Vài Ðiều Về Phường Con Hát Nhà Trò.
Sau vụ Đàm Vĩnh Hưng bị Lý Tống xịt hơi cay vào mặt thì hải ngoại lại bùng lên những lời bàn về chuyện các ca sĩ hải ngoại về nước ca hát. Người ta nói đến Phạm Duy và gia đình con cái, dâu và rể. Người ta nói đến Elvis Phương, ca sĩ một thời được mấy bà sồn sồn có tí của ưa thích. Người ta nói đến những ca sĩ kỳ cựu đủ lứa tuổi từ trên dưới 50, đến 60 và 70 hay hơn. Nghĩa là những người đã thành danh trước 75. Những người xuất thân từ hàng ngũ văn công VC như Ái Vân vuợt trốn ra hải ngoại nhân vụ đế quốc Liên sô Đông Âu sụp đổ. Những người mà có những kẻ ái mộ cho là có giọng ca “vượt thời gian”, “vượt thời gian” như Lệ Thu, Khánh Ly, Lê Uyên… Những người mới nổi sau 75 ở hải ngoại đa số là loại tài nghệ loàng xoàng không có gì đáng kể, nhưng vì chợ ca hải ngoại vắng không có người nên vẫn thu hút được một số thính giả nhờ đem lại “chất tươi” cho những bài hát trong băng nhạc sao đi sao lại mà trở thành khô khan lúc ban đầu cộng đồng hải ngoại mới hình thành. “Chất tươi” nói ở đây là những quần áo mầu mè, những dáng điệu ngọ nguậy mông đùi khêu gợi, và son phấn trang điểm loè loẹt lên mũi độn, mắt cắt, mặt căng để dấu vết nhăn vân vân…
Tuy nhiên phải nói rằng thị trường ca hát mua vui không thể phát triển mãi ở cộng đồng hải ngoại, vì số người thưởng thức có hạn, và sự cạnh tranh thì không ngừng trong cái xã hội tư bản mà cuộc sống bị chiếm lĩnh, nếu không muốn nói là bị bao vây suốt ngày bởi kỹ nghệ giải trí các loại. Linh Đa Trang Đài mở đầu lôi kéo bằng hở hang nhún nhẩy tuy có tạo hấp dẫn và gần gạnh với một số người, vì tâm lý “dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”, nhưng chẳng mấy chốc đã không còn giữ độc quyền, và ngay cả hết còn hấp dẫn so với những thân xác trẻ hơn, mà các công ty băng nhạc thuê giá rẻ ở Việt nam. Hương Lan với giọng hát cả tân lẫn cổ tạo cảm tình một thời khó có thể lôi kéo những lớp trẻ khoái âm điệu Tây, Mỹ. Thính giả của những tên tuổi ngày xưa với những bài hát và giọng ca rên rỉ u hoài, tinh tứ hay lãng mạn lôi người nghe thả hồn vào đáy ly cà phê, đẩy tưởng tượng theo khói thuốc lá, mơ màng về những ghế đá công viên, cũng già dần và ít dần. Trong lớp trẻ mới lớn, quen với lối ca nhạc trình diễn Tây phương, không có nhiều người ưa thích nhạc xưa.
Cho nên, ca sĩ hải ngoại phải quay về trong nước làm ăn trình diễn. Trong giai đoạn đầu mở cửa ra ngoài, họ được VC dùng để tuyên truyền rằng có nhiều giới văn nghệ sĩ hải ngoại trở về ủng hộ chế độ. Những người này được hoan nghênh bởi một số quần chúng cũ còn nhớ những loại nhạc vàng bị ngăn cấm từ sau 1975 và bởi ngay cả những cán bộ đảng viên VC bần cố nông từng nghe lén những loại nhạc này. Phạm Duy, Giao Linh, Hương Lan, Elvis Phương vân vân được đề cập đến là vì thế. Nhưng dần dà thì sự quảng cáo tuyên truyền này cũng đã giảm đi, hay là chỉ được lôi ra khi cần, như là đối với Phạm Duy. Tuy nhiên, đời sống chẳng thực sự khấm khá, vì bị cạnh tranh bởi những ca công trong nước, cho nên đa số vẫn phải bỏ sức bỏ vốn ra mở quán cà phê, quán ăn, quán nhậu, kiếm sống như Đặng Tuyết Mai, vợ cũ Nguyễn Cao Kỳ.
Vì bản chất sự việc như thế, cho nên không cần để ý đến những lời phát biểu cũng như thái độ của bọn này, vốn chỉ như những con thiêu thân thấy ánh lửa thì nhào vào, chỗ nào có ăn thì xông tới. Bởi vì những loại mà các cụ ta ngày trước gọi là bọn “nhà trò”, “con hát”, “xướng ca vô loài” như thế sẵn sàng mua vui cho bất cứ ai có tiền, mà tay già cội nhất là Phạm Duy đã từng có lần nói ra công khai không dấu giếm ngượng nghịu. Phân giải ý nghĩa việc bọn này làm, hay nói, hay thuyết phục chúng bằng lương tâm, tư cách là chuyện phí công.
Trương Thái A.
onsdag 22. september 2010
Abonner på:
Legg inn kommentarer (Atom)
Ingen kommentarer:
Legg inn en kommentar