Dân oan tại công viên Lý Tự Trọng, Ba Đình, Hà Nội, càng lúc dân oan khắp các tỉnh kéo về công viên càng nhiều, họ đến từ các tỉnh thuộc cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Cũng giống như nhiều dân oan đã sống lây lất chờ đợi suốt mấy năm nay từ vườn hoa Mai Xuân Thưởng, bị đuổi, lại phải di chuyển sang công viên Lý Tự Trọng, những dân oan ba miền đến đây cũng nghèo khổ, mệt mỏi và tuyệt vọng không kém.
Nhưng đáng buồn hơn cả, ngoài những rình rập của bệnh tật do ngủ lâu
ngày ngoài trời giá lạnh, ăn uống không đủ bữa, không khí ô nhiễm, nguồn
nước không đảm bảo vệ sinh, giấc ngủ không trọn vẹn vì nửa đêm bị công
an, dân phòng đến dựng dậy, đuổi đi hoặc tóm gọn bỏ lên xe, đưa về một
nơi lạ hoắc lạ hươ nào đó để rồi khi được thả về, mọi tư trang không còn
gì. Họ còn phải đối mặt với nguy cơ có thể chết bất kỳ giờ nào bởi
dùi cui và những đòn độc của công an.
Cái chết oan uổng của cụ bà Hà Thị Nhung, một dân oan 76 tuổi, đến từ
huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa vào sáng ngày 12 tháng 11 năm 2012 là
một dấu ấn đau buồn cho tất cả những dân oan và cũng là nỗi đau cho gần
chín mươi phần trăm dân số đất nước gồm một tập hợp người thấp cổ bé
miệng, không quyền lực và không có cơ hội đòi hỏi những quyền lợi cơ
bản, chính đáng của mình.
Điều đáng suy ngẫm nhất trong lần tiếp xúc của chúng tôi với dân oan
trên vườn hoa Mai Xuân Thưởng và công viên Lý Tự Trọng có lẽ là những em
bé. Nhiều gia đình vì không còn nhà cửa, không còn tiền bạc để gửi lại
cho người thân giúp con mình ăn học, họ buộc phải nhắm mắt đưa chân,
ngậm đắng nuốt cay mà đưa con theo mình đi tranh đấu đòi lẽ phải.
Những đứa bé trai, bé gái, có đứa mười ba, mười bốn tuổi, có đứa tám
tuổi, cũng có đứa chưa đầy năm tuổi, tất cả đều không được tới trường,
không được ngủ một giấc ấm, không được ăn bữa no. Và đau đớn hơn cả là
hình như tuổi thơ của chúng đã nhuốm màu lưu vong, nhuốm màu khất thực.
Mỗi khi có ai đó mang tặng hộp cơm, gói mì tôm hoặc vài chiếc bánh
chưng, đôi mắt của những đứa bé ủ rũ vì đói, vì thèm ăn trở nên trong
sáng, linh hoạt lạ thường. Bé Anh Thư, con gái của chị Phạm Thị My, một
dân oan đến từ tỉnh Kiên Giang, em đã theo mẹ ra vườn hoa Mai Xuân
Thưởng gần mười năm nay, cho biết:
Nhìn chúng chia nhau từng miếng bánh nhỏ, bỏ vào miệng nhai vội để
lấp vào khoản trống bao tử, nhìn những bước chân nhỏ bé của chúng lang
thang khắp phố để nhặt từng chiếc bao nilon phế thải, từng miếng đồng
nát, giấy hộp đựng đồ để mang đến cửa hàng phế liệu rồi lại nhìn những
đứa bé thành phố tung tăng đến trường, được cha mẹ chở đi dạo bằng những
chiếc xe sang trọng, không biết bụi bặm là gì. Tự dưng, một nỗi buồn
khó tả cứ kéo về theo gió mùa Đông Bắc. Cùng hoàn cảnh giống như con chị
My, ba đứa con trai chị Ngọc đều không có cháu nào được đến lớp:
Chúng tôi tạm biệt Hà Nội, tạm biệt những con đường vàng màu cơm
nguội, những con đường cổ độ, những con phố cổ kính, sầm uất và phồn
thịnh. Và, trong lần tạm biệt này, chúng tôi còn tạm biệt cả một thành
phố Hà Nội khác, một Hà Nội của những đời cần lao đang vất vưởng trên
công viên hè phố, đang hấp hối với từng cơn tuyệt vọng, đang rên xiết,
nhỏ nước mắt vì một đồng loại, một con người, mà hơn hết là một người mẹ
có số phận bất hạnh vừa nằm xuống cho công cuộc kiếm tìm công lý trong
suốt 76 năm sống trên cõi đời, sống trên quê hương Việt Nam dấu yêu mà
quá nhiều hệ lụy, đau khổ của bà.
Bài viết này xin xem như một nén tâm nhang kính cẩn thắp lên mộ phần,
góp thêm chút lửa sưởi ấm nỗi thống khổ của một kiếp người vừa nằm
xuống, xua tan chút giá lạnh Đông Hà Nội. Một mùa Đông mênh mang nỗi
buồn thân phận dân đen, thân phận Việt điêu linh!
Hoàng Phúc.
Ingen kommentarer:
Legg inn en kommentar