Tuyên truyền trên hình thức có đen, trắng, xám và qua nội dung có dân vận, địch vận của CSVN.
CSVN dù thừa tiền, thừa người nhưng tuyên truyền trắng qua “báo đài” chính thống của CSVN sẽ không ai thèm xem, nghe mà sẽ bị phản ứng khó lường như biểu tình, đốt cơ quan “báo đài” của họ nữa. Đó là chưa nói những trở ngại pháp luật với luật pháp nước sở tại.
Trong khi đó tuyên truyền đen và xám qua việc tung tin qua hình thức rỉ tai, lồng tin bằng nhiều cách trong đó có cách “mua chuộc” bằng nhiều hình thức dưới nhiều dạng mượn tay người khác (tá tha nhân chi thủ), lấy củi đậu nấu đậu, ít tốn mà hiệu ứng hơn. Mập mờ lằn ranh ta-địch vừa đỡ tốn kém, vừa đỡ mang tiếng mà tác dụng nhiều khi cao hơn truyên truyền trắng.
Không phải mới đây CS Hà nội sử dụng tuyên truyền đen và xám trong cộng đồng người Việt tỵ nạn CS ở hải ngoại. Mà đã lâu rồi, CS Hà nội có cả một chiến dịch gọi là chiến dịch “Thông Tin Đối Ngoại”. Chiến dịch đó của CS Hà nội nặng về tuyên truyền đen và xám vì tuyên truyền trắng chẳng những vô hiệu năng mà còn bị phản tác dụng ở hải ngoại nữa.
Về hình thức đó rõ là một chiến dịch như chiến dịch hành quân dài hạn có phần quan niệm hành quân, phối hợp lực lượng cơ hữu và bạn để “hợp đồng tác chiến”, có hệ thống chỉ huy, truyền tin và tiếp vận.
Và từ đó đi đến tăng cường quan niệm hành quân: Tập trung vào các “mặt văn hóa, du lịch hay đầu tư, kinh doanh.” Cách đánh còn dặn kỹ, “chú trọng đến ngôn ngữ tuyên truyền, phương tiện tuyên truyền, chất lượng thông tin. Còn đối tượng, mục tiêu tấn công thì “ở trên” ghi rõ ràng, cụ thể: “các nhà lãnh đạo, các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức nhân dân, người Việt Nam ở nước ngoài.”
Phân tích cho thấy đây là một chiến dịch thông tin đối ngoại. Xét theo tự nguyên học (etymology) chiến dịch có nghĩa là cuộc chiến đấu lâu dài hơn cuộc hành quân, liên quan nhiều mặt trận chớ không phải một. Thông tin khác với tin tức mà nhiều người hay lẫn lộn vì cách “dùng từ” của CS hay mập mờ để đánh lận con đen hầu dụng danh đạt quả. Thông tin là information tức tin do một cơ quan hay một nguồn tin đưa một chiều, như tin báo của người tình báo, của cơ quan tuyên truyền. Nó khác với tin tức là news là tin được phối kiểm, thường là do truyền thông độc lập gọi là source làm và đưa ra. Trên truyền thông đại chúng đã có chữ tin tức, news chính xác hơn chữ thông tin, information.
Truyền hình VT4 chi nhánh của trung ương ở Hà nội đã được chuyển tải ra hải ngoại khá lâu rồi. Băng, đĩa CD, DVD, sách báo trong nước đem ra hải ngoại bán rẻ như bèo. Thực ra, lên mạng internet thì truyền hình trực tuyến không còn rào cản trong và ngoaì nước. Duy chỉ người trong nước là còn bị tường lửa, ngăn chận.
Thậm chí, nhứt là gần đây phong trào TV Digital nở rộ, không biết vô tình hay cố ý có đài truyền hình copy, gần như sao y bản chánh bản tin, ca nhạc kịch, thể thao của truyền hình trong nước. Vô tình hay cố ý quảng cáo, tuyên truyền không công dùm cho truyền hình trong nước. Đó là chưa xét đến mặt đấu tranh chánh trị.
Nỗ lực của CS Hà nội “tăng cường” và kiện toàn chiến dịch thông tin đối ngoại này vừa là một tâm lý chiến vừa là một chiến tranh chánh trị. Mà tâm lý chiến và đấu tranh chánh trị lúc nào cũng có hai phần, là, dân vận và địch vận; và ba hình thức, đen, trắng, xám.
Hai mặt giáp công vào đối tượng duy nhứt là cộng đồng người Việt hải ngoại. Dân vận là vận động, tuyên truyền chiêu dụ “quần chúng nhân dân” người Việt hải ngoại, bằng hình ảnh tô lục chuốc hồng cho chế độ chánh trị, kinh tế của CS Hà nội, khai thác tình tự quê hương, thu hút chất xám, chất xanh về cho chế độ.
Địch vận là lũng đoạn, khuynh loát, tạo xì căn đan bôi bẩn những nhà đấu tranh, tập thể người Việt cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN, để chia rẽ cộng đồng, đoàn thể trong nội bộ cũng như đối với tổ chức bạn.
Trắng CS làm không ai thèm xem, đọc. Đen là tung tin mà giấu mặt. Xám là lấy tên người này, người nọ hay lấy ý kiến bài viết của những tay sai CS để loan tải, và biện minh chủ trương thông tin nghị luận hai ba chiều và không chịu trách nhiệm. Điều này trái luật pháp và đạo lý truyền thông, vì nhiệm vụ của truyền thông là loan tin trung thực, phối kiểm nguồn tin, sự kiện trước khi đăng, và cơ quan truyên thông phải chịu trách nhiệm, tối thiểu là trách nhiệm tinh thần trước công luận.
Công năng và thẩm quyền phản ứng của quần chúng có và có rất nhiều. Đất nước ông bà VN nói “khôn cũng chết, dại cũng chết, biết mới sống”. Cái gì chớ nói vụ biết CS, thì người Việt hải ngoại đa số là dân quân cán chánh VNCH tỵ nạn CS có rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm học hỏi từ máu, nước mắt, mồ hôi, tù đày, tán gia bại sản, thất quốc sa bang của đời mình, con cháu mình mà.
Nói chung, truyền thông tiếng Việt hải ngoại của người Việt hải ngoại suốt mấy chục năm qua, đại đa số đã đưa tin tức, nghị luận khá đầy đủ và trung thực về tình hình VNCS, khiến đại đa số đều biết bộ mặt thật rất xấu xí của CS Hà nội. Rất ít con dê lạc đàn... Kẻ nào treo đầu dê bán thịt chó đều bị vạch mặt chỉ tên và tẩy chay, sớm hay muộn thôi.
CS Hà nội thất bại dù đã mở hết chiến dịch này đến chiến dịch khác, đã ra hết quyết nghị này đến pháp lịnh khác và tốn tiền tỷ Đô la để dân vận và địch vận ở hải ngoại nhưng thất bại. Kể cả con đường văn nghệ đưa ca nhạc qua để tuyên truyền nhưng cũng thất bại.
Nay CS Hà nội đi dường vòng, tráo bài ba lá. CS Hà nội lợi dụng sự nở rộ của truyền hình digital chuyễn tải rất rẻ. Các đài phải chia nhau một số quảng cáo chánh yếu là của khách hàng thương mại Việt nên thu hoạch rất yếu. Báo giấy cũng bị hoạ lây. Do vậy phải hạn chế chi phí. Vì ít nhân viên làm chương trình nên thường phải vay mượn truyền hình trong nước để đỡ chi phí, đỡ tốn kém tiển bản quyền. Phát 24 giờ 1 ngày, 7 ngày 1 tuần nên chương trình rất nặng mà ít người, ít tiền nên có khi phải copy, paste chương truyền hình của CS trong nước. Do dó vô tinh hay cố ý dễ làm công tác tuyên truyền không công cho CS Hà nội.
Nhưng không ai có quyền hơn khán thính giả. Có nhiều cách để cá nhân và tập thể để phản ứng. Dễ nhứt, cái gì không ưa thì tắt. Kế đến là nhắc nhở, chống đối, bằng nhiều cách. Kể cả quyền phản đối ôn hoà của quần chúng. Trừ những đài có điều kiện ngầm với “bên trong”, cơ quan truyền thông chân chính nào cũng lắng nghe ý kiến của khán thính giả nói riêng và của cộng đồng nói chung.
CSVN dù thừa tiền, thừa người nhưng tuyên truyền trắng qua “báo đài” chính thống của CSVN sẽ không ai thèm xem, nghe mà sẽ bị phản ứng khó lường như biểu tình, đốt cơ quan “báo đài” của họ nữa. Đó là chưa nói những trở ngại pháp luật với luật pháp nước sở tại.
Trong khi đó tuyên truyền đen và xám qua việc tung tin qua hình thức rỉ tai, lồng tin bằng nhiều cách trong đó có cách “mua chuộc” bằng nhiều hình thức dưới nhiều dạng mượn tay người khác (tá tha nhân chi thủ), lấy củi đậu nấu đậu, ít tốn mà hiệu ứng hơn. Mập mờ lằn ranh ta-địch vừa đỡ tốn kém, vừa đỡ mang tiếng mà tác dụng nhiều khi cao hơn truyên truyền trắng.
Không phải mới đây CS Hà nội sử dụng tuyên truyền đen và xám trong cộng đồng người Việt tỵ nạn CS ở hải ngoại. Mà đã lâu rồi, CS Hà nội có cả một chiến dịch gọi là chiến dịch “Thông Tin Đối Ngoại”. Chiến dịch đó của CS Hà nội nặng về tuyên truyền đen và xám vì tuyên truyền trắng chẳng những vô hiệu năng mà còn bị phản tác dụng ở hải ngoại nữa.
Về hình thức đó rõ là một chiến dịch như chiến dịch hành quân dài hạn có phần quan niệm hành quân, phối hợp lực lượng cơ hữu và bạn để “hợp đồng tác chiến”, có hệ thống chỉ huy, truyền tin và tiếp vận.
Và từ đó đi đến tăng cường quan niệm hành quân: Tập trung vào các “mặt văn hóa, du lịch hay đầu tư, kinh doanh.” Cách đánh còn dặn kỹ, “chú trọng đến ngôn ngữ tuyên truyền, phương tiện tuyên truyền, chất lượng thông tin. Còn đối tượng, mục tiêu tấn công thì “ở trên” ghi rõ ràng, cụ thể: “các nhà lãnh đạo, các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức nhân dân, người Việt Nam ở nước ngoài.”
Phân tích cho thấy đây là một chiến dịch thông tin đối ngoại. Xét theo tự nguyên học (etymology) chiến dịch có nghĩa là cuộc chiến đấu lâu dài hơn cuộc hành quân, liên quan nhiều mặt trận chớ không phải một. Thông tin khác với tin tức mà nhiều người hay lẫn lộn vì cách “dùng từ” của CS hay mập mờ để đánh lận con đen hầu dụng danh đạt quả. Thông tin là information tức tin do một cơ quan hay một nguồn tin đưa một chiều, như tin báo của người tình báo, của cơ quan tuyên truyền. Nó khác với tin tức là news là tin được phối kiểm, thường là do truyền thông độc lập gọi là source làm và đưa ra. Trên truyền thông đại chúng đã có chữ tin tức, news chính xác hơn chữ thông tin, information.
Truyền hình VT4 chi nhánh của trung ương ở Hà nội đã được chuyển tải ra hải ngoại khá lâu rồi. Băng, đĩa CD, DVD, sách báo trong nước đem ra hải ngoại bán rẻ như bèo. Thực ra, lên mạng internet thì truyền hình trực tuyến không còn rào cản trong và ngoaì nước. Duy chỉ người trong nước là còn bị tường lửa, ngăn chận.
Thậm chí, nhứt là gần đây phong trào TV Digital nở rộ, không biết vô tình hay cố ý có đài truyền hình copy, gần như sao y bản chánh bản tin, ca nhạc kịch, thể thao của truyền hình trong nước. Vô tình hay cố ý quảng cáo, tuyên truyền không công dùm cho truyền hình trong nước. Đó là chưa xét đến mặt đấu tranh chánh trị.
Nỗ lực của CS Hà nội “tăng cường” và kiện toàn chiến dịch thông tin đối ngoại này vừa là một tâm lý chiến vừa là một chiến tranh chánh trị. Mà tâm lý chiến và đấu tranh chánh trị lúc nào cũng có hai phần, là, dân vận và địch vận; và ba hình thức, đen, trắng, xám.
Hai mặt giáp công vào đối tượng duy nhứt là cộng đồng người Việt hải ngoại. Dân vận là vận động, tuyên truyền chiêu dụ “quần chúng nhân dân” người Việt hải ngoại, bằng hình ảnh tô lục chuốc hồng cho chế độ chánh trị, kinh tế của CS Hà nội, khai thác tình tự quê hương, thu hút chất xám, chất xanh về cho chế độ.
Địch vận là lũng đoạn, khuynh loát, tạo xì căn đan bôi bẩn những nhà đấu tranh, tập thể người Việt cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN, để chia rẽ cộng đồng, đoàn thể trong nội bộ cũng như đối với tổ chức bạn.
Trắng CS làm không ai thèm xem, đọc. Đen là tung tin mà giấu mặt. Xám là lấy tên người này, người nọ hay lấy ý kiến bài viết của những tay sai CS để loan tải, và biện minh chủ trương thông tin nghị luận hai ba chiều và không chịu trách nhiệm. Điều này trái luật pháp và đạo lý truyền thông, vì nhiệm vụ của truyền thông là loan tin trung thực, phối kiểm nguồn tin, sự kiện trước khi đăng, và cơ quan truyên thông phải chịu trách nhiệm, tối thiểu là trách nhiệm tinh thần trước công luận.
Công năng và thẩm quyền phản ứng của quần chúng có và có rất nhiều. Đất nước ông bà VN nói “khôn cũng chết, dại cũng chết, biết mới sống”. Cái gì chớ nói vụ biết CS, thì người Việt hải ngoại đa số là dân quân cán chánh VNCH tỵ nạn CS có rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm học hỏi từ máu, nước mắt, mồ hôi, tù đày, tán gia bại sản, thất quốc sa bang của đời mình, con cháu mình mà.
Nói chung, truyền thông tiếng Việt hải ngoại của người Việt hải ngoại suốt mấy chục năm qua, đại đa số đã đưa tin tức, nghị luận khá đầy đủ và trung thực về tình hình VNCS, khiến đại đa số đều biết bộ mặt thật rất xấu xí của CS Hà nội. Rất ít con dê lạc đàn... Kẻ nào treo đầu dê bán thịt chó đều bị vạch mặt chỉ tên và tẩy chay, sớm hay muộn thôi.
CS Hà nội thất bại dù đã mở hết chiến dịch này đến chiến dịch khác, đã ra hết quyết nghị này đến pháp lịnh khác và tốn tiền tỷ Đô la để dân vận và địch vận ở hải ngoại nhưng thất bại. Kể cả con đường văn nghệ đưa ca nhạc qua để tuyên truyền nhưng cũng thất bại.
Nay CS Hà nội đi dường vòng, tráo bài ba lá. CS Hà nội lợi dụng sự nở rộ của truyền hình digital chuyễn tải rất rẻ. Các đài phải chia nhau một số quảng cáo chánh yếu là của khách hàng thương mại Việt nên thu hoạch rất yếu. Báo giấy cũng bị hoạ lây. Do vậy phải hạn chế chi phí. Vì ít nhân viên làm chương trình nên thường phải vay mượn truyền hình trong nước để đỡ chi phí, đỡ tốn kém tiển bản quyền. Phát 24 giờ 1 ngày, 7 ngày 1 tuần nên chương trình rất nặng mà ít người, ít tiền nên có khi phải copy, paste chương truyền hình của CS trong nước. Do dó vô tinh hay cố ý dễ làm công tác tuyên truyền không công cho CS Hà nội.
Nhưng không ai có quyền hơn khán thính giả. Có nhiều cách để cá nhân và tập thể để phản ứng. Dễ nhứt, cái gì không ưa thì tắt. Kế đến là nhắc nhở, chống đối, bằng nhiều cách. Kể cả quyền phản đối ôn hoà của quần chúng. Trừ những đài có điều kiện ngầm với “bên trong”, cơ quan truyền thông chân chính nào cũng lắng nghe ý kiến của khán thính giả nói riêng và của cộng đồng nói chung.
Vi Anh.
Ingen kommentarer:
Legg inn en kommentar