Như những người Việt quan tâm đến vận mệnh đất nước, chúng ta không tránh
khỏi băng khoăn lúc vận nước suy vi. Chẳng hạn khi đất nước chúng ta bị Thực Dân
Pháp xâm chiếm và cai trị suốt 80 năm, nhiều người yêu nước nêu ra câu hỏi:
Nếu Quan Trung Đại Đế Nguyễn Huệ không vì bạo bệnh mà chết vào tuổi 40 thì
đất nước chúng ta có bị suy yếu đến mức độ trở thành mồi ngon cho Thực Dân Pháp
hay không?
Liệu triều đình nhà Nguyễn Phúc Ánh có trở thành một thể chế quan liêu, thiếu
sáng tạo, bo bo ôm chân một Thanh Triều hủ lậu và hèn mạt trước dã tâm của Liệt
Cường rắp tâm thôn tính Trung Hoa hay không?
Liệu con cháu của Quan Trung Nguyễn Huệ có thể anh minh lèo lái con thuyền
quốc gia hơn con cháu Nguyễn Phúc Ánh hay không?
Trước tình huống đó, câu hỏi chúng ta đặt ra là:
Nếu CSVN không chiếm được miền Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì Việt Nam
sẽ ra sao hôm nay?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải trở lại lịch sử vào thập niên 70. Trong
giai đoạn đó, đồng minh lớn nhất của miền Nam là Hoa Kỳ bị 3 áp lực đè nặng. Thứ
nhất là khủng hoảng dầu hoả tại Trung Đông đe doạ nền kinh tế. Thứ nhì là gánh
nặng về quân sự của Hoa Kỳ khi phải đương đầu với 2 cuộc chiến cùng một lược là
ủng hộ Do Thái tại Trung Đông và Việt Nam tại Á Châu. Phong trào phản
chiến vĩ đại tại Hoa Kỳ và Tây Âu làm lung lay sự ủng hộ của quần chúng đối với
chính quyền Hoa Kỳ và các nước Tây Phương.
Nếu không có những yếu tố trên và biến cố 30 tháng tư không xảy ra thì những
cải tổ của Đặng Tiểu Bình tại Trung Quốc sau 1975 và giao động trong Liên Bang
Xô Viết khi Gorbachev lên nắm quyền 1985 sẽ làm CSVN mất hẳn sự ủng hộ võ khí từ
2 đàn anh cố hữu. Sau đó, sự sụp đổ của Liên Xô và khối Đông Âu vào năm 1990 sẽ
hoàn toàn triệt tiêu tham vọng xâm chiếm miền Nam của đảng CS.
Vào giai đoạn đó, tuy miền Nam chưa phải là một nền dân chủ hoàn hảo, nhưng
rõ ràng đang chuyển mình trong chiều hướng dân chủ. Sự hiện hữu và lớn mạnh của
các chính đảng quốc gia kháng Pháp tại miền nam như Việt Nam Quốc Dân Đảng, các
hệ phái Đại Việt, Dân Xã Đảng, đảng Dân Chủ ... là một bằng chứng hùng hồn.
Những cải tổ kinh tế có tầm cỡ như Luật Người Cày Có Ruộng dưới đệ nhị Cộng Hoà
là những bước tiến vững chắc.
Nếu mối đe doạ từ miền Bắc triệt tiêu, miền Nam sẽ có khả năng đạt đến mức độ
phát triển tương tự Nam Hàn hoặc Đài Loan. Dù có kém đi nữa cũng sẽ bằng Mã Lai
Á. Có thể tiên đoán khẳng định rằng, với bàn tay và khối óc truyền thống người
Việt, chúng ta sẽ không thua kém Nam Hàn và Đài Loan là bao nhiêu.
Những sự kiện khách quan cho thấy, con em gia đình tỵ nạn CS trên khắp thế
giới đã chứng tỏ khả năng vượt bực của mình trong các trường đại học danh tiếng
thế giới, khi cạnh tranh với con em các nước Tây Phương hoặc du học sinh từ
Trung Quốc, Đài Loan, Nam Hàn và Mã Lai.
Khối óc của dân Việt phẩm chất cao. Cái mà dân tộc ta thiếu là một hệ thống
chính trị dân chủ nghiêm chỉnh và một chính quyền lương thiện tối thiểu, do dân
bầu lên, trong một cuộc bầu cử đa đảng, công khai và công bằng.
Rõ ràng là dân tộc Việt chỉ cần thoát khỏi gông cùm của độc tài CS toàn trị
là sẽ vươn lên sánh vai cùng thế giới.
Sau khi CSVN sụp đổ, hình phạt ý nghĩa nhất toàn dân dành cho tứ nhân bang
Hùng, Dũng, Sang và Trọng không phải là tù đày, mà chính là gởi họ đến Văn Miếu
để tam quỳ tứ bái, khấu đầu tạ tội với quốc tổ Hùng Vương và các bật tiền nhân
dựng nước. Sau đó thương thuyết với chính phủ Nam Hàn gởi họ sang quốc gia này,
dâng hương trước mộ của cựu Tổng Thống Nam Hàn Phát Chính Hy, xách dép, rót
nước, pha trà cho lãnh tụ các đảng phái chính trị khác nhau của quốc gia này,
hầu gội rữa khỏi đầu óc những định kiến xã hội chủ nghĩa giáo điều họ đã áp đặt
trên dân tộc Việt suốt 6 thập kỷ.
Đà Giang.
onsdag 26. september 2012
Abonner på:
Legg inn kommentarer (Atom)
Ingen kommentarer:
Legg inn en kommentar