Như một ngọn đèn dầu sắp tắt thì bùng lên lần
chót. Chủ thuyết CS nói chung và chế độ CSVN nói riêng đã bước vào giai đoạn
cuối của sự hiện hữu trong lịch sử nhân loại.
Khi xã hội càng trở nên bất an ninh và rối loạn thì bản chất là người ta
không sợ luật pháp đang chế tài cái xã hội đó, hay nói cách khác, một cách không
chính thức, người dân phủ nhận vai trò của nhà nước đang nắm quyền kiểm soát xã
hội. Nhà nước không có khả năng để thực hiện đầy đủ các chức năng của một nhà
nước khi người dân không còn quan tâm tới những "sản phẩm" như là chính sách,
luật pháp, qui định điều chỉnh xã hội của nó. Khi ngày càng nhiều người muốn
"bứt phá" và vượt lên cái luật pháp nhà nước đó cũng là lúc xã hội chứng kiến
một sự hỗn loạn.
Trong bối cảnh kinh tế đang ngày càng khó khăn bởi tham nhũng và vơ vét của
cải, thì các đối sách kinh tế cũng sẽ không có hiệu quả cao, vì sự mất niềm tin
quá lớn. Chúng ta xem tham nhũng và vơ vét của cải là một hình thức bóc lột kiểu
mới, tàn độc và dã man
bởi hệ lụy nó gây ra, không phải đối với từng cá thể mà đối với cả một cộng đồng
người, không chỉ một thế hệ, mà đối với cả những thế hệ tiếp theo. Nó không trực
tiếp, nhưng nó gián tiếp. Một khi môi trường sống trở nên lụn bại thì hệ lụy nó
không chừa một ai, kể cả các nhóm người đang làm việc cho chính thể nhà nước đó
cũng chịu chung số phận, con cái của tất cả mọi người, là an ninh hay là người
dân, là doanh nhân hay cán bộ viên chức,... Và vì vậy, dự kiến xã hội sẽ còn
nhiều rối loạn hơn nữa.
Sự chống đối của người dân đối với chính quyền đến từ nhiều lý do. Có thành
phần do chịu quá nhiều áp bức không chịu nổi mà tức nước vỡ bờ, như Đoàn Văn
Vươn phản ứng khi bị cướp đất, các tài xế xe húc cảnh sát giao thông. Nhưng cũng
có thành phần trí thức hiểu được tình thế quốc gia đứng trước bờ vực suy kiệt mà
cất lên tiếng nói chứ bản thân họ không hề bị xâm hại hay vì cuộc sống khó khăn
như anh luật sư Lê Công Định, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, doanh nhân Trần Huỳnh
Duy Thức.
Cả hai
điểm trên đều cho thấy rằng người dân đã dần không còn "sợ" nhà nước cộng sản.
Như vậy, dù trực tiếp hay gián tiếp, xã hội, người dân, các tổ chức dân sự, dần
không còn thừa nhận vai trò lãnh đạo của nhà nước. Tức là, tính chính danh của nhà
nước này bản thân nó không có, và ngày càng bị công khai sự không thừa nhận.
Việc để xảy ra các vấn đề lớn có nguy cơ suy vong đối với đất nước như dự án
Bauxite Tây Nguyên, các gói dự án điện năng lượng quốc gia, ngành xương sống của
nền kinh tế công nghiệp đều do người Trung Cộng trúng thầu, các thủy đập hay các
công trình lớn đều có sự can thiệp từ phía Trung Cộng, nếu không là con người
thì cũng là máy móc kém chất lượng, thì không ai cho rằng đó đơn thuần là sự
chủ quan và kém cỏi của các lãnh đạo Hà Nội.
Ngược lại, người ta còn thấy rõ một
điểm là lòng tham về vật chất của họ quá lớn, bào mòn sức sống của dân tộc. Dã
man và tàn độc. Vừa kém, vừa tham và là thủ phạm dẫn đến tình trạng một đất nước
nguy cơ suy vong.
Đông Kinh.
Ingen kommentarer:
Legg inn en kommentar