lørdag 20. april 2013

CSVN Ðòi “Cưỡng Chế”


Tổng Thanh Tra của nhà cầm quyền CSVN đòi “cưỡng chế” các “đoàn người” ở Hà Nội và Sài Gòn “mang màu sắc chính trị”, trái với quy định của hiến pháp và luật pháp chế độ.

Bộ Tư Pháp CSVN hôm Thứ Sáu 19/4/2013 tường thuật một cuộc họp  do cơ quan Thanh Tra CSVN tổ chức “với sự tham dự của các Bộ, ngành và 22 tỉnh, thành phố”.

Trong cuộc họp này, nhằm đối phó với các cuộc biểu tình hay khiếu kiện của người dân kéo dài từ năm này sang năm khác vì sự ù lỳ bất chấp lẽ phải của nhà cầm quyền,  Hùynh Phong Tranh, tổng thanh tra CSVN gọi “Đối với các đoàn đông người quá khích, đặc biệt là những đoàn mang màu sắc chính trị tại Hà Nội và Sài Gòn, Tổng Thanh tra
CSVN yêu cầu phải tiến hành cưỡng chế, các địa phương có đoàn đông người phải phối hợp để xử lý; sau cưỡng chế, tiếp tục nắm tình hình, thu thập tài liệu chứng cứ để xử lý dứt điểm'.

Đề nghị ngang ngược này cũng giống như quy định cấm phụ nữ “ngực lép” chạy xe gắn máy, cấm người tay chân có 6 ngón thi lấy bằng lái xe. Gần đây, hồi Tháng Ba, lại có đề nghị “buộc người dân phải đặt cọc” tiền bạc khi đi khiếu kiện.

Cho tới nay, không có luật nào quy định về biểu tình trong khi điều 69 của bản hiếp pháp CSVN xác định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.

“Luật Khiếu Nại – Tố Cáo” có từ năm 1998 khi Nông Đức Mạnh còn làm chủ tịch Quốc hội không hề có điều khoản nào cho phép “cưỡng chế” các nhóm khiếu kiện, tố cáo đông người.

Hùynh Phong Tranh trình bày quan điểm về vấn đề tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, không những  đòi “cưỡng chế” mà còn đòi sau đó các địa phương “phải phối hợp để xử lý; sau cưỡng chế, tiếp tục nắm tình hình, thu thập tài liệu chứng cứ để xử lý dứt điểm. Một cách gián tiếp, muốn đòi bỏ tù người dân.

Hiện nay, tại Sài Gòn và Hà Nội hàng ngày vẫn còn có những
đoàn nông dân bị nhà cầm quyền địa phương cướp đất, mất hết tài sản trở thành tay trắng, tập trung kiện cáo ở các cơ quan tiếp dân của nhà cầm quyền trung ương. Họ đã khiếu kiện ở cấp địa phương không ai giải quyết các sự oan ức bất công của họ, tưởng rằng ở cấp trung ương thì có cơ hội nhìn thấy “công lý”. Nhưng hầu như họ vẫn đụng đầu vào đá tảng.

Trong cuộc họp nói trên, chính  “Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, ngay trong cuộc tiếp dân do
Phó Chủ tịch chủ trì mới đây, trong 4 trường hợp khiếu kiện kéo dài hơn 20 năm thì có 2 trường hợp chính quyền giải quyết chưa hợp lý, người dân khiếu kiện có cơ sở”.

Hai năm vừa qua, không kể các cuộc biểu tình của nông dân bị nhà cầm quyền cướp đất, nhiều cuộc biểu tình tập thể của những người dân yêu nước bày tỏ thái độ trước các hành động bá quyền bành trướng của Trung quốc đều bị nhà cầm quyền CSVN cấm cản. Nhiều người đã bị bắt giữ, đánh đập kể cả làm nhục.


Chế độ Hà Nội nhiều lần hô hào dân chúng “sống theo pháp luật” nhưng nhà cầm quyền đã bất chấp các quy định của pháp luật để bắt giam, bỏ tù rất nhiều người dân.

Hàng chục ngàn vụ khiếu kiện đất đai từng được các viên chức cao cấp của chế độ công nhận là đúng nhưng người dân không được giải quyết thỏa đáng nên mới có những vụ khiếu kiện kéo dài từ năm này sang năm khác. Có nhiều người từ các tỉnh xa xôi về ăn ngủ ngay trong công viên ở thủ đô Hà Nội để cầu cứu mà không hề được giải quyết. Trung ương đuổi về địa phương bắt giải quyết. Địa phương từ chối giải quyết. Nhà cầm quyền địa phương và trung ương “đùn đẩy” cho nhau, bỏ mặc người dân.


(TN)  

Ingen kommentarer: