Ngay
sau ngày 30 tháng Tư đen tối, người Miền Nam chua chát bảo: Miền Nam
nhận họ. Miền Bắc nhận hàng! Câu nói chua chát nhưng thục tế là như vậy.
Đặt cái tựa như trên thấy có vẻ phân biệt Bắc-Nam, nhưng thực tế tiếc
thay là như vậy!
Sở
dỉ nhắc lại câu trên là để ôn cố, tri tân. Nhắc chuyện xưa dẫn đến
chuyện nay: Cọng sản, duy vật, vô thần thắng? Hay người Quốc gia/ Truyền
thống Dân tộc thắng? Theo đạo lý, “ Nhu thăng cương. Nhược thắng
cường.”
Cũng
là để nhắc nhở giới trẻ hiện nay đang dần thân tranh đấu vì công bằng,
đạo lý, tin tưởng vào lẽ tất thắng “ Nhân nghĩa thắng hung tàn “ theo
truyền thống dân tộc.
Những
ngày cận kề ngày oan nghiệt 30 tháng Tư, chiếc phi cơ quân sự Hercule
Mỹ hạ cánh xuống phi trường Tân Sơn Nhứt bốc xuống 6 khẩu pháo Howitzer
105 ly với cấp số 18 viên đạn cho mỗi khẩu! Mượn cớ tiếp vận cò con để
chở đi khí cụ cao cấp của cơ quan Viện trợ Quân sự Mỹ, tục gọi DAO
(Defense Assistance Office).
Cũng
trong những ngày ấy, một buổi chiều, ông có bút hiệu Tiểu Tử, chức việc
hảng xăng dằu Nhà bè, bỏ sở về, gục khóc nức nở trên vai vợ hiền, khi
“người ta” từ chối không cho chiếc tàu chở xăng tiếp tế cho Không lực
VNCH từ Singapour tiến vào Việt Nam.
Cũng
trong những ngày ấy, khi đêm về, chiếc đồn đơn côi Quận Định Quán kêu cứu,
yêu cầu pháo yểm. Pháo đội khai hỏa 3 phát rồi ngưng vì chỉ còn đủ đạn
để phòng thủ vị trí!
Phi yểm? Làm sao còn xăng để tiếp cứu chiếc đồn nhỏ trên núi rừng Xuân Lộc xa xăm?!
Về
phía bên kia, 5 Quân đoàn với chiến xa và pháo đủ cở với đầy đủ đạn
dược rùng rùng tiến vào Nam như đi du lịch không cần phòng thủ trên
không vì Mỹ đã cam kết không can thiệp còn Không lực VNCH đã cạn hết
xăng dầu.
Ngày gọi là Đại
thắng Mùa Xuân 75, trên vệ dường Saigon có một nữ cán binh cs ngồi khóc
nức nở: Nhà văn Dương Thu Hương rơi nước mắt cho thân phận, tuổi thanh
xuân bị tiêu phí vì bị đảng lừa gạt. Cũng khóc cho Miền Nam văn minh bị
lũ man rợ dày xéo phủ phàng!
Cũng từ ngày ấy, dân gian Miền Nam có câu ca dao mới:
Nam kỳ khởi nghĩa, tiêu Công Lý
Đồng khởi, vùng lên, mất Tự Do
Cũng từ dạo ấy, người dân vùng căn cứ “cách mạng” Củ Chi chua chát ngâm nga;
Ngày xưa Đất Thép Thành Đồng
Ngày nay đất thép hóa ra thành bùn
Người dân bình thường than thở:
Thời VNCH cái gì cũng có
Thời HCM mua cây đinh cũng phải sắp hàng
Ngày thân nhân từ Miền Bắc vô Nam, thấy họ hàng còn ở Saigon, chép miệng bảo: Sao không chạy đi Mỹ cho lẹ?!
Ngày
người tù Miền Nam đi đày ra Bắc, có khi gặp các cụ lớn tuổi thường bị
quở: Ngoài nầy, trông ngóng các ông ra giải phóng. Hóa ra các ông lại
thua trận, bị đày ra đây. Tội nghiệp!
Mà
nào ai biết ai tội nghiệp hơn ai? Bởi vì các bác già cả đời chịu đựng
gông cùm, bạo ngược, còn các chàng trai trẻ Miền Nam, dẫu mai sau có lẽ
nào chăng nữa thì cũng đã từng trải qua một thời oanh liệt.
Tôi
không ngại ngùng gì khi nhắc đi, nhắc lại “ Học sinh là người tổ quốc
mong cho mai sau,” hoặc “ Thanh niên là rường cột của Quốc gia,” hoặc “
Thanh niên là người chủ tương lai của Đất nước.”
“ Đem Đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy Chí nhân mà thay cường bạo”
Trước đây một năm, ít ai tưởng tượng được, chỉ một sớm, một chiều mà dấy lên các phong trào tranh đấu chống bạo quyền.
Vậy
mà mùa hè năm ngoái, đích xác là ngày 5 tháng 6 năm 2011, trên hai ngàn
dân Đồng Nai, Bến Nghé ở Saigon cùng lúc trên một ngàn đồng bào Cố Đô
Thăng Long nhất tề vùng lên, dỏng dạc cất cao lời yêu nước chống Tàu xâm
lăng, bất chấp sự đàn áp tàn bạo của cường quyền bán nước, hại dân! Đi
đầu và chịu đánh đập, băt bớ chính là các thanh niên nam,nữ, tuổi trẻ
Việt Nam.
Tiếng
bom, tiếng súng hoa cải Tiên Lãng là từ gia đình nam, nữ của người
trung niên Đoàn Văn Vươn, liều thân chống lại cường hào cướp nhà, cướp
ao, đầm, tuyệt đường sinh kế. Đây là những người tiếp nối truyền thống '
hào kiệt “ của tổ tiên!
Ai là người đổ máu trên cánh đồng Văn Giang, Vụ Bản? Tiêu biểu là người phụ nữ có tên mộc mạc Ngô Thị Ánh!
Và
còn ai nữa... Những Việt Khang, Minh Hằng, Minh Hạnh, Huy Chương, Quốc
Hùng và còn nhiều nữa...vừa mới đây là cô gái nhỏ Nguyễn Phương Uyên...
Vậy
đó, tương lai là thuộc về giới trẻ. Một khi mà giới trẻ nhận thức được
sụ cách biệt giữa thể chế “nhân bản” truyền thống dân tộc và chế độ độc
tài, toàn trị bạo ác, bất nhân thì cuộc chiến giũa “thiện”, 'ác” sẽ đi
vào kết cuộc dù là bao nhiêu lâu chăng nữa.
Nhìn chung, giới trẻ đã xác nhận được hướng di: Tìm lại “ Tinh thần Dân tộc.”
Muốn được như vậy, xin cùng nhau đọc Bình Ngô Đại Cáo:
“ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt chỉ vì khử bạo “ (*)
Quân điếu phạt chỉ vì khử bạo “ (*)
Lấy Chí nhân mà thay cường bạo”
Nguyễn Nhơn.
(*) Ghi chú: “Quân điếu phạt” mang ý nghĩa tiến hành Cách Mạng Dân tộc, “vì dân khử bạo.”
Ingen kommentarer:
Legg inn en kommentar