torsdag 20. desember 2012

Như Là Giấc Mơ - Huỳnh Châu




Đọc lại những trang Nhật Ký, thấy như bao kỷ niệm đang hiện về trước mặt. Hình như giọt lệ nào đang rơi nhẹ trên đôi má, vâng giọt lệ nhớ thương. Làm tôi nhớ đến bài nhạc quen thuộc: Thoáng Giấc Mơ Qua mà một thời tôi rất thích nghe và hát. Không phải nội dung của bài hát này là là tựa đề của bài nhạc, cho tôi nghĩ đến như một giấc mơ của một thời để nhớ.

Có thể ai cũng có một thời để thương và để nhớ, nhưng riêng với tôi cái để nhớ rất trẻ thơ. Đó  là hình  bóng của người lính trận ngày nào, mà tôi suốt cuộc đời khó quên được.

Với tuổi ngây thơ, để bước vào đời bao là ước mơ, nhưng chiến cuộc của đất nước không cho tôi sống trọn với ước mơ đó.

Bổng dưng có thể đây là một sự ngẩu nhiên hay định luật của một sự an bày nào đó làm cho tôi bồi hồi nhớ lại hình ảnh của người lính trận ngày xưa.

Đó là một chiều sang Đông, cái lạnh tuyết giá nơi xứ người, bổng làm cho tôi thấy ấm áp, thay vì thấm thía về cái lạnh của mùa Đông. Ngày ba mẹ tôi đến nhà thăm và cho tôi biết về sự việc như sau:

Lúc ba mẹ bước vào cửa hàng bán thực phẩm á châu, đang tìm mua mấy thứ cần thiết, bổng nghe có tiếng hỏi: Bác Thịnh, Phú Lâm phải không ?  Cháu nè ! Phiêu nè bác ! Hai bác có nhớ không ? Cái thằng năm 1973 vào nhà hai bác xin đào hố cá nhân bên chuồng gà đó !

Thật bất ngờ với câu hỏi đó, làm cho ba mẹ phải suy nghĩ vài phút, mới nhớ được  anh lính ngày xưa tên Phiêu này.

Qua vài câu hỏi thăm, anh mời ba mẹ sang một quán giải khát gần đó để tâm tình, như một cái gì thân thương của một thời quá khứ.

Nghe ba mẹ tôi kể đến đây, tôi đã nhớ và thấy như hình ảnh người lính trận ngày nào đang ẩn hiện trong trí tôi. Tôi vội nói: Cái anh lính nằm gần chuồng gà ngày xưa làm sao con quên được, lính gì mà đào cái hố cá nhân cả ngày không xong, tôi vừa nói vừa cười, ba mẹ không nhớ sao ?

Mẹ tôi trả lời: Lâu quá, nên mẹ đâu có nhớ, lúc anh ta nhắc thì mẹ bật cười vì nhớ lúc đó anh bị con gà mái của nhà mình có bày con, rượt  anh bỏ chạy khỏi hố cá nhân. Đến đây tôi không ngăn được khi  nhớ đến mẹ tôi vừa kể, nên cười muốn đau bụng. 

Ba tôi tiếp lời, thắm thoát thời gian qua mau quá ! Bây giờ ba nhìn anh ta không ra, nếu mà anh ta không kể lại những chuyện ngày xưa.

Tưởng như chuyện ngày xưa thế là xong, khi bối cảnh đất nước sau năm 1975, mỗi  người  vì sự sống còn phải rời bỏ quê hương tìm tự do.

Trong dịp cộng đồng tổ chức Tết Nguyên Đáng, tôi lại có dịp gặp anh, người  lính trận ngày nào tại nơi tôi cư ngụ.

Năm nay chương trình văn nghệ khá đặc  sắc, tôi cũng có đóng góp vài bản nhạc trong dịp này. Vừa hát xong bài hát Thoáng Giấc Mơ Qua mà tôi đóng góp cho buổi  văn nghệ mừng Xuân, chưa kịp nói lời cảm ơn. Tôi được đón nhận một bó hoa, với lời: Chúc mừng Năm Mới nhé Huỳnh Châu !

Tôi đón nhận bó hoa mà lòng bở ngỡ đôi phút, sau đó tôi mới nhận ra là người vừa tặng hoa và nói lời chúc mừng Năm Mới là anh lính trận ngày xưa.

Đây là lần tôi gặp anh sau hơn 30 năm của một thời xưa cũ nào đó, nỗi mừng vui, khi rời khỏi sân khấu tôi không ngại ngùng xung quanh tôi đang có ai, tôi chạy vội đến anh và ôm anh như ôm người thân bao ngày xa cách.
Bên tai tôi nghe lời anh nói: Lâu quá hén Huỳnh Châu ! nếu không có hai bác cho biết chắc anh nhìn không ra đó nhé. Bây giờ không còn là cô bé như ngày xưa.
Tôi nghe câu nói của anh mà thấy ghét, hình như lúc nào anh ta vẫn xem tôi là cô bé.

Cũng từ buổi  gặp gỡ bất ngờ này, chúng tôi có nhiều thời  gian trao đổi với  nhau về cuộc sống hiện tại, nhắc lại những gì của quá khứ.

Tôi hiểu thêm  anh  là người  nặng lòng với  những thương đau của đất nước,  sau biến cố năm 1975, anh chịu đựng 5 năm tù đày. Nối tiếp là chuổI ngày sống tha hương ly xứ, nhưng vẫn nặng nợ nuối sông.

Có một lần tôi được nghe anh tâm sự: Mong nhìn thấy quê hương Việt Nam có Tự Do - No Cơm - Ấm Áo, được sống là kiếp con người.

Nếu một mai phải nằm xuống nơi xứ lạ quê người, mong được thân xác này về với quê hương khi  không còn  Việt  Cộng.

Bao năm trôi qua, ước vọng anh chưa thành, nhưng anh đã ngậm  ngùi ra đi, hôm nay ngồi đọc lại những trang nhật ký này, gôm  góp bao kỷ  niệm, với tro cốt của anh đang còn đây, sau khi đưa tiển anh về nới cuối đời. Tôi không ngăn được  giọt  lệ. Giọt lệ này không dành cho anh hay riêng cho tôi mà dành cho dân tộc Việt Nam mình.

Tôi hứa với anh, người  lính trận năm nào, tôi sẽ đưa anh về lại quê hương khi không còn Việt Cộng. Ngủ đi anh một giấc ngủ bình yên trong niềm tin mà anh ước mong.

Huỳnh Châu.

 

Ingen kommentarer: