søndag 12. september 2010

Miền Nam - 35 Năm Dưới Chế Độ CSVN

Miền Nam - 35 Năm Dưới Chế Độ CSVN.

Từ thời kỳ bao cấp đến thời kỳ mở cửa với chính mình. Đối với các nước khác trong vùng thì còn lẹt đẹt cầm lồng đèn đỏ. Và điều quan trọng là sự phát triển nầy có đem lại phúc lợi cho dân chúng qua sự tái phân lợi tức quốc gia ,để tài trợ các chương trình y tế, giáo dục ( hiện nhiều người nghèo không có tiền đóng học phí bậc Tiểu học cho con ) các chương trình tạo công ăn việc làm, phát triển nông nghiệp, xây dựng hạ tầng cơ sở hay không ? Hay là phát triển bằng những con số báo cáo rỗng tuếch ? Lợi tức tạo được đã bị cả hệ thống của những con virus tham nhũng đục nát cơ thể. Và hiện tại muốn phát triển công nghiệp, nhà cầm quyền địa phương theo lệnh Đảng, mở rộng khu công nghiệp, khu du lịch, đã quy hoạch lấy đất, phá mồ phá mả , chiếm nhà dân một cách bạo ngược. Lòng dân phẩn uất, kêu la than khóc, oán hận ngút trời xanh ! (19 Tỉnh miền Nam biểu tình khiếu kiện trước trụ sở quốc hội 2 Sàgòn ) . Như vậy có gọi là phát triển không ?

35 năm nhìn lại: Người ta thấy miền Bắc đã ''giải phóng'' dân Sàigòn ra khỏi đất đai, nhà cửa của họ. Họ phải rút vô hẻm, ra ngoại ô hay về quê bằng nhiều chánh sách khác nhau. ''Giải phóng'' miền ĐBSCL ra khỏi sự trù phú do thiên nhiên ưu đãi từ nhiều thế kỷ. ''Giải phóng''quân nhân, viên chức chế độ cũ ra khỏi nhà, để đưa họ vào các trại tù cải tạo hoặc đẩy họ ra biển. '' Giải phóng'' phụ nữ miền Tây, để họ được tự do đi làm ''vợ nô lệ'', đi làm điếm ở Kampuchia, Thái Lan.

35 năm nhìn lại: Người ta thấy Việt Nam trở lại thời kỳ mua bán nô lệ như thời Trung cổ. Phụ nữ Việt Nam bị bán đấu giá trên E-bay Taiwan website(2003) bị trưng bày trong lồng kính, cũng để bán đấu giá như một con súc vật ở Singapour (2005). Chỉ trong năm 2005, có khoản 400.000 phụ nữ và trẻ em bị bán ra ngoại quốc. (Theo UNICEF - LHQ và Bộ Tư Pháp Việt Nam )

35 năm nhìn lại: Mượn lời nhà báo Claude Allegre, báo L'express ngày 29-8-2002:''Người ta không thể cho qua một cách im lặng những Khơ me đỏ, những trại tập trung ở Cambodia và những cuộc tàn sát man rợ ở đó. Và Việt Nam không được biết đến như là một chế độ nhân đạo hơn . Dưới cái cớ là dân tộc can đảm nầy đã chiến thắng các siêu cường quốc, người ta đi đến chỗ quên đi một nền độc tài đẫm máu đang thực thi trên xứ sở đó''

- 32 năm nhìn lại : Miền Bắc XHCN rõ ràng đã thiết lập một nền đô hộ miền Nam - khắc nghiệt, tinh vi hơn cả thời Pháp thuộc . Và điều quan trọng trên hết là Việt Nam đang đứng trước hiểm họa mất nước .Một trí thức Việt Nam lên tiếng cảnh cáo :'' Việt Nam đang đứng trước hiểm họa mất nước. Mất cả đất đai, sông núi và dân tộc.Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh lẻ của Tàu.

Có nhìn tận mắt, nghe tận nơi, mới hình dung được khuôn mặt miền Nam sau 35 năm dưới chế độ cộng sản. Để được trung thực, người viết ghi những điều thấy và nghe không bình luận tại những nơi đã đi qua. Thôn quê miền Nam, những làng xóm gần tỉnh lỵ quận lỵ đã có điện. Những làng xã xa xôi hẻo lánh vẫn còn sống trong sự tăm tối. Đường sá có tu sửa phần nào. Đường mòn đi sâu vào thôn xóm được lót bằng những tấm dalle lớn ( đường xóm Cái nứa,Cái chuối xã Long Mỷ VL), xe Honda và xe đạp chạy qua được. ''Cầu tre lắt lẻo'', cầu khỉ được thay thế bằng cầu ván, cầu đúc (vật liệu nhẹ ).Cầu tiêu công cộng trên sông các chợ quận (Cái bè,Cái răng) nay không còn thấy nữa. Nhà cửa dọc theo bờ sông Cần Thơ chen vào những nhà gạch ngói, nhà tôn còn nhiều nhà lá nghèo nàn. Tương tự như vậy dọc theo bờ sông Long hồ một số nhà gạch nhỏ mới cất. xen kẻ những mái lá bạc màu. Vùng Trà ốp, Trà cú (Vĩnh Bình), chợ Thầy Phó (Vĩnh Long ) nhiều nhà gạch mới xây nhưng vẫn không thiếu nhà lá, nhà tôn. Đường mòn chạy sâu vào thôn xóm vẫn còn đường đất lầy lội vào mùa mưa nước nổi.
Hai bên đường xe chạy từ Mỷ Tho, Cao Lãnh, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá ,Cần Thơ. Nhìn chung có một sự thay đổi rõ rệt. Nhà cửa, hàng quán dầy đặc, động cơ ồn ào, người ta chen chúc. Cảm giác chung là ngột ngạt, khó thở. Những vườn cây xanh um bên đường đã biến mất hoặc thụt sâu vào trong, không còn thấy nữa. Không còn vẻ đẹp thiên nhiên ngày nào của vườn xoài cát sai hoằng, mát mắt vùng Cái Bè, An Hữu ,vườn mận Hồng Đào chạy dài hang mấy cây số ở Trung Lương. Dưới sông, từ kinh Vỉnh Tế chảy dài ra sông Tiền Giang hai bên bờ toàn là nhà sàn, phía sau chống đỡ sơ sài bằng những trụ cây tràm. Mỗi nhà hoặc 2, 3 nhà đều có cầu tiêu tiểu bắc phía sau. Tắm rửa giặt giũ, múc nước lên uống, phóng uế cũng cùng trên một dòng sông. Không có gì thay đổi. Làng Chàm còn gọi là chà Châu Giang cũng còn đó. Cũng nghèo như trước. Những chiếc ghe vừa dùng làm nhà ở, vừa là hồ nuôi cá Basa, cá điêu hồng v.v..ở dọc bờ sông khá dài. Dường như ngành nầy hoạt động khá mạnh. Dọc trên những nhánh phụ lưu của 2 con sông Tiền và sông Hậu, người ta không còn thấy bóng dáng của những cô gái thướt tha trong chiếc áo bà ba và chiếc quần lãnh Mỷ A, chèo ghe tam bản, bơi xuồng như thời trước 75 nữa. Hỏi một ông già tại Cái Răng,được trả lời: ''Đi lấy Đại Hàn, Đài Loan hết rồi ông ơi!'' Hỏi thêm: ''Các cô gái có nghe nhiều người bị gạt bán vào ổ mãi dâm, nhiều cô gái bị chồng bắt làm lao động khổ sai, bị ngược đãi, đánh đập, các cô gái nầy không sợ sao ông ? .''Biết hết ! mấy cổ biết hết, báo Tuổi trẻ đăng hàng ngày. Nhưng cũng có những cô có chồng Đại Hàn, cho tiền cha mẹ xây nhà gạch. Cô khác thấy vậy ham. Phần nghèo ,phần không có việc làm kinh niên. Họ liều đó ông. Biết đâu gặp may. Câu chuyện gái Việt lấy chồng Đại Hàn, Đài Loan hiện không ai là không biết.

PTD

Ingen kommentarer: