Ngoài
những sự kiện lịch sử hiển nhiên ấy, thì không một ai phủ nhận được một
chúng tích lịch sử về chủ quyền trên đảo Hoàng Sa. Đó là, tấm hình chụp Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã đi thăm viếng đồng bào tại Cù Lao Lý Sơn, tức Cù Lao Ré, thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Quả
đúng như thế, vì ngay sau khi ổn định được những nạn sứ quân cát cứ,
vượt qua những thử thách, khó khăn do những âm mưu của ngoại nhân cố
tình phá hoại, cho đến ngày bầu cử Quốc Hội Lập Hiến, vào ngày 4-3-1956;
sau đó, Bản Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa, do Quốc Hội Lập Hiến biểu
quyết ngày 20-10-1956, đã được ban hành ngày 26-10-1956, với đầy đủ Tam
quyền Phân lập: Lập Pháp - Hành Pháp và Tư Pháp.
Lịch
sử đã khắc ghi, năm 1954, căn cứ theo Hiệp định Genève về Việt Nam, thì
trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của nước
Việt nam Cộng Hòa. Tháng 4-1956, khi quân Pháp rút khỏi miền Nam Việt
Nam, quân đội của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã ra tiếp thu cácđảo và
quần đảo trên Biển Đông. Kể từ 1956, về pháp lý và trên thực tế chính
quyền Việt Nam Cộng Hòa tiếp
tục có nhiều hành động công khai để khẳng định trước cả thế giới về chủ
quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:
Ngày
22-8-1956, quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã đổ bộ lên các đảo chính của
quần đảo Trường Sa, dựng cột đá chủ quyền và treo lá Cờ vàng Ba Sọc Đỏ
trên các đảo. Ngày 22-10-1956, Sắc lệnh số 143/NV của Tổng thống Ngô
Đình Diệm đã thay đổi địa giới các tỉnh và tỉnh lỵ tại miền Nam. Trong
danh sách các đơn vị hành chính theo Sắc lệnh đó có Bà Rịa-Vũng Tàu được
đổi thành tỉnh Phước Tuy và đảo Hoàng Sa (Sắc lệnh chú thích là
Spratly) trong quần đảo Trường Sa thuộc về tỉnh Phước Tuy cùng tên với
quần đảo Hoàng Sa (Paracels) ở phía bắc. Ngày 13-7-1961, Sắc lệnh số
174/NV của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa: Ngô Đình Diệm đã đặt quần đảo
Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Thừa Thiên, (nay thuộc tỉnh Quảng Nam).
Ngoài
những sự kiện ấy, để khẳng định một cách đanh thép trước cả thế giới về
chủ quyền của nước Việt Nam Cộng Hòa trên các quần đảo Hoàng Sa. Vì
thế, nên vào năm 1961, chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã đích thân ra
thăm viếng Cù Lao Ré (tức Cù Lao Lý Sơn), như tấm hình chụp ở phía trên
của bài viết, là một chứng tích, để mãi mãi, đời đời cho hậu thế còn
tưởng nhớ đến những bước chân lưu dấu lịch sử của cố Tổng Thống Ngô Đình
Diệm.
Và
ngoài những sự kiện lịch sử ấy, trong khi ở ngoài Bắc, của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng Hòa, thì chẳng riêng là "lịch sử" do đảng Cộng sản
viết, mà những kẻ được cho là "nhà báo, nhà văn-nhà thơ đã từng viết về
đất nước Việt Nam là: "từ Hà Giang hoặc từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau".
Nhưng tại đất nước Việt Nam Cộng Hòa, chính phủ đã cho in những con tem
có in hình một bản đồ của nước Việt Nam trọn vẹn từ Ải Nam Quan đến mũi
Cà Mau; và Bộ Quốc Gia Giáo Dục Đệ nhấtViệt Nam Cộng Hòa còn có những
sách Giáo Khoa, cho học sinh từ lớp tư, lớp ba ở bậc tiểu học phải học
về địa lý như sau:
Nước Việt Nam hình cong chữ S, từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau; hoặc bài thuộc lòng:
Từ Nam Quan, đến Cà Mau
Non sông gấm vóc, nghèo giàu kết thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Ra ngoài chị ngã, em nâng ngay vào.
Núi kia ai đắp nên cao,
Tình Dân Tộc, nghĩa Đồng Bào thiết tha.
Cùng nhau chung một mầu da,
Cùng dòng máu Việt, một nhà Lạc Long.
Chúng ta dòng giống Tiên Rồng,
Đừng quên rằng: Bắc-Nam-Trung một nhà.
Qua
những bài học cho học sinh từ bậc tiểu học, đã cho mọi người hiểu được:
Chính phủ Đệ Nhất Cộng Hòa đã KHÔNG ký vào Hiệp định Genève, 1954 về
Việt Nam, cho nên không chấp nhận sự chia cắt đất nước. Bởi vậy, nên
Tổng Thống Ngô Đình Diệm của Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa đã có mưu cầu Bắc
tiến, để giải cứu đồng bào miền Bắc đang phải sống dưới chế độ Cộng sản
vô thần, mà qua đó, chúng ta đã từng nghe nhạc sĩ Lam Phương đã viết
lên những lời tha thiết:
"Anh cùng em xây một nhịp cầu, để mai đây, quan Nam về Thăng Long đem thanh bình về sưởi ấm muôn lòng".
Lịch
sử vốn như ánh mặt Trời. Vì thế, cho nên bàn tay của con người không
bao giờ che khuất được những sự thật lịch sử ấy. Nên biết và nên nhớ:
Sắc lệnh của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa: Ngô Đình Diệm đã công bố vào
ngày 13/7/1961, trước cả thế giới, với Sắc lệnh này, chính phủ của Đệ
Nhất Việt Nam Cộng Hòa đã khẳng định chủ quyền về quần đảo Hoàng Sa.
Đồng thời cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng đã cho xây dựng Bia Chủ Quyền
trên cả quần đảo Trường Sa.
"Ẩm
thủy tư nguyên", hay Uống nước nhớ nguồn - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Vậy, những người đã và đang núp dưới chiếc bóng và cũng là vầng hào
quang của nước Việt Nam Cộng Hòa-Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ-Quân Lực Việt Nam
Cộng Hòa- Chiến Sĩ Cộng Hòa và các tổ chức "chính trị- tranh đấu" dưới
danh nghĩaViệt Nam Cộng Hòa. Tất cả những người ấy, nếu còn có chút
lương tri của một con người thật sự, thì không bao giờ cho phép mình
được quên rằng: Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm; Người đã tận hiến cả đời
mình đối với Tổ Quốc và Dân Tộc - Người đã khai sáng Thể Chế Cộng Hòa
Việt Nam, và là người đã từng khẳng định trước cả thế giới về chủ quyền
của nước Việt Nam Cộng Hòa trên cả hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa; và
cũng chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm; Người đã lưu dấu bước chân lịch sử
trên đảo Hoàng Sa.
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền.
Ingen kommentarer:
Legg inn en kommentar