tirsdag 26. april 2011

Hỡi Ai Thương Nhớ Quê Hương ( Thơ )



Hỡi Ai Thương Nhớ Quê Hương.

Xin nghe tôi kể chuyện buồn tháng Tư
Tháng Tư, trời đất mây mù
Lệnh hàng, buông súng, thiên thu còn buồn!
Nghẹn ngào, nhục tủi, đau thương
Oan khiên máu đỏ ngập đường lui quân
Thân người đổ xuống theo thân
Không làn đất phủ, không lần tiễn đưa !
Xác người bón gốc rừng thưa
Nước tôi có một Tháng Tư kinh hoàng !
Tháng Tư nghe lệnh đầu hàng
Bao người thương lá cờ vàng, quyên sinh!
Nước nguy, vị nước, quên mình
Mất thành, anh dũng cùng thành, chết theo!
Tháng Tư khói lửa ngặt nghèo
Vô danh quốc sử bao nhiêu anh hùng!
Tháng Tư vợ trẻ khóc chồng
Mẹ già chan chứa giọt hồng khóc con
Tháng Tư đại bác nổ giòn
Trẻ thơ chết thảm dưới cơn đạn thù
Tháng Tư rộng cửa lao tù
Nước tôi từ đấy đau nhừ nỗi đau
Núi rừng người nối chân nhau
Kiếp tù lạ nhất địa cầu, thảm chưa !
Trong tù, tù chết như mơ
Ngoài tù, dân chết bên bờ biển đông
Biển xanh pha đỏ máu hồng
Rừng xanh lệ đỏ từng dòng mồ hôi !
Tháng Tư ai biến nước tôi
Thành lò hỏa ngục thiêu người tang thương!
Hỡi ai còn nhớ quê hương
Lắng nghe tôi kể chuyện buồn tháng Tư
Nghe rồi, xin chớ làm ngơ
Vì quê ta đã đến giờ đổi thay
Góp vào, xin góp bàn tay
Làm cơn gió lộng thổi bay mây buồn
Ai còn nghĩ đến quê hương
Đứng lên mà rửa nỗi hờn Tháng Tư!

Ngô Minh Hằng.

VIỆT KIỀU Là Ai ?



VIỆT KIỀU Là Ai ?

Nhớ lại mấy năm về trước, vì công việc trong sở, có liên lạc email qua VN. Cuối thư, anh chàng này hỏi :
- Chị là Việt kiều ?
- Không, Tôi không phải Việt kiều.
- Thế chị là gì ?
- Tôi là người Mỹ gốc VNCH.

Một số khác, khoảng nửa triệu người, phần đông là từ vĩ tuyến 17 trở ra miền Bắc, cũng tìm cách trốn chạy cộng sản bằng đủ mọi phương cách khác với phương cách TỴ NẠN CỘNG SẢN, như “xuất khẩu lao nô”, lấy vợ, lấy chồng, du sinh, nghiên cứu sinh, v.v..., qua các nước Đông Âu và Nga sinh sống và không muốn quay về. Vài trăm ngàn người, phần đông từ dưới vĩ tuyến 17 vào Miền Nam đến tận mũi đất cuối cùng của quê hương: Cà Mâu, đã tìm qua các nước Á châu: làm dâu Đại Hàn, Đài Loan, Nhật, Thái Lan, Singapore, Philippines, Indosenia, Malaysia, Cambodia và ngay cả Trung cộng qua hiện tượng buôn người, buôn thân xác phụ nữ, trẻ em. Họ rời bỏ chốn địa ngục trên quê hương để bước vào những địa ngục trần gian khác, tàn bạo không kém. Một số khác nữa, xuất khẩu lao nô” đi “ở đợ” (làm đầy tớ, Việt cộng gọi là “Ôsin”) bên các xứ Trung Đông: Iran, Irac, Libanon, Saudi Arabies, v.v....

Những người nầy vẫn còn là thân phận “Việt kiều”: mang quốc tịch Việt cộng, xử dụng thông hành CHXHCNVN (Chẳng Hề Xấu Hổ Chút Nào Vì Ngu,) do Việt cộng cấp, vẫn còn là công dân của cái gọi là CHXHCNVN, sinh sống ở nước ngoài (Nga, Đông Âu và Á châu,) vẫn bị khống chế bởi NHỮNG “Ổ CHUỘT CHÙ” NGOẠI GIAO VIỆT GIAN CỘNG SẢN có tên gọi là “Tòa Đại sứ” hay “Tòa Tổng lãnh sự Việt cộng”.

Vì thế, họ đành im lặng, chỉ lo cho đời sống cá nhân và gia đình, hoàn toàn không dám vọng động một phần bởi tâm thức sợ hãi chế độ gian manh Việt gian cộng sản còn đeo đẳng, phần khác, vì bị nhồi sọ và tiêm nhiểm quá lâu chủ thuyết vô luân cộng sản, không biết gì về lịch sử hào hùng của dân tộc và hoàn toàn không có một chút ý thức gì về quê hương, dân tộc, đất nước (tất nhiên trừ một số biệt lệ.) Đây đích thị là những VIỆT KIỀU (những người mang quốc tịch Việt cộng và Thông hành do Việt cộng cấp,) theo đúng nghĩa đen của danh từ nầy.

Ở đây xin mở dấu ngoặc để nói về danh từ “Việt kiều”: Việt cộng gọi cộng đồng gốc Việt TỰ DO – TỴ NẠN CỘNG SẢN là “Việt kiều” là theo chính sách cô hữu, mập mờ đánh lận con đen, gian manh, bịp bợm, và ngay cả do bản chất ngu dốt của loài quái vật cộng sản (không hiểu danh từ hán-việt “Việt kiều”) theo đó, “Việt” là người VẪN CÒN MANG quốc tịch Việt cộng, công dân Việt cộng, mang thông hành Việt cộng, “kiều” là người nước này TẠM NGỤ CƯ ở một nước khác vì một lý do nào đó, như nhân viên của chế độ trong các cơ cở ngoại giao - ổ chuột chù ngoại giao Việt cộng,- du sinh, thương gia Việt cộng đi giao dịch thương mại trong một thời gian 5, 7 tháng, v.v....

Tóm tắt, bất kỳ người Việt nào CÒN MANG QUỐC TỊCH VIỆT CỘNG, MANG THÔNG HÀNH VIỆT CỘNG, TẠM THỜI NGỤ CƯ Ở NƯỚC KHÁC (ngoài Việt Nam,) gọi là NGOẠI TRÚ NHÂN thì mới gọi là Việt kiều. Còn những người GỐC VIỆT TỴ NẠN CỘNG SẢN, lúc ở trại tỵ nạn đã khai là “stateless” (vô quốc tịch,) lúc nhập cư vào quốc gia tỵ nạn trở thành “thường trú nhân” của xứ đó (khác với đám Việt kiều nói trên là ngoại trú nhân là công dân Việt cộng tạm ngụ cư).

Sau một thời gian ”làm thường trú nhân” 3 năm (ở Gia Nã Đại, Úc Đại Lợi – Canada, Australia,) hay 5 năm (Mỹ,) thì được xin nhập tịch trở thành công dân chính thức của quốc gia tỵ nạn, họ là công dân tại quốc gia tỵ nạn có gốc gác VIỆT TỴ NẠN CỘNG SẢN, thí dụ Công dân Mỹ GỐC VIỆT, công dân Canada GỐC VIỆT, công dân Úc GỐC VIỆT, v.v… (US citizen Vietnam origin, Candian citizen Vietnam origin, Australian citizen Vietnam origin, etc.,) chứ không bao giờ họ là Việt kiều như Việt cộng vẫn gọi một cách ù lì, đần độn, ngu dốt, trơ trẽn, lưu manh và mập mờ, vì Việt cộng hay chế độ Việt gian cộng sản cũng chỉ gồm toàn những CON VẬT MANG MẶT NẠ DA NGƯỜI, chứ chúng không phải là người nên chúng không phân biệt được tiếng người hay ý nghĩa chữ viết của loài người nên không hiểu hay chỉ hiểu một cách lờ mờ, u mê, đần độn cộng với bản chất lưu manh bịp bợm muôn thưở, cố tình mập mờ một cách trơ tráo.

Một số người, ngay cả những người gọi là trí thức, nhà báo không để ý hay thành phần trẻ không hiểu tiếng hán-việt, vẫn lặp lại những từ ngữ Việt cộng thường dùng trong đó có danh từ “Việt kiều” khi nói về cộng đồng người tỵ nạn cộng sản gốc Việt. Việt cộng là loài dã thú không hiểu tiếng người, không đáng trách. Đáng trách chăng là chính chúng ta vì chúng ta lặp lại theo chúng trên các phương tiện truyền thông của ta. Vì vậy, chúng ta nên hết sức quan tâm TRÁNH XỬ DỤNG hay LẶP ĐI LẶP LẠI những từ ngữ sai lầm của Việt cộng ! Xin đóng ngoặc ở đây.


Hội chứng lậm chữ việt cộng ?
Nếu chúng ta chịu khó đọc kỹ bài này thì sẽ hiểu hai chữ VIỆT KIỀU bắt nguồn từ đâu, ai dùng hai chữ ấy và dùng với mục đích gì ?

Ắt hẳn chúng ta, những người Việt tỵ nạn sẽ không bị "hội chứng lậm chữ việt cộng" mà xử dụng ngôn ngữ chậm tiến của loại văn hoá gọi là "văn hoá dép râu".

Nguyễn Thùy Dung.

Nỗi Buồn Riêng Và Chung



Nỗi Buồn Riêng Và Chung.

Suốt 36 năm qua, mỗi lần tới ngày 30 tháng 4 là mỗi lần tôi trở về với miền ký ức. Tôi vốn không thích “bị” phỏng vấn và phỏng vấn có sự chuẩn bị trước, phải hẹn hò, chờ đợi. Thường hỏi về những sự kiện liên quan tới Ba Lan, bạn hữu của đài quốc tế Pháp RFI biết tính tôi vậy, nên khi gọi điện thoại cho tôi chỉ trao đổi ngắn gọn về chủ đề, giới hạn thời gian, rồi thực hiện ngay . Năm 2007, anh Nguyễn Khanh của “Radio Free Asia” từ Washington DC gọi điện qua Ba Lan có nhã ý phỏng vấn nhân dịp 32 năm gọi là ngày thống nhất đất nước, tôi cũng đề nghị làm luôn. Khi trả lời rằng, ngày này 32 năm về trước tôi đang nằm ở nhà tù Hoả Lò, anh Khanh đã rất ngạc nhiên.

Sau hơn một năm trời bị biệt giam, không được gia đình thăm viếng, chịu đói rét, ghẻ lở, cùng với các cuộc thẩm vấn liên miên, tôi nhận bản án 2 năm tù giam của Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội với tội danh là “Trốn ở lại nước ngoài”. Tôi bị an ninh cộng sản Ba Lan bắt giữ, giao nộp cho phía Việt Nam và bị áp tải về nước sau chuyến trốn qua Thuỵ Điển không thành, phải quay trở lại.

Ý thức phản kháng lại các đạo lý giáo điều, bất công, phi nhân bản của chế độ cộng sản và cuộc hành trình mạo hiểm đi tìm tự do của tôi đã xảy ra rất sớm, trước cả cái mốc lịch sử của cuộc “exodus” chưa từng có của người Việt sau 30 tháng 4 năm 1975.

Cũng muốn nói thêm để các bạn trẻ biết rằng, cho đến cuối thập niên 70, đầu 80 của thế kỷ trước, sinh viên Việt Nam từ miền Bắc du học ở các nước cộng sản (cũ) chạy sang các nước tư bản bị quy kết tội rất nghiêm trọng. Án phạt dành cho tôi có lẽ được giảm nhẹ sau khi Cục Chấp pháp Bộ Nội vụ kết luận tôi trốn qua Nam Tư, Thuỵ Điển chỉ vì muốn ở lại với người mình yêu, chứ không có hành động làm gián điệp hay phản bội tổ quốc. Ít ai giờ đây tin rằng, ngay tại châu Âu, hồi đó chúng tôi bị cấm yêu, giữa sinh viên Việt Nam với nhau, chứ đừng sớ rớ tới người ngoại quốc.

Tuy nhiên, đến cả Adam và Eva trên Vườn Địa đàng còn quên lời răn của Thượng đế, không kìm nổi tò mò, dám ăn cả trái cấm, huống chi chúng tôi, những chàng trai, cô gái đang ở tuổi đôi mươi bằng xương bằng thịt nơi trần tục. Chúng tôi vẫn yêu nhau nhưng lén lút, kín đáo và khôn ngoan đối phó với những con mắt cú vọ sẵn sàng bẩm báo với trưởng đoàn lấy điểm. Người yêu của tôi là một cô gái Ba Lan xinh đẹp, tên Bozena, học khoa Pháp văn, cùng Wroslaw University. Số sinh viên “ vượt rào ” bị phát hiện và đuổi về nước bấy giờ không ít. Hầu hết bị trả về địa phương, quay lại với “kiếp trâu cày chạy bữa đứt hơi”. Họ không thể ngẩng mặt lên làm một con người bình thường được nữa, vì bị hàng xóm, thậm chí gia đình, khinh thị, hắt hủi. Ở thành phố, tấm lý lịch đen tối không cho họ cơ hội tìm được việc làm tử tế nào ngoài lao động chân tay. Tôi biết T. người Thanh Hoá, học ở Warsaw Polytechnic, đã chết trên biển khi đi đánh cá, còn K. tôi gặp trong tù, người Quảng Bình, đã chết vì mìn nổ khi đi làm ruộng.

Tuy đã phải ngồi tù nhưng tôi gặp nhiều may mắn hơn. Sau 14 năm vật lộn, xoay xở và ma mãnh qua mặt chính quyền với nhiều trò có thể viết thành một cuốn tiểu thuyết bi hài, tôi đã quay trở lại Ba Lan, đúng lúc chế độ cộng sản Ba Lan sụp đổ và ở lại luôn cho đến nay. Tôi không bao giờ quên cảm nghĩ của mình khi máy bay của hãng Hàng Không Liên Xô Aeroflot dứt khỏi đường băng sân bay Tân Sơn Nhất vươn lên bầu trời vào ngày 9tháng 10 năm 1989: “ Thế là ta đã chiến thắng ! ”. Quy định cấm yêu được chấm dứt sau sự kiện Lê Vũ Oanh, con gái của cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Duẩn, bất chấp can ngăn của Đại sứ quán, đã nhất quyết lấy chồng người Nga, gây nên làn sóng phản đối của sinh viên. Họ đòi hỏi quyền được bình đẳng. Một số đã viết thư tập thể bằng máu gửi lên Đại sứ quán Việt Nam. Nhờ “công” của con gái vị lãnh đạo cao nhất của Đảng mà chính sách được thay đổi! Sau này Lê Vũ Oanh chết do băng huyết trong lúc sinh con, nhiều sinh viên thương cảm nói có lẽ nên đúc tượng đồng “Nữ thần Tình yêu” cho cô! Đúng thế, Lê Vũ Oanh đã làm một cuộc cách mạng.

Vào một đêm không ngủ trong trại tạm giam ở ngoại thành Hà Nội (sau này tôi được biết có tên gọi là B15), tôi viết:

Tiếng dế kêu thưa thớt, hoang sơ
Tiếng lá cây xào xạc gió khua
Tiếng ếch ngoài đồng sau cơn mưa
Tiếng gà gáy gọi trời trở sáng
Tiếng chó sủa làng bên vang vọng…
Chỉ thế thôi, chẳng có gì hơn
Bản nhạc trời khuya rầu rĩ lạ thường!

Sự thật nơi nào trên khắp thế gian
Có bao giờ tình yêu trở thành tội lỗi
Khi đó đây những vành đai biên giới
Khép mọi con đường, giam cả lứa đôi?

Hoặc trước đó, trên những nẻo đường đi tìm mặt trời và sóng biển:

Từ trên cao, Bozena em ơi, hãy cùng anh nhìn xuống địa cầu
Thế giới dọc ngang những đường chia xẻ
Biên giới chẳng riêng là những ngọn núi, dòng sông hay hàng cọc bình thường
Bởi chính nơi đây, chân lý và tình yêu chẳng có phút giây nào khỏi bị đoạ đầy, cắn xé !

Cái xấu xa, chua chát của cuộc đời dạy anh bài học yêu em
Giúp anh trả lời thế nào là Tình yêu và Cuộc sống
Quên gông sắt, nhà tù lấy em làm hy vọng

Xây nên cuộc đời!

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, một lần trong cuộc phỏng vấn của BBC đã từng nói rằng, trong ngày 30 tháng Tư năm 1975, có triệu người vui nhưng cũng có cả triệu người buồn. Tôi thuộc vế sau. Cả phòng giam hôm ấy huyên náo khi giám thị loan báo tin chiến thắng. Tôi cũng phải cười nói hoà vào đám đông, nhưng lòng quặn đau nghĩ tới viễn cảnh đen tối và cùng đường của mình . Hy vọng le lói của tôi sau khi ra tù sẽ tìm cách vào Nam vụt tắt !

36 năm trôi qua. Có thể là một nửa đời người. Việt Nam đã trải qua vô vàn biến động và thay đổi chóng mặt. Nhưng có một thứ bất biến: Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn giữ độc quyền cai trị đất nước, vẫn cùng một triều đại phong kiến mới với những khuôn mặt của các ông Vua mới kế vị nhau. Tôi đã nhiều lúc nghĩ đến tội danh “ trốn ở lại nước ngoài ” mà tôi đã phải chịu gánh chịu. Cũng một bộ máy ấy, cũng đảng cầm quyền ấy, tội danh này dưới lăng kính hôm nay sẽ được quan sát ra sao ?

Không có Bộ Luật hình sự của CHXHCN Việt Nam trong tay, cũng chẳng ham muốn truy cập trên mạng để tìm hiểu, tôi cho rằng, tội danh “ trốn ở lại nước ngoài ” đã bị loại bỏ khỏi đời sống pháp lý của chế độ hiện hành. Bởi vì nếu có, nhà tù Việt Nam sẽ không thể nào xây kịp ! Hàng chục ngàn, nếu không nói tới con số hàng trăm ngàn, công nhân Việt Nam lao động trong khuôn khổ hợp tác kinh tế tại Nga, Bulgaria, Tiệp Khắc (cũ), Đông Đức (cũ) sau khi Bức tường Berlin sụp đổ đã không trở về nước mà ở lại mưu kế làm ăn hoặc xin tị nạn. Tôi cũng là nhân chứng liên tiếp suốt hai thập niên qua trước dòng người Việt bay sang Nga rồi khốn khổ vượt biên bất hợp pháp vào Ba Lan và các nước khác.

Hàng trăn ngàn công nhân được xuất khẩu lao động trong những năm gần đây, bị bóc lột thậm tệ, bị lừa gạt, bị bỏ rơi, không thể trở về nước vì món nợ đè lên vai, đã phải ở lại vật lộn với cuộc sống cơ cực, thậm chí phải hành nghề trộm cắp, đĩ điếm ( như ở Malaysia ). Rồi sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, gần cả triệu người miền Nam chấp nhận một sống hai chết, đã trốn chạy khỏi chế độ. Nếu bị xử tù như tôi về tội “ trốn ở lại nước ngoài ”, chúng ta hình dung một bức tranh xã hội sẽ khủng khiếp như thế nào.

Ở đây, chúng ta thấy rằng, cùng một hành vi, ngày hôm trước được xem là có tội, ngày hôm sau mặc nhiên thành chuyện bình thường, thậm chí còn được nhà nước khuyến khích. Vậy thì, trong sự oan ức của tôi chỉ có thể được cắt nghĩa bằng hai cách. Thứ nhất, tôi thuộc những người “ đầu thai nhầm thế kỷ ”, giống như các văn nghệ sĩ trong phong trào Nhân văn Giai phẩm đã nói về mình. Thứ nhì, sự ấu trĩ và sai lầm của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đẩy vô vàn con người lương thiện xuống vực thẳm của bất hạnh và đau thương . Dưới bàn tay cai trị của Đảng cộng sản Việt Nam, rõ ràng các khái niệm đã được đánh tráo trơ trẽn và nhanh chóng. Giờ đây, lực lượng đông đảo những người “trốn ở lại nước ngoài” (như tôi) mỗi năm gửi về nước nhiều tỷ đôla, mang tiền về nước đầu tư, Nhà nước ra Nghị quyết 36 gọi họ là bộ phận không thể tách rời khỏi cộng đồng dân tộc, là “khúc ruột ngàn dặm”, có thể xênh xang “áo gấm về làng”:

“ Ngày đi, Đảng gọi Việt gian
Ngày về thì Đảng chuyển sang Việt kiều
Chưa đi: phản động trăm chiều
Đi rồi thành khúc ruột yêu ngàn trùng!”

Song song với các khái niệm bị đánh tráo, các tội danh cũng được phù phép biến hoá thêm cho kịp với hoàn cảnh mới, nhằm phục vụ mục đích đàn áp tự do.
Điều 88 của Bộ luật hình sự xác định tội “ truyên truyền chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam ”, được các luật gia và tổ chức quốc tế cho là rất mù mờ, có thể dẫn đến quy kết tùy tiện.

Tôi viết những dòng cảm xúc này sau khi vụ án xử Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ trong ngày 4 tháng 4 vừa rồi đã gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước. 10 tài liệu mà Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội lấy cơ sở quy kết tội cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, nếu đặt dưới ánh sáng của quyền phát biểu chính kiến và góp ý cho nhà nước được bảo hộ bởi Hiến pháp và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký và cam kết, thì Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ phải được xem là vô tội. Tiếng nói của anh khó nghe với chính quyền, nhưng thực ra anh chỉ nói thay những người cùng có ý nghĩ như anh nhưng chưa hoặc không dám nói ra.

Vậy mà Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã bị kết án nặng nề với 7 năm tù giam, 3 năm quản chế, trong “ một phiên tòa trơ trẽn ”, “ làm mất thể diện quốc gia ”, thậm chí “ lưu manh và ô nhục ”. Trước Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, rất nhiều nhà bất đồng chính kiến khác cũng đã chung một số phận. Là một công dân có kiến thức tối thiểu về luật pháp, có lương tri, không ai không hiểu một thực tế phũ phàng: “ Ở Việt Nam ta đã có cả một rừng luật nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng ! ” ( Nhận định của bà Ngô Bá Thành, một luật sư nổi tiếng trước và sau năm 1975 ). Là một công dân có trách nhiệm với xã hội, khao khát công lý và công bằng xã hội, không ai có thể mặc nhiên cúi đầu chấp nhận trò chơi luật pháp của Đảng Cộng sản Việt Nam: “ Ở nước ta xử đúng cũng được, xử sai cũng được, xử hòa cũng được, xử thắng cũng được ” ( Phát biểu trước Quốc hội của ông Trịnh Hồng Dương, Chánh án Tòa án tối cao, nhiệm kỳ 1997- 2002 ) .

Ngang nhiên chà đạp lên cả luật pháp do chính mình thiết lập, lên các giá trị nhân đạo vẫn rao giảng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã bất nhân khi ném hàng triệu sinh linh vào hố tử thần, vào bể khổ của ngục tù và sự đày ải tinh thần, cũng như vật chất kể từ Cải cách Ruộng đất cho đến ngày 30 tháng Tư năm 1975 và suốt 36 năm qua, chưa thấy có tín hiệu cải thiện nào. Hả hê trên chiến thắng, ngông cuồng trên bạo lực, ngạo mạn trên sự giàu sang phú quý do tham nhũng mà có, những người cầm cán cân công lý của Đảng Cộng sản Việt Nam có lẽ chưa bao giờ nhận thức được sai lầm của các thế hệ tiền nhiệm chăng ? Không những thế, họ còn tiếp tục mạnh tay hơn, tàn nhẫn hơn, đưa những người vô tội vào vòng lao lý hoặc cái chết tức tưởi bởi bàn tay của công an, đôi khi chỉ vì đi xe gắn máy quên đội mũ bảo hiểm !

Cho nên, dễ nhận ra rằng, tại sao sau 36 năm cái gọi là đất nước thống nhất, mọi thứ khẩu hiệu hô hào hoà hợp, hoà giải dân tộc, quên quá khứ, hướng tới tương lai của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn không mang lại ý nghĩa thuyết phục nào. Người ta vẫn thấy đậm màu sắc giả dối phía sau sân khấu tuyên truyền sặc sỡ và ầm ĩ.

Trong lòng người Việt muôn phương vẫn nặng trĩu những ký ức oán hờn, tủi hận. Vết thương lòng vẫn rỉ máu vì chưa bao giờ được giải toả hoặc đền bù, chí ít một lời xin lỗi thành tâm cũng không.

Mặc dù phải trải qua số phận nghiệt ngã của đất nước bị chia cắt và cuộc chiến huynh đệ tương tàn vì ý thức hệ, tôi cho rằng, những người con của đất Việt, trong hay ngoài nước, khắp ba miền, không có lý do gì lại không có thể cư xử với nhau trong tình nhân ái, bao dung, cao thượng vì sự phát triển của đất nước. Nhưng thái độ này chỉ có thể tồn tại và thể hiện trong một xã hội cởi mở, dân chủ, tự do, mọi người bình đẳng trước pháp luật và những quyền tự do cơ bản nhất của công dân được Hiến pháp thực sự che chở.

Một nhà nước tạo ra được môi trường như thế sẽ không cần phải tốn công sức kêu gọi tình đoàn kết dân tộc.

Lê Diễn Đức.

Vị Tướng Anh Hùng QLVNCH



Vị Tướng Anh Hùng QLVNCH.

Tướng Nguyễn Khoa Nam là một trong những vị tướng lãnh mà danh tiếng và khí tiết đã vang lừng trong quân sử miền Nam Việt Nam, đã khiến nhân dân miền Nam và cả thế giới khâm phục. Chúng ta ôn lại một giai đoạn đau thương, bi tráng của Miền Nam Việt Nam Cộng Hòa những ngày tháng 4-1975.

Ðã 5 năm qua, năm nào cũng vậy, cứ mỗi cuối tháng 4, sau khi đã như chết rồi trong tiếng reo hò chiến thắng, tiếng pháo mừng đì đùng của giặc, tôi lui cui chuẩn bị ra khỏi nhà vào buổi chiều, đi lên phía Gò Vấp, trên đường Lê Quang Ðịnh, một trong số những con đường may mắn chưa bị đổi tên suốt 36 năm nhục nhằn của thành phố Sài Gòn từ sau ngày 30 tháng 4, 1975 tang thương cũ.

Theo nguồn tin của gia đình tướng Nguyễn Khoa Nam, hài cốt ông được đưa về Chùa Gia Lâm đường Lê Quang Ðịnh, Gò Vấp. Tôi bỏ ra 3 ngày đi nát con đường nầy, Lê Quang Ðịnh không dài, chỉ là con đường cũ từ trước cửa chợ Bà Chiểu thẳng một mạch lên Gò Vấp và kết thúc tại khu nổi tiếng là ngã năm chuồng chó. Vậy mà tôi đi miết 3 ngày, hỏi cả trăm người cái “Chùa Già Lâm” ai cũng lắc đầu chẳng biết nó ở đâu. Buổi chiều cuối cùng, với thất vọng và mệt mỏi, tôi ghé vào trạm xăng bên đường, định đổ đầy một bình rồi lên xe về.

Chiều xuống thành phố chật chội bụi xe, người ngựa dân đi làm từ các công sở ùa ra đường phố, đường nào cũng chật, cũng kẹt xe, tôi cố mà không băng qua được bên kia đường cho đúng chiều. Chán nản, tôi dắt con ngựa sắt phong trần, bung bửng, mất vè, đi dọc về phía chợ Bà Chiểu. Ngừng ở một ngã ba, châm điếu thuốc, tự thưởng chuyến hành hương bất thành.

Tôi ngước lên phà khói, bất thần tôi nhìn thấy ba chữ “Chùa Già Lam.” Tôi chợt hiểu, cái trang mạng mắc dịch nào đó, một đương sự, không biết tiếng Việt nào đó, một cu cậu không cài phần mềm bỏ dấu tiếng mẹ đẻ nào đó, đã lỡ tay gõ trên thông tin hai chữ “Gia-Lam,” rồi một ông cốt đột nào đó (chắc chắn không phải là cư dân Gò Vấp) đã quá tay dịch từ tiếng Việt sang tiếng Việt là “Gia-Lâm” báo hại tôi lội 3 ngày trên con đường không hơn 5 cây số này.

Tôi thở ra một cái, tự thưởng cho cái thông minh quá muộn màng của mình, sau khi đã đẫm mồ hôi tới 3 cái áo. Tôi lên xe đi theo hướng mũi tên trên biển báo, lại một phen ngất ngư vì hẻm Sài Gòn. Từ mặt lộ, vào chưa tới 50 mét, con hẻm chia ra hai hẻm nhỏ, mỗi con hẻm có tới hai ngôi chùa tên nghe lạ hoắc, tôi phải lộn ngược ra ngoài hỏi thăm thật cặn kẽ rồi mới an tâm vào bên trong.

Gia Lâm là một ngôi cổ tự, nằm tận cùng trong con hẻm, ngôi chùa rộng, có khoảng sân ngoài lát đá thật khang trang, qua khỏi cổng là cái sân trồng hoa, một số cội mai lớn sắp hàng trên lối vào chánh điện.

Bên trái là địa tạng đường, xây đơn giản, gồm hai tầng với một cầu thang bằng xi măng vừa đủ cho một người đi lên. Tôi hỏi thăm người giữ xe ở cổng, một cảnh sát trước năm 1975, vóc dáng gầy gò, nhưng nhiệt tình. Khi biết tôi muốn thăm và thắp nhang cho tướng Nguyễn Khoa Nam, ông nắm tay tôi kéo lên cầu thang và giới thiệu tôi với một tăng nhân trạc hơn 30 tuổi có nhiệm vụ trông coi địa tạng đường.

Quả thật, cũng khó mà tìm ra nơi đặt hài cốt, nếu không có người hướng dẫn và sơ đồ chỉ rõ. Trong địa tạng đường, nếu tôi không nhầm, có gần mấy ngàn tro cốt chứa trong các lọ nhỏ lớn đủ kiểu, đủ dáng, đặt trong những tủ kính nằm dọc và dài bằng bức tường phòng.

Có bốn hàng tủ như vậy với hai lối đi nhỏ dọc theo chiều dài, mỗi tủ cao bằng trần nhà nên luôn có một cái ghế gỗ cao cho thân nhân dùng leo lên đối với những hài cốt nằm phía trên cùng.

Hũ tro cốt của thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam có lẽ do một duyên may nào đó hoặc do vị trụ trì chùa này, một thượng tọa đã viên tịch sau lần cầu siêu cho tướng Nam vào ngày bốc cốt và gởi vào chùa, là người có giao tình với gia đình của thiếu tướng. Hũ tro cốt của tướng Nam được đặt vào ngăn thứ 5 trong tủ kính nhỏ kê sát bức tượng Ðịa Tạng Vương trên bàn thờ giữa phòng.

Khác những năm trước, chiều nay tôi vào thăm ông từ lúc 1 giờ trưa, nơi địa tạng đường đã bị khóa bên ngoài, người trông coi vắng mặt. Tôi trở ra quán cà phê Dương Cầm nằm trên con đường nhỏ gối đầu Lê Quang Ðịnh, tôi không chờ, không đợi ai, và tôi biết ngày hôm nay tôi chỉ có một việc: Bước vào địa tạng đường, thắp một nén hương cho một vị anh hùng đã tuẫn tiết theo thành khi nước mất nhà tan, bằng khí tiết của một tướng tư lệnh.

Ông tự kết liễu đời mình vào ngày + N, sau khi đã vào thăm các binh sĩ của mình trên con đường giữ nước không may thương tật đang được nằm điều trị trong bệnh viện Phan Thanh Giản. Ông vô cùng can đảm khi phó tướng của ông, chuẩn tướng Lê Văn Hưng đã đi trước ông một bước. Tướng Hưng đã tự sát bằng chính cây súng lệnh của mình khi giặc tràn vào bộ tư lệnh và khi kế hoạch phản công của tướng Nam cùng ông với những đặc lệnh truyền tin đủ chuẩn bị cho cuộc kháng cự “cố thủ miền Tây” dù Sài Gòn đã thực sự buông súng để rơi vào tay Bắc quân.

Một kế hoạch dựa vào kinh nghiệm chiến đấu trên sông rạch của hai ông bị một đại tá có nhiệm vụ thi hành đã nhẫn tâm ném nó vào sọt rác và ra đi theo đoàn người di tản, để lại một hậu quả tang thương cho vùng IV sông ngòi.

Ly cà phê nhỏ những giọt chậm, buồn hơn mọi ngày. Trong cái sánh đen của màu cà phê, tôi còn như thấy được hạt máu những anh hùng bất tử đã đổ xuống cho quê hương nầy như năm tướng Lê Nguyên Vỹ, Phạm Văn Phú, Trần Văn Hai, Lê Văn Hưng và Nguyễn Khoa Nam.
Uống ly cà phê tôi còn nghe vẳng đâu đó một bản nhạc buồn “Anh hỡi anh ở lại Charlie, anh hỡi anh giã từ vũ khí.” Tôi nghĩ tôi phải tội nghiệp cho ông tướng mà chiều nay tôi sẽ đốt một nén nhang tưởng niệm ông. Ông chết chi vào cái ngày mắc dịch đó để không có ai làm cho ông một bài hát đại khái như vầy cũng được:
“Tôi thương ông, người chiến sĩ không bán mình cho giặc, biết chết và chết oai hùng, ngay trên đống tro tàn còn bốc khói”.

Tôi trở lại chùa Già Lam lúc 6 giờ chiều, và đúng chiều nay sau khi uống ly cà phê suốt 4 giờ chết tiệt.
Người giữ cửa vẫn chưa tới. Tôi bước thẳng vào trong khi thấy lấp ló một tăng nhân trong đó, tôi trình bày ngắn gọn và được giúp đỡ tận tình. Ông đưa cho tôi xâu chìa khoá, chỉ cho tôi cái chìa để mở cửa phòng chứa tro cốt của tướng Nguyễn Khoa Nam. “Ông biết chỗ rồi phải không? Hay để tôi chỉ cho ông?” Tôi cám ơn vị tăng nhân và cầm chìa khoá đi thẳng lên tầng trên.

Ðịa tạng đường tối âm u, cái u uất thường cảm nhận ở những nơi như vầy. Chiều đã hết, bây giờ là thời gian của âm khí, cái âm khí rợn dọc sống lưng, giống như một bãi tha ma. Theo lời chỉ dẫn của tăng nhân khi nãy, tôi kéo cầu dao bật điện, mở cửa bước vào phòng.

Bức tượng Ðịa Tạng Vương bồ tát to lớn đặt giữa phòng, cái lư hương trống trơn không một que nhang tàn trong đó. Tôi thật sự xúc động. Hôm nay ngày giỗ của ông, thì tại nơi này, nơi đặt lọ tro cốt của ông, chút thân xác hóa tro đó, anh linh của một thời hiển hách đó, nhang tàn khói lạnh. Không ai, quả thực không ai buồn thắp nén nhang cho ấm lòng.

Tôi lấy cái quẹt ga để sẵn trên bàn thờ và lựa ba nén nhang, loại nhang thường nhất, nhỏ nhất và ngắn nhất thắp lên bàn thờ bồ tát. Tôi đứng nghiêm trước di ảnh tướng Nam, chụm chân chào ông theo kiểu nhà binh mà tôi học lóm được trong bộ đồ dân sự, trong tính cách một thường dân Nam Bộ. Tôi chào viên tư lệnh vùng IV đã tuẫn tiết theo thành vào lúc 7 giờ 30 sáng ngày 1 tháng 5 của 36 năm về trước với tất cả lòng kính trọng và một chút ngậm ngùi. Khi nhìn quanh, chỉ có mình tôi trong chiều xuống giữa địa tạng đường âm u với duy nhất 3 nén nhang thường.

Tôi nhớ trong lòng, 5 năm qua, những lần tôi đến đây, hôm nay ngày tôi buồn nhất. Trước khi ra về, tôi nói nhỏ với di ảnh của người, tôi xin ông cho tôi ghi lại bức ảnh của một tư lệnh, trong chân dung người lính ngày mới ra trường, dù nó không đánh dấu tính oai nghiêm của một danh tướng, nhưng nó là tất cả cái cao thượng, thanh liêm và chất phác của một người đã nằm xuống thực sự hiến dâng cho đất nước.

Bước xuống trả xâu chìa khoá trên bàn vị tăng nhân đã cho tôi mượn, sau khi kéo cầu dao trả lại bóng tối cho những người đã chết, tôi bước ra sân ghé cái quán lá của người lính cũ giữ xe ngoài cổng, tôi mua bao thuốc. Chưa kịp chào, ông đã nhận ra tôi với nhiều lần lui tới, ông trầm giọng cho vừa đủ nghe: “Ba năm nay, ngày này sao không thấy ai đến đốt nhang cho thiếu tướng, chỉ có mình ông thôi hả?” Tôi cười như mếu quay mặt bước đi, tôi lẩm bẩm một mình: “Hôm nay ngày 1 tháng 5, ba mươi sáu năm rồi. Và ba năm qua chưa có ai nhớ mà về đốt cho tướng Nguyễn Khoa Nam một nén nhang!”

Nguyễn Thanh Khiết.

Bài Thơ Cho Tháng Tư Đen ( Thơ )



Bài Thơ Cho Tháng Tư Đen.

Năm tháng theo nhau rụng xuống đời
Tháng Tư lại đến, biển sầu khơi !
Tháng Tư này nữa là bao nhỉ
Mà vẫn xa quê, vẫn phận hời ???

Tóc đã phai xanh, tuổi đã chiều
Vì sầu tổ quốc, vẫn đăm chiêu
Phần thương dân tộc trong hờn tủi
Phần xót quê hương đỏ giáo điều ...

Hỡi những trái tim, những tấm lòng
Cơ trời vận nước buổi suy vong
Hãy xin gìn giữ niềm trung nghĩa
Đừng để ngàn sau hổ giống dòng

Đừng để tàn phai nét đẹp xưa
Của trang thanh sử, dẫu giao mùa
Chao ơi, từ đỏ cơn hồng thủy
Bao kẻ xuôi dòng theo gió mưa !!!

Nhìn những lòng thay, những nắng phai
Mà tim thổn thức nhịp u hoài
Mà đau mà xót niềm hưng phế
Thương bóng Loa Thành, thương Ức Trai !

Giọt lệ đôi phen đã ngỡ ngàng
Khi người đổi bến, kẻ sang ngang
Thịnh suy mới rõ lòng đen trắng
Mới thấy thau kia lẫn với vàng !

Dốc thẳm, đường chênh vắng bóng người
Âm thầm chiến sĩ bước đơn côi
Con thuyền chính nghĩa, lòng son sắt
Xin chớ phong ba mãi dập vùi !

Mấy chục năm dài vẫn đợi mong
Đợi anh góp sức, chị chung lòng
Đứng lên trừ hết loài gian ác
Để trả cho tròn nợ núi sông

Rồi sẽ bình minh rực tháng Tư
Quê hương nhất định hết lao tù
Cờ Vàng tô thắm khung trời Việt
Tổ quốc vinh quang, sạch bóng thù

Ngô Minh Hằng.
(Gởi về quê hương và đồng bào Việt Nam thân mến)

Nón Lính Việt Nam Cộng Hòa



Nón Lính Việt Nam Cộng Hòa.

"Bởi vì người lính của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là người lính của Chính Nghĩa"

Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm.

Thời gian gần đây, ở Sài Gòn và nhiều tỉnh thành khác, có nhiều người miền Bắc, trở nên mê nón lính. Mê nón lính ở đây là mê nón lính Việt Nam Cộng Hòa.

Người ta không mê nón lính theo kiểu thời trang nhất thời, cũng không giống như kiểu mê đồ cổ, đồ xưa. Nón lính mà họ sắm được họ đội hàng ngày, tuy là nón cũ có khi đã có tuổi đời phải đến năm, sáu mươi năm, có khi bị lãng quên ở một xó nào đó rồi tự nhiên được thích, được mê.

Kế bên cạnh nhà chúng tôi là một ông hàng xóm, tuổi đời chừng bốn mươi lăm, ông này làm nghề giao nước bình (dân Sài Gòn ngày nay hầu hết đều mua nước uống gọi là “nước tinh khiết,” đựng trong những cái bình 20 lít), ông ta có cái nón lính, thứ nón bằng plastic cứng lót dưới nón sắt của binh sĩ VNCH.
Nhìn cái nón ông mà thấy ham, vì có màu nâu gỗ, bóng ngời ngời, bóng như thoa mỡ, tới mức lộ cả từng đường vân sọc. Ông quí cái nón này lắm, hỏi cớ sự vì sao, ông không nói. Chỉ biết từ khi nhà nước bắt đội nón bảo hiểm khi sử dụng xe máy thì ông đem ra đội hàng ngày. Có lẽ ông là một trong những người đầu tiên ở Sài Gòn tạo mốt đội nón lính thay vì phải đội các loại nón bảo hiểm kém phẫm chất được bày bán đầy đường, đầy tiệm.
Bẵng một thời gian, chúng tôi không thấy ông đội nữa, hỏi ra thì biết bị mất cắp.

Ông nói: “Tiếc đứt ruột anh ơi! Thời giá cái nón tui lúc đó khoảng một triệu chưa chắc mua được, nhưng chuyện không phải vì tiền. Nếu bây giờ phải chuộc hai, ba triệu tôi cũng chuộc cái nón đó.”

Chúng tôi không tò mò hỏi về giá trị kỷ niệm của cái nón, bởi ai cũng biết, đa phần người Sài Gòn cố cựu đều có những kỷ niệm sâu sắc với những người lính VNCH.
Ngày nay, chỉ cần đi một đoạn trên đường gần nhà thờ ngã sáu Phù Ðổng là thấy rất nhiều xe bán nón lính. Các xe này đa phần vừa bán nón vừa làm nghề bọc nhựa giấy tờ cá nhân. Người bán thường là dân nhập cư từ các tỉnh phía Bắc vào.
Một hôm chúng tôi ghé vào hỏi thì họ cho biết nón lính ở đây có hai loại; loại nón của lính VNCH còn tốt giá mắc hơn nón lính đưa về từ Campuchia và Thái.

Hỏi vì sao lại mắc hơn cả đôi ba trăm ngàn, họ nói: “Tầm tuổi bác thì biết giá trị của cái nón này rồi, thế mà còn đi hỏi làm gì. Nón ‘lính ngụy’ bây giờ là kỷ vật đấy nhá. Săn tìm khó lắm mà lại cực tốt, cực đẹp nhá.”
Ở Cần Ðước-Long An, chúng tôi có quen một anh nông dân. Hôm anh lên Sài Gòn, ghé nhà chúng tôi, tay cứ cặp cái nón lính bằng sắt. Lúc xong việc, bỗng anh hỏi: “Biết chỗ nào bọc vải lính, bọc lưới nón sắt thì chỉ giúp.”

Thì ra: “Tui đi ăn giỗ, thấy trong xó chuồng gà của nhà người bạn còn cái nón sắt thì hỏi mua. Bạn tôi nói, cái nón này có lúc nó chỉ để đâm cua đồng nấu canh, rồi anh cho luôn không lấy tiền.” Ðúng là anh nông dân này đội cái nón sắt lên trông đẹp và oai hơn hẳn. Nhưng cái nón dù được chà giấy nhám rất kỹ vẫn còn sét xẹt lại nặng trịch, đội mỏi cổ muốn chết.

Anh nói: “Kệ, đội để nhớ ông già tui. Ổng đi lính chết hồi năm 74. Ông cứ chỉ giùm tui chỗ bọc lại bao nhiêu tiền tui cũng làm.”
Hiện có nhiều điểm trên đường làm “dịch vụ” tân trang nón lính, như bọc vải, bọc lưới, gắn cả huy hiệu của các binh chủng lính đồng minh hoặc lính VNCH. Nói chung là tùy ý khách, chịu giá là có hàng, nếu xài hàng mới do dân Chợ Lớn, chợ trời làm giả thì rẻ tiền, còn chơi đồ xưa, xịn, thì đắt.
Nói về các quân huy hiệu của người lính, chúng tôi nhớ hôm ở Huế, tình cờ thấy những quầy hàng bên lề đường gần cầu Tràng Tiền bày bán đủ thứ quân huy hiệu của tất cả các bên tham gia cuộc chiến Việt Nam hơn 30 năm trước. Theo người bán, đây là “đồ đào.” Ðào ở đây là do lấy cốt hoặc do một số người chuyên sống bằng nghề đào bới để tìm kiếm những thứ còn bán được từ tàn tích chiến tranh. Những quân huy hiệu này phần lớn đã rỉ sét, móp méo hoặc không còn lành lặn nên có thể đoán rằng đó là kỷ vật của những người lính đã chết và nếu tin rằng mỗi kỷ vật có một phần hương hồn thì thật phũ phàng cái cảnh những hương hồn được bày bán la liệt như một đống đồ lạc xon.
Ða phần những kỷ vật cá nhân này là của lính miền Bắc.

Người ta tự hỏi, vì sao quân hiệu đính lên mũ, những huy hiệu trên áo, huân, huy chương của những người lính đã đổ máu để có “chiến thắng” trong cuộc nội chiến, lại bị hắt hủi thế này! Và lạ hơn, tại sao quân huy hiệu của họ lại có giá rẻ hơn, không được trân quí bằng, những kỷ vật cùng loại của người lính “thất trận.”
Trước chuyện mê nón lính VNCH, nhiều người vẫn cho rằng sở dĩ có người bền tâm với sở thích này là do cái nón lính bằng plastic đúng là rất đẹp và đáng là thứ mẫu mã thời trang nón bảo hiểm ngoại hạng. Có lẽ, nếu đội nguyên xi cái nón này, công dụng làm mũ bảo hiểm sẽ không thể bằng những thứ nón bảo hiểm hàng hiệu ngoại nhập khác, nhưng một khi đã mê rồi thì sá gì! Người mê thời trang kiểu quân đội thì trên thế giới xứ nào cũng có, nhưng mê đội nón kiểu lính VNCH có khi là do một thứ sức hút mãnh liệt. Có thể cho rằng mê đồ lính, nón lính cũng là do ngưỡng mộ và muốn hoài niệm về một thời gắn bó với thể chế dân chủ và người lính tự do!

Trần Tiến Dũng.

Xin Ðừng Né Tránh Sự Thật



Xin Ðừng Né Tránh Sự Thật.

Tôi đã sinh ra và trưởng thành trên một đất nước mà tôi
thường xuyên nghe từ miệng của những người lớn chung quanh nào là
“đừng có dính vô chính trị mà khổ thân” hoặc “ai làm chính trị thì kệ
họ đi” hoặc “học theo ba cái tượng kia kìa, bịt mắt, bịt tai, bịt
miệng lại!” hoặc “thật thà như vậy thì không nên dính vào chính trị”
hoặc “làm chính trị phải gian hùng, phải thủ đoạn,
phải ác độc” hoặc “chính trị rất dơ bẩn không phải là chỗ cho người
hiền đức”… vân vân. Nói tóm lại là những bài học tôi được người lớn
dạy bảo có thể tóm gọn trong vài chữ: hãy tránh xa chính trị.

Những nhận xét của họ không phải là không đúng với sự thật. Nhưng
không may chúng chỉ là những sự thật của một xã hội đã chìm ngập quá
lâu trong bóng tối. Những khuyên răn của họ không phải là không có lý.
Nhưng buồn thay chúng chỉ là cái lý của những người đã bị dìm quá lâu
trong nếp sống vong thân.

Thế nào là vong thân? Vong thân là khi tự thân đã đánh mất chính mình,
đã không thể có được sự tự chủ và tự do, đã không được quyền làm
người, đã không được sống như là một con người đúng nghĩa, đã trở
thành vô cảm trước những diễn biến chung quanh. Trong môi trường như
vậy thì làm sao mà không khổ, làm sao mà kẻ xấu ác không hoành hành,
làm sao mà chính trị không dơ bẩn, làm sao mà người hiền không bị bóp
chết.

Câu hỏi quan trọng là: ai đã dung dưỡng những thứ xấu ác đó, ai đã để
cho bóng tối áp bức tiếp tục phủ trùm lên đất nước, ai đã tiếp tay cho
nếp sống vong thân?

Không cần biết ai đã tạo ra những thứ xấu ác, không cần biết ai đã áp
đặt những thứ xấu ác, không cần biết ai đã duy trì những thứ xấu ác,
có một điều chắc chắn là CHÍNH TÔI ĐÃ DUNG DƯỠNG NHỮNG THỨ XẤU ÁC ĐÓ;
CHÍNH TÔI ĐÃ ĐỂ CHO BÓNG TỐI PHỦ TRÙM ĐẤT NƯỚC; CHÍNH TÔI ĐÃ TIẾP TAY
CHO NẾP SỐNG VONG THÂN. Vâng, chính là tôi, một con dân của tổ quốc.
Chính là tôi, một thành viên của xã hội. Chính là tôi, một tác nhân
của môi trường sống.

Tại sao có thể là như vậy? Rất đơn giản. Tại vì là:

KHI IM LẶNG TRƯỚC NHỮNG ĐIỀU XẤU ÁC, TÔI ĐÃ TRỰC TIẾP ĐỒNG LÕA. KHI
CAM CHỊU CUỐI ĐẦU TRƯỚC NHỮNG ĐIỀU XẤU ÁC, TÔI ĐÃ TRỰC TIẾP KHUYẾN
KHÍCH. KHI TRÁNH XA CHỖ DIỄN RA NHỮNG ĐIỀU XẤU ÁC, TÔI ĐÃ TRỰC TIẾP MỞ
RỘNG.

Khi mà đại đa số công dân đều chỉ biết im lặng khuất phục trước độc
tài chuyên chế, trước tham nhũng lũng đoạn, trước trấn lột cưỡng đoạt,
trước dối gian bưng bít, trước gian ngoa xảo quyệt, trước khủng bố bạo
hành, trước bất chính bất minh, trước tham lam tráo trở thì thử hỏi
làm sao đất nước không đầy dẫy độc tài chuyên chế, tham nhũng lũng
đoạn, trấn lột cưỡng đoạt, dối gian bưng bít, gian ngoa xảo quyệt,
khủng bố bạo hành, bất chính bất minh, tham lam tráo trở?

Khi mà đại đa số quần chúng đều chỉ biết tránh xa chính trị để mặc
tình cho kẻ xấu ác hoành hành thì thử hỏi làm sao nền chính trị của
quốc gia không dơ bẩn, không xấu xa, không ác độc, không tà đạo, không
chuyên chế, không nằm trong tay của bọn đầu trâu mặt ngựa?

Khi mà mỗi cá nhân không dám xác lập quyền lực của chính mình để tạo
ra sức mạnh cộng hưởng giúp xác lập quyền lực của toàn dân thì thử hỏi
làm sao một đảng cầm quyền không thao túng, không tự ngồi trên cả luật
pháp, không ngang nhiên vơ vét tài nguyên của đất nước, không hút nạo
máu mỡ của bá tánh, không khủng bố những tiếng nói đối lập, không đối
xử tàn tệ với đồng bào ruột thịt hơn cả những kẻ ngoại bang đô hộ
thuộc địa?

Sống trong một quốc gia, dầu muốn hay không muốn thì mỗi người dân
trong quốc gia đó cũng đã tự nhiên tham gia vào nền chính trị của đất
nước rồi. Chỉ có điều là tham gia để biến quốc gia đó thành một quốc
gia lý tưởng, thành một nơi chốn đáng sống cho mỗi người và mọi người
bằng cách tích cực xác lập quyền lực của người dân qua hành động cụ
thể hay là tham gia để biến quốc gia đó thành địa ngục trần gian bằng
cách im lặng, cuối đầu và lánh xa. Phải, tôi không ngại lập lại một
lần nữa, “im lặng, cúi đầu, lánh xa” là cách tham gia chính trị để
biến một đất nước thành địa ngục.

Mãi cho tới ngày hôm nay tôi vẫn phải nghe từ miệng của những người
chung quanh những lời tương tự, cũng với hàm ý “hãy tránh xa chính
trị.” Nhiều thế hệ trước đã bị đầu độc với những lời khuyên vô trách
nhiệm này. Thế hệ đương đại đang bị “mang niềng kim cô” với cụm chữ
đầy răn đe này. Nếu không có sự thay đổi về nhận thức thì có lẽ những
thế hệ mai sau cũng sẽ không khá hơn. Tôi thực sự ưu phiền và lo lắng.
Với một tấm lòng vì tiền đồ của dân tộc, tôi xin mạn phép được hét to
để mọi người, mọi thế hệ – trước kia, ngay bây giờ và mai sau – và mọi
giai tầng của đất nước cùng nghe về một sự thật đơn giản:

KHÔNG CÓ MỘT CÔNG DÂN NÀO SỐNG TRÊN ĐẤT NƯỚC CỦA MÌNH CÓ THỂ TRỐN LÁNH
THAM GIA CHÍNH TRỊ, CHỈ CÓ SỰ CHỌN LỰA THAM GIA CHÍNH TRỊ BẰNG THÁI ĐỘ
NÀO MÀ THÔI.

Những đồng bào của tôi ơi, nhất là những người trẻ trong nay mai sẽ
phải kê vai nâng cả một gánh sơ hà, xin đừng để cho kẻ xấu ác tiếp tục
khủng bố bằng cụm chữ răn đe “hãy tránh xa chính trị.” Cũng đừng để
cho những kẻ ươn hèn vô trách nhiệm nhồi sọ cả một thế hệ rường cột
với cụm chữ “hãy tránh xa chính trị” để biến thành kẻ vô trách nhiệm
như họ.

Sự nhẫn nhục nào cũng phải có giới hạn. Khi mạng sống của dân đã bị
coi thua súc vật, khi tài sản của dân đã bị tước đoạt dễ như lấy đồ
trong túi, khi tôn nghiêm của dân đã bị chà đạp quá đáng thì GIỚI HẠN
CỦA SỰ NHẪN NHỤC ĐÃ BỊ PHÁ VỠ. Đã đến lúc mọi người cần phải đứng lên
cùng nhau tham gia vào nền chính trị của đất nước một cách tích cực và
cụ thể để tái lập một cơ chế điều hành đất nước của dân, do dân và cho
dân. Đã đến lúc mọi người cần phải đứng lên cùng nhau tham gia vào nền
chính trị của đất nước một cách tích cực và cụ thể để tái lập một xã
hội văn minh và thiện đức.

Ở thời điểm lịch sử này toàn dân đang có cơ hội để giành lại NHÂN
QUYỀN VÀ DÂN QUYỀN đã bị tước đoạt trong nhiều năm qua, hãy tham gia
để XÁC LẬP QUYỀN LỰC CỦA NGƯỜI DÂN BẰNG CHÍNH SỨC MẠNH CỦA TOÀN DÂN và
nói cho ĐCSVN biết rằng DÂN LÀ CHỦ CỦA ĐẤT NƯỚC NÀY chứ không phải họ.

Hãy tham gia với quyết tâm “KHÔNG KHOAN NHƯỢNG CÁI XẤU ÁC” nhưng KHÔNG
ĐỂ BỊ Ô NHIỄM BỞI HẬN THÙ. Hãy tham gia với MỘT TÌNH THƯƠNG LỚN và CHO
MỘT ƯỚC MƠ LỚN.

Con đường mà chúng ta cùng đi để XÁC LẬP QUYỀN LỰC CỦA NGƯỜI DÂN BẰNG
CHÍNH SỨC MẠNH CỦA TOÀN DÂN chắc chắn là không bằng phẳng, nếu không
muốn nói là có thể phải hy sinh cả tánh mạng. Trên con đường đó, chúng
ta tuyệt đối không thể sử dụng bạo lực để đối kháng với bạo lực; tuyệt
đối không thể để hận thù dẫn chúng ta vào con đường lập lại sai lầm
lịch sử mà chính chúng ta đã từng là nạn nhân; tuyệt đối không thể để
sự sợ hải biến chúng ta thành lũ người xấu ác mà chính chúng ta đang
lên án họ. Những cái không thể này không phải là những ý nghĩ “lãng
mạn trong đấu tranh” mà là một “tính toán chính lược” sẽ quyết định
xác suất thành bại của một cuộc cách mạng, trong đó có cả nỗ lực kiến
tạo một quốc gia lý tưởng sau khi quật ngã được chế độ độc tài. Như
tôi đã từng nói trong bài Bát Chánh Kiến Cho 1001 Ghonim Của VN:

Chỉ có tình thương lớn mới chuyển hóa được tâm thức con người và đưa
cá nhân, chủng tộc, nhân loại vượt lên trên mọi dị biệt để hình thành
một môi trường sống dung nạp hơn, phồn thịnh hơn, nhân bản hơn và an
ninh hơn.

Hãy dùng chính cái sức mạnh chúng ta có được mà họ không có để thắng.
Họ có sức mạnh của bạo lực, chúng ta có sức mạnh của biển người phản
kháng bất bạo động. Họ độc tài chuyên chế, chúng ta biểu dương dân chủ
tự do. Họ khinh bạc nhân dân, chúng ta có lòng thành kính thể hiện qua
sự tôn trọng nhân quyền và dân quyền. Họ tàn nhẫn với dân đen, chúng
ta có lòng từ mẫn thể hiện qua sự quan tâm và tương trợ. Họ chà đạp sĩ
phu và trí thức, chúng ta tôn trọng lắng nghe dù là tiếng nói đối lập.
Họ bán nước cầu vinh, chúng ta sắc son với tiền nhân giữ nước và dựng
nước. Họ bịt mắt thiên hạ, chúng ta có thông tin và sự thật. Họ có
ĐCSVN, chúng ta có toàn dân trong đó bao gồm cả cảnh sát, quân đội và
CNV của bộ máy hành chánh. Họ có được ngọn roi của kẻ cầm quyền, chúng
ta có được áo giáp lương tâm và nhiệt tình của toàn nhân loại trên thế
giới. Họ sử dụng cương thi XHCN để tiếp tục phủ bóng tối lên đất nước,
chúng ta mang quang huy của mặt trời chân lý “sống như con người”
chiếu sáng khắp hang cùng ngõ hẹp. Họ chỉ có một kết quả duy nhất là
phải đầu hàng trước sức mạnh của toàn dân, chúng ta có một chọn lựa
đúng đắn là sẽ ôm vào vòng tay tất cả những người đã qui phục trước
sức mạnh của dân. Họ chắc chắn sẽ tan rã, chúng ta chắc chắn sẽ có
1001 Ghonim của Việt Nam bước ra từ dân để hoàn thành ý nguyện của
dân, thứ ý nguyện đơn giản mà thiêng liêng: MỌI NGƯỜI ĐỀU ĐƯỢC SỐNG
NHƯ MỘT CON NGƯỜI.

Đã đến lúc mọi người cần phải đứng lên cùng nhau tham gia vào nền
chính trị của đất nước một cách tích cực và cụ thể để tái lập một cơ
chế điều hành đất nước của dân, do dân và cho dân. Đã đến lúc mọi
người cần phải đứng lên cùng nhau tham gia vào nền chính trị của đất
nước một cách tích cực và cụ thể để tái lập một xã hội văn minh và
thiện đức.

Và cho những ai còn e ngại, sao không thử bắt đầu với trách nhiệm nhỏ
nhất như tác giả Nguyễn Ngọc Già đã viết trên Dân Luận: “Mỗi lần chúng
tôi gặp nhau hàn huyên, tôi và anh ấy luôn nói về tình hình chính trị
– xã hội, tôi cũng hay chia sẻ những bài viết của mình với anh ấy. Ban
đầu anh ấy ngại ngùng và có vẻ lảng tránh, dần dần (sau cả năm trời)
anh ấy bớt thái độ né tránh và quan tâm hơn. Tôi dấn thêm bước nữa, đề
nghị anh ấy đọc bài của tôi, anh ấy bảo: “tôi yêu đất nước này, và
cũng rất đau đáu với những bất công đầy rẫy trong xã hội, nhưng có lẽ
tôi không có lý tưởng như anh”, tôi trả lời: “không, đó không phải là
lý tưởng, đó là trách nhiệm của chúng ta. Anh cứ coi như, trách nhiệm
của tôi là viết, trách nhiệm của anh là đọc và truyền bá cho những
người chung quanh. Hãy bắt đầu từ trách nhiệm nhỏ nhất”, và anh ấy
đồng ý.”

Xin đừng tránh xa chính trị!

Phạm Vinh.

tirsdag 19. april 2011

Một Năm Hai Thước Vải Thô



Một Năm Hai Thước Vải Thô.

Chúng tớ, bộ đội miền Bắc vào giải phóng miền Nam phải nói thật, nói thẳng là chúng tớ bị đảng cộng sản Việt Nam dối gạt. Họ bảo chúng tớ rằng dân miền Nam đói khổ và bị đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Thiệu Kỳ tra tấn, hành hạ, bóc lột đến tận xương tủy ! Cơm không có đủ ăn, quần áo không đủ mặc. Nhưng sau khi tên Dương Văn Minh đầu hàng, chúng tớ từ trong rừng chiến khu tiến về và vào Sàigòn, chúng tớ mới thấy Sàigòn sao mà đẹp thế, nhà cao, cửa rộng, thật khang trang, hoa lệ...dân chúng ăn mặc bảnh bao, không như dân tụi tớ ngoài miền Bắc chỉ đội nón cối, áo xanh lao động, hầu như ai cũng ăn mặc giống ai vì chỉ tiêu, chỉ được:
" Một năm hai thước vải thô, làm sao che nổi cáo Hồ, đảng ơi !"

Đơn vị của tớ tới trú đóng tại cao ốc Đời Tân, đường Phan Thanh Giản, Sàigòn. Phòng nào cũng giường nệm trắng tinh, quạt máy, máy lạnh ôi sướng làm sao tả hết ! Nhưng vì không có củi thổi cơm, nên tụi tớ đập hết cửa sổ, lấy gỗ làm củi. Bây giờ nghĩ lại, thấy làm như vậy là bố láo quá sức, phá hoại tài sản quốc gia mà không biết, cứ cho là tàn dư của Mỹ Ngụy nên đập phá cho thỏa thích. Tụi tớ còn nuôi lợn, nuôi gà trong sân nữa chứ.

Sau hai năm đánh tư sản mại bản, dân Sàigòn tan tác như gà mất mẹ. Tụi tớ biết dân Sàigòn căm thù tụi tớ, cộng sản miền Bắc, lắm nhưng họ không dám ho hoe vì sợ bị tóm đưa đi cải tạo ! Họ sợ tụi tớ hơn sợ hùm beo cọp báo; có người còn gọi tụi tớ là quỷ đỏ v.v...

Tớ thích nhất là được lang thang ra chợ Bến Thành, Chợ Cũ để mua đài mang về miền Bắc tớ mua được 1 cái đài Philip màu càphê sữa, chơi được cả băng nhựa, làm quà miền Nam cho bố tớ. Ông cụ sướng rên người luôn vì đã lâu ông cụ muốn có 1 cái đài để nghe mà cũng không thể nào mua nổi ! Xe gắn máy bình bịch đầy rẫy, đủ kiểu, đủ hiệu, tớ mua luôn 1 xe mô-bi-lét cũ màu xanh lơ, đã tróc sơn, leo lên đạp mãi mới nổ máy. Hôm về Hà-Nội, tớ chạy ra ga xe lửa Hoà Hưng đưa lên tàu Thống Nhất, về tới thủ đô, oai quá sức, bà con lé mắt. Đấy là quà miền Nam , hàng xóm tới chào và xem một cách thích thú. Ai cũng muốn vào Sàigon một chuyến để xem Sài gòn như thế nào !

Sau những đợt đánh tư sản, đổi tiền, đuổi dân đi kinh tế mới dân Sàigòn tìm cách vượt biên để tìm tự do nơi hải ngoại. Nhà cửa bị đập phá và bỏ hoang rất nhiều. Những cán bộ cao cấp thì tịch thu những villa tráng lệ để ở hoặc làm văn phòng phường, xã, hay đồn công-an. Càng ngày dân miền Nam càng chửi cộng sản một cách thâm tệ, tụi tớ biết thế khi tới thăm ông chú bà bác di cư vào Nam năm 1954. Ông chú tớ bảo:" tao đã chạy cộng sản mấy chục năm, bây giờ nó lại bắt được ! Bây giờ sống làm sao đây ?" tôi bảo chú tôi rằng họ bắt cháu phải đi bộ đội nếu không họ cúp tem phiếu và tịch thu hộ khẩu, bố mẹ cháu sẽ chết đói...cháu có muốn đi vào Nam đâu làng ta đi bao nhiêu là chết bấy nhiêu, cháu cũng sợ lắm !

Đã 36 năm trôi qua, Sàigòn hôm nay đường phố tràn ngập xe gắn máy, chạy bừa bãi vô trật tự dân Hànội chiếm đa số những nhà mặt tiền để làm ăn buôn bán; quán ăn, nhà hàng mọc lên như nấm, tệ nạn xã hội đĩ điếm tràn ngập mọi hang cùng ngõ hẻm, xì ke, ma túy, cướp giựt, móc túi hoành hành như chỗ không người. Dân bây giờ đếch sợ công an nữa, họ oánh bỏ mẹ công an luôn vì họ coi công an là kẻ thù của họ. Lãnh đạo cao cấp thì tham nhũng nên giàu có không ai bằng, người dân lao động khổ vẫn hoàn khổ. Đất nước thì Trung Quốc lăm le xâm lược, chiếm đất, chiếm đảo, chiếm biển và bắn giết ngư dân thoả thích mà đảng ta không dám hé môi; sợ buồn lòng anh Cả Thiên Triều, láng giềng tốt, hữu nghị bền vững muôn năm. Người dân đấu tranh chống giặc Hán xâm lược thì bị bắt bỏ tù, dân khiếu kiện đòi ruộng đất bị nhà nước tịch thu cũng bị quẳng lên xe đưa về nghỉ ở Hoả Lò. Phải nói thẳng là ở VN, người dân không có tự do và nhân quyền; vì đảng chủ trương tiến nhanh tiến mạnh lên XHCN nên VN hiện nay đứng gần chót trong bảng xếp hạng các nước trên thế giới. Dân TQ vào tràn ngập VN, họ xây nhà, xây làng, cưới gái Việt, đẻ con và cắm bảng cấm người Việt lai vãng tới gần làng của họ ngay trên đất Việt, hỏi có ức uất không chứ ??? VN sớm muôn gì cũng trở thành một tỉnh hay một quận của Trung Quốc mà thôi vì những nhà lãnh đạo VN hiện nay đều là người của TQ ???

Nếu muốn có tự do, dân chủ và nhân quyền và có đủ sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trước hiểm họa bị nô lệ giặc Hán, toàn thể nhân dân VN phải hành động ngay trước khi quá muộn loại bỏ chế độ CS độc tài, thành lập chính phủ qua bầu cử tự do, tìm người có TÀI, có ĐỨC ra lãnh đạo đất nước thì mới hy vọng đưa VN tới bến bờ độc lập, tự do, hạnh phúc thực sự. Nhân dân VN khẳng định rằng CSVN không thể đem lại cơm no áo ấm cho toàn dân nên cần phải thay đổi càng sớm càng tốt.

Trần-Văn-Hát.

Nhân Dân Còn Bị Lừa Bịp Đến Bao Giờ ?



Nhân Dân Còn Bị Lừa Bịp Đến Bao Giờ ?

Đã hơn 3 thập kỷ trôi qua, làm ăn cực nhọc là thế, thành tựu không thể nói là nhỏ, thế mà khoảng cách phát triển của VN so với thế giới sao vẫn xa vời! Không định thần nhìn nhận lại tất cả, không khéo chúng ta sẽ ngày càng đi sâu vào con đường đi làm thuê, đất nước có nguy cơ trở thành đất nước cho thuê với triển vọng là bãi thải công nghiệp của các quốc gia khác! Giữa lúc thế giới đang bước vào thời kỳ kinh tế trí thức!
150 năm đã trôi qua, nhưng bài học này còn nguyên vẹn. Đó là 80 năm nô lệ, 40 năm với 4 cuộc chiến tranh lớn (Pháp, Mỹ, Cam Bốt, Tàu) – trong đó 3 thế hệ liên tiếp gánh chịu những hy sinh khốc liệt, 36 năm xây dựng trong hòa bình với biết bao nhiêu lận đận, và hôm nay VN vẫn còn là một nước chậm tiến.

Thảm kịch của đảng cộng sản thực ra đã bắt đầu ngay từ ngày 30-4-1975. Sự bẽ bàng còn lớn hơn vinh quang chiến thắng. Hòa bình và thống nhất đã chỉ phơi bày một miền Bắc xã hội chủ nghĩa thua kém miền Nam, xô bồ và thối nát, về mọi mặt. "Tính hơn hẳn" của chủ nghĩa Mác-Lênin trở thành một trò cười. Sự tồi dở của nó được phơi bày rõ rệt cùng với sự nghèo khổ cùng cực của đồng bào miền Bắc.

Nhìn lại sau hơn nữa thế kỷ dưới chế độ CS, hàng loạt các câu hỏi được đặt ra:

_ Năm 1954 sau khi thắng Pháp, tại sao hơn 1 triệu người Bắc phải bỏ lại nhà cửa ruộng vườn di cư vào miền Nam ?
_ Sau năm 1975, tại sao dân miền Nam không ồ ạt di cư ra Bắc sinh sống để được hưởng những thành quả của CNXH mà chỉ thấy hàng triệu người Bắc lũ lượt kéo nhau vào Nam lập nghiệp ?
_ Tại sao sau khi được "giải phóng" khỏi gông cùm của Mỹ-Ngụy, hàng triệu người phải vượt biên tìm tự do trong cái chết gần kề, ngoài biển cả mênh mông ?
_ Tại sao nhân viên trong các phái đoàn CS đi công tác thường hay trốn lại ở các nước tư bản dưới hình thức tị nạn chính trị ?
Tất cả những thành phần nêu trên, họ muốn trốn chạy cái gì ?
_ Tại sao đàn ông ?của các nước tư bản Châu á có thể đến VN để chọn vợ như người ta đi mua một món hàng ?
_ Tại sao Liên Xô và các nước Ðông Âu bị sụp đổ ?
_ Tại sao lại có sự cách biệt một trời một vực giữa Đông Đức và Tây Đức, giữa Nam Hàn và Bắc Hàn ?
Tại sao nước ta ngày nay phải quay trở lại với kinh tế thị trường, phải đi làm công cho các nước tư bản ?
_ Tại sao các lãnh tụ CS lại gởi con đi du học tại các nước tư bản thù nghịch ?

Hỏi tức là trả lời, người VN đã bỏ phiếu bằng chân từ bỏ một xả hội phi nhân tính . Mọi lý luận phản biện và tuyên truyền của nhà nước cộng sản đều trở thành vô nghỉa.
Sự thực đã quá hiển nhiên nhưng đảng cộng sản không thể công khai nhìn nhận. Họ không thể nhìn nhận là đã hy sinh bốn triệu sinh mệnh trong một cuộc chiến cho một sai lầm.

Nếu thế thì họ không còn tư cách gì để nắm chính quyền, ngay cả để hiện diện trong sinh hoạt quốc gia một cách bình thường. Nhìn nhận một sai lầm kinh khủng như vậy đòi hỏi một lòng yêu nước, một tinh thần trách nhiệm và một sự lương thiện ở mức độ quá cao đối với những người lãnh đạo cộng sản. Hơn nữa họ đã được đào tạo để chỉ biết có bài bản cộng sản, bỏ chủ nghĩa này họ chỉ là những con số không về kiến thức. Cũng phải nói là trong bản chất con người ít ai chịu từ bỏ quyền lực khi đã nắm được.

Thế là sau cuộc cách mạng long trời lở đất với hơn ba chục năm khói lửa, máu chảy thành sông, xương cao hơn núi, Cộng Sản Hà Nội lại phải đi theo những gì trước đây họ từng hô hào phá bỏ tiêu diệt. Từ ba dòng thác cách mạng chuyên chính vô sản, hy sinh hơn bốn triệu mạng người, đi lòng dòng gần nửa thế kỷ, Cộng Sản Hà Nội lại phải rập khuôn theo mô hình tư bản để tồn tại .
Hiện tượng "Mửa ra rồi nuốt lại" này là một cái tát vào mặt các nhà tuyên giáo trung ương.

Cách mạng cộng sản đã đưa ra những lí tưởng tuyệt vời nhất, cao cả nhất, đã thực hiện những hành động anh hùng vô song, đồng thời cũng gieo vào lòng người những ảo tưởng bền vững nhất. Nhưng thực tế chuyên chính vô sản đã diễn ra vô cùng bạo liệt, tàn khốc, chà đạp man rợ lên đạo lý, văn hóa và quyền con người ở tất cả các nước cộng sản nắm chính quyền. Sự dã man quỷ quyệt mánh lới và sự bất nhân khéo che đậy của Cộng sản chưa hề thấy trong lịch sử loài người.

Con người có thể sống trong nghèo nàn, thiếu thốn. Nhưng người ta không thể sống mà không nghĩ, không nói lên ý nghĩ của mình. Không có gì đau khổ hơn là buộc phải im lăng, không có sự đàn áp nào dã man hơn việc bắt người ta phải từ bỏ các tư tưởng của mình và "nhai lại" suy nghĩ của kẻ khác.
Nền chuyên chính vô sản này làm tê liệt toàn bộ đời sống tinh thần của một dân tộc, làm tê liệt sự hoạt động tinh thần của nhiều thế hệ, làm nhiều thế hệ con người trở thành những con rối, những kẻ mù chỉ biết nhai như vẹt các nguyên lý bảo thủ giáo điều.

Cơ chế quyền lực cộng sản tạo ra những hình thức đàn áp tinh vi nhất và bóc lột dã man nhất. Vì vậy công dân trong các hệ thống cộng sản hiểu ngay điều gì được phép làm, còn điều gì thì không. Không phải là luật pháp mà là quan hệ bất thành văn giữa chính quyền và thần dân của nó đã trở thành "phương hướng hành động" chung cho tất cả mọi người.

Cơ chế hiện nay đang tạo kẽ hở cho tham nhũng, vơ vét tiền của của Nhà nước. Nhưng cái mà chúng ta mất lớn nhất lại không phải là mất tiền, mất của, dù số tiền đó là hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ. Cái lớn nhất bị mất, đó là suy đồi đạo đức. Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống.
Cái gọi là Bác và đảng đã gần hoàn thành việc vô sản hóa và lưu manh hóa con người VN (vô sản lưu manh là lời của Lê Nin). Vô sản chuyên chính (đảng viên) thì chuyển sang làm tư bản đỏ, còn vô sản bình thường (người dân) trở thành lưu manh do thất nghiệp, nghèo đói.

Nền kinh tế Việt Nam bây giờ chủ yếu là dựa trên việc vơ vét tài nguyên quốc gia, bán rẻ sức lao động của công nhân và nông dân cho các tập đoàn kinh tế ngoại bang, vay nước ngoài do nhà nước CS làm trung gian .
Huyền thoại giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp do cộng sản Việt Nam dày công dàn dựng đã tan thành mây khói khi giai cấp "vô sản" âm thầm lột xác trở thành các nhà Tư bản đỏ đầy quyền lực và đô la.

Do vậy, lý thuyết CS dần dần mất đi tính quyến rủ hoang dại. Nó trở nên trần trụi và lai căng. Tất cả điều đó đã làm cho các ÐCS trên toàn thế giới dần dần chết đi. Dù GDP có tăng lên, nhiều công trình lớn được khánh thành do vay mượn quỹ tiền tệ Quốc Tế nhưng đạo đức xả hội cạn dần. Thực tế cho thấy rằng sức mạnh không nằm ở cơ bắp. Vủ khí, cảnh sát và hơi cay chỉ là muổi mòng giửa bầu trời rộng lớn nếu như lòng dân đã hết niềm tin vào chính quyền.

Học thuyết về xây dựng một xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa chỉ là một loại lý tưởng hóa, nó là chiếc bánh vẽ để lừa gạt dân, không hơn không kém; đảng nói một đằng, làm một nẻo. Chẳng hạn đảng nói "xây dựng xã hội không có bóc lột" thì chính những đảng viên lại là những người trực tiếp tham nhũng bóc lột người; đảng nói " một xã hội có nền dân chủ gấp triệu lần xã hội tư bản" thì chính xã hội ta đang mất dân chủ trầm trọng; đảng nói "đảng bao gồm những người tiên phong nhất, tiên tiến nhất" nhưng thực tế thì đảng đầy rẫy những người xấu xa nhất, đó là những kẻ đục khoét tiền bạc của nhân dân.

Sở dĩ ÐCSVN còn cố giương cao ngọn cờ XHCN đã bị thiêu rụi ở tất cả các nước sản sinh ra nó vì chúng đang còn nhờ vào miếng võ độc “vô sản chuyên chính” là còng số 8, nhà tù và họng súng để tồn tại !
Nhân dân đang hy vọng rằng Ðảng sớm tự ý thức về tội lổi tầy trời của mình. Ðảng sẻ phải thẳng thắn sám hối từ trong sâu thẳm chứ không chỉ thay đổi bề ngoài rồi lại tiếp tục ngụy biện, chấp vá một cách trơ trẻn.

Người dân chẳng còn một tí ti lòng tin vào bất cứ trò ma giáo nào mà chính phủ bé, chính phủ lớn, chính phủ gần, chính phủ xa đưa ra nữa. Họ nhìn vào ngôi nhà to tướng của ông chủ tịch xã, chú công an khu vực, bà thẩm phán, ông chánh án, bác hải quan, chị quản lý thị trường, kể cả các vị “đại biểu của dân” ở các cơ quan lập pháp “vừa đá bóng vừa thổi còi" mà kết luận: "Tất cả đều là lừa bịp!” Do đó XHCN sẽ được đánh giá như một thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử VN. Con, cháu, chút, chít chúng ta nhắc lại nó như một thời kỳ đồ đểu ! vết nhơ muôn đời của nhân loại.

Một thời kỳ mà tâm trạng của người dân được thi sĩ cách mạng Bùi Minh Quốc tóm tắt qua 2 vần thơ:


"Quay mặt phía nào cũng phải ghìm cơn mửa !
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi!"

Chẳng lẽ tuổi thanh xuân của bao người con nước Việt dâng hiến cho cách mạng để cuối cùng phải chấp nhận một kết quả thảm thương như thế hay sao ? Chẳng lẽ máu của bao nhiêu người đổ xuống, vàng bạc tài sản của bao nhiêu kẻ hảo tâm đóng góp để cuối cùng tạo dựng nên một chính thể đê tiện và phi nhân như vậy ?

Tương lai nào sẽ dành cho dân tộc và đất nước Việt Nam nếu cái tốt phải nhường chổ cho cái xấu? Một xã hội mà cái xấu, cái ác nghênh ngang, công khai dương dương tự đắc trong khi cái tốt, cái thiện phải lẩn tránh, phải rút vào bóng tối thì dân tộc đó không thể có tương lai ! Một kết cục đau buồn và đổ vỡ là điều không tránh khỏi.

Châu Hiển Lý.

Cái Gọi Việt Kiều



Cái Gọi Việt Kiều.

Cuộc chiến-tranh vừa qua, nhiều người lầm tưởng đã kết thúc vào ngày 30.4.1975 và bị đánh giá là cuộc nội-chiến Nam Bắc, mà Cầu Hiền-Lương vắt qua giòng sông Bến-Hải, trên Vĩ-tuyến 17 là biểu-tượng cho một giai-đoạn xót-xa của lịch-sử. Thật ra, cuộc chiến-tranh đó vẫn được tiếp-diễn, nhưng theo thế-trận khác và ý-nghĩa cũng được nhận-định lại đúng đắn hơn !

Sau 30.4.1975 Cộng-sản phơi bày chân-tướng là một lũ phỉ quyền tham ác lưu-manh; nên Người Quốc-Gia giành đoạt được chính-nghĩa và tiến-hành cuộc chiến-tranh giải-phóng Dân-tộc hầu có điều-kiện đưa đất-nước đến phồn thịnh, nhân-dân được tự do. Trận quyết đấu nầy, người Quốc-Gia đang thắng-thế, từng bước chứng-minh Cộng-sản Việt Nam là tội-phạm nhân-loại, là tội-đồ Dân-tộc. Nhưng bỗng nhiên hàng-ngũ chúng ta có hiện-tượng giao-động, địch biết tránh né, thoát hiểm. Thì ra, chúng ta đang bị một loại “nội thù” rất nguy-hiểm mà mọi người thường gọi bằng tên nghe khá hiền lành “Việt-kiều” !

Tất-cả những người Việt Nam, nếu không là bọn có quyền thế sống hoan-lạc trên nỗi thống-hận Dân-tộc, và nếu có điều-kiện đều phải đành lòng chấp-nhận gian-nan, nghiệt-ngã, nguy-hiểm, đau nhục để đào thoát ra đi. Sóng nước đại-dương, rừng sâu, hải tặc, thổ-phỉ…... không cản ngăn được ý chí. Họ đào thoát khỏi Cộng-sản dưới nhiều hình-thức như vượt biên, vượt biển, con lai, bảo-lãnh đoàn tụ, cựu tù nhân (H.O), Cựu nhân-viên Chính-phủ Hoa-Kỳ (U.11), thuyền-nhân hồi hương (ROVR); đào tỵ khi xuất ngoại như công-tác, biểu-diễn nghệ-thuật, thi đấu, công-nhân trong chương-trình"xuất-khẩu lao-động"; ngay cả những du-học-sinh hay du-lịch… v.v...phần đông trong thâm tâm họ cũng mơ ước cho toàn dân Việt Nam thoát khỏi ách nạn Cộng-sản.

Ðối với Việt-cộng, những người hội đủ điều-kiện được tái định-cư ở nước ngoài khi trở về Việt Nam đều bị xếp vào loại người có danh xưng là “VIỆT-KIỀU”.

Chưa Quốc-gia nào có chính-sách kỳ-thị và ty-tiện với Kiều bào của mình như ngụy-quyền Cộng-sản Việt Nam. Dưới mắt chúng, Việt Kiều là thành-phần nguy-hại cho sự tồn tại chế-độ chúng, mặc dầu Việt Kiều cũng là con bò sữa giúp chúng hồi sức, đồng thời Việt Kiều cũng là những kẻ vong thân, nên Việt Kiều bị Việt Cộng xem như là những kẻ nô-lệ dùng để kháng-cự và tấn-công các tổ-chức yêu nước chân chính. Tóm lại, Cộng-sản Việt Nam xem khinh, xử -dụng sai khiến Việt Kiều nhưng lúc nào cũng rắp tâm hãm hại Việt Kiều.

Khi nền kinh-tế kiệt quệ, Cộng-sản thử nghiệm chính-sách chiêu-dụ Việt Kiều bằng nhiều hình-thức như: Gởi tiền, gởi quà, trở về thăm thân-nhân, du-lịch, hợp-tác, đầu tư làm ăn tại Việt Nam.

Có khá nhiều trường-hợp những Người Quốc-Gia chân-chính rất khổ tâm khi phải gởi tiền hay phải về Việt Nam vì tình-cảm, vì trách-nhiệm đối với thân-nhân, đồng-bào, đang lâm cảnh thiên-tai, lao đao cơ cực, hay đồng đội bị lăng nhục: xin được chia xẻ những hoàn cảnh cần có sự cảm-thông ấy. Ðồng thời cũng xin chân-thành nghiêng mình cảm tạ, ngưỡng-mộ những anh-hùng trở lại quê hương đối diện trực chiến với quân thù với quyết tâm lật đổ bạo-quyền Cộng-sản Việt Nam.

Dù vô tình, thiển cận hay có toan tính, Việt Kiều tung những thông-tin, những hình ảnh phiến diện, biện hộ cho Cộng-sản; làm lu mờ chính-nghĩa, làm hàng ngũ chống Cộng bị ngộ nhận, bị trở ngại. Dưới nhiều hình-thức như hợp-tác, đầu tư, cố-vấn, giao-lưu “văn-hóa, nghệ-thuật”..., và dù khoác chiếc áo “tình thương, cứu-trợ...”. Việt Kiều vẫn là lực-lượng tiếp-sức hữu-hiệu cho bọn Việt Cộng. Bởi vì chính bọn Việt Cộng mới là kẻ được thụ-hưởng còn những người cùng khổ là đại đa-số người dân Việt Nam nghèo đói, khốn cùng chỉ được làm “vật nhân-danh”, thậm chí còn tủi nghèo cơ cực hơn, và bọn Việt Cộng càng phè phỡn tàn ác hơn. Thế nhưng chưa bao giờ Việt Kiều dám nhìn nhận sự ấu-trĩ, hèn nhát, phản-bội, và bất nhân của họ.

Tùy thuộc vào những gì Việt Kiều có và những gì Việt Cộng cần mà bọn chúng đổi thay sách lược. Sách lược hay chính sách là chiến-thuật. Chiến-lược là : trấn-lột là trả thù không bao giờ thay đổi ! Hãy đi ngược thời-gian để thêm lần nữa nhận-diện Việt Cộng đổi thay về cái gọi là chính-sách đối với Việt Kiều.

Cộng-sản xem những người vượt biên, vượt-biển trốn chạy chúng là phản quốc, phản-động, phản bội, là cặn bã, là bọn quen ăn bám, là vong bản, đĩ điếm, lười biếng v.v... không một hình-dung-từ xấu xa nhơ bẩn nào mà VC không dùng để ám chỉ, mô tả những người nầy, và dĩ-nhiên Việt Cộng cũng có chính-sách trả thù. Nếu không thoát được thì họ có thể bị bắn chết, bị hãm hiếp (nếu là nữ giới), bị lao tù đầy ải, tài sản bị tịch-thu. Bị gây muôn trùng khó khăn trong đời sống như thân-nhân bị giam giữ, bị điều-tra, vợ con, cha mẹ, anh chị em bị kềm chế quản-lý, bị kỳ thị. Và cuối cùng chỉ có tiền và vàng mới may ra những áp-lực những khe khắt được nới lỏng nhưng cái tội Phản-Quốc vẫn còn đó, chờ cơ-hội lên án và trừng phạt.

Khi nền kinh-tế trì-trệ, tài sản Quốc gia bị Việt Cộng đục khoét tham nhũng; lầm than, thống-hận vượt tràn qua sức chịu đựng toàn dân, hội đủ những điều-kiện làm cuộc bạo loạn. Việt Cộng liền nhớ ra và cải danh bọn “Phản-Quốc” kia thành Việt Kiều; rồi hóa thân cho Việt Kiều thành “Khúc ruột nối dài”. Sau thời gian dè dặt thử-nghiệm, Việt Cộng thấy rằng còn có thể khai-thác tận-dụng phần bên trong của cái khúc ruột nối dài nầy. Và từ đó, thượng tầng đảng Mafia đỏ hình thành bộ phận Kiều-Vụ. Nhiệm-vụ chủ-yếu của Kiều Vụ là nghiên cứu tìm ra phương cách gom góp ngoại tệ, khả-năng, trí-tuệ của Việt Kiều hầu giữ vững chiếc ghế quyền-lực, để túi tham được phồng thêm. Bộ-phận Kiều Vụ không những chiêu dụ Việt Kiều về thăm, làm cái gọi là từ thiện mà còn về mua bán đầu tư, thực hiện chương-trình giao lưu làm nền tảng cho bọn tư-bản đỏ đi ra, bọn phản-bội đi vào. Chúng kết nạp bọn vong thân, bọn bất lương rồi tổ-chức những bọn nầy thành lực-lượng khuấy phá, tạo hỏa mù làm mờ đi chính-nghĩa, làm nản lòng Người tâm huyết.

Nhưng hạnh-phúc không bao giờ đến với kẻ phản-bội! Không phải đó là lời răn đe mà còn là kinh-nghiệm, không những ở tình trường mà còn ở nhân-cách. Thật vậy, người Việt Nam định-cư nước ngoài tuy vì nhiều lý-do nhưng lại cùng một nguyên-nhân là kinh-tỡm Cộng-sản, họ cũng là chứng-nhân xác nhận bọn ngụy-quyền Cộng-sản Việt Nam là quân vô lại, bất-nhân, bạc-ác không đáng để được gọi là NGƯỜI nữa. Hầu hết, trước khi ra đi Việt Kiều đều ít nhiều ấp ủ: Một ước mơ: Cộng-sản phải đổ , Một hoài bão: Nhân-dân Việt Nam được sống đúng với giá-trị con NGƯỜI.

Thoát được xiềng ách Cộng-sản, họ sẽ thay mặt đồng bào, đồng đội còn lầm than cơ cực, còn bị kềm kẹp để tố cáo tội ác Cộng-sản Việt Nam trước lương-tâm nhân-loại. Ước-mơ và ý-chí của họ thật đáng yêu và đáng kính. Họ đã làm rúng động lương-tâm loài người, và Nhân-loại cũng đã nghiêng mình cảm phục những Người Tỵ-Nạn Cộng-Sản Việt Nam họ đã từng được: ”thế giới ngưỡng-mộ như những anh-hùng”.

Thực tế người dân trong nước quá bi thương khốn cùng. Đồng-bào căm hận Việt-kiều đã đóng vai Việt-gian, đồng lõa với Việt-cộng, gieo bao đau thương tan tác thãm-nạn, nên trong nước có câu ca-dao mới như sau:

Việt-gian, Việt-cộng, Việt-kiều,
Ba thằng Việt ấy, đem bêu thằng nào ?
Việt-kiều, Việt-cộng, Việt-gian
Ba thằng giặc ấy, thằng nào cũng bêu.

Tống Phước Hiến.

Một Góc Trời ( Nhạc )



Lời và Nhạc của Bác sĩ Quân Y.
Nhạc sĩ Dương Đình Hưng.

Một đóa hoa hồng xin tặng cho các Bà Mẹ, Vợ, Chị, và Em Gái của những Chiến Sĩ Quân Lực Việt nam Cộng Hòa.

Góp phần vinh danh những sự hy sinh, với muôn vàn gian khổ, tủi nhục phải gánh chịu của những người mẹ, vợ, chị và em của những Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, trong suốt thời gian họ bị đọa đày trong gông cùm cộng sản.

Đặc biệt là sự hy sinh của quả phụ những Chiến Sĩ VNCH, đã oan thác trong những ngục tù của bọn giặc thù phương Bắc.

BMH.

Có Một Con Ðường ( Thơ )



Có Một Con Ðường.

Con đường không thể buồn hơn,
từng chùm bông tím chập chờn rụng bay.
Ngày vu quy là hôm nay,
Hai hàng điệp tím, rãi đầy tiễn chân.
Tím từ xa... tím ngát gần,
Tím lan lối cỏ trên sân nhà nàng.
Tím rơi...như nước mắt tràn,
như cây buồn khóc bằng ngàn cánh hoa.
Vì nàng giã biệt rời xa,
Hay vì cây cũng như ta yêu nàng.
Hoa ơi! tình đã lỡ làng,
Mai sau, ta mượn tên nàng gọi hoa.
Con đường người đã biệt xa,
đưa nhau lối cũ ngang nhà hãy quên.
Con đường vắng lặng, buồn tênh,
Tràn lan bông tím phủ lên mặt đường.

Vô Danh.

torsdag 14. april 2011

Làm Sao Quen Ðược



Làm Sao Quen Ðược.

Đối với đa số người Việt đã từng sống trải qua, ngày 30.04.1975 là một biến cố đau thương nhứt của một đời người.

Sau ngày 30/4/75, CSVN tự kiêu, tự đại, tưởng mình là “con cóc lớn hơn trời” nên qua mặt đàn anh Liên Sô tiến mau, tiến mạnh đến thiên đàng Mác-Lê đến nổi dân Việt Nam đói nhăn răng.

Thực tế mà nói, chế độ CS đã bị giải thể trên toàn thế giới. Các quốc gia còn theo chế độ CS là Việt Cộng, Hàn Cộng, Cu Cộng, Trung Cộng chỉ có hình thức; thực chất là độc đảng Mafia đỏ cầm quyền cai trị trong nền kinh tế tự do có tên là Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa.

Ngày 30/4/75, một số người Việt quốc gia đã chạy thoát ra nước ngoài và tiếp tục chiến đấu cho tự do nên ngày hôm nay, các cựu quân nhân quân lực VNCH đã tập hợp lại cùng với “đủ thành phần của người Việt quốc gia” tiếp tục chiến đấu cho tự do với vũ khí và chiến lược mới là “công lý, kinh tế, chính trị, xã hội” thay vì tranh đấu bằng “súng đạn”.

Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia trên thế giới không dể bị mua chuộc, ru ngủ; họ quyết liệt tranh đấu không ngừng cho tự do tại VN, cho đến khi nào chế độ độc tài CSVN bị giải thể tại Việt Nam.

Trong công cuộc tranh đấu đòi tự do dân chủ cho đất nước, người Việt quốc gia càng phải vững tâm tranh đấu hơn nữa vì trận chiến lằn ranh bạn-thù càng ngày càng phức tạp và có tính cách toàn cầu.

Hoa Kỳ là nước bán đứng người Việt quốc gia cho CSVN nhưng cũng là quốc gia đã cưu mang người Việt tỵ nạn và tranh đấu cho tự do. Trung Cộng là nước đã dạy cho CSVN bài học nên CSVN mới thả “dân-quân-cán chính VNCH” ra khỏi nhà tù nhưng cũng chính Trung Cộng đã xâm chiếm Việt Nam.

Có một điều chắc chắn không chối cãi được là CSVN chính là nguyên nhân giết hại người Việt cũng chính là người đã bán nước Việt Nam cho ngoại bang; do đó, kẽ thù lớn nhất của dân tộc Việt Nam là CSVN, là đảng viên Mafia đỏ.

Ngày nay, dù không có trận chiến “cổ điển”, người Việt quốc gia đã chiến thắng trong trận chiến ý thức hệ Quốc-Cộng vì chế độ CSVN ngày nay đã bị thay thế bằng chế độ Mafia đỏ, quân phiệt, tham nhũng, quan liêu, mang tội bán nước, bán dân cho nước ngoài và đã phải nhượng bộ một vài đòi hỏi “công lý, nhân quyền” cho dân Việt Nam.
Đã có nhiều dấu hiệu cho thấy đảng Mafia Đỏ đang giẫy chết. Chúng ta tiên đoán CSVN chắc chắn “phải” giải thể tại Việt Nam trong tương lai gần vì làm tay sai cho Trung Cộng, vì không có tự do và nhân quyền tại Việt Nam, vì tình hình chung về chính trị trên thế giới không cho phép bất cứ chế độ chuyên chế, khủng bố nào được tồn tại trên quả địa cầu.

Ngày 30 Tháng Tư là ngày tưởng niệm những người đã nằm xuống vì 2 chữ Tự Do, là ngày để nhắc nhở vì sao mà chúng ta phải bỏ nước ra đi, là ngày để nung nấu tinh thần đấu tranh cho một nước Việt Nam Tự Do, và cũng là ngày để bày tỏ sự biết ơn, để biểu lộ tình cảm trân quý đối với đất nước đã mở rộng vòng tay nhân ái đón nhận và cưu mang Người Việt Tự Do.

Cũng trong niềm biết ơn đó, tại Vương Quốc NaUy Cộng Ðồng Người Việt Tỵ Nan đã quyết định xây tượng đài tri ân thủy thủ NaUy đã cứu vớt và nhân dân NaUy đã tiếp nhận người tỵ nạn Việt Nam trên đất nước này. Đánh dấu cuộc hành trình gian khổ đi tìm tự do của thuyền nhân Việt Nam, đề cao sự đóng góp của thuyền nhân Việt Nam vào xã hội đa dạng NaUy. Thấm thoát gần một năm kể từ ngày 01.05.2010, một năm tuy hơi lâu nhưng số tiền quyên góp đã vượt qua 900.000 kr. Rất khâm phục tinh thần đóng góp của tất cả. Nhất là nhờ các hoạt động âm thầm của những người vừa thông báo, vừa kêu gọi đóng góp. Những nỗ lực của Cộng Ðồng Người Việt Tỵ Nan Tại NaUy được ghi trên trang web này: http://www.thuyennhannauy.com/thituyenmohinh.htm

Ngoài ra UBXDTĐ còn đăng có thêm hai trang ( bằng tiếng Na Uy và Tiếng Anh ) để đăng tải chi tiết cuộc thi và những thông tin về dự án:

http://takknorge.no
hoặc:
http://www.takknorge.no

Nhân kỷ niệm 36 năm ngày Quốc Hận 30/4/75, chúng ta cùng nhau cầu nguyện cho anh linh những người đã tranh đấu cho tự do cho Việt Nam và những người đã chết trên đường tìm tự do được siêu thoát về cõi an lành. Nguyện cầu anh linh của chư vị hộ trì cho đất nước Việt Nam sớm có ngày giải thể chế độ CSVN, đem tự do nhân quyền thật sự cho dân tộc Việt.

Thương tiếc anh vì nước xả thân,
Phơi xương máu, tô thấm sơn hà.
Đã bấy lâu hồn phiêu phách lạc !
Nguyện cầu các anh về tạc ơn.

Làm chiến sĩ sống đời oanh liệt,
Nợ tang bồng, rũ áo trả xong.
Thắng không vinh, bại không nhục,
Bia đá đề tên ghi nhớ anh !

Nguyện cầu các anh hồn tử sĩ,
Đã hi sinh trong cuộc chiến điêu linh.
Về đây sống lại ngày đại cuộc,
Từng làm khiếp đảm tập đoàn Cộng Sản.

Lính Rùa - Xứ Lạnh.

søndag 10. april 2011

VIRUS Độc Hại



VIRUS Độc Hại.

Bất cứ ai đang dùng chương trình e-mail cuả Yahoo, Hotmail, AOL cần đọc tin này.

Đây là thông tin vừa được Microsoft và Norton gởi trực tiếp đến khách hàng Yêu cầu ai đọc xong xin thông báo ngay cho mọi người có lên internet để biết và đề phòng!

“Rất có thể là bạn sẽ nhận được một báo cáo có vẻ như vô hại cuả máy chủ có tiêu đề viết là"Mail Server Report" nếu bạn mở ra đọc thì sẽ có dòng chữ như vầy hiện ra: "Quá trễ rồi! Cuộc đời bạn hết tươi đẹp rồi!"

Hậu quả sau khi đọc là BẠN SẼ BỊ MẤT TẤT CẢ TRONG MÁY VI TÍNH CỦA MÌNH!, và người gởi thơ cho bạn sẽ chiếm đoạt hết được tên họ, hồ sơ email, và mật khẩu của bạn!
Đây là con virus được tung lên internet hôm Thứ Bảy vừa qua. America On Line đã xác nhận tin quá xấu này, và cho biết phần mềm chống virus không thể tiêu diệt được nó!
Tin tặc làm ra virus này xưng danh là "chủ nhân của cuộc sống"!

XIN CHUYỂN KHẨN CẤP ĐẾN BẠN BÈ VÀ NGƯỜI THÂN !

Trần Khang.

Hồ Chí Minh Có Phải Gián Điệp Trung Quốc?



Hồ Chí Minh Có Phải Gián Điệp Trung Quốc?

Trong lịch sử chiến tranh của thế giới, dân tộc này giết dân tộc kia là chuyện thường tình. Ví như, Hitler, người Đức, tàn sát hàng triệu dân người Do Thái một cách không thương tiếc. Ví như bọn quân Mông Cổ, xâm lăng 3 lần tàn sát dân ta. Vì khác chủng tộc, khác về ngôn ngữ, tạp quán, họ không có cảm thông, không có tình thương, nên ác độc là chuyện có thể hiểu được. Còn Hồ Chí Minh, tại sao lại đi giết chính người Việt Nam, giết với con số lên đến hàng triệu người, vậy Hồ Chí Minh là ai? Bản chất của người dân Việt Nam nhân hậu, hiền hòa, vì đã trải qua trên 4.000 năm văn hiến, vậy tại sao đất nước Việt Nam của chúng ta lại có một Hồ Chí Minh quá ác độc như vậy? Có hàng chục dữ liệu cho thấy Hồ Chí Minh là một gián điệp Tàu.

1) Xin được bắt đầu câu chuyện bằng cuộc Cách Mạng Mùa Thu, xảy ra vào ngày 19 tháng 8năm 1945, Hồ Chí Minh cướp chính quyền từ tay chính phủ Trần Trọng Kim, đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập vào 2 tháng 9 năm 1945, và lá cờ đỏ sao vàng mập của Tỉnh Phúc Kiến, bên Trung Quốc, được treo lên trên Quảng Trường Ba Đình. Đây, đã bắt đầu cho một chuỗi dài nghi vấn, cho rằng HCM là một tên gián điệp Tàu, được Mao Trạch Đông dựng lên. HCM đã từng sống bên tàu rất nhiều năm, chẳng lẽ ông ta lại không biết đó là lá cờ của tỉnh Phúc Kiến từ năm 1933? Có 3 gỉa thuyết về lá cờ đỏ sao vàng:

a) Nguyễn Hữu Tiến là người đã vẽ lá cờ đỏ sao vàng mập vào tháng 4/1940. Nhưng trong công văn số 1393/VHTT-BTCM do Thứ trưởng Bộ Văn hóa - thông tin Lưu Trần Tiêu ký ngày 18-4-2001, có ghi: "Tất cả các nguồn tài liệu hiện có tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, tại Viện Lịch sử Đảng trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đều không có tài liệu nào chứng minh đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là người vẽ lá cờ.

b) Lê Quang Sô người đã vẽ lá cờ đỏ sao vàng mập vào tháng 8/1939, với nhân chứng là người con đã kể lại. Nói cho ngay, gỉa thuyết này cũng chẳng đáng tin. Một biểu tượng của quốc gia chẳng biết ai là tác giả, nên việc nhận bừa cũng rất dễ hiểu. Thêm một dấu hỏi, chuyện hệ trọng như thế mà tại sao giữ bí mật đến năm 2002 mới đưa ra?.

c) Hồ Chí Minh là gián điệp Tàu, quyền hạn số 1, muốn dùng lá cờ nào lại chẳng được, nên chọn ngay lá cờ của tỉnh Phúc Kiến, để về sau, dễ dàng hợp thức hóa Việt Nam là một tỉnh bang của Trung Quốc. Nếu có tác giả, chắc chắn sẽ được nói đến rồi, chứ đâu phải đợi đến thập niên 2000, mới bắt đầu đặt câu hỏi, ai là tác giả. Giả thuyết này đứng rất vững, vì nó nằm trong tiến trình thôn tín Việt Nam của Trung Quốc.

2) Hồ Chí Minh ngay Hiệp Định Sơ Bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946 với pháp để hợp thức hóa việc trở lại chiếm đóng của quân đội Pháp, rồi thừa cơ, tiêu diệt tất cả những người Việt Nam yêu nước nằm trong Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt Quốc Dân Đảng, 2 đảng phái lớn nhất thời bấy giờ. Điều dễ hiểu, chỉ có một tên gián điệp Tàu mới hành xử việc tiêu diệt tất cả những người yêu nước Việt Nam.

3) Tại sao quyển sách "Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chí Minh" của Trần Dân Tiên, bốc thơm Hồ Chí Minh đến tận mây xanh. Trong nhiều tài liệu, kể cả tài liệu viết từ ĐCSVN đều công nhận Trần Dân Tiên chính là bút hiệu của Hồ Chí Minh. Cuốn sácnh này, được xuất bản lần đầu tiên tại Trung Quốc, bằng tiếng Tàu, vào năm 1948, trong có một đoạn được viết như sau: "Nhiều nhà văn, nhà báo Việt nam và ngoại quốc muốn viết tiểu sử của Hồ Chí Minh, nhưng mãi đến nay, chưa có người nào thành công. Nguyên nhân rất giản đơn: Hồ Chí Minh không muốn nhắc lại thân thế của mình" Một người, đến lúc công danh được chức chủ tịch nước, lại không muốn người ta nhắc lại thân thế, quả là có điều gì muốn giấu giếm. Rồi đến năm 1950, lại có thêm một cuốn sách cũng được in bên Trung Quốc, cũng tiếng Tàu, với tựa đề: "Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện" của T Lan. Có phải mục đích của anh Trung Quốc, tiếp tục bốc thơm tên gián điệp Hồ Chí Minh ?

4) Hồ Chí Minh, ra đi với 2 cái tên cúng cơm, Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Sinh Cung, khi công thành danh toại, đương nhiên phải trở về với cái tên thật của mình là điều dễ hiểu, đằng này lại dùng tên Hồ Chí Minh. Quả thật, có một điều gì bí ẩn hay gian dối. Cũng vì điều bí ẩn này, mới đẻ ra nhiều gỉa thuyết cho rằng Hồ Chí Minh là cháu nội của Hồ Sĩ Tạo. Giả thuyết như thế này hoàn toàn không đứng vững, vì người cần đổi họ Hồ trước tiên phải là cha của Hồ Chí Minh, tức Nguyễn Sinh Sắc. Đơn giản, Nguyễn Tất Thành, hay Nguyễn Sinh Cung đã chết rồi, chỉ còn lại gián điệp Hồ Chí Minh.

5) Theo tài liệu của Lịch Sử Kinh Tế Việt Nam 1945-2000” gồm 3 tập, đã ra được 2 tập, tập I (1945-1954), tập II (1955-1975), do Viện Kinh tế Việt Nam xuất bản tại Hà Nội, trong thời Cải Cách Ruộng Đất, có tổng cộng 172.008 người dân bị giết hại, trong đó có 123.266 người được coi như bị hàm oan, dựa theo tài liệu của ông Nguyễn Minh Cần. Theo nhiều tài liệu, con số bị giết hại bởi Cải Cách Ruộng Đất lên đến 500.000. Chỉ có một tên gián điệp Tàu mới tàn sát người dân Việt Nam như thế. Việt Nam có trên 4000năm văn hiến, bản chất của người Việt Nam rất nhân hậu, hiếu hòa, hiếu học, tôn trọng tinh thần theo thứ tự "sĩ nông công thương". Sĩ là người có học được đứng đầu danh sách. Cớ sao, Hồ Chí Minh lại phát động "trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ". Trí cũng là Sĩ lại bị tiêu diệt hàng đầu. Thử hỏi, thành phần trí thức bị tận diệt thì tương lai nước VN sẽ ra sao? Nước VN sẽ không còn nhân tài, và lúc đó Trung Quốc sẽ dễ dàng thôn tính VN.

6) Trong lúc Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch Nước, lại chỉ thị cho văn nô Tố Hữu viết ra những vần thơ bắt học sinh sinh viên phải học thuộc mà chúng ta không thể tưởng tượng được:

- Thương biết mấy khi con tập nói,
Tiếng đầu lòng con gọi Xi't Ta Lin.

- Thương cha thương mẹ thương chồng,
Thương mình thương một thương ông thương mười.

- Giết giết nữa bàn tay không chút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch thờ Xít Ta Lin bất diệt

Những bài thơ như thế này làm băng hoại tinh thần tự tin, tự chủ, tinh thần kính mến tiền nhân. Rất xấu hổ cho dân tộc Việt Nam, đi thờ những tên ngoại bang giết người không gớm tay. Bảo đảm Tố Hữu không khi nào tự động dám làm những vần thơ như thế, mà phải làm theo chỉ thị của một tên gián điệp Tàu. Vì nó người Tàu, nó bắt toàn dân Việt Nam phải tôn sùng Mao Trạch Đông, không được tôn sùng tiền nhân nước Việt.

7) Sau thế chiến thứ 2, các quốc gia Anh, Pháp, Tây Ban Nha trong khối Liên Hiệp Quốc đã đồng ý trao trả lại quyền độc lập tự do cho các quốc gia như Mã Lai Á, Indonesia, Phillipine, Ấn Độ, cũng như các quốc quốc gia Phi Châu, Nam Mỹ. Trong khi đó Hồ Chí Minh lại phát động cuộc chiến tranh chống Pháp. Tuy rằng có đánh thắng Pháp tại Điện Biên Phủ vào tháng 5 năm 1954, nhưng đó là một cuộc chiến tranh không cần thiết. Cuộc chiến tranh này có sự trợ giúp của quân đội Trung Quốc. Đây cũng là một mưu đồ đen tối của Trung Quốc, để chia đôi đất nước Việt Nam sau này. Nói Hồ Chí Minh là gián điệp qủa thật không sai.

8) Miệng của Hồ Chí Minh vừa nói: "Nước Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi." Vừa nói xong câu nói ấy, Hồ Chí Minh đã đặt bút ký ngay vào Hiệp Định Geneve, ngày 20 tháng 7 năm 1954, chia 2 lãnh thổ của Việt Nam ở vĩ tuyến 17. Hồ Chí Minh có trưng cầu ý kiến của toàn dân chưa, mà tự động ký chia 2 đất nước. Bất luận, kẻ nào ký chia 2 đất nước, kẻ đó mang tội phản quốc, hay bán nước. Đây là việc làm rất hợp ý với thằng Tàu. Nó lúc nào cũng muốn Việt Nam mình chia đôi, mất đi sự đoàn kết, để nó dễ dàng thôn tính về sau. Không một người Việt Nam nào đủ can đảm ký vào văn kiện chia 2 lãnh thổ, ngoại trừ tên gián điệp Tàu HCM. Bác sĩ Trần Văn Đỗ, cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao của Việt Nam, lúc đó làm trưởng phái đoàn đại diện Quốc Gia Việt Nam ở Geneve, ông nhất định không ký vào Hiệp Định Geneve, ông bật khóc, và đưa ra một tuyên bố: “Chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận một cách chính thức rằng Việt Nam long trọng phản đối cách ký kết Hiệp định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt. Chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận rằng Chính phủ tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho xứ sở.” Rõ ràng, đây là chuyện nội bộ của người Việt Nam, không một ngoại nhân nào có quyền chia cắt lãnh thổ ỡ vĩ tuyến 17, tại sao Hồ Chí Minh đã làm chuyện đó ? Câu trả lời phải là tên gián điệp Trung Quốc.

9) Chia đôi đất nước vừa xong, Hồ Chí Minh lại phát động: "Dù có đốt cả dải Trường Sơn cũng phải giải phóng miền Nam". Thay vì như Đông Đức, Tây Đức, họ biết yêu dân yêu nước, ngày nay họ thống nhất thành một nước Đức hùng mạnh mà không phải trả một giọt máu. HongKong và Trung Hoa cũng vậy, họ cũng thống nhất với nhau mà không đổ một giọt máu. Trong khi đó, Hồ Chí Minh thực hiện Con Đường Mòn Hồ Chí Minh vào năm 1959 để đem quân vào miền Nam, và thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam năm 1960, cố tình vi phạm Hiệp Định Geneve, chôn súng và gài cán bộ mai phục, trong lúc đó, chưa có một người lính Mỹ nào hiện diện ở miền Nam. Trong khi đó, người miền Nam, vì tấm lòng yêu nước, không tấn công ra Bắc, và chỉ lo tự vệ. Chỉ có tên gián điệp Hồ Chí Minh mới làm tổn phí đi sinh mạng của từ 3 đến 5 triệu dân trong cuộc chiến tranh Nam Bắc.

10) Chỉ có gián điệp Tàu Hồ Chí Minh mới dâng Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc qua việc Phạm Văn Đồng ký công hàm bán nước ngày 14 tháng 9 năm 1958. HS và TS ngay hông VN, nó là vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong việc giữ gìn bờ cõi. Hiện tại, Trung Quốc có những hỏa tiễn xuyên lục địa, chỉ cần đặt ở Hoàng Sa là có thể nã vào Việt Nam. Máy bay Trung Quốc cũng có thể cất cánh từ HS đến VN trong ít tiếng đồng hồ.

11) Tết là ngày truyền thống xum họp của mọi gia đình Việt Nam. 3 ngày Tết, mùng 1, mùng 2, mùng 3 là những ngày thiêng liêng nhất trong một năm của dân tộc Việt. Ấy thế, Hồ Chí Minh đã ra lệnh tổng tấn công vào đồng bào miền Nam vào Tết Mậu Thân. Rồi còn bắt người lính phải xích chân vào xe tăng, vào đại pháo. Muốn chôn sống trên 6000 thường dân vô tội trong những hầm tập thể tại Huế, phải có lệnh từ Hồ Chí Minh, chứ không một cá nhân nào dám làm chuyện vô luân ấy. Tên gián điệp Tàu Hồ Chí Minh đâu có thương tiếc gì sinh mạng của người Việt Nam.

12) Hồ Chí Minh tự nhận mình là tác giả của những bài thơ tiếng Hán nằm trong cuốn Ngục Trung Nhật Ký (Nhật Ký Trong Tù) chắc chẳng sai, vì chính Hồ Chí Minh là người Hán (Tàu). Vì qua những bài thơ này chúng ta thấy Hồ Chí Minh rất giỏi tiếng Hán. Thật ra, trong suốt cuộc đời của Hồ Chí Minh, chẳng mấy khi ông làm thơ để lại hậu thế. Ấy thế mà ông đã để lại 134 bài thơ trong Ngục Trung Nhật Ký. Chính giáo sư Lê Hữu Mục đã vạch ra để chứng minh Ngục Trung Nhật Ký là của một người Hán, vì chỉ có người Hán mới làm thơ giỏi như vậy. GS Lê Hữu Mục muốn chứng minh Ngục Trung Nhật Ký không phải của Hồ Chí Minh, nhưng thật ra, là của Hồ Chí Minh, vì Hồ Chí Minh đích thị là người Tàu:

Trung thành, ta vốn lòng không thẹn
Lại bị hàm nghi làm Hán gian
Vốn biết là đời không dễ xử
Đến nay càng khó xử muôn vàn

Ngủ thì người Hán nào cũng lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền
Hiền dữ phải đâu là tính dữ
Phần nhiều do giáo dục mà nên

Trong bài thơ, Hồ Chí Minh bị hàm nghi là người Hán Gian. Khi ông ta viết như thế, có ý nghĩa Hồ Chí Minh là một người Hán tốt, không phải Hán gian. Chỉ có những kẽ tự nhận mình là người Hán mới viết câu: "Ngủ thì người Hán nào cũng lương thiện", trong khi đó, Hà Nội lại cố tình dịch sai:" Ngủ thì ai cũng lương thiện" để che dấu cái gốc Hán của Hồ Chí Minh. Vậy, đích thật Hồ Chí Minh là một người Hán, một gián điệp Tàu, cũng là tác gỉa của Ngục Trung Nhật Ký.

13) Quý vị để ý cho, sau những lần in tiền, bọn VC vẫn cứ tiếp tục in chỉ một mình Hồ Chí Minh trên những đồng tiền. Bộ đất nước mình chỉ có một tên Hồ Chí Minh? Còn biết bao tiền nhân anh hùng trong dòng lịch sử của dân tộc Việt Nam như Đức Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Quang Trung. Làm như thế chẳng khác nào xóa bỏ hết tất cả dòng đóng góp lịch sử của tiền nhân, chỉ vì nó liên quan đến 1.000 năm nô lệ giặc Tàu. Việc in bất cứ đồng tiền nào cũng là hình ảnh Hồ Chí Minh, để toàn dân ta mãi tôn thờ một tên gián điệp Tàu mà quên hết công lao của tiền nhân.

14) Quý vị nhìn vào Lời Nói Đầu của Bản Hiến Pháp 1992, cũng chẳng một lời nào nói đến giòng sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Họ phủ nhận những gía trị đóng góp của tiền nhân. Họ xem như đất nước ta chỉ mới thành lập từ năm 1930, khi Đảng CSVN ra đời. Bằng chứng, đại sứ Lê Công Phụng tại Mỹ đã từng tuyên bố rằng đất nước Việt Nam chỉ mới có vài chục năm, còn quá trẻ so sánh với Hoa Kỳ. Coi như đất nước Việt Nam này không phải là một Việt Nam khi xưa nữa, chắc đó cũng là ý của tên gián điệp Tàu.

15) Từ lúc Hồ Chí Minh làm chủ tịch nước cho tới lúc chết đi, chưa một lần Hồ Chí Minh bận quốc phục Việt Nam với áo dài khăn đóng, như cụ TT Ngô Đình Diệm, hay cụ TT Nguyễn Văn Thiệu. Hồ Chí Minh toàn bận đồ Tàu 4 túi, vậy Hồ Chí Minh là ai?

16) Khi giữ chức Chủ Tịch Nước, Hồ Chí Minh vẫn chưa từng một lần về thăm lại quê hương ở đất Nghệ An, nơi mà có bà con cô bác, giòng tộc của mình, vậy Hồ Chí Minh là ai?

17) Khi Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch Nước, Chị của Hồ Chí Minh là Nguyễn Thị Thanh có đến phủ chủ tịch để thăm hỏi thì Hồ Chí Minh không cho gặp mặt. Rốt cuộc chị Thanh đã bị giết chết một cách rất mờ ám, vậy Hồ Chí Minh là ai?

18) Hồ Chí Minh rất dở về tiếng Việt, viết di chúc sai tới sai lui, gạch xóa tùm lum, đầy lỗi chính tả. Điều này chúng ta cũng có thể khẳng định Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc.

19) Từ xưa đến nay, trong truyền thống văn hóa ngàn năm của Việt Nam, chưa từng dùng "Họ" để nói đến một người. Thí dụ, người ta thường gọi Tổng Thống Thiệu, TT Diệm, cụ Hương, chẳng ai gọi TT Nguyễn, TT Ngô, hay TT Trần. Ấy vậy, tại sao người dân phải gọi là "bác" Hồ? mà không phải là "bác" Minh?. Cái này là lấy văn hóa Tàu bỏ vào văn hóa Việt. Đây có thể từ chỉ thị của Hồ Chí Minh, bắt buộc các cấp dưới phải thi hành theo cái văn hóa Tàu. Tên nước hiện tại CHXHCNVN cũng theo văn hóa Tàu, thay vì VN là danh từ phải đứng trước, rồi mới tới tỉnh từ theo sau, thí dụ như Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

20) Theo cuốn sách "Từ Thực Dân Đến CS" của ông Hoàng Văn Chí, trang 79, có viết như sau: "Báo Daily worker, cơ quan của Đảng Cộng Sản Anh, đăng một tin vắn tắt, nói Hồ Chí Minh đã chết vì bệnh lao trong khám đường Hồng Kông nên cả mật thám Pháp lẫn CSVN đều tin là thực. Năm 1933, mật thám Pháp ghi vào hồ sơ Nguyễn Ái Quốc là đã chết ở Hồng Kông." Theo tài liệu của tác giả Thiên Nam, nguyên văn: "Trong tài liệu hồ sơ của Nguyễn Ái Quốc năm 1933 của Cảnh sát an ninh Pháp cũng ghi rõ ràng Nguyễn Ái Quốc bệnh chết đến nỗi 10 năm sau tình báo viên của Pháp báo cáo với chính phủ thực dân rằng Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở biên giới Trung-Việt. Chính phủ trả lời: "Vô lỳ, cái thằng điên đưa tin bậy bạ, đầu thập niên 30 (1930) Nguyễn Ái Quốc đã chết ở Hồng Kông rồi!". Theo link http://xoathantuong.tripod.com/td_vuanbuon.htm, bài viết có tựa đề "Vụ Án Buôn Vua Việt Nam Hồ Chí Minh" có phân tách rõ Nguyễn Ái Quốc đã bị bịnh lao tái phát nhiều lần. Thời thập niên 30, chưa có thuốc Streptomycine để chữa bệnh lao, làm sao ông có thể sống được khi bị bịnh nan y đó. Đây là điều vô lý nhất nếu nói Hồ Chí Minh sống sót bịnh ho lao. Lẽ dĩ nhiên Nguyễn Ái Quốc đã chết, và Tàu Cộng đã đưa tên gián điệp Hồ Chí Minh qua thay thế.

21) Nếu nói Nguyễn Ái Quốc còn sống sau khi bị lao, vậy Nguyễn Ái Quốc ở đâu và làm gì trong suốt gần 10 hoàn toàn biệt vô âm tín. Vì khi ông trở lại, Nguyễn Ái Quốc dùng tên mới là Hồ Chí Minh. Vậy ít ra Hồ Chí Minh phải kể với các đồng chí trong suốt 10 năm đó Hồ Chí Minh làm gì chứ. Chẳng ai biết trong suốt gần 10 năm đó Nguyễn Ái Quốc đã làm gì, thật quá vô lý, một người không biết ở đâu và làm gì trong suốt 10 năm dài, ngoại trừ Nguyễn Ái Quốc bây giờ đã đổì xác Hồ Chí Minh là một tên gián điệp Tàu, dùng 10 năm đó để học tiếng Việt và học nghề gián điệp.

22) Trước khi chết, Hồ Chí Minh có yêu cầu được nghe bài dân ca Tàu và Hồ Chí Minh có vẻ thích thú mỉm cười, đó là nụ cười sau cùng trước khi chết, vậy Hồ Chí Minh là ai?

Còn qúa nhiều nghi vấn về Hồ Chí Minh, tên gián điệp Tàu Hồ Chí Minh. Vào ngày 3 tháng 2 năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập các đại biểu cộng sản để thành lập ĐCSVN. Lúc đó, Nguyễn Ái Quốc được coi như một người lãnh đạo của ĐCSVN. Vậy tại sao Nguyễn Ái Quốc chưa từng giữ chức Tổng Bí Thư? Câu trả lời xác đáng, Nguyễn Ái Quốc bị bịnh lao, bị tù, và đã chết. Quý vị có thể vào link (http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A3ng_C%E1%BB%99ng_s%E1%BA%A3n_Vi%E1%BB%87t_Nam) để thấy rằng từ năm 1930 đến 1945, Hồ Chí Minh chưa từng giữ bất cứ chức vụ nào cho đến khi làm Chủ tịch nước năm 1945. Có thể Nguyễn Ái Quốc đã chết vào năm 1933 như ông giáo sư Hồ Tuấn Hùng bên Đài Loan viết sách. Rồi Nguyễn Ái Quốc được thay thế bằng một tên gián điệp Tàu, Hồ Chí Minh, trở lại hoạt động vào thập niên 1940.

Ðiều đáng chú ý, đây không phải lần đầu tiên Hồ Chí Minh bị bịnh lao, mà là lần thứ tư bị tái phát như sau:

Lần 1:Khi Hồ Chí Minh trốn khỏi Quảng Châu vào tháng 4/1927, Hồ Chí Minh qua Thượng Hải và Vladivostok để đến Moscow. Tại Moscow, như ta đã thấy, ông đã tìm kiếm hậu thuẫn để đến cơ sở mới tại Xiêm nhằm tiếp tục công việc mà Hồ Chí Minh đã bắt đầu tại Quảng Châu. Một phần của mùa hè năm ấy ông phải nằm viện ở Crimean để điều trị bệnh lao. (2)

Lần 2:Hồi ký của Ðặng Văn Cáp cho biết rằng Hồ Chí Minh lúc đó đã học được nghề thuốc Ðông y để giúp chữa bệnh cho dân địa phương]. (Có lẽ Hồ Chí Minh đã tìm cách chữa chạy chứng lao phổi của mình, vì sau này Hồ Chí Minh có kể với một đồng nghiệp người Việt tại Hồng Kông là Hồ Chí Minh đã bị bệnh hơn một năm ở Thái Lan, (Khoảng thời gian từ tháng 7/1928 - 11/1929) (3)

Lần 3:Trong số này, chỉ có bức thư ngày 2 tháng 9 năm 1930 là nằm trong văn khố của QTCS. Trong thư Hồ Chí Minh đã giải thích rằng vào ngày 13 tháng 8 năm 1930 Hồ Chí Minh đã bị một cơn lao phổi, một thứ bệnh mà Hồ Chí Minh tường thuật là đau phổi và nôn ra máu, vô cùng yếu đuối và mệt mỏi. (4)

Mỹ Linh.