Trận
Suối Lòng là một trong những trận đánh nổi tiếng nhất của Tiểu Đoàn 52
BĐQ (ngày 27 tháng 6 năm 1967). Do trận đánh này TĐ đã được tổng thống
Hoa Kỳ tuyên dương công trạng (Presidential Unit Citation) lần thứ nhì
(lần thứ nhất vào tháng 11 năm 1965 trong trận đèo Mẹ Bồng Con tại Phước
Tuy).
TĐ 52 BĐQ, vào năm 1967, do sự giúp đỡ rất tận tình của các Đại Úy Cố Vấn Al Shine (cố vấn trưởng) và Keith Nightingale (phó), đã là TĐ BĐQ đầu tiên trang bị một số súng M-16 (trong khi các đơn vị bộ binh khác của QL VNCH còn đang sử dụng súng Carbin M1/M2 và Garant). TĐ còn có thêm 11 trung liên M-60 và 9 đại liên .50 cal, cùng 3 súng cối 81 ly và đặc biệt hơn là 1 cối 4.2 inch. Cũng qua sự can thiệp khéo léo của Đ/u Nightingale, TĐ có được 10 máy truyền tin PRC-25 (rất hiếm ở vào thời gian 1967 này). Với cấp số là 658 quân nhân, TĐ thường xuất trận với quân số khả dụng 450 người, chia thành 4 đại đội tác chiến và 1 đơn vị chỉ huy.
TĐ 52 (1967) được đặt dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Nguyễn Hiệp, một sĩ quan tốt nghiệp Trường Võ Bị Đà lạt, đã từng chiến đấu trong quân đội Pháp và được tặng thưởng huy chương Croix de Guerre của Pháp. Th/t Hiệp cũng đưọc ân thưởng một số huy chương đủ loại của QLVNCH.
Ngày 27 tháng 6 năm 1967, TĐ 52 BĐQ được lệnh mở cuộc hành quân vào một khu vực bị nghi ngờ là có một trại tập trung của Cộng quân cấp đại đội, tin tức được cung cấp do một hồi chánh viên. Khoàng 4 giờ chiều trên 40 trực thăng UH-1 (gồm cả các UH-1 của KQ Tân Tây Lan) đã đổ TĐ, chia thành 2 cánh, xuống một khu rừng thưa gần Suối Lòng (Khu Mỏ Vẹt). Cánh quân thứ nhất gồm 2 ĐĐ và Đơn vị chỉ huy, khoảng 260 binh sĩ đi cùng với Th/t Hiệp và Đ/u Shine Cố vấn trưởng, hồi chánh viên cũng ở trong cánh quân nàỵ Cánh thứ nhì, 2 ĐĐ đi cùng Đ/u Nguyễn Công Thông, TĐ Phó và Cố vấn Đ/u Nightingale. Hai cánh quân di chuyển cách nhau khoảng 100m. Sau khoảng hơn 1 giờ di hành, trên một quãng đường 900 m, TĐ đã đến gần mục tiêu và nổ súng tấn công. Căn cứ này được ngụy trang rất kỹ, che phủ bởi các tàng cây rậm rạp nên không ảnh không thể tìm được dấu vết, và được bảo vệ bằng 3 lô cốt đào sâu dưới đất, trang bị với đại liên Trung Cộng 12 ly 67.cùng các giao thông hào hình chữ chi. Đây là một căn cứ cấp Tiểu đoàn của CQ. Th/t Hiệp ra lệnh tấn công ngay lập tức.
Do yếu tố bất ngờ, BĐQ hoàn toàn làm chủ tình thế, chỉ sau 10 phút đã chiếm ngay được 2/3 chu vi phòng thủ của CQ, quân số cấp tiểu đoàn, hạ sát được viên TĐ trưởng CS ngay đợt nổ súng đầu tiên, tịch thu được nhiều súng cá nhân và cộng đồng, kể cả súng cối. Các chiến sĩ TĐ 52 đã sử dụng ngay các giao thông hào của CQ để tổ chức phòng thủ. Pháo binh 175 ly của Hoa Kỳ đã yểm trợ khá hữu hiệu cho cuộc tấn công, nhưng vì cận chiến nên đạn pháo cũng đã gây tổn thất cho tiểu đội xung kích. Đ/u Nightingale đã phải yêu cầu ngưng pháo yểm trợ. Pháo yểm trợ cũa Pháo binh VNCH không được sử dụng vì ngoài tầm bắn.
Th/t Hiệp không nao núng, ra lệnh cho các chiến sĩ BĐQ sửa soạn lại vị trí phòng thủ, chờ cuộc phản công của Cộng quân vì ông đoán chắc họ sẽ phản kích để lấy lại số võ khí bị mất và phục hận. Ông xin thêm viện binh nhưng chưa được chấp thuận ngay. TĐ 52 sẽ phải chiến đấu đơn độc, chỉ có thể được sự tăng viện của một đơn vị nhỏ Điạ Phương Quân/ Nghĩa Quân ở gần đó. Th/t Hiệp cũng không biết rằng căn cứ Cộng quân này là một tiền đồn phòng thủ cho nơi đặt một Bộ Tư lệnh quan trọng của CSBV và phía sau căn cứ là một giòng sông. Lợi dụng đêm tối và sương mù VC đã chuyển vận bằng thuyền hơn 2 tiểu đoàn quân chính quy, vượt sông để tổ chức cuộc phản công. Toán trinh sát của TĐ 52BĐQ ghi nhận được sự chuyển quân nhưng không ước lượng được quân số của địch, họ cũng thấy 5 người Âu di chuyển cùng với Bộ chỉ huy CS (?), có thể là các Cố vấn Nga hoặc các nhà báo Đông Âu đang có mặt trong vùng này (?).
Khi trời gần sáng, lúc 5 giờ 30, Th/t Hiệp ra lệnh xung phong thanh toán mục tiêu và Ông không biết rằng cũng chính lúc này 1500 Cộng quân được lệnh tấn công BĐQ! Mỗi đại đội BĐQ phải phụ trách một vùng từ 70 đến 100m diện địa và phải chống trả những đợt tấn công biển người, từng đợt tiến sau nhau chừng 40m. Chẳng bao lâu BĐQ gần như bị tràn ngập. Nhưng đúng lúc này, trực thăng vũ trang xuất hiện (lúc 6 giờ 15 sáng) và xóa sạch đợt tấn công của Cộng quân bằng rocket và đại liên minigun. Với ý chí quyết thắng và lợi dụng cơ hội Cộng quân còn đang lo tái tập trung, Th/t Hiệp ra lệnh tiếp tục tiến công nhưng với tỷ lệ 1 chống 6,7 BĐQ phải lui trở lại các vị trí phòng thủ ban đầu. VC tiếp tục pháo kích vào các vị trí của BĐQ bằng súng cối, như Đ/u Nightingale đã xác định được các vị trí của các khẩu đội cối VC, và nhờ sự trợ giúp của L 19 võ trang đã dẹp tan các khẩu cối này. CQ tiếp tục tấn công, chu vi phòng thủ của TĐ 53 thu hẹp dần chỉ còn 100m trước mặt và khoảng 50m phía sâu. Tuy sắp có viện binh, nhưng Th/t Hiệp biết rằng cần phải rút lui để tránh bị tiêu diệt hoàn toàn. Để bảo vệ cho cuộc rút quân, ĐĐ 2 do Tr/u Tang chỉ huy đã chấp nhận hy sinh bằng cách bung lên tấn công Cộng quân và ĐĐ này đã gần như bị mất hoàn toàn. VC tái tập trung và tung thêm trận công kích mới, nhưng trên 300 tên đã bị phi cơ B-57 tiêu diệt bằng bom 1000 lb nổ chậm, thả thật sát với toán BĐQ bảo hậu. 2 tiểu đội BĐQ rút sau cùng cũng bị thiệt hại trong trận mưa bom này. (Trong vòng 45 phút, các phi cơ ngoài B-57 còn có các F-4 và các Skyraiders A-1E của KQ VNCH, đã bay yểm trợ đến 45 phi xuất thả đủ loại bom từ napalm đến bom chùm, bom nổ các cỡ 250, 500, 750 và 1000lbs)
Đến khoảng 10 giờ sáng, các TĐ 35 và 43 BĐQ đã được đưa đến để thay thế cho TĐ 52. Kiểm điểm quân số, tổn thất của TĐ 52 được ước lượng là 40 hy sinh, 100 bị thương và hơn 100 còn thất lạc. Trong quân số khởi đầu cuộc hành quân chỉ còn 50 người nguyên vẹn.
Lực lượng Đồng Minh sau đó đã chiếm được căn cứ CQ này vào giữa trưa sau khi CSBV đã rút khỏi trận địa. Hôm sau Lữ Đoàn 11 Thiết Kỵ Hoa Kỳ đã tiến vào căn cứ mà không gặp kháng cự.
Trong 2 ngày sau đó, TĐ 52 trở lại lục soát khu vực để tìm kiếm các binh sĩ thất lạc và gặp lại từng nhóm 2-3 người. Các binh sĩ sống sót này đã đưa con số tổn thất còn 28 hy sinh, 82 bị thương và 12 mất tích.
Ba ngày sau trận đánh, TĐ 52 tìm được một trung sĩ thuộc ĐĐ2 (ĐĐ đã hy sinh để bảo vệ cuộc rút lui cho TĐ). Viên trung sĩ này đã di chuyển 15 km, cõng theo một đồng đội bị thương và còn dìu thêm một chiến binh khác. Anh ghi rõ được tọa độ tập trung của một đơn vị đặc biệt của CSBV, bảo vệ cho một người chỉ huy cao cấp, mà anh nghĩ là một tướng tư lệnh chiến trường (?)
Bộ Tư Lệnh Hoa Kỳ đã nhanh chóng quyết định dùng B-52 để không tập toạ độ đặc biệt này và đã đánh trúng vào Bộ Chỉ Huy Trung Ương Cục Miền Nam (COSVN) và sau đó Tướng Nguyễn Chí Thanh được công bố là chết vì bệnh tim tại Hà Nội!
Vài chi tiết về TĐ 52 BĐQ:
TĐ 52 BĐQ được thành lập vào đầu năm 1964 tại Mỹ Tho, quy tụ các đại đội BĐQ biệt lập 347, 348, 351 và 352. Đây là TĐ được thành lập sau cùng (thứ 20) trong 20 TĐ BĐQ nguyên thủy.
Tiểu đoàn trưởng đầu tiên là Đ/u Vòng Sĩ Dầu, TĐ Phó là Đ/u Võ Văn Sáng. TĐ được tập huấn tại Trung Tâm Huấn luyện BĐQ Trung Hòa (Củ Chi). Sau khi được huấn luyện TĐ trở thành lực lượng trừ bị cho Khu Chiến thuật Tiền Giang và đã hành quân trong khu vực Bà Bèo, Ấp Bắc, Cai Lậy, Vĩnh Kim…
Tháng 8-1964: TĐ đã chiến thắng trong cuộc đụng độ với TĐ 512 VC tại Hàm Luông.
Cuối năm 1964, do tham gia cuộc đảo chánh của Tướng Lâm Văn Phát, TĐ 52 bị sát nhập vào Quân đoàn 3, TĐ trưởng thứ nhì là Đ/u Nguyễn Thành Nguyên (K18 VBĐL). Đ/u Nguyên hy sinh trong trận Thanh Lợi (tháng 12/1964).
TĐ trưởng thứ 3 là Đ/u Hoàng Thọ Nhu, TĐ phó là Tr/u Nguyễn Hiệp: trong giai đoạn này TĐ đã dùng các chiến lợi phẩm tịch thu được của CQ để trao đổi lấy các vũ khí mới của HK (chưa có trong cấp số của QL VNCH như M-16, Trung liên M-60. TĐ 52 đã tham dự trận Đồng Xoài (tháng 12/1965) và sau đó trở thành TĐ trừ bị của TTM nên đã tham dự nhiều trận đánh tại Vùng 2 CT như Pleiku, KonTum, Dakto.
Tháng 10/1965 TĐ 52 BĐQ được biệt phái cho Tiểu Khu Phước Tuy và đã tạo một chiến thắng lẫy lừng vào ngày 11 tháng 11 năm 1965 tại đèo Mẹ Bồng Con và được TT Johnson tuyên dương công trạng…
Đầu năm 1966, TĐ 52 được tăng phái cho SĐ 10 BB. Đây là giai đoạn ‘đi xuống’ của TĐ, các sĩ quan nồng cốt lần lượt bị thuyên chuyển. Một số sĩ quan BB từ SĐ 10 BB được bổ nhiệm làm TĐ trưởng như các Đ/u Riệu, Pháp. TĐ trở thành một đơn vị địa phương bảo vệ các vùng rừng gỗ quý trong vùng Cẩm Tâm, Cẩm My cho các ‘Ông lớn’..
Mãi đến tháng 9, 1966 Đ/u Nguyễn Hiệp sau khi tốt nghiệp khóa Chỉ Huy Tham Mưu tại Đà Lạt mới được trở về chỉ huy TĐ cùng với sự phụ tá của Đ/u Nguyễn Công Thông. TĐ 52BĐQ tái hoạt động, thường được chỉ định hành quân phối hợp với Lữ đoàn 11 Thiết Kỵ Hoa Kỳ, truy lùng các đơn vị CQ trong vùng trách nhiệm của SĐ 10 BB.
Tháng 7, 1967 với Chiến thắng Suối Lòng TĐ đã được TT Hoa Kỳ tuyên dương lần thứ 2.
Trong Trận Tổng Công Kích Mậu Thân, TĐ 52 hoạt động tại Long Khánh, Biên Hòa, Phước Tuy và sau đó phối hợp với các TĐ 31 và 36 để thành lập LĐ 3 BĐQ (do Th/t Phạm Văn Phúc chỉ huy) để bảo vệ vòng đai Sài gòn. TĐ trưởng của TĐ là Đ/u Nguyễn Văn Niên và sau đó là Đ/u Lê Quý Dậu.
Vị TĐ trưởng thứ 9 và cũng là sau cùng, là Th/t Trần Đình Nga (riêng Th/t Nguyễn Hiệp đã chết trong trại tù (cải tạo) CS).
Trần Lý.
TĐ 52 BĐQ, vào năm 1967, do sự giúp đỡ rất tận tình của các Đại Úy Cố Vấn Al Shine (cố vấn trưởng) và Keith Nightingale (phó), đã là TĐ BĐQ đầu tiên trang bị một số súng M-16 (trong khi các đơn vị bộ binh khác của QL VNCH còn đang sử dụng súng Carbin M1/M2 và Garant). TĐ còn có thêm 11 trung liên M-60 và 9 đại liên .50 cal, cùng 3 súng cối 81 ly và đặc biệt hơn là 1 cối 4.2 inch. Cũng qua sự can thiệp khéo léo của Đ/u Nightingale, TĐ có được 10 máy truyền tin PRC-25 (rất hiếm ở vào thời gian 1967 này). Với cấp số là 658 quân nhân, TĐ thường xuất trận với quân số khả dụng 450 người, chia thành 4 đại đội tác chiến và 1 đơn vị chỉ huy.
TĐ 52 (1967) được đặt dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Nguyễn Hiệp, một sĩ quan tốt nghiệp Trường Võ Bị Đà lạt, đã từng chiến đấu trong quân đội Pháp và được tặng thưởng huy chương Croix de Guerre của Pháp. Th/t Hiệp cũng đưọc ân thưởng một số huy chương đủ loại của QLVNCH.
Ngày 27 tháng 6 năm 1967, TĐ 52 BĐQ được lệnh mở cuộc hành quân vào một khu vực bị nghi ngờ là có một trại tập trung của Cộng quân cấp đại đội, tin tức được cung cấp do một hồi chánh viên. Khoàng 4 giờ chiều trên 40 trực thăng UH-1 (gồm cả các UH-1 của KQ Tân Tây Lan) đã đổ TĐ, chia thành 2 cánh, xuống một khu rừng thưa gần Suối Lòng (Khu Mỏ Vẹt). Cánh quân thứ nhất gồm 2 ĐĐ và Đơn vị chỉ huy, khoảng 260 binh sĩ đi cùng với Th/t Hiệp và Đ/u Shine Cố vấn trưởng, hồi chánh viên cũng ở trong cánh quân nàỵ Cánh thứ nhì, 2 ĐĐ đi cùng Đ/u Nguyễn Công Thông, TĐ Phó và Cố vấn Đ/u Nightingale. Hai cánh quân di chuyển cách nhau khoảng 100m. Sau khoảng hơn 1 giờ di hành, trên một quãng đường 900 m, TĐ đã đến gần mục tiêu và nổ súng tấn công. Căn cứ này được ngụy trang rất kỹ, che phủ bởi các tàng cây rậm rạp nên không ảnh không thể tìm được dấu vết, và được bảo vệ bằng 3 lô cốt đào sâu dưới đất, trang bị với đại liên Trung Cộng 12 ly 67.cùng các giao thông hào hình chữ chi. Đây là một căn cứ cấp Tiểu đoàn của CQ. Th/t Hiệp ra lệnh tấn công ngay lập tức.
Do yếu tố bất ngờ, BĐQ hoàn toàn làm chủ tình thế, chỉ sau 10 phút đã chiếm ngay được 2/3 chu vi phòng thủ của CQ, quân số cấp tiểu đoàn, hạ sát được viên TĐ trưởng CS ngay đợt nổ súng đầu tiên, tịch thu được nhiều súng cá nhân và cộng đồng, kể cả súng cối. Các chiến sĩ TĐ 52 đã sử dụng ngay các giao thông hào của CQ để tổ chức phòng thủ. Pháo binh 175 ly của Hoa Kỳ đã yểm trợ khá hữu hiệu cho cuộc tấn công, nhưng vì cận chiến nên đạn pháo cũng đã gây tổn thất cho tiểu đội xung kích. Đ/u Nightingale đã phải yêu cầu ngưng pháo yểm trợ. Pháo yểm trợ cũa Pháo binh VNCH không được sử dụng vì ngoài tầm bắn.
Th/t Hiệp không nao núng, ra lệnh cho các chiến sĩ BĐQ sửa soạn lại vị trí phòng thủ, chờ cuộc phản công của Cộng quân vì ông đoán chắc họ sẽ phản kích để lấy lại số võ khí bị mất và phục hận. Ông xin thêm viện binh nhưng chưa được chấp thuận ngay. TĐ 52 sẽ phải chiến đấu đơn độc, chỉ có thể được sự tăng viện của một đơn vị nhỏ Điạ Phương Quân/ Nghĩa Quân ở gần đó. Th/t Hiệp cũng không biết rằng căn cứ Cộng quân này là một tiền đồn phòng thủ cho nơi đặt một Bộ Tư lệnh quan trọng của CSBV và phía sau căn cứ là một giòng sông. Lợi dụng đêm tối và sương mù VC đã chuyển vận bằng thuyền hơn 2 tiểu đoàn quân chính quy, vượt sông để tổ chức cuộc phản công. Toán trinh sát của TĐ 52BĐQ ghi nhận được sự chuyển quân nhưng không ước lượng được quân số của địch, họ cũng thấy 5 người Âu di chuyển cùng với Bộ chỉ huy CS (?), có thể là các Cố vấn Nga hoặc các nhà báo Đông Âu đang có mặt trong vùng này (?).
Khi trời gần sáng, lúc 5 giờ 30, Th/t Hiệp ra lệnh xung phong thanh toán mục tiêu và Ông không biết rằng cũng chính lúc này 1500 Cộng quân được lệnh tấn công BĐQ! Mỗi đại đội BĐQ phải phụ trách một vùng từ 70 đến 100m diện địa và phải chống trả những đợt tấn công biển người, từng đợt tiến sau nhau chừng 40m. Chẳng bao lâu BĐQ gần như bị tràn ngập. Nhưng đúng lúc này, trực thăng vũ trang xuất hiện (lúc 6 giờ 15 sáng) và xóa sạch đợt tấn công của Cộng quân bằng rocket và đại liên minigun. Với ý chí quyết thắng và lợi dụng cơ hội Cộng quân còn đang lo tái tập trung, Th/t Hiệp ra lệnh tiếp tục tiến công nhưng với tỷ lệ 1 chống 6,7 BĐQ phải lui trở lại các vị trí phòng thủ ban đầu. VC tiếp tục pháo kích vào các vị trí của BĐQ bằng súng cối, như Đ/u Nightingale đã xác định được các vị trí của các khẩu đội cối VC, và nhờ sự trợ giúp của L 19 võ trang đã dẹp tan các khẩu cối này. CQ tiếp tục tấn công, chu vi phòng thủ của TĐ 53 thu hẹp dần chỉ còn 100m trước mặt và khoảng 50m phía sâu. Tuy sắp có viện binh, nhưng Th/t Hiệp biết rằng cần phải rút lui để tránh bị tiêu diệt hoàn toàn. Để bảo vệ cho cuộc rút quân, ĐĐ 2 do Tr/u Tang chỉ huy đã chấp nhận hy sinh bằng cách bung lên tấn công Cộng quân và ĐĐ này đã gần như bị mất hoàn toàn. VC tái tập trung và tung thêm trận công kích mới, nhưng trên 300 tên đã bị phi cơ B-57 tiêu diệt bằng bom 1000 lb nổ chậm, thả thật sát với toán BĐQ bảo hậu. 2 tiểu đội BĐQ rút sau cùng cũng bị thiệt hại trong trận mưa bom này. (Trong vòng 45 phút, các phi cơ ngoài B-57 còn có các F-4 và các Skyraiders A-1E của KQ VNCH, đã bay yểm trợ đến 45 phi xuất thả đủ loại bom từ napalm đến bom chùm, bom nổ các cỡ 250, 500, 750 và 1000lbs)
Đến khoảng 10 giờ sáng, các TĐ 35 và 43 BĐQ đã được đưa đến để thay thế cho TĐ 52. Kiểm điểm quân số, tổn thất của TĐ 52 được ước lượng là 40 hy sinh, 100 bị thương và hơn 100 còn thất lạc. Trong quân số khởi đầu cuộc hành quân chỉ còn 50 người nguyên vẹn.
Lực lượng Đồng Minh sau đó đã chiếm được căn cứ CQ này vào giữa trưa sau khi CSBV đã rút khỏi trận địa. Hôm sau Lữ Đoàn 11 Thiết Kỵ Hoa Kỳ đã tiến vào căn cứ mà không gặp kháng cự.
Trong 2 ngày sau đó, TĐ 52 trở lại lục soát khu vực để tìm kiếm các binh sĩ thất lạc và gặp lại từng nhóm 2-3 người. Các binh sĩ sống sót này đã đưa con số tổn thất còn 28 hy sinh, 82 bị thương và 12 mất tích.
Ba ngày sau trận đánh, TĐ 52 tìm được một trung sĩ thuộc ĐĐ2 (ĐĐ đã hy sinh để bảo vệ cuộc rút lui cho TĐ). Viên trung sĩ này đã di chuyển 15 km, cõng theo một đồng đội bị thương và còn dìu thêm một chiến binh khác. Anh ghi rõ được tọa độ tập trung của một đơn vị đặc biệt của CSBV, bảo vệ cho một người chỉ huy cao cấp, mà anh nghĩ là một tướng tư lệnh chiến trường (?)
Bộ Tư Lệnh Hoa Kỳ đã nhanh chóng quyết định dùng B-52 để không tập toạ độ đặc biệt này và đã đánh trúng vào Bộ Chỉ Huy Trung Ương Cục Miền Nam (COSVN) và sau đó Tướng Nguyễn Chí Thanh được công bố là chết vì bệnh tim tại Hà Nội!
Vài chi tiết về TĐ 52 BĐQ:
TĐ 52 BĐQ được thành lập vào đầu năm 1964 tại Mỹ Tho, quy tụ các đại đội BĐQ biệt lập 347, 348, 351 và 352. Đây là TĐ được thành lập sau cùng (thứ 20) trong 20 TĐ BĐQ nguyên thủy.
Tiểu đoàn trưởng đầu tiên là Đ/u Vòng Sĩ Dầu, TĐ Phó là Đ/u Võ Văn Sáng. TĐ được tập huấn tại Trung Tâm Huấn luyện BĐQ Trung Hòa (Củ Chi). Sau khi được huấn luyện TĐ trở thành lực lượng trừ bị cho Khu Chiến thuật Tiền Giang và đã hành quân trong khu vực Bà Bèo, Ấp Bắc, Cai Lậy, Vĩnh Kim…
Tháng 8-1964: TĐ đã chiến thắng trong cuộc đụng độ với TĐ 512 VC tại Hàm Luông.
Cuối năm 1964, do tham gia cuộc đảo chánh của Tướng Lâm Văn Phát, TĐ 52 bị sát nhập vào Quân đoàn 3, TĐ trưởng thứ nhì là Đ/u Nguyễn Thành Nguyên (K18 VBĐL). Đ/u Nguyên hy sinh trong trận Thanh Lợi (tháng 12/1964).
TĐ trưởng thứ 3 là Đ/u Hoàng Thọ Nhu, TĐ phó là Tr/u Nguyễn Hiệp: trong giai đoạn này TĐ đã dùng các chiến lợi phẩm tịch thu được của CQ để trao đổi lấy các vũ khí mới của HK (chưa có trong cấp số của QL VNCH như M-16, Trung liên M-60. TĐ 52 đã tham dự trận Đồng Xoài (tháng 12/1965) và sau đó trở thành TĐ trừ bị của TTM nên đã tham dự nhiều trận đánh tại Vùng 2 CT như Pleiku, KonTum, Dakto.
Tháng 10/1965 TĐ 52 BĐQ được biệt phái cho Tiểu Khu Phước Tuy và đã tạo một chiến thắng lẫy lừng vào ngày 11 tháng 11 năm 1965 tại đèo Mẹ Bồng Con và được TT Johnson tuyên dương công trạng…
Đầu năm 1966, TĐ 52 được tăng phái cho SĐ 10 BB. Đây là giai đoạn ‘đi xuống’ của TĐ, các sĩ quan nồng cốt lần lượt bị thuyên chuyển. Một số sĩ quan BB từ SĐ 10 BB được bổ nhiệm làm TĐ trưởng như các Đ/u Riệu, Pháp. TĐ trở thành một đơn vị địa phương bảo vệ các vùng rừng gỗ quý trong vùng Cẩm Tâm, Cẩm My cho các ‘Ông lớn’..
Mãi đến tháng 9, 1966 Đ/u Nguyễn Hiệp sau khi tốt nghiệp khóa Chỉ Huy Tham Mưu tại Đà Lạt mới được trở về chỉ huy TĐ cùng với sự phụ tá của Đ/u Nguyễn Công Thông. TĐ 52BĐQ tái hoạt động, thường được chỉ định hành quân phối hợp với Lữ đoàn 11 Thiết Kỵ Hoa Kỳ, truy lùng các đơn vị CQ trong vùng trách nhiệm của SĐ 10 BB.
Tháng 7, 1967 với Chiến thắng Suối Lòng TĐ đã được TT Hoa Kỳ tuyên dương lần thứ 2.
Trong Trận Tổng Công Kích Mậu Thân, TĐ 52 hoạt động tại Long Khánh, Biên Hòa, Phước Tuy và sau đó phối hợp với các TĐ 31 và 36 để thành lập LĐ 3 BĐQ (do Th/t Phạm Văn Phúc chỉ huy) để bảo vệ vòng đai Sài gòn. TĐ trưởng của TĐ là Đ/u Nguyễn Văn Niên và sau đó là Đ/u Lê Quý Dậu.
Vị TĐ trưởng thứ 9 và cũng là sau cùng, là Th/t Trần Đình Nga (riêng Th/t Nguyễn Hiệp đã chết trong trại tù (cải tạo) CS).
Trần Lý.
Ingen kommentarer:
Legg inn en kommentar