mandag 6. desember 2010

Thế Chiến Lược Mới Của Quốc Tế



Thế Chiến Lược Mới Của Quốc Tế.

Trong quan hệ xã hội giữa người giầu có và người nghèo khổ, thường có khác với quan hệ giữa người giầu với người giầu. Người giầu nhờ có tài sản nên chiếm ứu thế trong các mối quan hệ xã hội, và vì vậy tường quan giữa người giầu và người nghèo là một tương quan bất bình đẳng.

Trong cuộc sống, mặc dầu “ đèn nhà ai, nhà ấy rạng” nhưng nếu có sự vay mượn, nhờ vả người giầu thì người nghèo sẽ không tránh khỏi tình cảnh lệ thuộc mất tự chủ. Với ưu thế tiền tài người giầu dễ nắm quyền lực trong xã hội và trở thành một lực lượng chủ yếu đính hướng phát triển cho tòan xã hội, cho dù họ chỉ là thành phần thiểu số. Ðây là một hiện thực khách quan có tính quy luật. Chính dựa trên hiện thực khách quan này Marx đã hình thành qui luật đấu tranh giai cấp, coi đó như động lực phát triển của xã hội lòai người.Trong quá trình thực hiện chủ nghĩa Cộng Sản, những môn đồ cuống tín của Marx đã khai thác triệt để qui luật này, gây căm thù giữa kẻ nghèo với người giầu, coi đó như một mâu thuẫn đối kháng chỉ có thể giải quyết bằng một cuộc đấu tranh một mất một còn.

Thế nhưng thực tế đã cho thấy cái mà Marx cho là qui luật là phản qui luật. Việc thực hiện đấu tranh giai cấp đã không phải là động lực phát triển xã hội mà là vũ khí phá đổ các quan hệ xã hội tốt đẹp giữa người với người, vốn là nền tảng cho xã hội lòai người tồn tại và phát triển đến văn minh tiến bộ, giúp phân biệt được các mối quan hệ trong xã hội lòai người khác với các mối quan hệ trong xã hội lòai thú. Hậu quả bi thảm là sau hơn 70 năm thực hiện đấu tranh giai cấp thông qua cái gọi là cuộc “Cách Mạng Vô Sản” ở Nga, Lênine và những người cộng sản Bolsevick đã phá họai tòan diện đất nước,con người và lịch sử của chính họ. Nền văn minh của dân tộc sống chung đã tụt hậu, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân Nga và các dân tộc chư hầu trong Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Sô Viết cũng như tài nguyên đất nước bị hủy diệt, tàn phá tan hoang. Ða số những người cộng sản đi trước đã phản tỉnh, giác ngộ, song vẫn còn không ít những người cộng sản đi sau ngoan cố tiếp tục tin và thực hiện qui luật đấu tranh giai cấp nói riêng và chủ nghĩa Cộng sản nói chung. Trong số đó, có thiểu số những người cộng sản Việt nam thủ cựu, giờ này vẫn còn tin hay giả vờ tin rằng “ hậu sinh khả úy”. Nghĩa là cho rằng dù Liên Sô và các nước cộng sản đàn anh đã giẫy chết, nhưng họ tài giỏi hơn, có thể tiếp tục xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam bằng qui luật đấu tranh giai cấp với một chính quyền chuyên chính vô sản!

Mặt khác, trên bình diện bang giao quốc tế cũng thế, các nước giầu thường chiếm ưu thế, có khả năng khuynh đảo và kiềm tỏa các nước nghèo trong vòng lệ thuộc. Hầu như mọi mối quan hệ giữa nước giầu và nghèo đều trên cơ sở bất bình đẳng. Một đặc điểm đáng quan tâm nữa là các nước giầu thường coi các nước nghèo như đối tượng để khai thác và làm bàn đạp để phát triển.

Thực vậy, sau khi thóat khỏi vòng cường tỏa của các nước thực dân cũ, các nước nghèo thực sự chỉ là một quốc gia độc lập trên nguyên tắc, thực tế vẫn bị lệ thuộc về chánh trị, kinh tế cũng như tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề về văn hóa của các nước giầu. Trong gọng kìm của chủ nghĩa thực dân mới các nuớc nghèo đã mất quyền dân tộc tự quyết nên không thể tự chọn cho mình một chế độ chính trị thích hợp. Mất chủ quyền nên không tự chủ được về đối nội cũng như đối ngọai. Ngay cả việc chọn lựa người trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao cầm quyền cũng có sự can thiệp trực tiếp hay gián tiếp của nước giầu mà nước nghèo nằm trong quỹ đạo. Trong thời kỳ Chiến Tranh Ý Thức Hệ người ta thường dự đóan thành phần nhân sự lãnh đạo tối cao trong các quốc gia nghèo căn cứ trên những dấu hiệu từ Tòa Bạch Ốc hay điện Cẩm Linh hơn là sự tín nhiệm của nhân dân trong nước. Vì vậy nhà cầm quyền trong các nứơc nghèo dù muốn dù không đã là công cụ thực hiện đường lối cai trị đất nứơc theo chiều hướng chiến lựơc tòan cầu của các nước giầu, theo sự chỉ đạo của các cực cường hoặc cường quốc có ảnh hưởng trực tiếp.

Ðể chỉ đạo hay ảnh hưởng đến các nước nghèo, các cực cường thường xử dụng chính sách viện trợ, hệ tư tưởng và khi cần thiết có thể xử dụng bạo lực gián tiếp thông qua các lực lượng bản xứ, hoặc trực tiếp can thiệp bằng hành động quân sự để lật dổ, thay thế nhà cầm quyền. Lực lượng bản xứ cũng thường do nước giầu chuẩn bị để kịp thời đáp ứng khi cần một sự thay thế công cụ không còn thích dụng hay muốn đi ra ngòai quỹ đạo.

Tựu chung, để kềm tỏa các nước nghèo, các nứơc giầu nói chung, các cường quốc cực nói riêng, luôn duy trì một tình trạng bất ổn, nội lọan (đảo chánh, thanh trừng) và chiến tranh và thực hiện chính sách chia để trị. Tất cả sự thể này đều có thể tìm thấy những dẫn chứng sống động qua những gì mà hai cực cường Mỹ, Nga đã thực hiện với các nước đồng minh hay đồng chí (nghèo) nằm trong quỹ đạo của họ trong cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu vừa qua.

Tại Châu Á có thể lấy điển hình cho mối quan hệ giầu nghèo qua quan hệ Mỹ – Việt, Việt - Nga, Việt – Trung. Trong khung cảnh cuộc chiến tranh ý thức hệ các cực cường đã duy trì tình trạng “Chiến tranh nóng” nơi nước nghèo Việt Nam. Ðể thực hiện ý đồ riêng thông qua cuộc chiến tranh này, các cường quốc chủ đạo mỗi bên đã xử dụng phương thức riêng để lèo lái các tập đòan công cụ lãnh đạo bản xứ. Những người cầm đầu các tập đòan công cụ lãnh đạo luôn luôn được sự chọn lựa hoặc chuẩn phê trước của Washington hay Moscow. Nhân dân Việt nam như bị đặt trước một chuyện đã rồi trong việc chia cắt đất nước , chọn lựa thể chế chính trị cũng như người lãnh đạo đất nước.. Mọi quan hệ đối ngọai cũng như chánh sách đối nội đều bị các cực cường khống chế và kiềm tỏa, khi thì kín đáo, lúc thì xỗ xàng.

Viện trợ là bàn tay nhung, CIA tạo sự bất ổn hoặc đảo chánh là bàn tay sắt, là một nét đặc trưng không chỉ thấy thể hiện trong quan hệ Việt – Mỹ thời bấy giờ, mà còn thấy thể hiện ở nhiều nước nghèo khác tại Á Châu và nhiều nước nghèo khác trên thế giới. nằm trong quỹ đạo của Mỹ. Trong khi đó, các cực cường Liên Xô, Trung Quốc còn khống chế và lèo lái kín đáo và chặt chẽ hơn nhiều trong mối quan hệ Việt – Sô và Việt – Trung, bằng chiếc thòng lọng là “Sợi chỉ đỏ”(hệ tư tưởng Marx – Lenine). Các cực cường này đã cột chặt tập đòan thống trị bản xứ là đảng Cộng Sản Việt Nam trong một cơ chế đảng truyền và hệ thống cộng sản quốc tế. Nhân sự và đường lối chỉ đạo thực hiện “Chiến tranh cách mạng”, hay “chiến tranh giải phóng” phải đi đúng chủ trương, đường lối và mục tiêu chiến lược của “Cách main vô sản thế giới”, dưới sự lãnh đạo tối cao của Liên Sô. Chi viện kinh tế, quân sự cũng được coi là bàn tay nhung bên cạnh bàn tay sắt là thúc đẩy thanh trừng nôi bộ đảng Cộng sản Việt nam cũng được xử dụng trong mối quan hệ Việt – Sô và Việt - Trung.

Tựu chung, trong thời kỳ chiến tranh ý thức hệ vừa qua, Việt Nam đã mất độc lập, chủ quyền trong quan hệ quốc tế cũng như đối nội. Tương quan giữa Việt Nam và các nước Mỹ, Nga, Tầu là một tương quan bất bình đẳng và lệ thuộc. Ðó là tương quan không thể khác được giữa một bên là nước giầu mạnh, chiếm ưu thế trên một nước nghèo yếu thất thế như Việt nam.

Mặt khác, cũng trong tương quan giữa nước giầu và nghèo, nhiều khi một nước giầu tự ban cho mình có cái quyền can thiệp vào nội tình của các nước nghèo, nhân danh một điều chính đáng nhưng không hợp pháp, tỷ như hành động can thiệp quân sự của Mỹ vào Panama năm 1990 bắt lãnh tụ xứ này là Tổng Thống Ortega đem về Hoa Kỳ xử tội buôn bán bạch phiến. Hoặc hành động đưa quân đội vào đảo quốc Haiti vào cuối năm 1994 gọi là để vãn hồi dân chủ cho xứ này. Ðó cũng là hành động tương tự của Liên Sô khi dùng qân đội Sô Viết bắt Ông Dubcek và các lãnh đạo cải cách dân chủ Tiệp Khắc vào Mùa Xuân năm 1976, một hành động ngang ngược vừa không chính đáng, vừa bất hợp pháp đối với một quốc gia độc lập có chủ quyền. Ðồng thời các cường quốc cũng tự ban cho mình cái quyền đặt ra luật pháp quốc tế mà chính mình như không có nghĩa vụ tuân theo. Tỷ như hành động gọi là “Dậy cho Việt nam” một bài học của Trung Quốc vào năm 1979, khi ngang nhiên xua quân chiếm cả một vùng biên giới Phía Bắc của Việt nam, một nước có chủ quyền và là hội viên Liên Hiệp quốc. Hoặc hành động lấn chiếm quần đảo Trường Sa của Trung Cộng trước thái độ thờ ơ của Liên Hiệp Quốc, vốn là cơ quan bảo vệ luật pháp trong quan hệ quốc tế và hóa bình thế giới.

Như vậy, các nước nghèo muốn có được độc lập, tự chủ và bình đẳng trong bang giao quốc tế, không có con đường nào khác là phải tìm mọi cách vươn mình lên, thóat cảnh nghèo nàn và lạc hậu để bước vào hàng ngũ các nước giầu. Ngày nào còn nghèo yếu, độ clập, tự chủ và bình đẳng chỉ là những mỹ từ, không có tực chất đối với các nước nghèo. Ðây là một yêu cầu, một điều kiện ắt có và đủ để các nước nghèo có được quyền dân tộc tự quyết và được tôn trọng trên trường quốc tế.


Nhìn vào thực tại, đã có những điển hình đáng quan tâm. Một nước Nhật Bổn đã phục hồi địa vị cường quốc sau chiến tranh. Một Thái Lan, Nam Hàn, Ðài Loan, Tân Gia Ba, trước chiến tranh Việt nam còn là những nước nghèo, kinh tế lệ thuộc, ít được thế giới biết đến. Thế mà chỉ hơn 10 năm sau chiến tranh Việt nam, với ý chí quật cường dân tộc, với tài lãnh đạo có trách nhiệm của nhà cầm quyền trong khung cảnh một chế độ dân chủ thích hợp và đường lối phát trển kinh tế hữu hiệu, các nước nghèo này đã vươn lên bước được vào hàng ngũ thế giới giầu. Thế giới đã nghiêng mình bái phục về tốc độ phát triển và thành quả kinh tế bằng hình ảnh diễn đạt cụ thể: Bốn con Rồng Châu á. Coi người lại nghĩ đến ta: Trong khi đó Việt nam đất nước chúng ta thì sao?

Việt nam vẫn đứng trong hàng ngũ các nước nghèo và con là một trong những nước nghèo đói nhất thế giới, với lợi tức bình quân tính trên đầu người trên dưới 200 đô la Mỹ một năm. Vì sao nước ta đến nông nỗi này? Thiếu tài nguyên thiên nhiên và nhân lực ư? Nhất định là khôn. Vì bao đời nay đất nướ cta từng được đánh giá là một giang san gấm vóp chậy dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mâu, với “Tiền rừng bạc biển” kia mà?. Hiện nay với số dân trên 80 triệu, với tài nguyên phong phú, đa dạng, với những con người Việt Nam thông minh có óc sáng tạo và lao động cần cù, ai dám bảo đất nước này thiếu nhân lực và tài lực? Hay bởi tại cuộc chiến tranh kéo dài đã làm kiệt quệ tài nguyên nhân lực đất nước? Có thể một phần, nhưng kiệt quệ nào bằng nước Nhật Bổn sau chiến tranh? Nhưng dù vậy vẫn có nhiều thuân lợi mới trong hòa bình, thống nhất tổ quốc, với hàng tỷ đô la cái gọi là “Chiến lợi phẩm của Mỹ Ngụy” để lại. Hay là tại Mỹ cấm vận và bị các nước giầu bao vây kinh tế? Ðây cũng chỉ là một trong nhiều lý do biện bạch của giai cấp thống trị cho thực trạng suy đồi tòan diện của đất nước.

Thực ra tất cả mọi khó khăn đều có thể khắc phục được để vươn lên như “Bốn con Rồng Châu Á”, nếu như đất nước ta sau chiến tranh có được một ê-kíp lãnh đạo tài năng và đạo đức, trong khung cảnh một chế độ chính trị khác hơn và phù hợp với xu thế thời đại, đáp ứng đúng ý nguyện của tòan dân, chứ không phải tham vọng của những kẻ cầm quyền.

Vậy thì, Việt nam chúng ta phải làm gì đây để thóat khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu, để bước vào hàng ngũ các nước giấu? Tất nhiên câu trả lời không đơn giản và dễ dàng hiện thực, vì nó tùy thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan của đất nước và của cả dân tộc Việt nam. Vì vậy ở đây chúng ta chỉ xin đưa ra một hình ảnh có tính biểu tượng như mội gợi ý cho câu trả lời.

Rằng trong thân phận các nước nghèo nói chung Việt nam nói riêng có thể ví như con diều muốn cất cánh lên được phải có gió đủ mạnh. Do đó, nếu chúng ta chỉ có “gió nội lực”, nghĩa là chỉ dựa vào nhân lực, tài lực trong nước thì chưa đủ sức mạnh để đưa “con diều Việt nam” cất cánh và cất cánh lên cao. Muốn cất cánh lên được và cất cánh lên cao chúng ta phải có thêm “Gió ngọai lực” là các nguồn tài trợ từ bên ngòai, hợp với “gió nội lực” thành ngọn “gió tổng hợp”. Nhưng có được ngọn “gió tổng hợp” này rồi, “con diều Việt Nam” vẫn chưa thể cất cánh lên được, nếu thiếu một “nghệ thuật lái diếu”. Chúng tôi muốn đề cập đến một ê-kíp lãnh đạo tài đức ra sao, trong khung cảnh một chế độ chánh trị thế nào để có đủ năng lực huy động được ngọn “gió tổng hợ”, lèo lài một cách nghệ thuật để đưa được “con diệu Việt Nam cất cánh lên được và cất cánh lên cao”.

Bởi vì, ai cũng biết, có thể cũng con diều ấy, ngọn gió ấy, trong tay người này điều khiển con diều cất cánh được và cất cánh lên cao, trong tay người khác điều khiểncon diều có thể ụp xuống. Vì vậy, chúng ta cũng như ý nghĩ của đa số nhân dân Việt Nam cho rằng: Ngày nào đất nước ta còn chịu sự lãnh đạo của một ê-kíp những người lãnh đạo cộng sản thủ cựu, kém tài, kém đức, trong khung cảnh chế độ độc tài đảng trị như hiện nay, “Con diều Việt Nam” vẫn chưa thể cất cánh và cất cánh lên cao được.

Tóm lại, Thế giới từ lâu đã như được phân định thành hai thế giới giầu và nghèo. Thế giới giầu bao gồm các giầu mạnh, trong đó nổi lên một số nước có sức thu hút, khuynh đảo đóng vai cực cường, liên kết nhau trong thế liên minh chánh trị, kinh tế hay quân sự. Các liên minh hình thành và hợp tan tùy thuộc vào quyền lợi tương đồng hay dị biệt. Các cực cường thường nắm giữ các trung tâm quyền lực thế giới và định hướng phát triển cho một thời đại.

Trong khi đó, thế giới nghèo bao gồm các nước nghèo yếu, tuy cùng chung số phận, dễ cảm thông nhưng khó đòan kết do âm mưu chia để trị của các nứơc giầu. Và vì vậy, các nước giầu thường coi các nước nghèo như đối tượng để khai thác và là bàn đạp để phát triển

Tương quan giữa các nước giầu mạnh với các nước nghèo yếu là một tương quan lệ thuộc một chiều, bất bình đẳng. Các nước nghèo muốn có độc lập chủ quyền và được đối xử bình đẳng, không có con đường nào khác là phải tìm cách vươn mình lên để bước vào hàng ngũ các nước giầu. Việt Nam chúng ta ngày nào chưa thóat khỏi cảnh nghèo yếu, ngày ấy độc lập, chủ quyền và bình đẳng chưa thể có được trong quan hệ quốc tế.

Thiện Ý.

Ingen kommentarer: