mà dân không thèm quan tâm. Một tờ báo chỉ thấy dân chợ dùng gói hàng, ở nhà quê, bí lắm có người dùng vào hố xí. Nhưng tờ báo Nhân Dân là tờ ngốn ngân sách nhà nước cực lớn. Đảng CSVN đã dùng tiền thuế bóc lột của dân để in báo. Họ mang tờ báo hàng ngày rải các đại sứ quán của họ khắp năm châu.

Ở trong nước họ mang báo xuống khắp hang cùng ngõ hẻm phân phát cho cán bộ đảng viên của họ. Nhưng những người được cho không ấy thường chẳng hơi đâu mà đọc. Hàng tháng họ lại đem bán cho những người “chè chai lông vịt”.

Để có tờ báo được in ra, bên cạnh phóng viên, cán bộ tòa báo, cộng với đội ngũ công nhân của một nhà máy in rất lớn và hiện đại nhất nước, báo nhân dân dùng đội ngũ đông có hàng vạn người. Để quản lý tờ báo, cán bộ lãnh đạo phải ít nhất là ủy viên trung ương đảng, trên nó là một ủy viên bộ chính trị. Ở mỗi tỉnh thành đều có cơ quan đại diện của báo Nhân Dân với trụ sở hoành tráng, ở nhiều nước trên thế giới lại có phóng viên báo Nhân Dân cắm chốt. Họ phung phí tiền của của nhân dân hàng năm có đến hàng ngàn tỷ đồng.

Nói về xuất bản báo thì đảng còn phung phí kinh khủng nữa. Ngoài tờ Nhân Dân, đảng bộ 64 tỉnh thành cũng mỗi nơi in riêng một tờ báo, cũng xuất bản cả hàng chục ngàn bản đem phân phát cũng đến hang cùng ngõ hẻm. Họ ngốn không biết bao nhiêu tiền của của nhân dân.

Chi phí cho tờ báo của đảng chỉ là cái móng tay trong một bàn tay là bộ máy cai trị của đảng (được xem như một loại chính phủ vua song song với chính phủ hành pháp của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) chi phí cho họ còn cực kỳ xa hoa, với mức lương cán bộ đảng được phụ cấp gấp đôi cán bộ dân chính.
Trong khi các tờ báo như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Sài Gòn Tiếp Thị, Pháp Luật… đều tự hạch toán lấy thu bù chi, thì các tờ báo của đảng tha hồ lấy tiền của dân in rồi cho không là rất lãng phí.

Tờ báo của đảng thì lấy tên đảng mà đặt, việc mang tên “Nhân Dân” mà dân không đọc vì nội dung của nó không thích hợp với tâm tư nguyện vọng của dân là một ngộ nhận phi pháp. Vì thế yêu cầu đảng phải đổi tên tờ báo Nhân Dân, trả chữ “Nhân Dân” cho một tổ chức mà dân tự lập ra để đặt tên cho tờ báo có nội dung bảo vệ quyền lợi cho dân trong xã hội dân sự chân chính.

Vũ Trần Hùng.


lørdag 25. januar 2014

Lịch Treo Tường Nhân Quyền 2014


Lịch Nhân Quyền đã xuất hiện ở Việt Nam! Lịch lò xo 13 tờ, giấy Couche150, in 4 màu 1 mặt, nội dung chủ yếu là một số điều cơ bản của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.

Trên tinh thần cùng góp sức để quyền con người sớm được tôn trọng đầy đủ ở Việt Nam, thân mời các bạn hãy mua Lịch Nhân Quyền để sử dụng hoặc làm quà tặng. Giá mua sẽ do chính bạn quyết định, có thể được tặng miễn phí ..... (áp dụng trong lãnh thổ Việt Nam). Toàn bộ số tiền người bán thu được để dành làm thiện nguyện.
Trân trọng,
Phong Trào Con đường Việt Nam.
Liên hệ qua email: lienhe@conduongvietnam.org

Tại California:

Với sự ủng hộ tài chính của một số bạn bè thân hữu và mạnh thường quân, Phong Trào Con Đường Việt Nam đã phát hành được một số Lịch Nhân Quyền 2014 ở California, dự tính sẽ bán để gây quỹ hỗ trợ các chương trình phổ biến giá trị Quyền Con Người đến với mọi người.
Lịch đang được bán với giá ủng hộ của $15 Mỹ kim mỗi tờ lịch tại Cali. Phong bao lìxì giá $5 Mỹ kim cho mỗi bịch-10-bao. Vì chi phí gửi lịch cao nên hiện tại chỉ có thể giao hàng cho khách hàng địa phương. Hàng sẽ có mặt tại Houston vào tuần lễ trước Tết.
Anh chị em nào có khả năng mua ủng hộ xin gửi tin nhắn vào Inbox của page Con Đường Việt Nam, hoặc gọi điện thoại số 408-772-4889, hoặc gửi email tới lienhe@conduongvietnam.org nhé.

Tại Đan Mạch / Nauy:

Có một số lượng hữu hạn (60 cuốn) lịch Nhân Quyền 2014 được bán ra tại Aalborg, Đan Mạch và Oslo, Nauy. Toàn bộ số tiền thu được dùng để gây quỹ hoạt động cho Con Đường Việt Nam, nhằm thúc đẩy quyền con người được bảo vệ và tôn trọng ở Việt Nam. Xin liên hệ số +45 6168 6133 hoặc email lienhe@conduongvietnam.org để biết thêm chi tiết.

Thông Tin.

Sức Mạnh Ở Lòng Người


Có người nói, hãy để quá khứ ngủ yên. Tôi không đồng ý, nhất là những vấn đề có liên quan tới lịch sử. Đất nước không của riêng ai, mỗi giai đoạn lịch sử đi qua, có thăng trầm nhục vinh. Dấu tích cũ còn đó, gắn liền với vận mệnh đất nước dân tộc. Có những quá khứ chỉ vỏn vẹn mấy mươi năm, nhưng lại dài cả đời người. Đường đi không hẹn vẫn gặp, không có quá khứ thì không có ngày hôm nay. Không nhắc tới quá khứ, có những tội ác sẽ bị chôn vùi, có những hàm oan không ai nhớ tới. Tội ác lên ngôi, giả dối hoành hành, hiền lương bị diệt.
Như một buổi chiều nơi quán cóc nhỏ, bên ly cà phê đắng, nghe người người bàn tán xôn xao về việc “Tưởng niệm 40 năm sự kiện Hoàng Sa.” Cộng thêm tin nóng hổi “Lễ tưởng niệm tri ân chiến sĩ Hoàng Sa bị hủy vào giờ chót”. Trong quán, có cậu thanh niên trẻ ngồi gần đó. Cậu nói một câu mà tôi nổi cả da “lừa”, sóng lưng lạnh toát. Cậu nói vầy “Không có quân đội miền Bắc giải phóng năm 75 thì không những mất Hoàng Sa mà thời gian càng kéo dài thì Trường Sa cũng bị tướng tá Việt Nam Cộng Hòa dâng cúng cho Trung Quốc hết. Một quân đội hèn nhát bạc nhược trước ngoại bang.” Tôi hỏi “thông tin đó ở đâu ra vậy em ?” Cậu cười toe toét “Em nghe bạn bè trên mạng nói. Em ở trong hội ‘những người ghét phản động.’ Anh vào đó là thấy em liền, nickname của em là…” Nghe tên hội tôi phì cười, nhưng lòng dạ bùi ngùi xót xa. Tôi trao đổi vui vẻ với em, đưa ra những thông tin khác biệt. Em không gật đầu đồng tình cũng không lắc đầu phản đối, chỉ lặng thinh nghe. Tôi không rao giảng để thuyết phục em hãy tin tôi, vì đó là điều không thể. Bản thân tôi hiểu biết tới đâu thì nói tới đó, thấy cần nói thì phải nói, lời người anh tâm tình với đứa em vậy thôi. Bởi đứng trên quan điểm nào cũng vậy, chỉ có sự thật mới giúp hai bên hiểu nhau hơn, đưa người với người xích lại gần nhau hơn. Sự thật chỉ dành cho những người kiên nhẫn, yêu sự thật ghét giả dối, cố gắng đi tìm sẽ được gặp. Dĩ nhiên không phải kiểu yêu ghét của chú Lèo Văn Ếch.
Không riêng gì những người lính đã bỏ mình ngoài biển khơi, mà nói chung về những người lính Việt Nam Cộng Hòa. Những người lính đã cầm súng chiến đấu trong suốt 20 năm để bảo vệ nửa giang sơn còn lại, sau khi đất nước bị phân chia theo Hiệp Định Genève năm 1954. Chế độ thời Việt Nam Cộng Hòa luôn ra sức chống lại chủ trương của cộng sản quốc tế, loài quỷ mang tham vọng nhuộm đỏ bán đảo Đông Dương. Ông Hồ cũng là cán bộ cộng sản quốc tế từ năm 1920, được Nga với Tầu chống lưng. Đem xương máu của đồng bào miền Bắc cống hiến cho nghĩa vụ cộng sản quốc tế, thí mạng dân để lót đường đi. Lừa bịp dân bằng khẩu hiệu láo toét, “đi ta đi giải phóng miền Nam”.
Bóp méo lịch sử, giỏi nhồi sọ, phải nói cộng sản đúng là bậc thầy. Sau ngày chiếm được Miền Nam Việt Nam. Việc đầu tiên là chúng nó đập phá tàn nhẫn nghĩa trang của quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Trả thù cả người nằm xuống, tồn tại trong hoang phế. Lèo Văn Ếch còn ký sắc lệnh tận năm 2006, chuyển mục đích sử dụng, biến nghĩa trang thành khu đất để phát triển. Thị trường bất động sản mà không sụp thì chúng nó nhào vô giành đất với người chết từ khuya. Chúng nó còn đuổi hết thương phế binh đang nằm trong quân y viện ra ngoài đường, những người lính còn mang đầy thương tích chiến tranh trên thân thể. Rất nhiều thân phận cựu chiến binh tàn phế lâm vào cảnh sống hành khất. Những trại tù cải tạo khổ sai lưu đày, hành hạ thể xác, lăng nhục tinh thần, gây ra cái chết cho rất nhiều người. Suốt mấy chục năm, không ngừng hủy diệt uy danh của Quân Đội Việt Nan Cộng Hòa là lính đánh thuê, bán nước. Lăng nhục tận cùng. Những thế hệ sau hậu chiến cứ tin như đinh đóng cột, không dễ gì thay đổi một sớm một chiều được. Trả lại sự thật cho lịch sử, trả lại sự thật cho những người lính Việt Nam Cộng Hòa. Bây giờ nhìn chúng nó đối đãi với quân xâm lược phương Bắc giết dân mình, bằng một nghĩa trang liệt sĩ Tầu nằm hoành tráng tại thị xã Mường Lay (hoành tráng hơn cả nghĩa trang tử sĩ năm 79). Công trình tiêu tốn đến 25 tỷ (từ tiền thuế của dân) là đủ biết chúng nó xử sự khác biệt như nào. Ý đồ lộ rõ mồn một.
Để được thống nhất dù mất Hoàng Sa cũng đáng, cha nội nào nói mà tôi quên tên mất. Ý nghĩa thống nhất bao giờ nghe cũng hay, tôi thích. Anh em Nam Bắc không còn chia cắt, vui chứ sao không vui. Nhưng thống nhất không có nghĩa là cõng rắn Tầu vào chiếm lấy biển đảo của cha ông. Nhìn vào hiện trạng của đất nước dân tộc ngày hôm nay, tôi cảm thấy rất buồn. Vì hai chữ thống nhất được xuất phát từ tham vọng của một số người tha hồ lợi dụng phục vụ cho tư lợi xấu xa, cho một chủ nghĩa bánh vẽ rất đáng sợ. Để được thống nhất, không những mất mỗi Hoàng Sa đâu ông ơi, mà là mất ráo. Mất sạch từ vật chất cho đến con người, một thực trạng sa lầy mọi mặt không cứu vãn được. Con đường đi đến thống nhất không phải là con đường gieo rắc những mầm bịnh dịch tác hại xấu từ chủ nghĩa cộng sản bạo tàn phi dân tộc đem lại.
Phải đợi đến 40 năm sau, một giai đoạn lịch sử quan trọng mới “được” nhìn lại, người dân uổng phí ngần ấy thời gian. Nếu được nhìn sớm thì chúng nó sẽ lộ nguyên hình càng nhanh. Việc chúng nó tiếp tay, làm ngơ cho tầu Trung Quốc lộng hành cướp đảo chiếm đất, tự do cướp đoạt nguồn sống của ngư dân ta, tự do bắn chết ngư dân ta. Chúng nó hèn đến không dám nói ra tên ông cố nội của chúng nó, lập lờ với nhân dân đó là “tầu lạ”. Lạ mà thằng Tập Cận Bình vừa hú một tiếng, chú Sang chủ tịch xách đít trình diện liền. Tiếp tục duy trì quan hệ “16 chữ vàng 4 tốt”, hít hà đội lên đầu mà thờ. Chúng nó còn cho đường lưỡi bò “lạ”, lá cờ “lạ”, chữ viết “lạ” nằm “lạ” đầy trong sách giáo khoa. Lạ là cái mả cha chúng mầy.
Chú Lèo văn Ếch vừa nói câu trước về việc kỷ niệm 40 năm Hoàng Sa, thì câu sau đã nhấn mạnh “Bộ Chính Trị rất quan tâm tới kỷ niệm này. Đó cũng là lợi ích của nhân dân.” Hỏi có thối không ? Lợi ích gì ở đây ? Khi đất nước nguy biến trước ngoại xâm, dù là lãnh đạo, dù là lính hay chỉ là người dân bình thường đều phải có trách nhiệm, bổn phận bảo vệ như nhau. Chưa kể làm chính trị, vai trò lãnh đạo cần phải gánh vác nặng nề hơn (chúng nó bán nước thì vừa lẹ vừa nhẹ khỏi gánh khỏi nặng). Lũ giặc Tầu chuyên xâm lược đất nước chúng ta, giết hại đồng bào chúng ta. Đánh với Tầu là đánh giặc ngoại xâm lăng, khi những người lính ngã xuống, tang thương đau khổ đâu chỉ riêng ai. Những người lính chết cho đất nước dân tộc, chứ đíu phải chết cho thằng lãnh đạo nào. Tri ân tới những người lính đã hy sinh là việc cần phải làm, đem trái tim ra làm. Vậy mà cũng mở mồm nói đến lợi ích. Lòng tri ân như một món đồ được chúng nó ban tặng cho, khốn nạn vô nhân đến thế là cùng.
Chúng nó là lũ ăn mạt phá nát, sai liên tu bất tận. Hết sai rồi sửa, càng sửa càng sai. Chính chúng nó quay trở lại phục hồi những gì mà trước đó chúng nó từng đạp đổ. Khi đạp đổ, chúng nó cho là đang làm cách mạng. Chúng nó phục hồi thì cho là đang “đổi mới”. Bất tài lại không tâm, dù loay hoay bắt chước lập lại dưới mọi hình thức cũng thất bại. Chỉ giỏi chăm chăm giữ chặt quyền lực tuyệt đối, tham nhũng đến thành quốc nạn. Chúng nó bị vây trong cái lòng vòng đó, đưa cả nước xuống hố càng nhanh. Phải mất đến bao nhiêu năm, người dân mới nhận ra được sự thối nát của chế độ độc tài bạo tàn, mới nhìn ra được bộ mặt thật của những tên đồ tể, mới bắt đầu đi chống lại sự bạo tàn từ nó, mới đi đòi quyền con người. Đợi chúng nó hiện nguyên hình, phải nói là rất muộn màng. Đi một vòng lớn đến như vậy, trở lại khởi đầu việc mà những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã làm trước đó, chiến đấu bảo vệ cho lý tưởng tự do. Bản thân tôi thêm thấu hiểu về người lính Việt Nam Cộng Hòa nhiều hơn, tôi thương các anh. Còn những người lính năm 1979 nữa, các anh hy sinh thân mình để bảo vệ biển đảo quê hương. Những thằng giặc Tầu xâm lăng đã giết chết các anh rồi. Vậy mà lũ giết người này luôn được chính chế độ TA ra sức nịnh bợ bảo vệ luồn cúi, hèn với giặc ác với dân. Bán biển bán đất bán rừng cho đầy túi tham. Thương các anh mà thêm đau xót. Còn lại gì ngoài một đất nước tả tơi, một dân tộc lầm than.
Đảng thối chúng nó mở mồm tuyên bố điều gì là đã nghe mùi. Tôi không tin được. Chúng nó rất giỏi trò lèo lái dư luận, nhắc lại sự kiện Hoàng Sa năm 1974 với sự kiện năm 1979 phải có mục đích trục lợi chứ chả tử tế đâu. Lại còn giả nai lợi ích thuộc về nhân dân. Lộ mặt thật rồi đó, cấm không xong thì đi phá đám. Chắc chúng nó không ngờ người dân hưởng ứng nhiệt liệt tham gia quá đông. Làm phật lòng quan thầy quá xá, méo mặt hết. Hình ảnh người dân thể hiện bằng hành động qua hai sự kiện trên, làm chúng nó bị hố nặng, muốn dập tắt đã muộn. Ngọn lửa yêu nước đã cháy bùng lên, nóng bỏng trong tim những người yêu nước, tinh thần chống ngoại xâm trỗi dậy mạnh mẽ. Nhân dân hướng về Hoàng Sa-Trường Sa, tưởng nhớ về những người lính đã hy sinh, đồng lòng đoàn kết hơn bao giờ hết. Trả lại sự thật cho lịch sử. Dù thế sự đổi thay, nhưng sự thật không thay đổi. Sự thật của chính nghĩa của lẽ phải sẽ đưa lòng người về chung một hướng, sát cánh bên nhau, nắm chặt tay nhau. Sức mạnh ở lòng người. Dù quân Tầu có đông như kiến mạnh bạo như nào, nhưng chỉ với một Hội Nghị Diên Hồng, giặc phương Bắc bị dân Việt ta đánh không còn manh giáp. Sợ chưa?
“…Trả lại sự thật cho lịch sử. Dù thế sự đổi thay, nhưng sự thật không thay đổi. Sự thật của chính nghĩa của lẽ phải sẽ đưa lòng người về chung một hướng, sát cánh bên nhau, nắm chặt tay nhau. Sức mạnh ở lòng người…”

Govapha.

Ai Về Việt Nam Ăn Tết Nên Ðọc Kỹ


Tôi không rõ bạn đọc bài này vào ngày nào, cuối năm 2013 hay đầu năm 2014, nhưng dù vào thời gian nào trên đây, cũng chưa đến Tết Nguyên Đán, xin gọi nôm na là “Tết Ta”. Trong khoảng thời gian từ “Tết Tây” đến “Tết Ta” cách nhau đúng 1tháng, rất có thể môt số bạn đọc hoặc có người nhà, bạn bè về Việt Nam thăm nhà, ít có bạn về Việt Nam du lịch bởi bạn ở nước ngoài thiếu gì chỗ để đi du lịch. Cho nên hầu hết người nước ngoài gốc Việt về Việt Nam là những cuộc viếng thăm không thể không có. Ví như các con tôi, không thể không về thăm bố. Ví như có cha mẹ, anh em đau ốm hoặc “ra đi”, không thể không về. Tuy nhiên khi đến Việt Nam, bạn vẫn có thì giờ đi thăm thú một vài nơi, đi tìm lại những kỷ niệm vàng son một thời xa xưa.

Những điều tôi sẽ tường thuật với bạn đọc trong bài này chỉ có ý nhắc nhở bạn về những điều đã và đang xảy ra mà các bạn cần đề phòng trong dịp “Tết Ta” này nếu có việc phải về Việt Nam.
Tôi không có ý nói xấu xã hội mà tôi đang sống. Tôi chỉ nhặt ra những “hạt sạn”, những “bụi bẩn” làm xấu mặt con người và làm hình ảnh xã hội Việt Nam trở nên bất an với toàn thể du khách. Hy vọng từ mỗi con người đến những cơ quan có trách nhiệm với văn hóa dân tộc nhìn rõ từng vấn đề kịp thời chấn chỉnh, đừng để mọi người dân Việt Nam cùng chịu cảnh “mất mặt” như thế nữa.

An toàn để lên hàng đầu:
Tôi dùng chữ “chặt chém” trên đây không có nghĩa đen là du khách bị mang ra chặt chém … thành từng mảnh, mà chỉ là bị tính giá “cắt cổ” ở mọi nơi, mọi lúc với mọi mánh khóe mà bạn không ngờ tới. Từ khi mua vé du lịch đến khi mua bán ở vỉa hè và ngay cả trong các cửa hàng, nhất là hàng ăn uống, hàng bán đồ kỷ niệm… Nhưng trước hết và trên hết vẫn là chuyện an toàn cho bản thân mình khi đi trên hè phố, ở khách sạn… Bởi ở những mơi đó bạn dễ bị lừa, bị cướp giật, bị hành hung và bị đủ thứ phiền toái nếu không đề phòng cẩn thận.
Nhưng trước hết và trên hết vẫn là chuyện an toàn cho bản thân mình khi đi trên hè phố, ở khách sạn… Bởi ở những bài học những năm trước đến nay vẫn còn nguyên giá trị, năm nay còn đáng sợ hơn bởi kinh tế suy thoái, thất nghiệp ngày càng nhiều nên sự liều lĩnh gia tăng, sự “liều mạng cùi” của bọn lang thang đói rách kinh niên, còn ghê gớm hơn, đó là những con nghiện ma túy đến cơn vật vã thì bất cứ chuyện gì cũng dám làm, không sợ cảnh sát, không sợ đám đông, không sợ ai cả vì giản dị là chúng không sợ chết.

Mua xăng ở cửa hàng đông người vẫn bị cướp:
Bạn đã từng biết những cô gái đi xe gắn máy loại sang bị côn đồ chặt luôn cánh tay để cướp xe; người đứng đổ xăng giữa chốn đông người, tiền để trong cóp xe cũng bị giựt nhanh như điện.
Tôi có ông bà bạn từ nước ngoài về ghé thăm nhà. Bà xã ông đã cố gắng “cải trang” thành bà già nhà quê, xách túi quà cho bà con bằng cái bao ni lông đen ngòm để chứng tỏ đó chỉ là gói hàng tầm thường. Còn ông chồng thì mặc chiếc áo blouson rộng thùng thình trong khi trời nắng nóng. Lúc vào nhà rồi, cần gọi điện thoại, ông mới móc chiếc tablet từ túi áo trong ra dùng. Các thứ vật dụng lỉnh kỉnh như đồng hồ đắt tiền cũng được giấu trong đó.
Nhìn có vẻ khôi hài, nhưng tôi hiểu đó là sự cẩn thận không bao giờ thừa. Tôi đề nghị các bạn cũng nên cẩn thận như thế mỗi khi đi trên hè phố từ Sài Gòn đến Hà Nội và ở tất cả những thành phố lớn cùng những địa danh du lịch ở Việt Nam.

Hãy cẩn thận khi bị “dàn cảnh” gây gổ giữa đường:
Đây là một “chiêu” không mới nhưng vẫn thường xảy ra. Nếu bỗng dưng bạn bị một anh hay cô nào đó đi xe đụng vào người chút xíu hoặc cũng có thể là đang cùng đi trên hè phố, tức khắc bạn bị ngay “đối phương” la ó ầm ỹ, dùng những lời lẽ tục tĩu côn đồ gây sự. Trò đểu này bây giờ thành rất thông dụng. Bạn nóng máu cãi lại là có chuyện ngay. Đó là một kiểu ăn vạ rồi bọn đàn anh đàn em xông đến trấn lột “con mồi” đã bị theo dõi từ trước mà không hề hay biết. Bạn hãy bình tĩnh mỉm cười và cho họ biết “Tôi biết manh lới của các anh rồi, để tôi gọi cảnh sát đến phân xử”. Cho nên trong máy điện thoại của bạn luôn có số của cảnh sát kể cả cảnh sát cấp cứu. Đây là vài số bạn nên có:
Số 113: Lực lượng cảnh sát phản ứng nhanh – số điện thoại 113 là số điện thoại gọi miễn phí. Có thể quay số 113 từ bất kỳ máy điện thoại nào.
Số 114: Số khẩn chữa cháy hay khi cần cứu hộ cứu nạn.
Chỉ như thế may ra bạn mới có hy vọng thoát ra khỏi bàn tay những kẻ gây sự giả vờ để cướp đoạt tài sản, bạn dằng co sẽ nguy hiểm đến tính mạng là điều rất có thể sẽ xảy ra. Trường hợp bạn chưa kịp gọi cảnh sát thì cố tránh xung đột cãi cọ, hãy để chúng “hoành hành” rồi ngay sau đó vừa tri hô vừa gọi số 113 là tốt nhất.

Đề phòng trộm cắp ( & cướp):
Ban Chiến trên Việt NamExpress kể: Có một câu chuyên hài thế này, một nhà khoa hoc phái minh ra chiếc máy bắt trộm. Mọi người đều nghi ngờ về hiệu quả của chiếc máy ,nhà khoa học bèn mang nó đi thử … Đầu tiên, ông mang nó qua Singapore. Trong một ngày chiếc máy bắt được 5 tên trộm… Sau đó ông mang máy qua Trung Quốc, kết quả thật tuyệt vời, chiếc máy bắt được 100 tên trộm… Cuối cùng,nhà khoa hoc mang chiếc máy thần kỳ sang Việt Nam. Đến cuối ngày mọi người ra kiểm tra xem máy bắt được bao nhiêu tên trộm thì… chiếc máy thần kỳ đã bị trộm lấy mất từ lúc nào không hay !
Chỉ là chuyện khôi hài nhưng nhắc nhở bạn cần đề phòng, ngay cả khi để hành lý bên chỗ ngồi. Chỉ cần sơ sảy một chút thôi, hành lý của bạn sẽ “biến mất”. Bạn cần thực hiện đúng câu “vật bất ly thân”. Nhất là khi bạn vào mua hàng, móc bóp trả tiền là có thể đã bị theo dõi hoặc bị giật như cảnh người mua xăng, để tiền trong cóp xe, mở cóp ra lấy tiền là bị giật ngay và kẻ cướp phóng mất dạng. Mời bạn đọc vài thủ đoạn của kẻ cắp ngày nay giữa Hà Nội

Những chiêu “độc” táo tợn:
Ở Hà Nội mới xuất hiện “chiêu cướp” rất táo tợn. Có phụ nữ đi xe máy dừng đèn đỏ ở ngã tư vào 8h sáng bị một thanh niên nhảy phắt lên yên xe phía sau gí dao khống chế. Hắn yêu cầu nạn nhân đến khu vực ít người qua lại rồi cướp tài sản, sau đó chuồn mất dạng.
Ngoài các thủ đoạn trên, một số tên cướp còn theo dõi những cô gái đi rút tiền ở máy ATM. Một tối tháng 9, chị Lan vừa rời máy ATM ở quận Thanh Xuân – Hà Nội, ngồi sau xe máy của bạn trai đi về hướng cầu vượt Ngã Tư Sở thì bị nam thanh niên áp sát. Bị hắn giật mất chiếc túi, chị Lan chỉ kịp ứ ớ la “cướp, cướp”. Cậu bạn đuổi theo, nhưng tên cướp đã mất dạng giữa dòng xe cộ đông đúc …

Bị cướp ngay khi ngồi trong xe hơi:
Một nữ độc giả kể lại: Khi chị dừng xe vì đèn đỏ ở ngã tư Phạm Ngọc Thạch – Chùa Bộc, một người đàn ông đi đến mở cửa trước xe chị (vì sơ ý không chốt trong). Hắn hành động thản nhiên như người chồng mở xe của vợ để lấy đồ để quên. Chị kể: “Mình bất ngờ, chưa kịp định thần thì thấy túi xách để cạnh ghế lái đã nằm trong tay hắn. Theo phản xạ, mình kéo tay giật lại, nhưng không kịp. Thế là mất tiêu cả số tiền vừa lãnh ở ngân hàng trả lương cho nhân viên”.
Một điều tra viên CA cho biết tình trạng cướp giật tại Hà Nội vẫn là vấn nạn “nổi cộm” với thủ đoạn ngày càng tinh vi và táo tợn. Các tên cướp không chỉ gây án trên đoạn đường vắng mà ra tay ngay cả trên các phố đông người.
Cảnh sát mới có khuyến cáo, không nên đeo vàng, hay trang sức để lộ liễu khiến kẻ gian nảy lòng tham. Đặc biệt, không nên nghe điện thoại khi đang chạy xe vì dễ mất tập trung, không quan sát được xung quanh.
Tất nhiên bạn không bao giờ trưng diện những món trang sức “hàng hiệu”, cần đi ăn cưới, dự tiệc, bạn hãy cất kỹ, chỉ đeo nó khi đến nơi hẹn. Tuy nhiên có một điều khó xử là bạn đang đi đường, nghe điện thoại reo. Bọn cướp giật rất thích điện thoại của các ông bà “Việt kiều”, hầu hết là loại đắt tiền và là hàng thật chính hiệu chứ không phải hàng nhái của Trung Quốc, chúng đã nhiều phen cướp phải loại ĐT nhái này, đó là lý do chúng theo khách nước ngoài khi nói chuyện trên đường phố. Hạn chế những cuộc gọi càng ít càng tốt. Nếu cần trả lời gấp, bạn nên đứng vào trong một cửa hàng, hoặc đứng trong một góc khuất và để ý những người quanh bạn. Phương tiện tốt nhất để di chuyển ở các thành phố là đi taxi.

Đi taxi cũng coi chừng taxi “lừa”, taxi “dù”:
Ngay từ khi xuống đến phi trường, bạn sẽ phải “đối đầu” với nhiều chuyện phức tạp. Tôi bỏ qua không nói đến chuyện khách “Việt kiều” bỏ ra 10 USD hay hơn nữa để qua “cửa ải” trong và ngoài phi trường. Đó là thứ chuyện từ “muôn năm cũ” nhưng vẫn còn diễn ra… bình thường cho đến nay. Tôi chỉ nói đền về nạn bắt chẹt khách khi bạn gọi taxi.
Vừa ra đến nơi đón khách quốc tế hoặc nội địa của sân bay Nội Bài hay Tân Sơn Nhất du khách sẽ gặp rất nhiều “cò” taxi trà trộn giả vờ đón khách đi theo đoàn, khách của Công ty để mời khách đi về nội thành. Nếu đi taxi có tên tuổi, niêm yết giá rõ ràng, mức giá đi từ sân bay Nội Bài đến nội thành khoảng từ 300 – 340 ngàn đồng / chuyến. Nhưng đám “cò” sẽ chào khách với giá rẻ hơn với lý do, tiện một công đi đón đoàn nhưng thừa xe nên chỉ lấy từ 200 – 250 ngàn đồng / chuyến. Có khách đi về phố Thái Hà, bị xin thêm từ 100 – 150 ngàn đồng, vin vào lý do phải vào ngõ sâu và đây không phải nội thành? ! “Kinh nghiệm bắt khách” của đám taxi dù này sẽ nhằm vào những “con mồi” là khách nói giọng tỉnh khác, khách nước ngoài ham rẻ, khi khách đã vào xe, sẽ tùy tình hình để bắt chẹt.
Điển hình là vụ việc giữa tháng 8-2013, một nữ du khách người Mỹ đi taxi từ sân bay Nội Bài đến Hà Nội đã bi lái xe ép rút 4 triệu đồng tại cây ATM. Sau ít ngày, cũng một nữ du khách bị hai thanh niên cầm biển đón khách chờ sẵn đưa lên xe về nội thành, trên đường đi, họ bắt cô rút 600 USD từ cây ATM để trả tiền xe. Đã lên tới cả trăm trường hợp môi giới, dẫn khách bị phát hiện, bàn giao cho CA nhưng một thời gian sau lại quay trở lại hoạt động như thường !
Vào đến nội thành, muốn di chuyển đi chỗ này chỗ kia, khách du lịch phải dùng taxi hoặc xích lô. Dư luận vẫn còn nóng chuyện 3 du khách người Pháp bị tài xế taxi, nhân viên khách sạn trên phố cổ Hà Nội lừa đảo, dọa giết, hay một du khách đi xích lô 1,5km phải trả 1,3 triệu đồng.

Taxi “dù” Sài Gòn còn “ác” hơn:
Tình trạng taxi dù chặt chém khách, nhất là người nước ngoài đang ngày càng trở nên thường xuyên hơn. Taxi “dù” là loại xe có “nhãn mác” của một công ty lớn nhưng là nhãn hiệu giả. Thú thật với bạn, tôi là người địa phương đi taxi thường xuyên nhưng cũng khó phân biệt được đâu là thật, đâu là giả, đâu là taxi xịn, đâu là taxi “dù”, taxi nào là taxi “nhái”. Với khách du lịch nước ngoài và kể cả người ở các tỉnh khác không thể phân biệt được các logo nhái, số điện thoại nhái, kiểu đồng phục của tài xế taxi. Khi kéo được khách lên xe rồi, các lái xe taxi dù tha hồ chặt chém, móc túi trước sự bất lực của hành khách. Cãi nhau với chúng là có cả bọn kéo đến vây kín đe dọa.
Vào tối ngày 25/ 6/ 2012, 2 du khách người Tây Ban Nha là Jose Angel Matas và Raquel Rvis đón 1 chiếc taxi ở khu vực chợ Bến Thành (Quận 1) để đi đến chợ Nguyễn Thái Bình (Quận 1). Khoảng cách giữa 2 địa điểm chỉ gần 1km.
Khi đến nơi, người tài xế taxi đã yêu cầu 2 vị khách này phải trả số tiền là 394.500 đồng đúng theo số tiền đã hiện trên đồng hồ bên trong xe taxi này. Khi nêu lên sự thắc mắc vì số tiền cước quá cao, mà khoảng cách lại quá gần, người tài xế đã không thể giải thích gì cho vị khách này.
Sau đó, để cho rõ ràng hơn, tài xế taxi còn lấy ra 1 biên lai của Mai Linh taxi để ghi ra số tiền, đưa cho 2 vị khách theo đúng số tiền đã nói lúc ban đầu. Hai vị khách đành ngậm ngùi đưa số tiền 400.000 đồng cho người tài xế bất lương nói trên. Vì du khách dọa sẽ báo Công an với hành vi của người tài xế, nên đã được “thương tình” trả lại 200.000 đồng.
Trước đó, ông Jorenson (49 tuổi, quốc tịch Úc) đón một chiếc taxi mang nhãn hiệu giống như của hãng Sài Gòn tourist từ bến tàu cánh ngầm trên đường Tôn Đức Thắng, Quận 1 (Sài Gòn) về sân bay Tân Sơn Nhất với quãng đường hơn 6 km. Khi tới nơi, ông bị tài xế đòi lấy 6 triệu đồng. Biết bị chém nhưng nhìn vẻ mặt dữ tợn của gã tài xế và đến giờ phải lên máy bay, ông phải vét sạch túi lấy 2 triệu đồng và hơn 100 đô la Úc để trả.

Vào bất kỳ hàng nào cũng nên hỏi giá trước khi ăn:
Đến chuyện vào các hàng ăn càng dễ bị chặt chém hơn. Một khách du lịch từ Sài Gòn ra Hà Nội, đã phải trả hóa đơn cho 4 con ghẹ bé bằng bàn tay kèm hai chai bia tại một quán hải sản vỉa hè phố cổ với giá gần 2 triệu đồng mà chỉ biết ngậm ngùi rút ví, vì … quên không hỏi giá trước khi ăn.
Du khách xa lạ, hỏi đường mấy anh xe ôm, bà bán hàng nước, chị bán rong là y như rằng phải mặc cả tiền nong mới chỉ đường. Vị khách này khi hỏi anh xe ôm xem quán bún đậu mắm tôm nào ngon ở gần nhất thì bị yêu cầu: “Chi hai chục ngàn sẽ chỉ rõ ràng bằng bản đồ”. Có nơi khách phải mua hàng mới được chỉ đường.
Ở nhiều nơi du khách nước ngoài chạy thục mạng vì bị “nữ quái” đeo bám xin xỏ, mời mọc, quyết không tha du khách nào ghé thăm.
Bi hài đến nỗi, một đoàn du khách người Đức đã phải tìm cách chạy thục mạng sang đường để tránh khỏi sự đeo bám của đội quân bán hàng rong.
Đấy là chuyện Hà Nội, còn Sài Gòn cũng không thiếu những trò bẫy khách

Hàng rong “bẫy” du khách ở Sài Gòn:
Nạn chặt chém, chèo kéo, đeo bám du khách hoạt động một cách ngang nhiên ở trung tâm TP Sài Gòn, Hòn ngọc của Viễn Đông. Tôi chỉ nêu vài chuyện điển hình. Chỉ cần dạo quanh các con đường gần Bưu điện Thành phố, Hội trường Thống nhất … khách sẽ nhanh chóng sập bẫy.
Thậm chí mua một trái dừa bên vỉa hè cũng bị tính giá 200 ngàn đồng, trong khi bình thường, một trái dừa tươi bán ở vỉa hè có giá cao lắm 25.000 đồng.
Hình ảnh đôi quang gánh con con vài nải chuối, miếng dứa … mang nét độc đáo rất Việt Nam được nhiều du khách yêu thích. Nhưng vì yêu thích, nhiều vị muốn được gánh thử, chụp ảnh lưu niệm, bị tính giá 10 – 20 USD, sau đó các “gánh” này thoải mái “chặt chém” với giá bán một nải chuối, một túi vài miếng dứa lên tới cả vài trăm ngàn đồng khiến du khách nhăn mặt ngỡ ngàng mà vẫn phải trả đủ.
Nạn “chặt chém” điên đảo ở các di tích Huế, Nha Trang Vũng Tàu, Bãi Cháy …
Thật ra những kiểu chặt chém du khách ở hầu hết mọi nơi đều có cùng một “phiên bản” giống nhau. Ở Huế, các khu di tích được coi là linh hồn của Văn hóa dân tộc, bãi biển Nha Trang – Vũng Tàu – Hạ Long là những nơi nổi tiếng về cảnh đẹp của đất nước cũng không thoát cảnh này.
Đi thăm Lăng Khải Định giữa cái nắng chang chang 39 – 40 độ C, nhiều du khách đã tấp vào quán giải khát đơn sơ, tranh tre mái lá ngay dưới chân lăng, trước khi leo hàng trăm bậc thang bỏng rát, uống 4 chai nước ngọt, 7 chiếc kem socola ốc quế. Khi tính tiền, chị chủ hàng hét: 360.000 đồng.
Ngay gần đó, chị bán nón, mũ phục vụ du khách cũng hét giá cao ngất ngưởng và miễn mặc cả: nón Huế bằng lá dừa mỏng manh một lớp không quai 40.000 đồng / chiếc; mũ lá 20.000 đồng / chiếc; mũ tắc kè hẹp vành 50.000 đồng / chiếc. Trong khi đó, những dân bản địa mua nón Huế một lớp 18.000 đồng / chiếc; mũ lá 8.000 đồng / chiếc; mũ tắc kè hẹp vành là 20.000 đồng / chiếc.

Đến Nha Trang thuê khách sạn vào hàng ăn bạn hãy coi chừng giá cả:
Một thí dụ như giá phòng niêm yết chỉ từ 70.000 – 200.000 đồng nhưng khách sạn thu của khách 700.000 đồng / phòng. Phòng không đạt chất lượng, máy lạnh không lạnh, nước yếu, không đảm bảo vệ sinh … khách yêu cầu sửa chữa hoặc đổi phòng nhưng không được đáp ứng.
Khi khách trả phòng để đi thuê khách sạn khác thì bị ép trả tiền 2 ngày trong khi khách mới ở 1 đêm … Không chỉ vậy, khi khách báo cơ quan Công an còn bị nhân viên khách sạn lớn tiếng đe dọa…, đó là sự việc xảy ra vào sáng ngày 7-8 tại khách sạn Thanh Thủy (số 96B Trần Phú, Nha Trang, Khánh Hòa).
Các báo đã có nhiều thông tin rợn người, tại Bãi Cháy, Đà Lạt, Nha Trang đã có nơi du khách bị đánh đến ngất xỉu. Nạn chặt chém ở Vũng Tàu đã khá nổi tiếng ngay cả với những du khách trong nước. Sở Công Thương Tỉnh Bà Rịa-Vũng đã phải cho niêm yết “sổ đen” tên 7 cửa hàng giá cả bất thường, giá trên trời giá dưới … địa ngục. Trong đó có cửa hàng Hiệp Ký.
Món ăn ở Việt Nam nhiễm độc hàng loạt
Sau cùng, xin bàn đến các loại đồ ăn thức uống ở Việt Nam vào lúc này. Đây là “báo động của cac cơ quan chức năng”. Tôi xin tóm tắt rất ngắn gọn, còn ăn hay không, tùy bạn.
- Nem chua, giò chả, pa tê không đạt chất lượng.
- Bên cạnh các loại gia súc, gia cầm không bảo đảm an toàn thực phẩm liên tiếp đưa vào Sài Gòn để tiêu thụ thì các loại thực phẩm khác phục vụ cho nhu cầu Tết như bánh kẹo, mứt, hạt dưa,… kém chất lượng cũng chen vào tràn lan và công khai tại các chợ.
- Các mẫu xét nghiệm sản phẩm rau quả, phát hiện hàn the, một loại hóa chất không được phép sử dụng trong thực phẩm. Riêng các sản phẩm thịt nguội có đến 5 mẫu không đạt, trong đó một mẫu patê không đạt về chỉ tiêu natri benzoat; hai mẫu giò chả, hai mẫu nem chua không đạt về chỉ tiêu natri benzoat và polyphosphate.
- Mứt dừa làm từ dừa phế thải, ô-mai lẫn trong khói bụi
- Thịt ngựa giả thịt bò ở châu Âu
- Bún, phở chứa chất tẩy trắng huỳnh quang
- Trà chanh, nước mía vỉa hè nhiễm khuẩn, độc tố kim loại
- Phù phép thịt heo thối thành thịt bò khô…
Trên đây chỉ là những sự việc đáng buồn không chỉ cho ngành du lịch Việt Nam mà người Việt Nam nào cũng cảm thấy đau lòng. Dường như thời đại này “văn hóa xấu hổ” không còn chỗ đứng.

Văn Quang.

Chúc Mừng Năm Mới Giáp Ngọ 2014


Nhân Dịp Tết Ðến
Kính Chúc Quý Vị Cùng Gia Ðình
Một Năm Mới An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý 



TM. BÐH
Những Sự Thật.

torsdag 23. januar 2014

Thơ vui: Chàng Và Nàng


Chàng

Chiều chiều bìm bịp kêu chiều
Lấy vợ thì cũng lấy liều mà thôi 
Ban ngày làm việc tả tơi 
Ban đêm hầu vợ, phận tôi đêm trường
Nằm chung thì bảo chật giường
Nằm riêng lại bảo...tơ vương con nào 
Lãng mạng thì bảo tào lao 
Đứng đắn lại bảo người sao hững hờ
Khù khờ...thì bảo giai tơ
Khôn lanh thì bảo...hái mơ bao lần 
Cả đời cứ mãi phân vân
Tơ lòng con gái biết mần sao đây.
 
* * * * * 
Nàng
 
Chiều chiều tiếng vịt kêu chiều 
Lấy chồng chi để trăm điều đắng cay 
Ban ngày nằm ngủ bảo
​...​
phơi
​... ​
​(?)​
 
Ban đêm nằm ngủ: “Mình ơi, trả bài”
Thẳng băng thì bảo sân bay
Lớn quá thì phán: “Mặt này, chúa dâm”
Gầy thì chồng bảo cây tăm
“Phì nhiêu “thì ổng lầm bầm: “Cái lu”
Nhiều con bảo: “Đẻ như gà”
Không con thì bảo: “Tại bà không chăm”
Đầu năm khấn nguyện lăm răm
Kiếp sau làm kiếp con tằm sướng hơn.
 
TTS.

Cười Thấm Thía


Đọc truyện cười, đôi khi không chỉ là để cười, để thư giãn. Mà có thể, đằng sau những mẩu chuyện ấy là một bài học, một thông điệp đến từ cuộc sống.

Câu chuyện thứ nhất: Một cậu học trò lớp ba viết rằng cậu muốn trở thành một diễn viên hài trong bài tập làm văn của mình. Thầy giáo Việt Nam phê: "Không có chí lớn", còn thầy giáo người nước ngoài nói: "Thầy chúc em mang tiếng cười cho toàn thế giới".
Là người lớn, chúng ta nên khuyến khích, cổ vũ hơn là đặt ra những yêu cầu quá cao đối với trẻ con. Hơn thế, chúng ta hãy mở rộng khái niệm thành công để trẻ con thoải mái tung đôi cánh ước mơ của mình.

Câu chuyện thứ hai: Ăn cơm xong, mẹ và con gái rửa chén bát trong bếp, bố và con trai ngồi xem ti vi. Bỗng nhiên có tiếng đổ vỡ dưới bếp, sau đó im bặt. Con trai nói: "Con biết chắc mẹ vừa làm bể chén bát", bố hỏi: "Tại sao con chắc như thế?", con trai trả lời: "Vì không nghe tiếng mẹ la".
Chúng ta luôn đánh giá người khác và đánh giá bản thân qua những tiêu chuẩn nào đó, thường khó khăn với người khác nhưng lại rất dễ dãi đối với mình.

Câu chuyện thứ ba: Người ăn mày nói: "Bà có thể cho tôi xin một ngàn không?", người qua đường trả lời: "Nhưng tôi chỉ có năm trăm", người ăn mày bảo: "Vậy bà thiếu tôi năm trăm nhé".
Nhiều người trong chúng ta luôn cho rằng ông trời mắc nợ mình, cho mình không đủ, không tốt nên lòng tham đã che mất thái độ biết ơn.

Câu chuyện thứ tư: Người vợ đang nấu ăn trong nhà bếp, người chồng đứng bên cạnh nhắc nhở: "Cẩn thận, coi chừng khét!", "Sao em bỏ ít muối thế?, "Ơi kìa, nước đã sôi rồi, em cho thịt vào đi". Người vợ bưc bội: "Anh làm ơn đi ra ngoài giùm em! Em biết nấu ăn mà!". Người chồng mỉm cười: "Ừ, có ai bảo em không biết nấu ăn đâu. Anh chỉ muốn em hiểu được cảm giác của anh như thế nào khi đang lái xe mà em ngồi bên cạnh cứ lải nhải".
Học cách thông cảm người khác không khó, chỉ cần chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh của người khác.

Câu chuyện thứ năm: A nói với B: "Khu nhà tôi vừa dọn về một ông hàng xóm bất lịch sự. Tối hôm qua, đã gần một giờ sáng rồi mà ông ta còn qua đập cửa nhà tôi rầm rầm". B hỏi: "Thế anh có báo cảnh sát không?". A trả lời: "Không, tôi mặc kệ ông ta, xem ông ta như thằng điên vì lúc ấy tôi đang tập thổi kèn saxophone".
Chuyện gì cũng có nguyên nhân, nếu biết trước lỗi của mình thì hậu quả sẽ khác đi. Tuy nhiên, chúng ta lại thường ít khi thấy mình sai, nhưng lại dễ dàng thấy người khác sai.

Câu chuyện thứ sáu: Hai cha con đi ngang qua một khách sạn 5 sao. Trông thấy một chiếc xe hơi xịn rẽ vào, cậu con trai nhận xét: 
-Những người ngồi trên chiếc xe ấy đều có trình độ học vấn rất thấp! 
Người cha ôn tồn đáp lại: 
-Người vừa phát biểu câu ấy là người hiện trong túi không có lấy một đồng xu!
Con người thường có thái độ "ghen ăn tức ở", khi nói ra điều gì, nhận xét việc gì đều thể hiện trình độ của mình.

Câu chuyện thứ bảy: Có hai đoàn khách nước ngoài đến th
​ ăm một địa điểm du lịch sinh thái. Do trời mưa nên đường dẫn vào khu "Kỳ hoa dị thảo" lầy lội. Người hướng dẫn của đoàn thứ nhất bảo: "Xin lỗi quý khách, chúng ta không thể đi tiếp". Còn người hướng dẫn đoàn thứ hai suy nghĩ một chút rồi nói: "Để quý khách thấy rằng việc tìm kiếm kỳ hoa dị thảo khó khăn như thế nào, Ban giám đốc công ty đã cố tình tạo con đường lầy lội cho quý khách có thêm cảm xúc thực tế".
Hoàn cảnh khác nhau, quan điểm khác nhau sẽ nhìn một sự vật không giống nhau. Tư tưởng kỳ lạ như thế đấy bạn ạ! Nếu bạn chịu suy nghĩ thì quyền quyết định hoàn cảnh nằm trong tay bạn.

Câu chuyện thứ tám: Một phụ nữ vào tiệm kim hoàn, trông thấy hai chiếc vòng đeo tay giống nhau như đúc, một chiếc giá 2 triệu, một chiếc giá 20 triệu. Không chần chừ, bà ta liền lấy chiếc 20 triệu vì nghĩ rằng đắt tiền chắc chắn sẽ là đồ tốt. Khi vừa quay lưng bước đi, nhân viên nói với nhau: "Không ngờ chỉ vì đính sai bảng giá mà chúng ta lời đến 18 triệu đồng!".
Hãy xem, lắng nghe và kiểm định. Đó là lời khuyên trong câu chuyện này. Có nhiều thứ tưởng vậy, thấy vậy, nghe vậy mà không phải vậy, đừng vì chủ quan, tin vào suy nghĩ của mình mà lầm to.


Câu chuyện thứ chín: Hai vợ chồng vào xem triển lãm tranh của các họa sĩ trẻ, trong đó có một bức tranh của con trai họ. Người vợ đi rất nhanh, mắt chỉ kịp lướt vào tên của tác giả ở mỗi bức tranh. Một lúc sau không thấy chồng, người vợ quay lại tìm. Người chồng đang đứng trước một bức tranh say sưa ngắm nhìn. Bức tranh ấy, lúc nẫy người vợ đã xem qua. Bà bực bội nói: "Ông đứng đó làm gì vậy? Sao không đi tìm bức tranh của con mình?". Người chồng quay sang nhìn vợ: "Đây là tranh của con mình nè, nó quên ký tên trên bức tranh".

Trong cuộc sống, có người chỉ lo chạy băng băng nên đã không thể tìm thấy thứ mình cần tìm, đánh mất cơ hội được thưởng thức hoa nở hai bên đường.

Câu chuyện thứ mười: Tại buổi lễ tốt nghiệp ở một trường cấp hai, thầy hiệu trưởng đọc tên học sinh xuất sắc nhất trong năm học. Đọc đến lần thứ ba mà vẫn không thấy ai đi lên sân khấu. Thầy hiệu trưởng nhìn xuống, hỏi cậu học sinh xuất sắc đang bình thản ngồi bên dưới: 
-Em không nghe thầy gọi tên à? 
Cậu học sinh đứng lên, lễ phép: 
-Dạ, thưa thầy em đã nghe. Nhưng em sợ các bạn chưa nghe thấy ạ!
Danh và lợi đã vô tình trở thành chiếc lồng nhốt chúng ta vào trong ấy. Chúng ta luôn giáo dục con em mình phải cố gắng học thật giỏi, phải trở thành nhân vật xuất sắc nhất nhưng lại ít khi dạy các em tính khiêm tốn.

TTS.

ÂM MƯU THÂM ĐỘC CỦA VIỆT-CỘNG


CỜ VÀNG VÀ CỜ ĐỎ “SÁNH VAI” TẠI HẢI NGOẠI
MỘT ÂM MƯU THÂM ĐỘC CỦA VIỆT-CỘNG

Cộng đồng người Việt tại hải ngoại được hình thành bởi hàng triêu người đã liều chết vượt thoát khỏi chế độ cộng sản đi tìm tự do sau ngày việt-cộng cưỡng chiếm miền Nam (30-4-1975), áp đặt một chế độ tàn ác, phi nhân, phi nghĩa lên cả nước. Biểu tượng của chế độ này là lá cờ Máu, Cờ Đỏ Sao Vàng của chúng. 

Trong cuộc vượt thoát vĩ đại chưa từng thấy của người Việt trốn chạy cộng sản, đã khiến hơn nửa triêu người vùi thây nơi biển cả, gục chết trong rừng sâu và biết bao thảm cảnh cha mất con, vợ xa chồng, gia đình chia ly, tan nát, tù đầy … là thái độ và hành vi chính trị; là bầy tỏ lập trường chính trị rõ rệt không chấp nhân chế độ và lá cờ Máu của VC.

Từ đó đến nay, việt-cộng và bọn tay sai tại hải ngoại đã tốn không biết bao tiền bạc, công sức để thực hiện các cuộc hội thảo, hội luân; các buổi trình diễn, triển lãm văn hóa, văn nghệ, và bầy ra hết nghị-quyết này đến quyết-nghị khác để thực hiện ý đồ nhuộm đỏ cộng đồng người Việt bằng việc treo cờ Máu khắp nơi có người Việt sinh sống. Nhưng cho tới nay,  mọi ý đồ của bọn chúng vẫn không thể đạt được. Lá cờ Máu, Cờ Đỏ Sao Vàng  vẫn chỉ có thể xuất hiện trong các “hang-ổ” như tòa đại sứ hay các lãnh sự quán của chúng mà thôi. Điển hình là việc treo cờ Máu và hình Hồ tặc của tên Trần Trường tại Nam Ca-li, đã bị hàng chục ngàn đồng hương tỵ nan biểu tình phản đối. Cũng như việc treo cờ Máu tại một trường đại học ở Arlington, Texas năm 2006, bị gần 5 ngàn người Việt các nơi đổ về biểu tình, và một cuộc biểu tình khác tại Nam Cali với hơn 4 ngàn người chống đối buổi trình diễn văn nghệ của tên  việt-cộng-con Đàm Vinh Hưng là hành động thể hiện quyết tâm chống Cộng. 

Các phái đoàn việt-cộng qua Mỹ hoặc các quốc gia tự do của Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng và các giới chức cao cấp việt-cộng thăm viếng, tuyên truyền vận động đầu tư đều bị hàng trăm, hàng ngàn đồng bào tỵ nạn tại các địa phương với rừng Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ biểu tình đả đảo. Bọn chúng luôn phải trốn chui, trốn lủi như quân ăn trộm. Phải ra vào bằng cửa hậu ở những buổi tiếp tân, những nơi hội họp chẳng còn thể thống và danh dự của cái gọi là “Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN”.

Nhưng  thời gian gần đây, lợi dụng lòng yêu nước của người dân trong và ngoài nước chống đối Trung Cộng lấn chiếm lãnh thổ và lãnh hải của VN, đặc biệt là Hoàng Sa và Trường Sa. Việt-Cộng đã không từ bỏ dịp này. Chúng tung ra chiến dịch thăm dò, vận động cờ vàng và cờ đỏ cùng nhau “sánh vai” chống Trung Cộng tại hải ngoại, đã được một đám nằm vùng và các tổ chức tay sai thực hiện bằng cách rỉ tai, hô hào trên đài, trên báo, và có kẻ còn làm “thống kê” có tới 46% người Việt hải ngọai đồng ý đoàn kết, hoà giải, hoà hợp với VC để chống Trung Cộng. Mục đích của chúng là muốn  “trộn trấu” giừa đen và trắng; giữa chính và tà; giữa thiện và ác, giữa ngọn cờ giữ nước và ngọn cờ bán nước, hòng che dấu những tội “trời không dung đất không tha” của bọn chúng. Và nếu ngọn cờ Máu được ngang nhiên giương lên trong các cuộc biểu tình cùng với cờ Vàng thì người dân tỵ nạn cộng-sản lâu dần sẽ quen mắt. Lá cờ này sẽ có thể công khai treo trên một khu phố, một cơ sở thương mại, hoặc cắm trên xe chạy mọi nơi, mọi chỗ. Chính quyền sở tại lúc đó sẽ coi cờ vàng, cờ đỏ như nhau mà chẳng cần tốn công, tốn sức ban hành nghị-quyết thừa nhận lá cờ của chúng ta là cờ của chính nghĩa, cờ của đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền của người Việt.

Rất may là người dân trong và ngoài nước đều đã biết mánh lới gian manh của VC. Biết cái đảng và nhà nước CS đã dâng hiến một phần lãnh thổ và lãnh hải, trong đó có cả Hoàng Sa và Trường Sa cho quan thầy Trung Cộng, qua công hàm của tên Thủ vẩu Phạm Văn Đồng ký vào năm 1958,  và Hiệp-Ước biên giới Việt-Hoa vào năm 2000, nhường một phần lãnh thổ biên giới phía Bắc, trong đó có Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan, một khúc sông Kỳ Cùng v.v….

Mới đây ngày 18-1-2014, việc Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ “sánh vai” cùng Cờ Đỏ Sao Vàng tại buổi lễ tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa và biểu tình phản đối Trung Cộng tại Hamburg – CHLB Đức chỉ là một trò gian trá, bịp bợm do đám tay sai VC thực hiện, để phục vụ nghị quyết 36 của chúng, là giương cao lá Cờ Máu được tung bay tại hải ngoại.

Còn nếu hành động giương cờ Máu cùng với cờ Vàng trong bất cứ trường hợp nào do những người mang danh Việt Quốc Gia chủ xướng thì chỉ là hành động dại dột, ngu xuẩn. Họ phải nhớ rằng lá Cờ Đỏ Sao Vàng là  cờ của oan khiên, nghiệt ngã, đọa đầy, đẫm máu người dân Việt. Lá cờ này là nguyên nhân, thủ phạm của sự bán nước và sắp sửa mất nước gần kề.

Nếu VC thực tâm muốn hòa hợp hoà giải với người Việt hải ngoại thì chúng đã không ngăn cấm, đàn áp, phá rối những buổi lễ tưởng niệm và vinh danh các chiến sĩ VNCH đã hy sinh bảo vệ Hoàng Sa vào năm 1974 của người dân Đà Nẵng, Saì-Gòn và Hà-Nội trong những ngày 17, 18,19 tháng 1 vừa qua.

Cho nên chúng ta đừng bao giờ tin VC mà mắc mưu bọn chúng.
Đừng lấy cờ chánh nghĩa “sánh vai” cùng cờ phi nghĩa.
Đừng đem cờ của người yêu nước nhập chung cùng cờ của kẻ bán nước.
Hãy vạch trần âm mưu, thủ đoạn và bẻ gẫy kế hoạch “trộn trấu” cờ Vàng và cờ Đỏ tại hải ngoại của VC.

Từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, trong bất kỳ cuộc chiến nào cũng không thể có hai lá cờ đối nghịch cùng giương lên trên một đất nước. Cờ Máu của VC không thể ngang- bằng Cờ Vàng chính nghĩa dân tộc đối với cộng đồng người Việt Quốc Gia hải ngoại.

Chúng ta phải quyết tâm bảo vệ và không làm hoen-ố Cờ Vàng. Lá cờ này không những là biểu tượng cho chính nghĩa tự do cuả cả dân tộc, mà còn là linh hồn cho công cuộc đấu tranh bền bỉ, chính đáng của chúng ta để quang phục quê hương, cùng với đồng bào trong nước giải trừ chế độ CS. Đem lại dân chủ, nhân quyền  và sự toàn vẹn lãnh thổ cho toàn dân VN./.

Ngô Xuân Tâm.

mandag 20. januar 2014

Tôi Gọi Họ Là Anh Hùng


Cứ mỗi độ xuân về, đã gần 40 năm qua chúng ta thường được nghe những luận điệu lặp lại của những người cộng sản chuyên nghề ngậm máu phun người và làm thí ít mà báo cáo láo thì nhiều về cái gọi là “Chiến thắng lẫy lừng” thì tôi lại phải xuống bút.

Có lẽ tôi không cần phải nói lại về bản thân tôi vì tôi chẳng có cái gốc “Ngụy” để mà đi “chống phá” cách mạng. Nhưng tôi thấy cần phải luận anh hùng với đôi dòng để bạn đọc thấy trong cuộc chiến mà Bên thắng cuộc đã được đặt vào thế “tất nhiên phải thắng” thì không thể đem thành bại ra mà luận anh hùng.

Tại sao tôi nói như vậy? Vì trong cuộc chiến phi nghĩa mà cộng sản gây ra khiến nhân dân điêu linh thì kẻ thắng đã được đặt vào thế “được thắng, còn người “thua” thì thực tế họ không thua mà họ đang thắng trong lòng chúng tôi, những người dù sinh sau đẻ muộn.

Một chế độ nào cũng có những khuyết điểm, Việt Nam Cộng Hòa không là ngoại lệ, nhưng ở chế độ đó con người đúng nghĩa là con người, ở đó con người không phải con vật, con thú cho nhà cầm quyền muốn làm gì thì làm như chế độ tôi đang phải sống.

Nói như vậy để chúng ta thấy rằng tôi không có ý ca ngợi VNCH một cách vô lý. Trong con mắt của tôi, đó là một chế độ đáng sống hơn vạn lần so với cộng sản ngày nay. Và nếu được cho lựa chọn thì tôi sẽ quay ngược thời gian về làm người lính VNCH – vì với tôi họ là “Anh Hùng”!

Đã  gần 40 năm sau cuộc chiến mà ở đó những người anh hùng đã gục xuống vì chính nghĩa. Họ đã gãy súng nhưng họ thực sự là anh hùng. Hãy bình tĩnh nhìn lại họ để xem những gì tôi gọi họ - những người lính VNCH là anh hùng có gì sai không ?

Thứ nhất, tôi đã chứng minh rằng: VNCH không phải là “ngụy” và những người lính VNCH phải gục ngã vì họ bị ép phải thua và không còn khả năng để chiến đấu. Họ không thể dùng tay không đánh nhau với đoàn quân đông đảo có vũ khí, đạn dược áp đảo đang tiến theo thế cờ chính trị. Như vậy họ không phải là những người bại trận. Trên thực tế họ bị ép phải “thua”.

Thứ hai, với khẩu hiệu “tổ quốc – danh dự - trách nhiệm” thì quân lực VNCH đã chiến đấu cho tự do miền nam hơn 20 năm trời. Họ không phải là những kẻ đi gây chiến, xâm lược nước khác, khủng bố như cộng sản. Vậy cớ sao họ vì an ninh, vì quốc gia mà chiến đấu không thể gọi họ là anh hùng ?

Thứ ba, nhìn lại cuộc chiến VNCH và VNDCCH thì ai cũng thấy gương của những ông tướng dám tuẫn tiết theo thành như trường hợp của tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng... Vậy ai còn có thể nói quân lực có những người anh hùng đó không anh hùng? Dám chết cho lý tưởng của mình, dám chết vì thấy rằng mình dù bị ép thua nhưng cũng có trách nhiệm trong nỗi đau đó có thể gọi là anh hùng không? Có! Rất xứng đáng gọi họ là những anh hùng.

Thứ tư, khi so sánh với quân đội nhân dân VN hiện nay tôi càng thấy sự khác biệt của những người anh anh hùng và những kẻ “tự phong anh hùng”. Nếu quân lực VNCH có Ngụy Văn Thà và đồng đội sẵn sàng hi sinh vì biển đảo tổ quốc thì quân đội nhân dân cộng sản không dám “ho” một tiếng với Trung cộng bắn ngư dân và con “tri ân” giặc như một đứa con nít đang xu nịnh đám giang hồ mất nết. Vậy ai là anh hùng các bạn cũng đã biết rồi chứ ?

Thứ năm, sau khi cuộc chiến kết thúc, hàng triệu người lính VNCH còn kẹt lại ở VN chịu thương tật, không ai giúp đỡ, không có lương hưu nhưng họ vẫn sống thẳng thắn và điềm đạm. Trong khi đó quân đội cộng sản tự cho mình là anh hùng thì lại vì cái sổ hưu mà đang cố bám lấy cái đảng khủng bố, độc tài và chịu làm thân nô lệ cho Tàu. Vậy ai là anh hùng? Xin giành sự suy ngẫm này cho chính các vị tướng già quân đội cộng sản.

Còn rất nhiều bằng chứng nhưng tôi xin chỉ nêu 5 điều chính cho thấy những người mà tôi gọi là anh hùng – những người lính VNCH là hoàn toàn có cơ sở. Cuộc chiến mà họ phải thua dù họ có chính nghĩa không có ý nghĩa. Điều ý nghĩa đọng lại cho mãi sau này đó là họ đã từng là những người anh hùng, họ xứng đáng được tôn vinh và quan trọng hơn họ đang thắng trong cuộc chiến trong lòng con dân Việt Nam !

Xin ngả mũ tri ân những người lính VNCH - Những người anh hùng - Những người đã đặt nền móng cho ý chí không chịu khuất phục cộng sản khát máu !

Ðặng Chí Hùng.


Những Dòng Chữ Cho Ngày Đầu Năm


Lòng người Việt Nam từ lâu nay vẫn như thế. Trước khi đón chào một năm mới, một số người lúc nào cũng băn khoăn, tiếc nuối khi chia tay cùng năm củ; một số người thì hâm hở, hy vọng đón chào năm mới!

Vậy ai tiếc nuối cùng năm củ? Đó là những người ăn nên làm ra, tựa vào thế lực đang có mà trở thành đại gia, kẻ giàu có nhờ thế lực Cộng Sản hay dựa vào thế lực Cộng Sản. Con số này không nhiều.

Và ai hâm hở chào đón năm mới? Đó là những nạn nhân của chế độ Cộng Sản Việt Nam; những dân oan, bị cướp, bị tước đoạt hết tài sản, kể cả cái quyền ăn, quyền nói, quyền được làm người! Những người này ước mơ một năm mới có Tự Do, Dân Chủ, và dân tộc thịnh vượng! Con số này thì nhiều quá. Nhiều đến nỗi có người gọi rộng ra là cả dân tộc Việt Nam.

Đó là chuyện trong nước. Chuyện tỵ nạn Cộng Sản tại nước ngoài thì sao?
Không giống như trong nước, người tỵ nạn Cộng Sản ngày trước số đông vẫn còn trong tâm là tị nạn. Song cũng có những hạng người nhờ ngọn suối thời gian rửa lòng  mát lại. Lửa Từ Bi bổng chốc sáng lòa trong người! Thôi thì ai cũng là người Việt Nam cả, nhớ làm gì quá khứ đau buồn, hãy tay bắt mặt mừng, từ từ cùng nhau tính chuyện nước non. Chúng ta không sửa đổi được trong một tháng, một năm, rồi cũng có ngày sửa đổi được. Trước mắt Trung Quốc, nó chiếm Việt Nam kìa, phải cùng nhau chống Trung Quốc đi đã! Anh em trong nước, mà mình đánh nhau, thì thằng Trung Quốc nó mang quân qua nó chiếm cả nước mình mau hơn nữa đó! Nghe như có mật trước mũi ruồi !

Đang nhâm nhi tách cà phê sữa mà nghe nói thì ôi thôi cũng có lý! Cái sở học này, cái khôn ngoan này, mới nghe nói thì đã biết cùng tần số với nhau, “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” thì kẻ tung người hứng, phải rồi, phải rồi !

Ôi hải ngoại! Có người thở dài đâu đó.
Mới đây thôi, có ai trong chúng ta không biết bên cạnh Việt Nam là xứ Cambodge ?
Người Cambodge hiền hòa làm sao. Bà con ở Sóc Trăng chắc biết rõ hơn ai hết. Ấy vậy mà rồi thế nước lòng dân họ đã vương mình chổi dậy chứng tỏ quyền làm người của mình. Quần chúng và Tu Sĩ hòa mình trong dòng thác để vươn lên, chống lại cái đảng ác ôn, công an trị, đè đầu cởi cổ họ hơn ba mươi năm rồi!. 
ác vị có bằng cấp, các vị nhiều năm Tu học đứng lên, can đảm vạch trần sự tàn ác, bốc lột của bọn tham quan, của đảng cướp Cộng Sản không có con số đông, số nhiều! Là nạn nhân chịu khổ đau trưc tiếp mà không nhiều thì mong chi tại hải ngoại nhiều hơn? Có thể có những đòi hỏi hay cầu nguyện âm thầm mà chúng tôi không có cái duyên biết được? Xin cúi đầu trước các vị cầu nguyện âm thầm, và đấu tranh không ngừng nghỉ trong bóng đêm như vậy !

Nhưng mà đầu năm nói chuyện như vầy thì không…nên !
Hãy nói chuyện cho “ có ngày mai ” một chút. Tôi nhớ đến Nguyễn Cao, sinh năm 1840, tại Bắc Ninh, người anh hùng chống Pháp xâm lược của thế kỷ trước. Mẹ của Nguyễn Cao là một thục nữ khí tiết vẹn toàn. Chồng mất, khi bà còn quá trẻ, bà được chồng căn dặn phải nuôi dưỡng Nguyễn Cao học hành thành người, đến nơi, đến chốn, cho xứng đáng dòng tộc vẻ vang! Rồi thân đơn chiếc trong xóm làng hiu quạnh đó, bà bị một tên xàm sở đón đường, ve vản, tay hắn đã chạm phải ngực bà. Bà cho là danh tiết bị ô quế. Từ đó, bà ẩn nhẩn trong tư thế phòng bị mỗi ngày cho đến khi Nguyễn Cao khôn lớn, đỗ Giải Nguyên, đỗ đầu Cử Nhân. Đến đây, ước nguyện đã thành, để bảo tồn sự trung trinh tiết liệt cùng chồng trước khi ông nhắm mắt, bà tổ chức một buổi tiệc thịnh soạn, mời tất cả viên chức làng xóm đấn dự, gọi là mừng Nguyễn Cao đỗ Cử Nhân. Khi rượu thịt dọn xong, mọi người vui vẻ thì bà dỏng dạc tuyên bố lý do làm ai cũng kinh ngạc mà thán phục vô cùng. Bà kể chuyện Nguyễn Cao đèn sách khổ cực thế nào, và bà hy sinh cho con theo lời trối trăn của chồng ra sao, và hôm nay tất cả đã hoàn tất như ước nguyện. Sau đó, tay trái bà giựt toạt áo ngực phơi trần nhũ hoa trinh tiết; tay mặt sẵn con dao, bà cắt đứt nhũ hoa bị tên xàm xở chạm đến, chọi vào mắt tên khốn kíp và hết to lên,” phần nầy bị tay ngươi xàm xỡ chạm vào làm ô uế, nay ta trọn lời thề cùng chồng, tròn bổn phận với con, ta cắt bỏ đi để thí cho ngươi.” Nói đoạn, bà dùng dao tự tử. Thật là một nữ nhi tiết liệt đáng để cho đời noi gương! Có bà mẹ như vậy thì liệu Nguyễn Cao sẽ ra sao ?

Người anh hùng Cần Vương, bị giặc bắt, và bảo ông không thức thời làm phản loạn. Ông dùng móng tay mình tự mổ ruột phơi gan, và bảo ,”Ruột ta đây, chúng bây xem có chổ nào gọi là phản không?” Giặc Pháp khiếp vía, ra sức chửa trị. Ông cắn lưởi tự sát, ngày 14 tháng 04 năm 1887.  Pháp vẫn tổ chức phiên tòa kết tội tử hình. Chúng mang xác Ông chém đầu tại bãi Dừa bên hồ Hoàn Kiếm nay là bồn nước ga xe điện Bờ Hồ (cũ)

Sĩ phu Việt Nam ngày trước là thế đó! Tôi tin Nguyễn Cao có trong đầu mình hình ảnh Tổng Đốc Hoàng Diệu tuẩn tiết vì không giữ được thành Thăng Long năm 1882 !
Nói chuyện ngày trước dẫn đến chuyện ngày nay.

Rồi cũng năm mới, nhìn về quê mẹ tang thương Việt Nam, trơ xương vất vưởng bên bờ biển Đông. Ai cũng bảo bây giờ đảng viên Cộng Sản thì bỏ đảng; tuổi trẻ trên đà đứng dậy. Mừng thay, mừng thay !

Những người Việt Nam mở mắt cùng những người trẻ chắc chắn sẽ làm nên lịch sử cho Tự Do Dân Chủ, rồi Phú Cường. Tôi tin quá như vậy. Đọc tên các ông anh, bà chị, các em cháu trong hàng ngủ đấu tranh dân chủ ngày càng nhiều hơn, mà mở cờ trong bụng, bởi vì cái danh sách cứ kéo dài và dài ra mãi. Thấy thương quá Việt Nam. Trong khoảnh khắc đó, tôi nhớ những cái tổ chức gọi tên là Phiên Tòa. Tòa Việt Cộng mà tôi đã quen từ thời còn cắc bùm chống Pháp. Ai còn lạ gì thứ Tòa án như vậy! Tôi muốn vắn tắt gửi những dòng chữ nầy đến những anh trẻ tuổi và mới đây, Nguyên Kha…anh Nhật Uy…

Ôi những bước chân Phù Đổng! Bước chân Phù Đổng thời đại chúng ta.
Nguyên Kha là Nhật Uy.  Gia đình nào có con em anh hùng đến như thế? Yêu nước đến như thế ?
Không biết bà Kim Liên có nhớ đến bà mẹ của anh hùng Nguyễn Cao ngày trước hay không? Mẹ của Nhật Uy và Nguyên Kha, không khác gì Mẹ của anh hùng Nguyễn Cao của chúng ta! “Hổ phụ sinh hổ tử, Lân mẫu xuất lân nhi” đúng quá! Người đàn bà miền quê, của ruộng đồng, của lưới tôm, đánh cá, rất bình thường đó, nay đã kiên cường vượt cả đại dương qua tận Hoa Kỳ để nói lên cái can đảm, lòng hy sinh vì dân, vì nước của con trai mình! Bà trốn ra khỏi nước tù Việt Nam khó khăn, khó khăn lắm; nhưng chắc không khó bằng con đường bà trở về trong những ngày trước mặt. Tôi khâm phục, tôi khâm phục quá đi. Tôi đã xin nghiêng mình đầu hàng; chỉ xin góp lời cỗ vũ, góp tiếng hoan hô. Những mong ai đó mở lòng, nhìn địa ngục Việt Nam mà ngoi lên khỏi cái mức sợ hải quá đáng, cái ích kỷ nhỏ nhen. Đừng cố chấp mãi vì bận việc xin vào Thiên Đàng hay Niết Bàn riêng tư nữa! Hãy sống và chết hòa tan cùng dân tộc. Vui với dân tộc, và buồn với dân tộc.  Đừng làm tay sai cho kẻ ác nữa. Nếu không thấy mình đang làm tay sai cho kẻ ác thì tệ quá.

Nhưng mà để đón năm mới sao cứ miên man, chuyện riêng, canh cánh bên lòng? Dẫu gì thì Hồn Thiêng Sông Núi cũng ra dấu hiệu hội tụ rồi. Năm 2014 vẫn được coi như năm mở mắt của của bọn gian ác, năm vùng lên của Tuổi Trẻ Việt Nam. Và dĩ nhiên cũng hứa hẹn một trận thư hùng! Bởi nhà nước bạo quyền ra lịnh nhả đạn vào những ai gióng lên tiếng nói cho con người, tiếng nói của lương tri !

Vui trong lòng, mà lệ cứ hoen mi! Cứ nhớ mãi một thời, “Ăn qua loa, đi xe cố vấn!”. Rồi thì tất cả những ai, những tôn giáo đứng thẳng lưng  đều bị chèn ép, cướp đoạt tài sản hiện vẫn còn đang xảy ra trong nước. Những thanh niên bừng cháy lòng yêu nước chống Trung Cộng xâm lược  đều bị xử tệ, bị tù đày nghiệt ngã, không cần phải biểu diển màn xử án ở Tòa án trò hề !

Xin chào năm mới, hy vọng và quyết tâm đẩy lùi quá khứ đen tối. Mỗi người là một tu sĩ, không phải những tu sĩ ê a, chỉ lo đọc kinh cầu nguyện cho riêng mình, hay đọc kinh mướn cho người, trong phòng máy điều hòa không khí; mà là những tu sĩ, can trường, nhân đạo, chuyên viên biến cải, tạo dịp cho kẻ Ác trở thành kẻ Thiện. Được như vậy, ôi, tôi khao khát mời mọi người tham gia.

Kết lại, tôi muốn một việc khác hơn một chút. Tôi không kính chúc mọi người một năm mới an khang thịnh vượng như vẫn thấy người đời thương mến chúc nhau hàng năm. Hơn thế, tôi kính chúc mọi người cả đời hạnh phúc yêu thương. Thương mình và thương người thật sự! Rất đơn giản !

Đỗ Minh Đức.