søndag 7. februar 2010

Mang Bọn Tội Phạm Việt Cộng Ra Trước Công Lý

Mang Bọn Tội Phạm Việt Cộng Ra Trước Công Lý.


Ngày 16-10-1998, cảnh sát Thủ Đô Luân Đôn của Anh quốc đã bắt giữ Tướng Augusto Pinochet của Chile (Chí lợi) trong khi ông này đang viếng thăm Anh quốc. Cảnh sát Luân Đôn đã thi hành trát bắt giữ được ban hành bởi một thẩm phán người Tây Ban Nha. Nhà cựu độc tài Pinochet đã bị một toà án Tây Ban Nha truy tố về những tội ác mà ông ta đã phạm trong 17 năm cầm quyền tại Chile. Toà án của Anh quốc đã bác bỏ khiếu nại của Tướng Pinochet về quyền miễn tố đối với ông ta. Đòi hỏi được xét xử tại Chile của ông ta cũng bị toà án bác bỏ. Toà án của Anh quốc đã phán quyết rằng ông Pinochet có thể bị dẫn độ sang Tây Ban Nha. Tuy nhiên, sau đó - vì lý do sức khoẻ - ông ta được trả về Chile để bị xét xử.

Điểm cần nêu bật ở đây là một vị thẩm phán của một toà án Tây Ban Nha đã có quyền ban hành trát bắt giữ ông Pinochet về những tội ác mà ông ta đã phạm hầu hết trên lãnh thổ Chile đối với người dân Chile. Vị thẩm phán Tây Ban Nha đã thi hành quyền xét xử phổ biến theo đúng luật pháp quốc tế. Quyền xét xử phổ biến cho phép tất cả các quốc gia trên thế giới có quyền và cũng là bổn phận phải điều tra và xét xử những tội ác có tính quốc tế (international crimes) diễn ra tại bất cứ nơi nào trên thế giới, bất kể cương vị và quốc tịch của kẻ phạm tội. Mục đích tối thượng của quyền xét xử phổ biến là nhằm bảo đảm rằng trên thế giới sẽ không còn nơi dung thân cho những kẻ phạm những tội ác có tính quốc tế mà cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm.

Theo luật pháp quốc tế, những tội ác có tính quốc tế bao gồm tội ác diệt chủng (the crime of genocide), tội ác chiến tranh (war crimes), tội ác chống nhân loại (crimes against humanity), tội hành quyết phi pháp (extrajudicial executions), tội thủ tiêu mất tích người (enforced disappearace of persons) và tội tra tấn (torture). Tất cả những tội ác này đã được dự liệu tại Đạo Luật Rome (The Rome Statute). Những tội ác kể trên là những tội đại hình có tính quốc tế, đe doạ đến nền hoà bình và sự an ninh của thế giới và không thể không bị trừng phạt.

Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, ranh giới giữa các quốc gia đã mờ nhạt đi, với ý niệm thế giới là một ngôi nhà chung của nhân loại. Do đó, khi một quốc gia đưa ra những phán xét về những tội ác có tính quốc tế đang diễn ra tại một quốc gia khác, điều này không thể được xem là vi phạm vào công việc nội bộ của quốc gia khác như bọn tội phạm Việt Cộng thường ngoan cố biện bạch. Trái lại, đây là một trách nhiệm liên đới và là một bổn phận của đạo đức và lương tri.

Các trát bắt giữ trên đây đã đánh dấu một bước ngoặt có tính lịch sử trong tiến trình pháp lý quốc tế rằng trong thế giới ngày nay không có nơi nào là chỗ trú ẩn an toàn cho những kẻ phạm những tội ác có tính quốc tế. Những tên đầu sỏ Việt Cộng đang phạm những tội ác chống nhân loại như ngược đãi tôn giáo… có tổ chức quy mô tại Việt Nam sẽ phải đối diện với công lý.

Kể từ sau đệ nhị thế chiến, đã có hơn 15 quốc gia đã hành xử quyền xét xử phổ biến để điều tra và xét xử những kẻ phạm những tội ác có tính quốc tế gồm có Úc Đại Lợi, Áo, Bỉ, Gia Nã Đại, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hoà Lan, Na Uy, Senegal, Tây Ban Nha, Anh, Hoa Kỳ…Ngoài ra, còn có 125 quốc gia đã hành xử quyền xét xử phổ biến cho ít nhất là một trong những tội ác có tính quốc tế nói trên. Tất cả những quốc gia trên đây đã tu chính luật pháp quốc gia để có thể xét xử những tội ác có tính quốc tế.

Căn cứ vào những điều trình bày trên đây, Việt Cộng, bọn thủ phạm của những tội ác có tính quốc tế, có thể bị truy tố và xét xử tại bất cứ quốc gia nào trên thế giới có áp dụng quyền xét xử phổ biến. Đối với những quốc gia có thi hành quyền xét xử phổ biến, việc điều tra và xét xử những tội ác có tính quốc tế là một quyền hạn và cũng là một bổn phận (obligation).

Căn cứ vào quyền hạn và vai trò của nạn nhân được trình bày trên đây, các tổ chức của cộng đồng người Việt quốc gia trên khắp thế giới nên tiến hành các thủ tục pháp lý để mang bọn tội phạm Việt Cộng ra trước công lý. Không bút mực nào có thể kể hết tội ác của Việt Cộng đối với dân tộc Việt Nam trong 80 năm nay. Tuy nhiên sau đây là hai tội ác chống nhân loại có tính thời sự cấp thiết mà Việt Cộng đang vi phạm có tổ chức quy mô với một thái độ ngoan cố, thách thức và nhạo báng công luận và luật pháp quốc tế. Hai tội ác này được dự liệu tại Đạo Luật Rome.

Căn cứ vào định nghĩa trên đây, những vụ ngược đãi tôn giáo dã man đang diễn ra công khai và thách thức lương tâm nhân loại tại chùa Bát Nhã và giáo xứ Đồng Chiêm - sưốt mấy tháng nay và còn đang tiếp tục - trước sự chứng kiến của toàn thể nhân loại qua các phương tiện truyền thông toàn cầu đã chứng minh một cách hùng hồn, không thể chối cãi rằng lũ Việt Cộng đang phạm tội ác chống nhân loại một cách man rợ. Nhân chứng và vật chứng của tội ác này đã được các hãng thông tấn quốc tế và các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới thu thập đầy đủ và được phổ biến liên tục hàng ngày trên các hệ thống thông tin toàn cầu. Các tổ chức quốc tế và các chính phủ trên thế giới đã gay gắt lên án tội ác ngược đãi tôn giáo dã man này. Ba tên Nông Đức Manh, Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng là thủ phạm của tội ác chống nhân loại này, một tội ác có tính quốc tế mà bất cứ một toà án nào trên thế giới cũng có quyền truy tố và xét xử theo luật pháp quốc tế về quyền xét xử phổ biến.

Ngoài ra, phiên toà mới diễn ra tại Sàigòn ngày 20/1/2010 đã “kết án và bỏ tù” bốn nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung từ 5 năm tới 16 năm tù là một trò hề, riễu cợt công lý bởi vì đây là một phiên toà được dàn dựng theo kiểu toà án Kangaroo của bọn thảo khấu. Tính cách Kangaroo - có nghĩa là tính phi pháp - của phiên toà này đã bị dư luận khắp nơi trên thế giới kết án. Trong một thông cáo báo chí của Amnesty International được phổ biến khẩn cấp ngày 20/1/2010, ngay sau khi phiên toà kết thúc, ông Brittis Edman đã gọi phiên toà Kangaroo này là một phiên toà hoàn toàn nhạo báng công lý. “The trial made a complete mockery of justice”. Ngày 23/1/2010, khi trả lời cuộc phỏng vấn của RFA do phóng viên Hà Giang thực hiện, Bà Janice Beanland của Amnesty International đã trả lời nguyên văn như sau: “Janice Beanland: Diễn tiến phiên toà cho chúng tôi thấy rất đáng nghi ngờ là các bị can đã được xem là vô tội cho đến khi họ bị buộc tội. Trong một vụ án quan trọng như thế, mà các quan toà chỉ thảo luận vỏn vẹn trong 15 phút để rồi đưa đến một bản án phải mất 45 phút mới đọc xong, thì đây rõ ràng là những dấu chỉ cho thấy việc kết tội cũng như bản án đã được định đoạt trước. Điều này hoàn toàn vi phạm nguyên tắc căn bản là các bị cáo phải được xem là hoàn toàn vô tội cho đến khi được xét xử.”

Toà án của Việt cộng thực chất chỉ là một công cụ đàn áp của băng đảng Việt Cộng. Chúng tuyên bố rằng phiên toà xét xử công khai, nhưng thân nhân của các bị cáo cũng không được vào phòng xử án. Hai quan sát viên của Hội Luật Sư Thế Giới (the International Bar Association) được gửi đến quan sát phiên toà cũng không được tham dự. Tóm lại, kết án bốn nhà hoạt động dân chủ 33 năm tù và 14 năm quản chế qua một phiên toà Kangaroo chỉ diễn ra trong tám tiếng đồng hồ, là một trò hề thách thức lương tri loài người. Sự giam cầm họ là phi pháp và là một tội ác chống nhân loại. Thủ phạm của tội ác có tính quốc tế này cũng là ba tên Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng.

Các phiên toà trước đây xử Linh Mục Nguyễn Văn Lý, các Luật Sư Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài…cũng là các phiên toà xét xử theo kiểu toà án Kangaroo của bọn thảo khấu sống ngoài vòng pháp luật. Trong các phiên toà Kangaroo, các bản án đều do những tên cầm đầu bọn thảo khấu quyết định trước.

Như đã trình bày trên đây, ngày nay, tất các toà án quốc gia đều có nhiệm vụ bảo vệ công lý trên toàn thế giới bằng cách truy tố và xét xử những tội ác có tính quốc tế diễn ra tại bất cứ nơi nào trên thế giới. Nếu chúng ta khởi tố bọn tội phạm Việt Cộng, chắc chắn một toà án quốc gia như toà án Tây Ban Nha hay Argentina sẽ thụ lý để mang lại công lý cho các nạn nhân của chúng.
Tội ác phải bị trừng phạt.

Đổ Ngọc Uyển

Ingen kommentarer: