søndag 27. januar 2013
Tâm Sự Của Một Người Ðau Khổ
Hỏi thì ông ấy bảo, về để tìm cơ hội làm ăn mà chẳng nói làm ăn cái gì, nhưng lần nào đi cũng mang nhiều tiền theo mà khi về thì hết sạch. Thời gian ở nhà, ông thường lên mạng ngồi Chat rất khuya và có nhiều cuộc điện thoại rất lâu, ông thường lén ra vườn ngồi nghe một mình làm tôi hết sức nghi ngờ. Sự nghi ngờ càng tăng khi ông nhạt hẳn chuyện gối chăn cùng vợ, cái nhạt nhẽo này rất khác thường so với trước, vì chúng tôi mới hơn 60 tuổi.
Điều 4 Hiến Pháp 1992
Điều 4 trong bản “Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992” (Nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia – 2005 – Bản sửa đổi), có đoạn viết như sau: “Đảng Cộng
Sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của
Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”
Điều 4 này mâu thuẫn và chống lại Điều 2, Điều 3, Điều 8, Điều 15, Điều
16, Điều 21, Điều 83 của chính bản Hiến pháp. Chúng tôi sẽ lần lượt
chứng minh.
Điều 2 của bản Hiến pháp có đoạn viết như sau: “Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân…”. Theo Điều 2 này khẳng định nước CHXHCNVN là một nước dân chủ. Bởi, Điều 2 nhắc lại định nghĩa của Ngài Abraham Lincoln (1809-1865) – vị anh hùng giải phóng nô lệ, vị tổng thống thứ 16 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, thần tượng của Karl Marx, được Marx tôn làm biểu tượng của Tự Do – định nghĩa về một quốc gia dân chủ như sau: “Một quốc gia dân chủ là một quốc gia mà chính quyền của dân, do dân, vì dân!”.
Như vậy, khi Điều 4 khẳng định: “Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”, tức là nước CHXHCNVN theo một chế độ Đảng trị = Đảng chủ, hoàn toàn chống lại Điều 2: khẳng định nước CHXHCNVN là một nhà nước Dân trị = Dân chủ! Như vậy, nếu căn cứ vào Điều 2, thì Điều 4 là vi hiến và ngược lại; nhưng Điều 2 có trước Điều 4, nên ta có thể coi Điều 4 là điều vi hiến được chăng?
Điều 83 của Hiến pháp có đoạn viết như sau: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước CHXHCNVN. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp”. Như vậy, Điều 2 và Điều 83 cùng khẳng định quyền tối thượng của nước CHXHCNVN thuộc về nhân dân chứ không thuộc về Đảng CSVN như Điều 4 đã quy định Đảng CSVN nắm quyền tuyệt đối: “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Xã hội là toàn bộ đời sống văn hoá, chính trị, kinh tế, pháp luật, thể chế, lịch sử, tôn giáo…của con người trong một quốc gia. Tức là Điều 4 quy định Đảng CSVN là chủ nhân ông của đất nước và dân tộc Việt Nam, là ông vua của các vua, chúa của các chúa. Nhưng oái oăm thay, ở Điều 2 và Điều 83, bản Hiến pháp năm 1992 lại khẳng định Nhân Dân là chủ nhân ông của đất nước và dân tộc, nắm quyền tối thượng quốc gia, y hệt các nhà nước dân chủ khác trên thế giới vậy (Thế giới ngày nay có chừng 95% số quốc gia theo chế độ dân chủ đại nghị). Do đó, cứ theo Điều 4, Điều 2, Điều 83, thì nước Việt Nam ta có hai “vua”: “Vua Đảng CSVN” và “Vua Nhân Dân” ư ? Nếu lấy hai chọi một, thì Điều 4 là thiểu số phải bị coi là vi hiến trước Điều 2 và Điều 83 đa số?
Chưa hết, ngay cả ở Điều 3 trong bản Hiến pháp 1992 cũng hàm chứa yếu tố chống lại Điều 4.
Điều 3 có đoạn viết như sau: “Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân”. “Quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân” nghĩa là nhân dân làm chủ tất tần tật mọi sinh hoạt xã hội từ chính trị, văn hoá xã hội, thể chế, luật pháp, lịch sử của nước Việt Nam. Mệnh đề này của Điều 3 trong Hiến pháp phủ nhận Điều 4. Như vậy, Điều 3 đã về hùa với các Điều 2 và Điều 83 cùng xóa bỏ Điều 4 trong bản Hiến pháp.
Mệnh đề thứ 2 của Điều 3 viết như sau: “ Thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc”. Chính Điều 3 trong Hiến pháp đã xác định xã hội Việt Nam là một xã hội công bằng, tự do. Tự do và Công bằng xã hội là mọi công dân đều bình đẳng, không ai nhảy ra sai khiến (lãnh đạo) ai mà không được sự đồng ý của người bị sai khiến (bị lãnh đạo). Đảng CSVN chỉ là một nhóm người rất thiểu số trong cộng đồng dân tộc Việt Nam (ngót ba triệu đảng viên CS trong khi đó có hơn 90 triệu người dân ngoài đảng). Vậy thiểu số kia muốn cai trị (lãnh đạo) đa số này phải hỏi ý kiến xem 80 triệu dân có đồng ý (cho phép) Đảng CSVN cai trị đại đa số nhân dân Việt Nam hay không?
Nghe câu hỏi này, Đảng CSVN bèn bảo: – Quốc hội nước CHXHCNVN đã bỏ phiếu xác định vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng CS thì không phải là toàn dân đồng thuận là gì? Vâng, đấy chỉ là sự đồng thuận hình thức, đồng thuận ảo, đồng thuận giả tạo! Vì trong Quốc hội có đến hơn 95% đại biểu là đảng viên CS, thì Quốc Hội thực chất chỉ là Quốc hội của Đảng CS mà thôi! Với phương châm bầu cử: “Đảng cử, Dân bầu” của Đảng CS, thì người dân (hơn 80 triệu) đã bị tước quyền ứng cử và bầu cử. Khi Nhân Dân mất quyền “cử” thì chữ “ bầu” cũng thành vô nghĩa, thành trò hề! Do đó, mọi cuộc bầu bán do Đảng CS tổ chức để hình thành Quốc hội đều chỉ là hình thức, là trò ảo thuật kiểu Đảng CS vừa đá bóng, vừa thổi còi, vừa lĩnh thưởng mà thôi! Bầu cử Quốc Hội mà Đảng CS toàn cử người của mình ra ứng cử, rồi bắt dân chỉ được quyền “Bầu”, không được quyền “Cử”, Dân không được quyền kiểm phiếu thì cái Quốc Hội kia chỉ là Quốc Hội của Đảng chứ nào đâu còn là Quốc hội của Dân? Do đó, chính Đảng CSVN đã vi phạm Điều 3 của Hiến pháp là không tôn trọng hai chữ: Tự do – Bình đẳng (Công bằng)!
Như vậy, Điều 3 trong Hiến pháp đã phủ nhận chính Điều 4 vậy!
Điều 8 trong bản Hiến pháp 1992 có đoạn viết như sau: “Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”. Điều 8 không cho phép ai (kể cả Đảng CS) được phép quan liêu, cửa quyền. Nhưng ở Điều 4, Đảng CSVN đã chứng tỏ sự quan liêu, cửa quyền của mình bằng cách tự cho mình quyền lãnh đạo tối thượng nhân dân Việt Nam trái với quy định ở Điều 2, Điều 3 và Điều 83. Do đó, Điều 8 cũng đã phủ nhận chính Điều 4.
Điều 15 trong bản Hiến pháp, có đoạn viết: “Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng”. Chính sự khẳng định nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường (khái niệm “định hướng XHCN” hoàn toàn vô nghĩa), chấp nhận nền kinh tế tư nhân tại Việt Nam nơi Điều 15 này đã phủ nhận Điều 4; vì Điều 4 ghi: “Đảng CSVN theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Vì sao vậy? Vì ai đã đọc Mác-Lênin, dù chỉ ở trình độ sơ cấp, cũng biết chủ nghĩa Mác-Lê phủ nhận kinh tế thị trường = tư bản, xóa bỏ sở hữu tư nhân. Có chủ nghĩa Mác- Lê thì không có kinh tế tư bản = kinh tế thị trường và sở hữu tư nhân và ngược lại! Như vậy, Điều 15 đã xóa bỏ Điều 4 hay ngược lại!?
Điều 17 trong bản Hiến pháp 1992 tiếp tục phủ nhận Điều 4 bằng cách nói rõ hơn sự phát triển tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam như sau: “Phát huy mọi năng lực sản xuất, mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”. Chính sự khẳng định Đảng CSVN lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Điều 17 này đã giết chết chủ nghĩa Mác-Lênin là tôn giáo và cương lĩnh của Đảng như Điều 4 đã quy định. Vậy, Điều 17 này đã xóa bỏ Điều 4 hay ngược lại?
Điều 21 trong bản Hiến pháp 1992 tiếp tục khẳng định Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường, tức kinh tế tư bản chủ nghĩa, như có đoạn viết sau: “Kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp, không bị hạn chế về quy mô hoạt động”. Mục đích của chủ nghĩa Mác-Lê Nin là chôn chủ nghĩa tư bản. Sao Đảng CSVN ghi trong Điều 4 Hiến pháp “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội theo chủ nghĩa Mác-Lênin” lại phát triển kinh tế tư bản? Hóa ra, bằng cách đề ra bốn Điều: 15, 16,17, 21 trong Hiến pháp 1992 là xây dựng nền kinh tế tư bản trên đất nước Việt Nam, Đảng CSVN đã làm ngược lại 180 độ chủ nghĩa Mác–Lênin; cũng có nghĩa là chính Đảng CSVN không chôn tư bản như nguyên lý Mác-Lênin đã dạy, mà ngược lại còn đi xây dựng tư bản chủ nghĩa. Như vậy, có phải chính là Đảng CSVN đã ngầm xóa bỏ Điều 4 trong bản Hiến pháp?
Tựu trung, Điều 4 trong Hiến pháp 1992 (bản sửa đổi) đã xóa bỏ các Điều 2, 3, 8,15, 16, 21, 83 của chính bản Hiến pháp, cũng là xóa bỏ nền tảng của bản Hiến pháp vậy! Muốn bản Hiến pháp không bị vô hiệu hoá vì sự thậm vô lý (ngược đời), cần phải xóa bỏ Điều 4. Vả lại, nếu Điều 4 Hiến pháp không bị xóa bỏ, hiển nhiên là các cuộc bầu cử của nhà nước Việt Nam chung quy chỉ là hình thức, là trò đùa mà thôi; vì Hiến pháp đã khẳng định đảng cộng sản Việt Nam với số đảng viên thiểu số ( ba triệu) là lực lượng vĩnh viễn lãnh đạo đất nước, lãnh đạo khối nhân dân đa số ( 90 triệu ) thì còn bầu cử làm gì cho mất công, vô ích. Chính Điều 4 Hiến pháp này đã thông báo một điều hiển nhiên : NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM LÀ NHÀ NƯỚC ĐỘC TÀI, ĐỘC ĐẢNG, TUYỆT ĐỐI KHÔNG PHẢI LÀ NHÀ NƯỚC DÂN CHỦ như Hiến pháp đã lừa dối tuyên bố.
Điều 2 của bản Hiến pháp có đoạn viết như sau: “Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân…”. Theo Điều 2 này khẳng định nước CHXHCNVN là một nước dân chủ. Bởi, Điều 2 nhắc lại định nghĩa của Ngài Abraham Lincoln (1809-1865) – vị anh hùng giải phóng nô lệ, vị tổng thống thứ 16 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, thần tượng của Karl Marx, được Marx tôn làm biểu tượng của Tự Do – định nghĩa về một quốc gia dân chủ như sau: “Một quốc gia dân chủ là một quốc gia mà chính quyền của dân, do dân, vì dân!”.
Như vậy, khi Điều 4 khẳng định: “Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”, tức là nước CHXHCNVN theo một chế độ Đảng trị = Đảng chủ, hoàn toàn chống lại Điều 2: khẳng định nước CHXHCNVN là một nhà nước Dân trị = Dân chủ! Như vậy, nếu căn cứ vào Điều 2, thì Điều 4 là vi hiến và ngược lại; nhưng Điều 2 có trước Điều 4, nên ta có thể coi Điều 4 là điều vi hiến được chăng?
Điều 83 của Hiến pháp có đoạn viết như sau: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước CHXHCNVN. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp”. Như vậy, Điều 2 và Điều 83 cùng khẳng định quyền tối thượng của nước CHXHCNVN thuộc về nhân dân chứ không thuộc về Đảng CSVN như Điều 4 đã quy định Đảng CSVN nắm quyền tuyệt đối: “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Xã hội là toàn bộ đời sống văn hoá, chính trị, kinh tế, pháp luật, thể chế, lịch sử, tôn giáo…của con người trong một quốc gia. Tức là Điều 4 quy định Đảng CSVN là chủ nhân ông của đất nước và dân tộc Việt Nam, là ông vua của các vua, chúa của các chúa. Nhưng oái oăm thay, ở Điều 2 và Điều 83, bản Hiến pháp năm 1992 lại khẳng định Nhân Dân là chủ nhân ông của đất nước và dân tộc, nắm quyền tối thượng quốc gia, y hệt các nhà nước dân chủ khác trên thế giới vậy (Thế giới ngày nay có chừng 95% số quốc gia theo chế độ dân chủ đại nghị). Do đó, cứ theo Điều 4, Điều 2, Điều 83, thì nước Việt Nam ta có hai “vua”: “Vua Đảng CSVN” và “Vua Nhân Dân” ư ? Nếu lấy hai chọi một, thì Điều 4 là thiểu số phải bị coi là vi hiến trước Điều 2 và Điều 83 đa số?
Chưa hết, ngay cả ở Điều 3 trong bản Hiến pháp 1992 cũng hàm chứa yếu tố chống lại Điều 4.
Điều 3 có đoạn viết như sau: “Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân”. “Quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân” nghĩa là nhân dân làm chủ tất tần tật mọi sinh hoạt xã hội từ chính trị, văn hoá xã hội, thể chế, luật pháp, lịch sử của nước Việt Nam. Mệnh đề này của Điều 3 trong Hiến pháp phủ nhận Điều 4. Như vậy, Điều 3 đã về hùa với các Điều 2 và Điều 83 cùng xóa bỏ Điều 4 trong bản Hiến pháp.
Mệnh đề thứ 2 của Điều 3 viết như sau: “ Thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc”. Chính Điều 3 trong Hiến pháp đã xác định xã hội Việt Nam là một xã hội công bằng, tự do. Tự do và Công bằng xã hội là mọi công dân đều bình đẳng, không ai nhảy ra sai khiến (lãnh đạo) ai mà không được sự đồng ý của người bị sai khiến (bị lãnh đạo). Đảng CSVN chỉ là một nhóm người rất thiểu số trong cộng đồng dân tộc Việt Nam (ngót ba triệu đảng viên CS trong khi đó có hơn 90 triệu người dân ngoài đảng). Vậy thiểu số kia muốn cai trị (lãnh đạo) đa số này phải hỏi ý kiến xem 80 triệu dân có đồng ý (cho phép) Đảng CSVN cai trị đại đa số nhân dân Việt Nam hay không?
Nghe câu hỏi này, Đảng CSVN bèn bảo: – Quốc hội nước CHXHCNVN đã bỏ phiếu xác định vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng CS thì không phải là toàn dân đồng thuận là gì? Vâng, đấy chỉ là sự đồng thuận hình thức, đồng thuận ảo, đồng thuận giả tạo! Vì trong Quốc hội có đến hơn 95% đại biểu là đảng viên CS, thì Quốc Hội thực chất chỉ là Quốc hội của Đảng CS mà thôi! Với phương châm bầu cử: “Đảng cử, Dân bầu” của Đảng CS, thì người dân (hơn 80 triệu) đã bị tước quyền ứng cử và bầu cử. Khi Nhân Dân mất quyền “cử” thì chữ “ bầu” cũng thành vô nghĩa, thành trò hề! Do đó, mọi cuộc bầu bán do Đảng CS tổ chức để hình thành Quốc hội đều chỉ là hình thức, là trò ảo thuật kiểu Đảng CS vừa đá bóng, vừa thổi còi, vừa lĩnh thưởng mà thôi! Bầu cử Quốc Hội mà Đảng CS toàn cử người của mình ra ứng cử, rồi bắt dân chỉ được quyền “Bầu”, không được quyền “Cử”, Dân không được quyền kiểm phiếu thì cái Quốc Hội kia chỉ là Quốc Hội của Đảng chứ nào đâu còn là Quốc hội của Dân? Do đó, chính Đảng CSVN đã vi phạm Điều 3 của Hiến pháp là không tôn trọng hai chữ: Tự do – Bình đẳng (Công bằng)!
Như vậy, Điều 3 trong Hiến pháp đã phủ nhận chính Điều 4 vậy!
Điều 8 trong bản Hiến pháp 1992 có đoạn viết như sau: “Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”. Điều 8 không cho phép ai (kể cả Đảng CS) được phép quan liêu, cửa quyền. Nhưng ở Điều 4, Đảng CSVN đã chứng tỏ sự quan liêu, cửa quyền của mình bằng cách tự cho mình quyền lãnh đạo tối thượng nhân dân Việt Nam trái với quy định ở Điều 2, Điều 3 và Điều 83. Do đó, Điều 8 cũng đã phủ nhận chính Điều 4.
Điều 15 trong bản Hiến pháp, có đoạn viết: “Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng”. Chính sự khẳng định nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường (khái niệm “định hướng XHCN” hoàn toàn vô nghĩa), chấp nhận nền kinh tế tư nhân tại Việt Nam nơi Điều 15 này đã phủ nhận Điều 4; vì Điều 4 ghi: “Đảng CSVN theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Vì sao vậy? Vì ai đã đọc Mác-Lênin, dù chỉ ở trình độ sơ cấp, cũng biết chủ nghĩa Mác-Lê phủ nhận kinh tế thị trường = tư bản, xóa bỏ sở hữu tư nhân. Có chủ nghĩa Mác- Lê thì không có kinh tế tư bản = kinh tế thị trường và sở hữu tư nhân và ngược lại! Như vậy, Điều 15 đã xóa bỏ Điều 4 hay ngược lại!?
Điều 17 trong bản Hiến pháp 1992 tiếp tục phủ nhận Điều 4 bằng cách nói rõ hơn sự phát triển tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam như sau: “Phát huy mọi năng lực sản xuất, mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”. Chính sự khẳng định Đảng CSVN lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Điều 17 này đã giết chết chủ nghĩa Mác-Lênin là tôn giáo và cương lĩnh của Đảng như Điều 4 đã quy định. Vậy, Điều 17 này đã xóa bỏ Điều 4 hay ngược lại?
Điều 21 trong bản Hiến pháp 1992 tiếp tục khẳng định Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường, tức kinh tế tư bản chủ nghĩa, như có đoạn viết sau: “Kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp, không bị hạn chế về quy mô hoạt động”. Mục đích của chủ nghĩa Mác-Lê Nin là chôn chủ nghĩa tư bản. Sao Đảng CSVN ghi trong Điều 4 Hiến pháp “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội theo chủ nghĩa Mác-Lênin” lại phát triển kinh tế tư bản? Hóa ra, bằng cách đề ra bốn Điều: 15, 16,17, 21 trong Hiến pháp 1992 là xây dựng nền kinh tế tư bản trên đất nước Việt Nam, Đảng CSVN đã làm ngược lại 180 độ chủ nghĩa Mác–Lênin; cũng có nghĩa là chính Đảng CSVN không chôn tư bản như nguyên lý Mác-Lênin đã dạy, mà ngược lại còn đi xây dựng tư bản chủ nghĩa. Như vậy, có phải chính là Đảng CSVN đã ngầm xóa bỏ Điều 4 trong bản Hiến pháp?
Tựu trung, Điều 4 trong Hiến pháp 1992 (bản sửa đổi) đã xóa bỏ các Điều 2, 3, 8,15, 16, 21, 83 của chính bản Hiến pháp, cũng là xóa bỏ nền tảng của bản Hiến pháp vậy! Muốn bản Hiến pháp không bị vô hiệu hoá vì sự thậm vô lý (ngược đời), cần phải xóa bỏ Điều 4. Vả lại, nếu Điều 4 Hiến pháp không bị xóa bỏ, hiển nhiên là các cuộc bầu cử của nhà nước Việt Nam chung quy chỉ là hình thức, là trò đùa mà thôi; vì Hiến pháp đã khẳng định đảng cộng sản Việt Nam với số đảng viên thiểu số ( ba triệu) là lực lượng vĩnh viễn lãnh đạo đất nước, lãnh đạo khối nhân dân đa số ( 90 triệu ) thì còn bầu cử làm gì cho mất công, vô ích. Chính Điều 4 Hiến pháp này đã thông báo một điều hiển nhiên : NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM LÀ NHÀ NƯỚC ĐỘC TÀI, ĐỘC ĐẢNG, TUYỆT ĐỐI KHÔNG PHẢI LÀ NHÀ NƯỚC DÂN CHỦ như Hiến pháp đã lừa dối tuyên bố.
Trần Mạnh Hảo.
Người Chiến Binh “Bất Tử”
Biến cố
Tết Mậu Thân đầu năm 1968 là một đòn giáng vào quân đội Miền Nam
Việt Nam khi hằng chục sư đoàn Cộng quân gồm quân chính quy Cộng Sản Bắc
Việt và quân du kích của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đồng loạt mở cuộc
“tổng tấn công, tổng nổi dậy” bất ngờ trong thời gian hưu chiến nhân
dịp Tết, đánh vào nhiều tỉnh lỵ và thành phố tại Miền Nam Việt Nam, kể
cả thủ đô Sài Gòn và cố đô Huế. Nhưng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã đứng
vững và lần lượt tái chiếm hết những phần đất bị Cộng quân tạm chiếm,
kể cả cố đô Huế, và xóa tên nhiều đại đơn vị của Cộng quân.
Quân đội này lại còn hùng mạnh hơn lên khi đồng minh Hoa Kỳ quyết
định tăng cường võ trang các chiến cụ tối tân cho Quân Lực Việt Nam Cộng
Hòa để họ có thể tự mình chiến đấu bảo vệ Miền Nam Việt Nam đặng quân
Mỹ có thể yên lòng và có thêm chính danh mà rút về nước trong một chiến
lược mới được gọi là “kế hoạch Việt Nam Hóa chiến tranh” do Tổng Thống
Richard Nixon và cố vấn an ninh quốc gia lúc bấy giờ là Tiến Sĩ Henry
Kissinger đề xướng.
Rồi cuộc tổng tấn công Mùa Hè năm 1972 của Cộng quân lại diễn ra sau
khi Bộ Chính Trị Trung Ương Ðảng Cộng Sản Việt Nam tại Hà Nội quyết định
rằng Cộng quân phải lấn cho bằng được càng nhiều đất càng tốt, giành
cho bằng được càng nhiều dân càng hay để họ có thể chiếm lợi thế trên
bàn hội nghị bốn bên lâm chiến đang diễn ra tại Paris, Pháp, nhằm “chấm
dứt chiến tranh, lập lại hòa bình” tại Miền Nam Việt Nam. Dù bị tấn công
bất thình lình và bước đầu bị mất đi thành phố Quảng Trị tại Vùng 1
Chiến Thuật và quận (chi khu) An Lộc tại Vùng 3 Chiến Thuật, Quân Lực
Việt Nam Cộng Hòa, một lần nữa, lại cả thắng trong “mùa Hè đỏ lửa” ấy,
lấy lại hầu hết những đất đai và dân chúng đã mất vào tay Cộng quân
trước đó.
Hội nghị hòa bình tại Paris kết thúc với Hiệp Ðịnh Paris (Ba Lê)
1973, theo đó chính quyền Nixon, vì quá nóng lòng muốn lấy lại các tù
binh đang bị Cộng Sản Bắc Việt giam giữ cũng như để thỏa mãn đòi hỏi
phải chấm dứt chiến tranh và rút quân đội về nước của các nhóm phản
chiến đang lên cao tại Mỹ, đã ép buộc chính phủ Việt Nam Cộng Hòa phải
nhân nhượng nhiều điều hết sức thất lợi cho sự sống còn của Miền Nam
Việt Nam sau này qua bản văn chung cuộc của Hiệp Ðịnh Paris 1973.
Cái chết của Miền Nam Việt Nam và cái chết của Quân Lực Việt Nam Cộng
Hòa là hậu quả tất yếu của một cuộc chiến tranh trong đó cả hai bên lâm
chiến đều không ai có đủ điều kiện - quân sự và chính trị - một mình
đứng ra đảm đương cuộc chiến mà phải nhờ đến các thế lực bên ngoài. Rồi
khi một trong hai bên nào đó thình lình bị đồng minh bỏ rơi - như trường
hợp của Việt Nam Cộng Hòa - thì kẻ bị bỏ rơi đương nhiên phải thua
trận.
Vì bị Hoa Kỳ bỏ rơi nửa chừng sau khi dân chúng và chính phủ của nước
đồng minh này không chịu đựng nổi những tổn thất kéo dài về nhân mạng
và tiền bạc trong cuộc chiến, Việt Nam Cộng Hòa - hay Quân Lực Việt Nam
Cộng Hòa - đành phải chết đi một cách tức tưởi. (Ở đây, người viết thấy
cần phải nói lên cảm nghĩ rằng phần đông những người lính Cộng Hòa cũ,
sau nhiều năm suy nghĩ về sự bỏ rơi kia, đã thôi không còn oán hận gì
người bạn chiến đấu Mỹ năm xưa. Ðại đa số dân chúng Miền Nam Việt Nam
bây giờ đều hiểu rằng một dân tộc giàu có và đáng sống như dân tộc Mỹ mà
dám hy sinh cả trên 50,000 mạng người - hầu hết là những thành phần trẻ
ưu tú - trong cuộc chiến tranh bảo vệ tự do, dân chủ cho Miền Nam Việt
Nam thì ngần ấy những hy sinh là đã quá đủ rồi.)
Những gì sẽ xảy ra nếu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và tiền thân của quân đội này không hiện hữu hay quân đội này phải bị tan rã ngay từ các thời điểm 1954, 1963, 1965, 1968, hoặc ngay cả vào năm 1972? Ðiều kỳ diệu là, ngay cả trong những giờ phút khó khăn nhất của Miền Nam Việt Nam khi cuộc chiến tranh xâm lược và phá hoại của Cộng Sản đang lên tới cao điểm với những cuộc tấn công liên tục ngoài chiến trường và những chiến dịch gây xáo trộn cùng bất ổn triền miên trong quần chúng ở hậu phương, dân chúng Miền Nam, dưới sự bảo vệ vững chắc và nhờ những hy sinh vô bờ bến của người lính Cộng Hòa nơi tuyến đầu khói lửa cũng như trên khắp các mặt trận khác, vẫn có được cái xa xỉ là tiếp tục sinh hoạt bình thường, tiếp tục mua bán, kinh doanh làm giàu, và tiếp tục ăn học thành tài để trở thành những chuyên gia rường cột của đất nước mai sau.
Và điều may mắn lớn lao nhất cho dân tộc là sự thể quân đội này đã thoát hiểm và sống còn đến trên hai thập niên, cũng vừa đủ thời gian cho mầm tự do, dân chủ đâm chồi và bén rễ trên quê hương Việt Nam khiến cho Cộng Sản Việt Nam ngày nay chỉ còn là một cái vỏ trống không, và tất cả những giáo điều cùng lý luận của chủ nghĩa Cộng Sản đều lâm vào ngõ bí khi các vị “thánh tổ” của chủ nghĩa này từ bên trời Âu lần lượt lăn đùng ra chết. Dĩ nhiên là Cộng Sản Việt Nam vẫn còn giữ lại một điều duy nhất, đó là nguyên tắc độc đảng, mà nếu họ lại bỏ đi nữa thì cái câu “trong bụng mỗi người dân An Nam đều có một ông quan” - vốn do một quan chức thực dân Pháp nham hiểm thốt lên từ hồi đầu thế kỷ trước - hóa ra chẳng có ý nghĩa gì hết hay sao?.
Dẫu sao, ba thập niên sau ngày Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, khi nghĩ về Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và cái chết tuy đầy uất ức nhưng cũng đầy hào hùng của quân đội này vào ngày 30 Tháng Tư năm 1975, người ta vẫn thấy rằng cái tinh thần mà quân đội đó mang theo vào mỗi trận đánh, mỗi chiến trường trên khắp các nẻo đường đất nước từ Nam chí Bắc - xin đừng quên những Phạm Phú Quốc, Trần Thế Vinh, Nguyễn Văn Ðương, Nguyễn Ðình Bảo, Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Nguyễn Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai, Hồ Ngọc Cẩn... vẫn còn sống mãi trong lòng dân tộc và sẽ là mầm phục sinh cho một đất nước và một dân tộc đã trải qua gần hết mọi cuộc bể dâu trong đời. Hay, nói như Nhật Trường Trần Thiện Thanh, một người lính Cộng Hòa và cũng là một ca, nhạc sĩ tài hoa của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại qua nhạc phẩm “Anh Không Chết Ðâu Anh”: “Không, anh không chết đâu anh. Chưa, anh chưa chết đâu anh...”
Văn Phan.
lørdag 26. januar 2013
Mùi Việt Gian
Một tuần nay, cứ đều đặn buổi sáng đến công ty làm việc, buổi chiều
tối bày đồ trẻ em ra bán trước cửa công ty. Từ ngày bán đồ trẻ em, ngoài
việc có thể kiếm thêm được một chút tiền để ổn định cuộc sống, tôi còn
cảm thấy hạnh phúc hơn khi nhìn thấy những nụ cười hồn nhiên thơ ngây
khoác lên mình những chiếc áo, chiếc váy mang xuất xứ không phải từ
Trung Quốc. Những bộ đồ trẻ em mà tôi bán đều được tôi lựa chọn kĩ càng,
tôi chỉ nhập hàng Việt và hàng Thái để bán cho khách. Với mong muốn
"người Việt Dùng hàng Việt, tẩy chay, tránh xa các sản phẩm độc hại từ
Trung Quốc", dù có hôm chỉ bán một bộ đồ, tôi vẫn cảm thấy mình đã làm
được một việc có ích.
Điều mà tôi đã và đang làm chỉ là một điều vô cùng nhỏ nhoi, có thể
nhiều người cho rằng vô ích trong cái "biển rác thải khổng lồ" hàng hóa
Trung Quốc nhưng lại khiến tôi hứng thú và pha lẫn chút niềm vui của
riêng mình. Trước đây, dù không muốn trả tiền cho nỗi đau sử dụng hàng
Tàu nhưng tôi chưa nghĩ ra cách tháo gỡ cho thói quen mua sắm. Từ ngày
mở quầy bán đồ trẻ em, tôi lại có thêm một cách riêng để chọn lựa, cách
riêng để tẩy chay hàng hóa độc hại Trung Quốc.
Công ty tôi làm có hai mặt tiền, mặt đằng trước hướng ra phía đường,
còn mặt tiền thứ 2 là vỉa hè trong hẻm. Mỗi hộ kinh doanh ở những khu
vực này được để ra 1m vỉa hè dựng xe. Cứ khoảng 5 chiều mỗi ngày tôi dọn
hàng ra bán trên vỉa hè trong hẻm và 11 giờ thì dẹp hàng vào trong.
Có vẻ quầy hàng của tôi rất được nhận rất nhiều sự ủng hộ của mọi
người, mỗi ngày mỗi đông, người bán thì niềm nở, khách hàng thì tươi
cười vui vẻ, ai cũng rất an tâm vì vừa mua được hàng rẻ, chất lượng mà
lại không phải là hàng Trung Quốc. Nhiều khi thấy khách hàng thoải mái
và tin tưởng, tôi lại khúc khích cười một mình.
Sau một tuần mở quầy hàng, hai tối nay chúng tôi bị "người ta" kéo
đến dẹp và tịch thu đồ. Trong khi đó, ngay cạnh bên, người ta bán quán
ốc, bày ra vỉa hè nhậu nhẹt thì lại không vấn đề gì. Điều lạ là ngày hôm
trước có hai thanh niên nhìn mặt rất "an ninh" đến quầy hàng của chúng
tôi, chọn một bộ đồ trẻ em, xem rất kĩ rồi xin tôi 2 chiếc túi nilon
"tẩy chay hàng độc hại Trung Quốc". Hôm sau và liên tiếp hôm nay xe công
an phường đến dẹp hàng. Họ còn tiến thẳng đến quầy hàng của tôi giằng
co đồ đem lên xe. Thậm chí họ còn xông vào nhà, cướp đồ mang ra xe, hành
động không khác gì những tên cướp.
Xung quanh có biết bao nhiêu người kinh doanh vỉa hè nhưng họ không
quan tâm tới, chúng tôi ngồi dẹp vào vỉa hè trong hẻm không phải vỉa hè
chính nhưng lại nhận được sự quan tâm đặc biệt. Bán hàng thì phải treo
biển và tôi cảm thấy chiếc biển của tôi đề "cam kết không bán hàng Trung
Quốc" không có gì là sai?
Một người phụ nữ thân hình mập mạp, còn đòi thu máy ảnh của anh Thành
– chồng tôi, khi anh chụp lại cảnh họ lao vào giật đồ. Tôi bức xúc hỏi
bà ta là ai? Bà ta trả lời bà ta là dân! Là dân mà lại có đặc quyền thu
máy ảnh của người khác? Một anh trật tự phường đứng ra bênh vực "cô ấy
là trưởng hộ kinh doanh của phường. Cô ấy không có quyền nhưng người
khác có quyền ấy". Tôi chỉ tay thẳng mặt anh ta "kể cả anh cũng không có
quyền ấy, công dân có quyền giám sát cơ quan chức năng làm nhiệm vụ,
nếu các anh làm đúng thì có gì mà phải sợ bị chụp lại". Hình như họ đang
cho rằng "luật là tao, tao là luật", muốn làm gì thì làm thì phải? Thậm
chí tôi treo quần áo trên tường của công ty, không bày ra vỉa hè mà họ
cũng nói là không được.
Họ cố tình nhắm vào quầy hàng của tôi, tôi chắc chắn điều đó. Nhưng
vì sao? Vì "cam kết không bán hàng Trung Quốc" ư? Một câu hỏi khiến tôi
nhức nhối khi nghĩ đến câu trả lời.
Bọn cầm quyền "buôn dân, bán nước, hãm
hại đồng bào", ngày càng để lộ ra bộ mặt thái thú tàn ác. Chúng hết
cống nạp đất đai biển cả cho quốc mẫu nay lại còn lo đi bảo vệ từ cây
kim sợi chỉ của nước mẹ bằng cách cấm đoán dân Việt buôn bán sản phẩm
nội địa, điều này có khác gì chúng giết dân Việt để cho dân Tàu được
sống; vậy chúng là người Việt hay người Tàu?
Ðau Cả Loài Người
Tôi vừa bóc đi tờ lịch cuối cùng của năm cũ vừa ngồi viết những giòng
chữ vô nghĩa này như một cách tự vỗ về mình. Và cũng là để ngăn nỗi ám
ảnh không tràn sang năm mới. Nỗi ám ảnh về một người phụ nữ đang mang
thai phải sống trong ngục tù. Nỗi ám ảnh về một người phụ nữ khác bị
đánh đập, bị lột quần áo để cho những kẻ -tự nhận mình là con người-
khám xét khắp cơ thể ngay tại trụ sở phường công an, một nơi được hiểu
là "làm nhiệm vụ bảo vệ công dân". Nỗi ám ảnh về một gia đình có đến ba
người bị bắt trong vòng chưa đầy ba tháng.
Ấn tượng đầu tiên của tôi về anh- Luật sư Lê Quốc Quân – là hình ảnh
anh bị gần chục công an "kéo xềnh xệch" trước trụ sở Đại sứ quán Trung
Quốc tại Hà Nội mà miệng vẫn hô vang: "Trường Sa- Hoàng Sa là của Việt
Nam!". Đó là ngày 9/12/2007, ngày mà lần đầu tiên kể từ sau năm 1975,
người dân dám xuống đường để bày tỏ lòng yêu nước, phản đối việc xâm
lược của Trung Quốc đối với Việt Nam. Hồi đó, có lẽ anh còn chưa biết
tôi. Sau này khi tiếp xúc với anh , tôi đã rất ngạc nhiên: chưa bao giờ
anh nói với tôi về Nhân quyền hay Dân chủ, những giá trị mà cả tôi và
anh đều đang theo đuổi. Tôi nhận ra một điều rất thú vị nơi anh, là anh
thích truyện cười, truyện tiếu lâm và đã kể rất có duyên những câu
chuyện ấy.
Khi tôi vừa mãn hạn tù hơn một tháng thì em trai anh, anh Lê Đình
Quản bị bắt. Ít ngày sau, "công an Hà Nôị về tận quê ở xóm Vĩnh Hòa,
giáo phận Vinh tìm bắt chị Nguyễn Thị Oanh là em con cậu ruột của anh
Quân ngay khi chị Oanh đang về quê để dưỡng thai và chăm sóc bố đang ốm". Bi
kịch chưa dừng lại ở đó. Ngày 27/12/2012, đang trên đường chở con đi học
thì anh Quân bị hàng chục công an chặn bắt, đồng nghĩa với việc họ cũng
cướ luôn tuổi thơ của con anh. Cả ba anh em họ đều bị bắt với tội danh
"Trốn thuế" trong khi "chi cục thuế quận Đống Đa đã đưa công ty
VietnamCredit ( do anh Lê Đình Quản làm Giám đốc) vào danh sách khen
thưởng vì nộp thuế đủ và đúng hạn". Tôi không thể hình dung ra được mình
sẽ chịu đựng thế nào nếu phải ở trong hoàn cảnh ấy. Anh sẽ phải sống
những ngày tháng trong tù để đau nỗi đau của mẹ, của vợ, của con anh. Sẽ
phải đau nỗi đau của người em gái và đứa cháu đang đợi ngày chào đời.
Hồi bị biệt giam, tôi ở cạnh buồng của Quỳnh, một người tù cũng đang
chờ ngày được lên chức bố. Quỳnh bị bắt khi về chịu tang bố sau những
ngày trốn nã. Quỳnh bảo với tôi: " Có lẽ vợ em sẽ sinh đúng ngày cúng 49
của bố em, chị ạ. Nhưng không biết là con trai hay gái". Đêm nào Quỳnh
cũng hát, và hát rất hay những bài hát thật buồn. Tôi hay bị ám ảnh bởi
giọng hát ( đúng hơn là tâm trạng) của Quỳnh.Tôi nhớ nhất là những câu:
" Hỡi những bạn bè nằm trong lao lý
Con tôi chào đời là trai hay gái?
Em ơi ở nhà lo cho con em nhé
Anh xin hẹn lại kiếp sau trọn đôi."
Tôi không biết vợ Quỳnh sinh con trai hay gái, có sinh đúng thời gian
Quỳnh tính toán hay không và Quỳnh bị kết án bao nhiêu năm vì sau đó ít
hôm, cậu ta bị chuyển đi nơi khác. Nhưng ít ra, vợ Quỳnh khi sinh nở dù
vắng chồng vẫn sẽ được gia đình nội ngoại, bạn bè chăm sóc, chúc phúc.
Quỳnh, sau ít năm trở về sẽ được ôm con vào lòng để tận hưởng hạnh phúc
của tình phụ tử. Hoàn cảnh ấy tuy đáng thương nhưng không đáng lo như
chị Oanh.Việc bắt giữ và giam một phụ nữ đang mang thai không chỉ vi
phạm pháp luật (cụ thể là điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự, vi phạm Luật
Bảo vệ và chăm sóc bà mẹ và trẻ em, vi phạm một số điều được quy định trong Bản Tuyên ngôn Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc mà chính Việt Nam đã
tham gia ký kết) , mà còn xúc phạm nghiêm trọng đến truyền thống đạo đức
và danh dự của người Việt Nam.Thêm nữa, gia đình Luật sư Lê Quốc Quân
cho biết họ "nhận được thông tin là thân nhân bị phân biệt đối xử trong
trại giam".
Lấy tư cách là một cựu tù nhân lương tâm, tôi dám khẳng định chuyện
bị "phân biệt đối xử" là có cơ sở. Chị Oanh, dẫu không bị bắt với cái
tội gọi là "Tuyên truyền chống Nhà nước." như tôi song chỉ với lý do là em họ
Luật sư Lê Quốc Quân, một nhà đấu tranh Dân chủ cũng đủ để chị bị đối xử đặc biệt. Người ta sẽ cô lập chị với những người tù khác, sẽ coi
chị như một tên phản động đáng ghét. Sẽ đe dọa hoặc cảnh cáo bất cứ ai
muốn gần gũi hay giúp đỡ chị. Mà một người phụ nữ đang mang thai rất cần
sự giúp đỡ.
Người ta sẽ dùng luật ( bảo là đã được quy định trong văn
bản hẳn hoi ), để gia đình không được gửi chăn , quần áo ấm vào cho chị.
Hoặc cho gửi thì phải kèm theo một điều kiện nào đó mà chị không thể
hay không muốn thực hiện. Như tôi chẳng hạn. vì không chịu cho họ đóng
dấu chữ "PHẠM NHÂN" vào quần áo nên tôi đã phải chống chọi với cái lạnh
cắt da cắt thịt suốt mấy năm trời. Chị sẽ không được mua đồ ăn, đồ dùng "quá tiêu chuẩn" và như thế chị sẽ phải chịu đói, chịu rét vì "pháp luật
quy định thế". Chưa hết, hàng ngày chị sẽ phải chịu thẩm vấn, có khi
ngày hai lần và có thể sẽ kéo dài đến hàng tháng trời. Chỉ mong sao họ
không xiềng chân chị như đã làm với tôi.
Lúc này, tôi không dám nghĩ đến những điều kinh khủng hơn. Tôi không
muốn nhớ lại nhưng chuyện về một người bạn tù đã chết trước khi tôi về
ít hôm cứ lởn vởn trong óc. Chị Tuyên đã kể về đoạn đời đẫm nước mắt của
chị. Chồng mất sớm, chị phải bương chải kiếm sống nơi đất khách quê
người. Rồi chị gặp một người đàn ông khác. Ngày bước chân vào tù chị
cũng đang mang thai. Chị không hiểu vì sao mà họ- những viên an ninh
điều tra- lại đánh chị đến nỗi sảy thai như thế. Trong khi những gì chị
biết, chị làm, chị đã khai hết rồi. Lên trại, chị được xếp vào đội làm
nông nghiệp, ở chung buồng với tôi. Những ngày chị ốm, quản giáo vẫn bắt
chị đi làm. Đến khi bệnh tình quá nặng, không thể gượng được nữa, người
ta cho chị đi bệnh viện. Một lần, chị nói với tôi: " chị mà chết chắc
chắn sẽ phù hộ cho Nghiên". Tôi nghe lạnh cả người! Mấy bữa sau chị chết
thật.
Kể câu chuyện này, tôi biết thật không công bằng với bạn đọc khi năm
mới đang về. Tôi càng không có ý gieo vào lòng những người thân của chị
Oanh sự lo lắng và hoảng loạn. Nếu chỉ vì chị là em họ anh Quân khiến họ
đối xử khắt khe thì tôi hy vọng rằng cùng một lý do như thế, họ sẽ
không gây tội ác với chị. Trong thời khắc cuối cùng của năm 2012 này,
giữa cái lạnh thấu xương của tiết trời Hà Nội, tôi mong rằng các anh chị được bình an và
"cảm nhận được sự tự do ngay cả khi bị giam cầm" như chính lời anh Quân
từng viết. Lê Quốc Quân, Lê Đình Quản, Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Hoàng Vi
những con người đã sống không chỉ với thân phận của riêng mình. Các anh
chị đã biết đặt lên vai mình vận mệnh của đất nước. Và tha thứ cho
những kẻ gây tội ác với mình như lời Chúa dạy.
Con cầu xin Đấng Tối Cao hãy ngăn chặn những bàn tay tội ác và che
chở cho con cái của Người. Để sẽ không còn ai phải tù oan, không một
sinh linh nào phải chờ đợi để được chào đời trong ngục tối. Để không còn
cô gái nào bị đánh đập, bị lột trần ngay trong đồn công an như Hoàng Vi
chỉ vì lòng yêu nước. Thượng Đế ơi! con cầu xin Người, lời "cầu xin đau
cả loài người".
Hải Phòng ngày 31/12/2012
Phạm Thanh Nghiên.
Cộng Sản Còn Gieo Tội Ác
Trong một lần đi chơi xa, ghé thăm bạn văn nghệ ở Duy Xuyên, Quảng
Nam, sau một hồi bù khú, ông gọi thêm ông bạn thân của mình tới nhậu và
cho tôi biết trước là ông bạn này sáu mươi tuổi, tương đương với tuổi
của tôi, nhưng khác tôi về chính kiến, nói chung là một trời một vực.
Đúng như lời giới thiệu, ông bạn mới đến là giảng viên trường đảng thuộc
chi bộ đảng Cộng sản huyện Duy Xuyên.
Qua nói chuyện, khách quan mà nói, ông này chịu đọc sách, chịu nhìn
ra ngoài, hiểu biết về tình hình thế giới, và ông ta cũng thừa nhận là
chủ nghĩa Cộng sản không còn phù hợp với nhân loại. Nhưng gần cuối buổi
nói chuyện, ông đưa ra một kết luận làm tôi nín cười không được: "Mấy
anh là dân tư bản hay gì đó, mấy anh nói những học thuyết cao siêu, tui
thì khác, tui là thầy giáo trường đảng, tui chỉ cần nói cho những nông
dân chân lấm tay bùn nghe và tin đảng là được rồi, cái đó mới quan
trọng, cái đó mới thiết yếu và con người!".
Tôi thì cố nín cười, còn ông bạn thì nổi quạu, hỏi: "Ông xem tụi tui
là hạng người nào mà nói năng vớ va vớ vẩn thế? Ông là thầy giáo, ông
được nhân dân đóng thuế để ăn học, để sống, hơn nữa, ông là bạn thân
tui, ông ăn nói thế không sợ tui mất mặt sao?".
Ông giảng viên trường đảng chống chế: "Thì tui nói vậy có chi sai,
tui mở mang kiến thức cho nông dân, cho họ thêm kiến thức, họ tiếp thu
được mới thấy tui nói hay, mới nghe, mới vỗ tay chứ!".
Ông bạn tôi đập bàn: "Ông đã nói họ nghe những gì nếu không phải là
ba cái bài giảng về tính ưu việc của đảng Cộng sản mấy ông, nào là chế
độ dân chủ là nhất trong các chế độ, rồi là đảng đã mang ánh sáng đến
cho dân tộc, v.v và v.v. Toàn là ba thứ lý luận giẻ rách!".
Thấy tình thế căng thẳng, tôi chuyển sang trầm một chút, và phân tích
cho anh ta thấy anh ta đã sử dụng lý luận giẻ rách như thế nào. Thứ
nhất, nông dân là ai? Có thể nói họ là một tầng lớp nghèo khổ vào bậc
nhất trong xã hội Việt Nam, và cơ hội học hành, phát triển tri thức của
họ cũng rất thấp vì suốt bốn mùa bán mặt cho đất bán lưng cho trời.
Trong trường hợp của ông giảng viên trường đảng, ông đến giảng dạy cho
nông dân thì ông giảng dạy cái gì? Đương nhiên ,nếu ông ta giảng dạy cho
nông dân kỹ thuật làm vườn, kỹ thuật canh tác nông nghiệp hoặc mở rộng
ra một chút là mô hình làm kinh tế vườn, ao, chuồng VAC hoặc cao hơn một
chút là VACI: vườn, ao, chuồng, internet chẳng hạn! Nhưng ông ta không
bao giờ dám dạy mô hình thứ hai, vì nếu nông dân biết internet, hiểu
được thế giới, thì không chừng họ lại nghĩ ra một mô hình chăn nuôi mới:
nuôi đảng viên Cộng sản lấy phân bón vườn, lấy thịt xuất khẩu sang
Trung cộng để thu lợi nhuận! Nhưng đó chỉ là giả sử, chứ ông bạn suốt
ngày học thuộc làu ba cái lý luận giẻ rách kiểu Trần Đăng Thanh để kiếm
cơm thì móc đâu ra kiến thức mà dạy nông dân những mô hình kinh tế đó!
Và, đây cũng chính là mấu chốt của tội ác, người nông dân Việt Nam
vốn đã quá khổ sở vì công việc kiếm cơm, thiên tai, nghèo khổ mà hằng
đêm, đảng Cộng sản cứ dộng cái loa sắt ngoài gốc mít, ngoài ngã ba, trên
cột điện, trên nóc lò gạch cũ để ra rả tuyên truyền, giờ còn thêm ông
thầy đảng về làng, bắt họ mỗi đêm phải ra học tập, phải cố chống mắt lên
mà nghe, hiểu hay không hiểu cũng cứ vỗ tay, vỗ tay để được yên thân,
vỗ tay để ông thầy nói mau mà còn về ngủ, mai vác cuốc ra đồng tiếp.
Đương nhiên, vẫn có người nghe, có người bị thuốc, bị lừa và tin rằng
đảng cộng sản mang đến điều tốt đẹp cho nhân dân. Họ tin vì họ chưa bao
giờ được đọc, được nghe về những nền dân chủ trên thế giới, chưa bao giờ
suy nghĩ, tư lự về khái niệm dân chủ. Thậm chí, trong câu chuyện lịch
sử mà họ gói gém của cha mẹ để lại cũng quanh quẩn mấy luận đề như: Ngày
xưa nhà mình khổ lắm, không có cái để ăn, cha đi làm mướn cho ông địa
chủ A, bác con đi giữ trâu cho cụ Nghè B, cứ như thế, họ hình dung thế
giới là những cái chuồng trâu, bây giờ có Cộng sản về, bác mình khỏi
phải giữ trâu cho cụ nghè, cha mình khỏi ở đợ cho ông địa chủ. Họ không
hề hay biết rằng thế giới đã tiến rất xa trên con đường văn minh!
Lẽ ra, là người có học, có hiểu biết, ông bạn giảng viên nên chỉ cho
họ thấy thế giới đã tiến bộ ra sao, người nông dân Việt Nam lạc hậu so
với nông dân các nước trên thế giới như thế nào, và ông ta phải dành
thời gian nói mấy chuyện giẻ rách để kể chuyện cười cho bà con nông dân
xả hơi, bồi bổ kiến thức nông nghiệp cho bà con. Đằng này, ông ta lại
tiếp tục nhồi nhét thứ chủ nghĩa vô đạo vào đầu óc bà con, đẩy người
nông dân trở về thời mông muội, cả tin và tiếp tục ôm nỗi lạc hậu, u ám
của mình. Như vậy là gì nếu không phải là tội ác?
Chưa dừng ở đó, anh cần phải nhớ rằng anh là người có chữ, có hiểu
biết, anh phải thuyết phục được người hiểu biết thấy anh có lý, thấy anh
đúng mới là chuyện quan trọng, chứ anh mang cái gọi là sự hiểu biết của
anh để bu lu bu loa với bà con về chế độ anh đang ăn lương mà ngay cả
anh còn thấy nó lạc hậu, không xài được nữa, thì đó không còn là lừa dối
mà là tội ác!
Đẩy vấn đề đi xa hơn một chút, anh phải nói dối vì cấp trên anh bắt
anh phải làm thế, cấp trên của anh lừa dối vì cấp trên nữa, cứ như thế
lên dần đến trung ương, cả một bộ máy lừa đảo, dối trá, tồn tại dựa trên
sự bịp bợm và xu phụ một chính thể bịp bợm đàn anh ở phương Bắc. Suy
cho cùng, đó là tiếp tục gieo tội ác với dân tộc. Thử hỏi, đảng Cộng
sản, bao giờ hết gieo tội ác, bao giờ ngươi mới tỉnh ngộ mà câm mồm? Câu
hỏi này, chẳng khác nào hỏi một con trâu bao giờ nó thôi ăn cỏ, vì
ngươi là đảng Cộng sản, chuyện cộng sản gây tội ác cũng như trâu biết ăn
cỏ, vậy thôi!
Tội ác thông thường, dễ nhìn thấy, dễ
kết tội là hãm hiếp, cướp của, giết người. Còn một loại tội ác tinhh vi
hơn đó là âm mưu lừa dối, bịp bợm với thái độ xảo quyệt để xô đẩy giam
hãm con người trong vòng ngu dốt, u tối, mê muội hầu dễ sai bảo, điều
khiển chỉ để phục vụ cho một thiểu số. Và đây chính là mục đích và hành
động của CS.Vậy CS là tổ chức được khai sanh ra để gây tội ác,gieo tội
ác cho nhân loại. Như vậy chúng ta hãy cùng nhau khai tử nó đi, giết nó
đi để làm trong sạch thế giới này!
Minh Tâm.
Quay Về Với Dân Tộc
Đảng cộng sản ngày nay chỉ còn là hữu danh vô thực, hệ tư tưởng đã
phá sản, xã hội "Thiên Ðường" cộng sản chỉ là ảo tưởng, nhưng "Địa Ngục"
trần gian của cộng sản là có thật vì nạn nhân của nó vẫn đang sống.
Một số kẻ có chức quyền của đảng, vì bổng lộc tư lợi cá nhân, đang
ngày đêm ra sức kêu gào cứu đảng khỏi sụp đổ, để mong kéo dài quyền lực
và quyền lợi. Bản thân những kẻ cầm quyền cũng biết rằng sự cáo chung
của chủ nghĩa cộng sản là không thể tránh khỏi, và tội ác của họ sẽ bị
đưa ra xét xử chỉ còn là vấn đề thời gian.
Đảng đã một lần chết hụt vào năm 1991, khi các nước cộng sản Ðông Âu
và Liên-Xô sụp đổ. Toàn bộ hệ tư tưởng Mác-Lê, và khuôn mẫu xã hội cộng
sản bị các nước này quẳng vào sọt rác. Đảng cộng sản Việt Nam lúc bấy
giờ bị rúng động, bàng hoàng, đảng viên thì lo sợ, hoang mang. Đã có
đảng viên xé hoặc vứt thẻ đảng. Nhưng rất may cho đảng, nhưng không may
cho dân tộc, là đảng quay lại làm tay sai cho Tàu Cộng để giữ quyền lực,
và Việt cộng một lần nữa bán đất dâng biển của tiền nhân cho Tàu Cộng
qua hội nghị Thành Đô.
Tính đến đại hội đảng lần thứ 11 năm 2011, số lượng đảng viên là ba
triệu sáu trăm ngàn. Trong số đảng viên này chỉ có một thiểu số cầm
quyền là giầu có, ăn trên ngồi trước, do tham nhũng hối lộ, chạy chức
chạy quyền, lập băng lập nhóm chia chác lợi ích, chiếm đoạt tài nguyên
quốc gia và bòn rút tiền thuế của dân.
Số đảng viên không quyền lực còn lại ở cấp chi bộ địa phương, cũng
chỉ như dân thường, đa số họ sống chật vật về kinh tế. Sinh hoạt đảng ở
các chi bộ chỉ mang tính hình thức. Hàng ngày đảng phát cho một tờ báo
có tên là Nhân Dân. Một tờ báo đảng nên người dân chẳng ai thèm đọc, mà
không hẳn đảng viên ai cũng đọc. Rồi đảng tổ chức những buổi hội thảo,
hội nghị phổ biến đường lối chủ trương của đảng. Chỉ những đảng viên lớn
tuổi, hay đảng viên đang tìm kiếm địa vị hay bổng lộc, là có mặt để
nghe, nhưng thực tâm họ cũng hiểu rằng đảng đang tuyên truyền một chiều,
sáo rỗng, bịa đặt và cả tự sướng với nhau.
Những đảng viên lão thành đã từng giúp đảng đánh Pháp, Mỹ và cả Trung Cộng cũng đã gần đất xa trời. Tiếng nói góp ý của họ về hiện tình đất
nước cũng bị đám lãnh đạo hậu duệ của đảng bỏ ngoài tai. Cách mạng lão
thành mà đảng còn chẳng coi ra gì, thì những đảng viên bình thường chỉ
đáng cho đảng lợi dụng, rồi sau đó vắt chanh bỏ vỏ.
Biết được những điều đó, những người trẻ vào đảng sau này hoàn toàn
không phải vì lý tưởng cộng sản tốt đẹp gì, mà đơn giản chỉ vì có cơ hội
để tiến thân, và làm giầu cá nhân nhưng thường là bất chính. Những
thành phần này làm mục ruỗng chế độ cộng sản nhanh hơn bất cứ thế lực
thù địch nào do đảng tưởng tượng ra, và cũng nhanh chóng vứt thẻ đảng
vào thùng rác khi lịch sử dân tộc sang trang.
Ngày 27/12/2012, Nguyễn Phú Trọng lại đưa ra lời cảnh báo
sự sụp đổ của chế độ cộng sản, khi quy kết nguyên nhân là do các thế
lực thù địch,và đặc biệt là tự diễn biến – tự chuyển hóa trong nội bộ
đảng cộng sản, nhất là hàng ngũ lãnh đạo cấp cao. Tuy nhiên Nguyễn Phú Trọng
vẫn không đưa ra được phương cách hữu hiệu để cứu đảng trong cơn bệnh
thập tử nhất sinh này, ngoài những biện pháp đã phá sản từ lâu như:
chống tham nhũng, đẩy mạnh công tác lý luận, nâng cao sức chiến đấu của
đảng..v..v...
Nguyễn Phú Trọng tuy nói thế nhưng cũng biết rằng, cái đảng cộng sản giờ chỉ toàn là một lũ sâu mọt, giòi bọ, ăn hoang phá hại, bán
nước và có nhiều nợ máu với nhân dân. Người dân đang ngày đêm nguyền
rủa, và cả phản kháng vào cái đảng này, nên Nguyễn Phú Trọng gọi người dân là
các thế lực thù địch.
Những đảng viên không nắm quyền lực cũng biết rằng, Nguyễn Phú Trọng hô hào
chống tham nhũng trong đảng nhưng sẽ không có kết quả, vì đội ngũ lãnh
đạo đảng tham nhũng đã có hệ thống từ trên xuống dưới. Cụm từ "giai cấp
vô sản" từ lâu đã không còn được nhắc đến vì hết thời. Ngày nay cụm từ
"quan chức cộng sản" được dùng nhiều, vì chỉ có quan chức mới có thể
cướp tài sản người khác cộng thêm vào tài sản của mình. " Cướp đêm là
đảng, cướp ngày là quan".
Thế kỷ 21 đã bước vào năm thứ 13, đảng vẫn còn mong muốn dùng mớ lý
luận lỗi thời, lạc hậu cộng sản để lừa gạt đảng viên và người dân Việt
Nam. Nhưng tiếc rằng công cụ tuyên truyền một thời nằm trong tay đảng,
nay đã bị bẻ gẫy bởi mạng lưới thông tin toàn cầu, và giờ đây đang nằm
trong tay người dân. Đảng ngày nay không thể bưng bít thông tin, bẻ cong
sự thật và che giấu tội ác bởi nó đã mất tác dụng.
Chế độ cộng sản là một đại nạn cho dân tộc Việt Nam kể từ năm 1945
đến nay. Hàng triệu người dân Việt đã bỏ mạng dưới bàn tay cai trị sắt
máu vô nhân cộng sản. Cộng sản vô thần đã phá hủy hàng ngàn ngôi đình,
chùa, miếu, mộ bia di tích lịch sử của tiền nhân, triệt tiêu văn hóa dân
tộc, bách hại các tôn giáo bằng nhiều hình thức. Đảng cướp nhà, đất và
đẩy dân sống trong cảnh lang thang không nhà.
Lãnh đạo cộng sản hôm nay đã hình dung ra được số phận của họ, nếu
như một ngày không xa nổ ra một cuộc cách mạng của lòng dân. Nhưng thay
vì trở về với dân tộc, trao trả quyền lực cho nhân dân, thì họ lại cam
tâm làm thân trâu, ngựa cho Tàu cộng sai khiến, và âm mưu biến Việt Nam
thành một tỉnh của Tàu cộng.
Trước những toan tính bán nước của Việt cộng, người dân Việt Nam kêu
gọi những đảng viên cộng sản còn chút lương tri và lòng tự trọng, hãy
rời bỏ cái đảng cộng sản phi nghĩa, bất nhân, ngoại lai, vong bản. Đừng
vì một chút bổng lộc cỏn con được đảng bố thí mà chần chừ do dự. Vì mất
nước là mất tất cả. Đại nghĩa Dân Tộc, luôn mở rộng vòng tay chào đón
tất cả những đảng viên cộng sản phản tỉnh, điển hình như anh Nguyễn Chí
Đức. Thà làm dân nước Việt Nam, còn hơn làm tay sai cho Tàu – Việt cộng.
Ngày nay qua mạng lưới Internet, người
dân và cả những đảng viên, đã biết rõ bản chất thật của đảng cộng sản
là gì? Họ bán nước ra sao và nhúng tay vào những tội ác nào. Một cái
đảng phạm tội tày trời với tổ tiên, cai trị tàn bạo với người dân Việt,
vậy đảng viên cộng sản nên làm gì khi vận nước đang dời chuyển.
Lý Trần Công.
Đại Nạn Cộng Sản
Chuyện lòng tham và tội ác, không hiểu sao nghe ra trở thành quen tai
và nhàm chán ở Việt Nam, nó nhàm chán đến độ khi nói đến nó, cảm giác
như nghe chuyện con người thì ăn ba bữa, con lợn thì kêu ụt ịt, con chó
thì sủa gâu gâu, con chuột thì phá phách ruộng đồng và con nhà Cộng Sản thì được làm quan, ăn ngon, mặc đẹp, tham nhũng, bòn rút gan ruột
quốc gia, bôi bác dân tộc v.v... và v.v... Tại sao ở một đất nước có bề
dày lịch sử dài gấp mười hai lần nước Mỹ, gấp ba mươi lần Singapore, gấp
năm lần nước Nhật nhưng lại có nền văn hóa, chính trị và kinh tế quá
lạc hậu, tưởng như còn ở thời mông muội.
Đã có rất nhiều bài viết đứng trên quan điểm cho rằng người Việt Nam
xấu xí, ích kỷ, tham lam, lạc hậu và thô lỗ. Bản chất người Việt Nam là
thông minh, chịu học hỏi, nhưng thiếu sáng tạo và không bao giờ tự đúc
kết cho mình một phương pháp làm việc. Chính vì thiếu phương pháp làm
việc nên mọi việc cứ lừ đừ, lịch sử dân tộc cũng lừ đừ.
Có quan điểm khác cho rằng người Việt Nam chịu thương, chịu khó, yêu
thương đồng tộc, đức hy sinh lớn, dám làm dám chịu, khẳng khái và quyết
liệt. Bản chất người Việt Nam thông minh và vị tha nhưng vì những lý do
lịch sử, suốt cả ngàn năm chịu đô hộ phương Bắc, sau đó chiến tranh
huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt và nguy hiểm hơn hết là Chủ nghĩa
Cộng sản đã xâm thực trên toàn cõi Việt Nam, tạo ra lực cản quá lớn
trước bánh xe lịch sử dân tộc, khiến cho con tàu dân tộc không thể tiến
lên, hỏng hóc và trục trặc.
Nếu đứng ở quan điểm thứ nhất, e rằng khó mà làm người cho tốt được
một khi luôn ám ảnh một nỗi tự kỷ rằng mình là con cháu của một dân tộc
xấu xí, ích kỷ và hẹp hòi, mà nếu có phát triển được chăng nữa thì trên
nền tảng này, chiều hướng phát triển sẽ đi đến chỗ mất phương hướng, mặc
cảm nhược tiểu và nhỏ bé trước quốc tế.
Nếu đứng ở quan điểm thứ hai, cho rằng người Việt Nam thông minh,
chịu thương chịu khó, tốt và tốt, thì e rằng sẽ dẫn đến sự lạc quan thái
quá. Thử đặt ngược câu hỏi: Tại sao một dân tộc toàn những người thông
minh, tốt bụng, đáng yêu mà lại để một thứ chủ nghĩa Cộng Sản vô đạo
thâm nhập, tác oai tác quái trên đất nước mấy mươi năm nay? Thì sẽ thấy
ngay bản chất, nói thế mà không phải thế, dân tộc nào cũng có người tốt,
kẻ xấu, người lương thiện, kẻ gian manh, người cao cả, kẻ tiểu nhân.
Vấn đề đi đến đâu lại thuộc về vận mệnh dân tộc, nhưng vận mệnh dân tộc
đi đến đâu lại thuộc về trí tuệ của dân tộc đó. Mâu thuẫn nằm đây, và
chìa khóa cũng nằm đây.
Và, đặt tiếp một câu hỏi, nếu người Việt Nam tệ hại, thì làm sao suốt
mấy ngàn năm nay, thời nào cũng có anh hùng hào kiệt, thời nào cũng có
thức giả chính khí? Như vậy, chứng tỏ người Việt thông minh, khéo léo và
chính nghĩa. Nhưng vấn đề được đặt ra là tại sao cho đến bây giờ, người
Việt Nam vẫn còn chịu đựng và chấp nhận, cam chịu chế độ Cộng sản?
Dân tộc Việt Nam chịu quá nhiều thiệt thòi. Đi từ một dân tộc nghèo
đói, thiếu hiểu biết bởi bóng tối phong kiến, đô hộ phương Bắc, mọi thứ
suy nghĩ, hành động được đặt để trên tinh thần sống chết vì vua, đẩy
thân phận con người xuống hàng tôi đòi, tính tự chủ hoàn toàn bị triệt
tiêu. Sau năm 1945, hơn một nửa dân tộc Việt Nam lại tiếp tục rơi vào
ách nô lệ mới, sự trí trá, nhân danh dân chủ, độc lập dân tộc, tự do,
hạnh phúc... của những cái loa Cộng sản đã một lần nữa lừa bịp không
biết bao nhiêu người vốn chưa kịp bước ra khỏi bóng tối u mê và tuyệt
vọng.
Với luận điệu đảng Cộng sản do dân, vì dân, nhà nước của nhân dân,
đại diện cho toàn dân, một lần nữa, thay vì tập trung tài lực của quốc
gia về tay tập đoàn phong kiến, bây giờ, tài lực của quốc gia bị gom về
tay Cộng sản. Đau đớn là lúc này, nhân dân vẫn chưa kịp nhận ra bộ mặt
thật của Cộng sản, còn bán tín bán nghi. Qua thời gian, một khi mọi thứ
quyền lực nắm trong tay, đảng Cộng sản bắt đầu phơi bày bộ mặt phong
kiến trá hình của nó. Tại sao gọi nó là phong kiến trá hình? Vì suy cho
cùng, thời phong kiến, đất đai là của nhà vua và tập đoàn các quan lại,
thì thời Cộng sản, đất đai thuộc về "toàn dân do nhà nước quản lý". Nói
là của toàn dân thì có nghĩa là không riêng gì của cá nhân nào. Chính vì
vậy, dân Cồn Dầu, dân Hòa Minh, Hòa Bắc, dân Văn Giang, Đông Triều hay
Tiên Lãng đều không phải là toàn dân. Một khi nhà nước ra tay quản lý
thì dân chỉ còn nước kiếm chỗ nào đó mà nương náu, kiếm không được thì
ra bụi, ra bãi mà ở.
Đó là thứ lý luận trá hình, thay vì thâu tóm về tay mình thì lại cho
rằng tôi quản lý giùm cho toàn dân tộc, đẩy cá nhân và tập hợp nhỏ vào
đường cùng, không lối thoát. Và, nguy hiểm hơn nữa là thứ luận điệu này,
về lâu về dài sẽ ăn lậm vào khả năng phản biện của con người, vì anh
không thể vì quyền lợi chính đáng của cá nhân mà phản kháng lại lợi ích
của cả một dân tộc, cho dù anh chẳng thể hình dung ra cái lợi ích dân
tộc này dài ngắn, méo tròn ra sao, nhưng cũng phải ngậm bồ hòn mà chịu.
Dần dà, khả năng đề kháng trước cái xấu và tội ác của người Việt nam bị
mất đi.
Đến đây, có thể nhận biết được nguyên nhân đi xuống của dân tộc Việt
Nam. Đến đây, có thể thấy rằng, vì sao người Việt Nam lại mất khả năng
dị ứng và dần quen tai với tham nhũng, tội ác? Vì người Việt Nam đã chịu
đựng quá lâu trong chế độ Cộng sản. Việc cần làm bây giờ để đảm bảo
người Việt Nam tồn tại và phát triển, không còn gì khác ngoài việc xóa
bỏ Cộng sản!
Khi so sánh dân tộc Việt với các dân
tộc khác trên thế giới, nhất là khi so sánh với những quốc gia có chiều
dài lịch sử ngắn hơn, nhưng lại phát triển gấp bội dân tộc ta, từ kinh
tế phú cường đến xã hội văn minh và dân chủ chân chính. Kết luận không
một người Việt Nam nào có thể tránh khỏi là: Cộng Sản chủ nghĩa là
nguyên nhân sự suy thoái và tình trạng tồi tệ toàn diện của dân tộc hôm
nay. Phương thức giải quyết vấn nạn này là vứt đảng CSVN vào sọt rác của
lịch sử, mở một trang sử mới hầu dân tộc Việt có thể sánh vai cùng nhân
loại văn minh.
Nguyễn Nam Trung.
onsdag 23. januar 2013
Tướng Lãnh Việt Nam Cộng Hòa
Danh Sách Các Tướng Lãnh Việt Nam Cộng Hòa
Trong lịch sử 20 năm của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, có tất cả 159 vị
được phong cấp tướng, trong đó có 1 Thống tướng (truy phong) và 5 Đại tướng.
* Đại Tướng : Trần Thiện Khiêm (phong năm 1964)
* Đại Tướng : Dương Văn Minh (phong năm 1964)
* Đại Tướng : Nguyễn Khánh (phong năm 1964)
* Đại Tướng : Cao Văn Viên (phong năm 1967)
* Đại Tướng : Đỗ Cao Trí (truy phong năm 1971)
*************************************************
* Trung Tướng : Cao Hảo Hớn (Tổng Trưởng Chương Trình Bình Định và Phát Triển )
* Trung Tướng : Dư Quốc Đống (Tư Lệnh QĐ III )
* Trung Tướng : Dương Văn Đức ( Tư Lênh QĐ & QK IV )
* Trung Tướng : Đặng Văn Quang ( Phụ Tá An Ninh Phủ Tổng Thống )
* Trung Tướng : Đồng Văn Khuyên ( Tổng Cụng Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận )
* Trung Tướng : Hoàng Xuân Lãm ( Chánh Thanh Tra Dân Vệ )
* Trung Tướng : Lâm Quang Thi ( Tư Lệnh Phó QĐ & QK I )
* Trung Tướng : Lê Nguyên Khang ( Phụ Tá Hành Quân Tổng TMT )
* Trung Tướng : Lê Văn Kim ( CHT Trường Cao Đẳng Quốc Phòng )
* Trung Tướng : Linh Quang Viên ( Bộ Trưởng Nội Vụ )
* Trung Tướng : Lữ Lan ( Chỉ Huy Trưởng Cao Đẳng Quốc Phòng )
* Trung Tướng : Mai Hữu Xuân ( Tổng Cục Trưởng Chiến Tranh Chính Trị )
* Trung Tướng : Ngô Dzu ( Tư Lệnh QĐ II )
* Trung Tướng : Ngô Quang Trưởng ( Tư Lệnh QĐ & QK I )
* Trung Tướng : Nguyễn Bảo Trị ( CHT ĐH Chỉ Huy và Tham Mưu )
* Trung Tướng : Nguyễn Chánh Thi ( Tư Lệnh QĐ I )
* Trung Tướng : Nguyễn Đức Thắng ( Tư Lệnh QĐ IV )
* Trung Tướng : Nguyễn Hữu Có ( Bộ Trưởng Quốc Phòng )
* Trung Tướng : Nguyễn Ngọc Lễ ( Chánh Án Tòa Án Quân Sự )
* Trung Tướng : Nguyễn Văn Hiếu ( Tư Lệnh Phó QĐ & QK III )
* Trung Tướng : Nguyễn Văn Hinh ( Tổng Tham Mưu Trưởng )
* Trung Tướng : Nguyễn Văn Là ( Phụ Tá Tổng Tham Mưu Trưởng )
* Trung Tướng : Nguyễn Văn Mạnh ( Tham Mưu Trưởng Liên Quân )
* Trung Tướng : Nguyễn Văn Minh ( Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô )
* Trung Tướng : Nguyễn Văn Quan ( Tổng Giám Đốc ANQĐ )
* Trung Tướng : Nguyễn Văn Thiệu ( Tổng Thống VNCH )
* Trung Tướng : Nguyễn Văn Toàn ( Tư Lệnh QĐ III & QK III )
* Trung Tướng : Nguyễn Văn Vỹ ( Bộ Trưởng Quốc Phòng )
* Trung Tướng : Nguyễn Viết Thanh ( Tư Lệnh QĐ IV & QK IV )
* Trung Tướng : Nguyễn Vĩnh Nghi ( TL Tiền Phương QĐ &QK III )
* Trung Tướng : Nguyễn Xuân Thịnh ( CHT Pháo Binh )
* Trung Tướng : Phạm Quốc Thuần ( CHT TT HL Đồng Đế )
* Trung Tướng : Phạm Xuân Chiểu ( Đại Sứ Nam Hàn )
* Trung Tướng : Phan Trọng Chinh ( Tổng Cục Trưởng Cục Quân Huấn )
* Trung Tướng : Thái Quang Hoàng ( Đại sứ Thái Lan )
* Trung Tướng : Tôn Thất Đính ( Thượng Nghị Sĩ )
* Trung Tướng : Trần Ngọc Tám ( Đại Sứ Thái Lan )
* Trung Tướng : Trần Thanh Phong ( Tư Lệnh CSQG )
* Trung Tướng : Trần Văn Đôn ( Tổng Trưởng Quốc Phòng )
* Trung Tướng : Trần Văn Minh ( Tư Lệnh Không Quân VN )
* Trung Tướng : Trần Văn Trung ( TCT. TC. CTCT )
* Trung Tướng : Trịnh Minh Thế ( Tư Lệnh Lực Lượng Cao Đài )
* Trung Tướng : Vĩnh Lộc ( Tổng Tham Mưu Trưởng )
* Phó Đô Đốc : Chung Tấn Cang ( Tư Lệnh Hải Quân )
************************************************
* Thiếu Tướng : Bùi Đình Đạm ( Tổng Giám Đốc Tổng Nha Nhân Lực thuộc Bộ Quốc Phòng )
* Thiếu Tướng : Bùi Hữu Nhơn ( Chỉ Huy Trưởng Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức )
* Thiếu Tướng : Bùi Thế Lân ( Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC )
* Thiếu Tướng : Chương Dzềnh Quay ( Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn IV )
* Thiếu Tướng : Dương Ngọc Lắm ( Đô Trưởng Sài Gòn )
* Thiếu Tướng : Đào Duy Ân ( Tư Lệnh Phó Diện Địa QĐ III )
* Thiếu Tướng : Đoàn Văn Quảng ( Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung )
* Thiếu Tướng : Đỗ Kế Giai ( Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân Trung Ương )
* Thiếu Tướng : Ðỗ Mậu ( Phó Thủ Tướng Đặc Trách Văn Hóa )
* Thiếu Tướng : Hồ Văn Tố ( Chỉ Huy Trưởng Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức )
* Thiếu Tướng : Huỳnh Văn Lạc ( Tư Lệnh Sư Đoàn 9 BB )
* Thiếu Tướng : Huỳnh Văn Cao ( Phó Chủ Tịch Thượng Nghị Viện )
* Thiếu Tướng : Lâm Quang Thơ ( Chỉ Huy Trương Trường VBQGĐL )
* Thiếu Tướng : Lâm Văn Phát ( Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô )
* Thiếu Tướng : Lê Minh Ðảo ( Tư Lệnh SĐ 18 BB )
* Thiếu Tướng : Lê Ngọc Triển ( Tham Mưu Phó Hành Quân TTM )
* Thiếu Tướng : Lê Văn Nghiêm ( Tư Lệnh QĐ & QK I )
* Thiếu Tướng : Nguyễn Cao Kỳ ( Phó Tổng Thống VNCH (1967) )
* Thiếu Tướng : Nguyễn Duy Hinh ( Tư Lệnh SĐ 3 BB )
* Thiếu Tướng : Nguyễn Giác Ngộ ( CHT Sở Du Kích Chiến )
* Thiếu Tướng : Nguyễn Khắc Bình ( Tư Lệnh CSQG )
* Thiếu Tướng : Nguyễn Khoa Nam ( Tư Lệnh QĐ & QK IV )
* Thiếu Tướng : Nguyễn Ngọc Loan ( Tổng Giám Đốc CSQG )
* Thiếu Tướng : Nguyễn Văn Chuân ( Thượng Nghị Sĩ )
* Thiếu Tướng : Nguyễn Văn Kiểm (Trưởng Phòng Tổng Quản BTTM )
* Thiếu Tướng : Nguyễn Văn Vận ( Tư Lệnh Đệ III Quân Khu )
* Thiếu Tướng : Nguyễn Xuân Trang ( Tham Mưu Phó Nhân Viên BTTM )
* Thiếu Tướng : Phạm Ðăng Lân ( Cục Trưởng Cục Công Binh )
* Thiếu Tướng : Phạm Hữu Nhơn ( Trưởng Phòng 7 Bộ TTM )
* Thiếu Tướng : Phạm Văn Ðổng ( Bộ Trưởng Cựu Chiến Binh )
* Thiếu Tướng : Phạm Văn Phú ( Tư Lệnh QĐ II & QK II )
* Thiếu Tướng : Phan Ðình Niệm (Tư Lệnh SĐ 22 BB )
* Thiếu Tướng : Tôn Thất Xứng ( Tư Lệnh QĐ I & QK I )
* Thiếu Tướng : Trần Bá Di ( Tư Lệnh SĐ 9 BB )
* Thiếu Tướng : Trần Minh Tâm
* Thiếu Tướng : Trần Tử Oai ( CHT Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung )
* Thiếu Tướng : Trần Văn Minh ( Đại Sứ Tunisia )
* Thiếu Tướng : Trương Quang Ân ( Tư Lệnh SĐ 23 BB )
* Thiếu Tướng : Văn Thành Cao ( Tổng Cục Phó Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị )
* Thiếu Tướng : Võ Văn Cảnh ( Phụ Tá Đặc Biệt Tổng Trưởng Bộ Nội Vụ )
* Thiếu Tướng : Võ Xuân Lành ( Tư Lệnh Phó KQVN )
* Thiếu Tướng : Vũ Đức Nhuận ( Giám Đốc ANQĐ )
* Thiếu Tướng : Vũ Ngọc Hoàn ( Cục Trưởng Cục Quân Y )
* Đề Đốc : Lâm Ngươn Tánh ( Tư Lệnh Hải Quân )
* Đề Đốc : Trần Văn Chơn ( Tư Lệnh Hải Quân )
********************************************
* Chuẩn Tướng : Albert Nguyễn Cao ( Tổng Trưởng Dinh
Điền )
* Chuẩn Tướng : Bùi Văn Nhu ( Tư Lệnh Phó CSQG )
* Chuẩn Tướng : Chung Tấn Phát ( Cựu Tham Mưu Trưởng QĐ & QK IV )
* Chuẩn Tướng : Ðặng Ðình Linh ( Tham Mưu Phó Kỹ Thuật và Tiếp Vận (BTL) Không Quân )
* Chuẩn Tướng : Đặng Thanh Liêm ( Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung )
* Chuẩn Tướng : Ðỗ Kiến Nhiễu ( Đô Trưởng Sài Gòn )
* Chuẩn Tướng : Hồ Trung Hậu ( Chánh Thanh Tra QĐIII )
* Chuẩn Tướng : Huỳnh Bá Tính ( Tư Lệnh SĐ 3 KQ )
* Chuẩn Tướng : Huỳnh Thới Tây ( Tư Lệnh Đặc Cảnh Trung Ương )
* Chuẩn Tướng : Huỳnh Văn Lạc ( Tư Lệnh Sư Đoàn 9 BB )
* Chuẩn Tướng : Lê Nguyên Vỹ ( Tư Lệnh SĐ 5 BB )
* Chuẩn Tướng : Lê Quang Lưỡng ( Tư Lệnh SĐ Nhảy Dù )
* Chuẩn Tướng : Lê Trung Trực ( Trưởng Phòng 4, BTTM )
* Chuẩn Tướng : Lê Trung Tường ( Tham Mưu Trưởng QĐ III )
* Chuẩn Tướng : Lê Văn Hưng ( Tư Lệnh Phó QĐ & QK IV )
* Chuẩn Tướng : Lê Văn Thân ( Tư Lệnh Phó Biệt Khu Thủ Đô )
* Chuẩn Tướng : Lê Văn Tư ( Tư Lệnh SĐ 25 BB )
* Chuẩn Tướng : Lưu Kim Cương ( KĐT Không Đoàn 33 Chiến Thuật )
* Chuẩn Tướng : Lý Bá Hỷ ( Tư Lệnh Phó Biệt Khu Thủ Đô )
* Chuẩn Tướng : Lý Tòng Bá ( Tư Lệnh SĐ 25 BB )
* Chuẩn Tướng : Mạch Văn Trường ( Tư Lệnh SĐ 21 BB )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Bá Liên (Tư Lệnh Biệt Khu 24 )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Chấn Á ( Cố Vấn tại Nha Chiến Tranh Chính Trị.)
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Đức Khánh ( Tư Lệnh SĐ 1 KQ )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Hữu Hạnh ( Tổng Tham Mưu Trưởng )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Hữu Tần ( Tư Lệnh SĐ 4 KQ )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Ngọc Oánh ( CHT TT HL KQ )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Thanh Hoàng (Chánh Thanh Tra QĐ II )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Thanh Sằng ( Tư Lệnh SĐ 22 BB )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Trọng Bảo ( TMT SĐ Nhảy Dù )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Tuấn Khải
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Văn Chức ( Tổng Cục Trưởng TC Tiếp Vận )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Văn Điềm ( Tư Lệnh SĐ 1 BB )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Văn Giàu ( Bộ Tư Lệnh Cảnh Lực )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Văn Lượng ( Tư Lệnh SĐ 2 KQ )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Văn Phước ( Phụ Tá Đặc Biệt Tư Lệnh Quân Khu IV, Đặc Trách Phụng Hoàng )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Văn Thiện ( Thị Trưởng Đà Nẵng )
* Chuẩn Tướng : Phạm Duy Tất ( CHT Biệt Động Quân QK II )
* Chuẩn Tướng : Phạm Hà Thanh ( Cục Trưởng Cục Quân Y )
* Chuẩn Tướng : Phạm Ngọc Sang ( Tư Lệnh SĐ 6 KQ )
* Chuẩn Tướng : Phan Ðình Soạn ( Tư Lệnh Phó QĐ I & QK I )
* Chuẩn Tướng : Phan Ðình Thứ ( Tư Lệnh Phó QĐ II & QK II )
* Chuẩn Tướng : Phan Hòa Hiệp ( Trưởng Đoàn LHQS 2 Bên )
* Chuẩn Tướng : Phan Phụng Tiên ( Tư Lệnh SĐ 5 KQ )
* Chuẩn Tướng : Phan Tử Nghi
* Chuẩn Tướng : Phan Xuân Nhuận ( Tư Lệnh SĐ 1 BB )
* Chuẩn Tướng : Trần Ðình Thọ ( Trưởng Phòng 3 Bộ TTM )
* Chuẩn Tướng : Trần Quang Khôi ( CHT Lực Lượng Xung Kích QĐ III )
* Chuẩn Tướng : Trần Quốc Lịch ( Chánh Thanh Tra QĐ IV )
* Chuẩn Tướng : Trần Văn Cẩm ( Phụ Tá HQ BTL QĐ II & QK II )
* Chuẩn Tướng : Trần Văn Hai ( Tư Lệnh SĐ 7 BB )
* Chuẩn Tướng : Trần Văn Nhựt ( Tư Lệnh SĐ 2 BB )
* Chuẩn Tướng : Trang Sĩ Tấn ( Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Đô Thành )
* Chuẩn Tướng : Trương Bảy ( Chỉ Huy Trưởng Cảnh Lực )
* Chuẩn Tướng : Trương Hữu Đức ( Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 52 )
* Chuẩn Tướng : Từ Văn Bê ( CHT BCH Kỹ Thuật và Tiếp Vận Không Quân )
* Chuẩn Tướng : Võ Dinh ( TMT BTL Không Quân)
* Chuẩn Tướng : Vũ Đức Nhuận ( Giám Đốc ANQĐ)
* Chuẩn Tướng : Vũ Văn Giai ( Tư Lệnh SĐ 3 BB )
* Phó Đề Đốc : Diệp Quang Thủy ( Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Hải Quân )
* Phó Đề Đốc : Đặng Cao Thăng ( Tư Lệnh Hải Quân Vùng IV Sông Ngòi )
* Phó Đề Đốc : Đinh Mạnh Hùng ( Phụ Tá Tư Lệnh Hải Quân Hành Quân Lưu Động Sông )
* Phó Đề Đốc : Hồ Văn Kỳ Thoại ( Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải )
* Phó Đề Đốc : Hoàng Cơ Minh ( Tư Lệnh Vùng 2 Duyên Hải )
* Phó Đề Đốc : Nghiêm Văn Phú ( Tư Lệnh Lực Lượng Tuần Thám )
* Phó Đề Đốc : Nguyễn Hữu Chí ( Phụ Tá Tư Lệnh Hải Quân Hành Quân Lưu Động Biển )
* Phó Đề Đốc : Nguyễn Thành Châu ( Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện HQ Nha Trang )
* Phó Đề Đốc : Vũ Đình Đào ( Tư Lệnh Vùng 3 Duyên Hải )
* Phó Đề Đốc : Huỳnh Mai
* Chuẩn Tướng : Bùi Văn Nhu ( Tư Lệnh Phó CSQG )
* Chuẩn Tướng : Chung Tấn Phát ( Cựu Tham Mưu Trưởng QĐ & QK IV )
* Chuẩn Tướng : Ðặng Ðình Linh ( Tham Mưu Phó Kỹ Thuật và Tiếp Vận (BTL) Không Quân )
* Chuẩn Tướng : Đặng Thanh Liêm ( Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung )
* Chuẩn Tướng : Ðỗ Kiến Nhiễu ( Đô Trưởng Sài Gòn )
* Chuẩn Tướng : Hồ Trung Hậu ( Chánh Thanh Tra QĐIII )
* Chuẩn Tướng : Huỳnh Bá Tính ( Tư Lệnh SĐ 3 KQ )
* Chuẩn Tướng : Huỳnh Thới Tây ( Tư Lệnh Đặc Cảnh Trung Ương )
* Chuẩn Tướng : Huỳnh Văn Lạc ( Tư Lệnh Sư Đoàn 9 BB )
* Chuẩn Tướng : Lê Nguyên Vỹ ( Tư Lệnh SĐ 5 BB )
* Chuẩn Tướng : Lê Quang Lưỡng ( Tư Lệnh SĐ Nhảy Dù )
* Chuẩn Tướng : Lê Trung Trực ( Trưởng Phòng 4, BTTM )
* Chuẩn Tướng : Lê Trung Tường ( Tham Mưu Trưởng QĐ III )
* Chuẩn Tướng : Lê Văn Hưng ( Tư Lệnh Phó QĐ & QK IV )
* Chuẩn Tướng : Lê Văn Thân ( Tư Lệnh Phó Biệt Khu Thủ Đô )
* Chuẩn Tướng : Lê Văn Tư ( Tư Lệnh SĐ 25 BB )
* Chuẩn Tướng : Lưu Kim Cương ( KĐT Không Đoàn 33 Chiến Thuật )
* Chuẩn Tướng : Lý Bá Hỷ ( Tư Lệnh Phó Biệt Khu Thủ Đô )
* Chuẩn Tướng : Lý Tòng Bá ( Tư Lệnh SĐ 25 BB )
* Chuẩn Tướng : Mạch Văn Trường ( Tư Lệnh SĐ 21 BB )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Bá Liên (Tư Lệnh Biệt Khu 24 )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Chấn Á ( Cố Vấn tại Nha Chiến Tranh Chính Trị.)
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Đức Khánh ( Tư Lệnh SĐ 1 KQ )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Hữu Hạnh ( Tổng Tham Mưu Trưởng )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Hữu Tần ( Tư Lệnh SĐ 4 KQ )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Ngọc Oánh ( CHT TT HL KQ )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Thanh Hoàng (Chánh Thanh Tra QĐ II )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Thanh Sằng ( Tư Lệnh SĐ 22 BB )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Trọng Bảo ( TMT SĐ Nhảy Dù )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Tuấn Khải
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Văn Chức ( Tổng Cục Trưởng TC Tiếp Vận )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Văn Điềm ( Tư Lệnh SĐ 1 BB )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Văn Giàu ( Bộ Tư Lệnh Cảnh Lực )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Văn Lượng ( Tư Lệnh SĐ 2 KQ )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Văn Phước ( Phụ Tá Đặc Biệt Tư Lệnh Quân Khu IV, Đặc Trách Phụng Hoàng )
* Chuẩn Tướng : Nguyễn Văn Thiện ( Thị Trưởng Đà Nẵng )
* Chuẩn Tướng : Phạm Duy Tất ( CHT Biệt Động Quân QK II )
* Chuẩn Tướng : Phạm Hà Thanh ( Cục Trưởng Cục Quân Y )
* Chuẩn Tướng : Phạm Ngọc Sang ( Tư Lệnh SĐ 6 KQ )
* Chuẩn Tướng : Phan Ðình Soạn ( Tư Lệnh Phó QĐ I & QK I )
* Chuẩn Tướng : Phan Ðình Thứ ( Tư Lệnh Phó QĐ II & QK II )
* Chuẩn Tướng : Phan Hòa Hiệp ( Trưởng Đoàn LHQS 2 Bên )
* Chuẩn Tướng : Phan Phụng Tiên ( Tư Lệnh SĐ 5 KQ )
* Chuẩn Tướng : Phan Tử Nghi
* Chuẩn Tướng : Phan Xuân Nhuận ( Tư Lệnh SĐ 1 BB )
* Chuẩn Tướng : Trần Ðình Thọ ( Trưởng Phòng 3 Bộ TTM )
* Chuẩn Tướng : Trần Quang Khôi ( CHT Lực Lượng Xung Kích QĐ III )
* Chuẩn Tướng : Trần Quốc Lịch ( Chánh Thanh Tra QĐ IV )
* Chuẩn Tướng : Trần Văn Cẩm ( Phụ Tá HQ BTL QĐ II & QK II )
* Chuẩn Tướng : Trần Văn Hai ( Tư Lệnh SĐ 7 BB )
* Chuẩn Tướng : Trần Văn Nhựt ( Tư Lệnh SĐ 2 BB )
* Chuẩn Tướng : Trang Sĩ Tấn ( Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Đô Thành )
* Chuẩn Tướng : Trương Bảy ( Chỉ Huy Trưởng Cảnh Lực )
* Chuẩn Tướng : Trương Hữu Đức ( Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 52 )
* Chuẩn Tướng : Từ Văn Bê ( CHT BCH Kỹ Thuật và Tiếp Vận Không Quân )
* Chuẩn Tướng : Võ Dinh ( TMT BTL Không Quân)
* Chuẩn Tướng : Vũ Đức Nhuận ( Giám Đốc ANQĐ)
* Chuẩn Tướng : Vũ Văn Giai ( Tư Lệnh SĐ 3 BB )
* Phó Đề Đốc : Diệp Quang Thủy ( Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Hải Quân )
* Phó Đề Đốc : Đặng Cao Thăng ( Tư Lệnh Hải Quân Vùng IV Sông Ngòi )
* Phó Đề Đốc : Đinh Mạnh Hùng ( Phụ Tá Tư Lệnh Hải Quân Hành Quân Lưu Động Sông )
* Phó Đề Đốc : Hồ Văn Kỳ Thoại ( Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải )
* Phó Đề Đốc : Hoàng Cơ Minh ( Tư Lệnh Vùng 2 Duyên Hải )
* Phó Đề Đốc : Nghiêm Văn Phú ( Tư Lệnh Lực Lượng Tuần Thám )
* Phó Đề Đốc : Nguyễn Hữu Chí ( Phụ Tá Tư Lệnh Hải Quân Hành Quân Lưu Động Biển )
* Phó Đề Đốc : Nguyễn Thành Châu ( Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện HQ Nha Trang )
* Phó Đề Đốc : Vũ Đình Đào ( Tư Lệnh Vùng 3 Duyên Hải )
* Phó Đề Đốc : Huỳnh Mai
Hùng Vũ.
Tài Liệu - QS-VNCH.
Abonner på:
Innlegg (Atom)