lørdag 20. april 2013

Chuyện Vượt Biên

 
Sau 30.04.75. Sự đối xử tàn ác dã man của Cộng Sản đã đẩy người dân vào bước đường cùng. 
Miền Nam bất mãn. 
Miền Bắc thức tỉnh. 
Phong trào vượt biên vượt biển tìm tự do khởi đầu từ Miền Nam rồi lan rộng khắp cả nước. Đi bằng đường bộ qua Lào, qua Miên, qua Thái Lan. Đi bằng tàu đánh cá, bằng ghe hay bằng cả những chiếc xuồng nhỏ để tới Mã Lai, Nam Dương, Hồng Kong, Phi Luật Tân. Đi đâu cũng chỉ nghe thì thầm hai tiếng vượt biên. 
Bằng giá nào cũng đi, dầu chết trong rừng già, dầu chết trong bụng cá, người dân cũng cứ lao vào cái chết để tìm cái sống. 
Khắp cả hai miền Nam Bắc ai ai cũng nghe câu nói “Đến cái chân cột đèn mà đi được nó cũng muốn đi”. Con số người vượt thoát đến được bến bờ tự do gần một triệu nhưng con số người bị vùi thây trong bụng cá, bị hải tặc cướp bóc hãm hiếp và bị chết trong rừng già cũng lên đến ba hay bốn trăm ngàn. Thảm cảnh thuyền nhân đánh động lương tâm thế giới. 
Nhiều nước và nhiều tổ chức đã cho những con tàu đi vớt người sống sót trên biển cả, tìm cho họ nơi tạm trú, nơi định cư.

Nhưng trong một cuộc phỏng vấn về những thảm cảnh nói trên của đồng bào mình, Thủ Tướng Cộng Sản Việt Nam Phạm Văn Đồng đã lạnh lùng tuyên bố: “Đó là những thành phần cặn bã rác rến của xã hội”.

Nhưng rồi bánh xe lịch sử không dừng lại. Ngày 9-11-1989 bức tường ô nhục Bá Linh bị nhân dân hai miền nước Đức phá sập, kéo theo sự sụp đổ của thành trì của Xã Hội Chủ Nghĩa là mẫu quốc Liên Sô và toàn bộ khối Cộng Sản Đông Âu. 
Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Hung là Nicholas Ceaucesscu cùng vợ bị nhân dân Hung treo cổ. 
Trùm Cộng Đảng Đông Đức Honecker phải trốn chu trốn nhủi sang Nam Mỹ. 
Cả thế giới Cộng Sản chỉ còn trơ lại Trung Cộng, Bắc Hàn, Cuba và Việt Nam. Để sống còn Cộng Sản Việt Nam liền như con tắc kè thay màu da, tuyên bố đổi mới (nghĩa là quay lại như thời Việt Nam Cộng Hòa của Miền Nam) áp dụng chính sách kinh tế thị trường, và đổi giọng, gọi những căn bã rác rến của xã hội thành những người con thân yêu, những núm ruột xa ngoài ngàn dặm không thể tách rời. Nhổ rồi lại liếm!
Lê Minh Khôi.

Ingen kommentarer: