onsdag 19. mai 2010

“Thế Lực Thù Ðịch Bên Ngoài” Nào ?

“Thế Lực Thù Ðịch Bên Ngoài” Nào ?

Nhiều tin tức loan đi trên các báo điện tủ trong nước các tuần qua đã liên quan đến chuyện Biển Đông. Ngày 14-5-2010, ông Đặng Tằm - chủ tàu Qng-0281 TS - cùng 11 ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ ngày 4-5 khi đang đánh bắt tại khu vực biển Hoàng Sa của Việt Nam, đã về tới nhà sau khi gia đình nộp đủ số tiền chuộc gần 200 triệu đồng cho Trung Quốc. Trước đó, ngày 1 tháng 4, Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa VN, khi đến thăm hòn đảo tranh chấp Bạch Long Vĩ nằm giữa khoảng Hải Phòng và Hải Nam của Trung Quốc, đã tuyên bố rằng Việt Nam sẽ ‘không cho phép bất cứ ai xâm phạm lãnh thổ của chúng tôi, biển, đảo của chúng tôi’. Ngày 11 tháng 5, 2010, sau cuộc họp các bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN ở Hà Nội, Bộ Trưởng Quốc Phòng CSVN Phùng Quang Thanh đã nói với báo chí rằng “Quan hệ với Trung Quốc hiện nay có thể nói là rất tốt, trên tinh thần đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện, trên tinh thần 16 chữ và 4 tốt. Chúng ta là láng giềng hữu nghị, là đồng chí, anh em.” Và, “Vấn đề biển Ðông cũng cần đàm phán hòa bình để từng bước giải quyết, và phải hết sức kềm chế, không để các thế lực thù địch bên ngoài lợi dụng, kích động để chia rẽ quan hệ hai nước Việt-Trung, không để chia rẽ giữa Ðảng, Nhà nước ta với quần chúng nhân dân.” Trần Cao Mưu, Tổng thư ký Hội nghề cá Việt Nam khi đề cập đến lệnh cấm đánh cá trên biển Đông của Trung Quốc từ ngày 16/5 đến 1/8, thì nhắn nhủ rằng ngư dân không nên vì thế mà e ngại. "Chúng tôi vẫn khuyến khích bà con đánh bắt trên những vùng biển thuộc lãnh hải Việt Nam, kể cả quanh quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa".

Các tin trên nói lên những gì?
Thứ nhất, là ngư dân Việt Nam không còn thể trông cậy nơi chế độ Hà nội bảo vệ quyền lợi và an ninh cho mình khi đánh cá trên biển Đông, do đó mỗi khi bị Trung Quốc bắt giữ thì gia đình các ngư dân đã phải chạy đôn chạy đáo, lo kiếm đủ tiền nộp phạt để đổi lấy tự do cho thân nhân, thay vì chờ đợi sự giải quyết của nhà nước. Thứ hai, tất cả các lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam từ trên xuống dưới, vừa trơ trẽn dối trá vừa huênh hoang vô trách nhiệm. Thực thế, người dân đi đánh cá ở vùng biển bị Trung quốc lấn chiếm vì miếng cơm chứ không phải vì nghe Trần Cao Mưu tổng thư ký hội nghề cá. Quốc hội ra luật lập tự vệ biển chỉ cho có hình thức phản ứng vì nếu ngư dân nghe theo mà thi hành thì chỉ là tự sát hay làm trò cười cho lính Tầu. Người ta còn nhớ chuyện mới đây báo trong nước thuật rằng lính Tầu khi bắt một ngư dân đã hỏi “có phải rằng các anh được nhà nước cấp hai khẩu AK hay không”? Chủ tịch nước vừa tuyên bố khoả lấp khoe mẽ quyết tâm giữ nước thì vài tuần sau bộ trưởng quốc phòng đã xuống giọng nịnh Tầu, giải thích bằng khẩu hiệu “mười bốn chữ vàng và bốn tốt” để không làm các đồng chí vĩ đại anh em buồn lòng. Nhưng mà tệ hại hơn nữa là cảnh giác của Phùng Quang Thanh, rằng “phải hết sức kềm chế, không để các thế lực thù địch bên ngoài lợi dụng, kích động để chia rẽ quan hệ hai nước Việt-Trung, không để chia rẽ giữa Ðảng, Nhà nước ta với quần chúng nhân dân.”

“Những thế lực thù địch bên ngoài” PQT nói là ai? Ai lợi dụng vụ tranh chấp biển Đông, đã nói và làm những gì?

Thù địch không thể là Mỹ, vì lãnh đạo Hà nội đang vất vả ôm chân Mỹ. Ngoài ra các giới chức lãnh đạo Mỹ đều khẳng định nhiều lần là Mỹ không can dự vào tranh chấp biển Đông, và cụ thể đã làm như vậy khi đứng ngoài không dính vào áp lực TQ bắt các công ty dầu của Mỹ ngưng dò tìm dầu ở vịnh Bắc Việt theo giao kèo đã ký với VC. Cũng không thể là bất cứ một nước Đông nam Á nào khác mà thực tế cho thấy rằng họ chỉ mong đi lẻ điều đình song phương với TQ để kiếm chút đỉnh trong vùng biển Đông thuộc chủ quyền VN. Cảnh báo của Phùng Quang Thanh rõ ràng là vừa phản ảnh truyền thống tuyên bố lưỡi gỗ của lãnh đạo CSVN, vửa phản ảnh bản chất tay sai của tập đoàn lãnh đạo CS, dưạ vào ngoại bang, trước kia là Liên Xô Trung Quốc và ngày nay là các loại tài phiệt thế giới lớn nhỏ, để thống trị người dân Việt. Các thế lực mà PQT gọi là thù địch này chỉ là nhân dân đòi bọn lãnh đạo đảng phản nước hại dân phải ra đi, và chế độ bất lực bất xứng hiện nay phải chấm dứt.

Nếu mà thấy rõ như vậy thì chỉ có thể nói rằng những kêu gọi đoàn kết sau lưng Hà nội để giành lại biển Đông không thể là tiếng nói độc lập của dân tộc, vì tương lai Việt Nam.

Tuệ Vân.

Ingen kommentarer: