Để đấu
tranh, phải có người đấu tranh. Không có người
đấu tranh thì không có cuộc
đấu tranh. Đấu tranh
quá ít người thì không có sức
mạnh để thay đổi
được cục
diện. Đó là yếu tố nhân
sự.
Nhưng đông người mà
không đoàn kết, không thống
nhất được ý chí
và đường lối
đấu tranh, thì chỉ là một đám
người ô hợp, không
sức mạnh.
Muốn đám đông ấy liên
kết thành một
khối, cùng chung một ý chí,
cùng theo một đường
lối, thì phải có tổ chức.
Muốn có tổ chức thì
phải có người
đứng ra xây dựng
tổchức, quy
tụ người vào
tổ chức,
đồng thời
điều hành những
người trong tổ chức, tóm
lại là phải có người lãnh
đạo.
Một tập
thể không có lãnh đạo
tương tự như rắn không
đầu. Không đầu thì
thân thể dù
lành mạnh cường
tráng đến đâu cũng chẳng làm
được gì ra hồn.
Cuộc đấu tranh
chống độc tài
cộng sản
hiện nay, muốn
chiến thắng,
muốn thành công, các lực
lượng hay tổ chức
đấu tranh dù trong nước hay
hải ngoại
đều cần có
lãnh đạo.
Lãnh
đạo
một tổ chức ở trong nước
quả là
khó, vì bất kỳ ai xuất
đầu lộ diện lãnh
đạo cuộc
đấu tranh cũng đều
bị cộng
sản tìm cách tiêu diệt, khai
trừ, bỏ tù, nếu không
được thì cô lập, vô
hiệu hóa các hoạt
động, hay ít nhất là
hạn chế khả năng hoạt
động. Dù đức
độ tài
ba đến đâu, hễ đã bị hạn
chế hay
vô hiệu hóa hoạt
động thì khó mà lãnh đạo.
Còn ở hải
ngoại tuy không có những khó
khăn ấy,
nhưng có những khó
khăn khác khiến cho lực
lượng đấu
tranh ở hải
ngoại hiện nay
chưa xuất
hiện được
người nào có khả năng quy tụ được
đại đa số quần chúng,
được quần chúng
nể phục, tín
nhiệm và chấp
nhận quy phục.
Biết bao người mong
mỏi một lãnh
đạo xuất chúng
đưa cuộc
đấu tranh tại
hải ngoại đi
đến thành công! Nhưng cho
tới nay, sau mấy
chục năm đấu tranh,
lãnh đạo ấy
vẫn chưa
xuất hiện.
Người Việt
hết nhân tài rồi
sao?
Để đi
vào vấn đề,
trước hết
cần tìm hiểu xem
người lãnh đạo
cần có những
đặc tính
nào.
Lãnh
đạo
giỏi không nhất
thiết phải tài
giỏi hơn
người về mọi
phương diện, mà
phải làm sao để những
người tài giỏi
hơn mình sẵn sàng
cộng tác hầu cùng
đạt đến
mục tiêu chung. Điều mà
người lãnh đạo có
thể làm
được trong khi những
người tài giỏi kia
không làm được, đó là liên kết các cá
nhân hay các nhóm người khác biệt nhau
lại thành một
tổ chức,
đồng thời
thống nhất
được những
đường lối
vốn rất đa
dạng của
những nhóm ấy thành
một đường
lối duy nhất.
Người lãnh đạo
giỏi dùng sự khôn khéo, tế nhị,
mềm dẻo
để thống
nhất hơn là
dùng những biện pháp
mạnh. Cưỡng
chế chỉ được
sử dụng
một cách hạn
chế và
bất đắc dĩ
trong những trường
hợp "chẳng
đặng đừng" mà
thôi.
Biết bao người cho
rằng người lãnh
đạo lý tưởng mà
mọi người mong
đợi phải là
người gương
mẫu, chính trực,
biết hy sinh, có nghị lực,
tự tin,
thông minh, có khả năng
phân tích và tổng hợp,
vừa sắc bén,
nhạy cảm,
sẵn sàng ra tay hành động,
vừa tập
hợp được
quần chúng, tạo
niềm tin tưởng,
cổ vũ
và động viên những
người cộng tác,
đồng thời có
tầm nhìn xa, tầm nhìn
chiến lược,
quyết tâm và bền
bỉ theo
đuổi, lại
quyết đoán và tạo
được những thay
đổi,
v.v...
Nếu cứ kỳ vọng và
đòi hỏi người lãnh
đạo phải
được như thế thì chúng ta rất
dễ thất
vọng, vì cả thế giới
từ xưa
đến nay không chắc có
vị lãnh
đạo nào có đầy
đủ những
đức tính ấy. Nhìn
lại những anh
hùng của dân tộc ta
cũng như của
thế giới,
hoặc những
người nổi
tiếng là những minh
quân trên thế giới, chúng
ta thấy các vị cũng có khá nhiều
khuyết điểm.
Người được
mặt này thì mất
mặt kia. Người
điều hành giỏi thì
nhiều khi lại
rất độc đoán,
lúc nào cũng cho mình là đúng; người
được mọi
người quý mến thì
lại thiếu
quyết đoán; người
đạo đức thì
lại dễ tin người nên
hay bị qua
mặt; người nhân
hậu thì không đủ cứng
rắn đối
với người
xấu…
Nhìn
lại
lịch sử, ta
thấy những
người lãnh đạo
giỏi có thể là người bình
dân, không giỏi về chữ nghĩa, như Đinh Bộ Lĩnh, Lê Lợi,
Nguyễn Huệ…
nhưng có khả năng làm cho những nhân
tài xuất chúng như Nguyễn Trãi,
La Sơn Phu Tử…
cộng tác với mình.
Trong bộ tiểu
thuyết lịch
sử "Hán
Sở Tranh Hùng", Lưu Bang
cho quần thần
thấy ông không giỏi
bằng những quan,
tướng dưới
quyền ông, nhưng ông
có khả năng
sử dụng
họ, làm cho họ hết lòng vì mình.
Saint Bernard nói:
"Hỡi những
người thông thái, xin hãy dạy dỗ chúng tôi. Hỡi
những người đạo hạnh, xin hãy làm
gương đểchúng tôi
bắt chước. Và hỡi
những
người khôn ngoan,
xin hãy lãnh đạo chúng
tôi". Như thế, theo
Saint Bernard, người lãnh đạo
giỏi không nhất
thiết là người
nổi bật
về thông thái hay đạo
hạnh, mà phải
hơn người
về khôn
ngoan. Vì thế chúng ta đừng đòi
hỏi người lãnh
đạo phải là trí
thức, thông thái, có bằng
cấp, hay có đời
sống luân lý thật
gương mẫu.
Người lãnh đạo
chỉcần
đạt được
mức trung bình hoặc trên
trung bình về hai
phương diện ấy là
đủ .
Người lãnh đạo có
thể không giỏi
về một
số mặt,
nhưng để là một lãnh
đạo tốt, thì
phải có những
đặc tính hơn
người sau đây: có lòng yêu nước,
biết đặt
đại cuộc
(quyền lợi
đất nước) trên
tiểu cuộc
(quyền lợi riêng
của đảng phái,
gia đình, cá nhân), lòng quảng
đại (không chấp
nhất những
chuyện tiểu
tiết), tính đàn anh (biết
bảo vệ và quan tâm đến
những người
dưới quyền),
biết lắng nghe,
tính tình cao thượng.
Lãnh
đạo có
thể có
những sai lầm, có
thể còn
một số những
khuyết điểm. Vì
thế chúng ta cần có cái
nhìn tổng thể mang tính tương
đối. Người
tốt là người có
nhiều điều
tốt hơn
điều xấu, và
người xấu là
người có nhiều
điều xấu
hơn điều
tốt. Chứ không phải
người tốt là
người không có điều
xấu, và người
xấu là người không
có điều tốt.
Đừng nhìn vào phần ít
hơn mà đánh giá cảtoàn
thể. Đừng vì
một vết đen
trong một tờ giấy
trắng mà bảo đó là
tờ giấy đen!
Hiện nay có khá nhiều
người đánh giá con người và
sự việc theo
kiểu ấy!
Thật ra, trên đời, chúng
ta rất khó kiếm
được sự gì hoàn hảo, lý
tưởng, đúng như mình muốn.
Những gì chúng ta có thể có được trong
tầm tay thường
không hoàn hảo. Vì thế sự khôn ngoan đòi hỏi chúng
ta phải chọn và
chấp nhận cái
tương đối
tốt nhất
hoặc cái ít xấu
nhất, chứ không phải cái
mình mong muốn. Nếu
cứ đòi
phải có được cái
hoàn hảo và chê bỏ những cái
tốt nhất
(nhưng không được
như ý)
đến với mình,
chúng ta sẽ bỏ lỡ nhiều
cơ hội đáng
tiếc. Chúng ta sẽ rơi vào
trường hợp "già
kén, kẹn hom" của
những người vì
chỉ muốn
kết duyên với
người như ý muốn nên
từ chối
những người
tương đối
xứng đáng, để rồi khi
không thể chờ đợi
được nữa thì
phải lập gia
đình với những
người còn dở hơn
rất nhiều so
với những
người mình đã từ chối.
Nhìn
lại
lịch sử, chúng
ta thấy những
trường hợp "tránh
vỏ dưa,
gặp vỏ dừa" không
chỉ của
một cá nhân hay một đoàn
thểmà của
cả một dân
tộc. Người dân
vì không hài lòng với một chính
phủ tương
đối tốt,
nhưng không vừa ý mình
nên lật đổ để rồi sau đó
phải chấp
nhận những chính
phủ còn
tồi tệ hơn
rất nhiều.
Trong các lãnh
vực, chúng
ta đều phải
chấp nhận tính
tương đối
của con người cũng
như sự việc và
hoàn cảnh. Trong chính trị cũng thế,
thậm chí còn hơn
thế nữa.
Muốn lãnh đạo thì
trước tiên phải thu
phục được
quần chúng và có được
những người
cộng tác chặt
chẽ với mình.
Vào những thời
đại trước, các
nhà lãnh đạo tương
đối dễ.Hùng Vũ.
Ingen kommentarer:
Legg inn en kommentar