søndag 12. september 2010

Bộ Mặt Sài Gòn ''Ðổi Mới''

Bộ Mặt Sài Gòn ''Ðổi Mới''

Nón cối, nón tai bèo, dép râu, áo chemise xùng xình bỏ ngoài chiếc quần màu xanh của những tên cán ngố CSBV ngơ ngác khi mới vào Sàigòn đã biến mất. Cũng không còn thấy những chiếc áo dài tha thướt của những cô gái đi dạo phố ngày cuối tuần trên các đại lộ Lê Lợi, Lê thánh Tôn, Tự do những ngày trước 75 nữa. Thay vào đó là một đội ngũ phụ nữ, mũi và miệng bịt kín bằng ''khẩu trang'', găng tay dài đến cùi chỏ, cỡi Honda chạy như bay trên đường phố.

Những người nghèo khổ chở trên chiếc xe thồ, những thùng carton và bao túi Ny long, chồng chất lên nhau cao ngất như sắp đổ xuống, những bà cụ già, những cậu bé tuổi đáng được ngồi ở ghế nhà trường, những anh phế binh cụt tay, cụt chưn, lê lết trên một miếng ván gỗ đi bán vé số ( một cách ăn xin trá hình)

Bộ mặt Sàigòn ''đổi mới'' bằng những khách sạn lộng lẫy, những câu lạc bộ thời thượng, những phố xá thương mãi sang trọng, những hiệu kim hoàn lóng lánh kim cương, những nhà hàng ăn vĩ đại, những vũ trường thật tráng lệ, những biệt thự đồ sộ nguy nga mới xây bằng vật liệu ngoại đắt tiền, trang trí cây cảnh như một mảng vườn Thượng uyển của vua chúa ngày xưa, những xe hơi bóng loáng nhởn nhơ trên đường phố, nhiều người chóa mắt choáng váng, cho là ''Việt Nam bây giờ tiến bộ quá''. Riêng Phó thường dân thì tự nghĩ: Như vậy có phải là tiến bộ không ? Sự tiến bộ của một nước cần phải nhìn về nhiều mặt: Mặt y tế và giáo dục, mặt đời sống vật chất và tinh thần của dân chúng. Lợi tức đầu người của Việt Nam, theo thống kê bằng: 555 US$ năm 2007 ( Hà Nội bốc lên 730 US $ )chỉ hơn Lào và Cambodia chút đỉnh. So với các nước láng giềng : Thái Lan: 2550 US $ - Phi luật Tân: 1040US$ - Nam Dương: 1160US$. Tân gia Ba: 24840US$.( The Economist World, năm 2007 - p.158, 176, 238 ). Việt Nam còn lẹt đẹt đàng sau rất xa. Và trước bộ mặt thay đổi choáng ngợp nầy, nếu đặt câu hỏi: Ai là chủ nhân của những xe hơi, khách sạn, vũ trường, những thương hiệu lớn, những biệt thự lộng lẫy kia ? thì câu trả lời không sợ sai lầm là của cán bộ đảng viên (tại chức hoặc giải ngủ) hoặc con cháu than nhân của họ. Và ở thôn quê, giai cấp giàu có bây giờ là ai ? giai cấp địa chủ là ai ? Có phải do của cải của ông cha để lại hay do sự kinh doanh tự do, mua bán làm ăn mà có ?

Cho dù núp dưới cái hào quang chiến thắng ''đánh Tây, đuổi Mỹ'' cho dù che giấu, lấp liếm, giải thích thế nào chăng nữa thì dân miền Nam ( gồm cả Nam lẫn Bắc theo chế độ Tự Do ) vẫn thấy một sự thật. Sự thật đó là người Bắc XHCN tràn ngập, chiếm hữu toàn bộ phố xá thương mãi trọng yếu của Sà Gòn. Làm sao nói khác được khi đi một vòng quanh Sài Gòn, và các khu phố sầm uất nhứt, vào những hiệu buôn lớn để mua hàng hay hỏi han chuyện trò thì thấy toàn là người Bắc Cộng sản, từ cô bán hàng đến bà chủ ngồi phía trong, cũng toàn là người của xã hội chủ nghĩa miền Bắc. Các tiệm buôn lớn trước 75, như các tiệm vàng Nguyễn thế Tài, Nguyễn thế Năng, Pharmacie Trang Hai, tiệm Émile Bodin của bầu Yên, nhà hàng Bồng Lai, Thanh Thế, Nguyễn văn Đắc, Phạm thị Trước. Hiện nay, một số đã đổi bảng hiệu hoặc xây cất lại, nhưng đều do người miền Bắc XHCN làm chủ. Các cơ sở khác như nhà hàng ăn lớn, tiệm phở, công ty thương nghiệp, dịch vụ lớn, những tiệm buôn bán dồ nhập cảng v.v.. cũng đều do người Bắc XHCN chiếm giữ. Tuy không có con số thống kê chính xác nhưng tự mình đi đếm hàng trăm tiệm buôn sang trọng quanh các khu phố lớn ở Sài Gòn, thì khám phá ra được chủ nhân là người Bắc XHCN. (Tất nhiên là vợ con, thân nhân cán bộ lớn ). Những gái Bắc XHCN bán hàng là con cháu của chủ nhân người Bắc CS (do các cô tự nói ra ). Các cô chiêu đãi viên trên phi cơ VNHK đều là người Bắc thân nhân hay con cháu cán bộ, dĩ nhiên vẻ mặt lạnh lùng, hách dịch với người Việt Nam và khúm núm lịch sự với khách ngoại quốc. Cán bộ, công nhân viên trọng yếu, cũng đều là người Bắc, trừ một số cán bộ gốc miền Nam tập kết, theo đoàn quân viễn chinh vào đánh chiếm miền Nam, thì cũng kể họ là người XHCN miền Bắc.

Hệ thống quyền lực từ trên đến dưới, Trung ương đến địa phương, từ Tỉnh thành đến quận lỵ, thị trấn, làng xã gần, đều do đảng viên người miền Bắc nắm giữ. Những công Ty dịch vụ có tầm cở, những công Ty thương mãi sản xuất lớn, điển hình là một công Ty vận tải và du lịch có đến 6000 xe hơi đủ loại, chủ nhân cũng là người Bắc XHCN. Từ chính trị đến văn hóa, từ giáo dục đến truyền thông, từ nhà cầm quyền cai trị đến chủ nhân cơ sở thương mãi, sản xuất cũng do người miền Bắc nắm giữ.

Đó là sự thật trước mắt ai cũng thấy. Còn những vàng bạc, kim cương, đô la ,tài sản tịch thu, chiếm đoạt được trong các cuộc đánh tư sản, cải tạo công thuơng nghiệp - nhà cửa của tù cãi tạo, của dân bị đuổi đi kinh tế mới, những tấn vàng của VNCH để lại, những luợng vàng thu được từ những người vuợt biên bán chánh thức, tài sản những người thuộc diện tư sản, toàn bộ tài sản nầy từ Sai Gòn đến các Tỉnh miền Trung, miền Nam được đem đi đâu ? Không ai biết. Thông thường những của cãi nầy phải được sung vào công quỷ để làm việc công ích như các ông cộng sản thường rêu rao bằng những mỹ từ đẹp đẻ. Thế nhưng sự thật trước nhứt, là các tên có quyền lực đem chia chác nhau. Chia nhau một cách hợp hiến và hợp pháp theo Luật Rừng Rú XHCN ( Đọc Đất đai-Nguồn sống và Hiểm Họa của Tiến sĩ Nguyễn thanh Giang).
Ông lớn lấy tài sản lớn, Ông nhỏ nhà cửa nhỏ. Có những tên cán bộ trung cấp chiếm hữu đến 4, 5 căn nhà. Ở không hết đem cho công Ty ngoại quốc thuê. Điều phổ biến nhứt là các ông cán bộ nầy vì lo sợ cái gì đó bèn đem ''bán non'' những căn nhà đó lấy tiền bỏ túi trước. Một căn nhà của một viên chức bị tù đã sang tay đến 3 đời chủ. Nhà cửa thuộc diện tù là dứt khoát phải tịch thu không ngoại lệ. Chủ quyền căn nhà nầy là Nhà nước XHCN. Không chỉ có những người thuộc diện cải tạo công thương nghiệp, tù, hay tù vượt biên mà người dân thường có nhà cửa phố xá đều bị ''giải phóng'' ra khỏi nhà bằng nhiều chánh sách: Đuổi đi kinh tế mới, dụ vào hợp tác xã tiểu công nghiệp, mượn nhà làm trụ sở, cho cán bộ vào ở chung (chủ nhà chịu không nổi phải bỏ đi ), đổi tiền để vô sản hoá người dân, khiến họ bắt buộc phải bán tất cả những gì có thể bán để mua gạo ăn, cuối cùng chịu không nổi, phải bán nhà với giá rẻ bỏ để vô hẻm ở, ra ngoại ô hoặc về quê. Cán bộ hoặc thân nhân cán bộ miền Bắc XHCN tràn vào ''mua'' nhà Sai Gòn với giá gần như cho không, và bây giờ là chủ những căn nhà mặt tiền ở Sai Gòn.

Còn nhiều, rất nhiều chuyện lộng hành chiếm đất công, lấn lề đường nhan nhản ở khắp Saigòn. Chỉ đưa ra vài thí dụ cụ thể: Một công thự tại vườn Tao đàn (có lẽ là nhà cấp cho viên Giám đốc Công viên Tao đàn) mặt tiền ngó vào trong mặt hậu nhìn ra phía đường Nguyễn Du (Taberd cũ ) lại có cái màn trổ cửa mặt sau nhà, xây thêm phía sau thành 2 căn phố thương mãi mặt tiền ngó ra đường Nguyễn Du, trị giá mỗi căn, nhiều trăm ngàn mỷ kim. Tương tự như vậy ở góc đường Thành Thái và Cộng Hoà cũ, trước sân nhà của ông Hiệu Trưởng trường Quốc gia Sư Phạm trước 75, phố thương mãi, quán xá la liệt chiếm mất mặt tiền. Ngang ngược và lộng hành nhứt là 2 căn phố thương mãi bên hông trường Trương minh Ký, đường Trần hưng Đạo, chễm chệ xây lên ngay bên góc phải sân trường như thách đố dân chúng. Nhiều gian hàng thương mãi bán quần áo, giày vớ thể thao, buôn bán ầm ỉ, náo nhiệt suốt ngày.

Công an chiếm đất công, xây nhà tư. Công viên, lề đường trước nhà dân là đất riêng của Công An. Công an sử dụng làm chỗ gửi xe, bịt kín cả lối đi vào nhà. Không ai dám hó hé. Im lặng là an toàn, thưa gửi là dại dột. Mà thưa với ai? Tất nhiên là phải thưa với công an. Không lẽ công an xử công an ? Tướng CS Trần Độ phản ảnh còn rõ rệt hơn : ''Xã hội Việt Nam ngày nay là một xã hội vô pháp luật mà phần đầu tiên gây ra là Đảng. Không thể nào chống tham nhũng được vì nếu Đảng chống tham nhũng thì Đảng chống lại Đảng sao? ''

Bộ mặt Sài Gòn là thế đấy, với bao cảnh bất công và tệ nạn, những điều này không phải do chế độ tham ô, dã man này thì ai gây ra đây ?

PTD

Ingen kommentarer: