onsdag 29. oktober 2014
Người Việt Và Tình Yêu Quê Hương
Người Việt Nam xuất xứ làm nghề nông. Cuộc sống gắn liền với mảnh ruộng, ao làng, lũy tre, mái nhà hương hỏa. Khác với giống dân du mục rày đây mai đó, người Việt Nam không thích phải đi xa, không có nhu cầu phiêu lưu mạo hiểm tìm những cái mới. Người Việt Nam thích cái gì bình lặng, yên ổn, thích cuộc sống hiền hòa.
Nhưng nước Việt Nam không may mắn lại luôn phải trải qua chiến tranh. Hết chiến tranh ngoại xâm lại đến nội chiến tương tàn. Ngày nay hết chiến tranh ngoài chiến trường thì lại rơi vào cuộc chiến ý thức hệ khốc liệt nhất.
Nhi vừa may mắn vừa bất hạnh sanh ra là người miền Nam có ông bà, cha mẹ là người của chế độ dân chủ đầu tiên, mặc dù non trẻ và khiếm khuyết, của VNCH. Được nuôi dạy trong gia đình bằng một ý thức hệ cởi mở, phóng khoáng, nhân bản. Nhưng bước ra đường, đi đến trường lại bị cưỡng bức nhồi nhét một thứ ý thức hệ cứng ngắc, một chiều, đầy giả dối và ngấm ngầm độc ác. Thật khó mà sống được trong cái môi trường đó. Con cá cần nước sạch nhưng lại phải bơi trong nước cống mỗi ngày thì một là nó phải đột biến để thích nghi, hai là nó phải tìm đường vượt thoát, còn không thì ba là nó chết .
Đó là vì sao người VNCH chân chính không thể nào sống chung với cộng sản, họ không muốn mà cũng không có khả năng đột biến để thích nghi.
Có nhiều người nói: đi ra được nước ngoài, có đời sống thành đạt sung sướng quá rồi. Lâu lâu đem tiền đô về VN ăn chơi thoải mái. Sao không chịu hưởng mà còn chống đối làm chi cho mệt.
Xin thưa, đối với Nhi, ngày nay Việt Nam không phải là quê hương đúng nghĩa để mình trở về.
Không có thứ quê hương nào mà ngay từ cổng phi trường đã bị trấn lột phải hối lộ vài chục đô để được yên thân và mau chóng đi qua. Không có thứ quê hương nào mà về đi ra chợ mua đồ thì bị tính tiền gấp đôi, gấp ba vì nhìn giống " Việt Kiều ". Cũng không có cái thứ quê hương gì mà công an chăm chăm tìm cách tịch thu hộ chiếu của mình để lấy tiền chuộc. Càng không có cái thứ quê hương nào mà khi mình lên tiếng bênh vực một người nghèo bị ăn hiếp giữa đường thì bị bắt về đồn và sau đó phải cầu cứu nhân viên tòa đại sứ ...
Đó không phải là quê hương, mà là một cơ hội để moi tiền " khúc ruột ngàn dặm ". Không có một chút xíu gì cái tình yêu thương chào đón một người thân đi xa trở về. Nhi yêu quê hương mình, nhưng phải là quê hương đúng nghĩa kìa.
Vì vậy cho dù có sung sướng thành đạt, và có tốn bao nhiêu thời gian đi nữa, Nhi vẫn sẽ cố gắng làm mọi thứ, để tìm lại quê hương đích thực của mình.
Nguyễn Ngọc Nhi.
NHỮNG QUẢ NHO… DỮ DỘI !
Đất nước tôi, một rẻo đất tẻo teo khốn khó nép mình bên rìa Thái Bình Dương quan năm giông bão, của cả trời đất lẫn nhân sinh, trong suốt gần một thế kỷ, chưa có một ngày đứng gió.
Mỗi
một mười năm, là một cơn dâu bể đầy khinh ngạc của kiếp người, của dân
tộc. Không cơn dâu bể nào giống cơn dâu bể nào, ngoài một điểm chung duy
nhất: niềm đau.
Những người sinh ra vào khoảng năm 20 phải chứng kiến đất nước bị xâm lăng và đô hộ. Một đất nước không chùn bước trước vó ngựa Nguyên Mông, bỗng một ngày trở thành thuộc địa, đó, chẳng phải là một biến cố lớn ?
Nhưng chỉ 10 năm sau đó, những người sinh ra thời 30, phải chứng kiến cảnh đau thương hơn nhiều lần: đất nước chia đôi, nồi da nấu thịt. Súng của ngoại bang chĩa vào da thịt người mình. “Xương chất đầy đồng, máu chảy thành sông”. “Niềm đau” có là một từ quá nhẹ ?
Mười năm sau, hơn hai triệu con người người sinh vào những năm 40 phải gồng gánh nhau, dắt díu nhau bỏ lại nhà cửa ruộng vườn, bỏ lại phần mộ tổ tiên để chạy loạn. Dân tộc tôi chứng kiến một cuộc di cư lớn chưa từng có trong lịch sử. Và nếu không phải do bị cấm cản, cuộc thiên di ấy có lẽ sẽ còn vĩ đại hơn nhiều. Và như thế, dân tộc tôi đã bắt đầu rách bào, chia đôi, bắt đầu viết những trang sử sau đó bằng nước mắt và bằng máu.
Những người sinh khoảng năm 50, ngắn gọn là: một dân tộc, hai định mệnh ! Tôi không còn chữ nghĩa nào hơn để diễn tả nỗi bất hạnh cùng cực ấy.
Những người sinh khoảng năm 60, chứng kiến sự sụp đổ của một thể chế, sự tái thống nhất một đất nước, và sự chia đôi vĩnh viễn của lòng người. 40 năm qua đi mà vết cứa vẫn rịn máu tươi. Vết thương lòng chưa thấy ngày se mặt.
Những người sinh khoảng năm 70 có cơ hội chứng kiến cuộc thiên di thứ 2 trong lịch sử. Hàng triệu triệu con người phải mạo hiểm tính mạng bản thân, gia đình, để tháo chạy khỏi quê hương. Đất nước tôi đó, những năm tháng lầm than, kêu trời không thấu, kêu đất chẳng nghe. Dân tộc tôi lạc lõng, bơ vơ như những con thuyền lênh đênh trên biển.
Và những người sinh vào những năm 80, là tôi đây, 10 năm sau cái gọi là “giải phóng”, những-tháng-năm-cấm-vận. Có lẽ ký ức tuổi ấu thơ là những ký ức hằn dấu nhất, ám ảnh nhất của một đời người.
Tôi
nhớ hoài mẹ tôi, bà đáng ra còn trẻ lắm, mà dáng đã còm cõi, bà bòn
từng đồng, lo chạy bữa cho con. Có những ngày trời mưa, mẹ tôi ngồi co
ro bên vệ đường, gánh hàng quạnh hiu. Bà chẳng lo mình sẽ nhiễm phong
hàn, chỉ lo làm sao ? Cho đủ sống !
Có
đất nước nào khốn nạn như đất nước tôi ? Có bà mẹ nào khốn nạn như mẹ
tôi, người mẹ Việt Nam ? Tôi lớn lên, mang theo trong tiềm thức vóc dáng
mẹ tôi, còm cõi như đòn gánh, co ro như một dấu chấm hỏi. Một dấu chấm
hỏi xiêu vẹo trong những ngày mưa.
Tuổi thơ tôi gắn với những ngày mưa Sài Gòn, xoong chảo nồi niêu, có gì… hứng nấy bởi cái mái tôn nhà tôi… “đưa ánh nắng vào nhà” (mẹ tôi bảo thế), đêm nằm có thể nhìn thấy trăng sao. Những khi trời trở bão, gió giật từng cơn, tôi sợ sấm sét chui qua lỗ đinh vào nhà.
Tôi nhớ đôi dép cọc cạch, bên trái con trai, bên phải con gái, mẹ tôi bảo dép “uyên ương”. Chiếc bên trái là của anh Hai để lại, chiếc bên phải mới là của tôi. Và cả hai chiếc đều vá chằng vá đụp, bằng chỉ bố, mẹ để dành từ quân phục của ba. Quần áo mới chỉ được bận 3 ngày tết, và cũng là của anh hai tôi để lại. Mẹ luôn mua rộng ra mấy tuổi, anh Hai bận chật rồi đến phiên tôi. Quần áo của con trai đấy, nhưng chỉ cần mới, chỉ cần không… vá đít là đủ hấp dẫn rồi!
Và quả nho, những quả nho… dữ dội nhất của tuổi thơ tôi.
Tết
năm đó,
chỉ duy nhất Tết năm đó, mẹ tôi mua nho Mỹ về biếu nội. Những quả nho
mẹ chắt chiu từ gió sương của cả năm trời, gom góp lại để biếu mẹ chồng
dịp Tết đến. Những quả nho mập ú, căng tròn, hệt như trong phim Mỹ,
giống y chang mấy chùm nho… giả, loại những quán sinh tố trong xóm hay
treo làm cảnh.
Trời ơi ! Giòn ! Mọng ! Ngọt !
Mẹ
đã dặn đi dặn lại không được ăn, mẹ còn cất tuốt lên nóc tủ. Vậy mà mấy
trái nho như có ma lực, cái đứa tôi như bị thôi miên! Tôi lén trộm một
trái.
Trời
ơi ! Ngon ! Rồi 1 trái nữa, rồi trái nữa ! Từng trái, từng trái một, như
một kẻ đã hoàn toàn mông muội, không còn có thể cưỡng lại được sự quyến
rũ phát ra từ mấy trái nho. Mẹ sẽ đánh nát tay tội ăn vụng, tôi nghĩ,
tay… vẫn tiếp tục công cuộc… mưu cầu hạnh phúc.
Cảm
giác tôi lúc đó vừa hoảng loạn, vừa lo sợ, vừa… sung sướng, vừa sung
sướng, vừa hoảng loạn sợ hãi. Tột cùng của sự hoảng loạn sợ hãi là khi
chùm nho của mẹ chỉ con trơ lại cọng. Khốn nạn thân tôi ! Rồi tôi sẽ phải
sống tiếp phần… ngày còn lại ra sao đây ?
Vậy
mà mẹ không đánh tôi. Bà chỉ ôm tôi vào lòng… và khóc, khóc gào lên,
khóc trào ra. Khóc như một đứa trẻ. Mẹ tôi đó. Ôm con vào lòng, gào khóc
lên như trút hết hơi sinh vào từng tiếng nấc.
Năm tháng qua đi, cuộc đời mang lại cho tôi thừa mứa. Giờ tôi muốn ăn gì thì ăn, muốn đi đâu thì đi, muốn mua gì thì mua. Tôi ngán đủ thứ, chả muốn ăn gì, chỉ còn ăn được mỗi nho. Bởi với nho, tôi không ăn bằng trực giác, mà thưởng thức bằng mùi vị của ký ức. Và vì với nho, tôi mua được một vé đi tuổi thơ. Hai mươi mấy năm trôi qua, ký ức vẫn chưa ráo mực. Mỗi lần ăn nho, tôi thấy mình bé lại, và được một bàn tay vô hình kéo tuột về thủa ấy, những-năm-tháng-cấm-vận.
Tôi chỉ là một cá nhân, một cá thể, trong một tập thể những con người thế thệ 8x. Và chỉ là 1 thế hệ, trong nhiều thế hệ con người. Nhưng nói như một nhà văn Nga: “Cây đời có hàng triệu chiếc lá, và nói về một chiếc lá, là cũng đang nói về hàng triệu chiếc lá khác."
Cứ mỗi mươi năm, con Tạo quái ác xoay vần, là dân tộc tôi lại được gán cho một định mệnh mới. Tôi đã nghe rất nhiều người bảo tôi “thời em sướng rồi, thời của anh khổ lắm”, còn tôi, tôi chỉ thấy thời nào cũng khổ. Và chẳng cái khổ nào giống cái khổ nào. Cái nào cũng “đặc thù” và cái nào cũng “nhất”!
Người mình khổ quá, đất nước mình đau thương quá. Phải không mẹ ? Phải không anh ?
Nancy Nguyễn.
lørdag 25. oktober 2014
Tinh Thần Cộng Hòa Vẫn Tồn Tại
Mặc dù Việt Nam Cộng Hòa không còn tồn tại nhưng sinh họat và tinh thần cộng hòa đã ăn sâu vào cách suy nghĩ của người miền Nam.
Tinh thần này đã được truyền cho thế hệ tiếp nối và lan tỏa khắp nơi.
Trong nước tại miền Nam các thế hệ đi trước đã kể cho con em họ về lịch
sử của họ và của Việt Nam Cộng Hòa.
Ngày ban hành Hiến Pháp, đạo luật tối thượng thiết đặt nền tảng, kỷ cương cho Đất Nước. Dù bị nạn thực dân - cộng sản qua phân ( Là chia
cắt: Thực dân Pháp a tòng với cộng sản Hồ - Đồng chia đôi Đất Nước Việt
Nam!), trong ý thức, tình tự dân tộc, Quân – Dân – Chánh Miền Nam vẫn
nhìn nhận: Lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa chạy dài từ Ải Nam Quan đến mủi Cà
Mau, Độc lập – Thống nhất, bất khả phân.
Lời Mở đầu Hiến pháp lẫm liệt viết:
Tin
tưởng ở tương lai huy hoàng bất diệt của Quốc Gia và Dân Tộc Việt Nam mà
lịch sử tranh đấu oai hùng của tổ tiên và ý chí quật cường của toàn dân.
Vá Điều 1 minh thị xác định:
Việt Nam là một nước Cộng Hòa, Độc Lập, Thống Nhất, lãnh thổ bất khả phân.
Đó là tinh thần Dân Tộc theo truyền thống Bình Ngô Đại Cáo:
“ Như nước Việt ta từ trước vốn xưng văn hiến đã lâu. Sơn hà cương vực đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Đinh, Lê, Lý, Trần gây nền độc lập cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương.”
Về yếu tính Nhân Bản, hiến pháp cũng long trọng cam kết:
Tin tưởng ở giá trị siêu việt của con người mà sự phát triển
tự do, điều hòa và đầy đủ trong cương vị cá nhân cũng như trong đời
sống tập thể phải là mục đích của mọi hoạt động Quốc Gia.
Điều 12:
Đời tư, gia đình, nhà cửa, phẩm giá, và thanh danh của mọi người dân phải được tôn trọng.
Về vấn đề Dân cChủ, ngày nay, sống dưới chế độ độc tài toàn trị việt
cộng quá lâu, giới trẻ may nhờ cuộc cách mạng truyền thông điện tử, tìm
thấy được ý niệm căn bản về thể chế dân chủ, thường nêu cao định chế Tam
Quyền phân lập, Dân chủ pháp trị, Đa nguyên, đa đảng.
Ít người biết rằng, hai nền Việt Nam Cộng Hòa đã từng vượt lên trên
quan niệm phân quyền hiến định. Và đã long trọng thiết đặt yếu tính “
Dân Chủ Phân Nhiệm “ trên cả hai bản Hiến pPháp VNCH:
Điều 2 Chủ quyền thuộc về toàn dân.
Điều 3 Quốc Dân ủy nhiệm vụ hành pháp cho Tổng Thống dân cử, và nhiệm vụ lập pháp cho Quốc Hội cũng do dân cử.
Sự phân nhiệm giữa hành pháp và lập pháp phải rõ rệt. Hoạt động của các cơ quan hành pháp và lập pháp phải được điều hòa.
Điều nầy thật trọng yếu nhằm bảo đảm tính chất dân chủ vững chắc và có
thực chất của thể chế VNCH khi xác định: Chủ quyền thuộc về toàn dân.
Quốc Dân “ ủy nhiệm vụ “ cho các chức chưởng, định chế quốc gia thực
hiện nhiệm vụ do quốc dân giao phó chớ không phải tự thân các chức
chưởng, định chế ấy ban bố quyền hạn cho toàn dân.
Hiện tại, tương quan giữa các ngành Hành Pháp – Lập Pháp – Tư Pháp Hoa
Kỳ vẫn đặt trên căn bản “ Cân bằng Quyền lực “ ( Balance of Powers ).
Năm mươi tám năm ( 58 ) về trước, Hiến pháp VNCH đã đặt định “ Hoạt động của
các cơ quan hành pháp và lập pháp “ phải được điều hòa .” Nghĩa là các
ngành hoạt động điều hành công việc quốc gia có bổn phận phải thu xếp ổn
thỏa để cho bộ máy nhà nước hoạt động được điều hòa, không để va chạm
rối loạn, chớ không chỉ tiêu cực cân bằng quyền lực.
Một Quốc Gia VNCH non trẻ, được thiết dựng trên căn bản trội yếu về
hiến chế và điều hành giữa thời chinh chiến điêu linh mà đã đạt được một
số thành tựu đáng kể như vậy cũng là niềm hãnh diện cho sĩ phu Miền Nam
nước Việt.
Hơn thế nữa, những ngày cuối cùng của Miền Nam, trong khi giặc cộng kéo
gấn đến dưới chân thành, sĩ phu Miền Nam vẫn còn thao thức hội thảo đặt
vấn đề: Dân Chủ Pháp Trị hay Đức Trị? Là phụ mẫu chi dân hay dân chi
phụ mẫu?!
Hởi ôi, nền VNCH như đứa bé mới học đi vừa vững chân trên nền Dân Chủ
Pháp Trị đã chực chạy lên Dân Chủ Nhân Bản và tiến đến mức cao xa ĐứcT rị!
Hai nền VNCH non trẻ ấy, như tuổi thanh xuân mơ mộng, hăm hở tiến vào nền văn minh thời đại thật đáng yêu.
Còn như ngày nay, giữa thời kỳ chủ nghĩa xã hội đen tối, chỉ một nền
Cộng Hòa Tam Quyền phân lập đơn sơ, khiêm tốn vẫn chỉ là “ một viễn
tưởng “ ở ngày mai, nghĩ cũng thật là thảm cho Đất Nước và Dân Tộc!
Nguyễn Nhơn.
Ở Tù Hay Lưu Vong ?
Việc CSVN thả tù nhân lương tâm là điều khích lệ cho những ai đang dấn thân tranh đấu cho quê hương vì họ biết rằng thế giới không quên những khao khát tự do, dân chủ của dân Việt.
Sự
kiện ông Hải được thả là kết quả của những vận động từ cộng đồng người Việt
hải ngoại, đặc biệt là tại Hoa Kỳ, và các tổ chức nhân quyền quốc tế
với chính phủ Mỹ nhằm đem lại ảnh hưởng tích cực trong khi hai nước đang
có những bước tiến để nâng quan hệ lên tầm mức cao hơn.
Trường
hợp ông Hải bị án tù 12 năm với tội danh “Tuyên Truyền Thống Nhà Nước”
đã được chính giới Mỹ quan tâm từ nhiều năm qua. Tổng thống Barack Obama
phát biểu trong ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới 2012 đã nhắc đến Điếu Cày
như một thí dụ về sự thiếu tự do báo chí ở nhiều nơi trên thế giới.
Ông
Hải cũng đã được Hội Bảo vệ Ký giả (Committee to Protect Journalists)
và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) trao giải tự do báo
chí.
Trước những yêu cầu của Washington, Hà Nội thả Điếu Cày, như một tín
hiệu tích cực để đáp lại việc Hoa Kỳ nới lỏng chính sách cấm bán vũ khí
sát thương cho CSVN, để dễ dàng hơn cho Hà Nội trong việc thương
thảo gia nhập TPP và xa hơn là để tạo cơ hội thuận tiện cho Tổng thống
Barack Obama ghé thăm Việt Nam trước khi hết nhiệm kỳ.
Từ bao năm qua, trước công luận và những yêu cầu của thế giới, Hà Nội
luôn nói rằng họ không giam tù chính trị, mà chỉ bỏ tù những ai phạm
luật.
Những tù nhân chính trị ở Việt Nam, các tổ chức bảo vệ nhân quyền gọi là “Tù Nhân Lương Tâm”, đã vi phạm những điều luật nào ?
Tòa
án CSVN thường dùng các điều 79, 88 và 258 để kết án những
ai phát biểu quan điểm bất đồng với nhà cầm quyền. Họ bị kêu án với tội danh
tuyên truyền chống phá nhà nước, âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân hay
lợi dụng tự do dân chủ để phá hoại tình đoàn kết dân tộc.
Thực
tế họ đã làm gì phạm luật ? Điếu Cày xuống đường biểu tình chống Trung
Quốc, thành lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do. Basam Nguyễn Hữu Vinh làm blog
tổng hợp tin tức. Tạ Phong Tần, Phan Thanh Nghiên, Việt Khang, Nguyễn
Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Bùi Thị Minh Hằng phản đối Trung Quốc hung
hăng trên biển.
Trần
Khải Thanh Thủy, Lê Quốc Quân bênh vực dân oan, nêu lên những tệ nạn xã
hội. Những chức sắc tôn giáo Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Công Chính đòi tự do
tôn giáo.
Nhờ can thiệp của quốc tế nhiều người đã được thả. Riêng Tạ Phong Tần,
Bùi Minh Hằng, Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Lý vẫn còn bị giam giữ.
Đối
với người trong nước Hà Nội sẵn sàng bỏ tù, sách nhiễu, cấm cản di
chuyển. Với người Việt hải ngoại, Hà Nội phản bác lại việc tranh đấu cho
một nước Việt Nam tự do dân chủ bằng cách nối kết những hoạt động này
với biểu tượng cờ vàng.
Truyền
thông trong nước cũng thường đưa ra lập luận rằng người hải ngoại tranh
đấu chỉ vì muốn khôi phục lại chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
Trong
thập niên 1980 và đầu 90 những người lên tiếng cho tự do, nhân quyền
tại Việt Nam là nhiều người đã có những gắn bó với sinh hoạt tại miền
Nam trong hai mươi năm, như Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Văn Huy, Chân Tín,
Đoàn Thanh Liêm, Nguyễn Đan Quế.
Sau
có những tiếng nói từ miền Bắc của Trần Xuân Bách, Phan Đình Diệu, Trần
Độ, Dương Thu Hương; hay từ những người miền Nam từng theo cộng sản như
Nguyễn Hộ, Hà Sĩ Phu, Bảo Cự, Tạ Bá Tòng, Lữ Phương.
Khoảng
mười năm trở lại đây, nhiều bạn trẻ từ mọi miền đất nước đã dấn thân
tranh đấu: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), Huỳnh Thục Vy, Đinh Nguyên
Kha, Phan Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương.
Họ
không có liên hệ đến quá khứ chiến tranh mà lớn lên trong một đất nước
gọi là "Thống Nhất". Sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, dù thông tin
bưng bít, dù bị tuyên truyền, nhưng họ đã nhìn ra những sai lầm trong
chính sách, những bất công trong xã hội và có những trăn trở về sự độc
lập, vẹn toàn lãnh thổ.
Họ
nhận ra rằng quyền căn bản của dân ghi trong Hiến Pháp đang bị chà đạp.
Họ nhìn thấy nguy cơ đất nước bị Trung Quốc xâm chiếm ngày một lớn. Họ
đã lên tiếng. Họ muốn bày tỏ lòng yêu nước.
Và
nhiều người đã phải vào tù. Nếu chưa bị bắt thì bị quấy nhiễu trong
công việc, gia đình bị bao vây nhiều phía, từ đi lại đến đời sống kinh
tế. Nhiều người khác bị buộc phải sống lưu vong.
Trong
thập niên 1990, những người tù như Đoàn Viết Hoạt, Đoàn Thanh Liêm bị
trục xuất khỏi Việt Nam trong khi đang thi hành bản án do nhà nước áp
đặp lên.
Mấy
tháng trước Cù Huy Hà Vũ đã bị trục xuất sang Hoa Kỳ. Hà Nội
lại đưa Điếu Cày Nguyễn Văn Hải thẳng từ nhà tù ra sân bay để đi Mỹ.
Xã
hội Việt Nam ngày nay có tiến bộ và cởi mở hơn so với những năm ngay
sau chiến tranh, nhưng cách đối xử của nhà cầm quyền CSVN với
những người bất đồng chính kiến, với tù nhân lương tâm vẫn không thay
đổi.
Điều 4 Hiến Pháp của CSVN nay không phù hợp xu thế thời đại. Các điều 79, 88, 258 luật hình sự là phản tiến bộ.
Qua
các vụ xử tù nhân lương tâm, những ép buộc người bất đồng chính kiến
phải lựa chọn ở tù hay lưu vong, như sự kiện Điếu Cày Nguyễn Văn Hải,
thì Hà Nội khó có được một cái nhìn thiện cảm của thế giới.
Bùi Văn Phú.
mandag 20. oktober 2014
Dịch Bệnh Do Virus Ebola
Trước diễn biến rất phức tạp của dịch bệnh do virus Ebola, 8.376 trường hợp mắc trong đó 4.024 tử vong, Văn Phòng Ðáp Ứng Khẩn Cấp (EOC) tiếp tục họp khẩn với Bộ Y Tế.
Văn Phòng Ðáp Ứng Khẩn Cấp: Phòng chống dịch bệnh virus Ebola vẫn tiếp tục tăng nhanh đặc biệt tại 3 quốc gia thuộc nhóm nước có dịch bệnh lan truyền rộng. Cụ thể: Guinea, Leberia, Sierra Leone (8.376 trường hợp mắc trong đó 4.024 tử vong).
Thế giới cũng đã ghi nhận 2 nhân viên y tế nhiễm virus Ebolatại
Tây Ban Nha (ngày 06/10/2014) và tại Mỹ (ngày 12/10/2014). Đây là những
trường hợp nhiễm bệnh do virus Ebola đầu tiên ngoài khu vực đang lưu
hành dịch bệnh.
Tại
cuộc họp khẩn diễn ra chiều 13/10, đại diện Văn phòng Đáp Ứng Khẩn Cấp
cho rằng, chưa có bằng chứng khoa học để xác định việc thay đổi phương
thức lây truyền từ người sang người cũng như từ người sang động vật theo
đường không khí.
Theo
đại diện Văn Phòng Đáp Ứng Khẩn Cấp, nhân viên y tế tại Mỹ nhiễm virus
Ebola khi chăm sóc bệnh nhân có thể là những sơ suất hoặc chưa tuân thủ
đúng các biện pháp phòng hộ và đang tiếp tục nghiên cứu để xác định rõ
nguyên nhân đối với trường hợp này.
Các
chuyên gia nhận định dịch Ebola có thể xâm nhập Việt Nam do người lao
động, hành khách nhập cảnh Việt Nam từ các nước vùng dịch.
Đại
diện WHO đánh giá, với sự hỗ trợ của WHO, Nhật Bản, Việt Nam hoàn toàn
có thể thực hiện xét nghiệm xác định Ebola trong nước. Tiếp tục thực
hiện công tác truyền thông đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, nhưng
không làm nhân dân hoang mang trước tình hình dịch bệnh.
Các
chuyên gia thống nhất, rà soát tất cả các quy trình, hướng đẫn liên
quan đến dịch bệnh Ebola hiện có để bổ sung cập nhật theo thông tin của
WHO, CDC.
Phương Nguyên.
Trò Gạt Gẫm Của Ca Sĩ Quang Lê
Ðể cho quý bà con đồng hương xa gần hiểu về sự thật " Trò Lường Gạt " của ca sĩ Quang Lê, xin trích bài viết của Trần Quốc Bảo đăng trong tuần báo Việt Tide phát hành ngày 3 và ngày 10 tháng 10 năm 2014.
Nhân dịp nghe tin anh Đoàn Thạch Hãn từ trần 2 tuần trước, nhớ lại chuyện cũ, tôi gửi email đến chị hỏi lý do nào một người không quen, không biết lại nắm rõ mọi chuyện của chị như vậy, Bạch Yến hứa khi rảnh rỗi sẽ viết về anh Đoàn Thạch Hãn và sự gặp gỡ ngộ nghĩnh kỳ lạ buổi đầu tiên.
Và khoảng 3 tuần sau ngày mất của nhà báo Đoàn Thạch Hãn, lá thư của ca sĩ Bạch Yến đã hồi âm trong tuần này:
“Em Trần Quốc Bảo ơi,
Chị tình cờ đi Saigon thâu thanh theo lời mời của một ca sĩ trẻ bên
Canada, nhân dịp này chị được gặp quen anh Đoàn Thạch Hãn (ĐTH) tên thật
là Đoàn Kế Tường. Từ năm 2012 anh chị được nhiều bạn chuyển bài viết
của một văn sĩ viết rất rõ về chị. Chị vừa ngạc nhiên vừa thích thú và
rất tò mò nên mỗi khi đi diễn bất cứ gặp nhà văn, nhà báo nào cũng hỏi
tìm từ Pháp tới Mỹ. Rồi một hôm sắp hát cho "live show" của Ca sĩ Hiền
Thục ở Việt Nam tới phỏng vấn lại quên vì đông ký giả quá lu bu không
dám hỏi!
Một hôm có một ký giả trẻ xin hẹn để phỏng
vấn riêng vì hôm họp báo chưa phỏng vấn kịp. Không chút ngần ngại chị
cho hẹn liền vì hôm sau đó chị không đi thâu. Người ký giả trẻ đó là Mai
Quỳnh Nga (MQN). Hôm cô tới gặp chị đang đứng ngoài ngõ chờ, tuy nơi
chị ở nằm trên đường lớn nhưng số nhà đổi tới lui sao không biết mà ai
tới địa chỉ này đều bị đi lạc khoảng 15 tới 20 phút vì vậy muốn cho
người tới đó không bị lạc, chị phải ra đường đứng. Đỡ quá, cô Mai Quỳnh
Nga tới đúng chốc rủ chị đi với cô, cô hỏi chị dám đi "xe máy" (xe
Honda/moto/scooter) không ? Chị chẳng suy nghĩ trả lời liền "dám chớ"
(dù lo nhưng không thối lui) vì xe gắn máy bên Việt Nam chạy bạo tới đèn
đỏ lòn sau xe hơi chạy tới tắp không ngừng. Rất nguy hiểm.
Vừa leo lên xe chị tự nhiên hỏi: “Em có quen nhà văn hay nhà báo Đoàn
Thạch Hãn không?”. Cô Mai Quỳnh
Ngatrả lời gọn “dạ biết”. Mình chỉ hỏi bâng quơ
thôi thì không ngờ cô Mai Quỳnh
Nga biết, rất ngạc nhiên vì cô Mai Quỳnh
Nga rất trẻ.
Sau phỏng vấn hai chị em chia tay vui vẻ bình thường nhưng không ngờ
sáng hôm sau cô Mai Quỳnh
Nga gọi cho số đt của anh Đoàn Thạch Hãn (ĐTH) chị
mừng quá gọi liền để xin được gặp người viết về chị quá cặn kẽ thật hay
mà chị chưa hề quen.
- A lô, xin lỗi anh có phải anh Đoàn Thạch Hãn không?
Đầu dây bên kia trả lời với giọng hơi rụt rè chị liền tự giới thiệu:
“Tôi là ca sĩ Bạch Yến...” Anh Đoàn Thạch Hãn vui lên liền xin phép cho anh kể vì
sao anh biết về chị (Bạch Yến) rõ như vậy. Năm anh lên 18 đã nghe chị
hát bài Đêm Đông rất lạ không giống ai và cũng không ai giống cách hát
của chị. Anh rất thích và còn văng vẳng tiếng hát của chị mỗi lần nghe
bất cứ ai hát Đêm Đông. Anh rất lịch sự xin phép chị cho anh nói vài
lời... Chị vui vẻ để anh tự nhiên mà điện thoại hết bin
(battery/batterie) hồi nào không hay! Cũng may lúc anh Đoàn Thạch Hãn vừa trả
lời điện thoại chị đã ngỏ ý mời anh hôm nào cho phép chị mời tách cà
phê. Chị chưa quen nên không dám sổ sàng mời mộc huyên thiêng. Anh lễ
phép nhận lời.
Lát sau chị gắn điện một hồi điện
thoại reo trở lại thì được anh Đoàn Thạch Hãn gọi lại kể tiếp; .... Nghe anh kể chị
rất cảm động nhứt là khi anh nói: “tôi có ý định tới cuối đời "chưa làm
được những điều tôi mơ ước" anh nghĩ khi anh về hưu sẽ trở về quê anh ở
Quảng Trị để khi lìa trần anh chỉ muốn được chôn cạnh mộ cha mẹ anh vì
một đời tuổi trẻ thì đi lính xa vợ xa con mà bây giờ vợ con cũng di tản
gần bốn mươi năm rồi, nhứt là vợ con anh sống bên Mỹ đầy đủ tiện
nghi..., trong khi anh bị đi tù 14 năm trời ra tù vợ con đều đi xa qua
sống bên Mỹ tốt quá rồi, nếu ở lại Việt Nam sống với anh chỉ thêm khổ!
Vợ anh đã lấy chồng con anh vì xa anh lâu quá trở thành xa lạ. Anh ở lại
dù tương lai không sáng lạng nhưng thà vậy còn hơn. Anh may mắn được
trời cho chút khiếu viết văn cũng tạm vui. Anh nói đỡ : tôi có đông bạn
yêu mến tôi, tôi rất vui.Tuổi trẻ của anh chỉ có bạn thân nhứt là những
cuốn băng nhạc cassette cạnh anh hằng đêm ngoài chiến trường. Lẽ thường
các anh chiến sĩ xa nhà trẻ thì trông thư tình. Lớn tuổi hơn thì nhắn
gởi những thức ăn nọ kia hoặc xin gởi cho thuốc lá... Còn anh Đoàn Thạch Hãn chỉ
xin băng nhạc thôi nhờ vậy anh thuộc rất nhiều bài và nhứt là những bài
của anh Lam Phương anh thuộc làu.
Hôm sau lúc chị vừa
thâu xong còn sớm ( khoảng gần 6 giờ chiều) được rảnh, chị liền gọi anh
Đoàn Thạch Hãn mạo muội mời anh đi dùng cơm tối gần chỗ chị ở cho khi
về đên có hơi khuya chị sẽ gọi người nhà tới chở về cũng tiện. Vì chị
gọi bất ngờ anh không chuẩn bị nên xin gặp thẳng ở nhà hàng. Chị dặn anh
cứ từ từ đến gặp chị. Chị tới tiệm cơm chờ đúng một tiếng không thấy
ai, chờ thêm tiệm sắp đóng phía chị đang ngồi tức phía bên ngoài có nước
chung quanh có cá vàng lội tung tăng óng ánh trông rất vui mắt. Tiệm
bắt đầu thưa khách và người làm cũng bắt đầu vô bên trong. Chị nghĩ anh Đoàn Thạch Hãn chắc bị có gì thay đổi giờ chót nên đã hơn một tiếng mà vẫn không
tăm hơi... Chị kiên nhẫn chờ thêm trời ơi bỗng thấy có người ôm bó bông
Hồng bước vội vã về phía chị ngồi cười tươi vồn vã xin lỗi vì anh ở tận
Quận 2 ra đay hơi xa... Anh không nói từ nhà anh vội chạy ngược ra Bến
Thành để mua tặng chị bó hoa Hồng thật đẹp. Cái đẹp hơn nữa là tấm
lòng. Anh ấy thật lịch lãm dễ thương quá. Chị nghĩ sự gặp gỡ anh Đoàn Thạch Hãn
là định mệnh phải đúng ngày giờ có duyên mới gặp được anh ấy. Anh có
tiền sống hằng ngày nhờ nghề viết kịch bản. Cùng lúc đó chị gặp lại
Quang Lê tại Saigon đang có ý định thực hiện phim về cuộc đời anh Lam
Phương và cần gấp người viết thành "truyện" về cuộc đời anh Lam Phương
... Chị giới thiệu Quang Lê cho anh Đoàn Thạch Hãn hai bên gặp nhau tính toán xong
xuôi hôm sau gặp lại anh Đoàn Thạch Hãn đưa đề cương 10 trang cho Quang Lê hớn hở lấy
hứa gởi tiền trả nhưng ... Chị cũng đã quay cho Quang Lê rồi cũng hứa trả nhưng...”
Em Trần Quốc Bảo thân mến,
Anh Đoàn Thạch Hãn bị tiểu đường rất nặng mà không cho chị biết. Hôm
chị gặp anh lần đâu tiên chị thấy anh lui cui với cái điện thoại di động
gọi ca sĩ Hồng Vân rồi gọi ca sĩ Lan Ngọc vì chị hỏi thăm hai người này
ngay lúc vửa gặp anh. Không ngờ nơi chị dùng cơm tối hôm đó lại có
phòng trà của ca sĩ Lan Ngọc. Sẵn có mặt tại đó chị nán lại thêm chút
để xuống phòng trà được nghe hai cô đó và các ca sĩ "trẻ" hát. Sau buổi
gặp gỡ anh Đoàn Thạch Hãn lần đó anh xin phép được thỉnh thoảng gọi thăm chị.
Anh chỉ kể nhiều về những người cùng chung tù với anh như Duyên Anh,
bác sĩ Nguyễn Đan Quế là ông xã chị Tâm Vấn ca sĩ ... Anh Duyên Anh
được thả ra sớm rồi được đoàn tụ gia đình bên vợ đi Pháp sống. Nhiều
người khác được thả ra vẫn còn ở lại Việt Nam như anh ấy phải sống vất
vưởng như nhiều anh em sau khi đi tù ra. Anh nói: “Chuyện đó chắc chị
được nghe nhiều rồi tôi không cần kể ? Rồi anh chỉ thở dài nhè nhẹ”. Chị
đổi đề tài cho không khí đỡ nặng, liền nói: “Thưa anh tôi sẽ hát tại
phòng trà WE vào thứ Sáu 28 tháng 2 (2014) nếu anh có rảnh tôi xin phép
mời anh đến nghe. Anh nhận lời mời không chút do dự. Đó là lần đầu tiên
anh Đoàn Thạch Hãn thật sự được nghe chị hát bằng xương bằng thịt, một "live
show". Sau buổi diễn anh nói: “Được nghe chị hát rất vui, mà chị còn hát
hay hơn tôi tưởng tượng là điều tôi rất mừng. Vì bây giờ đã trên năm
mươi năm rồi từ ngày tôi nghe chị hát đầu tiên mà không ngờ gặp được chị
còn hát khoẻ. Hôm 28/2 anh Đoàn Thạch Hãn lại tặng chị một lẵng hoa thật đẹp chị
rất thích nhưng rất thương người văn sĩ tài ba bất hạnh phải sống trong
hoàn cảnh chật vật thiếu tình yêu, tình gia đình, thiếu sức khoẻ, thiếu
vật chất... Nhưng anh chưa hề một lần hé môi trách đời hay trách ai.
Anh có quan niệm rất can đảm chấp nhận những thiếu thốn, những bất công
mà anh đã và đang sống. Anh không hận thù không than vãn về bất cứ gì.
Một hôm chị được ca sĩ Cẩm Vân kể nhân một buổi cơm thân mật do cô Cẩm
Vân đãi. Cô trách khéo Đoàn Thạch Hãn đã có lần vừa cưới một thiếu nữ vừa đẹp vừa
yêu quý anh nhưng tại sao chỉ một ngày thôi mà đã chia tay ? Anh không
trả lời chỉ cười nhẹ. Khi anh và chị gặp riêng thì anh tự kể lý do vì
sao anh chia tay người phụ nữ đó sớm tới vậy? Anh nói: “hai người muốn
sống chung thì ít nhứt anh phải có điều kiện trước tiên là vật chất tuy
đôi bên đã rõ hoàn cảnh nhau trước rồi mới đi tới hôn nhân. Nhưng khi
đưa cô dâu về nhà anh thấy mình thiếu thốn quá, cô dâu mới, đẹp trẻ mà
lủi thủi sống trong căn gác trọ nhỏ bé cực khổ khó khăn với anh, anh
thấy thương tội nghiệp quá nên không dám giữ thiếu phụ đó. Anh thấy
tương lai của hôn nhân là một ích kỷ, chỉ được phần anh vì người ta yêu
"Văn và Thơ" của anh mà phải chịu đựng cảnh sống chật vật này mãi rồi sẽ
có ngày đổ vỡ. Hôm đó chị mới thật sự khám phá anh Đoàn Thạch Hãn vừa rất chật
vật vừa đang có bịnh tiểu đường rất nặng, bịnh gan... Mà không than thở
chán đời, quá can đảm ! Lúc nào cũng bình thản cười nhẹ. Anh Đoàn Thạch Hãn
chưa lần nào để chị trả một lần dù chỉ một tách trà hay cà phê. Thật là
một con người lịch lãm.
Em Trần Quốc Bảo ơi,
Chị
không đánh bóng thổi phồng về người bạn chị vừa mới gặp mới quen vỏn
vẹn trong vài tuần mà thật sự chị có cảm tưởng như quen anh từ lâu lắm
rồi. Vì mỗi lần chị nhắc tới ai hay một toà nhà hay một bản nhạc cổ xưa,
anh đều có quan niệm rất "trung lập" (neutral) không méo mó không thiên
vị. Anh giải thích phân tách một cách rành mạch lưu loát những tìm hiểu
thắc mắc của chị về quê hương yêu dấu mà chị đã rời xa từ năm 1961. Chị
ngạc nhiên nhứt là anh phân tách về nhạc của anh Lam Phương một cách
rất sâu sắc với đầy quý mến. Anh Đoàn Thạch Hãn nói: “Thưa chị, tôi xin phép nói
về cảm nghĩ của tôi về nhạc anh Lam Phương (LP); Anh Lam Phương là người miền
Nam lời ca của anh rất chân tình mộc mạc không chải chuốt bóng bẩy như
văn anh miền Bắc hay thâm sâu như anh miền Trung. Anh Lam Phương viết lời đúng
theo tình cảm của con tim anh ấy. Anh "Nam Kỳ" dễ thương là ở điểm đó
chị B.Y. à.
Tôi nhớ câu trong bài Thu Sầu: "Trên cao bao vì sao sáng. Rừng vắng có bao lá vàng là bấy nhiêu sầu..."
Bài
Chờ Người: "Cầu xin cho Mây về vui với Gió. Dù có bao nhiêu đắng cay,
muôn đời anh vẫn chờ em". Người đàn ông mà chờ ! Chuyện đó mới hiếm và
nói lên nỗi nhớ thiết tha.
Bài Duyên Kiếp ngộ nghĩnh đượm màu quê hương rất dễ thương.
Chị
nghe anh say sưa nói về nhạc của anh Lam Phương mà ngẩn cả người. Liền nói:
“Thưa anh, từ trước tới giờ tôi không hề biết về nhạc anh Lam Phương hay và nổi
tiếng cỡ nào, không phải tôi chê nhạc anh ấy... Sến hay bình dân như
nhiều người nghĩ. Không phải vậy đâu, vì sau khi anh Lam Phương đi lấy vợ, tôi
không gặp lại rồi bận rộn hát nhạc ngoại quốc rồi ra đi sống xứ người...
Nên hoàn toàn không biết hoạt động sáng tác của anh Lam Phương ra sao!
Lúc đang nói với anh Đoàn Thạch Hãn xong chị đang có bài Duyên Kiếp vừa
thâu mở ra cho anh Đoàn Thạch Hãn nghe. Lần này tới phiên anh Đoàn Thạch Hãn ngẩn người
có lẽ vì anh không ngờ chị hát không bay mùi Bơ (vì chị chuyên hát tiếng
ngoại quốc) mà cũng không Sến?
Anh Đoàn Thạch Hãn buộc miệng hỏi: “Anh Lam Phương có biết chị sẽ hát bài của anh không?”
-“Dạ chỉ biết tôi sẽ hát vài bài với một ca sĩ trẻ từ Canada qua thâu với tôi thôi”.
- Anh Lam Phương nghĩ sao?
-
Anh Lam Phương ừ à dửng dưng và có lẽ nghi tài tôi hát bài của anh không chuẩn?
Thưa anh điều đó là lẽ tất nhiên vì tôi hát tiếng Việt không giỏi như
những ca sĩ Việt khác? Nhứt là tôi sống xa quê hương trên năm mươi năm.
Anh Đoàn Thạch Hãn buộc miệng nói an ủi chị: “Chị Bạch Yến ơi chị còn nói tiếng
Việt rất chuẩn, tôi nghĩ chị nên thâu cả CD toàn bài của anh Lam Phương dành
cho khán thính giả ngạc nhiên chị rất Việt Nam ở ngoài đời cũng như trên
sân khấu chị vẫn còn cả tâm hồn rất Việt. Tôi vui mừng được quen và hàn
huyên tâm sự chia sẻ vui buồn cùng chị...
Một hôm
chị vừa ở phòng thâu về bỗng điện thoại reo bên kia đầu dây giọng quen
quen: “Dạ cô Bạch Yến, con là ca sĩ Quang Lê (QL) đây, cô ơi, cô có rảnh
không con có chuyện này hay lắm, con muốn gặp để ngỏ cùng cô. Hơi do dự
nhưng vì ngày thâu vừa xong nên rảnh nhận lời cho Quang Lê tới gặp. Quang Lê trông
phương phi đạo mạo như một anh xì thẩu "Chợ Lớn" chị xuýt nhìn không ra
vì lúc này béo phì khác hẳn người ca sĩ trẻ mà chị gặp vài năm trước.
Vừa gặp chị, Quang Lê liền kể líu lo là đang có dự án quay một cuốn phim về
cuộc đời của chú Lam Phương mà trong cuốn phim này không thể thiếu cô
Bạch Yến.... Và xin ngay cái hẹn để quay cô trong lúc cô đang có mặt ở
Việt Nam...
Khi lên taxi Quang Lê hẹn liền ngày thâu hình
24 tháng 03 năm 2014. Quang Lê cần quay trong một căn nhà khang trang chị liền
hỏi bạn chị cũng làm bữa tiệc tiễn chị đúng vào ngày 24/03/2014. Lo
được cái nhà xong, Quang Lê cần người viết kịch bản cũng nhờ chị giới thiệu.
Chị liền giới thiệu anh Đoàn Thạch Hãn vì kịch bản là nghề của anh và nhứt là
anh biết rõ về anh Lam Phương thì không ai đúng hơn. Chị gọi giới thiệu Quang Lê cho anh Đoàn Thạch Hãn đôi bên hẹn cùng gặp nhau tại nhà bạn chị.
Sáng ngày 24/03 anh Đoàn Thạch Hãn mang tới một tập đề cương đưa Quang Lê mừng rỡ lấy
liền. Sau bữa tiệc hôm đó ê kíp quay phim thâu hình Quang Lê phỏng vấn chị.
Chiều 24/3/2014 chị linh tánh đưa phong bì cho Anh Đoàn Thạch Hãn $250 USD chị
nói dối anh đó là tiền Quang Lê ứng trước. Hôm sau chị gọi Quang Lê để thanh toán
chi phí chị và anh Đoàn Thạch Hãn thì Quang Lê cho biết đang ở Huế hứa sẽ có người tới
trả tiền cho chị và anh Đoàn Thạch Hãn. Chiều 25/03 có người gọi hẹn sẽ tới
khoảng 6, 7 giờ chiều. Anh Đoàn Thạch Hãn và chị chờ gần cả đêm tới 2 giờ sáng
hôm sau 26/03 chẳng thấy ai tới mà vài giờ sau đó (ngày 26/3) chị phải
đi phi trường để bay về Paris. Sau khi anh Đoàn Thạch Hãn và chị chờ cả đêm và
mấy ngày sau khi chị đã rời Saigon vẫn không người nào tới thanh toán
như đã hứa. Riêng chị thì muốn giúp anh có chút tiền để anh chữa bịnh mà
không làm cách nào để anh nhận thì đây là lý do chính đáng nhứt nên anh
vui vẻ nhận. Nhưng sau khi chị rời Saigon vẫn chưa ai tới thanh toán.
Anh Đoàn Thạch Hãn khám phá ra tiền đó là của chị, anh đã trao lại số tiền $250
(5 triệu VNĐ) này cho người nhà chị tuy anh rất cần tiền chữa chạy thuốc
men nhưng thà chết chớ không làm chuyện tồi bại nhơ danh con người lịch
lãm của anh. Khi anh giao lại tiền cho người nhà chị, anh nói dối là đã
nhận tiền rồi.
Chị rất hối tiếc và xấu hổ đã giới
thiệu Quang Lê cho anh Đoàn Thạch Hãn trong hoàn cảnh thiếu thốn tận cùng này.
Đang viết lại những dòng chữ này mà lòng chị se thắt thương cho người
bạn bất hạnh trước khi lìa trần còn bị lừa gạt. Chị rất bất mãn Quang Lê đã
nhẫn tâm gạt gẫm anh Đoàn Thạch Hãn. Em ơi, lòng chị chân thật nên tưởng lòng
người cũng chân thật ngay thẳng như chị! Bây giờ anh Đoàn Thạch Hãn đã lìa trần.
Tuy vậy chị đã sắp xếp việc bảo vệ đề cương mà anh Đoàn Thạch Hãn đã trao Quang Lê và
hình ảnh của chị đã quay hôm 24/03/2014 không ai có thể sử dụng nếu
không thanh toán mọi việc sòng phẳng như đã hứa.
Chị Bạch Yến.
Ngày 08 tháng 10 năm 2014.
mandag 13. oktober 2014
Phát Ngôn Ðần Ðộn
Liên Hiệp Quốc hiện nay chưa có thống kê về những phát ngôn đần độn của các quan chức lãnh đạo trên thế giới, nhưng nếu có thì nước CHXHCNVN sẽ tự hào đứng nhất thay vì gần chót như các thống kê về nhân quyền hay tự do ngôn luận.
Có hai nguyên nhân khách quan khiến bọn lãnh đạo cũng như cán bộ đảng các cấp CSVN hay phát ngôn một cách đần độn.
Nguyên nhân thứ nhất: Họ đần độn thật, nhưng vì do tuyên truyền và bị thói quen
tự đề cao lừa bịp, họ tưởng thật họ là thành phần ưu tú trong xã hội nên
hay nói năng để răn giảng người khác, nhưng lại không hiểu mình nói gì. Thế nhưng tại sao họ lại được chọn làm cán bộ lãnh đạo ?
Nguyên nhân thứ hai: Họ không ngu chút
nào nhưng họ làm như thế để được thăng quan tiến chức. Và cách chứng tỏ
hay nhất và có “điểm” nhất, là làm cho mọi người cùng biết họ đần độn
qua những phát ngôn của họ. Đây là loại đần độn gian xảo.
Cả hai nguyên nhân cùng nói lên, hoặc họ
rất ngu, hoặc họ rất gian xảo, chỉ để đi đến một mục đích cuối cùng là
thể hiện sự đần độn để làm vừa lòng đảng và từ đó được thăng quan tiến
chức.
Hai nguyên nhân này xuất phát từ thời khởi điểm của đảng CSVN. Đa số các lãnh đạo thế hệ ban
đầu của đảng, như Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười, Lê Duẩn, v.v….
đều xuất thân bần cố nông, thất học hoặc có trình độ học vấn rất thấp.
Họ lại được trang bị lý luận Mác-Lê “chuyên chính vô sản” để “đấu tranh
giai cấp” kết hợp với tư tưởng Mao “chính quyền sinh ra từ nòng súng”.
Kết quả là thành phần trí thức trong đảng đều bị tiêu diệt, hoặc èo uột,
nhưng phải công bằng mà nói, ngày nay “tư duy” của đảng có thay đổi
chút ít.
Người Việt ta có câu “Thà làm đầy tớ
thằng khôn hơn làm thầy thằng dại”, nhưng khi làm “thầy”, đảng cho phép
đảng chỉ “làm thầy thằng dại” chứ không bao giờ chịu “làm đầy tớ thằng
khôn”. Khôn khó trị.
Kết quả, hết thế hệ lãnh đạo này tới thế
hệ lãnh đạo khác, chỉ có “thằng dại” theo thầy nên được “cơ cấu” nâng
lên làm “thầy”, còn “thằng khôn” không bao giờ có “đầy tớ” mà chỉ đi làm
đầy tớ. Và cứ thế, cứ thế. đần độn nối tiếp đần độn, càng về sau, càng
đần độn hơn trước. Không đần độn, không cơ cấu.
Phát ngôn “đần độn thật” thì có nhiều, nhưng “đần độn gian xảo” có thể dẫn chứng như sau.
Hồ Chí Minh có hai câu nổi tiếng, chính
hai câu này mà hết thế hệ này đến thế hệ khác, máu người VN chảy suốt từ
Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam và tới giờ dân vẫn đói khổ (đời bình an biết
bao nếu không có CS!).
Hai câu mà tới giờ này nhiều người vẫn
hít hà khen hay và tôn thờ. Đó là câu “Độc lập mà dân không được hưởng
hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì” và câu “Không có
gì quý hơn độc lập tự do”.
Không biết có ai nhận ra sự mâu thuẫn
trong hai câu trên không, đã nói “Không có gì quý hơn độc lập tự do” mà
“dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa
lý gì”, vậy thì cái gì quý hơn cái gì ?
Dù mâu thuẫn, nhưng đây là hai câu mà Hồ
Chí Minh và đảng CSVN dùng để “xoá đói giảm nghèo” dân về tư tưởng, tức là
gian xảo, lừa bịp, không có thật, nhằm mục đích mị dân.
Tại sao Hồ Chí Minh phải “đần độn gian xảo” như vậy ? Vì quan thầy Stalin và Mao.
Trong thời cái gọi là đuổi Mỹ, hai câu trên được
đảng tuyên truyền ra rã. Đảng xúi dân xã thân đánh Mỹ (cho đảng) bằng
cách mị dân sẽ được hưởng hạnh phúc, tự do khi có độc lập, vì độc lập là
quý nhất.
Sang thời kỳ rước Mỹ, câu thứ nhất không
còn giá trị vì không có thật nên mất tác dụng tuyên truyền, nhưng câu
thứ hai vẫn tiếp tục được tung hô khắp nơi, nhưng đảng gian xảo không
cho biết ai mới là người hưởng độc lập, tự do, hạnh phúc.
Độc lập, tự
do, hạnh phúc cho dân thực chất chỉ là những cái bánh vẽ của đảng.
Người dân Việt Nam ta sôi máu vì những phát ngôn đần độn
của bọn quan chức lãnh đạo đảng nhưng quan thầy Tàu Cộng vỗ tay khen “nị hảo a”.
Và như thế, chủ quan cũng như khách quan, sẽ còn những phát ngôn đần
độn nữa từ các quan chức CSVN.
Phạm Khánh Chương.
Giải Nobel Hòa Bình 2014
Malala Yousafzai đã được trao giải Nobel Hòa Bình-2014 vào thứ 6 ngày 10 tháng 10, 2014 vừa qua cùng với ông Kailash Satyarthi cho những nỗ lực tranh đấu chống lại sự áp bức đối với trẻ em và quyền của giới trẻ, trong đó có quyền được giáo dục.
Malala Yousafzai, người Pakistan, năm nay 17 tuổi là người trẻ nhất trong lịch sử được vinh dự nhận giải Nobel Hòa Bình trong danh sách những người nhận giải nổi tiếng như: Martin Luther King Jr., Nelson Mandela and Mẹ Teresa.
Malala Yousafzai hiện đang theo học tại Birmingham, Anh Quốc và cô nhận được tin thắng giải Nobel Hòa Bình vào sáng thứ sáu khi đang ở trong lớp hóa học. Phát biểu cảm tưởng về giải thưởng, Malala nói rằng cô không tin là cô xứng đáng với giải Nobel Hòa Bình. Tuy nhiên, cô xem đây là một khích lệ lớn lao để cô tiếp tục và biết rằng cô không cô đơn trên con đường tranh đấu của cô.
“Mặc dù tuổi còn rất trẻ, Malala Yousafzai đã tranh đấu trong nhiều năm cho quyền được đến trường của trẻ em gái. Cô là tấm gương chứng minh rằng trẻ em và thế hệ trẻ cũng có thể đóng góp để cải thiện hoàn cảnh của chính mình. Và Malala đã làm điều đó trong những điều kiện vô cùng nguy hiểm. Qua cuộc tranh đấu hào hùng của cô, cô đã trở thành phát ngôn viên hàng đầu cho quyền của trẻ em gái được học hành.” Ủy ban Nobel đã tuyên bố.
Sau khi nhận giải, Malala Yousafzai đã
gọi phôn cho ông Kailash Satyarthi – người đồng nhận giải Nobel Hòa Bình
2014 với cô. Hai người đã đồng ý sẽ làm việc với nhau để tranh đấu cho
mỗi trẻ em phải có quyền đến trường.
Việc trao giải thưởng cho 2 công dân
Pakistan – Hồi Giáo và India – Ấn Độ Giáo, theo Malala Yousafzai cũng đã
gửi một thông điệp tình yêu giữa 2 quốc gia và 2 tôn giáo này. Nó cho
thấy vượt qua những khác biệt về ngôn ngữ, tôn giáo, tất cả chúng ta đều
có thể cùng nhau tranh đấu cho quyền của phụ nữ, trẻ em và tất cả con
người.
Tin từ: Dân Làm Báo.
Tìm Hiểu Bệnh Ebola (Ebola Virus Disease)
Hiện nay đang có dịch bệnh Ebola gốc từ
Phi Châu gây tử vong rất cao, khiến toàn thế giới xôn xao e ngại. Các
nhà hữu trách đang tìm
phương pháp chữa bệnh và ngăn ngừa không để lan tràn. Cho đến nay đã
có chừng gần 3 ngàn người chết vì bệnh này trong kỳ phát bệnh bắt đầu
tháng 3/2014 vừa qua, tuy nhiên vẫn chưa có thuốc chữa bệnh và chích
ngừa.
Ở Hoa Kỳ, một người đàn ông ở Dallas,
tên Thoma Duncan, từ Liberia về nước cách đây khoảng hai tuần lễ. Trên
máy bay anh ta không có triệu chứng, nhưng khi về đến nhà vài ngày thì
thấy sốt cao, đi khám bệnh chỉ cho thuốc trụ sinh thông thường, vài ngày sau trở nặng,
thí nghiệm máu xác định anh ta mắc bệnh Ebola, anh được cách ly và điều
trị chu đáo, nhưng anh đã qua đời ngày 8 tháng 10, 2014. Đây là trường
hợp nhiễm bệnh Ebola đầu tiên tại Hoa Kỳ và đã qua đời khiến cho nước
Mỹ, kể cả tổng thống Obama lo ngại, đang tìm những biện pháp ngăn ngừa
thích đáng. Sự thiếu sót trong việc điều trị bệnh nhân này là đã không
tìm ra bệnh sớm và điều trị sớm mặc dù anh đã có đủ yếu tố có thể nghĩ
đến bị virus Ebola (trở về từ Liberia nơi có dịch bệnh, có sốt).
Để quý vị biết về bệnh nguy hiểm này,
chúng tôi xin được trình bày tổng quát về nguyên nhân, triệu chứng, biến
chứng, cách điều trị, cách đề phòng. Dưới cùng có các danh từ y học để
tham khảo.
Nếu quý vị muốn biết thêm chi tiết xin liên lạc với các các cơ quan y tế hoặc bác sĩ gia đình, hoặc vào các website của cơ quan CDC, Webmd, Mayo Clinic…
Bệnh Ebola, trước đây còn được gọi là
bệnh “sốt xuất huyết Ebola”, là một bệnh hiếm, nhưng rất nguy hiểm, có
nguồn gốc từ Phi Châu do một loại siêu vi khuẩn (virus) có tên là Ebola
gây ra. Virus này gây xuất huyết cơ thể (chảy máu trong người), các chức
năng bộ phận cơ thể bị suy kiệt trầm trọng đưa đến cái chết rất nhanh.
Bệnh có thể lây từ người này sang người khác.
Hiện nay vẫn chưa có thuốc trị bệnh hữu hiệu, hoặc thuốc ngừa, tỷ lệ tử vong rất cao có thể lên đến 90%.
Nguyên nhân và cách lây bệnh:
Nguyên nhân gây bệnh là do siêu vi khuẩn
có tên Ebola (tên một con sông của nước Congo, nơi người ta tìm thấy
bệnh lần đầu tiên vào năm 1976), có trên xác thú vật như loài khỉ, dã
nhân, dơi trái cây ở Phi Châu. Một siêu vi khác có tên Marbug cũng gây
ra bệnh tương tự.
Bệnh có thể lây từ súc vật qua người khi người tiếp cận với chất dịch từ
con bệnh, thường thường từ xác thú vật có bệnh như qua đường máu, chất
thải như phân, nước tiểu của thú vật hoặc dơi mắc bệnh. Bệnh có thể lây
từ người qua người cùng một cách thức như nhau.
Những người chôn xác bệnh nhân nếu không
mặc quần áo đặc biệt có thể lây bệnh. Chuyên viên ý tế nếu không mang
vải che miệng (mask), găng tay, hoặc bị kim tiêm đã dùng cho người bệnh
đâm trúng phải có thể lây bệnh. Bệnh không lây qua côn trùng như muỗi.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
Những trường hợp sau đây làm người ta dễ có cơ hội nhiễm bệnh:
- Du lịch đến vùng có dịch bệnh (hiện nay một số nước Phi Châu đang có dịch như Liberia, Guinea, Sierra Leone, Nigeria…
- Những chuyên viên nghiên cứu các loại thú vật đã kể trên.
- Các chuyên viên ngành y tế trực tiếp săn sóc bệnh nhân.
- Những người chôn xác thú vật hoặc xác người mắc bệnh.
- Thân nhân trong gia đình có người mắc bệnh..
- Người có sự đề kháng kém.
- Nếu định bệnh chậm và điều trị bắt đầu chậm, người bệnh có nguy cơ chết rất cao.
Triệu chứng:
Triệu chứng ban đầu của bệnh rất giống như các bệnh thông thường như cảm, cúm, sốt rét.., nên rất khó nhận dạng.
- Triệu chứng sở khởi của bệnh Ebola bao gồm: Nóng sốt, ớn lạnh, nhức đầu, đau nhức bắp thịt, đau khớp xương, cơ thể suy yếu…
- Khi bệnh trở nặng hơn, người bệnh có
triệu chứng: nôn, ói, tiêu chảy, mắt đỏ, nổi sẩy ngoài da, tức ngực, ho,
đau bụng, sụt cân mau lẹ, xuất huyết ở mắt, mũi, tai, tím bầm ngoài da,
nội xuất huyết…
Biến chứng:
Bệnh có thể gây ra biến chứng rất nặng,
là nguyên nhân đưa đến tử vong như: nhiễm trùng các bộ phận cơ thể, bệnh
nhân suy kiệt; xuất huyết trầm trọng bên ngoài cũng như trong nội tạng
(nội xuất huyết); vàng da (do xuất huyết); mê man; co giật; bị sốc (trụy
tim mạch).. và dĩ nhiên là “chết”, rất khó cứu chữa.
Một biến chứng nguy hiểm khác là suy giảm
hệ miễn nhiễm khiến cho cơ thể không đủ khả năng đề kháng chống với
siêu vi Ebola cũng như với các loại vi trùng khác.
Một số người may mắn được bình phục có
thể vì hệ miễn nhiễm của họ không bị mất, sức đề kháng cao nên sống sót,
nhưng số này rất ít, đa số đều chết vì suy hệ miễn nhiễm và hởi sự điều
trị quá trễ.
Người thoát chết sẽ phục hồi rất chậm, có
thể nhiều tháng, trong lúc đó siêu vi khuẩn vẫn còn tồn tại trong cơ
thể. Những dư chứng của những người này là suy nhược, rụng tóc, viêm
gan, mệt nhọc, nhức đầu, sung dịch hoàn, sưng mắt..
Chẩn đoán bệnh (diagnosis):
Việc chẩn đoán bệnh rất khó khăn vào lúc
ban đầu, như đã nói ở trên, vì triệu chứng rất giống các bệnh thông
thường như cảm, cúm, sốt rét. Chỉ thử máu mới tìm ra được siêu vi Ebola.
Vì thế, một người ở trong hoàn cảnh dễ
lây bệnh như vừa du lịch nơi có dịch, có cơ hội tiếp xúc với người mắc
bệnh, khi có triệu chứng như sốt, nhức đầu, bác sĩ sẽ cho thử máu ngay
để xác định có mắc virus Ebola hay không.
Điều trị:
Hiện chưa có thuốc điều trị hoặc tiêu
diệt vi khuẩn. Thường thường kết quả điều trị khả quan khi các nguyên
tắc như sau được áp dụng:
- Điều trị thật sớm. Vì vậy nên tìm ra bệnh càng sớm càng tốt
- Người bệnh có hệ miễn nhiễm cao.
- Điều trị “chống đỡ” và điều trị những biến chứng
Người ta chỉ có thể giúp người bệnh ở
tình trạng đủ sức chống cự với siêu vi và biến chứng như: truyền nước
biển, huyết tương, máu tươi (nếu mất máu), giữ huyết áp bình thường, cho
thở dưỡng khí đầy đủ, điều trị những biến chứng nhiễm trùng khác…
Phương pháp này được gọi là “điều trị chống đỡ” (supportive treatment).
Cơ thể người mắc bệnh có thể tự tạo ra chất kháng thể (antibody) sau 10 ngày và kéo dài trong 10 năm.
Phòng bệnh (prevention):
Đề phòng là phương pháp tốt nhất và quan trọng để tránh bệnh nhiễm vi khuẩn Ebola và Marburg bằng những cách sau đây:
- Tránh không đến những vùng đang có dịch bệnh. Nếu có phải đến thì nên có những biện pháp đề phòng thích nghi.
- Tránh tiếp xúc với người bệnh hoặc nếu phải tiếp xúc thì nên mặc quần áo đặc biệt chống nhiễm trùng.
- Rửa tay bằng xa phòng thường xuyên. Làm
sạch tay bằng dung dịch diệt trùng được gọi là “hand sanitizer” (vệ
sinh tay); hoặc rửa bằng cồn mạnh.
- Tránh ăn thịt thú rừng, thú đi rong (nhất là thịt khỉ), vì các loại thú này dễ mang virus bệnh.
- Không tiếp xúc với xác người chết hoặc
xác thú vật mắc bệnh mà không có biện pháp an toàn. Việc chôn cất xác
người bệnh phải được chuyên viên vệ sinh phụ trách.
- Không để người măc bệnh sống chung trong nhà. Người có bệnh phải được cách ly đặc biệt.
- Khi nghi là có bệnh nên đi khám bác sĩ
ngay, đặc biệt nên khai rõ mình đã đến nơi nào, đã tiếp xúc với người
hoặc thú vật có bệnh hay không. Nếu tìm ra bệnh sớm và được điều trị
sớm, cơ may khỏi bệnh khá cao nếu bệnh nhân có miễn nhiễm tốt.
- Chuyên viên y tế cần áp dụng những
phương pháp khử trùng hiệu quả (đeo khẩu trang, mặt nạ, bao tay, hoặc
các dụng cụ cách trùng..)
- Những người vừa từ các vùng nghi ngờ có
bệnh như ở Phi châu, hoặc có dịp tiếp xúc với người hoặc thú mắc bệnh,
nếu có sốt cần phải được thử máu siêu vi ngay, hoặc cách ly.
Bệnh này không dễ lây như bệnh cúm, sởi,
tiêu chảy.., do đó nếu biết cách đề phòng, người ta có thể tránh được
việc lây bệnh và kiểm soát được bệnh dịch.
Tóm lại, bệnh Ebola do một siêu vi trùng
đặc biệt có tên Ebola (hoặc Marbug), triệu chứng ban đầu gồm sốt, nhức
đầu, nôn, mửa, tiêu chảy, sau đó có các biến chứng nặng như xuất huyết,
suy nhược toàn thân, tỷ lệ chết rất cao. Thử máu mới có thể xác định
được bệnh. Chưa có cách điều trị và thuốc ngừa hữu hiệu, việc phòng bệnh
rất quan trọng. Không nên tiếp xúc với xác thú vật hoặc người mắc bệnh.
Khi có triệu chứng nghi ngờ nên gặp nhân viên y tế ngay để được thử máu
và điều trị càng sớm càng tốt.
BS Đỗ Văn Hội.
søndag 12. oktober 2014
Ngày Tàn Của Cộng Sản Ðã Ðến
Ngày 11/10/2014, hơn 100.000 người dân
tỉnh Quý Châu gồm sinh viên, học sinh, công nhân, thương nhân, tài xế
taxi, nông dân, trí thức,… tất cả mọi tầng lớp nhân dân đồng loạt đình
công, xuống đường giương cao băng rôn, biểu ngữ biểu tình phản đối Đảng
CS:
Nhà cầm quyền CS thối nát.
Tham nhũng.
Cướp đất.
Cướp tiền – vàng.
Ác ôn với nhân dân.
Ngay lập tức Phong Trào chiếm Trung Tâm Hành Chính đã được phát huy
một cách hiệu quả nhất đến sáng nay vẫn còn rầm rộ, người dân đã chặn
các tuyến đường chính, tập trung tại quảng trường trước trụ sở nhà cầm
quyền CS để phản đối, hô vang khẩu hiệu:
“Đả đảo Đảng Cộng sản”
“Đả đảo
Quan chức CS tham nhũng, ác ôn”
“Yêu cầu Bí thư, Chủ tịch tỉnh phải từ
chức”
Hàng nghìn Cảnh sát CS, Quân đội CS đã
được huy động để đàn áp, đánh đập nhân dân nhưng trước sức ép mãnh liệt
của hàng trăm nghìn người dân thì bọn man rợ Đảng Cộng Sản bước đầu đã không dám manh động.
Cũng trong ngày, hàng trăm nghìn người
dân các tỉnh Hà Bắc, Chiết Giang, Quảng Đông đã xuống đường biểu tình
phản đối Đảng, nhà cầm quyền CS tham nhũng, ác ôn, cướp đất, cướp nhà,
tăng tô thuế, thủ phí mới,… để bóc lột thậm tệ sức lao động của nhân
dân, để sống sung sướng trên mồ hôi, xướng máu của nhân dân.
Tin Nóng.
Ngồi Xuống Ðây ! ( Thơ - Nhạc )
Kính mời quý vị vào Link dưới đây nghe nhạc:
https://app.box.com/s/wqdfnl0fitwfp4hsoulm
Cuối tuần ngồi ôn lại kỷ niệm xưa !
lørdag 11. oktober 2014
ĐẰNG SAU ( Thơ Vui Cuối Tuần )
Đằng sau nụ cười là nước mắt...
Đằng sau nước mắt là niềm đau...
Đằng sau tình đầu là tan vỡ...
Đằng sau nỗi nhớ là tình yêu...
Đằng sau lời yêu là dối trá...
Đằng sau lạnh giá là khát khao...
Đằng sau chiêm bao là vỡ mộng...
Đằng sau biển rộng là bão giông...
Đằng sau cảm thông là thương hại...
Đằng sau khép lại là mở ra...
Ðằng sau chúng ta là quá khứ...
Ðằng sau quá khứ là......
Mệt quá... nói túm lại là phải coi chừng sau lưng ...
Cười cho đời lên hương.
Abonner på:
Innlegg (Atom)