Năm
1956 ba tôi trở về nhiệm sở củ tại Tòa Đại Biểu Chính Phủ Trung Phần
dưới thời của anh rễ họ tôi là ông Hồ Đắc Khương, sau hơn một năm làm
Phó Tỉnh Trưởng tại Quảng Nam và suýt ra người thiên cổ.
Khi
ở Hội An,, sau thời gian bị “nhốt” vào Trường Xơ ở xứ Tam Tòa Đồng Hới.
Tôi được thư thả ở lớp nhất tại trường Nữ công lập Tiểu học Hội An
1955.
Nhưng
trong tôi vẫn hoài niệm dòng sông êm đềm Lệ Thủy soi bóng Giáo đường
Tam tòa, bên hình ảnh âm thầm của trường trung học Chơn Phước Phượng.
Về
Huế năm 1956 ở cái tuổi 12, 13 như chim non đầu đời bắt đầu nghĩ đến
niềm tin và hy vọng, nhưng cuối cùng cũng lại bị “nhốt” vào trường Jean
D'arc trong thời buổi nghỉ hè. Tại đây tôi có một ngừơi bạn nhỏ tên Nhạn. Nhạn và tôi học cùng lớp và cùng ở chung một xóm trên đường Lê Thái Tổ
Hằng ngày chúng tôi thừơng ra bơi lội trên dòng sông Hương và ra ăn kem ở chỗ nhà làm kem của một ngừơi tên Thanh
Giờ sắp bứơc vào tuổi 70 thất thập cổ lai hy lại ngồi lục
lọi tiềm thức để thấy ký ức rộn ràng trong niềm vui mới lớn. Có lẽ lại
tháng 10. Tháng Mười đầy ắp kỷ niệm đầu đời của một con dân vừa thoát ra
khỏi vòng đô hộ của thực dân Pháp.
Ý
nghĩ về những con đường cũ khuất lấp theo thời gian nồng nàn trở về
trong ký ức. Con phố xưa trên đường Lê Thái Tổ mờ nhạt theo tháng năm,
nhưng giờ lại hiện ra trong mong manh và diễm ảo
Tôi
nhớ một lần đến nhà Nhạn chơi, ba Nhạn đang sửa soạn trang điễm một con
phố nhỏ trước nhà làm kem của Thanh để treo lồng đèn, giăng biểu ngữ
chào mừng Ngày Quốc Khánh 26/10/1956
Trong
thời gian này Nhạn và tôi được ba Nhạn chấp nhận cho hát trong đoàn hợp
ca bản Ngô Tổng Thống Muôn Nặm . Ở tuổi 13 tôi bỗng nhiên được ca hát
trình diễn đã ươm trong mãnh đất hồn nhiên nhỏ bé của tôi một niềm tin
và hy vọng.
Bài
hát đầu đời trình diễn của tôi là hình ảnh của một vị lãnh tụ Quốc Gia
mà đất nước vừa mới thoát ra khỏi một căn bệnh trầm kha Đô hộ mà dân tộc
Việt có thể đi đến tình cảnh diệt quốc vong thân. Trong tình hình hấp
hối lại được tái sinh. Người Việt lúc bấy giờ không ai không khỏi mừng
vui trên cơ thể hồi sinh của dân tôc Việt Nam sau khi bị phanh thây làm
hai mãnh do bọn cộng sản Bắc Việt chủ tâm
Ngày
Quốc Khánh 26 tháng 10 năm 1956 đến. Con phố không mấy náo nhiệt như
góc phố Hàng Me và Lê Thái Tổ như mọi ngày , hôm nay lại tưng bừng lời
ca , tiếng nhạc." Ai bao năm từng lê gót nơi quê ngừơi. Cứu đất nứơc thề tranh đấu cho tự do. Ngừơi cương quyết chống Cộng..."
cho ngừơi dân trang trọng trên hình ảnh của một vị Tổng Thống nhà Ngô
thừơng đi kinh lý thăm dân trên những bứơc chân dài hơn thân thể và cái
đánh đường xa trong tay cầm cái mũ như nhạc khúc quân hành .
Trong tâm trí tuổi thơ như tôi
và các bạn cùng tuổi tham gia Ngày Quốc Khánh đầu đời trên tình huống
đất nứơc được hồi sinh qua sự lãnh đạo của một vị lãnh tụ độc lập. Đó là
một trân trọng ghi ơn. Ngừơi dân tại Huế lúc bấy giờ đi đến đâu cũng
nghe vang vang lời cầu nguyện "Xin Thượng Đế ban phước lành cho Người" cho vị lãnh tụ họ Ngô được đầy đủ năng lực để chống lại cả hai thế lực cộng sản và thực dân
Ngay
góc phố Hàng Me và Lê Thái Tổ tối hôm Ngày Quốc Khánh 1956 đã sáng
trưng với những ngọn lồng đèn đủ màu sắc cùng tiếng hát vang vang lời ca
"Người cương quyết chống Cộng diệt thực dân đang rắc reo tàn khốc"
Từ
tiếng hát đầu đời và niềm vui trong ngày Quốc Khánh 26/10/1956 cùng
hình ảnh đáng quí của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã đem lại niềm tự hào
dân tộc của tôi trên ý nghĩ hình thành một đất nứơc thật sự Tự Do và Độc
lập. Tôi mang hành trang đó vào đời trên ý thức thô thiển về chính trị và trên những biến cố chính trị của đất nứơc Việt Nam
Năm Đệ
Lục 1957 tại trường Nữ Trung Học Đồng khánh tôi thật sự thích tham gia
vào đoàn Nữ Sinh đi làm hàng rào danh dự cho Ngô Tổng Thống đi kinh lý.
Trên
những bước chân kinh lý của TT Ngô Đình Diệm là tiếng nhạc là những âm
thanh, thanh thoát réo lên từ lòng ngừơi dân như một quấn quit thân yêu
giữa người dân và chính quyền. Những lời ca Ngô Tổng Thống Muôn năm đã
được họ tình nguyên tự hát ra mà không bị bắt buột dưới một thế lực nào
Tháng 9/1959 ba tôi căn dặn Me tôi không cho tôi tham gia bất cứ một tổ chức nào của Sinh Viên Học Sinh cả .
Tôi không hiểu tại sao? nhưng vẫn tuân lệnh Me tôi ở nhà không được đi
đâu sau giờ đi học. Từ đó, con đường về Thành Nội thăm O Phủ cũng bị
giới hạn
Sau
biến cố tại chùa Từ Đàm , khi Sư Trí Quang xuất hiện xách động Phật tử
xuống đường gây bất ổn cho chính quyền như là một Tướng Trận tuy rằng Sư
Trí Quang đang khoát áo nâu sòng
Tình hình trong các chùa có vẽ "khẩn trương". Năm 1960 tôi phải rời Huế vào Qui Nhơn trước khi Mẹ Tôi vào
Giả
từ cố đô trên tuổi đời đang đi vào con đường hoa mộng. Giả từ những con
đường mang dấu tích tuổi thơ . Những hàng cây nghiêng bên bờ dòng sông
tuổi nhỏ, qua mặt đường là biệt thự của ông Hà Thúc Luyện cùng lớp lớp
ngồi đứng ngã nghiêng của học sinh trường Quốc Học sắp hàng chờ đợi để
"nghễ" con gái Đồng Khánh từ Bến Ngự, Nam Giao, Kim Long , Long Thọ,
Nguyệt Biều và Ga đi qua trước giờ vào học.
Vào
Trung Học Cường Để Qui Nhơn mà lòng tôi vẫn còn hằn in những dấu ấn,
từng kỷ niệm chưa phai mờ trên khoang thuyền của ký ức trôi trên dòng
nước của thành phố Huế đã xa.
Trong
thời gian của thập niên 60 , ba tôi thường ưu tư trên sự tràn quân của
cs Bắc Việt vào miền Nam . Me tôi vì cai quản căn nhà hương hỏa của Bà
Nội,nên không thể vào Qui Nhơn cùng lúc với tôi. Nhưng vừa mới thoát
cảnh loạn ly của 1954 nên ba tôi lo lắng dục dả me tôi vào.
Tình
hình xáo trộn gây bất ổn cho chính quyền mỗi ngày một tăng. Những cuộc
xuống đường tàn sát lẫn nhau giữa người nỗi loạn và chính quyền mỗi lúc
một mạnh.
Tôi
vẫn thầm mong có một ngày trở lại Huế . Trở lại nơi chôn đã hắt lên
trong tôi một niềm tin yêu và hy vọng của một quốc gia nhược tiểu được
phồn vinh muôn đời từ căn bản của một con dân được sống trong đất nước tự do dân chủ mà không phải chịu dưới áp lực nhân danh của một chủ nghĩa nào.
Cho đến hôm nay cuộc chiến Quốc/Cộng vẫn còn tiếp diễn trên chiều dài lịch sử của dân tọc Việt Nam
Cũng
giống như thời của thập niên 60 , đảng csVN trên âm mưu tuyền truyền
với dân chúng Miền bắc là phải giãi phóng miền Nam dưới sự cai trị của
“My-Ngụy” và chiêu bài "Đánh Mỹ Cứu Nước" để thực hiện âm mưu nhuộm đỏ
toàn cõi Đông nam Á của cs Quốc tế
Nhưng
sau ngày 30/4/75 khi người dân miến Bắc vào miền Nam và những gì tuyên
truyền của VC vốn là niềm tin sắt đá của người dân miền Bắc khi đối diện
với những gì thực tế của miền Nam, người dân Việt miền Bắc đã phải hụt
hẫng, một cảm giác bị đảng csVN lừa bịp đã làm ngừơi dân khủng hoảng
niềm tin .
Cũng
vậy, trên âm mưu thôn tính tập thể Ngừơi Việt Tỵ nạn cs tại hải ngoại.
Một lần nữa đảng csVN lại dấu mặt và những văn nô của đảng được đưa ra
hải ngoại để hướng dẫn ngừơi dân tỵ nạn bằng những chiêu bài ru ngủ như
không nơi nào đẹp băng quê hương , quê hương là chùm khế ngọt. Ngừơi dân
tỵ nạn tự hỏi nếu quê hương là chùm khế ngọt và không nơi nào đẹp bằng
quê hương thì tại sao đảng lại dâng cho tầu Cộng?
Hơn
nữa , chúng dùng bạo sách "trồng ngừơi" ở các thành phần tôn giáo, thì
thử hỏi từ 1975 đến nay cũng đã là gần 39 năm và chính những "cây người"
đó đang ngang nhiên tạo ra những cảnh phạm giới nữ sắc tại cửa Thiền,
tại giáo đường để làm cho Phật tử, tín đồ khủng hoảng niềm tin với Tăng
Ni của chùa, Cha Thầy của nhà thờ.
Những nơi nào còn vững chắc không cho sư Quốc Doanh, hay Cha Quốc Doanh len
lõi vào thì bị chúng bôi nhọ vu khống dùng tác phong mafia hay những
hành vi "bề hội đồng" theo cái kiểu "lấy thịt đè người" để làm tín đồ
khiếp nhược hầu cướp chùa cứơp nhà thờ .
Bài
viết của chúng tôi hôm nay không cố ý bài bác những ai đang nhục mạ Cố
Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Quí vị có quyền nhục mạ nhưng tiếp nhận sự
nhục mạ ấy hay không là do ngừơi dân. Và cho đến hôm nay thì những tổ
chức tưởng niệm Cố Tổng Thống một ngày một nhiều hơn, một trang trọng
hơn trên những thể thức tổ chức trang nghiêm hơn của chính thể Việt Nam
Cộng Hòa
Cũng
trong ý nhĩ đó, chúng tôi xin ghi lại nơi đây bằng một cảm xúc trong
ngày 26/10/2013 và từ đó lờ mờ trong ký ức, những mảnh vụn của tuổi thơ
trở về , cho dù đã thật xa nhưng như những cánh hoa đời không phai tàn
hương sắc theo sóng nước thời gian.
Ở đó tưng bừng với những hoa đèn biểu ngữ ngày Quốc Khánh 1956, ở
đó chất chứa niềm tin và hy vọng của tuổi thơ vào đời. Ở đó đã vang lên
lời ca "Ngô Tổng Thống, Ngô Tông Thống Muôn Năm. Toàn dân Việt Nam Nhớ
ơn Ngô Tổng Thống " .Tiếng hát xưa bỗng rào rào trong ký ức để bật mở
một hình ảnh oai hùng sáng ngời của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Từ
hình ảnh tưởng vọng đó cùng những bước chân kinh lý dài hơn thân thể
trên đoạn đường đưa dân tộc VN ra khỏi cảnh nô lệ của một thời đô hộ,
chúng tôi xin kính dâng Ngô Tổng Thống một nén hương tưởng niệm.
Trước
khói nhang lung linh vọng tưởng, Chúng tôi xin cầu nguyện cố Tổng Thống
Ngô Đình Diệm mãi mãi bình an trên cõi Vĩnh Hằng để phù hộ cho dân tộc
Việt Nam sớm thoát khỏi xiềng xich của Việt Cộng.
Tôn Nữ Hoàng Hoa.
Ingen kommentarer:
Legg inn en kommentar